Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu địa mạo phục vụ du lịch (lấy ví dụ vùng Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.86 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO
PHỤC VỤ DU LỊCH
(lấy ví dụ vùng Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)
ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÂP
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
MÃ SỐ: QT-04-20
Chủ trì đề tài: PGS TS Vũ Văn Phái
Các cán bộ tham gia: Th.s NCS Nguyễn Hiệu
NCS Hoàng thị Vân
ỌTI 005 -3-1
H à nội, 2005
I
BÁ O CÁO T Ó M TẮT
a. Tên đề tài (hoặc dự án), mã số.
Tên dề tài: NGHIÊN c ú u ĐỊA MẠO PHỤC v ụ DU LỊCH (LAY v í DỤ VÙNG
PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN)
M ã số: QT-04-20
b. Chủ trì đề tài (hoặc dự án):
P G S T S V ũ Văn Phái
c. Các cán bộ tham gia:
T h .s Nguyễn Hiệu
NCS Hoàng Thị Vân
d. M ục tiêu và nội dung nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: xác lập cơ sở khoa học của việc nghiên cứu địa m ạo trong
việc sử dụng hợp lý lãnh thổ nói chung và trong du lịch nói riêng.
N ội dung nghiên cứu của đề tài gồm:
1. Phân tích địa hình như là một loại tài nguyên thiên nhiên;
2. Phân tích đánh giá địa hình phục vụ cho du lịch;
3. Phân tích địa mạo vùng Phan Thiết để làm sáng tỏ các kết quả trên.


Nhiệm vụ. Để đạt được mục tiêu và thực hiện được các nội dung nêu trên, đề tài
cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
1. Thu thập và phân tích các loại tài liệu liên quan đến việc đánh giá địa hình
cho các m ục đích sử dụng khác nhau, trong đó nhấn m ạnh đối với các hoạt
động du lịch
2. Tiến hành khảo sát địa m ạo vùng Phan T hiết
3. Phân tích các kết quả và viết báo cáo tổng kết đề tài.
e. Các kết quả đạt được
Sau khi nghiên cứu, đề tài đã đạt được m ột số kết quả sau:
4. Đ ịa mạo học là m ột lĩnh vực khoa học cơ bản trong khối các Khoa học về
Trái đất. G iống như sinh thái học, địa m ạo học cũng là m ột khoa học tổng
hợp phải sử dụng nhiều kiến thức của các m ôn khoa học cơ bản khác (toán
học, vật lý, hoá học, triết học, v.v.) nhằm giải thích bản chất của địa hình m ặt
đất là gì, được hình thành và phát triển như th ế nào trong không gian và theo
• thời gian. Việc giải thích đúng đắn bản chất của địa hình ở những quy m ô
khác nhau có được chỉ khi phân tích đầy đủ thông tin từ các m ôn khoa học
khác dưới góc độ các quy luật hoạt đ ộng của các quá trình địa mạo.
I
n
5. Đ ịa mạo học còn là một khoa học ứng dụng vừa gián tiếp, vừa trực tiếp trong
đời sống kinh tế-xã hội của con người, đạc biệt trong mấy th ập kỷ qua khi
đối m ặt với những vấn đề về môi trường. Để có thể m ang lại hiệu quả cao về
m ặt này, địa hình mặt đất bao gồm cả địa hình tự nhiên lẫn địa hình nhân
tạo , phải được xem như là m ột loại tài nguyên đặc biệt có ý nghĩa rất quan
trọng đối với đời sống của con người từ xa xưa đến nay. Chẳng hạn, Vạn Lý
Trương Thành ở Trung Quốc trước đây được xây dựng để chống sự xâm
lược, thì nay lại phục vụ rất đắc lực trong hoạt động du lịch của nước này,
hay hệ thống đê sông ở đồng bằng Bắc Bộ, lúc đầu con người tạo ra để chống
lũ, nhưng giờ đây nó còn được sử dụng trong giao thông, v.v. V ì vậy, cần
nhận thấy rằng, nếu sử dụng địa hình quá mức hoặc không tuân thủ theo quy

luật tiến hoá của nó, thì chính con người sẽ phải hứng chịu hậu quả khó
lường trước.
6. M ột trong những ứng dụng m ang lại hiệu quả nhất của địa mạo học là trong
các hoạt động du lịch. Trước hết địa hình là nền tảng tự nhiên để tạo nên các
cảnh quan địa lý-một trong nững thắng cảnh hấp dẫn khách du lịch. Đ ể đánh
giá địa hình phục vụ cho du lịch, người ta sử dụng 4 chỉ tiêu rất cụ thể là: 1)
Khả năng đi lại; 2) mức độ bao quát; 3) tính đa dạng và 4) tính đặc thù. c ả 4
chỉ tiêu này đều được xác định dựa vào các tham số vể nguồn gốc, đặc trưng
hình thái và trắc lượng hình thái của đ ịa hình (độ cao tương đối, tuyệt đối,
mức độ chia cắt ngang, chia cắt sâu, độ dốc, hướng sườn, V.V.).
7. V ùng Phan Thiết là m ột trong những khu vực ven biển nước ta có đầy đủ các
chỉ tiêu nêu trên. Trước hết là tính đa dạng: Vùng Phan Thiết tồn tại nhiều
địa hình với nguồn gốc, tuổi và quy m ô khác nhau. Từ nguồn gốc bóc m òn
do quá trình sườn đến nguồn gốc sông, biển, gió, v.v. với các dạng trung địa
hình như bề m ặt cao nguyên cát đỏ ở khu vực sân bay Phan Thiết, phía nam
huyện Hàm Thuận Bắc, các hệ thống cồn cát đàn di chuyển, thung lũng suối
Tiên đến các vi dạng địa hình, đặc biệt là các dạng phá huỷ. Chính các thành
tạo địa hình này cũng đã làm cho vùng Phan T hiết có tính đặc thù riêng-là
nơi duy nhất có cao nguyên cát đỏ ư V iệt N am, đồng thời có cả karst giá.
Khả năng đi lại đễ dàng và tính bao quát được thể hiện ở địa hình phần lớn là
cao nguyên và đồng bằng có độ cao tuyệt đối chỉ khoảng 200 mét, v.v.
8. Khi sử dụng địa hình và các quá trình đ ịa mạo phục vụ cho du lịch cần lưu ý
đến m ột số tai biến như trượt lở và lũ quét, đặc biệt đối với các cơ sớ du lịch
bố trí ở rìa khối cát đỏ; chọn thời gian thích hợp trong năm cho từng loại
hình du lịch.
f. Tình hình kinh phí của đề tài (hoặc dự án)
II
IU
Kinh phí được cấp để thực hiện đề tài là: 10.000.000,00 đồng (mười triệu đồng)
Khoa quản lý

(K ý và ghi rõ họ tên)
Chủ trì đề tài
(K ý và ghi rõ họ tên)
PG S TS V ũ Văn Phái
TRƯỜ NG ĐẠI HỌ C K H O A H Ọ C T ự N HIÊN
III
IV
SCIENTIFIC PROJECT
BRANCH: GEOGRAPHY PROJECT CATEGORY: NATIONAL LEVEL
1. Title: G eomorphological study for tourism (case study: Phan T hiet area,
Binh Thuan province)
2. Code: QT-04-20
3. M anaging Institution: Hanoi National University
4. Im plem enting Institution: Faculty o f geography, Hanoi university o f
Sciences
5. D irector: Prof. Doctor Vu V an Phai
6. Coordinators: M aster Nguyen Hieu
Ph.D Candidate Hoang Thi Van
7. D uration: 2004
8. B udget: 10 million VN D
9. M ain results:
• Content and G oals
Goals'.
Determ ine the scientific theories in studying geom orphology for land
m anagem ent, focus on tourism
Contents
> Studying topography as a special resources
> A nalysis and evaluate topography for tourist activities
> Case study: Phan Thiet in Binh Thuan province
Im plim entations

