Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010 NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.63 KB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010
NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT LAI CHÂU

Sở NN & PTNT Lai Châu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lai Châu được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
01/01/2004 theo quyết định số 01/QĐ - UB ngày 01/01/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai
châu về việc thành lập các cơ quan chuyên môn của UBND Tỉnh Lai Châu.
Sau hơn một năm thành lập và đi vào hoạt động (tính đến ngày 01/3/2005), biên chế
của Sở là 193 người. Khắc phục mọi khó khăn về trụ sở làm việc, nhà ở cho CBCNV, đa số
CBCNV mới được tuyển dụng còn non trẻ thiếu kinh nghiệm công tác.…. Sở Nông nghiệp
& PTNT tỉnh Lai Châu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2004 với các chỉ tiêu
đạt được cụ thể như sau:
- Sản xuất lương thực tăng 8,9% đưa bình quân lương thực đầu người từ 285
kg/người năm 2003 lên 330 kg/người năm 2004. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm
đạt 105.750 tấn, trong đó riêng thóc đạt 83.534 tấn, thóc ruộng đạt 73.196 tấn.
- Tổng đàn gia súc tăng 5 - 6%, dập tắt dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2004
và ngăn không cho phát dịch đầu nưam 2005.
- Trồng rừng mới: 1.568,6 ha; Chăm sóc rừng trồng: 2.611 ha, đạt 100% KH giao.
Bảo vệ rừng: 33.237,5 ha đạt 100% KH giao. Khoanh nuôi tái sinh: 66.786 ha. Đưa tỷ lệ che
phủ rừng Lai Châu từ 32% năm 2003 lên 35% năm 2004.
Đạt được những kết quả trên là do có sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc
sở trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt là trong khâu tuyển dụng nhân sự
đã chú ý tuyển chọn những cán bộ có đức có tài, có trình độ cao; bố trí phù hợp với nhiệm
vụ công tác của từng đơn vị và năng lực chuyên môn của cá nhân.
Trong thực hiện nhiệm vụ Sở đã chủ động giao cho các cán bộ có kinh nghiệm mỗi
người chịu trách nhiệm hướng dẫn từ một đến hai cán bộ trẻ trong nội dung công việc của
mình. Bên cạnh đó các cán bộ trẻ mới được tuyển dụng cũng không ngừng học hỏi kinh
nghiệm công tác, quyết tâm cố gắng phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC:


1) Thực trạng nguồn nhân lực từ khi thành lập đến ngày 01/3/2005:
Tổng số CBCNVC của ngành Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lai Châu đến ngày
01/3/2005 là 846 người. Trong đó khối hành chính sự nghiệp là 193 người.
Trong 193 người của khối hành chính sự nghiệp thì:
+) Tính theo thời gian công tác trong ngành:
+ Số người điều động khi chia tách tỉnh từ 01/01/2004: 94 người = 48,7 %;
+ Số tiếp nhận, tuyển dụng từ sau 01/01/2004: 99 người = 51,3 %;
+) Chia theo trình độ:
Thạc sĩ: 01 người, đạt tỷ lệ: 0,52 %;
Đại học: 95 người, đạt tỷ lệ: 49,12 %;
Cao đẳng: 06 người, đạt tỷ lệ: 3,1 %;
THCN: 79 người, đạt tỷ lệ: 40,93 %;
Còn lại: 12 người, đạt tỷ lệ: 6,35%;
+) Trong tổng số 95 người có trình độ đại học, chia theo chuyên môn có:
Đại học Lâm nghiệp: 37 người, chiếm tỷ lệ: 38,95 %;
Đại học Nông nghiệp: 22 người, chiếm tỷ lệ: 23,16 %;
Đại học Chăn nuôi thú y: 18 người, chiếm tỷ lệ: 20,00 %;
Đại học Thuỷ lợi: 10 người, chiếm tỷ lệ: 10, 35 %;
Đại học khác: 8 người, chiếm tỷ lệ: 8,42 %;
+) Chia theo giới tính:
Nam: 129 người, chiếm tỷ lệ: 66,84 %;
Nữ: 65 người, chiếm tỷ lệ: 33,16 %;
+) Chia theo thành phần dân tộc:
Dân tộc Kinh: 163 người, chiếm tỷ lệ: 84,45 %;
Các dân tộc khác: 30 người, chiếm tỷ lệ: 15,55 %;
+) Tuổi đời bình quân toàn Sở là: 35,04 tuổi;
(Chi tiết tại biểu số 01, 02 đính kèm)
2) Thực trạng đội ngũ CBCC mới tiếp nhận, tuyển dụng năm 2004:
+ Số tiếp nhận, tuyển dụng năm 2004 là 99 người, chiếm tỷ lệ: 51,3 %;
+) Trong số 99 người tiếp nhận, tuyển dụng năm 2004 có:

