Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 120 trang )


3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực thực
hiện. Đó cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân
dân Việt Nam quyết tâm biến thành hiện thực trong hiện tại và tương lai.
Cùng với quá trình đổi mới, trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã
tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn phát triển đa dạng, góp phần bảo đảm an toàn lương thực quốc gia và
tham gia xuất khẩu với khối lượng lớn. Nhiều loại nông sản đã trở thành những
mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Công nghiệp đã được cơ cấu lại,
tăng trưởng khá nhanh và đang dần dần có tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh
tế. Các ngành dịch vụ đã được mở rộng và chất lượng phục vụ đã được nâng lên,
đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống dân cư. Kinh tế đối
ngoại phát triển, xuất khẩu tăng cao, thị trường trong nước đã thông thoáng hơn
với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài tiếp tục đạt được những kết quả khích lệ.
Trong lĩnh vực xã hội, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng
trong giáo dục và đào tạo, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, phát triển văn
hoá, thông tin và các hoạt động xã hội khác. Đặc biệt là trong lĩnh vực xoá đói
giảm nghèo - một yếu tố quan trọng của phát triển bền vững - chúng ta cũng đạt
được những thành tựu nổi bật. Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục
tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngay từ khi Việt Nam giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xác định đói nghèo như là một thứ "giặc", cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm,
nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm
cho mọi người có công ăn, việc làm, ấm no và đời sống hạnh phúc.
Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản,


được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng
của mục tiêu phát triển.

4
Khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong
hoạt động của mình là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại ấm
no, hạnh phúc cho mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện "Làm cho người nghèo đủ ăn.
Người đủ ăn thì khá. Người khá, giàu thì giàu thêm" .
Vấn đề xóa đói giảm nghèo gắn liền với tăng trưởng và tăng trưởng bền
vững luôn được đưa vào mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định và nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh
tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá
trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2010, về cơ
bản không còn hộ nghèo" [9]
Giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn được xác định là mục tiêu xuyên
suốt của quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Sau hơn 20 năm đổi mới,
mức sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu
người tăng từ dưới 200 USD/người năm 1990 lên 1.064 USD/người năm 2009.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia giảm từ hơn 60% (năm 1990) xuống
còn 12,3% (năm 2009). Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam từng bước được
nâng lên và đang dần tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là
điều kiện chủ yếu và nhân tố quan trọng để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát
triển kinh tế của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới,
đồng thời tạo nguồn lực để tăng phúc lợi, cải thiện mức sống nhân dân, giảm
nghèo đói, thực hiện công bằng xã hội.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ
sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức

tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Bước vào năm 2010, tỉnh Bắc
Ninh đã có 13 năm tái lập. Nhìn lại chặng đường 13 năm xây dựng và phát triển,
mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, song tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn
đấu giành được những thành tựu quan trọng. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn
giữ ở mức độ cao, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,5% trong

5
đó khu vực nông nghiệp tăng 6%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng
22%; khu vực dịch vụ tăng 12,5% mỗi năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực
theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ
bản tăng nhanh từ 23,7% năm 1997 lên 47,8% năm 2008; Tỷ trọng nông nghiệp
giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 23,6% năm 2008. Năm 2005 còn 10 % số hộ
nghèo (Tỷ lệ chung của cả nước là 17%), đến năm 2008 còn 7,5% - theo tiêu chí
năm 2000 (cả nước là 14,87%, vùng đồng bằng sông Hồng là 9,61%,). Năm 2009
là 5,82%. Tuy nhiên, kết quả xoá đói, giảm nghèo ở Bắc Ninh chưa thật bền
vững, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo-
nhất là vùng thuần nông, nơi khó khăn.
Cùng với các địa phương trong cả nước giai đoạn từ nay đến năm 2015 là
giai đoạn quan trọng để kinh tế tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Cùng với nỗ lực của cả nước trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn
cầu, Bắc Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong việc theo đuổi
mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế nhanh, vừa sớm hạ thấp tỷ lệ đói nghèo và thực
hiện công bằng xã hội một cách bền vững. Để góp phần thực hiện mục tiêu
“kép”, nhiều tham vọng này, việc nghiên cứu một cách toàn diện công cuộc Xoá
đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn
từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay và đề ra những Giải pháp cơ bản về tăng trưởng
kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ nay đến năm 2015 là
yêu cầu cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu :
Vấn đề xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế luôn được các nhà

hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm và có rất nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến chủ đề này ở các khía cạnh khác nhau. Sau đây là một số
công trình tiêu biểu:
Trần Đình Hoan, Nguyễn Thị Hằng, Bùi Trọng Thanh (1997), "Vấn đề
xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay", NXB Bộ lao động thương
binh và xã hội.

