Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.27 KB, 70 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN BỆNH TRUYỀN NHIỄM
ii
MỤC LỤC
ii
Phần I:
TRUYỀN NHIỄM HỌC ĐẠI CƯƠNG
MỞ ĐẦU
Số tiết: 01 tiết (LT: 01, BT: 0, TL: 0)
*) Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Khái niệm và đối tượng nghiên cứu, lịch sử phát triển và phương pháp nghiên cứu
của môn bệnh truyền nhiễm.
+ Các tổn thất do bệnh truyền nhiễm gây nên.
+ Nhiệm vụ của ngành thú y.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được kiến thức đã học để biết phương pháp học tập môn bệnh truyền
nhiễm, hạn chế được thiệt hại về kinh tế do bệnh truyền nhiễm gây nên.
- Thái độ:
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
+ Chủ động và chú ý nghe giảng.
1. Nhiệm vụ môn học
- Nghiên cứu các quy luật sự phát sinh, phát triển và quá trình kết thúc của bệnh từ đó đề
ra các biện pháp phòng chống đạt hiệu quả cao nhất với tất cả các bệnh truyền nhiễm.
- Nghiên cứu các bệnh và đề ra biện pháp phòng trị từng bệnh cụ thể.
2. Sơ lược lịch sử các học thuyết về bệnh truyền nhiễm
- Từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến các bệnh có tính chất truyền nhiễm làm chết
hàng loạt gia súc và con người.
- Giữa thế kỷ XI nhiều nhà vi sinh vật đã có những công trình nghiên cứu mới, mở ra
một giai đoạn trong lịch sử phát triển vi sinh vật.
- Trong 10 năm (cuối thế kỷ XIX) đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về vi sinh
vật, tế bào, vi sinh vật truyền nhiễm như thuyết sinh lý của Paplop và học thuyết vi sinh vật


học Misulin.
3. Quan hệ giữa môn học Bệnh truyền nhiễm với các môn học khác
- Môn vi sinh vật: giúp cho môn bệnh truyền nhiễm những kiến thức để giải thích cơ chế
sinh bệnh, phương thức lây truyền,phương pháp chẩn đoán bệnh, để có biện pháp phòng và điều
trị bệnh có hiệu quả.
- Môn sinh lý bệnh: giúp giải thích các quá trình bệnh lý xảy ra trong cơ thể con vật.
- Môn vệ sinh gia súc: giúp có kiến thức về vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng gia súc.
4. Các phương pháp nghiên cứu môn học
- Phương pháp điều tra dịch tễ: Tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng đặc biệt, số lượng gia
súc ốm và gia súc chết, biết được tính chất của bệnh, các đặc điểm bệnh lý qua đó chẩn đoán
được bệnh và đề ra những biện pháp đề phòng bệnh lây lan.
ii
- Phương pháp thí nghiệm: Nhằm giải quyết những vấn đề cần xác minh khi đưa ra dùng
trong sản xuất (như hiệu lực của một loại vacxin) hoặc giải quyết những vấn đề mà trong thực
tiễn khó xác định (như thời gian nung bệnh, phương thức lây lan)
- Phương pháp thống kê dịch tễ học: Giúp xây dựng bản đồ dịch tễ, tìm ra quy luật phát
sinh, thời gian có dịch, vùng có dịch và chu kỳ dịch để có biện pháp phòng dịch hiệu quả nhất,
nhất là trong việc thực hiện tiêm phòng.
5. Tổn thất do bệnh truyền nhiễm gây ra
- Ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân
- Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế
- Ảnh hưởng đến chính trị xã hội
6. Nhiệm vụ của ngành thú y
- Phải áp dụng các biện pháp cấp bách để hạn chế tác hại của dịch bệnh
- Phải nghiên cứu tìm các quy luật phát sinh và diễn biến của dịch, những biện pháp phòng
trừ của bệnh có hiệu quả.






















ii
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG
CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI BỆNH
Số tiết: 03 tiết (LT: 03; BT: 0, TL: 0)

*) Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm, các loại mầm bệnh, điều kiện và phương thức tác
động gây nên bệnh truyền nhiễm
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học để xác định được các loại mầm bệnh, phương
thức truyền lây của bệnh, quá trình phát triển của một bệnh truyền nhiễm. Qua đó biết được các

phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi.
- Thái độ:
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động tìm hiểu đối với bài học.
1.1. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
1.1.1. Mầm bệnh
- Vi khuẩn
- Virus
- Xoắn khuẩn
- Rickettsia
- Mycoplasma
- Nấm
- Nguyên trùng (Protozoa)
1.1.2. Hiện tượng nhiễm trùng
- Khái niệm: Nhiễm trùng là kết quả xảy ra khi mầm bệnh vào cơ thể, gặp những điều
kiện thuận lợi để nó phát triển sinh sôi, nảy nở và phát huy tác hại của nó đồng thời kích thích cơ
thể điều tiết - huy động mọi khả năng bảo vệ để chống đỡ và điều tiết mầm bệnh.
- Điều kiện gây bệnh của mầm bệnh:
+ Tính gây bệnh: Là khả năng cần thiết vốn có của mầm bệnh để gây ra hiện tượng
nhiễm trùng.
+ Độc lực: Biểu hiện mức độ cụ thể của tính gây bệnh.
+ Số lượng: Muốn gây được bệnh mầm bệnh phải có số lượng nhất định.
+ Đường xâm nhập: Một loài mầm bệnh có thể có một hoặc nhiều đường xâm nhập,
trong đó vẫn có một đường xâm nhập chính. Nếu đường xâm nhập thích hợp thì mầm bệnh dễ
dàng xâm nhập và bệnh thể hiện điển hình.
- Phương thức tác động của mầm bệnh
+ Độc tố: Gồm hai loại là ngoại độc tố và nội độc tố.
Ngoại độc tố: do vi khuẩn gây bệnh tiết ra môi trường xung quanh, mô bào hút
vào gây triệu chứng ngộ độc.
Nội độc tố: là sản phẩm của nhiều vi khuẩn (chủ yếu là vi khẩn gram âm). Nội
độc tố gây triệu chứng chung cho gia súc như ủ rũ, gầy còm…

+ Giáp mô: Là yếu tố độc lực của vi khuẩn.
ii
+ Công kích tố: Nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng ức chế sức đề kháng của cơ thể
như ức chế sự thực bào nhờ một chất tạo ra trong quá trình sinh sống của chúng gọi là công kích tố.
+ Yếu tố lan truyền: Là chất có khả năng làm tăng sức thẩm thấu của mô bào, làm tăng
sức gây bệnh của nhiều loại vi khuẩn.
+ Men: Vi khuẩn tác động bằng hệ thống các men, tác động với một liều rất nhỏ như
một chất xúc tác hóa học.
- Các loại nhiễm trùng
+ Nhiễm trùng từ ngoài
+ Nhiễm trùng đơn thuần
+ Nhiễm trùng kép
+ Nhiễm trùng kế phát
+ Hiện tượng bội nhiễm
+ Nhiễm trùng huyết
+ Nhiễm trùng huyết mủ
- Quá trình tiến triển của bệnh
+ Thời kỳ nung bệnh: Là khoảng thời gian từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho
tới khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
+ Thời kỳ khởi phát: Các cơ năng đã bị rối loạn.
+ Thời kỳ toàn phát: Con bệnh xuất hiện đầy đủ những triệu chứng bệnh tích điển hình.
+ Thời kỳ cuối bệnh: Tùy sức đề kháng khác nhau của cơ thể mà bệnh kết thúc theo
nhiều khả năng khác nhau.
- Các thể bệnh
+ Thể quá cấp tính
+ Thể cấp tính
+ Thể mãn tính
+ Thể ẩn
+ Thể không điển hình
+ Thể khỏe mang trùng