> Collecting docum ents concern geom orphologic application for
land managem ent, concentrates on tourist activities.
> Field survey in Phan Thiet, Binh Thuan province
> A nalyzing data and finishing reports
• M ain results
A ccording to results of geom orphologic application for tourism , case study
in Phan Thiet, Binh Thuan, we have found that:
It has been said that geom orphology is concerned with the study of the form ,
processes and the evolution o f the landform . Therefore, geom orphology is deal
with m any other sciences such as M aths, physic, chem istry, p hilosop hy As a
IV
V
consequence, we can’t understand essence o f landform s unless having a thorough
grasp of all inform ation in other studies.
G eom orphologic applications now are very useful in our socio-economic,
especially in environment. In fact, landform , including natural and hum an
landform, is a special resource. For exam ple, The Great W all o f China, a m ilitary
work in the past, is now fam ous on tourism, however tourist activities there made a
great contribution in economic. Consequently, it is necessary to study landform s so
that we look for a most sensibly way to use them suitably.
There are more and more landform s which are playing im portant roles in
tourism . Landform definitely m akes beautiful sightseeing, that attracts tourists.
There are four standards for evaluate landform ’s role in tourism : 1) moving ability;
2) visibility; 3) multiform; 4) specific characteristics. All o f them are determ ined
up on the origin, structure, m orphology (including elevation, relative altitude,
slope, direction of rip )
Phan Thiet, in Binh Thuan province, next to the sea is an exciting area with
dry weather. Firstly, it is possible to see m any landforms in Phan Thiet, that are
different origin, age and size. They are form ed by river, m arine, w ind such as
sandy plateau (in Phan Thiet airport), sand dunes, bar Their existences are the

reasons why Phan Thict is a wonderful place for tourism . However, it is easy for
m oving in there in a large plateau, which is 200m in height.
It is necessary to study carefully natural hazards, for exam ple erosion, flood,
particularly in the border o f sand dunes and suitable time in year for tourist
activities
V
NỘI DUNG BÁO CÁO
MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
Chương 1. M ối quan hệ giữa địa hình và các quá trình địa m ạo với các 4
hoạt động kinh tế-xã hội
1.1. N hận xét chung 4
1.2. Địa hình là m ột loại tài nguyên thiên nhiên 5
1.3. M ột số hướng nghiên cứu địa m ạo ứng dụng trong giai đoạn hiện 14
nay
1.4. Vai trò của địa m ạo trong đánh giá tiềm năng khai thác phục vụ 20
du lịch
Chương 2 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-nhân văn vùng Phan T hiết 33
2.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu 33
2.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên 33
2.3. Đặc điểm địa chất 38
2.4. Đặc điểm dân cư, kinh tế 42
Chương 3 Đặc điểm địa m ạo vùng Phan Thiết 49
3.1. N guyên tắc thành lập bản đồ địa m ạo 49
3.2. Đ ặc điểm địa mạo 49
3.3. Lịch sử phát triển địa hình Irong Đ ệ tứ 63
3.4. Đ ộng lực phát triển địa hình trong giai đoạn gần đây 65
Chương 4 Phân tích địa m ạo phục vụ du lịch vùng Phan Thiết 72
4.1. Tài nguyên phục vụ du lịch vùng Phan Thiết 72
4.2. Phát triển du lịch vùng Phan Thiết 77

4.3. M ột số vấn đề địa m ạo cần lưu ý trong hoạt động du lịch ở vùng 79
Phan T hiết
Kết luận 83
Tài liệu tham kháo 85
MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “Địa mạo học” đã được đưa vào văn liệu các khoa học về Trái
Đất từ cuối thế kỷ XIX. Từ một khái niệm, đến nay địa mạo học đã trở thành một
khoa học trong đại gia đình các khoa học về Trái Đất, cũng giống như địa hoá
học, địa vật lý, thuỷ văn học, khí hậu học, địa chất học, v.v. Tuy nhiên, nền tảng
của khoa học địa mạo đã có từ rất lâu đời, khi mà Herodotus (485? - 425 Tr.
CN) đã nói “Ai Cập là món qùa của dòng sông" hoặc quan niệm “hiện tại là
chìa khoá đối với quá khứ' của J. Hotton vào giữa thế kỷ XVIII và ngày càng
phát triển cả vể cơ sở lý thuyết cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó. Trước đây
người ta cho rằng đối tượng nghiên cứu của khoa học địa mạo chỉ là địa hình mặt
đất. Gần đây, các nhà khoa học đều thống nhất rằng đối tượng nghiên cứu của
địa mạo học là toàn bộ địa hình mặt đất và thành phần vật chất liên quan với
chúng [28]. Mục tiêu cụ thể của khoa học địa mạo là xác định ý nghĩa thực tiễn
của các thành tạo địa hình đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhau: tìm
kiếm khoáng sản (hệ thống địa hình<-»thạch quyển), xây dựng công trình (hệ
thống địa hinh<->c0ng trình) và phục vụ nông nghiệp (hệ thống địa hình<-»sinh
quyển) [11]. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu địa hình và các quá trình
địa mạo trên một lãnh thổ nào đó được xem là mối quan tâm hàng đầu hiện nay
để giải quyết các vấn đề về thay đổi môi trường do tác động của con người.
Để đạt được những mục tiêu trên, khoa học địa mạo phải giải quyết một
số nội dung cơ bản sau: 1) Nghiên cứu đặc điểm hình thái-trắc lượng hình thái
địa hình; 2) nghiên cứu nguồn gốc địa hình; 3) xác định tuổi địa hình và lịch sử
phát triển của chúng (theo thời gian); 4) nghiên cứu qui luật phân bô' của chúng
theo tính địa đới và phi địa đới (theo không gian); 5) nghiên cứu các quá trình
địa mạo động lực hiện đại và dự báo sự thay đổi của nó, đặc biệt khi có tác động
của con người và 6) đề xuất các phương án tối ưu khi sử đụng địa hình vào

những mục đích thực tiễn khác nhau trên quan điểm cho rằng địa hình là một
h ạ i tài nguyên thiên nhiên tổng hợp có ỷ nghĩa quyết định đến việc lập k ế hoạch
qui hoạch vờ quản lý lãnli thổ.
Một trong những mục đích đó là sử dụng cho du lịch: một lĩnh vực kinh tế
quan trọng góp phần tăng GDP cho mỗi quốc gia. Nguồn lực quan trọng nhất
trong hoạt động du lịch là các loại tài nguyên thiên nhiên, trong đó địa hình và
các quá trình địa mạo cũng đóng góp rất tích cực. Vì sao địa hình và các quá
trình địa mạo lại có vai trò như vậy? Đê làm sáng tỏ điều này chúng tôi đã chọn
đề tài “Ngltién cứu địa mạo phục vụ du lịch" và để minh chứng cho điều đó
chúng tôi chọn vùng Phan Thiết làm ví dụ.
1
Mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu của đề tài là xác lập cơ sở khoa học của việc nghiên cứu địa mạo trong
việc sử dụng hợp lý lãnh thổ nói chung và trong du lịch nói riêng.
Nội dung của đề tài gồm
1. Phân tích địa hình như là một loại tài nguyên thiên nhiên;
2. Phân tích đánh giá địa hình phục vụ cho du lịch;
3. Phân tích địa mạo vùng Phan Thiết để làm sáng tỏ các kết quả trên.
Nhiệm vụ. Để đạt được mục tiêu và thực hiện được các nội dung nêu trên, đề tài
cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
1. Thu thập và phân tích các loại tài liệu liên quan đến việc đánh giá địa hình
cho các mục đích sử dụng khác nhau, trong đó nhấn mạnh đối với các hoạt
động du lịch
2. Tiến hành khảo sát địa mạo vùng Phan Thiết
3. Phân tích các kết quả và viết báo cáo tổng kết đề tài.
Cơ sở phương pháp luận và phưưng pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận. Cũng như mọi khoa học tự nhiên và xã hội khác,
cơ sở phương pháp luận của khoa học địa mạo là xem xét đối tượng nghiên cứu
của mình-địa hình như là một hệ thống tự nhiên phức tạp, đồng thời là một hệ
thống mở. Mọi hoạt động của hệ thống này đểu phụ thuộc vào quá trình trao đổi

vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Vì thế, sự hình thành và biến
đổi địa hình của hệ luôn luôn xảy ra do tác động của các nhân tố từ bên ngoài
(khách quan) cũng như do sự vận động của các yếu tô cấu trúc nên hệ (chủ quan,
quá trình như vậy được gọi là tự phát triển của hệ). Tất cả các hoạt động nêu trên
hoàn toàn tuân thủ theo phép biện chứng của tự nhiên.
Các phương pliáp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thực hiện đầy đủ các nội dung và
đạt được mục tiêu nghiên cứu. Trong đó, quan tâm nhiều hơn đối với các phương
pháp chuyên ngành, như: phân tích hình thái, trắc lượng hình thái, nguồn gốc,
thành phán vật chất, tuổi và động lực hiện nay cùa địa hình. Các phương pháp
quan sát mô tả, xác định vị trí, chụp ảnh, vẽ các mặt cắt địa hình ngoài thực địa.
Trong quá trình nghiên cứu, còn sử dụng một sô công cụ và thiết bị hiên đại như:
ảnh viễn thám, định vị toàn cầu (GPS), Hệ thông tin địa lý (GIS), v.v. Ngoài ra
còn sử dụng một số phương pháp của các lĩnh vực khoa học khác như thống kê.
xử lý số liệu, phỏng vấn, đánh giá nhanh, v.v. về những vấn đề có liên quan đến
nội dung và mục tiêu của đề tài.
2
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về khoa học: Tập trung phân tích các đặc điểm địa mạo và ý nghĩa của nó
đối với du lịch trong vùng nghiên cứu;
Về không gian: Chủ yếu tập trung cho thành phố Phan Thiết và một vài xã
ven biển của các huyện kế cận (Bắc Bình và Hàm Thuận Nam).
Phan Thiết là một thành phố loại 3 của tỉnh Bình thuận. Trong mấy nãm gần đây,
các hoạt động du lịch trở nên rất sôi động. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã cũng
như các công ty của Việt Nam đã tiến hành xây dựng các khu du lịch của mình ở
đây và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Vì sao vậy?
Hoạt động du lịch của Bình Thuận nói chung và vùng Phn Thiết nói riêng 'S
trong năm 2003 tiếp tục phát triển cả về cơ sở vật chất và lượng khách đến, chất
lượng phục vụ được nâng lên; trong năm ước đạt 1.200.000 lượt khách, tăng
9,1% so năm trước, trong đó khách du lịch quốc tế 80.000 lượt khách. Ngày

khách lưu trú bình quân đạt 1,5 ngày, công suất huy động buồng phòng bình
quân đạt 55%. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch ước
đạt 265 tỷ đồng, tãng 17,2% so với năm trước. Đã tập trung triển khai thực hiện
một số biện pháp cải thiện môi trường đầu tư như: đầu tư cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ phục vụ du lịch; tăng cường công tác quản lý đất đai, thẩm định dự án
nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tăng sức thu hút các dự án đầu tư phát triển
du lịch. Trong năm có thêm 37 dự án đầu tư du lịch được chấp thuận, nâng tổng
số dự án đầu tư du lịch lên 263 dự án với diện tích 687 ha và tổng vốn đăng ký
2.633 tỷ đồng, trong đó có 65 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh, 72 dự án
khởi động xây dựng.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đầu tư các cơ sở hạ tầng ở một số
khu đu lịch còn chậm so với yêu .cầu. Lượng khách du lịch quốc tế giảm do ảnh
hưởng của dịch bệnh SARS. Ngày khách lưu trú còn thấp. Các dịch vụ và loại
hình hoạt động phục vụ du lịch vẫn còn đơn điệu, tình hình ô nhiễm vệ sinh môi
trường tại một sô' khu du lịch chưa giải quyết tốt. Sô' dự án đầu tư du lịch chưa
triển khai được chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số dự án
3
Chương 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊA HÌNH VÀ CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA MẠO VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI
1.1. NHẬN XÉT CHUNG
Địa hình là một trong những hợp phần quan trọng nhất của môi trường địa
lý và được nghiên cứu trong mối tác động tương hỗ lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn
nhau với tất cả các hợp phần khác trong môi trường này, như cấu tạo địa chất,
khí hậu, nước trên mặt (cả nước trên lục địa lẫn nước trong các đại dương), nước
ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và thế giới động vật (trong đó có cả con người).
Ngay từ khi mới xuất hiện, con người đã tác động ngày càng tích cực hơn đến tất
cả các hợp phần này. Mức độ tác động vào tự nhiên của con người ngày càng gia
tăng tuỳ thuộc vào sự phát triển của xã hội loài người. Theo trình độ sử dụng các
công cụ sản xuất, lịch sử loài người được chia thành các thời đại như sau: Thời