6
Các tác giả trình bày thực trạng đói nghèo ở nông thôn Việt Nam và những
vấn đề cần được giải quyết.
Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Xuân Triều (1993), "Đói nghèo ở Việt Nam",
NXB Bộ lao động thương binh và xã hội.
Các tác giả đã khái quát thực trạng đói nghèo ở nước ta và phân tích những
nguyên nhân của thực trạng đó.
Nguyễn Văn Tiêm (1993), "Giàu nghèo ở nông thôn hiện nay", NXB Nông
nghiệp.
Tác giả đã phân tích, nhìn nhận khái quát tình trạng phân hoá giàu nghèo
trong khu vực nông thôn Việt Nam…
Phạm Bích Thu (1997), "Sự thần kỳ Đông Á - Tăng trưởng kinh tế và chính
sách cộng đồng", NXB Khoa học xã hội.
Tác giả đã phân tích sự thần kỳ ở Đông Á từ các khía cạnh như tăng trưởng,
công bằng và biến đổi kinh tế; chính sách cộng đồng và tăng trưởng ổn định kinh
tế vĩ mô và tăng trưởng xuất khẩu. Tác giả cũng đề cập đến vài nguyên nhân dẫn
đến sự công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế Đông Á.
Lê Thị Thuỷ (1993), "Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập", NXB
Khoa học xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu về mối
quan hệ tăng trưởng kinh tế và thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội ở một số
nước. Tác giả cũng đã đưa ra nhiều mô hình tăng trưởng và giải quyết các vấn đề
xã hội của một số nước nhưng chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm trong

giải quyết công bằng xã hội nên áp dụng cho Việt Nam trong quá trình tăng
trưởng kinh tế của mình.
Phạm Lan Hương, Đinh Hiểu Minh, Bùi Quang Tuấn (2003), "Quan hệ
giữa việc làm, đói nghèo và các chính sách tăng trưởng thiên về người nghèo ở
Việt Nam", NXB Lao động xã hội.
Các tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa việc làm và đói nghèo, cho rằng
tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm là cơ sở để giảm nhanh đói nghèo. Từ
đó đưa ra các chính sách tăng trưởng thiên về người nghèo.
Lê Bộ Lĩnh (1998), "Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số
nước Châu Á và Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia.

7
Tác giả đã khái quát lý thuyết và thực tiễn tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội ở Châu Á, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nền kinh tế
Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á như Malaixia,
Thái Lan, Việt Nam. Tác giả đã phân tích những mặt thành công nhất trong một
vài lĩnh vực của quá trình thực hiện công bằng xã hội ở mỗi nước trong đó có
Việt Nam, tác giả cũng chưa nêu những bài học kinh nghiệm cụ thể nào từ các
nước có thể áp dụng cho Việt Nam.
Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang (2001), "Nghèo đói và Xoá đói giảm nghèo ở
Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các tác giả đã phân tích thực trạng đói nghèo ở Việt Nam và nguyên nhân
của thực trạng đó. Từ những nguyên nhân trên các tác giả cũng đưa ra những giải
pháp cụ thể áp dụng cho Việt Nam để có thể Xoá đói giảm nghèo nhanh chóng.
Đỗ Phú Trần Tình (2010), "Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội (Lý
thuyết và thực tiễn ở Hồ Chí Minh) ", NXB Lao động.
Tác giả khảo sát một yếu tố quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là công
bằng xã hội, là yếu tố tác động thuận lợi để giúp tăng trưởng có chất lượng ngày
càng cao. Tăng trưởng kinh tế và Công bằng xã hội luôn là mục tiêu xuyên suốt
trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, và qua khảo sát phạm vi

Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ gần hai mươi năm qua, nhằm xem xét các
yếu tố đặc trưng trong tăng trưởng kết hợp công bằng xã hội của Thành phố. Tác
giả khảo sát qua phỏng vấn ý kiến thực tế của dân cư thành phố, từ đó đề xuất
các biện pháp kỳ vọng giúp giải quyết tốt hơn quan hệ giữa tăng trưởng và công
bằng xã hội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của
vấn đề tăng trưởng kinh tế và XĐGN. Đây là những tư liệu khoa học quý sẽ được
tiếp thu có chọn lọc trong quá trình viết Luận văn này. Tuy nhiên, chưa có công
trình hay luận văn nào viết về vấn đề xoá đói giảm nghèo trong quá trình tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh từ ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Nghiên cứu, khảo sát để đánh giá đúng thực trạng những thành
tựu, thách thức về xoá đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh
Bắc Ninh từ ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay, đề xuất những giải pháp chủ yếu

8
phát triển kinh tế nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh,
làm cơ sở cho việc xây dựng, chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh đến năm 2015 có hiệu quả.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tương quan giữa xóa đói
giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
+ Phân tích, đánh giá những thực trạng về xoá đói giảm nghèo và tăng
trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh từ ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay, nêu bật những
vấn đề đang cần giải quyết nhằm các mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh và gắn kết quá trình
xóa đói giảm nghèo với tiến trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Ninh trong thời gian
tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu là vấn đề xoá đói giảm nghèo trong quá trình tăng

trưởng kinh tế của tỉnh Bắc ninh.
* Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề xoá đói giảm nghèo trong bối cảnh tăng
trưởng kinh tế ở Bắc Ninh được tiếp cận từ góc độ kinh tế - chính trị.
* Thời gian nghiên cứu: Từ ngày tái lập tỉnh Bắc Ninh (1997) đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối và chính
sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xoá đói
giảm nghèo. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội học như:
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phương pháp điều
tra phỏng vấn, tổng kết thực tiễn để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên
cứu của đề tài.