Đại học: 58 người, chiếm tỷ lệ: 58,6 %;
Cao đẳng: 5 người, chiếm tỷ lệ: 5,05 %;
TH chuyên nghiệp: 33 người, chiếm tỷ lệ: 33,33 %;
Dân tộc ít người: 09 người, chiếm tỷ lệ: 9,89 %;
Phụ nữ: 31 người, chiếm tỷ lệ: 31,3 %;
Tuổi đời bình quân: 33,3 tuổi.
3) Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại:
Với đội ngũ CBCC trong năm 2004 còn mỏng, tỷ lệ CBCC có trình độ từ cao đẳng
trở lên chỉ chiếm 52,74 % nên chưa đủ về chất lượng, số lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
hiện tại. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực làm việc không kể thời gian, bất chấp điều kiện khó khăn
Trong năm 2005 với việc được giao thêm gần 60 biên chế Ban Giám đốc Sở quyết
tâm nâng tỷ lệ lên trên 65% CBCC có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên để ngày càng đáp
ứng và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TỚI NĂM 2010:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ của ngành tới năm 2010:
1.1. Một số mục tiêu cụ thể:
Giá trị sản xuất toàn ngành đến năm 2010 đạt 930,1 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng
bình quân hàng năm 7 – 8%/năm, trong đó:
- Nông nghịêp tăng 7,2%, trong đó: Trồng trọt tăng 5,3%/năm, Chăn nuôi tăng
10,8%/năm, dịch vụ tăng 13,5%/năm.
- Thủy sản tăng 10,8%/năm
- Lâm nghiệp tăng 6,5%/năm, độ che phủ của rừng đạt 50%.
Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng mạnh mẽ tỷ
trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Cơ cấu phát triển của ngành theo giá trị sản
xuất tương ứng nông nghiệp 68,9%, lâm nghiệp 30%, thủy sản 1,29 %.
2. Nhiệm vụ và giải pháp:
2.1. Phát triển sản xuất cây lương thực:
Tập trung cho chương trình chọn tạo, nhân giống cây trồng trước hết là các giống
lúa lai, Ngô lai, xã hội hoá, sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh. Đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao giá trị, chất

lượng trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Xây dựng nhiều cánh đồng, trang trại, hộ gia
đình đạt 50 triệu đồng/ha/năm.
Dự kiến đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 144860 tấn, bình quân
tăng lương thực bình quân đầu người đạt 388 kg/người/năm.
- Lúa Đông xuân: Diện tích 7500ha, sản lượng đạt 37500 tấn,
- Lúa mùa: Diện tích 17500 ha, sản lượng đạt 69510 tấn.
- Lúa nương: Diện tích 7000 ha(giảm 2185 ha so với năm 2005), sản lượng đạt 8400
tấn.
- Ngô: Tổng diện tích 19000 ha sản lượng đạt 29450 tấn.
2.2. Cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu
Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp ngắn ngày (Đậu tương, lạc ) và rau đậu có
hiệu quả kinh tế cao; hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến tại chỗ, áp
dụng các công nghệ sinh học tiên tiến, không sử dụng hóa chất; sản xuất các loại nông sản
- Đậu tương: Diện tích trồng cây Đậu tương 5000 ha. Đẩy mạnh trồng đậu tương
xuân trên đất ngô năng suất thấp, ruộng lúa 1 vụ. Sử dụng giống mới, thực hiện thâm canh
phấn đấu đạt năng suất bình quân 10 tạ/ha, sản lượng đạt 5000 tấn.
- Cây lạc: Diện tích 3.141 ha, mở rộng diện tích lạc xuân trên đất 1 vụ lúa tập trung ở
Tam đường 1.509 ha, Than Uyên 357 ha, Phong thổ 666 ha. Sử dụng giống mới, thực hiện
thâm canh phấn đấu đạt năng suất 10 tạ/ha, sản lượng đạt 3.141 tấn, bình quân tăng
14,2%/năm.
2.3. Cây công nghiệp dài ngày.
- Cây Chè: Nâng cấp, đổi mới công nghệ và thiết bị các nhà máy sản xuất chè hiện
có để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu được; Liên doanh hợp tác với nước ngoài để xây dựng
một số nhà máy chè hiện đại; Liên kết với các nhà máy tinh chế.
Dự kiến đến năm 2010 diện tích chè đạt 5100 ha, tập trung ở Tam Đường 1500 ha,
Than Uyên 1800 ha, Sìn hồ 500 ha. Thị xã Lai Châu 1300 ha Phấn đấu đạt năng suất chè
bình quân 70 tạ/ha, sản lượng đạt 21000 tấn, bình quân tăng 5,3%/năm
- Cây Thảo quả: Cây Thảo quả trồng dưới tán rừng có giá trị kinh tế cao cần được
quan tâm đầu tư phát triển. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích trồng thảo quả đạt 3.500 ha,
sản lượng đạt 700 tấn.

