Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Xử lý một số tình huống và giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện điều lệ, các quy chế và chính sách của ủy ban mặt trận tổ quốc ở xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.56 KB, 9 trang )

Chuyên đề 19:
XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP NHỮNG VƯỚNG MẮC,
KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ, CÁC QUY CHẾ VÀ CHÍNH
SÁCH CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở XÃ
I. CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ CỦA MẶT
TRẬN TỔ QUỐC XÃ
Tình huống:
Năm 2011 trên địa bàn tỉnh Lai châu xảy ra lũ quét tại xã X đã gây thiệt hại
về người và tài sản của một số hộ gia đình trên địa bàn xã và đã được sự giúp đỡ
của của nhân dân và các tổ chức trong và ngoài tỉnh bằng tiền và hàng cho nhân
dân xã X. Ban cứu trợ của xã do đồng chí A là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam xã làm Trưởng Ban đã tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ cho nhân dân
ở xã. Trong qua trình thực hiện phân phối hàng cứu trợ đồng chí A đã lợi dụng
quyền hạn được giao phân phối tiền, hàng cứu trợ cho một số hộ gia đình quen biết
không bị thiệt hại do lũ quét gây ra. Khi phát hiện ra sự việc, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc xã đã tiến hành xem xét kỷ luật đối với đồng chí A. Khi họp Ban thường trực
để kiểm điểm đánh giá sai phạm của đồng chí A thì đã không mời đồng chí đó
tham dự cuộc họp. Sau đó Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã đã
thống nhất hình thức kỷ luật đối với đồng chí A là khiển trách để đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã xem xét kỷ luật. Đồng chí A cho rằng thủ tục tiến
hành xử lý kỷ luật đối với mình chưa đúng với qui định.
Anh chị hãy cho biết ý kiến của mình về trường hợp xử lý kỷ luật trên.
Gợi ý trả lời:
Theo qui định tại Điều 32 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hướng dẫn
của Thông tri số 03/TTr-MTTW-BTT ngày 26/05/2010 của Ban thường trực Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qui định về thủ tục kỷ luật thì trong
cuộc họp kiểm điểm đánh giá sai phạm của Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ủy
viên có sai phạm được tham dự cuộc họp này và trực tiếp trình bày bản tự kiểm
điểm. Ban thường trực thống nhất hình thức kỷ luật để đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam xem xét quyết định. Như vậy việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã X
xem xét kỷ luật đồng chí A là không đúng thủ tục qui định.


Tình huống:
Tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc xã Y, khi thông qua danh sách hiệp thương
giới thiệu Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã nhiệm kỳ mới, có vị đại diện của
Hội liên hiệp phụ nữ xã (là một tổ chức thành viên của Mặt trận) trong danh sách
hiệp thương giới thiệu đã không được đại hội tín nhiệm.
Theo anh, chị trường hợp trên giải quyết như thế nào?Có cử người thay thế
không?
Gợi ý trả lời:
Nếu có trường hợp xảy ra như vậy tại Đại hội, cách giải quyết tốt nhất là để
trống vị trí đại diện của tổ chức thành viên đó, sau Đại hội thì Ban Thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc khóa mới sẽ làm việc với Ban lãnh đạo tổ chức thành viên đó
đề nghị họ hiệp thương giới thiệu người khác và tiến hành các thủ tục giới thiệu
theo quy định. Hồ sơ giới thiệu đó được gửi tới Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc xã nhiệm kỳ mới để xem xét, báo cáo tại kỳ họp gần nhất của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc xã khóa mới để giới thiệu bổ sung nhân sự ủy viên Mặt trận Tổ quốc
theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 và Khoản 2 Điều 24 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (nhiệm kỳ 2009 - 2014). Như vậy sẽ đảm bảo tính tự nguyện đối với
người sẽ được tổ chức thành viên giới thiệu, vừa đảm bảo đúng quy trình hiệp
thường
II. THỦ TỤC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI MẶT TRẬN CÁC CẤP Ở XÃ
Tình huống:
Để chuẩn bị cho Đại hội Mặt trận Tổ quốc xã M, anh A được phân công xây
dựng nội dung báo cáo kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua. Anh A đã chuẩn bị
nội dung báo cáo trong đó đánh giá tổng kết nhiệm kỳ và xây dựng chương trình
hành động cho nhiệm kỳ mới. Trong báo cáo, anh A đã đánh giá tổng kết nhiệm kỳ
trên các mặt:
+ Đánh giá thực trạng, tình hình khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở;
+ Kết quả việc đa dạng hoá tập hợp các tầng lớp nhân dân, nhất là thông qua
các tổ chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc; quan tâm tập hợp, phát huy người
tiêu biểu trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân

cư;
+ Việc đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”: Đánh giá đúng những kết quả thực hiện 6 nội dung của cuộc
vận động góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội ở cơ sở. Nêu rõ những mặt đã
làm được và chưa làm được trong việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
18/11 hàng năm ở khu dân cư, hiệu quả phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự
án trong cuộc vận động;
+ Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”: Đánh giá kết quả cụ thể góp phần
vào công tác xoá đói, giảm nghèo ở từng khu dân cư và trong toàn xã;
+ Công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;
Theo anh, chị nội dung báo cáo của anh A đã đầy đủ chưa?
Gợi ý trả lời:
Báo cáo trước Đại hội Mặt trận tổ quốc xã cần có những nội dung cơ bản sau:
- Đánh giá tổng kết nhiệm kỳ:
+ Đánh giá đúng thực trạng, tình hình khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở;
+ Kết quả việc đa dạng hoá tập hợp các tầng lớp nhân dân, nhất là thông qua
các tổ chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc; quan tâm tập hợp, phát huy người
tiêu biểu trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân
cư;
+ Việc đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”: Đánh giá đúng những kết quả thực hiện 6 nội dung của cuộc
vận động góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội ở cơ sở. Nêu rõ những mặt đã
làm được và chưa làm được trong việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
18/11 hàng năm ở khu dân cư, hiệu quả phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự
án trong cuộc vận động;
+ Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”: Đánh giá kết quả cụ thể góp phần
vào công tác xoá đói, giảm nghèo ở từng khu dân cư và trong toàn xã;
+ Công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;
+ Đánh giá việc tổ chức hoạt động của các Ban công tác Mặt trận.
- Xây dựng chương trình hành động cho nhiệm kỳ tới:

+ Đa dạng hoá hình thức tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân;
+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Mặt
trận Tổ quốc trong thời kỳ mới, nhất là nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “Ngày vì
người nghèo”;
+ Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở đi đôi với kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng chính đáng của nhân dân để phản ánh với cấp uỷ, kiến nghị với chính quyền
cùng cấp giải quyết;
+ Tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;
+ Đổi mới phương thức hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình,
các tổ chức thành viên, các ban công tác Mặt trận
Như vậy phần đánh giá tổng kết nhiệm kỳ trong báo cáo của Anh A còn thiếu
nội dung đánh giá việc tổ chức hoạt động của các Ban công tác Mặt trận.
Câu hỏi:
Ông Nguyễn Văn C là Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc xã X. Để tiến
tới Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp xã lần VIII, ông C phải tổ chức Hội nghị Ban
công tác Mặt trận. Theo anh, chị hội nghị này được tổ chức khi nào? Và gồm
những nội dung gì?
Gợi ý trả lời:
Chuẩn bị cho đại hội Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thì Hội nghị
Ban công tác Mặt trận được tổ chức trước ít nhất 15 ngày.
Chương trình, nội dung Hội nghị Ban công tác Mặt trận:
- Quán triệt Chỉ thị, nghị quyết Đảng và Thông tri Hướng dẫn Đại hội Mặt
trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo nhiệm kỳ và chương trình
hành động của Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong nhiệm kỳ tới; góp ý bổ sung, sửa đổi
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có);
- Căn cứ vào số lượng, thành phần được phân bổ để hiệp thương cử đại biểu

đi dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
- Nêu quyết tâm hưởng ứng thi đua chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các
cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các mục
tiêu, chương trình, việc làm, công trình cụ thể nhằm tạo khí thế phấn khởi của nhân
dân trong cộng đồng dân cư.
III. CÁC QUY CHẾ QUẢN LÝ THÀNH VIÊN CỦA MẶT TRẬN
Tình huống:
Ở xã X xảy ra trường hợp đồng chí Bí thư chi bộ không hợp tác và không
tuân thủ hướng dẫn, phụ trách của Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư với lý
do Đảng lãnh đạo Mặt trận chứ Mặt trận không thể lãnh đạo Đảng.
Theo anh, chị trường hợp trên cần giải quyết như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Khoản 1 Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qui định tổ chức chính trị
(tức là tổ chức Đảng) là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt nam (cùng cấp).
- Khoản 2 Điều 4 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định khi phối hợp và
thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo
Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về nghĩa vụ của thành
viên quy định tổ chức thành viên có nghĩa vụ thực hiện điều lệ và chương trình của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng chí Bí thư chi bộ là người được tổ chức đảng ở khu dân cư cử tham gia
Ban công tác Mặt trận để làm nhiệm vụ đại diện của tổ chức thành viên (Đảng) ở
khu dân cư. Đồng chí Trưởng ban công tác Mặt trận là đại diện của Mặt trận Tổ
quốc xã ở khu dân cư chịu trách nhiệm điều hành công việc Mặt trận ở khu dân cư.
Chương trình công tác của Ban công tác Mặt trận là trí tuệ tập thể có sự lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã lãnh đạo gián
tiếp của Đảng ủy xã. Bí thư chi bộ với tư cách đại diện cho Đảng (thành viên ở khu
dân cư) đương nhiệm phải có trách nhiệm thủ điều hành của Trưởng ban công tác
Mặt trận và lãnh đạo chi bộ, đảng viên trong chi bộ gương mẫu thực hiện Chương
trình do Ban công tác Mặt trận khu dân cư đề ra. Đó là quan hệ khi Mặt trận khu

