Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.02 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
MỤC LỤC
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, hỏa hoạn là rủi ro thường trực, có tần suất xảy ra cao, khi đã
xảy ra thì tổn thất rất lớn, thậm chí mang tính thảm hoạ. Chính vì thế, bảo hiểm hỏa
hoạn là một trong những loại hình bảo hiểm hình thành sớm nhất trên thị trường.
Loại hình bảo hiểm hoả hoạn ra đời là cần thiết, đáp ứng nhu cầu khách quan cần
được bảo vệ về mặt tài chính trước loại rủi ro này.
Ở Việt Nam, loại hình bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ra đời ngay từ
ngày đầu hình thành thị trường bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm phần lớn
đều triển khai ngay từ ngày đầu thành lập. Tuy nhiên, cho đến nay, loại hình bảo
hiểm này chưa phát triển xứng với vai trò và sự cần thiết của nó, trong khi trên thế
giới đây là loại hình bảo hiểm chủ đạo thì đây chỉ đang được đánh giá là nghiệp vụ
bảo hiểm “giàu tiềm năng” ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang cạnh tranh khá gay gắt trong
chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần. Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, mở cửa sâu rộng, đồng thời thực hiện các cam kết mở cửa thị trường khi
gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt
từ các doanh nghiệp bảo hiểm lớn mạnh khối ngoại. Trước đây, biện pháp cạnh
tranh khá hiệu quả và được ưa chuộng của các doanh nghiệp là giảm phí để thu hút
khách hàng, từ đó, doanh nghiệp có thêm doanh thu và mở rộng được thị phần. Tuy
nhiên, vài năm trở lại đây, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng giảm phí đã
không còn là biện pháp thu hút khách hàng tối ưu khi các doanh nghiệp đang tìm
đến các biện pháp mang tính “chất lượng và bền vững hơn”, đó là nâng cao chất
lượng dịch vụ trong bán hàng, chất lượng trong khai thác giám định bồi thường, …
Một cách quan trọng hơn, lâu dài nhưng bền vững hơn cả để mở rộng thị phần chính


là phát triển các nghiệp vụ giàu tiềm năng.
Nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng của loại hình bảo hiểm hỏa hoạn, cùng
với quá trình học tập nghiên cứu tại Công ty bảo hiểm Bưu điện PTI, em đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
biệt tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện”.
Mục đích của nghiên cứu đề tài là nhằm cung cấp các thông tin về tình hình
triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt ở Tổng công ty bảo hiểm
Bưu điện Thủ đô, từ đó đề ra một số giải pháp để phát triển tiềm năng nghiệp vụ ở
đơn vị này.
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của giảng viên hướng dẫn Phạm Thị Định và các cán bộ công tác tại Công
ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Thủ đô, thuộc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu
điện. Xin chân thành cảm ơn vì sự giúp đỡ quý báu đó.
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Thu Hiền
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
Phần I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN
I. Thông tin chung về doanh nghiệp
•Tên đầy đủ và chính thức: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
•Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Bảo hiểm Bưu điện
•Tên tiếng Anh: Post and Telecommunication Joint Stock Insurance
Corporation
•Tên viết tắt: PTI
•Vốn điều lệ: 503.957.090.000 VNĐ

•Trụ sở chính: Tầng 8, Số 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
•Điện thoại: (84-4) 37724466 Fax (84-4) 37724460/37724461
• Website: www.pti.com.vn
 Logo của doanh nghiệp mang ý nghĩa đặc biệt. Hình ảnh 4 người khoác tay
nhau, trong đó có 1 người có màu khác với màu của 3 người còn lại, thể hiện ý
nghĩa rất rõ ràng trong bảo hiểm. Đây muốn nói đến quy luật số đông bù số ít –
nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhiều người có
cùng chung một loại rủi ro tham gia bảo hiểm, bù đắp cho tổn thất của số ít người
gặp phải. Logo thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc trong bảo hiểm và tinh thần
không thể thiếu của bảo hiểm. Đồng thời, màu sắc của dòng chữ PTI trùng với màu
sắc của một trong 4 người khoác tay vào nhau, cùng với slogan “Người bạn đích
thực”, PTI đã và đang thể hiện rằng, PTI luôn sát cánh cùng với người tham gia bảo
hiểm, luôn đồng hành, là chỗ dựa cho họ, cùng họ san sẻ một phần gánh nặng trong
cuộc sống.
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
•Cơ cấu tổ chức Tổng công ty
II. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tiền thân là Công ty Cổ phần
Bảo hiểm Bưu điện được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều
kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10/TC/GCN ngày 18/06/1998, được Uỷ ban
Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập theo Giấy phép số 3633/GP-UB ngày
01/8/1998 và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 055051 ngày 12/8/1998. Vốn điều lệ lúc thành lập năm 1998 là 70
tỷ đồng, thông qua nhiều lần tăng vốn điều lệ.
PTI có 7 cổ đông sáng lập:
•Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT),
•Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE),
•Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh,

•Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HACC),
•Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
•Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX),
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
KHỐI ĐẦU TƯKHỐI CHỨC
NĂNG
KHỐI NGHIỆP
VỤ
KHỐI KINH
DOANH
Các đơn vị thành viên
BAN PTKD
BAN BHDA
BAN BH TSKT
BAN BH HÀNG HẢI
BAN TBH
BAN BH XCG
BAN BHCN
VĂN PHÒNG
BAN TCNS&ĐT
BAN KH-TC-KT
BAN CNTT
BAN PC&KSNB
BAN ĐẦU TƯ
CÔNG TY CON
C.TY LIÊN KẾT
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định

•Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông (COKYVINA),
trong đó, Tập đoàn VNPT vừa là cổ đông, vừa là khách hàng lớn nhất của PTI.
PTI có 28 cổ đông pháp nhân nắm 74,51% vốn điều lệ, cá nhân nắm 25,32%
vốn điều lệ vào năm 2012, còn lại là của cổ đông nước ngoài.
- Ngày 01/04/2001, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày
09/12/2000 chính thức có hiệu lực, theo đó Giấy phép kinh doanh bảo hiểm được
dùng thay thế Giấy đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngày
01/02/2007, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số
41A/GP/KDBH cho PTI, theo đó vốn điều lệ của PTI là 105 tỷ đồng.
- Ngày 25/01/2008, PTI thực hiện tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng theo Giấy
chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng số 283/UBCK-GCN do
UBCKNN cấp và được Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh vốn số
41A/GPĐC1/KDBH ngày 21/04/2008. Mã chứng khoán là PTI trên sàn HNX.
- Ngày 30/03/2010, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh lần 2 số
41A/GPĐC2/KDBH cho PTI thay đổi vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng sau khi PTI hoàn
thành đợt tăng vốn theo Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng số
481/UBCK-GCN ngày 24/12/2009 do UBCKNN cấp.
- Ngày 30/06/2010, PTI chính thức đổi tên thành “Tổng Công ty Cổ phần Bảo
Hiểm Bưu điện” theo Giấy phép số 41A/GPĐC4/KDBH của Bộ Tài chính. Kể từ
khi đi vào hoạt động đến nay, PTI đã đem đến cho khách hàng những sản phẩm
dịch vụ thiết thức, có uy tín trên thị trường. PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng
bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hơn 100 sản phẩm bảo
hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm con người, Bảo
hiểm tài sản kỹ thuật và Bảo hiểm hàng hải.
- Từ ngày 30/6/2010, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, PTI chính thức
chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty. 25 Chi nhánh được chuyển đổi thành các
công ty thành viên trực thuộc, hiện nay có 28 công ty trực thuộc.
- Cuối năm 2011, vốn điều lệ của PTI là 450 tỷ đồng.
III. Hoạt động của doanh nghiệp
1. Kinh doanh bảo hiểm gốc

1.1. Các nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu
- Bảo hiểm sức khỏa và bảo hiểm tai nạn con người;
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
- Bảo hiểm tài sản và thiệt hại;
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường
sắt và đường hàng không;
- Bảo hiểm trách nhiệm chung;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm cháy, nổ;
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
- Bảo hiểm vệ tinh;
- Bảo hiểm tàu.
Qua hơn 15 năm tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, PTI luôn là một
trong 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam về doanh thu. Doanh thu
của PTI tăng mạnh qua các năm. Trong năm 2011 thu phí bảo hiểm gốc đạt 1,1
nghìn tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2010, cao hơn rất nhiều so với trung bình
ngành. Thị phần của PTI tăng 4% đến 5% năm 2011 trên thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ.
Việc triển khai các điểm bán hàng thông qua hệ thống bưu điện, bưu cục của
VNPost trên toàn quốc từ năm 2009 đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của
nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. PTI đã chuẩn hóa quy trình đánh giá và đẩy mạnh
huấn luyện nhân viên để tăng cường năng lực đánh giá rủi ro. Doanh thu trung bình
từ bảo hiểm xe ơ giới đống góp khoảng 37,5% tổng doanh thu của kinh doanh bảo
hiểm. Năm 2010, doanh thu bảo hiểm xe cơ giới đạt 306 tỷ đồng.
Bảng 1.1: Doanh thu hoạt động KDBH gốc của PTI giai đoạn 2009-2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm

2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị
% tăng
giảm so
với 2009
Giá trị
% tăng
giảm so
với
2010
Giá trị
% tăng
giảm so
với 2012
Doanh thu
hoạt động
KDBH gốc
455,026 684,469 50.24 1,084,284 58.41 1,663,194 53.39
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PTI tăng mạnh qua các năm và cao hơn tốc
độ tăng doanh thu phí bình quân toàn thị trường.
Riêng tháng đầu năm 2013, PTI đạt doanh thu bảo hiểm gốc 688 tỷ đồng, lãi
ròng 24,7 tỷ đồng, lần lượt bằng 48% và 45% so với kế hoạch cả năm.
PTI cung cấp cho khách hàng cá nhân và tổ chức hơn 100 sản phẩm thuộc 4
nhóm chính: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản kĩ thuật và
bảo hiểm hàng hải. Riêng doanh thu từ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm tài sản kĩ
thuật chiếm khoảng 80% doanh thu bảo hiểm gốc.

a. Bảo hiểm tài sản kĩ thuật là thế mạnh của PTI và được tập trung phát
triển. Bảo hiểm thiết điện tử là lợi thế cạnh tranh của PTI khi PTI luôn dẫn đầu thị
trường về nghiệp vụ này, chiếm hơn 90% thị phần. Điều này có được là do PTI đã
xây dựng một mạng lưới khách hàng lớn, ổn định, lâu năm là các đơn vi trực thuộc
VNPT-cổ đông sáng lập nên Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện. Đồng thời, PTI
được các nhà tái bảo hiểm uy tín trên thế giới hỗ trợ tốt về mặt kĩ thuật nghiệp vụ.
Nghiệp vụ bảo hiểm TSKT của PTI bao gồm các nhóm sản phẩm chính: bảo
hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách
nhiệm chung.
Không chỉ thế, PTI là nhà bảo hiểm chính cho vệ tinh VINASAT 1 cả giai
đoạn phóng và giai đoạn hoạt động với tổng giá trị bảo hiểm từ năm 2008 đến năm
2011 hơn 9 nghìn tỷ đồng, VINASAT 1 sẽ vận hành trên quỹ đạo tối thiểu 15 năm,
đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho PTI. Hơn thế PTI là một trong hai doanh
nghiệp bảo hiểm cho vệ tinh VINASAT 2 với tổng vốn đầu tư vào khoảng 300 triệu
USD (gần gấp đôi dự án VINASAT 1). Ngày 17/03/2012, PTI và Bảo Việt đã chính
thức ký hợp đồng bảo hiểm cho vệ tinh VINASAT 2 với tổng giá trị bảo hiểm vào
khoảng 4.700 tỷ đồng. tỷ lệ đồng bảo hiểm của PTI và Bảo Việt là 70% và 30% giá
trị hợp đồng. Đây là nguồn doanh thu lớn và ổn định cho PTI.
b. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải:
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải của PTI gồm có nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa
và nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa được Công ty bảo
hiểm Bưu điện triển khai ngay từ khi mới thành lập, gồm 3 loại hình: bảo hiểm hàng
xuất khẩu, bảo hiểm hàng nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa. Trong
đó, doanh thu tập trung chủ yếu là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa.
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang được đẩy mạnh. Sự lưu thông hàng hóa
trong nước và giữa các nước đang tăng mạnh hơn bao giờ hết. Kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam tăng mạnh qua các năm, tuy có sự chững lại trong vài năm qua

do khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, bảo hiểm Hàng hải vẫn là một nghiệp vụ tiềm
năng đối với PTI nói riêng và cả thị trường bảo hiểm nói chung.
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu phí và tỷ lệ bồi thường
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải PTI 2008-1012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu phí
(triệu đồng)
37,514 45,217 61,014 65,300 83,298
Lượng tăng doanh thu phí
tuyệt đối liên hoàn (triệu
đồng)
- 7,703 15,797 4,286 17,998
Tốc độ tăng doanh thu phí
liên hoàn (%)
- 20.53 34.94 7.02 27.56
Lượng tăng doanh thu phí
định gốc (triệu đồng)
- 7,703 23,500 27,786 45,784
Tốc độ tăng doanh thu định
phí định gốc (%)
- 20.53 62.64 74.07 122.05
Tốc độ tăng doanh thu phí
bình quân (%)
22.07
Tỷ lệ bồi thường (%)
41.40 16.30 25.54 32.92 29.78
Về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, PTI chưa thuộc top những doanh nghiệp dẫn
đầu về doanh thu phí trên thị trường. Đây vẫn là một nghiệp vụ đầy tiềm năng cho
PTI khi kim ngạch xuất khẩu rất lớn và tăng mạnh hằng năm. Tốc độ tăng trưởng
doanh thu phí ở nghiệp vụ này khá thấp.

Về định hướng phát triển, PTI chủ trương kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm
Hàng hải theo hướng an toàn, hiệu quả. Điều này là dễ hiểu do đặc thù của bảo
hiểm hàng hải, đây là nghiệp vụ đem lại nguồn doanh thu dồi dào, nhưng tỷ lệ bồi
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
thường cao và biến động mạnh qua các năm. Riêng đối với PTI, với an toàn hiệu
quả đã kiểm soát tương đối tốt rủi ro trong nghiệp vụ với tỷ lệ tổn thất bình quân
dưới 30%, thấp hơn tỷ lệ bình quân toàn thị trường về nghiệp vụ bảo hiểm hàng
hải (trên 50%).
c. Bảo hiểm xe cơ giới
Cũng như tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác trên thị trường,
PTI triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ngay từ những ngày đầu mới thành lập
và luôn chú trọng tới trong quá trình phát triển với 2 nhóm nghiệp vụ chính là bảo
hiểm ô-tô và bảo hiểm moto-xe máy. Doanh thu bình quân của nghiệp vụ thường
chiếm 37% tổng doanh thu của Tổng công ty.
Bảng 1.3: Chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu phí và tỷ lệ bồi thường
nghiệp vụ BHXCG của PTI năm 2008-2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu phí
(triệu đồng)
141,972 196,254 303,212 524,305 699,437
Lượng tăng doanh thu phí
tuyệt đối liên hoàn (triệu
đồng)
- 54,282 106,958 221,093 175,132
Tốc độ tăng doanh thu phí
liên hoàn (%)
- 38.23 54.50 72.92 33.40
Lượng tăng doanh thu phí

định gốc (triệu đồng)
- 54,282 161,240 382,333 557,465
Tốc độ tăng doanh thu định
phí định gốc (%)
- 38.23 113.57 269.30 372.66
Tốc độ tăng doanh thu phí
bình quân (%)
48.98%
Tỷ lệ bồi thường (%)
72.20 46.20 43.15 39.24 36.45
Trong năm 2008, không chỉ PTI mà cả thị trường bảo hiểm PNT trong nghiệp
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
vụ bảo hiểm xe cơ giới đều có tỷ lệ bồi thường cao, do rủi ro mang tổn thất lớn, vụ
lũ lụt ở Hả Nội trong năm này.
Doanh thu hằng năm của PTI đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng
mạnh về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Trong giai đoạn 2008-2012, doanh thu phí
bảo hiểm nghiệp vụ xe cơ giới tăng bình quân 48.98%. Doanh thu phí năm 2012
tăng hơn 557 tỷ so với năm 2008. Trong khi đó, tỷ lệ bồi thường hằng năm có xu
hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ PTI đã và đang rất chú trọng phát triển
nghiệp vụ này theo hướng tăng trưởng một cách bền vững, giảm tỷ lệ tổn thất cũng
như bồi thường.
Trong tương lai, đây vẫn là một nghiệp vụ chủ đạo của PTI đem lại nguồn
doanh thu chủ yếu cho PTI.
d. Bảo hiểm con người
Đây là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống của PTI với xuất
phát điểm gồm 4 sản phẩm, nay đã phát triển lên đến 20 sản phẩm với đầy đủ các
loại hình bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của thị trường.