đại đồ đá (đá cũ và đá mới), thời đại kim khí (gồm đồ đồng và đồ sắt), thời kỳ
trung đại và thời kỳ hiện đại (hình 1.1 [5]). Còn theo hình thức phát triển kinh tế,
người ta chia ra 4 thời kỳ: thời kỳ sãn bắt và hái lượm, thời kỳ nông nghiệp, thời
kỳ công nghiệp và thời kỳ nguyên tử. Việc phân chia ra các thời kỳ như vậy
không chỉ nói lên trình độ phát triển kinh tế-xã hội, mà còn cho thấy mức độ tác
động vào môi trường tự nhiên của con người.
Hình 1.1: Sự cia tăng dán só ihé giới Irong 500000 năm qua
Chảng hạn, nếu như nhu cầu tối thiểu của con người là ăn và ở, thì địa
hình, nước và lớp phủ thực vật là những hợp phần của môi trường tự nhicn bị tác
động đầu tiên. Đó là vào thời kỳ săn bắt và hái lượm. Vào thời kỳ này. địa hình
4
mặt đất hầu như chưa bị tác động, bởi vì con người lúc bấy giờ chỉ cư trú trong
các hang động, mái đá, hoặc những địa vật có khả năng che chắn đã có sẵn trong
tự nhiên. Do vậy, các hợp phần của tự nhiên bị biến đổi rất ít. Theo thời gian,
những khả năng của con người càng phát triển và nhu cầu của họ càng tăng lên.
Dần dần, họ trở thành chủ thể của tự nhiên bởi những tác động có ý thức của
mình vào tự nhiên nhầm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tãng. Trải qua mấy
trăm nãm của thời kỳ công nghiệp và nguyên tử, các tác động của con người vào
tự nhiên mạnh mẽ đến nỗi làm biến đổi sâu sắc, thậm chí làm mất đi cả một khu
vực tự nhiên và thay vào đó là những công trình do họ làm ra. Khi những biến
đổi này vượt quá khả nãng chống chịu của một hoặc nhiều hợp phần của tự
nhiên, thì các rủi ro và íhảm hoạ sẽ xảy ra. Trước tình hình như vậy, từ cuối thế
kỷ XX, toàn thế giới đã có những hành động nhằm bảo vệ thế giới tự nhiên và
giảm thiểu các thảm hoạ có thể xảy ra. Và các thuật ngữ “bảo vệ môi trường”,
“sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”, v.v. cũng xuất hiện từ đó. Địa hình là
một yếu tô' cơ bản của môi trường, do đó bảo vệ môi trường cũng bao hàm cả
việc “bảo vệ địa hình”. Theo quan niệm hiện nay, địa hình mặt đất cũng là một
loại tài nguyên thiên nhiên, do đó sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cũng
bao hàm trong đó cả việc “sử dụng địa hình một cách hợp lý”.
1.2. ĐỊA HÌNH LÀ MỘT LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1.2.1. Quan niệm về tài nguyên thiên nhiên
Theo định nghĩa chung: ‘'Tai nguyên lù tất cả những gì có trong thiên
nhiên và xã hội được con người sử clụiĩịỊ lìay con người có thể khai thác, sử dụng
pliục vụ cho hoạt động sản xuất và các hoạt động khác nhầm thoả mãn các nhu
cáu trong cuộc sông của mình Theo nguồn gốc, tài nguyên được chia thành
hai loại: tài nguyên thiên nhiên - những tài nguyên gắn liền với các nhân tố tự
nhiên và tài nguyên nhân văn - những tài nguyên gắn liền với những hoạt động
của con người.
Theo định nghĩa trên thì tất cả các nhân tô' tự nhiên được con người khai
thác và sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình đều là tài nguyên.
Than đá là một tài nguyên khoáng sản rất quan trọng. Than đá được hình thành
trải qua quá trình địa chất hàng trăm triệu nãm và tồn tại trong lòng đất từ trước
khi con người xuất hiện. Tuy nhiên, trước khi con người thăm dò, tìm ra được
than đá nằm trong lòng đất, khai thác nó lên và sử dụng làm chất đốt thì than đá
vẫn nằm trong lòng đất mà con người không biết gì về nó. Lúc đó, than đá chưa
phải là tài nguyên.
5
Theo Zimmermann (1933) [từ 9]: “Toàn bộ môi trường và từng bộ phận
của môi trường đều không phải là tài nguyên cho đến khi chúng có khả nãng,
hoặc được coi là có khả năng, thoả mãn nhu cầu của con người.” Như vậy, sự
hiện diện, có mặt trong tự nhiên không phải là tiêu chuẩn chính của tài nguyên
mà chính là khá năng được sử dụng bài con người đê nhằm thoả mãn nhu cầu
của con người. Và khả năng đó của các yếu tô tự nhiên lại phụ thuộc vào trình độ
nhận thức của con người. Với trường hợp của than đá nêu trên thì khi công
nghiệp phát triển nảy sinh ra vấn đề về chất đốt cùng với điều kiện lúc đó con
người có đủ nhận thức được một loại “đá màu đen” khi đốt lên sẽ cho nhiệt
lượng rất cao và phương tiện kỹ thuật để tìm kiếm và khai thác thì than đá mới
trở thành một tài nguyên.
Zimmermann (1951) [từ 9] còn nhấn mạnh: “Tài nguyên thiên nhiên là
một khái niệm động, tài nguyên trở thành sẩn có (available) đối với con người

thông qua sự kết hợp giữa sự hiểu biết ngày càng tăng và công nghệ ngày càng
mở rộng của mình.” Từ quan điểm này thì thuộc tính của một yếu tỏ' tự nhiên chỉ
không hơn ‘con số 0 ’ cho đến khi con người có thể nhận thức được sự có mặt của
yếu tố tự nhiên đó, nhận ra khả năng của nó có thể thoả mãn được các nhu cầu
của mình và đưa ra các phương thức để sử dụng nó. Quay lại với ví dụ về than đá
ở trên, có thể thấy thuộc tính của than đá để làm nhiên liệu chất đốt sẽ không có
giá trị gì nếu như con người không tìm thấy nó, không nhận ra được than đá có
khả năng bị đốt cháy toả ra nhiệt lượng lớn thoả mãn nhu cầu về chất đốt của con
người thay the cho củi và đưa ra các phương thức khai thác và đưa than đá vào sử
dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Tương tự như than đá là dầu mỏ và khí
đốt cũng đã được thăm dò, tìm kiếm, khai thác và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả
Như vậy có thê coi quan niệm về tài nguyên thiên nhiên tiến hoá từ sự
tương tác ba mặt (three - way interaction) giữa tự nhiên, con người và vãn hoá
(sự hiểu biết, nhận thức của con người). Theo Mitchell.B [9]: “Tài nguyên thiên
nhiên dược xác dinh b(TÍ nhận thức, quan điểm, nhu cầu, khoa học công nghệ, tổ
chức pháp luật, tài chínli cũng như thỏi quen chính trị của con người” (hình 1.2).
Tài nguyên không phái bản thân nó là tài nguyên mà từ yếu tô' tự nhiên trở thành
tài nguyên. Khái niệm tài nguyên không phải là một khái niệm tĩnh mà mở rộng
hay thu hẹp là tuỳ thuộc vào nhu cầu và hoạt động của con người.
6
Nhu cầu
Hình 1.2. Sơ đồ mcii quan hệ giữa tự nhiên - con người - văn hoá [9].
Theo Ryabchikov A.M và nnk [16]: “Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở phát
triển kinh tế đổi với mọi quốc gia, là những yếu tố của tự nhiên mà ở mức độ
phát triển lực lượng sản Xuất nhất itịnh được đưa vào quá trình sản xuất nhằm
thoả mãn cúc nhu cầu vật chất và ván hfìá của xã hội loài người.” Theo bản
chất, tài nguyên thiên nhiên là lực lượng sản xuất tự nhiên. Các tác giả này đã
đưa ra cách phân loại tài nguyên thiên nhiên theo nguồn gốc như sau: tài nguyên
thiên nhiên được chia thành tài nguyên địa chất (khoáng sản) và tài nguyên
quyển cảnh quan. Trong số các tài nguyên quyển cảnh quan lại chia ra tài

nguyên của các hợp phần tự nhiên (khí hậu, đất, nước, rừng ) và tài nguyên các
tổng thể tự nhiên lãnh thổ. Trong loại này có tài nguyên địa hình. Cũng theo
quan niệm này, Simmons I.G. [19] cho rằng “thiên nhiên phải được xem như là
một hệ thống tài nguyên được sử dụng nhảm thod mãn các nhu cầu của COI1
người".
Việc khai thác và sử dụng lài nguyên phải đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Hiệu quả này phụ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ hay có thê nói là phụ
thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ví dụ việc khai thác sa
khoáng ven biên hiện nay. Trước đây, khi khoa học công nghệ khai thác chưa
phát triển như hiện nay, người ta chỉ khai thác đảm bảo có lãi, có hiệu quả kinh
tế đối với sa khoáng có hàm lượng Inmenit >5% -> chỉ sa khoáng có hàm lượng
Inmenit >5% mới là tài nguyên khoáng sản. Hiện nay, nhờ có công nghệ cao
hơn, người ta đã có thê khai thác được Inmenit từ sa khoáng chí có hàm lượng
Inmenit >1% -> sa khoáng có >1% Inmenit là tài nguyên khoáng sản. Như vậy,
tài nguyên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ở mỗi nước.
7
lực lượng sản xuất phát triển ở các trình độ khác nhau, nên việc nghiên cứu và
khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các nước khác nhau thì khác nhau.
Từ các quan niệm nêu trên, có thể rút ra rằng khống cổ cái gì trone tư
nhiên là tài nguyên mà chỉ có những yếu tô' tự nhiên nào đó trở thành tài nguyên.
Vá một yếu tô' nào đó của tự nhiên trở thành tài nguyên là phụ thuộc vào tầm văn
hoá của con người. Như vậy tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm tương đối.
Vì thế, một yếu tố nào đó của tự nhiên, hôm nay chưa được xem là tài nguyên,
thì ngày mai nó sẽ trở thành tài nguyên.
1.2.2. Tài nguyên địa hình
Từ các quan niệm vừa trình bày ở trên về tài nguyên thiên nhiên, có thể rút
ra một số nhận xét đối với địa hình mặt đất như sau:
+ Địa hình mặt đất là một yếu tố tự nhiên, tồn tại trong tự nhiên một cách
khách quan và là một thành phần không thể thiếu trong các tổng thể tự nhiên; địa
hình là một thành phần quan trọng của môi trường; là một nhân tô không thê