9
6. Những điểm mới của luận văn:
- Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng đói nghèo và xoá đói giảm
nghèo ở Tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua (từ khi tái lập tỉnh - 1997 - đến nay);
chỉ rõ những vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất được một số kiến nghị có tính chất giải pháp nhằm thúc đẩy công
cuộc xoá đói giảm nghèo trên cơ sở gắn kết nó với quá trình tăng trưởng kinh tế
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
7. Cấu trúc và nội dung của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương :
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh tế, công bằng xã
hội và nghèo đói.
Chương 2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra về xoá đói giảm nghèo trong
quá trình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh từ ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay
Chương 3. Giải pháp cơ bản về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo
ở tỉnh Bắc Ninh từ nay đến 2015





















10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ NGHÈO ĐÓI

1.1. Các khái niệm cơ bản về tăng trƣởng kinh tế và xóa đói giảm
nghèo:
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế:
Tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt khuynh hướng chính trị,
sau khi đã giành được độc lập, có chủ quyền, đều xác lập cho mình chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội. Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng khai

thác nguồn lực trong nước và ngoài nước. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự
kết hợp và khả năng khai thác các nguồn lực khác nhau. Song, quan niệm chung
nhất là, phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã hội, trong đó
tăng trưởng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển.
Vậy, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu tổng
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia tăng lên thì nó được coi là tăng
trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế chỉ thể hiện mặt lượng
của nền kinh tế theo theo thời gian.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên của
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mức tăng đó
thường tính trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hay tính bình quân theo đầu người
của một thời kỳ nào đó từ năm gốc (năm 0) đến năm thứ n. Thông thường người
ta thường đo mức tăng hay tốc độ tăng trưởng kinh tế của một năm, chẳng hạn
năm thứ n. Trong trường hợp này, năm gốc chính là năm trước đó (n-1).
Khi đo lường sự tăng trưởng người ta thường sử dụng các số đo tuyệt đối
và số đo tương đối.
Mức tăng trưởng tuyệt đối: có thể được tính theo hai phương pháp.
- Theo tổng sản phẩm (GNP hay GDP) của nền kinh tế: ∆Y
n
= Y
n
– Y
0

Trong đó:
∆Y
n
: tổng sản phẩm tăng thêm của năm n so với năm gốc.
Y

n
: tổng sản phẩm của năm n.
Y
0
: tổng sản phẩm của năm gốc.

11
- Theo tổng sản phẩm bình quân đầu người: ∆y
n
= y
n
- y
0

Trong đó:
∆y
n
: tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm n so với năm gốc.
y
n
: tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm n.
y
0
: tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm gốc.
Mức tăng trưởng tương đối (hay còn gọi là tốc độ tăng trưởng), được tính
theo tỷ lệ phần trăm (%) cũng theo hai phương pháp.
- Theo tổng sản phẩm (GNP hoặc GDP) của nền kinh tế:
 
0
0

n
n
YY
gY
Y


x 100 =
0
n
Y
Y

x 100
Trong đó: g(Y
n
) là tốc độ tăng trưởng GNP (GDP) của toàn bộ nền kinh tế
của năm n, tính bằng phần trăm.
- Theo GNP (GDP) bình quân đầu người:
 
0
0
n
n
yy
gy
y


x 100 =

0
n
y
y

x 100
Trong đó: g(y
n
) là tốc độ tăng trưởng GNP (GDP) bình quân đầu người của
năm n, tính bằng phần trăm.
Tất cả các chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng kinh tế như GNP, GDP hay
GNP, GDP bình quân đầu người đều có thể tính theo hai loại giá: giá hiện hành
và giá cố định.
Giá hiện hành: là giá thị trường phát sinh trong quá trình giao dịch, trao đổi
thực tế của năm tính toán.
Giá cố định: để so sánh quá trình tăng trưởng của nền kinh tế giữa các năm,
giữa các thời kỳ người ta không dùng giá hiện hành mà dùng giá cố định, tức là
giá của một năm nào đó trong quá khứ được lấy là năm gốc. Trên cơ sở đó, người
ta tính đổi các chỉ tiêu kinh tế của các năm khác theo giá năm gốc. Mục đích là
để loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố giá cả đến các chỉ tiêu kinh tế trong mỗi năm
nhằm đánh giá sự thay đổi thuần về khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
Phát triển kinh tế
Theo kinh tế học: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng
hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản

12
chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP,
GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao
hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc
hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và kèm theo đó là việc không
ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện
ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ
sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu
khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội…
Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm
về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó cũng là quá trình
đảm bảo sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn cho đông đảo người
dân.
Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã
phản ánh nhiều mặt khác nhau của tiến trình kinh tế của một đất nước. Tuy nhiên
trong khoảng hai thập niên vừa qua, do xu hướng hội nhập, khu vực hoá, toàn
cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở
phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự
phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức
tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như:
môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự
phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao
mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. Thực tiễn đó đã thúc
đẩy sự ra đời một khái niệm mới về phát triển phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện
hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế…, đó là khái
niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững
Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo
cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và