Các nhóm sản phẩm bảo hiểm chính thuộc nhánh nghiệp vụ bảo hiểm con
người: Bảo hiểm tai nạn, ốm đau; Bảo hiểm cho người lao động; Bảo hiểm sức
khỏe; Bảo hiểm học sinh; Bảo hiểm du lịch.
Lợi thế kênh phân phối các bưu điện, bưu cục trải rộng khắp cả nước cùng với
sự đa dạng của các sản phẩm bảo hiểm con người kết hợp, bảo hiểm học sinh, các
sản phẩm liên kết đã đem lại nguồn doanh thu phí lớn hằng năm cho PTI.
Doanh thu phí bảo hiểm tăng hằng năm, với tốc độ khá ổn định và giảm tỷ lệ
bồi thường. Đây là một trong những nghiệp vụ được PTI chú trọng, đặc biệt từ năm
2010 đến nay. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm con người PTI đạt 23.58 tỷ đồng, tỷ lệ
bồi thường là 52,8% doanh thu. Đến năm 2010, doanh thu phí nghiệp vụ đạt hơn
60,000 tỷ đồng, tỷ lê bồi thường là 20,02%, trong khi tỷ lệ bồi thường chung toàn
thị trường là khoảng 35%.
PTI đánh giá cao tiềm năng nghiệp vụ bảo hiểm con người, định hướng phát
triển nghiệp vụ này thông qua đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng triệt để lợi thế kênh
phân phối rộng khắp, xây dựng các chương trình Marketing phù hợp.
1.2. Kênh khai thác và thị trường hoạt động
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
PTI có mạng lưới bán hàng phủ kín toàn quốc, cung cấp trên 100 sản phẩm bảo
hiểm phi nhân thọ với chất lượng dịch vụ chuẩn mực thông qua các kênh khai thác:
- Bán bảo hiểm trực tiếp: Với hệ thống 25 công ty bảo hiểm trực thuộc đặt ở
các tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, ngoài khai thác bảo hiểm còn cung cấp các dịch
vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ giám định, tiếp nhận giải quyết bồi thường;…
- Bán hàng qua đại lý: Nhờ lợi thế cổ đông sáng lập và là đối tác chiến lược
VNPT, PTI có hệ thống bán lẻ sản phẩm thông qua hệ thống đại lý các bưu cục, bưu
điện của VNPost. Ngoài tiếp cận khách hàng thuận tiện hơn trong khai thác, đại lý
thuộc VNPost còn hỗ trợ PTI trong việc giải quyết bồi thường nhằm đảm bỏ tính
nhanh gọn, tiện lợi và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Việc bán hàng qua hệ
thống VNPost rộng lớn giúp PTI tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí quản lý và tăng

doanh thu phí bảo hiểm. Dự kiến đến 2015, doanh thu khai thác bảo hiểm qua đại lý
VNPost sẽ chiếm đến 50% tổng doanh thu của PTI. Ngoài ra, PTI có hệ thống đại lý
cá nhân hoạt động chuyên nghiệp tại tất cả các tỉnh thành, gắn bó và đem lại nguồn
doanh thu đáng kể cho PTI.
- Bán qua hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng: Sản phẩm Bancassurance
phát triển ở Việt Nam từ khoảng năm 2010-2011 và đến nay như một điểm nóng
trên thị trường bảo hiểm. Hàng loạt các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm
liên kết với nhau trong khai thác bảo hiểm. Riêng đối với PTI, với lợi thế là một
định chế tài chính trực thuộc VNPT, PTI đã có điều kiện duy trì và phát triển mối
quan hệ hợp tác khai thác bảo hiểm với các định chế tài chính khác thuộc Tập đoàn
như Công ty Tài chính Bưu điện, Công ty Tiết kiệm Bưu điện, Ngân hàng Hàng
Hải… Ngoài ra, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam VIB là một trong những cổ đông
sáng lập của PTI nên doanh nghiệp càng có lợi thế trong tiến hành cung cấp các sản
phẩm thông qua mạng lưới sẵn có của Ngân hàng.
- Kênh môi giới bảo hiểm: PTI đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, chiến
lược với nhiều đối tác là các công ty môi giới bảo hiểm uy tín trên thị trường như:
AON, Marsh, Việt Quốc, Á Đông, …
Hiện nay, PTI là doanh nghiệp bảo hiểm có mạng lưới bán hàng và chăm sóc
khách hàng lớn nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với tổng số 13.960
đại lý (thống kê 31/12/2012). Với mạng lưới bán hàng và chăm sóc rộng lớn, dịch
vụ của PTI ngày càng trở nên thân thiện, dễ tiếp cận trên thị trường.
2. Tái bảo hiểm
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
Về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm: PTI nhận và nhượng tái bảo hiểm đối
với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
2.1. Nhượng tái bảo hiểm
Bảo hiểm thiết bị điện tử là nghiệp vụ mà PTI dẫn đầu trên thị trường, hơn thế,
bảo hiểm thiết bị điện tử cung cấp cho các thành viên VNPT trong những năm qua

có tỷ lệ tổn thất khá thấp. Tỷ lệ bồi thường trung bình toàn nghiệp vụ là 12,1%
(riêng năm 2008 là 7%) doanh thu toàn nghiệp vụ. Nhờ vậy, PTI có nhiều lợi thế
trong đàm phán hợp đồng nhượng tái bảo hiểm với các doanh nghiệp tái bảo hiểm:
năng lực hợp đồng tái bảo hiểm đáp ứng được các nhu cầu của việc khai thác bảo
hiểm gốc, điều kiện điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm tương đối rộng, tỷ lệ hoa
hồng tái bảo hiểm ở mức cao so với hợp đồng tái bảo hiểm của các công ty khác.
Các nhà nhận tái bảo hiểm tham gia Hợp đồng tái bảo hiểm cố định của PTI
được lựa chọn hết sức kĩ càng trên cơ sở mức độ chuyên nghiệp và năng lực tài
chính của các công ty nhận tái. Năng lực tài chính này phải được các tổ chức xếp
hạng Quốc tế như Standard and Poor’s hay A.M.Best xếp hạng.
Bảng 1.4: Tình hình nhượng tái bảo hiểm của PTI giai đoạn 2008-2013
Nội dung
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm 2011
Năm
2012
Lũy kế 6
tháng
đầu năm
2013
Thu phí nhượng tái 196,918 112,859 154,756 221,857 509,509 82,068
Thu hoa hồng nhượng tái 34,818 27,874 34,729 48,559 66,128 21,211
% thu hoa hồng nhượng
tái/phí nhượng tái bảo
hiểm