- Cây ăn quả: Mục tiêu phát triển cây ăn quả trở thành cây hàng hóa quan trọng, góp
phần xóa đói giảm nghèo, đến năm 2010 đưa diện tích cây ăn quả lên 1.225 ha, sản lượng
quả các loại đạt 5.807 tấn. Xây dựng các vùng cây ăn quả tập trung gắn với cơ sở chế biến
và được bảo quản với công nghệ cao phục vụ xuất khẩu và du lịch trên địa bàn.
2.4. Chăn nuôi.
- Chăn nuôi: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án phát triển Bò giống và chuyển giao
công nghệ chăn nuôi bò thịt, chương trình nạc hoá đàn lợn, phát triển mạnh mạng lưới dịch
vụ giống vật nuôi, thuốc thú y, thức ăn gia súc, đặc biệt là ở các xã vùng cao, vùng sâu.
Đàn gia súc, gia cầm ngày càng được đầu tư phát triển theo hướng hàng hóa. Nhịp độ
phát triển ngành chăn nuôi trung bình đạt 10,6%. Đến năm 2010 dự kiến đàn Trâu có
103910 con, tăng bình quân 4,1%/năm; đàn Bò có 18000 con, tăng bình quân 7,1%/năm;
đàn Dê có 21400 con, tăng bình quân 5%/năm; đàn Lợn có 203000 con, tăng bình quân
5,2%/năm; đàn gia cầm có 1.000.000 con, bình quân tăng 9,4%/năm.
2.5. Thủy sản.
Quy hoạch Phát triển thủy sản đến năm 2010 tầm nhìn 2020 ưu tiên đầu tư xây dựng
các trại sản xuất giống, đẩy mạnh công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản cho nông dân.
Tận dụng triệt để diện tích mặt nước ao hồ đưa vào sản xuất, nuôi trồng thủy sản
nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong toàn tỉnh, chuẩn bị tốt các điều kiện để khai thác
nguồn lợi nuôi cá lồng bè trên diện tích ngập lụt thủy điện Sơn La trong tỉnh. Củng cố hệ
Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 đạt 7.100 ha (trong đó diện tích ao hồ
600 ha, diện tích lòng hồ sông đà 6.500 ha), sản lượng khai thác: 1.590 tấn, bình quân tăng
10,89%/năm, cá giống các loại 20 triệu con.
2.6. Lâm nghiệp.
Phát triển nghề rừng gắn với với việc ổn định và cải thiện dân cư miền núi, đặc biệt
là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; Tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh
nuôi tái sinh, bảo vệ rừng; Tạo điều kiện cho miền núi phát huy thế mạnh về lâm nghiệp.
Kết hợp trồng rừng với khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tạo nguồn nguyên liệu cho phát
triển ngành công nghiệp chế biến như sản xuất giấy và bột giấy, ván dăm, hàng mộc gia
dụng

Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn dự án 5 triệu ha rừng. Đẩy nhanh tiến độ giao
đất giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng. Trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã xác
định tiến hành nghiên cứu thị trường gắn vùng nguyên liệu với chế biến. Trước mắt tập
trung đầu tư hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình đầu tư trồng rừng sản xuất cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột giấy. Đưa diện tích đất có rừng từ 317.279 ha
năm 2005 lên 453.256 ha đến năm 2010, độ che phủ rừng đạt 50% năm 2010.
Nội dung đầu tư phát triển:
- Trồng rừng tập trung: 20.000 ha, (bình quân hàng năm trồng 4.000 ha); trong đó
rừng phòng hộ 10.000 ha, trồng rừng sản xuất 10.000 ha.
- Khoanh nuôi tái sinh rừng mới: 112.097 ha.
- Bảo vệ rừng: tập trung bảo vệ 320.340 ha rừng hiện có.
- Sản phẩm khai thác lâm sản chủ yếu đến năm 2010:
+ Gỗ tròn 12.000m3/năm; Củi khai thác 330.000 ste/năm; Tre luồng 24.000 tấn/năm;
nguyên liệu giấy 90.000 tấn/năm.
2.7. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Nâng cấp nhà máy chế biến giấy lên công suất 30.000 tấn/năm.
- Đầu tư xây dựng nhà máy ván dăm (Sìn Hồ) công suất 2.000 tấn/năm.
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh (Tam Đường) công suất 2.000
tấn/năm.
- Xây dựng 3 nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại huyện Than uyên và Phong Thổ
và Thị xã Lai Châu.
- Xây dựng 1 nhà máy chế biến chè Shan tại Sìn Hồ.
- Xây dựng 1 cơ sở chế biến thảo quả ở huyện Phong Thổ; 3 cơ sở chế biến đậu
tương ở huyện Phong thổ, Tam Đường, Than Uyên.
- Hỗ trợ mua sắm 1 số loại máy móc chế biến bảo quản hàng hóa nông sản sau thu
hoạch như Đậu tương, xay xát gạo hàng hóa, bột sắn, miến dong, hoa quả
Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, Mây tre đan, đồ
mộc, sản xuất đồ kim khí, nông cụ cầm tay, các đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu và
du lịch.
2.8. Thủy lợi:

Phát triển nhanh hệ thống thủy lợi ở tất cả các vùng, khôi phục và sữa chữa nâng cấp
và mở rộng hệ thống thủy lợi đã có, xây dựng các hồ chứa nước vừa phục vụ cho sản xuất
vừa cải thiện nguồn nước sinh hoạt cho dân cư. Dự kiến đến năm 2010 xây dựng mới trên
60 công trình và nâng cấp 300 công trình thủy lợi (Trong tổng số 989 công trình hiện có) và
kiên cố hoá kênh mương cho 300 km (Trong tổng số trên 1000 kênh đất) phục vụ cho mục
đích tưới; 4 hồ chứa (Dung tích 25 triệu m3). Đưa diện tích đất nông nghiệp được tưới ổn
định cho vụ chiêm xuân lên 7500 ha, vụ mùa lên 17500 ha.
- Công trình nước sinh hoạt: Mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ dân số nông thôn được cấp
nước sinh hoạt trên 80%, nhiệm vụ là vừa cải tạo, nâng cấp các công trình đã có và đầu tư
xây dựng mới trên 400 công trình cấp nước sinh hoạt. 70% số gia đình khu nông thôn thực
hiện tốt công tác vệ sinh môi trường.
2.9. Quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ nông lâm nghiệp:
- Cũng cố hệ thống tổ chức Trung tâm khuyến nông, mỗi huyện thị thành lập trạm
khuyến nông huyện, thị, mỗi xã phường có 1 cán bộ khuyến nông xã.
- Thành lập trạm kiểm dịch động, thực vật nội địa; Phát triển các đại lý thuốc BVTV,
thuốc thú y để tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất, đặc biệt là nhân dân ở vùng cao
vùng xa, mỗi xã hoặc trung tâm cụm xã bố trí 1 đại lý dịch vụ thuốc thú y, BVTV.
- Xây dựng 1 trại giống lúa cấp I tại Tam Đường.
- Phát triển mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, Công ty lương thực, mở rộng dịch vụ
tư nhân, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, bao tiêu sản
phẩm.
- Xây dựng 3 cơ sở sản xuất giống cây ăn quả tại Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên,
Củng cố nâng cấp 5 vườn ươm giống cây lâm nghiệp.
- Xây dựng 3 cơ sở dịch vụ phối giống Bò và 2 cơ sở dịch vụ phối giống lợn bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo, khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trại chăn nuôi gia cầm.
- Xây dựng trại giống thủy sản cấp I của tỉnh, công suất 40 triệu con cá bột/năm,
khuyến khích hỗ trợ 2 cơ sở sản xuất giống thủy sản tư nhân ở Than Uyên và Phong Thổ.
Xây dựng các điểm ươm giống tại hộ gia đình mỗi huyện 3- 4 điểm.
3. Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành tới năm 2010:
Để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ được giao của ngành. Đến năm 2010 nhu cầu CBCC