thiếu trong một hệ sinh thái cả trên lục địa lẫn dưới nước.
+ Con người nhận thức được sự hiện diện của địa hình và đã tiến hành
nghiên cứu về nó để phục vụ cho cả mục đích tìm hiểu khoa học lẫn sử dụng nó
trong cuộc sống của mình.
+ Địa hình mặt đất có khả năng đáp ứng và làm thỏa mãn nhiều nhu cầu
của con người, như là địa bàn cư trú; là nơi để con người sử dụng trong các hoạt
động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công nghiệp và xây dựng (nền tảng đê
xây dựng các công trình nhà ở, nhà máy xí nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế và xã hội), dịch vụ, phục vụ cho các nhu cầu khác của con người cả về vật chất
lẫn tinh thần.
Như vậy, địa hình mặt đất - một yếu tố của tự nhiên đáp ứng đầy đủ các
tính chất như đã được xác nhận trong các định nghĩa về tài nguyên vừa nêu ở
trên. Do đó, địa hình mặt đất cũng là một loại tài nguyên thiên nhiên. Từ xa xưa,
địa hình mặt đất đã được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau hoặc
là trực tiếp hoặc là gián tiếp.
a) Địa lùnh là một loại tài MỊiivên dặc biệt được chọn lủm cơ sở cho quy hoạch
phát triển và quản lý lãnh thổ. Theo Nekrasov N.N., quy hoạch lãnh thổ hay
“quy hoạch vùng là phương pháp phân bố cụ thế kinh tế và dân cư, cấu trúc hạ
tầng sản xuất xã hội trên một lãnh thổ tương đôi không lớn” hoặc theo Pertsik
E.N., “quy hoạch vùng là lý luận và thực tiễn phân bố hợp lý nhât trên lãnh thổ
của vùng các xí nghiệp sản xuất, giao thông liên lạc, và các điểm dân cư với sự
tính toán tổng hợp các nhân tố và các điều kiện địa lý, kinh tế, kiến trúc xây
8
dựng, kỹ thuật công trình” [từ 21] Một cách khái quát nhất, quy hoạch phát triển
lãnh thổ dược xem là một giải pháp thích hợp nhất trong một giai đoạn nào đó
nhằm phân b ổ và sử dụng các nguồn tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên nhân văn) một cách tối ưu trong tổ chức sản xuất phát triển kinh tế-xã
hội và có quan tám đến các lãnh thổ bên cạnh. Để có được sơ đồ quy hoạch iãnh
thổ đúng đắn, trước hết phải có hàng loạt các tài liệu điều tra cơ bản về mọi mặt
cả các điều kiện tự nhiên, lẫn kinh tế-xã hội, cả quá khứ lẫn hiện đại, trong đó

đặc biệt chú ý đến phân tích động lực làm biến đổi các điều kiện nêu trên theo
thời gian. Việc phân tích các nguồn tài nguyên, trong đó có địa hình của lãnh thổ
là việc làm rất quan trọng và cần thiết cho quy hoạch.
Địa hình vừa được sử dụng trực tiếp vừa được sử dụng gián tiếp trong các
hoạt động phát triển kinh tê' - xã hội. Lấy ví dụ với các vùng đá vôi karst. Trước
hết, đá vôi là một loại tài nguyên khoáng sản được khai thác trực tiếp dùng làm
nguyên liệu (sản xuất xi mãng) và làm vật liệu xây dựng. Đá vôi tác dụng với
nước do mưa, do đòng chảy, thực hiện phản ứng hoà tan đá vôi tạo ra dạng địa
hình độc đáo - địa hình karst với hai dạng karst trên mặt và karst ngầm. Các dạng
địa hình karst trên mặt như các núi đá vôi dạng tháp, dạng chóp hay một vùng đá
vôi rộng lớn bị karst hoá mạnh mẽ tạo nên các ‘rừng đá’ độc đáo ở Trung Quốc,
Malaysia hiện nay đang được khai thác phục vụ cho du lịch, đều là những khu du
lịch thu hút khách rất lớn. Các dạng địa hình karst ngầm điển hình là các hang
động karst hiện cũng đang được khai thác cho du lịch. Bên cạnh việc sử dụng các
dạng địa hình karst cho mục đích du lịch thì quá trình phong hoá đá vôi cũng
hình thành nên một loại thổ nhưỡng đặc biệt rất màu mỡ, đó là đất terrarosa.
Loại đất này trong các kẽ đá thường có diện tích quá nhỏ, không khai thác được
.nhưng trên các cánh đồng karst thì con người vẫn đang khai thác sử dụng trồng
cây lương thực và các loại cây khác. Tuy nhiên, do ở vùng núi đá vôi nên nếu
không sử dụng hợp lý sẽ dễ xảy ra vấn đề thiếu nước khiến cho hiệu quả đạt
được không như mong muôn. Vấn đề thiếu nước ở các vùng đá vôi cẩn được giải
quyết thông qua việc quy hoạch phát triển các khu vực này theo mục tiêu phát
triển bền vững nhằm khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả đất đai nhưng
không làm ảnh hưởng đến vấn đề nước cho sản xuất và sinh hoạt trong khu vực.
Quản lý lãnh thổ là một công việc phức tạp phải giải quyết nhiều vấn đề,
như sử dụng vù bào vệ đất, sử dụng các tài nguyên, giám thiểu tai biến thiên
nhiên, nghi ngơi giải trí, phát triển bén vững, v.v. và ở nhiều quy mỏ không gian
khác nhau từ toàn cầu đến địa phương, thậm chí tới lừng điểm . Các vấn đề mang
tính toàn cầu như nóng lên của khí hậu. ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và sa
9