1.2. Sức đề kháng của cơ thể với bệnh
Các yếu tố đề kháng của cơ thể bao gồm:
- Da: Không chỉ là bức thành cơ giới ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn mà còn có tác
dụng diệt nhiều loại vi khuẩn.
- Niêm mạc: So với da thì niêm mạc dễ thích ứng với mầm bệnh hơn.
- Dịch tiết các tuyến: Khi qua đường tiêu hóa mầm bệnh bị các chất dịch tiêu diệt. Dịch
vị dạ dày diệt nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).
- Gan: Gan là một vệ sỹ đáng tin cậy của cơ thể. Gan có chức năng giải độc và ngăn chặn
mầm bệnh. Tế bào Kupfer của gan có khả năng thực bào.
- Lách: Là khí quan quan trọng nhất của hệ thống nội bì màng lưới, ngăn chặn sự xâm
nhập của mầm bệnh.
- Thận: Là tổ chức bảo vệ cơ thể.
- Hạch lâm ba: Mầm bệnh sau khi xuyên qua da và niêm mạc thì gặp hạch lâm ba. Hạch
lâm ba vừa là hàng rào bảo vệ chống nhiễm trùng (chức năng miễn dịch không đặc hiệu), vừa
tham gia sản xuất kháng thể (chức năng miễn dịch đặc hiệu).
- Viêm: Khi bị một kích thích cơ thể thường phát sinh phản ứng viêm.
ii
- Thực bào: Là một phản ứng tự vệ của cơ thể.
- Tiểu thực bào: Chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính trong máu.
- Đại thực bào: Tổ chức này gồm đại thực bào cố định như tế bào Kupfer, tổ chức bào
Histioxit, tế bào sợi Fibroxit.
- Kháng thể:
+ Các kháng thể tự nhiên không đặc hiệu: Trong máu và một số chất dịch của cơ thể có
chứa loại kháng thể này trước khi tiếp xúc với mầm bệnh, có tác dụng với mọi mầm bệnh nhưng
không đặc hiệu.
Trong máu có chất bổ thể (hay α lizin) có tác dụng diệt nhiều loại mầm bệnh. Bổ thể có
thể định nghĩa như sau: “là một hệ thống gồm nhiều thành phần hợp thành (nhiều Globulin hợp
thành) nó có nhiều trong huyết thanh người và động vật, bổ thể không có tính đặc hiệu, hoạt
động đặc trưng của nó là diệt tế bào bằng cách làm tan màng (tan màng tế bào vi khuẩn và tan
màng hồng cầu)”.

Propecdin: là yếu tố miễn dịch tự nhiên của cơ thể chứa trong huyết thanh.
+ Các kháng thể đặc hiệu: Là những globulin của huyết tương do kháng nguyên kích
thích cơ thể sản sinh ra và có thể phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên ấy.
1.3. Nguồn gốc kháng thể đặc hiệu
- Có 3 nơi sinh ra kháng thể là:
+ Từ tế bào Plasmoxyt
+ Tế bào Limphoxit
+ Từ tế bào lưới nội bì
- Hiện tượng dị ứng
+ Là một loại đáp ứng của cơ thể với nhiễm trùng, nhưng đáp ứng không bình thường.
+ Phản ứng dị ứng có thể đặc hiệu hay không đặc hiệu.
. Dị ứng nhiễm trùng: Là trạng thái tăng mẫn cảm của cơ thể súc vật đối với một số vi khuẩn
và sản phẩm của chúng sinh ra trong cơ thể khi con vật bị bệnh ở trạng thái miễm dịch có trùng.
. Quá mẫn: Là trạng thái tăng sức mẫn cảm của cơ thể khi đưa một protit lạ lần thứ
hai không qua đường tiêu hóa vào cơ thể.
. Bệnh huyết thanh: Thường xảy ra ngay sau khi tiêm protit lạ lần đầu.
+ Vai trò của dị ứng và phó dị ứng trong bệnh truyền nhiễm: Đó là do cơ thể ở trạng thái
mẫn cảm, tính phản ứng tăng nên thường có những phản ứng dữ dội trước tác động của mầm bệnh.
1.4. Vai trò dị ứng và phó dị ứng trong bệnh truyền nhiễm
1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
- Các yếu tố bên trong
+ Thể chất và loại hình thần kinh:
+ Tuổi: Gia súc non thì sức đề kháng yếu hơn so với gia súc trưởng thành vì cơ thể
chưa phát triển đầy đủ, hệ thần kinh chưa hoàn thiện, các cơ năng bảo vệ chống nhiễm trùng
chưa được kiện toàn, các phản ứng ngăn chặn nhiễm trùng còn yếu, hoạt động sinh lý ở gia súc
non có những đặc điểm riêng là mầm bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể.
+ Giống: Tính cảm thụ đối với bệnh của giống cái kém hơn so với giống đực.
- Các yếu tố bên ngoài
+ Dinh dưỡng: Sức đề kháng của cơ thể phụ thuộc trước hết vào chế độ dinh dưỡng.
+ Protit: Dự trữ protit là hàng rào tự vệ của cơ thể chống nhiễm trùng.

ii
+ Vitamin: Có hai tác dụng là đề phòng các quá trình bệnh lý do thiếu vitamin, tham
gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
Vitamin A:
Vitamin B:
Vitamin C:
Vitamin D, muối khoáng…
+ Vệ sinh gia súc: Điều kiện vệ sinh gia súc ảnh hưởng trực tiếp đến mức chống đỡ
của cơ thể đối với bệnh.
1.4.2. Vai trò của hệ thần kinh trung ương trong quá trình nhiễm trùng và miễn dịch
Thông qua hệ thần kinh trung ương, mầm bệnh mới tác động tới toàn bộ cơ thể: Hệ thần
kinh trung ương điều tiết sự sản sinh kháng thể và các phản ứng bảo vệ khác của cơ thể.
- Vai trò của vỏ não:
- Cơ chế phản xạ:
*) Tài liệu học tập
1. Nguyễn Vĩnh Phước, Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Tuyên (2003), Giáo trình miễn dịch học thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Thị Lan Hương (2001), Giáo trình vi
sinh vật học thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
*) Câu hỏi ôn tập chương
1. Nêu đặc điểm của mầm bệnh gây bệnh truyền nhiễm?
2. Để gây được bệnh thì mầm bệnh cần có những điều kiện gì? Theo anh (chị) nếu thiếu
một trong những điều kiện đó thì mầm bệnh có thể gây bệnh được không? Tại sao?
3. So sánh sự khác nhau cơ bản giữa nội độc tố và ngoại độc tố?
4. Hiện tượng nhiễm trùng là gì? Phân loại nhiễm trùng?
5. Hãy cho biết quá trình tiến triển của bệnh được chia làm mấy thời kỳ? Nêu đặc điểm
của từng thời kỳ?
6. Phân biệt các thể bệnh? Trong các thể bệnh thì thể nào là nguy hiểm nhất? Tại sao?
7. Kể tên và cho biết đặc điểm của những yếu tố đề kháng của cơ thể?
ii

Chương 2
QUÁ TRÌNH SINH DỊCH
Số tiết: 2 tiết (LT:2, BT: 0,TL: 0)
*) Mục tiêu:
- Kiến thức:
+
Các khâu của quá trình sinh dịch.
+ Cơ chế và phương thức lây truyền để phát sinh dịch.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được kiến thức đã học để xác định các khâu của quá trình sinh dịch, cơ chế
và phương thức truyền bệnh của các bệnh truyền nhiễm. Qua đó sinh viên phải biết cách ngăn
chặn các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch.
- Thái độ
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
+ Chủ động và chú ý nghe giảng.
2.1. Các khâu của quá trình sinh dịch
2.1.1. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh rất quan trọng là nơi mầm bệnh cư trú và sinh sản thuận lợi, là nơi tạo điều
kiện cho mầm bệnh tồn tại mãi mãi. Nguồn bệnh được phân làm hai loại:
- Con vật đang mắc bệnh
- Con vật mang trùng
2.1.2. Các nhân tố trung gian truyền bệnh
Là khâu thứ hai của quá trình sinh dịch có vai trò chuyển mầm bệnh từ nguồn bệnh tới
súc vật cảm thụ.
2.1.3. Súc vật cảm thụ
Là khâu thứ ba không thể thiếu của quá trình sinh dịch. Sức cảm thụ của súc vật đối với
bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển.
2.2. Cơ chế và phương thức truyền bệnh
2.2.1. Cơ chế truyền bệnh

Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh là nơi mầm bệnh đầu tiên gặp điều kiện thuận lợi
nhất để sinh sản khi mới xâm nhập vào cơ thể, từ đó nó lan tới các cơ quan khác.
2.2.2. Phương thức truyền bệnh
- Phương thức truyền bệnh trực tiếp
- Phương thức truyền bệnh gián tiếp
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch
2.3.1. Các nhân tố thiên nhiên
Các nhân tố thiên nhiên bao gồm, đất đai, khí hậu thời tiết, ánh sáng…
- Ảnh hưởng đến nguồn bệnh
Quá trình làm tăng hoặc giảm nguồn bệnh, tăng hoặc giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Ảnh hưởng đến nhân tố trung gian truyền bệnh
- Ảnh hưởng đến gia súc cảm thụ
2.3.2. Nhân tố xã hội
ii
Điều kiện ăn ở, đời sống vật chất, trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán
xã hội, hoạt động kinh tế, các tai biến xã hội. Như chiến tranh, nạn đói, nạn dịch bệnh của người,
đều ảnh hưởng đến một cách trực tiếp tới gia súc.
2.3.3. Tính quy luật của dịch
- Dịch lẻ tẻ
- Dịch địa phương
- Dịch
- Dịch lớn
- Tính chất vùng
+ Vùng núi
+ Vùng trung du
+ Vùng đồng bằng
- Tính chất mùa
Mùa ảnh hưởng đến chất lượng cây cỏ, số lượng và chất lượng thức ăn, các nhân tố trung
gian truyền bệnh.
Mùa mưa: Từ tháng sáu đến tháng mười âm lịch, khí hậu ấm áp, mưa nhiều thuận lợi

cho cây trồng, rau cỏ phát triển, gia súc được ăn no đủ, nhưng cũng là mùa thuận lợi cho một số
bệnh phát triển.
Mùa khô: Từ tháng mười đến tháng hai năm sau, cây cỏ thường cằn cỗi gia súc thiếu ăn.
Mầm bệnh giữ được độc lực ngoài thiên nhiên, đồng thời cũng là mùa gia súc làm việc nhiều,
trong điều kiện mưa phùn gió bấc, nên đó là mùa có nhiều bệnh do Virus phát triển.
- Tính chu kỳ

*) Tài liệu học tập
1. Nguyễn Vĩnh Phước, Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Thị Lan Hương (2001), Giáo trình vi
sinh vật học thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
*) Câu hỏi ôn tập chương
1. Trình bày các khâu của quá trình sinh dịch? Nếu thiếu một trong các khâu đó thì dịch
có xảy ra được không? Tại sao?
2. Nêu cơ chế và phương thức truyền bệnh của bệnh truyền nhiễm? Cho ví dụ?
3. Nhân tố thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh dịch?
4. Các hình thức biểu hiện và tính chất của dịch bệnh?
ii
Chương 3
PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Số tiết: 02 tiết (LT: 02 , BT: 0,TL: 0)
*) Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Các nguyên lý cơ bản của công tác phòng chống dịch và ý nghĩa của nó.
+ Các biện pháp cụ thể đối với từng khâu của quá trình sinh dịch để phòng, chống bệnh
truyền nhiễm.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng các kiến tức của chương trong việc phòng và chống các bệnh truyền nhiễm
ở vật nuôi.
+ Nhận biết được các ổ dịch đang xảy ra tại các địa phương, cách xử lý các ổ dịch,

khpoanh vùng ổ dịch để hạn chế những thiệt hại về kinh tế do bệnh gây nên.
- Thái độ
+ Chủ động trong học tập
+ Tích cực tìm hiểu thêm các kinh nghiệm về phòng chống dịch xảy ra ở địa phương.
3.1. Nguyên lý công tác phòng chống dịch
Nêu những nguyên tắc chung phòng chống dịch?
Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, các
nhân tố trung gian truyền bệnh, súc vật cảm thụ và có sự liên hệ giữa ba khâu đó. Do đó phải xóa
được một hoặc nhiều khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa hai khâu cũng làm cho quá trình sinh dịch
không thực hiện được.
3.2. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm
3.2.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh
Phát hiện sớm, chủ động tấn công tích cực, phát hiện bằng vi trùng học bằng cách xét
nghiệm các chất thải, các chất bài tiết.
3.2.2. Biện pháp đối với các nhân tố trung gian
Đối với nhân tố trung gian, phải làm cho nhân tố trung gian không còn mang mầm bệnh,
hoặc tiêu diệt mầm bệnh đối với nhân tố đó bằng các đường.
* Các phương pháp tiêu độc
- Tiêu độc bằng vật lý
Vật lý, hóa học, cơ giới, nhiệt sinh vật, số lượng bệnh ở ngoại cảnh, những chất thích hợp
cho sự tồn tại của mầm bệnh, bao gồm việc quét dọn hàng ngày, nạo vét cống rãnh.
- Tiêu độc bằng các chất hóa học
+ Tác dụng của hóa chất: Hóa chất có tác dụng làm cho sự kết tủa, phân ly hoặc phá
hủy Protein, hay biến chất của các chất độc, đối với mầm bệnh.
+ Tác dụng của vôi: Được dùng rộng rãi, nó phân hủy được Protein, tế bào vi khuẩn,
diệt được trứng ruồi nhặng, nhưng không diệt nha bào, dùng dạng sữa 10 - 20%.
+ Tác dụng của nước tro: Nước tro chủ yếu là Cacbonat kali K
2
CO
3


trong nước sẽ cho KOH.
K
2
CO
3
+ H
2
O → 2KOH + CO
2

KOH có tác dụng tiêu độc như các chất khác, nên thường dùng nước tro nóng 10% cho
0,5% NaOH có tác dụng mạnh, nhưng để lâu thì mất tác dụng.
ii
+ Tác dụng của Acide sulfuric (H
2
SO
4
): H
2
SO
4

có khả năng cướp nước của nguyên sinh
chất tế bào, hòa tan và phân giải Protide thành Anbumol pepton, Acide amin.
+ Tác dụng của Acide fenic (C
6
H
5
OH): Có tác dụng diệt trùng mạnh do Acid fenic có

khả năng tan trong protide ít, nên thấm sâu vào tế bào vi khuẩn.
+ Tác dụng của Acide clo (Cl
2
): Acide Clo trong dạng khí dễ tiêu độc chuồng, có thể
đóng kín được, cũng có thể dùng trong dạng nước:
Cl
2
+ H
2
O → HCl + HClO
2HClO → 2HCl + O
2
Trong nước HClO và HCl sẽ tác dụng lẫn nhau để thải khí Clo. Khi Clo tác dụng với
Protein tạo nên Protide.
+ Tác dụng của Formol (HCHO): Trong nước khí Formol dễ hút tác dụng diệt trùng
mạnh, thấm sâu làm biến đổi cấu trúc phân tử tế bào.
* Phương pháp tiêu độc trong chăn nuôi
- Tiêu độc chuồng trại
- Tiêu độc phương tiện vận chuyển
- Tiêu độc nước
- Tiêu độc đất
- Tiêu độc lò ấp
- Tiêu độc nhiệt sinh vật
3.2.3. Biện pháp đối với gia súc cảm thụ
- Vệ sinh phòng bệnh:
- Cải tiến kỹ thuật chăn nuôi:
- Tiêm phòng: Là biện pháp phòng chống bệnh tích cực vì nó làm cho cơ thể sản sinh ra
kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh trong thời gian nhất định.
- Các loại vacxin:
Vacxin là thuốc sinh vật được chế từ vi khuẩn hoặc virut đã bị giết chết hay làm giảm

độc, gồm các loại:
+ Vacxin nhược độc: Dùng vi khuẩn hoặc virus đã được làm yếu đi đến mức không gây
nguy hiểm nhưng vẫn gây miễn dịch tốt.
+ Vacxin vô hoạt: Dùng vi khuẩn đã bị giết chết bằng các nhân tố lý hóa.
- Giải độc tố (Anatoxin): Dùng độc tố của vi khuẩn đã được giải độc. Giải độc tố mất độc
tính nhưng còn tính gây miễn dịch.
- Cách dùng vacxin: Dùng vacxin chủ yếu là phòng bệnh, sau khi tiêm một thời gian nhất
định mới có miễn dịch.
- Kỹ thuật dùng:
+ Đường tiêm:
+ Súc vật tiêm:
3.3. Các biện pháp chống bệnh truyền nhiễm
Khái niệm ổ dịch:
Định nghĩa ổ dịch Gramasepxki nói: “Những nơi nào có nguồn bệnh. Trong tình hình cụ
thể bệnh truyền nhiễm phát sinh, reo rắc mầm bệnh ra ngoại cảnh và sinh vật xung quanh thì đó
gọi là ổ dịch”.
Tóm lại: tiêu diệt một ổ dịch bao gồm: biện pháp đối với nguồn bệnh (ốm, nghi lây) và
biện pháp đối với nhân tố trung gian.
ii
3.3.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh
- Đối với con ốm
+ Phát hiện sớm bệnh:
Nguyên tắc: Một con vật sốt chưa rõ nguyên nhân phải nghi là mắc bệnh truyền nhiễm
và phải cách ly. Thà chẩn đoán nhầm một bệnh không truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm còn
hơn là nhầm một bệnh truyền nhiễm với bệnh không truyền nhiễm.
Phương pháp chẩn đoán:
1. Chẩn đoán lâm sàng
2. Chẩn đoán dịch tễ học
3. Chẩn đoán xét nghiệm
+ Cách ly kịp thời