13
Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa

“là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở
ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [4,76].
Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn
định và được duy trì trong một thời gian dài; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng
xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng
cao được chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách
và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được
các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho
từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi
trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992, 179 nước tham
gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển
bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các
giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Mười năm
sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002
ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua
Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững.
Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết
thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm qua đã luôn nhận
thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển bền vững không chỉ riêng với
Việt Nam mà còn có liên đới trách nhiệm với sự phát triển bền vững chung của
toàn cầu. Chính phủ ta đã cử nhiều đoàn cấp cao tham gia các Hội nghị nói trên
và cam kết thực hiện phát triển bền vững; đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế
hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000″
(Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát
triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định
trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó
nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong
đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp,


14
các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp CNH, HĐH” [26, tr,18]. Quan điểm phát triển bền vững đã được tái
khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001)
của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2001-2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh
tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa
môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”
[19,114].
Khi xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế thì tăng
trưởng là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Bởi vì, nền kinh tế có tăng trưởng
thì mới có khả năng tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập của dân cư. Nhờ có
tăng trưởng kinh tế, Nhà nước mới có thể tăng đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức
khỏe nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều kiện
giải quyết các chính sách xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện làm thay đổi
mọi mặt đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.
Ngược lại sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng. Tuy nhiên tăng trưởng chỉ là điều kiện cần, nhưng nó chưa là điều
kiện đủ để phát triển. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến suy thoái cả về
kinh tế, xã hội và không thể duy trì bền vững, ngược lại phát triển mà không tăng
trưởng là không tồn tại trong thực tế.
1.1.2. Công bằng xã hội: Khái niệm và các thước đo
Khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học ở chỗ mang tính
thực chứng, là cái có thể xác định bằng con số, khái niệm công bằng xã hội mang
tính chuẩn tắc, nghĩa là tuỳ thuộc nhiều vào quan điểm của con người. Định
nghĩa về công bằng xã hội chính vì thế mà chỉ mang tính tương đối, bởi vì nó
đúng với thời điểm này, song lại không phù hợp với thời điểm khác. Trong điều
kiện và trình độ phát triển kinh tế ở nước ta, Từ điển Bách khoa Việt Nam mô tả

"công bằng xã hội là phương thức đúng đắn nhất để thoả mãn một cách hợp lý
những nhu cầu của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, các cá nhân, xuất phát
từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định"

15
Nội dung cơ bản nhất của công bằng xã hội là xử lý hợp lý nhất quan hệ
giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Để phản ánh
được nội dung cơ bản này, các nhà kinh tế hiện nay thường sử dụng hai khái
niệm về công bằng:
Công bằng theo chiều ngang: đối xử như nhau với những người có đóng
góp như nhau
Công bằng theo chiều dọc: đối xử khác nhau với những người có những
khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện xã hội khác nhau.
Như vậy, công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng, gồm cả các yếu tố
kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Có thể có công bằng về phương diện kinh tế
nhưng chưa chắc có bình đẳng về các phương diện khác. Trong nền kinh tế thị
trường, thu nhập được phân bổ theo mức độ tham gia của các yếu tố (vốn, kỹ
thuật, lao động, tài nguyên) vào quá trình sản xuất và do đó có thể đảm bảo sự
công bằng về phương diện kinh tế. Tuy nhiên, các tầng lớp xã hội khác nhau có
thể không có được những công bằng trong các hoạt động chính trị xã hội.
Chính nội hàm rộng của khái niệm bình đẳng xã hội đã làm cho vấn đề của
khái niệm bình đẳng trở nên phức tạp. Cho đến nay, người ta vẫn chủ yếu sử
dụng các công cụ đo lường mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập để biểu
đạt bình đẳng xã hội nói chung. Các nhà kinh tế thường đưa ra sáu lý do sau đây
dẫn đến sự khác biệt trong phân phối thu nhập.
- Khả năng và kỹ năng lao động khác nhau.
- Cường độ làm việc khác nhau.
- Sự khác nhau về nghề nghiệp.
- Sự khác nhau về giáo dục và đào tạo.
- Được hưởng thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau.

- Gánh chịu rủi ro khác nhau.
Xã hội công bằng, đương nhiên không phải là một xã hội bình quân cào
bằng và cũng không chỉ công bằng về lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế trong phân
phối, mà còn đòi hỏi phải có sự công bằng về chính trị, về pháp luật, về tự do tín
ngưỡng và không tín ngưỡng, về tự do dân chủ và sự bình đẳng về cơ hội sản
xuất, kinh doanh, được tự do hành nghề, mà ngành nghề đó không bị pháp luật