17.68% 24.69% 22.44% 21.89% 12.99% 25.85%
Thu bồi thường nhượng
tái bảo hiểm
12,535 21,691 46,583 195,105 54,084 32,692
% thu bồi thường
nhượng tái/Phí nhượng
tái bảo hiểm
6.36% 19,21% 30.10% 87.94% 10.61% 39.84%
(Nguồn: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)
Không chỉ doanh thu phí bảo hiểm gốc của PTI tăng qua các năm, thu phí
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
nhận tái bảo hiểm và hoa hồng nhượng tái cũng tăng đáng kể và đóng góp vào
tổng lợi nhuận doanh nghiệp. Năm 2011, hoa hồng nhượng tái đạt tốc độ tăng
trưởng 40%.
2.2. Nhận tái bảo hiểm
Doanh thu nhận tái bảo hiểm của PTI tăng qua các năm, đóng góp tỷ trọng
không nhỏ trong tổng doanh thu phí toàn Công ty. Kết quả kinh doanh nhận tái bảo
hiểm khá khả quan, tỷ lệ bồi thường nhận tái bình quân ở mức dưới 40% doanh thu
nhận tái bảo hiểm trong giai đoạn 2008-2012, đem lại hiệu quả chung cho toàn
Công ty.
Cùng với việc duy trì và nâng cao uy tín, thương hiệu doanh nghiệp với các
đối tác cũ, PTI tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới là các
công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, các nhà tái bảo hiểm trong nước cũng như
nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm từ đó phát triển và đa dạng hóa nghiệp vụ nhân tái
bảo hiểm.
Bảng 1.5: Tình hình nhận tái bảo hiểm của PTI giai đoạn 2008-2013
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lũy kế 6

tháng đầu
năm 2013
Doanh thu 36,904 38,049 49,341 67,441 89,582 48.834
Bồi thường 18,220 17,015 16,515 32,323 38,343 24.488
Tỷ lệ bồi
thường/Doan
h thu
49.40% 44.70% 33.47% 47.93% 42.80% 50.15%
(Nguồn: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)
PTI đang định hướng hoạt động nhận tái bảo hiểm, kiểm soát rủi ro theo
hướng “hiệu quả, tăng trưởng và phát triển bền vững”, đặt ra mục tiêu không chế tỉ
lệ bồi thường ở mức thấp cho từng thời kì kinh doanh.
3. Hoạt động tài chính
Cũng như nhiều công ty bảo hiểm ở Việt Nam, hầu hết lợi nhuận của PTI đến
từ hoạt động tài chính. Hoạt động đầu tư tài chính góp phần khá quan trọng vào kết
quả hoạt động chung của toàn công ty. Trong giai đoạn 2009-2012, hoạt động đầu
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
tư tài chính đóng góp hơn 80% tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2008 đánh dấu sự
tăng mạnh về quy mô đầu tư khi công ty tăng vốn từ 105 lên 300 tỷ với 114 tỷ thặng
dư. Trong năm 2010, giá trị đầu tư của PTI tăng 30% (tương đương 119 tỷ) so với
năm 2009 nhờ việc tăng vốn thêm 150 tỷ đồng.
PTI tiến hành đầu tư trong các lĩnh vực:
- Mua trái phiếu Chính phủ;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
- Cho vay theo quy định;
- Kinh doanh bất động sản;
- Gửi tiền vào các tổ chức tín dụng;

- Các hoạt động đầu tư tài chính khác theo quy định của Pháp luật.
Về danh mục đầu tư, PTI đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bất động sản và
thông qua các hơp đồng ủy thác. Cuối năm 2011, đầu tư vào lĩnh vực bất động
sản đạt lợi nhuận 48 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tài
sản đầu tư của PTI trong giai đoạn 2008-2012 duy trì khoảng hơn 10%, cao hơn
hiệu suất của ngành.
Với mục tiêu mang lại lợi nhuận cao, ổn định, tăng hiệu quả sử dụng vốn, PTI
đang cơ cấu lại tỷ trọng tài sản đầu tư theo hướng tăng tài sản có lợi nhuận kì vọng
cao hơn, đồng thời rủi ro cũng cao hơn như góp vốn, cho vay ủy thác, đầu tư chứng
khán; giảm bớt tỷ trọng đầu tư tiền gửi tiết kiệm trên cơ sở vẫn đảm bảo biên khả
năng thanh toán. Tỷ trọng tiền gửi giảm từ 90% năm 2008 xuống còn 55% năm
2010 và 42% năm 2012
1
. Việc dịch chuyển cơ cấy đầu tư được thực hiện đồng bộ
cùng quá trình tăng cường nguồn nhân lực và tái cơ cấu tổ chức hoạt động đầu tư
theo hướng chuyên nghiệp hóa, tương xứng với tầm cỡ một định chế tài chính lớn.
Đến 31/12/2012, tổng số vốn đầu tư của PTI là 906.5 tỷ đồng, trong đó, đầu tư
vào chứng khoán ngắn hạn, tiền gửi là 471.4 tỷ đồng (chiếm 52%), đầu tư vào công
ty liên kết 109 tỷ đồng (12.02%) và đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư góp vốn
dài hạn khác 326.2 tỷ đồng (chiếm 35.98%).
Với đặc điểm và tính chất như các công ty bảo hiểm kinh doanh phi nhân thọ
khác, nguồn vốn đầu tư huy động được thường là ngắn hạn nên chủ yếu được đầu tư
1
Báo cáo phân tích PTI, VNDirect, 2012
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
vào các danh mục có thời hạn ngắn và tính thanh khoản cao. Riêng trong kênh đầu
tư ngắn hạn, PTI đầu tư đến 89% vào tiền gửi ngắn hạn, còn lại là đầu tư chứng
khoán ngắn hạn. Đối với các danh mục đầu tư dài hạn, đầu tư ủy thác quản lý danh