+ Khai báo dịch khẩn cấp
+ Công bố dịch
+ Điều trị triệt để
- Đối với con nghi lây
3.3.2. Biện pháp đối với nhân tố trung gian
Các biện pháp quan trọng đối vối các nhân tố trung gian truyền bệnh là tiêu độc, tiêu
diệt côn trùng, chuột và các biện pháp ngăn cản các nhân tố đó lan rộng.
3.3.3. Biện pháp đối với gia súc cảm thụ
- Nguyên tắc chữa bệnh:
- Các phương pháp chữa bệnh:
Dùng kháng huyết thanh.
Dùng kháng sinh.
- Nguyên tắc dùng kháng sinh:
3.4. Khống chế và tiêu diệt bệnh truyền nhiễm
- Tiêu diệt một bệnh truyền nhiễm là tác động bằng mọi biện pháp làm cho bệnh không
thể phát sinh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
*) Tài liệu học tập
1. Nguyễn Vĩnh Phước, Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Tuyên (2003), Giáo trình miễn dịch học thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo
trình dược lý học thú y. NXB Nông nghiệp.
4. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi. NXB
Hà Nội.
*) Câu hỏi ôn tập

1. Nêu nguyên tắc chung trong công tác phòng chống dịch?
2. Trong công tác phòng bệnh truyền nhiễm cần phải áp dụng biện pháp phòng bệnh đối
với những yếu tố nào? Biện pháp đối với nguồn bệnh?
3. Trình bày các phương pháp tiêu độc trong chăn nuôi?
4. Để phòng bệnh truyền nhiễm đối với gia súc cảm thụ cần có những biện pháp gì?

5. Khái niệm ổ dịch? Biện pháp chống bệnh truyền nhiễm đối với nhân tố trung gian
truyền bệnh?
6. Hãy cho biết nguyên tắc và các phương pháp chữa bệnh truyền nhiễm?
ii
Phần II:
TRUYỀN NHIỄM HỌC CHUYÊN KHOA
Chương 4
BỆNH TRUYỀN NHIỄM CHUNG CHO NHIỀU LOÀI GIA SÚC
Số tiết: 07 tiết (LT: 07, BT: 0,TL: 0)
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm cho nhiều loài gia súc: bệnh nhiệt thán, bệnh dại,
bệnh lao, bệnh độc thịt, bệnh sảy thai truyền nhiễm, bệnh xoắn khuẩn…
+ Đặc điểm của mầm bệnh, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, cách chẩn đoán,
biện pháp phòng và điều trị bệnh.
- Kỹ năng
Sinh viên biết vận dụng những kiến thức của chương để nhận biết triệu chứng, biện
pháp phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm chung cho các loài gia súc.
- Thái độ:
+ Chủ động trong học tập.
+ Tích cực tìm hiểu thêm các kiến thức về phòng chống dịch xảy ra ở địa phương.


4.1. Bệnh nhiệt thán
(Anthrax)
4.1.1. Lịch sử, địa dư bệnh lý
- Bệnh nhiệt thán là bệnh truyền nhiễm thường ở thể cấp tính, chung cho nhiều loại gia
súc và người.
- Bệnh có khắp nơi trên thế giới
4.1.2. Mầm bệnh

Bệnh Nhiệt thán do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra còn gọi là trực khuẩn Davaine
(Davaine, 1850) tìm thấy ở trong máu cừu bị bệnh.
Là trực khuẩn to, có kích thước từ 1 - 1,5μ x 0,5μ. Là loại hiếu khí, không di động,
Gram (+), hình thành nha bào và giáp mô.
* Giáp mô
Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn, nó ngăn trở khả năng thực bào, do chất đa đường
Polysaccarid luôn toả ra trong môi trường, kết hợp với điều lý tố che chở cho vi khuẩn khỏi bị
thực bào.
* Nha bào
Điều kiện hình thành nha bào:
- Có oxy tự do.
- Có nhiệt độ thích hợp từ 12 - 42
0
C, thích hợp nhất là 37
0
C.
- Có độ ẩm nhất định.
- Chất dinh dưỡng thiếu.
- Môi trường pH trung tính hoặc kiềm nhẹ.
* Sức đề kháng của vi khuẩn
ii
Trực khuẩn Nhiệt thán đề kháng yếu với nhiệt từ 50 - 55
0
C, bị giết chết sau 15 - 40 phút.
Ở 75
0
C từ 1-2 phút. Nhưng khi nó đã hình thành nha bào thì nó có sức kháng mạnh Với điều
kiện hanh khô, nha bào sống được 28 năm. Các chất sát trùng pha đặc mới có tác dụng tiêu diệt.
Formol 1% phải mất 2 giờ. Biclorua thuỷ ngân 1% mất 2 giờ, axit phenic 2% mất 2 giờ, vôi đặc
mất 48 giờ mới tiêu diệt được nha bào.

Một số thực vật sản sinh kháng sinh như tỏi có chất alizarin, cỏ ba lá, đậu rồng… có thể
đem trồng trên những cánh đồng nhiệt thán để hạn chế bệnh.
Các loại kháng sinh nhất là Penicillin, có khả năng kiềm chế hay diệt trừ căn bệnh.
4.1.3. Truyền nhiễm học
- Loài mắc bệnh:
- Chất chứa vi khuẩn
- Độc lực của vi khuẩn
Giáp mô, nha bào, độc tố là những yếu tố độc lực của vi khuẩn:
+ Giáp mô: Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn.
+ Nha bào: Nha bào là yếu tố độc lực. Nếu chúng ta làm ngăn trợ sự hình thành nha bào
thì độc lực giảm.
+ Độc tố: Độc tố người ta chưa phân ly được, nhưng trong những biến đổi về bệnh lý
thì thấy chính là độc tố gây ra.
- Đường xâm nhập của vi khuẩn
+ Đường tiêu hóa: Sau khi con vật ăn thịt, thức ăn, nước uống, thông qua đường tiêu
hóa vào cơ thể, nha bào cũng nhân cơ hội đó mà xâm nhập vào cơ thể.
+ Đường da: Vi khuẩn vào cơ thể thông qua da bị tổn thương.
+ Đường hô hấp: Do gia súc hít phải bụi có chứa nha bào hay do tiêm vào khí quản chất
có lẫn nha bào nhiệt thán.
- Cách sinh bệnh
+ Trong tự nhiên, thời kỳ nung bệnh ít ra là ba ngày. Trong thí nghiệm thời kỳ nung
bệnh từ 24 - 42 giờ, nếu tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch. Từ 2 - 3 ngày nếu cho nuốt nhiều nha bào.
+ Sau khi nha bào vào cơ thể, nó phát triển thành vi khuẩn. Lúc đầu vi khuẩn sinh sản tại
chỗ ở lâm ba, gây ổ viêm thủy thũng cục bộ. Thủy thũng to dần do thẩm xuất Gelatin, xuất huyết
gọi là ung sơ phát hay ung nhiệt thán. Vi khuẩn lan tràn vào các hạch lâm ba sinh sản mạnh. Rồi từ
dịch lâm ba vào máu, làm tê liệt khả năng bảo vệ của cơ thể, rồi xâm nhập vào các khí quan khác,
gây bại huyết.
+ Cơ chế tác động của vi khuẩn: Vi khuẩn sinh sản nhiều trong cơ thể, chúng dùng hết
oxy trong tế bào và máu, gây trạng thái ngạt thở.
* Điều kiện phát sinh