mạc hóa, v.v. Còn ở quy mô địa phương là các vấn đề về xói mòn đất, phá hủy
sườn, bổi lắng, lũ lụt, v.v. Nguyên nhân của những vấn đề trên đều có liên quan
trực tiếp hay gián tiếp đến địa hình cũng như quá trình phát triển của nó.
Cũng cần nói rằng, trên quan điểm hệ thống thì mỗi đơn vị lãnh thổ có thể
xem đó là một hệ địa mạo phức tạp, mà trên đó có thể chia ra nhiều đơn vị địa
mạo khác nhau. Các đơn vị địa mạo này có thể cũng tương đương với các đơn vị
đất đai trong nghiên cứu địa chính (thực ra, có thể xem đom vị đất đai chính là
đơn vị lãnh thổ, đều được dịch ra từ tiếng Anh - Land Unit). Trên mỗi đơn vị
lãnh thổ này có đẩy đủ các thành tạo có nguồn gốc tự nhiên và do con người tạo
ra. Tất cả các thành tạo này đều phải được tính đến trong quá trình nghiên cứu để
xây dựng quy hoạch phát triển lãnh thổ. Việc bảo tồn hay phá bỏ đi một thành
tạo nào trên đơn vị lãnh thổ này tùy thuộc vào giá trị của nó cũng như nhận thức
văn hóa của con người (tầm văn hóa) và cần có sự thống nhất ý kiến của các
chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có các nhà địa mạo. Những
thông tin chi tiết về đặc điểm địa hình và các qúa trình địa mạo của lãnh thổ
được xem là đầu vào quan trọng giúp các nhà quy hoạch cũng như các nhà quản
lý có cơ sở khoa học đế đưa ra giải pháp tối ưu.
Với cách nhìn nhận như trên, có thể nói rằng, địa hình là một trong những
loại tài nguyên thiên nhiên được con người sử dụng sớm nhất. Bởi vì bên cạnh
thức ãn đề tổn tại, thì nơi ở lại đảm bảo an toàn cho họ. Đó là việc sử dụng các
hang động karst, các mái đá làm nơi cư trú của người nguyên thủy. Ở Việt Nam,
do cuộc sống như vậy nên họ đã tạo ra được “nền văn hóa hang động”-đó là nền
văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình. Bước sang thời đại nông nghiệp, con người đã sử
dụng các đơn vị địa hình khác nhau để trồng trọt các loại cây khác nhau và đất ở.
Đến thời đại công nghiệp, họ lại phải lựa chọn các đơn vị địa hình thích hợp hơn
cho quá trình đô thị hóa, bô' trí các nhà máy, các khu công nghiệp, bố trí các
công trình hạ tầng cơ sở, v.v. Do đó mức độ tác động của con người vào địa hình
càng lớn hơn: phá bỏ các đơn vị địa hình tự nhiên và tạo ra các đơn vị địa hình
nhân tạo. Đến chừng mực nào đó, khi vượt quá khả nãng chống chịu của nó đối
với các công trình, một hay nhiều đơn vị địa hình sẽ bị phá hủy kéo theo cả các

công trình được bô trí trên đó. Mức độ thiệt hại tùy thuộc vào giá trị của các
công trình đã được thiết kế. Đó là thiên tai hay rủi ro. Trong quá trình là biến đối
địa hình phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã trở thành một rác nhân
địa mạo vô CÙM’ quan trọng. Điều này đã được đề cập đến trong nhiều công
10
trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới từ những năm cuối của thế
kỷ XX [1,5].
Như vậy, có thể nói rằng, các hoạt động của con người đã làm thay đổi
cường độ và quy mô của các quá trình địa mạo trên lãnh thổ, thậm chí làm mất
đi một quá trình nào đó. Do đó, việc nghiên cứu chi tiết và dự báo những thay
đổi này là hết sức cần thiết giúp cho các nhà quy hoạch và quản lý đưa ra quyết
định lựa chọn giải pháp hợp lý trong quy hoạch và quản lý lãnh thổ (hình 1.3
[7]). Để thực hiện được các nội dung như vậy, trong khi tiến hành nghiên cứu
địa mạo cho bất kỳ một lãnh thổ nào, các nhà địa mạo cần tuân theo 4 nguyên
tắc cơ bản sau: 1) đồng dạng; 2) đột biến ngưỡng; 3) phản ứng dây truyền và 4)
thời gian.
Một cách hình thức, việc sử dụng các dạng tài nguyên khác nhau trên một
lãnh thổ nào đó (cho mọi cấp không gian khác nhau) nhằm đảm bảo cuộc sống
của con người có thê biểu diễn bằng một dạng cân bằng như sau:
Con người + Tài nguyên thiên nhiên = Kinh tế + Tai biến thiên
nhiên
(mô hình cân bằng) hoặc
Con người + Tài nguyên thiên nhiên = Kinh tế - Tai biến thiên
nhiên
(mô hình chi phí-lợi ích)
Còn theo Cục Mỏi trường Ạnh quốc thì cả các quá trình bờ lẫn địa hình bờ
biển cũng là tài nguyên [4]. Chẳng hạn, các quá trình địa mạo bờ (mài mòn - xói
lở và tích tụ) vừa là tài nguyên nhưng cũng vừa gây ra tai biến. Nhờ có quá trình
này mà duy trì được nhiều cảnh quan và môi sinh có giá trị. Nếu không có mài
mòn - xói lở do tác động của sóng biển thì sẽ không có gành đá đĩa ở Phú Yên,

không có các vách cát đỏ hùng vĩ ở Phan Thiết, những ngấn nước biển - dấu tích
của sự thay đổi mực nước biển trên các đảo đá vôi ở Hạ Long, Bái Tử Long,
Ninh Bình, v.v. Những bãi biển cấu tạo bang cát mịn, sạch, thoải là các bãi tắm
tuyệt vời như Trà c ổ , Sầm Sơn, Cửa Lò, Đồng Hới, Lăng Cô, Vũng Tàu. Bãi Nai,
v.v. Những vùng nước sâu ven bờ là nơi thuận lợi đế xây dựng cảng biển, còn
những chỗ nông lại là nơi sinh đẻ của các loài sinh vật biển. Các dạng địa hình
bờ cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường bờ khỏi bị xói lở, ngập
lụt Đó là những bãi biến rộng làm cho năng lượng sóng từ ngoài khơi khi vào
đến bờ bị phân tán, không còn khả nãng đế phá huỷ hờ
Hỉnh 1.3. Mối quan hệ giữa quy mò quy hocạh, thứ lự các cấp quản lý và
những dóng góp của địa mạo đế dưa ra quyết định [7]
b) Địa hình ýữ m ột chức năng quan trọng trong các hệ tự nhiên-xã hội.
Địa hình của bất kỳ một khu vực nào trên Trái đất cũng là cơ sở tự nhiên
của cảnh quan thực hiện một số chức năng. Nếu các chức năng này bị phá vỡ thì
nó sẽ dẫn đến hàng loạt các thay đổi khác trong môi trường tự nhiên. Ớ mức độ
12
chung nhất, địa hình có 2 chức năng cơ bản trong một hệ tự nhiên-xã hội, là: 1)
chức nằn lự nhiên và 2) chức năng xã hội.
Chức năng tự nhiên của địa hình. Đối với một hệ sinh thái bất kỳ, địa hình có
chức năng tự nhiên là kiểm soát sự phân b ố năng lượng và vật chất trong đó.
Còn nước, không khí, bãng, v.v. là các tác nhân vận chuyển năng lượng-vật chất
vào hoặc ra khỏi hệ này. Vì vậy, địa hình vừa là nhân tố trực tiếp vừa là nhân tô'
gián tiếp quyết định tính phân dị lãnh thổ của các hộ sinh thái khác nhau như hệ
sinh thái núi cao, hệ sinh thái thung lũng, hệ sinh thái cửa sông, v.v. Ớ quy mô
địa lý, đó cũng chính là các đơn vị không gian. Cũng do mối liên hệ rất chặt chẽ
giữa địa hình và các quá trình địa mạo với sinh vật (được thể hiện rõ nhất ở đới
bờ biển), nên từ đấu những năm 90 của thế kỷ XX, trong văn liệu khoa học thế
giới đã xuất hiện thuật ngữ “Sinh địa mạo” (Biogeomorphology). Nhận thấy vai
trò của địa mạo như vậy nên Rohdenburg H. - một nhà địa lý người Đức đã cho
rằng, chỉ khi hiểu được sự phát triển của bề mặt Trái đất mới có đầy đủ cơ sở đê

hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa địa hình, trầm tích, thổ nhưỡng và tổ chức
không gian của nó [15]. Theo Simonov Iu.G. và Krujalin V.I. [19], có thể chia ra
4 kiểu chức năng tự nhiên của địa hình trong các tổng thể tự nhiên. Đó là: 1)
chức năng hình thới-khí hậu; 2) chức năng hình thái-thuỷ văn\ 3) chức năng hình
thái-thổ nhưỡnq và 4) chức núng hình thái-sinh học. Các chức năng này luôn có
mối tương tác qua lại với nhau. Chẳng hạn, khi làm thay đổi địa hình Ihì các điều
kiện vi khí hậu cũng thay đổi làm cho cán cân nhiệt ẩm cũng thay đổi, từ đó dẫn
đến thay đổi nguồn nước mặt và nước ngầm. Khi cả địa hình, vi khí hậu, thuý
văn thay đổi, lớp thổ nhưỡng cũng thay đổi và vì vậy lớp phủ thực vật cũng thay
đổi theo.
Để đánh gía chức nâng này của địa hình, người ta thường phải phân tích chi tiết
các yếu tố của địa hình. Trong tự nhiên, địa hình bao gồm 3 yếu tố cơ bản, là:
các bề mặt thoải của bộ phận phân thuý (miền gian sông); các sườn và đáy
cá(|dạng địa hình âm (thung lũng, hồ, V.V.). Mỗi yếu tố đó lại có hàng loạt các
tham sô' trắc lượng hình thái, như: độ cao tuyệt đối (H), độ cao tương đối (h), góc
nghiêng (a), diện tích (F), hình dạng trên bình đồ (K), hướng phơi của sườn (A),
v.v. Trong khi đó, sự kết hợp một cách có quy luật của các tham sô' này lạu có
mối liên quan với các kiểu địa hình và lịch sử phát triển của nó.
Chức năng xã hội của dịa hình. Địa hình là một bộ phận không thể thiêu của
cảnh quan, vì vậy nó vừa có giá trị sản xuất (thích nghi) vừa có giá trị thẩm mỹ
có sức hấp dẫn đối với những nhóm người khác nhau. Ngay từ thời nguyên thuý.
13
loài người hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và chưa có sự khác biệt nhiều
lắm giữa các lãnh thổ. Trong quá trình phát triển và tiến hoá, tuỳ thuộc vào khả
năng cùa họ, mà nhóm này sẽ chiếm được khòng gian sống thuận lợi hay phù
hợp hơn nhóm kia. Chẳng hạn, có nhóm người thích đến miền núi; có nhóm lại
thích đến các vùng đồi; có nhóm người lại bị dải đòng bằng ven biển cuốn hút để
có thể mở mang rộng ra thế giới bên ngoài; v.v. Chính từ đó, họ thích nghi dần
với môi trường sống một cách tự nhiên và tạo ra một bản sắc văn hoá-xã hội
riêng cho mình.

Bước sang thời đại công nghiệp, eon người đã chủ động hơn và nhiều khi đã cải
tạo làm thay đổi thiên nhiên nói chung và địa hình nói riêng ở mức độ rất khác
nhau (thậm chí có thể làm mất đi một hợp phần nào đó của tự nhiên, hoặc mất đi
một dạng địa hình nào đó, thay đổi một hệ sinh thái này bằng một hệ sinh thái
khác, v.v.) để phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất khác nhau nhằm đáp ứng đầy đủ
hơn nhu cầu ngày càng gia lăng của mình. Sự thay đổi này kéo theo cả sự thay
đổi về vãn hoá-xã hội. Thông qua đó nhận thức của con người về tự nhiên và xã
hội cũng dần dần thay đối.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tầm vãn hoá của
con ngày càng được nâng cao, con người ngày càng khai thác, sử dụng địa hình
vào rất nhiều mục đích khác nhau. Theo Simonov Iu.G. và Krujalin V.I. [19], có
14 hình thức sử dụng địa hình mặt đất vào các mục đích kinh tế - xã hội khác
nhau. Đó là: 1- Sản xuất nông nghiệp; 2- Lâm nghiệp; 3- Thủ công nghiệp; 4-
Thiiy điện; 5- Khai khoáng; 6- Cung cấp nước; 7- Thông tin liên lạc; 8- Giao
thông vận tải; 9- Thể thao-sức khoẻ; 10- Điều dưỡng-chữa bệnh; 11- Bảo tồn văn
hoá; 12- Bảo vệ nguồn nước; 13- Dựtrữ-bảo tồn và 14- Bãi đổ chất thải.
Vì vậy cũng như các loại tài nguyên khác, ngoài việc sử dụng hợp lý. địa
hình cần được bảo vệ, đặc biệt là các thành tạo địa hình có quan hệ mật thiết với
các cảnh quan đặc sắc, như: liên quan với các thành tạo địa chất, các mặt cắt địa
tầng, v.v. Nếu sử dụng không hợp lý thì sự cân bằng tự nhiên, đặc biệt là các quá
trình địa mạo, bị phá huý và gây ra tai biến thiên nhiên.
1.3. MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN c ứ u ĐỊA MẠO ỨNG DỤNG TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Như đã trình bày ở trên, địa mạo học là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu về địa
hình mặt đất-một môn khoa học có mối quan hệ rất chặt chẽ với cả địa lý (về sự
phân bố không gian) và với địa chất (về phát triển và tiến hoá theo thời gian).
Cùng với thời gian, khoa học này càng phát triển cả về lý thuyết, phương tiện và
14
phương pháp nghiên cứu, cũng như ứng dụng trong thực tiễn và số người quan
tâm nghiên cứu nó cũng càng ngày càng tăng.

1.3.1. Những đóng góp của địa mạo học trong khoa học.
Cùng với các bộ môn khoa học về Trái Đất khác, từ khi ra đời đến nay. địa
mạo học với những kết quả nghiên cứu địa hình đã có nhiều đóng góp tích cực
trong việc tìm hiểu lịch sử tiến hoá của nhiều vùng tự nhiên khác nhau trên mặt
đất cũng như cho toàn bộ vỏ Trái Đất và giải quyết nhiều nhiệm vụ thực tiễn.
Chẳng hạn, các tài liệu địa mạo là một trong những cơ sở quan trọng đóng góp
vào sự phát triển của học thuyết kiến tạo mảng toàn cầu vào những năm 60 của
thế kỷ XX. Ngày nay, các kết quả nghiên cứu địa mạo cũng là cơ sở rất quan
trọng để giải thích các điều kiện địa động lực cả nội sinh lẫn ngoại sinh ở bất cứ
qui mô nào (hành tinh, khu vực, địa phương). Ngoài ra, các tri thức địa mạo còn
đóng góp cho nhiều môn học khác thuộc lĩnh vực các khoa học về Trái Đất như
địa vật lý, địa hoá học, trầm tích học, thuý văn học, khí hậu học, thổ nhưỡng học,
sinh học, công trình, v.v. Ngược lại, chính các khoa học này cũng làm phong phú
thêm cho lý thuyết của địa mạo học. v ề mặt này, có thể nói rằng, địa mạo học có
ảnh hưởng rất lớn đến hầu như tất cả các môn học trong khối các khoa học về
Trái đất.
1.3.2. Những đóng góp của địa mạo học trong thực tiễn
Có thề nói rằng các kết quả nghiên cứu địa mạo được sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực thực tiễn ở mức độ rất khác nhau từ trực tiếp đến gián tiếp. Dưới
đây là một số hướng nghiên cứu địa mạo ứng dụng trong thời gian qua trên toàn
thế giới.
a) Trong tìm kiếm klioáng sàn, các kết quả nghiên cứu địa mạo đã giúp cho các
nhà địa chất tìm kiếm một số loại khoáng sản với hiệu suất cao (như đối với các
mỏ sa khoáng, các mỏ vật liệu xây dựng, bảv chứa dầu-khí, thậm chí cả một số
mỏ gốc). Trong một số trường hợp, chính các nhà địa mạo laị_người tìm kiếm ^
khoáng sản tốt. đặc biệt là một vài loại khoáng sản ớ đáy biển. Trong lĩnh vực
này, người ta thường chia ra 3 mức độ quan hệ giữa địa hình và các quá trình địa
mạo với các loại khoáng sản khác nhau là: trực tiếp (vàng, kim cương, bạch kim
và nhiều khoáng vật nặng khác): gián tiếp (dầu mỏ và khí thiên nhiên, muối mỏ.
thạch cao, than, sa khoáng bị chôn vùi,v.v.) và không liên quan (trong trường