mục đầu tư chiếm 51%, đầu tư cổ phiếu 28% và đầu tư trái phiếu 11%, và một số
danh mục đầu tư dài hạn khác.
Tuy nhiên, do sự giảm sút từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2011, hoạt
động đầu từ của PTI, cũng như thị trường bảo hiểm đều bị ảnh hưởng. Đặc biệt, thị
trường bất động sản đóng băng và chưa có dấu hiệu phục hồi ảnh hưởng đáng kể tới
kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTI cũng như toàn thị trường khi
giai đoạn trước đó, lợi nhuận từ hoạt động này phần lớn đến từ đầu tư bất động sản.
Nhưng bên cạnh đó, giai đoạn này chi dự phòng tăng mạnh đồng thời lãi suất trên
thị trường tăng cao làm cho lãi tiền gửi và đầu tư ủy thác đêm lại nguồn thu đáng kể
cho doanh nghiệp. Năm 2011, lợi nhuận tài chính của PTI là 81 tỷ đồng.
IV. Vị thế thị trường và định hướng phát triển
1. Vị thế thị trường
PTI là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có quy mô vốn trung bình với 450
tỷ vốn điều lệ, đồng thời luôn nằm trong top các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả,
liên tục duy trì tỷ lệ cổ tức là 12 - 15 % kể cả trong giai đoạn khủng hoảng. PTI hiện
đang đứng thứ 5 về thị phần doanh thu toàn ngành và nằm trong top 3 doanh nghiệp
có mức thu nhập trên cổ phiếu cao nhất. Doanh thu hằng năm đạt tốc độ tăng trưởng
25 – 30%. PTI có lợi thế từ cơ cấu cổ đông là trên 60% là pháp nhân, đồng thời là
đối tác, hỗ trợ tích cực cho hoạt động khai thác bảo hiểm.
Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường với 4% thị phần,
với 1 Hội sở giao dịch và 28 công ty trực thuộc trên toàn quốc, đứng thứ 4 về mạng
lưới trên thị trường.
Trong quá trình hoạt động của mình, PTI đã được Nhà nước, thị trường và cả
người tiêu dùng công nhận đóng góp và nỗ lực, bằng chứng là PTI đã giành được
rất nhiều giải thưởng cao quý, có thể kể đến như:
 Danh hiệu “Thương hiệu phát triển bền vững” do Bộ Công Thương trao
tặng tháng 12/2008
 Cờ thi đua của Bộ thông tin và truyền thông về thành tích xuất sắc, dẫn đầu
phong trào thi đua năm 2009
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A

17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành tích đóng góp vào quá
trình phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam từ
năm 1999 đến năm 2009
 Cờ của Chính phủ về thành tích công tác 2010, 2011.
 Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thành tích hoạt động năm
2010, 2011
 Doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất nhận được giải thưởng Sao Vàng Đất
Việt 2011 (Top 100)
 Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do Công ty đánh
giá Việt Nam, cùng với các giáo sư đến từ Đại học Harvard phối hợp đánh
giá, xếp hạng
 Top 50 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2012
 Top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012
 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích hoạt động kinh doanh
 Doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất đạt Top 100 Sao vàng đất Việt năm 2013,
được đánh giá là một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu Việt
Nam, Bảo hiểm Bưu điện liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhất
định nhất thị trường.
2. Định hướng phát triển
PTI đã và đang thực hiện chiến lược tăng trưởng bền vững dựa trên ba mũi
nhọn chiến lược là bảo hiểm, đầu tư tài chính và bất động sản. Trong đó, hoạt động
bảo hiểm tập trung vào phát triển thị trường bán lẻ, tối đa hóa lợi thế cổ đông sáng
lập VNPT và hệ thống phân phối qua các bưu cục toàn quốc của đối tác VNPost.
Với hơn 18.000 điểm bưu cục trải rộng khắp cả nước, PTI đang xây dựng một hệ
thống phân phối có tổ chức và dẫn đầu về số lượng đại lý, giúp tiếp cận với khách
hàng nhanh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
PTI đồng thời liên tục đẩy mạnh các kênh phân phối dựa trên công nghệ hiện
đại, năng động, phù hợp với xu thế thương mại mới: bán hàng qua việc liên kết với

các ngân hàng, công ty môi giới và bán hàng trực tuyến.
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
Trong định hướng phát triển, PTI đặt mục tiêu trở thành DN bán lẻ các sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu trên thị trường vào năm 2020; triển khai
cung cấp dịch vụ bảo hiểm không chỉ dừng lại trong lãnh thổ Việt Nam, Lào mà còn
mở rộng hơn sang các nước trong khu vực thông qua các hoạt động kinh doanh và
xã hội; và là một trong những DN có trách nhiệm cao đối với cộng đồng, đóng góp
thiết thực vào những chương trình phát triển chung của cộng đồng.
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
Phần II
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ
CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI PTI
I. Giới thiệu về sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
tại PTI
1. Quá trình triền khai sản phẩm BH HH và các rủi ro đặc biệt tại PTI
Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận
đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10/TC/GCN ngày
18/06/1998, được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập theo Giấy phép số
3633/GP-UB ngày 01/8/1998 và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055051 ngày 12/8/1998. Kể từ khi thành
lập, PTI đã triển khai các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong đó đã có nghiệp vụ
Bảo hiểm hỏa hoạn và mọi rủi ro đặc biệt.
Thị trường bảo hiểm hỏa hoạn hình thành và phát triền cùng với thị trường bảo
hiểm nói chung. Trước năm 1993, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có một
doanh nghiệp bảo hiểm là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Chính vì
thế, cũng chỉ có doanh nghiệp này trên thị trường bảo hiểm hỏa hoạn, mặc dù đến