+ Mùa phát bệnh : Bệnh có thể phát sinh quanh năm. Nhưng thường hay phát vào mùa
nóng ẩm, những tháng mưa nhiều (tháng 8, 9, 10) hay cuối xuân, khi có những trận mưa đầu tiên.
+ Điều kiện phát sinh và lây lan: Bệnh thường xảy ra ở những vùng nhất định gọi là “ vùng
nhiệt thán”.
4.1.4. Triệu chứng
- Bệnh ở trâu, bò
- Thể quá cấp hay thể kịch liệt
+ Run rẩy, má hơi sưng, thở hổn hển, thở gấp, con vật bỏ ăn.
+ Niêm mạc đỏ ửng hay tím bầm, sốt cao thân nhiệt từ 40,5
0
C - 42,5
0
C.
ii
+ Nghiến răng, thè lưỡi, đầu gục xuống, mắt đỏ quay cuồng, loạng choạng, đứng không vững.
+ Âm hộ, hậu môn chảy máu, con vật chết trong vài giờ.
- Thể cấp tính
+ Sốt cao 40
0
C - 42
0
C, bỏ ăn, giảm hay mất hẳn nhu động ruột.
+ Phân đen có thể lẫn máu, ở mồm, mũi có lẫn máu, ở hầu, ngực, bụng sưng.
+ Sau khoảng 2 ngày gia súc chết vì ngạt thở.
- Thể thứ cấp
Bệnh thể này giống thể cấp, nhưng nhẹ hơn.
- Thể ngoài da
Xuất hiện những ung nhiệt thán ở cổ, lâm ba cổ, ở mông, ngực, trong trực tràng, trong
lưỡi. Ban đầu sưng, nóng, đau. Về sau lạnh dần không đau nữa, giữa ung thối, có khi thành mụn
loét màu đỏ thẫm, chảy nước vàng.

Hạch lâm ba cổ họng sưng to, con vật không kêu được và đưa cổ họng ra đằng trước.
Bệnh tiến triển chậm khoảng 5 - 7 ngày thì khỏi.
- Bệnh ở ngựa: Ngựa sốt 41 - 42
0
C, đau bụng dữ dội, bí đái, bí ỉa, khó thở. Vật đi loạng
choạng, mạch nhanh, yếu. Máu khó đông, có bọt nhầy.
- Bệnh ở lợn: Đặc điểm rõ nhất là lợn bị sưng hầu. Chỗ hầu sưng rất to có khi lan xuống
cả ngực, bụng, lên mặt. Lợn khó nuốt, khó thở, thậm chí không ăn, không kêu được.
- Bệnh ở người
+ Thể ngoài da: Sau khi nhiễm trùng từ vài giờ đến 5 - 6 ngày, chỗ nhiễm trùng đỏ lên,
ngứa, khó chịu, phải gãi liên tục. Sau đó, chuyển thành màu đỏ sẫm, rất ngứa, hơi đau, chung quanh
phồng lên.
+ Thể nội: Người bị bệnh chóng mặt, buồn nôn, tức ngực, ho khan, trong đờm thường
có chứa vi khuẩn Nhiệt thán. Nếu bị nhiễm theo đường tiêu hóa thì thường buồn nôn, mệt mỏi,
kiệt sức, ù tai, đi ỉa chảy, bụng chướng nôn nao, khó thở và chết.
4.1.5. Bệnh tích
Bụng trướng to, xác chóng thối.
Hậu môn, phân có lẫn máu, đen, nhớt, khó đông, các niêm mạc đỏ hay tím bầm, mũi có
chất lầy nhầy, có máu, vùng hạch hầu thường sưng to.
Máu đen hơi đặc, sánh có bọt, khó đông hay không đông, có nước hồng.
Các hạch lâm ba sưng to, xung huyết nặng thậm chí ứ máu. Phổi tụ máu nặng, nhiều khi
có máu hơi đen, lẫn bọt ở khí và phế quản.
Lách sưng to hơn bình thường từ 2 đến 4 lần, màu đen sẫm, mềm nát, nhũn như bùn.
Bóng đái chứa nhiều nước tiểu màu hồng, ruột viêm nặng xuất huyết.
4.1.6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng dịch tễ, giải phẫu bệnh
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò
+ Bệnh khí Ung thán
+ Bệnh Lê dạng trùng cấp tính

+ Bệnh rách ruột ở ngựa
+ Bệnh Tiên mao trùng
+ Ngộ độc
- Chẩn đoán vi khuẩn học
ii
+ Kiểm tra kính: Dùng máu, lá lách, thể dịch nhuộm Gram thấy giáp mô.
+ Bồi dưỡng phân lập trên các môi trường: Lấy một miếng da đun nóng 65
0
C trong 30
phút để diệt tạp khuẩn rồi nuôi cấy.
+ Tiêm truyền động vật thí nghiệm
- Chẩn đoán huyết thanh học
Làm phản ứng kết tủa Ascoli. Kháng thể là một huyết thanh chế sẵn (huyết thanh ngựa).
4.1.7. Điều trị
* Kháng huyết thanh
Kháng huyết thanh chế từ ngựa hay bò được tối miễn dịch, kháng huyết thanh phải dùng
sớm mới có hiệu lực.
* Penicilline
Nếu bệnh nhẹ có thể tiêm bắp Penicilline, cách nhau 4 - 6 giờ một lần, ngày 2 - 3 lần, mỗi
lần 1 - 2 triệu đơn vị, nếu nặng tiêm liều cao hơn.
4.1.8. Phòng bệnh
- Vệ sinh phòng bệnh
+ Công bố dịch: Kiểm dịch chặt chẽ, cách ly triệt để, theo dõi những con ốm. Cấm mổ
thịt, bán chạy, cấm vận chuyển gia súc qua vùng có dịch.
+ Tiêu độc: Tiêu độc chuồng trại và xác chết. Đốt hết rơm rạ, chất độn chuồng. Các
chất tiêu độc thường dùng: Nước vôi 10 - 20%, Formol 5%, NaOH, Crêzon 5%, Amoniac, cồn…
+ Thực hiện pháp lệnh
+ Phòng cho người
+ Tiêu độc da
+ Công bố hết dịch

Công bố hết dịch 15 ngày sau khi con ốm cuối cùng khỏi hoặc chết, vùng có dịch đã
được tiêu độc kỹ.
- Phòng bằng Vaccine
Vaccine nhược độc nha bào Nhiệt thán hay Vaccine STI (Sanytary Tochnical Institule)


4.2. Bệnh sảy thai truyền nhiễm do Brucella
(Brucellosis)
4.2.1. Lịch sử, địa dư bệnh lý
- Năm1836, Marston thấy bệnh ở lính Anh đóng trên đảo Manta, Địa Trung Hải. Năm
1920 thống nhất lấy tên là Brucella.
- Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.
- Ở nước ta đã nghiên cứu về bệnh vào những năm 1956.
4.2.2. Mầm bệnh
- Vi khuẩn Brucella gây ra, bắt màu gram (-) có hình tròn, bầu dục, trứng, gậy. Kích
thước 0,5μ hay 0,5 - 1,5μ. Có nhiều típ gây bệnh như:
Brucella abortus (9 chủng)
Brucella melitensis (3 chủng)
Brucella suis (4 chủng)

- Sức đề kháng:
ii
Thịt ướp lạnh sống hàng tháng.
Trong đất 20 - 100 ngày (tùy nhiệt độ, pH).
Nước 70
0
C sống trong 5 - 10 phút.
Chất sát trùng thông thường diệt dễ dàng.
4.2.3. Truyền nhiễm học
- Loài vật mắc bệnh: Dê, cừu, trâu bò, lợn, chó, thú rừng, người và các loài chim chuột