hợp này phân tích địa mạo chỉ là công việc phụ trợ).
b) Địa mạo với các công trìnli. Việc lựa chọn vị trí cho các công trình (đô thị,
đường giao thông, cầu cống, hải cảng, thuý lợi, v.v.) sẽ mang lại hiệu quá cao chi
khi có sự phân tích đầy đủ đặc điểm địa hình và các quá trình địa mạo hiện đại
15
đã, đang và sẽ xảy ra ờ đó. Đây chính là nhiệm vụ của hướng địa mạo công trình.
Trên cơ sở những phân tích về đặc điểm hình thái, nguồn gốc và lịch sử phát
triến địa hình trong quá khứ cũng như động lực hiện đại sẽ đưa ra các kết luận về
độ ổn định của nó đế có thể phân bô hợp lý và vận hành các công trình. Theo
hướng này, có thể chia ra 3 vùng địa hình với mức độ ổn định khác nhau là: vùng
bóc mòn, vùng di chuyển vật liệu và vùng tích tụ. Còn khi đánh giá địa mạo cho
các vấn đề về công trình, người ta thưòng chú ý tới 3 khía cạnh là: điều kiện xây
dựng, điều kiện nền móng và phân khu chức năng. Những vấn đề này đã được
đưa ra trong nhiều tài liệu về địa mạo công bô gần đây [2, 6, 11, 19]. Người ta
QŨng đã nhận xét ràng, địa mạo học đã thành công trong việc thi đua với HỊỊÙnlì
địa chát công trình dê đánh giá tổng hợp về mặt cõng trình các khu công nghiệp
và trọng điểm xây dựng mới.
c) Hướng địa mạo môi trường. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX. ở các
nước phương Tây (như Anh, Mỹ,v.v.) đã xuất hiện một hướng mới khác-đó là íỉịa
mạo mỏi trường. Theo ý kiến của Coates D.R. [2], địa mạo mỗi trường
(Environmental Geomorphology) là hướng sử dụng các nguyên lý địa mạo học
trong thực tiễn nhâm giải quyết các vấn đề sử dụng và cải tạo địa hình mặt dát
cũng như làm thay dổi các quá trình dia mạo phục vụ cho nhu cầu cuộc sổng
của COI1 người. Mục tiêu của nghiên cứu địa mạo môi trường là làm giảm thiểu
những biến đổi địa hình và tìm hiểu các quá trình tương tác cần thiếl trong việc
khôi phục hoặc duy trì cân bằng tự nhiên. Theo hướng này, các tài liệu địa mạo
đều được sử dụng trong hầu hết các công trình dân sinh và quốc phòng, trong đó
đáng ké nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng đô thị,
giao thông, V .V ., đặc biệt là trong lĩnh vực qui hoạch và quản lý môi trường. Ớ
các nước phương tây, các nhà địa mạo tham gia giải quyết công việc chuyên môn

trong nhiều cơ quan khác nhau. Chẳng hạn. ở Vương quốc Anh, các nhà địa mạo
làm việc trong Viện thuỷ văn, Các cơ quan có Ihầm quyén về nước, Hội đồng
bảo vệ thiên nhiên, Phòng thực nghiệm về đường giao thông, Vụ Tài nguyên, v.v.
và nhiều công ty khác. Các nhà địa mạo ớ nước này còn tham gia trong các
chương trình nghiên cứu cho các nước kém phát triển như Ai Cập, Ả Rập. Oman,
Sri Lanka, Hồng Kông. Honduras, Bangladesh. V.V., trong các tổ chức Quốc tế
nhirFAO. UNESCO. World Bank, V.V.[3Ị
d) Hướnq địa mạo sinh thái. Từ xưa, địa hình đã được xem là một thành phần
chủ đạo trong cấu trúc của hệ sinh thái. Tuy nhiên, theo cách nhìn của các nhà
sinh thái học thuần tuý. địa hình chi là nền cứng và không biến động khi giải
quyết các vấn đề về sinh thái học. ở mức độ nào đó. điều này có thê chấp nhận
16
được khi xem xét diễn Ihế tự nhiên của một hệ sinh thái nào đó chưa có tác động
của con người (vì thông thường sự biến đổi của các hệ sinh thái diễn ra rất chậm
chạp trong điều kiện tự nhiên). Song, trong thời đại ngày nay, con người đã tác
động quá mạnh mẽ vào địa hình, do đó, đã làm cho nền cứng bị thay đổi và dẫn
đến sự thay đổi hệ sinh thái.
Cơ sở của việc ứng dụng địa mạo trong sinh thái học chỉ mới được đưa ra
từ những năm cuối của thế ký XX. v ề mặt lý thuyếtTheo hướng này, các kiến
thức địa mạo còn giúp cho việc nghiên cứu các quá trình hình thành và phát triển
lớp phủ thổ nhưỡng. Bởi vì, đất (thổ nhưỡng) là kết quả tổng hợp giữa tốc độ
hình thành thổ nhưỡng và tốc độ bóc mòn sườn. Theo hướng này, các nhà địa
mạo Pháp cho rằng, trên cơ sở nghiên cứu các thành tạo bể mặt, địa mạo học đã
thiết lập cái cầu nối giữa địa chất với thổ nhưỡng. Mặt khác, các thành tạo bề
mặt chỉ có thể hiểu được trong một khung cảnh sinh-khí hậu nhất định. Như vậy,
hướng địa mạo sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa địa hình cũng như các
quá trình thành tạo nó với các hệ sinh thái và dự báo sự thay dổi của chúng, đặc
biệt khi có tác ííộnỉỊ của con người.
Nhận thức được diều đó, tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 2 của các nhà Địa
mạo được tổ chức ờ Franfurt (Cộng Hoà Liên Bang Đức) vào nãm 1989, người ta

đã đưa ra tiêu đề “Địa mạo và sinh thái”. Để đạt được kết quả tốt trong giải quyết
các vấn đề về sinh thái học, gần đây các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm hệ íỉia
mạo. Vấn đề về các hệ địa mạo đã được xác nhận và thảo luận sôi nổi tại Hội
nghị lần thứ III của Hội Địa mạo quốc tế (International Association of
Geomorphologists-IAG) được tổ chứa ớ Canada năm 1993 và tiếp tục được thảo y S '
luận tại Hội nghị lần thứ IV tổ chức ở Italia vào tháng 8/1997. Trước đó các vấn
đề về vai trò của địa mạo tronẹ các hệ sinh tlìái cũng đã được nhiều người quan
Cũng cần lưu ý ràng, Hội Địa mạo Quốc tế được ra đời vào năm 1985
chính là do nhu cầu phát triển của địa mạo học trong giai đoạn mới. Vì vậy, có
thể nói rằng, chừng nào con người còn sử dụng địa hình vào các mục tiêu kinh
tế-xã hôi của mình, tlù chừng đó việc ngliiên cứu địa hình-đối tượng của đìa mạo
hoc- còn càn thiết bấx nhiêu. Mức cìộ tác động vào dịa hình của con người CÙIÌỊỊ
nhiều thì khoa học íỉịa mạo càng trở tliành nhu cầu cấp bách,
e) Hướng địa mạo trong nghiên cứu lai biến thiên nhiên. Từ mươi năm trở lại
đây các nhà khoa học quan tâm rất nhiều đến tai biến thiên nhiên và tìm ra các
giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra. Trừ một sô' tai biến trực tiếp
gây ra do lũ lụt động đất núi lửa, v.v. còn lại hầu hết các tai biến đều hoặc là
17

×