quản lý hành chính, sự nghiệp của Sở Nông nghiệp & PTNT Lai Châu là 360 người. Tỷ lệ
CBCC có trình độ từ đại học trở lên thấp nhất là 78 %.
(Chi tiết tại biểu số 03 đính kèm)
4. kế hoạch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực tới năm 2010:
a/ Đối với cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp quản lý:
Hiện nay số CBCC có trình độ cao đẳng là 6 người, trình độ trung học chuyên
nghiệp là 79 người. Để đạt được chỉ tiêu cán bộ trong năm 2005 và giai đoạn từ nay đến
2010. Sở thực hiện một số các giải pháp sau:
*/ Đội ngũ CBCC hiện tại đang làm việc mà chưa có trình độ đại học, có độ tuổi
dưới 40 tuổi tính đến thời điểm năm 2005 là 33 người. Sở sẽ gửi đi đào tạo đại học tại các
cơ sở đào tạo khoảng 75% (tức là khoảng 25 người) đối với những cán bộ trẻ, có năng lực,
có ý trí vươn lên và ở vị trí công tác mà đơn vị cần có cán bộ có trình độ và năng lực. Cụ
thể:
- Năm 2004 đã đi học đại học 04 người.
- Năm 2005 học chuyển đổi từ bằng cao đẳng sang bằng đại học 01 người, cử đi học
đại học chuyên ngành 3 người.
- Năm 2006 học chuyển đổi 2 người, học đại học 4 người.
- Năm 2007 học chuyển đổi 3 người, học đại học 4 người.
- Năm 2008 học đại học 2 người.
- Năm 2009 học đại học 1 người.
- Năm 2010 học đại học 1 người.
Các chuyên ngành được cử đi đào tạo gồm thuỷ lợi: 02 người, thuỷ sản: 03 người,
trồng trọt: 11 người, kế toán: 8 người, CNTT: 1 người.
*/ Công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ:
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đảm bảo chỉ tiêu chất lượng CBCC do tỉnh giao.
Năm 2005 và giai đoạn 2005 đến 2010 Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ tuyển dụng cán bộ làm
công tác chuyên môn có trình độ đại học trở lên, ưu tiên bằng khá giỏi và đúng chuyên
ngành cần tuyển.
b/ Đối với cán bộ địa phương (xã):
Trong tình hình thực tế của tỉnh Lai Châu hiện nay là tỉnh nghèo, kinh tế nông