đều có thể mắc bệnh.
- Chất chứa vi khuẩn: Vi khuẩn tập trung nhiều ở núm nhau gia súc cái có bệnh, ở nước ối,
nước nhớt âm hộ và ở sữa.
Vi khuẩn có trong muỗi, ruồi nhà, có trong phân, chất độn chuồng của gia súc bệnh.
- Đường xâm nhập:
+ Qua đường tiêu hóa từ dịch nhờn âm đạo, lẫn vào phân rồi nhiễm vào thức ăn, nước uống.
+ Qua đường giao phối.
+ Qua vết thương hay niêm mạc mắt, côn trùng hút máu truyền bệnh.
- Cách sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào các con đường trên, vi khuẩn xâm nhập vào
hạch lâm ba, vào máu rồi đến các phủ tạng, ở máu bắt đầu gây sốt đầu tiên.
Vật trưởng thành, mầm bệnh khu trú ở lách, gan, tủy xương, khớp gây các ổ hoại tử tạo
lỗ dò, viêm tăng sinh ở khớp.
Con vật có chửa, vi khuẩn tác động gây phá hoại núm nhau, vi khuẩn theo tĩnh mạch
rốn vào thai, gây bệnh tích ở thai và gây sảy thai.
- Cách lây lan: Lây trực tiếp do con bú sữa, do giao phối. Phổ biến và lây lan mạnh hơn
cả là trong thời kỳ sảy thai và đẻ.
4.2.4. Triệu chứng
- Ở bò: Rõ nhất xảy thai vào tháng 6 - 8, bò mẹ vẫn đủ các triệu chứng sắp đẻ như: Mẩy
sưng đỏ, chảy nước nhớt, vú căng, có sữa đầu, sụt mông, sau xảy thai vài tuần lại chịu đực bình
thường.
Con đực dương vật sưng đỏ, sốt, bỏ ăn, thích nằm.
Viêm khớp, khớp đầu gối tăng sinh tạo bừu to, vẹo khớp.
- Ở lợn: Sảy thai (trước xảy thai hay tiêu chảy, thủy thũng ở vú, âm đạo chảy nước nhớt,
kém ăn, tuần 4 - 12 sảy).
- Ở ngựa: Con vật sốt, viêm túi khớp ở gáy, ở u vai, đầu gối và cổ chân. Có trường hợp to
bằng quả bóng, cắt ra có nước, trong đó có nhớt và những hạt như hạt gạo.
4.2.5. Bệnh tích
- Bệnh tích của các loài gần giống nhau, bọc thai có khi bình thường, có khi dày
lên từng đám, keo nhớt nát, có điểm xuất huyết, núm nhau hoại tử, nước ối đục lẫn máu, mủ và
các tổ chức hoại tử.

- Cuống rốn bào thai thấm nước nhớt, thai màu hơi vàng.
- Con đực có bệnh tích ở dịch hoàn và sinh dục phụ, có ổ mủ trong dịch hoàn, ống sinh
tinh bị chèn ép, số lượng và chất lượng tinh dịch giảm.
4.2.6. Chẩn đoán
- Trên vật sống
- Chẩn đoán vi khuẩn học
- Bồi dưỡng mầm bệnh và tiêm động vật thí nghiệm
ii
- Chẩn đoán huyết thanh học: Phản ứng ngưng kết, phản ứng dị ứng
4.2.7. Trị bệnh
- Việc điều trị ít dùng vì sau khi sẩy thai mới biết bệnh. Khi gia súc bị sẩy thai và biết
chắc chắn là do Brucella thì nên loại thải.
- Tetramycine tiêm bắp liều 10mg/1kg TT. Ngày tiêm 1 lần liên tục từ 3 - 5 ngày.
- Streptomycine tiêm bắp liều 10 - 15 mg/kg TT. Ngày tiêm 2 lần, liên tục 4 - 5 ngày.
4.2.8. Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vệ sinh: Không nên nhập gia súc và nên tự túc lấy con giống. Khi nhập
phải kiểm tra kỹ gia súc bằng phương pháp huyết thanh học, nuôi riêng cho đến khi đẻ lứa đầu.
- Phòng bệnh bằng vaccine: Có nhiều loại vaccine: vaccine chết, nhược độc, có dầu.


4.3. Bệnh xoắn khuẩn
(Leptospirosis)
4.3.1. Lịch sử, địa dư bệnh lý
- Năm 1850 ở Đức gọi là bệnh thương hàn chó.
- Năm 1918 Utlenhut và Frome tìm ra mầm bệnh và gọi là Leptospira icterohaemonnagiae.
- Năm 1936, Nikonxki tìm ra mầm bệnh gọi là bệnh vàng da đái ra máu, về sau tìm ra
mầm bệnh trên nhiều loài động vật như ngựa, lợn Nước ta từ năm 1960 đến nay điều tra sự lưu
hành bệnh đã có bản đồ dịch tễ.
- Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, có trên nhiều loài động vật và người, hoang thú.
4.3.2. Căn bệnh

- Tên mầm bệnh là Leptospira, có nhiều Serotip. Có hơn 80 Serotip, có nhiều vòng xoắn
khít nhau, 2 đầu hình móc câu, kích thước 0,25 x 7 - 15μ.
Sức đề kháng: Đất ẩm, nước đọng sống hàng tháng. Nhiệt độ 55 - 60
0
C trong 1 giờ sẽ
chết, dưới 0
0
C thì chết nhanh.
4.3.3. Truyền nhiễm học
- Loài mắc bệnh: Gia súc, gia cầm, hoang thú, chuột, thỏ, người đều mắc bệnh.
- Chất chứa mầm bệnh: Khi mới phát hiện bệnh trong máu có vi khuẩn, sau 15 ngày thì
mầm bệnh chỉ còn ở trong bể thận, ống dẫn niệu, nước tiểu, gan, ở thai bị sảy và màng thai.
- Đường xâm nhập: Chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Gia súc ăn phải căn bệnh do chuột
bài tiết ra theo nước tiểu. Trong tự nhiên xoắn khuẩn có thể qua da, niêm mạc nguyên lành.
- Cách sinh bệnh: Vi khuẩn vào máu gây sốt, vào gan, thận, tử cung con có chửa, độc tố
sinh ra phá hủy hồng cầu, gia súc thiếu máu, vàng da, có huyết sắc tố trong nước tiểu.
- Cách lây lan: Gia súc mắc bệnh do ăn phải mầm bệnh được thải ra từ chuột (nước tiểu),
những nguồn nước nhiễm bệnh, ăn thịt gia súc bệnh.
4.3.4. Triệu chứng
- Bệnh ở trâu, bò:
+ Thể quá cấp: Sốt cao, ngừng tiêu hóa, giảm nhu động dạ cỏ, niêm mạc và da vàng
sẫm, nước tiểu vàng, có máu, phân táo, lông dựng, mắt lờ đờ.
+ Thể cấp tính: Sốt cao, tiêu chảy, nước tiểu vàng hay nâu, chứa huyết sắc tố, có khi lẫn
máu. Niêm mạc vàng, thiếu máu. Phù thũng ở mi mắt, môi, dưới hàm.
+ Thể mãn tính: Tiêu chảy, nước tiểu vàng sẫm, phù nhẹ hoặc chỉ sảy thai.
ii
- Bệnh ở lợn
+ Lợn sốt bất thường, bỏ ăn, ăn ít, nằm xó chuồng, rũi mõm vào rơm, nhịp thở tăng.
Phù đầu, mắt híp, phù hầu, ngực, tiếng kêu khản → mất. Niêm mạc và da vàng. Nếu bị nặng,
toàn thân màu vàng như nghệ. Nếu bị nhẹ, chỉ vàng ở niêm mạc nhất là niêm mạc mắt. Nước tiểu

vàng xám màu cafe. Mắt có nhử, đau, mù mắt, sảy thai.
+ Lợn con theo mẹ thiếu máu, da vàng nhợt, chậm lớn, phù đầu.
- Bệnh ở chó
Sốt cao bất thường, nhiệt độ hạ 36 - 36,5
0
C, chảy máu mũi, khát nước, phù mặt, nước
tiểu ít, đặc, triệu chứng thần kinh (nhìn chung triệu chứng rất kín đáo).
4.3.5. Bệnh tích
- Hoàng đản là phổ biến.
- Điển hình: Da, niêm mạc vàng toàn thân. Mổ ra có mùi khét. Tổ chức liên kết dưới da
vàng, keo nhày, thủy thũng. Máu loãng. Gan vàng, nát, sưng, xen lẫn vệt đỏ.
- Bàng quang căng hoặc xẹp, chứa nước tiểu vàng hay sẫm.
4.3.6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán dịch tễ học và chẩn đoán phân biệt
- Xét nghiệm vi khuẩn học
- Chẩn đoán huyết thanh học
4.3.7. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh
+ Bằng vệ sinh
+ Bằng vacxin
- Trị bệnh
Điều trị bằng kháng huyết thanh đúng chủng gây bệnh thì mới có hiệu quả. Tiêm dưới da
1 - 2 lần. Với trâu bò tiêm 50 - 150ml tùy trọng lượng. Với lợn tiêm 10 - 50 ml tùy trọng lượng.
+ Phác đồ 1:
Dùng kháng sinh: Streptomycine 10.000 - 15.000UI/1kP. Penicillin 20.000UI/1kP, tiêm
bắp ngày 3 - 4 lần, liên tiếp 3 - 4 ngày.
+ Phác đồ 2:
Leptoxin 1ml/5kg TT/lần, ngày đầu 2 mũi, sau 2 - 3 ngày tiêm 1 mũi tiêm 1ml/10kg TT.
Vitamin B
1