16
ngăn cấm. Do vậy, một nội dung quan trọng của xã hội công bằng trước hết là
thiết lập một sân chơi bình đẳng trong xã hội cho tất cả các thành phần kinh tế,
mọi thành viên xã hội được tự do đua tài trên thương trường theo pháp luật.
Một vấn đề đáng lưu ý là luôn có một số người phải gánh chịu những rủi ro,
những điều không may mắn của tạo hoá như tật nguyền, cô đơn, cơ nhỡ , do đó
xã hội phải có chính sách nhân đạo đối với họ.
Cơ hội ở đây còn được biểu hiện là sự bình đẳng trong cơ hội việc làm, cơ
hội về buôn bán và đầu tư, bình đẳng trong việc tiếp cận với những cơ hội mà với
sự cố gắng và năng lực sẵn có của con người có thể đạt đến một mức sống cao
hơn. Đây chính là kết quả sự công bằng được thực hiện trong phát triển và vì vậy,
nếu khi mọi tầng lớp dân chúng có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và
được thụ hưởng thành quả của sự phát triển tương ứng với sức lực, trí tuệ và tài
năng của mình thì lúc đó hiện tượng này được coi là sự phát triển công bằng.
Luận điểm này khác hẳn một số quan niệm tầm thường hoá công bằng xã hội
trong sự tăng trưởng theo cái gọi là cào bằng thu nhập, bình quân hoá mức sống
theo hướng thủ tiêu các động lực theo hướng của sự tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội.
Để khảo sát vấn đề công bằng xã hội, người ta sử dụng các thước đo sau:
Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư: thước đo này
tính phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong một
thời gian nhất định, không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập và môi trường
sống của dân cư. Phương pháp tính là người ta thường chia dân số của một nước,

một châu lục hoặc toàn cầu ra làm năm nhóm người, mỗi nhóm có 20% dân số,
sau đó xếp theo trật tự từ thu nhập thấp nhất đến thu nhập cao nhất.
Ví dụ: Vào những năm 90, theo số liệu của UNDP, 20% dân số giàu nhất
chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, còn 20% dân số nghèo chỉ chiếm 1,4%.
Xem bảng số liệu sau đây sẽ thấy rõ điều đó:





17
Bảng 1-1: Sự phân hóa về thu nhập của các nhóm dân cư
STT
% dân số thế giới
Loại giàu - nghèo
Chiếm % thu
nhập thế giới
1
20
Rất giàu
82,7
2
20
Giàu
11,7
3
20
Trung bình
2,3
4

20
Nghèo
1,9
5
20
Rất nghèo
1,4
Ta có thể thấy mức độ công bằng xã hội thông qua việc so sánh nhóm giàu
nhất và nhóm nghèo nhất: (Ở ví dụ trên, 20% dân số giàu nhất có thu nhập nhiều
gấp 59 lần so với 20% dân số nghèo nhất).
Đường cong Lorenz: mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập. Nó được
biểu thị trong một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng dồn số người
được nhận thu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập được
phân phối. Đường chéo của hình này (OI) biểu thị mức độ bình đẳng tuyệt đối
trong phân phối thu nhập, bởi vì mọi điểm nằm trên đường chéo OI phản ánh các
mức phân bổ đồng đều giữa phần trăm dân số cộng dồn và phần trăm tổng thu
nhập cộng dồn. Đường cong Lorenz càng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân
phối càng công bằng.
Đường cong Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp đánh giá tác động của các
chính sách đến mức độ công bằng trong phân phối thu nhập của các nhóm dân
cư. Nó cho phép hình dung được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
giữa các nhóm dân cư thông qua việc quan sát hình dạng của đường cong. Nó
cũng cho phép so sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối giữa các quốc gia
hay giữa các thời kỳ phát triển.
Tuy nhiên sử dụng phương pháp này có những hạn chế. Đó là, phương pháp
này chưa lượng hoá được mức độ bất bình đẳng bằng một chỉ số, do đó mà mọi
sự so sánh chỉ mang tính chất định tính. Nó cũng không đưa ra một kết luận
chính xác khi các đường Lorenz giao nhau và rất phức tạp khi phải so sánh quá
nhiều nước trong cùng một lúc.



18

% Thu nhập cộng dồn I
100
d
80

60
Đường Lorenz
40

20

0 % dân số cộng dồn
20 40 60 80 100
Hệ số Gini cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập. Hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường cong Lorenz.
Nó được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa đường chéo OI và đường cong
Lorenz với toàn bộ diện tích nằm dưới đường OI. Nếu gọi diện tích được giới
hạn bởi đường chéo OI và đường cong Lorenz là (A) và diện tích nằm phía dưới
đường cong Lorenz là (B), thì hệ số Gini được xác định bằng biểu thức sau: G =
A/(A+B). Hệ số G càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng
lớn. Dựa vào những số liệu thu thập được, ngân hàng thế giới WB nhận thấy
rằng, mức biến động của hệ số G đối với những nước có thu nhập thấp: từ 0.3-
0.5, thu nhập trung bình 0.4-0.6, thu nhập cao 0.2-0.4. Từ đó WB đưa ra nhận
xét, hệ số G tốt nhất thường xoay quanh 0.3. Hệ số Gini không xem xét về giá trị
tuyệt đối, mà xem xét hệ số để đánh giá sự bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập.
Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người: Thước đo này được

coi là một chỉ số đánh giá trình độ phát triển của một nước ở một thời kì nhất
đinh. Những nhu cầu cơ bản này bao gồm mức thấp nhất về dinh dưỡng, sức
khoẻ, mặc, ở và các khả năng đảm bảo sự phát triển cá nhân. Dù có những quan