nghiệp, nông dân là đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ nhiều, đội ngũ lãnh đạo chính quyền địa
phương (xã, thị trấn) phần lớn chưa có trình độ chuyên môn nông nghiệp.
Chủ trương của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lai châu trong những năm tới sẽ nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt các xã, (mỗi xã 02 người), đặc biệt trú trọng
nâng cao trình độ kỹ thuật nông nghiệp. Đối tượng được cử đi đào tạo là lực lượng trẻ,
người địa phương, có trình độ văn hoá đáp ứng yêu cầu đào tạo, có năng lực và ý trí phấn
đấu vươn lên…
Như vậy trong những năm tới, nhu cầu đào tạo trình độ đại học cử tuyển hoặc tại
chức chuyên ngành nông nghiệp cho cán bộ chủ chốt xã là 90 xã x 2 người = 180 người.
Đối với lực lượng cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y các xã trong những năm tới tỉnh
cũng có chủ trương đào tạo chuẩn kiến thức chuyên môn cho lực lượng này có trình độ thấp
nhất từ trung cấp trở lên.
IV. NHỮNG ĐỀ NGHỊ:
Để công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lai Châu
nói riêng, các sở ban ngành của các tỉnh Tây Bắc nói chung có được đội ngũ cán bộ có trình
độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh
Lai Châu xin đề nghị với trường đại học Tây Bắc nói riêng, các cơ sở đào tạo nói chung một
số ý kiến sau:
- Cần quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo (vì thực
chất khi tuyển dụng cán bộ chúng tôi cũng rất quan tâm tới trường đào tạo cán bộ đó, hay
khi cử cán bộ đi học cũng là học ở những trường có uy tín).
- Nên liên kết với các sở ngành các tỉnh tổ chức đào tạo tại chỗ và phải đảm bảo chất
lượng đào tạo (chánh tình trạng đào tạo thiếu đầy đủ, người đi học chỉ chủ yếu có bằng cấp,
các cơ sở đào tạo thì có kinh phí như một số nơi đã từng diễn ra).
- Hàng năm nên có kế hoạch khảo sát nhu cầu đào tạo các chuyên ngành của các sở,
ngành các tỉnh từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo riêng cho khu vực Tây Bắc.
- Có hình thức đào tạo đại học nông lâm nghiệp cho cán bộ chủ chốt các xã theo chế
độ cử tuyển hoặc tại chức.
- Riêng đối với trường Đại học Tây bắc. Hiện nay Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lai
Châu chưa có cán bộ nào trưởng thành từ đại học Tây bắc về công tác tại Sở. Mặt khác, do

mới thành lập nên uy tín của trường cũng chưa lan rộng. Trong những năm trước mắt Sở
Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lai Châu cũng chưa có kế hoạch liên kết hay gửi cán bộ đi đào
tạo tại trường Đại học Tây Bắc (đây cũng có thể là tình hình chung của các sở, ngành các
tỉnh). Nên để có thể thay đổi được thực tế trên, thu hút nhân lực, vật lực về trường Đại học
Tây Bắc và thực hiện được chức năng đào tạo cán bộ có trình độ cho các tỉnh Tây Bắc. Nhà
trường cần có những bước đột phá trong công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học và
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất của các tỉnh Tây Bẵc như:
+ Triển khai ứng dụng các mô hình VAC, VACR, các mô hình nông lâm kết hợp.
+ Tăng cường các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác trên đất dốc cho nông dân, đặc biệt
là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Liên kết với các Sở, ngành các tỉnh tập huấn kỹ năng, kỹ thuật TOT, PRA, RRA
cho cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, các cán bộ thôn bản.
+ Kết hợp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ với đào tạo tiếng dân tộc…
Như vậy với tiêu đề của hội thảo là “Hội thảo Hiện trạng, nhu cầu nguồn nhân lực
một số ngành của các tỉnh Tây Bắc và vai trò của trường Đại học Tây Bắc” chúng ta có thể
thấy nhu cầu cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
công tác của Sở Nông nghiệp & PTNT Lai Châu nói riêng các Sở, ngành, các tỉnh Tây Bắc
nói chung là rất lớn. Trong nhu cầu đó, xét ở góc độ hiện tại thì vai trò của trường Đại học
Tây Bắc chưa thực sự lớn, chưa thể thực hiện được tốt nhiệm vụ của nhà trường đào tạo độ

NHU CẦU CÁN BỘ HIỆN TẠI


Số hiện tại Nhu cầu hiện tại Trình độ chuyên môn
Số TT
Chuyên ngành
đào tạo
T
ổng
số

Nữ
Người
dân tộc
Tổng
số
Nữ giới
Ng
ười
dân tộc
Tiễn sĩ Thạc sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Còn lại
1
Chuyên ngành Chăn
nuôi
52 20 7 57 20 10 24
2
Chuyên ngành Trồng
trọt, BVTV
42 14 9 52 14 12

10

3
Chuyên ngành Lâm
nghiệp
44 9 6 46 9 6 39

4
Chuyên ngành Chế biến
N- LS
1 0 0 1 0 0

0

5 Chuyên ngành Thuỷ lợi 13 2 1 23 2 4 20
6 Chuyên ngành Thuỷ sản 3 2 0 5 2 0

2

7 Các chuyên ngành khác 38 18 7 66 20 10 38 8 18
Tổng cộng 193 65 30 250 67 42

133 8 18


Ghi chó: Riªng c¸n bé
cã tr×nh ®é chuyªn m«n
lµ ngêi d©n téc kh«ng
giíi h¹n



×