+ Vitamin C 5ml/50 - 100kg TT trong 4 - 5 ngày liền.
+ Phác đồ 3:
Sáng: Pneumotic 1ml/10kg TT tiêm bắp.
Chiều: Urotropin 1ml/5kg TT tiêm bắp.
4.4. Bệnh uốn ván
(Tetanus)
4.4.1. Lịch sử, địa dư bệnh lý
- Bệnh Uốn ván có từ thời thượng cổ trước công nguyên. Nhưng đến năm 1884, Nicolai
mới nghiên cứu kỹ về trực khuẩn Uốn ván.
- Bệnh Uốn ván có khắp nơi trên thế giới.
ii
- Ở nước ta, do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, điều kiện canh tác còn thô sơ. Vì vậy, bệnh
còn gây nhiều thiệt hại cho người, gia súc.
4.4.2. Mầm bệnh
- Do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra.
- Trực khuẩn có nha bào, không có giáp mô, nha bào có hình trứng ở một đầu vi khuẩn
tạo nên hình dạng dùi trống của vi khuẩn.
- Trực khuẩn sinh ngoại độc tố mạnh có tác dụng dung huyết và một độc tố có tác dụng
thần kinh. Độc tố được vô hoạt bởi nhiệt độ và hóa chất thành giải độc tố để phòng bệnh.
- Sức đề kháng yếu: Ở 100
0
C trong 5 phút (vi khuẩn). Đun sôi 150
0
C trong 2 giờ; nơi tối,
khô nha bào có thể sống được 10 năm.
4.4.3. Truyền nhiễm học
- Loài mắc bệnh: Các loài động vật có vú đều mắc bệnh nhưng sự cảm thụ có khác nhau.
Sự mẫn cảm theo thứ tự: Ngựa - cừu - trâu - bò - lợn.
- Chất chứa vi khuẩn: Vi khuẩn có ở vết thương vật bị bệnh, những chất tiết qua vết thương,
mủ, nước tiểu, phân…

- Đường xâm nhập: Nha bào vào có thể qua vết thương như vết thiến, vết thương ở bàn
chân, kẽ móng, bụng, vết phẫu thuật, rốn của gia súc, vết loét, nhọt niêm mạc bị thương. Tiêm,
thiến vô trùng có thể mang nha bào.
- Cách sinh bệnh: Nha bào uốn ván vào cơ thể qua vết thương, từ vết thương nha bào mọc
thành vi khuẩn, tiết ngoại độc tố gây bệnh. Có 2 điều kiện để nha bào phát triển thành vi khuẩn:
+ Phải yếm khí.
+ Không bị thực bào.
4.4.4. Triệu chứng
- Bệnh ở ngựa: Có 3 triệu chứng như co cứng cơ vân, phản xạ quá mẫn, rối loạn các cơ năng.
- Bệnh ở loài nhai lại: Loài nhai lại tiến triển chậm hơn, thường chướng hơi, cứng hàm,
không nhai lại.
- Bệnh ở lợn: Hay sảy ra khi có vết thương sau phẫu thuật.
- Bệnh ở chó: Ít xảy ra.
4.4.5. Bệnh tích
- Niêm mạc tím bầm
- Phổi có bọt
- Tim có chỗ màu vàng nhạt
4.4.6. Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh:
- Bệnh dại:
- Bệnh viêm màng não:
- Ngộ độc Strichnin:
- Bệnh độc thịt:
4.4.7. Điều trị
- Chữa nguyên nhân:
+ Mục đích: Ngăn chặn mầm bệnh sản ra độc tố mới, trung hòa độc tố mới sản ra.
+ Xử lý vết thương: Nguyên tắc là làm hiếu khí và sạch vết thương.
+ Dùng kháng sinh chống Gram (+).
- Chữa triệu chứng:
4.4.8. Phòng bệnh

ii
Trước khi phẫu thuật hặc thiến có thể dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh Penicillin
tiêm cho gia súc

4.5. Bệnh dại
(Lyssa)
4.5.1. Lịch sử, địa dư bệnh lý
- Bệnh được biết từ thời thượng cổ. Đến năm 1880, Pasteur đã chứng minh được độc lực
thần kinh và tạo virus dại cố định cùng với Sambeclan và Ru tìm ra phương pháp bảo hộ người
bị chó cắn.
- Bệnh có ở mọi nơi trên thế giới. Nguồn bệnh chính là ở chó sói, chó nuôi, cáo, chồn.
- Ở nước ta bệnh có từ lâu gây thiệt hại cho người và gia súc
4.5.2. Mầm bệnh
- Do vius gây ra, thuộc họ Paramixo, virus hướng thần kinh, kích thước 100 - 150nm.
- Virus mẫn cảm sức nóng: 50
0
C virus trong 1 giờ; 60
0
C trong 5 - 10 phút; 70
0
C diệt ngay.
- Não thối virus sống trong vài tuần đến 6 - 7 tháng.
- Não ướp lạnh trong 2 năm.
- Clohydric axit 3 - 5% trong 5 phút.
- Ánh sáng mặt trời trong 5 - 10 giờ.
4.5.3. Truyền nhiễm học
- Loài mắc bệnh: Trong tự nhiên các loài động vật máu nóng đều mắc bệnh.
- Chất chứa mầm bệnh: rong hệ thống thần kinh, não, tủy sống, sừng amon, chất xám vỏ
não, tiểu não.
- Đường xâm nhập: Virus Dại xâm nhập trực tiếp qua vết cắn, có khi qua nơi bị tổn

thương do cơ giới, nhiễm qua nước bọt.
- Cách sinh bệnh: Virus Dại không sinh sản ở vết cắn, mà theo dây thần kinh về hạch,
rồi vào trung ương thần kinh. Virus Dại sinh sản nhanh, rồi theo dây thần kinh ra tuyến nước
bọt. Cơ năng thần kinh chưa bị tổn thương, vẫn bình thường. Về sau virus phá hoại dần, vật bị
kích thích, rối loạn tâm lý, hung dữ, sợ sệt, bại liệt.
4.5.4. Triệu chứng
- Ở chó
+ Dại điên cuồng:
Thời kỳ mở đầu: Thay đổi thói quen hàng ngày, lo lắng, bứt dứt, cau có, giận dữ hoặc
vui vẻ, quấn quýt, mắt sáng, tai vểnh. Trong nước bọt đã có độc lực.
Thời kỳ kích thích: Biến loạn quá độ về cảm giác và cơ năng. Chạy lung tung, hoảng
loạn, cắn bóng, vồ mồi vô hình. Chó khó nuốt, sủa khản đặc. Trễ hàm, lưỡi thè ra, chảy nhiều
nước dãi, mất thần sắc.
Thời kỳ bại liệt: Bại liệt, trễ hẳn hàm, mắt sâu, bụng thót, kiệt sức cuối cùng chết.
+ Dại bại liệt (Paralyse):
Con vật buồn bã, thích nằm bóng tối, thu mình. Hàm trễ, lưỡi thè, nước rãi chảy tự do.
Vật không cắn, không sủa được gọi là dại câm. Chó liệt nửa người.
- Ở mèo
- Trâu, bò
- Ở ngựa
ii
4.5.5. Bệnh tích
Xác chết gày, xác bẩn có vết đánh hoặc tự cắn, họng sưng, dạ dày có tụ máu, ruột dạ
dày có vật lạ, ruột chứa nước vàng hoặc rỗng.
4.5.6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán phân biệt
- Chẩn đoán virus học
- Chẩn đoán huyết thanh học (Serology)
4.5.7. Phòng bệnh
Dùng vacxin để phòng bệnh là rất cần thiết.