Đường bình đẳng
tuyệt đối
A
B

19
điểm khác nhau về các nhu cầu cơ bản, nhưng nhìn chung là có thể đo được các
nhu cầu này. Một xã hội không được coi là công bằng khi đại đa số dân cư không
được thoả mãn các nhu cầu cơ bản bất luận GNP/người cao hay thấp.
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI): được
UNDP đưa ra làm tiêu chí để đánh giá sự phát triển, sự tiến bộ của một quốc gia.
Chỉ số HDI được xây dựng trên ba chỉ tiêu cơ bản nhất, thể hiện cho sự phát triển
là:
- Tuổi thọ bình quân: chỉ tiêu này đo bằng thời gian sống bình quân của mỗi
người dân trong một quốc gia từ khi ra đời cho đến lúc chết. Tuổi thọ phản ánh
chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần, trình độ y tế, chính sách quốc
gia về kinh tế - xã hội.
- Thành tựu giáo dục: chỉ tiêu này có hai nội dung chính: trình độ học vấn
của người dân và số năm được giáo dục bình quân.
- Mức thu nhập bình quân đầu người: là mức GDP tính theo đầu người.
Như vậy, HDI phản ánh được ba mặt quan trọng của chất lượng cuộc sống
con người là tuổi thọ, trình độ học vấn, trí tuệ qua giáo dục và GDP/người. Nếu
xã hội phát triển đồng bộ, cân đối, hài hoà cả ba mặt trên thì HDI sẽ cao và
ngược lại. Tuy nhiên chỉ tiêu này không phản ánh được sự khác biệt của các chế
độ xã hội, không phản ánh được nhiều mặt quan hệ xã hội của cuộc sống.
Chỉ số chất lượng vật chất cuộc sống: chỉ số này được tính toán dựa trên 3

tiêu chí cơ bản là: tuổi thọ dự báo, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỉ lệ xoá nạn mù
chữ. Các tiêu chí này hiển nhiên là quá ít và không đề cập trực tiếp đến thu nhập.
Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, các nước có thu nhập bình quân đầu người
cao không phải bao giờ cũng đạt PQLI cao. Nói cách khác chỉ số này đã phản
ánh những khía cạnh cơ bản của sự phát triển xã hội và những khía cạnh cơ bản
của sự công bằng xã hội của một nước.
1.1.3. Khái niệm về nghèo đói
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói
nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc,
Thái Lan tháng 9/1993: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã

20
được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục
tập quán của địa phương.
Có thể phân chia khái niệm nghèo một cách chi tiết hơn như sau:
Nghèo tuyệt đối
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển,
Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm
nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở
mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người
nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn
tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng
mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày tính theo sức mua tương
đương để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt
đối. Trong những bước sau đó các ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa
phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và
Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những
nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).

Nghèo tương đối
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa
vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc
cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người
thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc
vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ
quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác
định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu
thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về
văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một
phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.
Ranh giới nghèo tương đối
Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác
nhau cho một xã hội. Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong
chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình. Vì thế từ năm
2001 trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu những người được coi là

21
nghèo khi có ít hơn 60% của thu nhập trung bình. Lý luận của những người phê
bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của
con người. Những ai hiện tại có mức thu nhập thấp hơn 50% so với thu nhập
trung bình thì cũng vẫn có mức thu nhập ít hơn 50% thu nhập trung bình khi tất
cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần. Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo
tương đối. Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì mức thu nhập
trung bình sẽ giảm đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước.
Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng
được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đổi.
Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề phân
bố thu nhập. Vì không có sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế

nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh giới nghèo
tương đối.
Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranh giới
nghèo tuyệt đối đã đứng vững. Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán một
cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để các cá nhân có thể
tham gia vào cuộc sống xã hội.
Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không thể xác định
được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước. Việc chọn lựa một con số
phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ
hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do. Vì thế mà
chúng được quyết định qua những quá trình chính trị.
Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo
Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục
Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo
sát mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993; 1997-1998; 2002-2004 và
2006-2008). Chuẩn đói nghèo ở mức thấp gọi là chuẩn đói nghèo về lương thực,
thực phẩm. Chuẩn đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là chuẩn đói nghèo
chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực
phẩm).
Chuẩn đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà
hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan
khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là
chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới

22
mc chi cn thit t c lng Kcal ny gi l nghốo v lng thc, thc
phm.
Chun úi nghốo chung tớnh thờm cỏc chi phớ cho cỏc mt hng phi lng
thc, thc phm. Tớnh c chi phớ ny vi chun úi nghốo v lng thc, thc
phm ta cú chun úi nghốo chung.