tận năm 1989, doanh nghiệp này mới có đủ năng lực tài chính cũng như kĩ thuật
nghiệp vụ để triển khai.
Đến năm 1998, PTI thành lập thì thị trường bảo hiểm hỏa hoạn ở Việt Nam đã
tương đối ổn định, hình thành và duy trì các chuẩn mực trên thị trường, các chuẩn
mực về biểu phí, về các điều kiện điều khoản, quy định hướng dẫn chung, quy trình
thực hiện,… thông thường được lấy từ Bảo Việt – doanh nghiệp tiên phong trong
thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đặc biệt là Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt được Bảo Việt ban hành năm 1991 đã được áp dụng trên cả nước. PTI có
điều kiện hơn để triển khai nghiệp vụ này ngay từ ngày thành lập cùng với lợi thế
mạng lưới bán hàng rộng lớn từ cổ đông sáng lập VNPT, PTI đã triển khai nghiệp
vụ này trên phạm vi toàn quốc.
Bảo hiểm hỏa hoạn là một nghiệp vụ phức tạp. Trong quá trình phát triển,
nghiệp vụ bảo hiểm này đã và đang được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn với đa dạng
các sản phẩm nhờ kết hợp các điều kiện điều khoản bổ sung, mở rộng phạm vi bảo
hiểm đáp ứng nhu cầu của thị trường, không chỉ ở riêng Công ty cổ phần bảo hiểm
Bưu điện mà cả trên thị trường bảo hiểm nói chung.
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
Bảo hiểm hỏa hoạn là loại hình bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kĩ
thuật, cụ thể hơn là thuộc Bảo hiểm tài sản. Bảo hiểm tài sản ở PTI phát triển cho
đến nay gồm có các sản phẩm: Bảo hiểm hỏa hoạn và mọi rủi ro đặc biệt, Bảo hiểm
hỏa hoạn nhà tư nhân, Bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản, Bảo hiểm nhà tư nhân, Bảo
hiểm văn phòng, Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, Bảo
hiểm hỗn hợp nhà tư nhân.
Bảo hiểm hỏa hoạn và mọi rủi ro đặc biệt là loại hình bảo hiểm đem lại nguồn
doanh thu lớn cho PTI nhờ giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn, tốc độ tăng doanh thu phí
hằng năm cao. Đồng thời, đây là loại hình bảo hiểm được PTI chú trọng nhất trong
bảo hiểm tài sản từ trước đến nay và định hướng trong tương lai.
2.Nội dung của sản phẩm bảo hiểm HH và các rủi ro đặc biệt

2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt, phát sáng do nổ hoặc bất kì nguyên
nhân nào khác
- Nổ: phản ứng hóa học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột
với khối lượng lớn, đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật
xung quanh.
- Sét: Hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động
vào các đối tượng bảo hiểm
2.2. Đối tượng bảo hiểm
Tài sản là động sản và hoặc bất động sản nhưng không bao gồm: Tiền( tiền
giấy hay tiền kim loại), séc, thư bảo lănh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách,
giấy tờ các loại, vàng bạc, kim loại quý, đá quý, đồ trang sức, gia bảo, đồ cổ, đồ thờ
cúng, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ, vật sống, vật nuôi, trừ khi những tài sản
này được PTI chấp thuận bằng văn bản.
2.3. Phạm vi bảo hiểm và các rủi ro loại trừ
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm.
•Rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm hỏa hoạn và mọi rủi ro đặc biệt gồm:
Rủi ro chính là rủi ro nhóm A, gồm cháy, sét, nổ được quy định như sau:
A. Cháy (do nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác) nhưng loại trừ:
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
•động đất, hay núi lửa hay các biến động thiên nhiên khác,
•THIỆT HẠI do:
 bốc cháy của tài sản tự lên men hay toả nhiệt, hoặc
 chịu tác động của bất kỳ quá trình nào có liên quan đến việc sử dụng nhiệt,
•bất kỳ THIỆT HẠI gây ra bởi hay do hậu quả của việc đốt rừng, cây, đồng
cỏ, hoang mạc hay rừng nhiệt đới hay đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng
dù là ngẫu nhiên hay không.

SÉT: Chỉ bồi thường cho những THIỆT HẠI về tài sản được bảo hiểm trực
tiếp gây ra bởi sét.
NỔ: nồi hơi, hay khí ga, được sử dụng với mục đích sinh hoạt nhưng loại
trừ THIỆT HẠI gây ra bởi động đất, núi lửa phun hay các biến động khác của
thiên nhiên.
Những rủi ro các nhóm còn lại chỉ được bảo hiểm khi nêu rõ trong giấy
chứng nhận bảo hiểm, PTI chỉ chấp nhận đơn bảo hiểm có thêm rủi ro đặc biệt khi
người tham gia bảo hiểm đã tham gia bảo hiểm các rủi ro chính nhóm A. Ngoài ra,
nếu có yêu cầu thêm, PTI sẽ bảo hiểm thêm các rủi ro đặc biệt và người tham gia
bảo hiểm phải trả thêm phí cho các rủi ro này:
B. NỔ
Nhưng loại trừ THIỆT HẠI :
•của nồi hơi, bình đun nước bằng hơi tiết kiệm (economisers), các loại bình
chứa khác, máy móc, các thiết bị sử dụng áp suất hay THIỆT HẠI đối với các vật
chất chứa bên trong khi bị nổ,
•THIỆT HẠI gây ra bởi hay do hậu quả, trực tiếp hay gián tiếp của các hành
động khủng bố của một người hay một nhóm người nhân danh hay có liên quan tới
bất kì tổ chức nào.
C. MÁY BAY và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên
phương tiện đó rơi trúng.
D. GÂY RỐI, ĐÌNH CÔNG, BẾ XƯỞNG: những THIỆT HẠI gây ra trực
tiếp bởi
•hành vi của bất kỳ người nào tham gia cùng với những người khác nhằm làm
rối loạn trật tự xã hội (dù có liên quan đến đình công, bế xưởng hay không);
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
•hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áp hay toan
tính trấn áp bất kỳ hành động gây rối nào hay hạn chế tối đa những hậu quả của
những hành động gây rối ấy,