4.5.8. Điều trị
Dùng huyết thanh tiêm sớm trước 72 giờ sau khi bị cắn.
Người bị chó cắn phải rửa vết thương bằng xà phòng, rượu trắng.
4.6. Bệnh lao
(Tuberculosis)
4.6.1. Lịch sử, địa dư bệnh lý
- Bệnh có từ lâu đời nhưng đến năm 1811 Laennce, Wiachow (1850), Willemin (1865 –
1866) mới làm sáng tỏ tính đặc dị, truyền nhiễm của bệnh lao.
- Bệnh có ở nhiều nơi trên thế giới.
- Ở nước ta bệnh thường xảy ra ở bò tại các nông trường quốc doanh.
4.6.2. Mầm bệnh
- Do nhiều tip thuộc họ Mycobacterium Tuberculosis gây ra.
- Đặc điểm của mầm bệnh: Trực khuẩn lao mảnh, Gram (+), hiếu khí, không giáp mô,
nha bào, có tính kháng toan, kháng cồn, nhuộm bằng phương pháp Zinnenxon.
- Sức đề kháng mạnh ở nơi thiếu ánh sáng và làm khô trong phân gia súc, trong đờm, chỗ
tối sống 6 tháng. Dưới 40cm lớp phân chuồng dày vi khuẩn sống sau 4 năm.
4.6.3. Truyền nhiễm học
- Loài mắc bệnh: Các loài vật máu nóng, lạnh, gia súc, gia cầm đều mắc bệnh. Thứ tự
mắc bệnh như sau: Người - bò - gà - lợn - chó - mèo - trâu.
- Chất chứa mầm bệnh: Mủ, chất bài tiết qua bệnh tích chứa mầm bệnh. Nước mũi, nước
bọt, nước tiểu, nước âm hộ, tinh dịch, sữa, phân, trứng đều có mầm bệnh,
- Đường xâm nhập:
+ Đường hô hấp: Phổ biến ở bò, người.
+ Đường tiêu hóa: Phổ biến ở bê, lợn.
+ Đường núm nhau, đường sinh dục.
- Cách sinh bệnh
+ Thời kỳ sơ nhiễm: Khi mầm bệnh xâm nhập xuất hiện nhiều bệnh tích tại chỗ và hạch
lâm ba tạo thành các hạt lao có khuynh hướng tiến triển thành bã đậu hay canxi hóa.
+ Thời kỳ hậu nhiễm: Do tái nhiễm thêm mầm bệnh vào hoặc có sẵn, sức đề kháng
giảm dẫn tới lao mãn tính ở một số cơ quan phủ tạng, vật nhiễm độc, gầy dần và chết. Có các

hang lao.
ii
+ Thời kỳ lan rộng muộn: Khi cơ thể suy yếu, khả năng phòng bệnh mất, quá trình bệnh
lý diễn ra nhanh chóng. Xuất huyết ở các phủ tạng, ở các hạch.
4.6.4. Triệu chứng
Sốt nhẹ, kéo dài, sáng giảm, chiều tăng. Vật gầy dần rõ rệt.
- Ở bò
+ Lao phổi: Biểu hiện rõ nhất là ho. Ho khan nhỏ, to dần, ướt, ho từng cơn. Ho có chất
nhờn, đờm bật ra, sau đặc dần có thể lẫn mủ máu.
+ Lao hạch: Hạch bị sưng tạo cục cứng lổn nhổn.
+ Lao vú: Bầu, núm vú bị biến dạng, hạch sưng to sờ lổn nhổn thấy các hạt lao.
+ Lao đường tiêu hóa: Phổ biến ở ruột, gan, tiêu chảy triền miên, gầy dần, chướng hơi
nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
- Ở lợn
- Ở chó, mèo
- Ở gia cầm
4.6.5. Bệnh tích
Có 3 dạng hạt lao, khối tăng sinh thượng bì, đám viên bã đậu.
- Hạt lao
Lúc đầu hạt cứng, nhỏ (lao hạt kê), hạt có giới hạn rõ, màu trắng xám, khó bóc.
Hạt lao phát triển, tăng sinh to bằng hạt đậu, ngô sau đó biến thành bã đậu màu vàng
trắng gọi là hạt vàng.
- Khối tăng sinh thượng bì
Hạt lao tăng sinh to, có khi bằng quả ổi, có khuynh hướng bã đậu hoặc canxi hóa.
- Đám viêm bã đậu
Giai đoạn sau các hạt vỡ ra biến tổ chức đó thành bã đậu, nát, thấm dịch.
4.6.6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán bằng Tuberculin
+ Chẩn đoán và cách tiêm: Tiêm cho bò, tiêm trong da cổ, ở 1/3 phía trên, cách xương bả
vai 8 – 10cm. Cắt lông chỗ tiêm, đo độ dày da trước khi tiêm, tiêm 0,2ml Tb. P. P. D vào trong da,

sau 72 giờ đọc kết quả.
+ Đánh giá kết quả:
Tăng độc dày của da ≥ 3,5mm là dương tính.
Tăng độc dày của da = 2,6 - 3,4mm là nghi ngờ.
Tăng độc dày của da ≤ 2,5mm là âm tính.
- Chẩn đoán lâm sàng
- Giải phẫu vật
- Chẩn đoán vi khuẩn học và tế bào học
4.6.7. Phòng bệnh
- Phòng bằng vệ sinh
- Phòng bệnh bằng vacxin: Dùng vacxin B. C. G (Bacterium calmelte - Guerin, 1924) được
chế bằng trực khuẩn lao bò trong môi trường khoai tây - Glyxerin và được giảm bằng mật bò trong
198 đời.
4.6.8. Trị bệnh
Bệnh lao rất khó chữa và thường cho hiệu quả thấp.
Dùng Streptomycin: Trâu, bò, ngựa 5 - 10 - 20mg/kg TT/ngày chia 2 - 3 lần.
ii
Chó, mèo 20 - 40 - 50mg/kg TT/ ngày chia 2 - 3 lần.
Gà 30 - 40mg/kg TT chia 2 lần tiêm 4 - 6 ngày liên tục.


4.7. Bệnh độc thịt
(Botulismus)
4.7.1. Mầm bệnh
Do Clostridium gây ra (Clostridium botulinum) yếm khí, thích hợp nhiệt độ 25 - 38
0
C, kích
thước 1 - 2 x 4 - 5μ. Vi khuẩn có 5 típ là A, B, C, D, E.
- Ngoại độc tố hình thành trong nguyên sinh chất và giải phóng ra ngoài dung bào.
- Độc tố có tính độc cao.

- Sức đề kháng của vi khuẩn yếu, nhưng độc tố và nha bào có sức đề kháng cao nhiệt
độ 100
0
C trong 4 – 20 phút độc tố mới bị phá hủy.
4.7.2. Dịch tễ học
Nhiều loài gia súc, gia cầm đều mắc bệnh, mẫn cảm theo thứ tự: Ngựa - lừa - la - bò -
trâu - cừu - dê - lợn. Gia cầm thì mẫn cảm hơn vịt.
4.7.3. Sinh bệnh học
Vào cơ thể độc tố tạo ra trong máu, trong ruột, mật ga, thận, cả não. Độc tố tác động tới
đầu mút thần kinh của các cơ quan và mô bào gây rối loạn hoạt động chức năng cơ quan.
4.7.4. Triệu chứng
- Bệnh ở ngựa: Rất mẫn cảm, dấu hiệu là uể oải, nước bọt nhiều, hay ngáp, đau bụng nhẹ,
lưỡi ngựa thè ra, chậm chạp, co lại, sau 10 - 12 giờ liệt họng.
- Bệnh ở gia súc có sừng: Giống ở triệu chứng lâm sàng nhưng không liệt như ngựa, sau
trúng độc gia súc mỏi mệt, đi lại khó khăn, không nhai lại, mất nhu động, táo bón, u sầu.
- Bệnh ở lợn: Mất tiếng kêu, hai mép đầy bọt, đi xiêu vẹo, liệt cơ họng, chết sau vài giờ đến
vài ngày.
- Bệnh ở gia cầm: Rất trầm trọng, riêng vịt mẫn cảm hơn, vịt xõa cánh, bại liệt, toàn thân
như mềm ra, rối loạn tiêu hóa, không ăn, tiêu chảy. Liệt cả chân. Gia cầm không ngẩng đầu lên
được thường tựa cổ, mỏ xuống đất, chết rất nhanh.
4.7.5. Bệnh tích
Các tổ chức dưới da chứa nước, đôi khi hoàng đản, thịt mềm, máu đen sẫm, hơi đặc. Dạ
dày ít thức ăn.
4.7.6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán phân biệt
- Chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng lâm sàng
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm
4.7.7. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh
- Trị bệnh

Dùng thuốc tẩy Bicacbonat Natri 30g hòa với nước cho gia súc uống.
Thụt rửa trực tràng, dạ dày.
Tiêm kháng huyết thanh chống độc thịt vào thời kì đầu của bệnh.

ii

×