Chun nghốo ca Vit Nam qua cỏc giai on
i vi Vit Nam, Chớnh ph Vit Nam ó 5 ln nõng mc chun nghốo
trong thi gian t 1993 n cui nm 2008.
Nm 1993 chun úi nghốo chung cú mc chi tiờu l 1,16 triu
ng/nm/ngi (cao hn chun úi nghốo lng thc thc phm l 55%); nm
1998 l 1,79 triu ng/nm/ngi (cao hn chun úi nghốo lng thc thc
phm l 39%). Da trờn cỏc chun nghốo ny, t l úi nghốo chung nm 1993 l
58% v 1998 l 37,4%; cũn t l úi nghốo lng thc tng ng l 25% v
15%.
Năm 1997, Việt Nam đ-a ra chuẩn nghèo đói thuộc phạm vi của ch-ơng
trình quốc gia để áp dụng cho thời kỳ 1996-2000 nh- sau: Hộ nghèo: là hộ có
thu nhập tuỳ theo từng vùng ở các mức t-ơng ứng nh- sau: Vùng nông thôn miền
núi, hải đảo: d-ới 15 kg gạo/ng-ời/tháng (t-ơng đ-ơng 55 ngàn đồng); vùng nông
thôn đồng bằng, trung du: d-ới 20 kg/ng-ời/tháng (t-ơng đ-ơng 70 ngàn đồng);
vùng thành thị: D-ới 25kg/ng-ời/tháng (t-ơng đ-ơng 90 ngàn đồng). Xã nghèo:
là xã có tỷ lệ hộ nghèo đói từ 40% trở lên, thiếu cơ sở hạ tầng (đ-ờng giao thông,
tr-ờng học, trạm y tế, điện sinh hoạt, n-ớc sinh hoạt, thuỷ lợi nhỏ và chợ).
Trc nhng thnh tớch ca cụng cuc gim nghốo cng nh tc tng
trng kinh t v mc sng, t nm 2001 Chớnh ph ó cụng b mc chun
nghốo mi ỏp dng cho thi k 2001-2005, theo ú chun nghốo ca Chng
trỡnh xúa úi gim nghốo quc gia mi c xỏc nh mc khỏc nhau tu
theo tng vựng, c th bỡnh quõn thu nhp l: 80 nghỡn ng/ngi/thỏng cỏc
vựng hi o v vựng nỳi nụng thụn; 100 nghỡn ng/ngi/thỏng cỏc vựng
ng bng nụng thụn; 150 nghỡn ng/ngi/ thỏng khu vc thnh th.
V theo Q s 170/2005/Q TTg ngy 8/7/2005 ca Chớnh ph ban hnh
chun nghốo ỏp dng cho giai on 2006-2010 c th nh sau: i vi khu vc

23
nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng
trở xuống là hộ nghèo. Đối với khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập

bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
1.2. Mối liên hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và nghèo đói
1.2.1. Cơ chế phân phối thu nhập trong điều kiện kinh tế thị trường và
các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của từng người được hình thành trên
cơ sở cung cấp các yếu tố sản xuất cho nền kinh tế. Các yếu tố sản xuất được
chia thành ba nhóm cơ bản là lao động, đất đai và vốn. Trên thị trường yếu tố sản
xuất các doanh nghiệp đóng vai trò là người mua, còn các hộ gia đình đóng vai
trò của người cung cấp các nguồn lực. Các doanh nghiệp trả tiền cho hộ gia đình
để sử dụng các yếu tố sản xuất cần thiết. Giá của dịch vụ lao động gọi là tiền
công, giá cả của đất đai gọi là giá thuê đất và giá của vốn (vật chất) gọi là tiền
thuê vốn, giá của vốn tài chính (cho vay) là lãi suất
Trước hết chúng ta tập trung vào hai nguồn thu nhập chính của cá nhân tức
là thu nhập từ lao động và thu nhập từ tài sản. Có nhiều nguyên nhân gây ra thu
nhập khác nhau từ lao động. Một là, những yếu tố thuộc khả năng của một người.
Mỗi người có khả năng rất khác nhau về thể lực, trí lực cũng như tính cách.
Những sự khác nhau này sẽ tạo ra sự khác nhau về năng suất cũng như chất
lượng công việc. Do vậy mà có sự chênh lệch về tiền lương. Hai là, những yếu tố
do nghề nghiệp Những nghề nghiệp khác nhau thường được trả những mức
lương rất khác nhau. Những nghề lao động phổ thông, không có tay nghề được
trả mức lương thấp nhất. Ngược lại, những nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao
thì cũng được trả mức lương cao. Những đặc tính phi tiền tệ của nghề nghiệp
cũng tạo ra sự chênh lệch về tiền lương ví dụ những nghề nguy hiểm, những
nghề tiếp xúc với độc hại, làm việc ở những nơi buồn tẻ cũng thường được trả
lương cao. Ba là, mức độ làm việc của cá nhân. Những người làm việc với nỗ lực
lớn, chăm chỉ và nhiều giờ trong tuần hơn có thể nhận được thu nhập cao hơn.
Bốn là, sự phân biệt trong đối xử (giới tính, màu da, sắc tộc ) cũng làm cho thu
nhập của nhóm người này bị thấp hơn so với nhóm người khác.