•hành động cố ý của bất kỳ người bãi công hay công nhân bị bế xưởng nào
nhằm ủng hộ bãi công hay chống việc bế xưởng,
•hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào nhằm ngăn cản hay toan
tính ngăn cản những hành động như vậy hay hạn chế hậu quả do những hành động
đó gây ra.
Loại trừ:
•THIỆT HẠI gây ra bởi, hay do hậu quả, trực tiếp hay gián tiếp của:
 các hành động khủng bố của một người hay một nhóm người nhân danh
hay có liên qua đến bất kỳ một tổ chức nào,
 Trong phạm vi điều khoản này, “khủng bố” được hiểu là việc sử dụng vũ
lực cho cho các mục đích chính trị kể cả việc sử dụng bạo lực nhằm mục đích gây
hoang mang sợ hãi cho một bộ phận quần chúng hay cộng đồng xã hội.
 cuộc bạo loạn của quần chúng có quy mô hay có thể phát triển thành một
cuộc nổi dậy của quần chúng,
 hành động ác ý của bất kỳ ai (dù những hành động này có nhằm mục đích
gây rối loạn trật tự xã hội hay không) nhưng không phải là những hành động cố ý
của những người tham gia bãi công, biểu tình hay công nhân bế xưởng nhằm mục
đích ủng hộ bãi công hay chống lại sự bế xưởng,
 các hành động tẩy xoá, làm mất mát, bóp méo hoặc sửa đổi làm sai lệch
một cách có ác ý các thông tin trên hệ thống máy tính hay các chương trình lưu trữ
dữ liệu phần mềm.
• mất thu nhập tổn thất do chậm trễ, mất thị trường hay các tổn thất hoặc
thiệt hại hậu quả hay gián tiếp dưới bất kỳ hình thức nào,
 THIỆT HẠI do việc ngưng một phần công việc hay do chậm trễ, gián đoạn
của bất kỳ một công đoạn nào của một quy trình sản xuất,
 THIỆT HẠI gây ra cho Người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu tạm
thời hay vĩnh viễn do bị tịch thu tài sản, trưng dụng tài sản theo lệnh của nhà cầm
quyền hợp pháp,
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
 THIỆT HẠI do vĩnh viễn hay tạm thời bị tước quyền sở hữu trên bất kì
ngôi nhà nào do việc chiếm hữu bất hợp pháp bởi bất cứ người nào.
E. THIỆT HẠI DO HÀNH ĐỘNG ÁC Ý: THIỆT HẠI tài sản được bảo
hiểm trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi những hành động ác ý của bất kỳ người nào
(dù những hành động này gây ra trong khi có rối loạn trật tự công cộng hay không)
loại trừ THIỆT HẠI do trộm cắp hay toan tính trộm cắp gây ra.
F. ĐỘNG ĐẤT HAY NÚI LỬA PHUN, bao gồm cả lũ lụt nước biển do
hậu quả của động đất hay núi lửa phun.
G. GIÔNG VÀ BÃO
Loại trừ THIỆT HẠI:
•gây ra bởi :
 nước tràn ra khỏi các nguồn nước của bất kỳ nguồn nước tự nhiên hay
nhân tạo nào, các hồ chứa nước, kênh đập hay bất kỳ các thiết bị hay ống dẫn nước,
 lụt từ biển cho dù do bão hay các nguyên nhân nào khác.
•gây ra do đóng băng, lún sụt lở đất,
•của bạt che, bình phong, biển quảng cáo hay các trang thiết bị lắp đặt phía
ngoài, cửa, hàng rào và các tài sản di động khác để ngoài trời,
•của các công trình đang xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhưng loại trừ khi tất cả
các cửa ra vào, cửa sổ, hay tất cả các ô mở khác đã được hoàn thành để bảo vệ
chống giông bão,
•do nước hay mưa ngoại trừ nước hay mưa tràn vào nhà qua các lỗ hổng của
cấu trúc do tác động trực tiếp của giông, bão.
PTI không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất dưới mức khấu trừ
được nêu trong Giấy chứng nhận bảo hiểm . Mức khấu trừ được áp dụng cho
mỗi và mọi tổn thất ở mỗi địa điểm riêng rẽ sau khi đã áp dụng quy tắc tỷ lệ
(bảo hiểm dưới giá trị).
H. GIÔNG, BÃO, LỤT.
Loại trừ THIỆT HẠI:
•gây ra bởi đóng băng, lún sụt lở đất,

•của bạt che, bình phong, biển quảng cáo hay các trang thiết bị lắp đặt phía
ngoài, cửa, hàng rào và các tài sản di động khác để ngoài trời,
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Định
•Của các công trình đang xây dựng, cải tạo, sửa chữa trừ phi tất cả các cửa ra
vào, cửa sổ, hay tất cả các ô mở khác đã được đóng chặt để bảo vệ chống giông bão,
•Do mưa ngoại trừ nước mưa tràn vào nhà qua các lỗ hổng của cấu trúc do tác
động trực tiếp của giông, bão,
•Do nước tràn từ bể chứa nước, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn nước.
I. TRÀN NƯỚC TỪ CÁC BỂ VÀ THIẾT BỊ CHỨA NƯỚC HAY
ĐƯỜNG ỐNG DẪN NƯỚC nhưng loại trừ THIỆT HẠI:
•do rò rỉ hay thoát nước từ các hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler,
•của ngôi nhà bỏ trống hay không được sử dụng.
J. ĐÂM VA DO XE CỘ HAY SÚC VẬT
•Các rủi ro loại trừ :
PTI không bồi thường cho các THIỆT HẠI:
a) Gây ra bởi:
- nổi loạn, bạo động dân sự, bãi công, sa thải công nhân trừ khi những rủi ro
D được quy định nhận bảo hiểm trong Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng chỉ với
phạm vi bảo hiểm đã quy định của rủi ro đó,
- chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, (chiến sự dù có
tuyên chiến hay không tuyên chiến), nổi loạn, nội chiến,
- nổi loạn, khởi nghĩa, quần chúng, cách mạng, binh biến, bạo động, đảo
chính, lực lượng quân sự tiếm quyền, thiết quân luật hay tình trạng kiểm soát các
biến cố, nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố hay duy trì tình trạng thiết quân luật
hay giới nghiêm.
b) Của bất kỳ tài sản nào hay bất cứ một tổn thất hay chi phí nào bắt nguồn từ
hoặc phát sinh từ hay những tổn thất có tính chất hậu quả hay do ảnh hưởng một
phần của hay do phát sinh từ:

- bất kỳ loại nguyên liệu vũ khí hạt nhân nào,
- phóng xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân. Riêng đối với
điểm loại trừ này từ “đốt cháy” sẽ bao gồm bất cứ quá trình tự phân huỷ nào của
phản ứng phân hạch hạt nhân.
c) Của bất kỳ máy móc, thiết bị hay bất kỳ bộ phận điện nào có nguyên nhân
bắt nguồn hay gây ra bởi chạy quá tải, quá áp lực, chập điện, tự đốt nóng, rò rỉ điện
Sinh viên: Trịnh Thị Thu Hiên Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 52A
25

×