dân cư đóng vai trò chủ thể điều hành công việc. Còn khi nào sinh hoạt Đảng trong
chi bộ thì Bí thư chi bộ là chủ thể điều hành và lúc đó Trưởng ban công tác Mặt
trận tuân thủ vai trò lãnh đạo của Bí thư chi bộ và tham gia xây dựng, thực hiện
nghị quyết của chi bộ.
Câu hỏi:
Hiện nay Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quy định về phối hợp hoạt
động giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên
không?
Gợi ý trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII
“Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp chịu trách nhiệm
chủ trì việc phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên cùng cấp để thực
hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam” như vậy việc phối hợp hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp xã và các tổ chức đoàn thể thành viên có được quy định trong Điều lệ Mặt
trận tổ quốc. Quy chế phối hợp quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức chính trị- xã hội thành viên phụ
thuộc và hoạt động cụ thể của từng xã đặc thù khác nhau mà nội dung phối hợp
hoạt động cũng có thể khác nhau
IV. CHÍNH SÁCH CÁN BỘ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ
Tình huống:
Ở xã A, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có số phiếu tín nhiệm dưới
50%.Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã đã kiến nghị nhưng không được Hội đồng nhân
dân xã đưa ra xem xét bãi nhiệm.
Theo anh, chị, trường hợp này cần giải quyết như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã cần làm công văn gửi các cơ
quan có thẩm quyền để yêu cầu kiểm tra, lãnh đạo, chỉ đạo và yêu cầu Hội đồng
nhân dân xã tiến hành theo quy định tại Điều 23 của văn bản "Hướng dẫn thi hành
các điều 11, điều 14, điều 22 và điều 26 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,

thị trấn" ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-
UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008. Công văn của Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc xã cần gửi đến:
- Ban Thường vụ Huyện ủy;
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã.
Trong công văn cần nhắc lại kết quả lấy phiếu tín nhiệm; thái độ thiếu
nghiêm túc của Hội đồng nhân dân cấp xã; nhắc lại căn cứ pháp luật việc yêu cầu
Hội đồng nhân dân xã đưa ra xem xét bãi nhiệm; đề nghị cơ quan cấp trên kiểm tra
lãnh đạo Hội đồng nhân dân xã thực hiện.
Câu hỏi:
Hiện nay tôi đang là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã. Vậy tôi
có được hưởng lương và các khoản phụ cấp khác như đối với cán bộ Mặt trận của
huyện và tỉnh không?
Gợi ý trả lời:
Hiện nay các khoản lương cán bộ, công chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
từ cấp huyện trở lên thực hiện theo quy định của Luật cán bộ công chức năm 2008
và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra cán bộ, công chức còn được hưởng
chế độ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội đối với cán bộ, công chức
và người lao động trong biên chế được giao, hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
bao gồm :
- Cán bộ, công chức, người lao động làm việc ở các cơ quan đảng, đoàn thể
chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
Mức phụ cấp: Bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ
lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Như vậy, mặc dù Chủ tịch Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã là cán bộ xã hưởng lương từ ngân sách nhà
nước nhưng không được hưởng phụ cấp như cán bộ công chức Mặt trận cấp huyện

và cấp tỉnh. Nhưng hiện nay theo quy định hiện hành Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ
quốc Việt Nam là người hoạt động công vụ do vậy được hưởng phụ cấp công vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
- Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2009.
- Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21/8/2008 của Ban Tổ chức Trung
ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước.
- Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 của Ban Tổ chức Trung
ương thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan Đảng,
đoàn thể chính trị - xã hội và tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam theo
thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị.
- Thông tri số 03/TTr-MTTW-BTT ngày 26/5/2010 của Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.

×