24

Cũng có nhiều nhân tố gây ra sự khác nhau trong thu nhập từ tài sản. Với
một cá nhân, tài sản hay của cải do đâu mà có? Trước hết là do thừa kế. Việc tập
trung của cải thừa kế vào tay một số ít người tạo nên sự chênh lệch lớn về thu
nhập từ tài sản. Tiếp theo là do tiết kiệm. Một cá nhân có thể tạo ra của cải bằng
cách tiết kiệm hay để dành. Tuy nhiên, việc tiết kiệm từ tiền lương bình thường
để có một tiền lương lớn là rất khó. Cuối cùng là do kinh doanh. Đây là một cách
quan trọng vào bậc nhất để trở nên giàu có. Tuy nhiên không phải ai cũng có
năng lực vào mạo hiểm để làm việc này.
Như vậy trong xã hội khó có sự đồng đều giữa các nguồn lực. Do vậy thu
nhập của họ cũng khác nhau. Từ sự chênh lệch về thu nhập đã tạo ra sự phân hoá
giàu nghèo trong xã hội.
Từ lý luận về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường nêu trên, ta
nhìn nhận các nguyên nhân sâu sắc hơn dẫn đến nghèo đói. Đó là :
* Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực. Họ rơi vào vòng luẩn quẩn của
nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ
không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực
thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói.
Các hộ nghèo ở nông thôn thường có rất ít đất đai và tình trạng không có đất
đang có xu hướng tăng lên, nhất là trong bối cảnh hiện tại, khi đất dành cho nông
nghiệp đang dần bị chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp (các khu công nghiệp,
vui chơi, giải trí ). Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương
thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hóa sản xuất, để hướng tới sản
xuất các loại cây trồng với giá trị cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương
án sản xuất tự cung, tự cấp. Họ vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền
thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi
nhuận cao hơn. Do vẫn theo phương pháp sản xuất truyền thống nên giá trị sản
phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh
trên thị trường và vì vậy họ rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó.
Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch

vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật, với các yếu tố

25
đầu vào sản xuất như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón đã làm
tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm.
Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế
của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản
xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới
Bên cạnh đó, việc thiếu các thông tin, đặc biệt là các thông tin về pháp luật,
chính sách và thị trường đã làm cho người nghèo ngày càng trở nên nghèo hơn.
* Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định
Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội
kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu
cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy họ không có điều kiện để nâng cao trình độ
của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ
học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ,
nuôi dưỡng con cái không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương
lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
đến trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo
thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn.
Số liệu thống kê về trình độ học vấn của người nghèo cho thấy khoảng 90%
người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức
sống cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm
12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; trung học cơ sở chiếm 37%. Chi phí cho
giáo dục đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp
cận được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo. Tỷ
lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên. 80% số người nghèo làm các
công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp. Trình độ học vấn thấp hạn
chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông
nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.

* Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo
vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp
Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàn cảnh đặc
biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các vấn

26
đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế
thực hiện phức tạp mà người nghèo khó nắm bắt. Mạng lưới các dịch vụ pháp lý,
số lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở
các thành phố, thị xã; phí dịch vụ pháp lý còn cao.
* Các nguyên nhân về nhân khẩu học
Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập
bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ
quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao. Đông con
là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Năm 1998, số con bình
quân trên 1 phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của
nhóm 20% giàu nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao.
(Tỷ lệ người ăn theo của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu
nhất).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là
do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe
sinh sản. Tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng tránh thai thấp, tỷ lệ nam giới nhận thức
đầy đủ trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình và sử dụng các biện pháp tránh thai
chưa cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình
dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia
tăng nhân khẩu còn hạn chế.
Tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao
động rất thiếu, đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói
của họ.
* Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác

Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày
và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng.
Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó
có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất
việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe ). Với khả năng kinh tế
mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến
này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.

27
Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do
họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và
khắc phục các rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập hạn hẹp
làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro hơn
nữa.
Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1-1,2 triệu
người. Bình quân hàng năm, số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi
đói nghèo vẫn còn lớn, do không ít số hộ đang sống bên ngưỡng đói nghèo và rất
dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, mất việc làm, ốm đau,
Các phân tích từ cuộc điều tra hộ gia đình 2008/2009 cho thấy các hộ gia
đình phải chịu nhiều thiên tai có nguy cơ dễ lún sâu vào nghèo đói. Do đó, việc
tìm kiếm các giải pháp giảm nhẹ hậu quả thiên tai được coi như là một phần quan
trọng của quá trình xóa đói giảm nghèo.
* Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em
Bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt.
Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bất
bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình.
Phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ
cao trong số lao động tăng thêm hàng năm trong ngành nông nghiệp. Mặc dù
vậy, nhưng phụ nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khoá khuyến nông về chăn
nuôi, và 10% các khoá khuyến nông về trồng trọt.

Phụ nữ có ít cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp
nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong
hộ gia đình và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại
việc. Phụ nữ có học vấn thấp dẫn tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn,
sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng và trẻ em đi học ít hơn.
Bất bình đẳng giới còn là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ sinh và tăng tỷ lệ lây
truyền HIV do phụ nữ thiếu tiếng nói và khả năng tự bảo vệ trong quan hệ tình
dục.
* Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng
nghèo đói trầm trọng

×