Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.53 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI TẠI QUẬN 12 TP.HCM
Giảng viên hướng dẫn: TS VÕ ĐÌNH LONG
Sinh viên thực tập: MSSV: Lớp:
HOÀNG TIẾN DŨNG 10057231 DHMT6B
LẠI THỊ HẰNG 10052191 DHMT6B
NGUYỄN THỊ TRÚC LY 10043571 DHMT6B
Năm học: 2013
1
2
LỜI CẢM ƠN
Trong báo cáo thực tập này chúng em đã vận dụng những kiến thức đã học được
trong nhà trường, và những kiến thức đã rút được trong thực tiễn để cố gắng hoàn
thành những vấn đề cơ bản về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Trong khoảng thời gian thực tập tại phòng tài nguyên và môi trường tại quận 12
Tp.HCM qua sự hướng dẫn của các anh chị tại cơ quan và thầy hướng dẫn thực tập
chúng em đã hiểu hơn về công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, về các
đối tượng phải nộp phí cũng như cách tính phí như thế nào, các nghị định, thông tư
được áp dụng trong công tác tính phí.
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy,
cô giáo trong viện công nghệ và quản lý môi trường,trường đại học công nghiệp
Tp.HCM lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gởi đến thầy TS.Võ Đình Long, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của phòng tài nguyên và
môi trường quận 12, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong
suốt quá trình thực tập tại phòng.


Cuối cùng em xin cảm ơn các Anh Chị trong tổ Môi Trường làm việc tại Phòng
Tài Nguyên Và Môi Trường Quận 12 đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em
hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo cho chúng em có cơ hội
được thưc tập nơi mà chúng em yêu thích, cho chúng em bước ra đời sống thực tế để
áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập
3
nàychúng em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc kinh doanh để giúp ích
cho công việc sau này của bản thân.
Do thời gian còn hạn chế và kiến thức của chúng em chưa đủ sâu nên bài báo cáo
thực tập này còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo cũng như của các Anh Chị Tại Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường Quận
12, để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
NHẬN XÉT
(Của đơn vị thực tập)
















Tp.HCM, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của cơ quan thực tập
5
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)















Tp.HCM, ngày tháng năm 201
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
6
NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)
















Tp.HCM, ngày tháng năm 201
Xác nhận của giảng viên phản biện
7
MỤC LỤC
Mở đầu: 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
QUẬN 12 4
1.1.1. Giới thiệu chung 4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức 4
1.1.3. Vị trí và chức năng 5
1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn 5
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI NƯỚC THẢI 8
1.2.1. Cơ sở lý luận 8
1.2.2. Cơ sở pháp lý 14
1.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI THEO NGHỊ ĐỊNH 25/2013/NĐ-CP 16

1.3.1. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 16
1.3.2. Mức thu phí 16
1.3.3. Xác định số phí 18
1.3.4. Kê khai, thẩm định và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 21
1.3.5. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được đối với nước thải 25
1.4. TÁC DỤNG CỦA CÔNG CỤ THU PHÍ NƯỚC THẢI 27
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC
CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở QUẬN 12 30
2.1. GIỚI THIỆU VỀ QUẬN 12 30
2.1.1. Vị trí địa lý 30
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội quận 12 32
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 12 34
2.3. TÌNH HÌNH THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT KINH DOANH QUẬN 12 35
2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU PHÍ NƯỚC THẢI ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT KINH DOANH QUẬN 12 41
2.5. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU PHÍ NƯỚC THẢI
QUẬN 12 42
2.5.1. Giải pháp quản lý 42
2.5.2. Giải pháp kinh tế 43
2.5.3. Giải pháp kỹ thuật 43
8
2.5.4. Giải pháp khác 44
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
3.1. KẾT LUẬN 46
3.2. KIẾN NGHỊ 47
PHỤ LỤC 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
NĐ : Nghị định
CP : Chính phủ
QĐ : Quyết định
TTLT : Thông tư liên tịch
BTC : Bộ Tài chính
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
CT : Chỉ thị
BCH : Bộ chỉ huy
BCĐ : Ban chỉ đạo
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
TSS : Chất rắn lơ lửng.
CN : Khu công nghiệp
BVMT : Bảo vệ môi trường
VNĐ : Việt Nam đồng
10
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
MỞ ĐẦU
Môi trường có vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời
sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia trên
toàn thế giới. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và cấp bách đối với không riêng một quốc gia nào.
Những năm gần đây, các quốc gia vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng
một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát

triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây
ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng đối với tất cả các
quốc gia. Và một trong những ô nhiễm môi trường phải kể đến đó là ô nhiễm nguồn
nước.
Như chúng ta đã biết, trong đời sống của con người trên Trái Đất, nước cũng
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với vai trò cực kì quan trọng của nước thì việc bảo vệ
nguồn nước là rất cần thiết cho cuộc sống của con người hôm nay và mai sau.
Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước trên thế giới đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng do tác động của con người. Trong đó, nước thải từ hoạt động của con người
không qua xử lý đổ trực tiếp xuống nguồn nước ở các ao, hồ, sông, suối, kênh
mương… đáng lưu ý nhất là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt gây nên tình
trạng ô nhiễm môi trường nước trầm trọng.
Do đó mỗi quốc gia đều có những chính sách và nhiều biện pháp nhằm bảo vệ
môi trường và giảm bớt sự ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế-xã
hội gây ra, công cụ kinh tế môi trường là một trong những chính sách đó, đã và đang
được nước ta quan tâm. Trong đó, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là một công
11
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
cụ kinh tế hữu hiệu, nhằm khắc phục được hậu quả ô nhiễm môi trường nước, giúp cải
thiện môi trường tốt hơn
Vì vậy việc áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là một vấn đề mang
tính cấp thiết và tầm quan trọng cao trong công tác bảo vệ và khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường môi trường nước hiện nay.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của phí môi trường đối với nước thải nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi
trường nước các chất ô nhiễm có thể xử lý được, khắc phục tình trạng ô nhiễm, kiểm
soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm, đánh vào nguồn kinh tế của các
doanh nghiệp, chủ thể nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất.
Tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường, hướng
tới sự phát triển bền vững giữa kinh tế - xã hội - môi trường; tạo tính công bằng trong
việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phí môi trường là khoản thu từ Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động Bảo vệ
môi trường, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc
khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra với môi trường. Hiện tại, hai loại
nước thải chịu phí là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Tùy theo mức độ sử
dụng và xã thải ra môi trường mà các chủ thể phải có nhiệm vụ nộp phí tương xứng với
tính chất và mức độ gây tác động xấu đến môi trường. Phí phải trả cho các hành vi gây
ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của người sử dụng. Do nước thải
12
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
sinh hoạt đã được quy định đánh phí vào nước cấp trước khi sử dụng, nên báo cáo này
chỉ đề cập tới việc nghiên cứu và tìm hiểu đối với nước thải công nghiệp.
Việc nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đề
tài được tìm hiểu và nghiên cứu trên phạm vi Quận 12 Tp. Hồ Chí Minh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu chính xác và nhanh chóng các phương pháp
được sử dụng:
- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin, số liệu:
Thu thập thông tin từ các tập tài liệu, sách báo, nội quy – quy chế liên quan đến
cơ sở thực tập, các trang wedsite. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về
nước thải: Nghị định 25/2013/NĐ-CP, Thông tư 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT, QCVN
14:2008/BTNMT, QCVN 24:2009/BTNMT Các Văn bản hướng dẫn của UBND
thành phố và UBND Quận 12
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp khác

Tham vấn và thảo luận ý kiến của người hướng dẫn thực hiện đề tài để biết thêm
các thông tin số liệu chính xác sau đó tổng hợp kết quả đạt được.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận liên quan đến tình hình thu phí nước thải
- Thực trạng về tình hình thu phí nước thải quận 12
- Nội dung công tác thu phí nước thải
13
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
- Tình hình thu phí nước thải công nghiệp tại quận 12
- Kết luận – kiến nghị
14
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
QUẬN 12
1.1.1. Giới thiệu chung
Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định
03/CP, ngày 6 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã
Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một
phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn trước đây.
Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 12 thuộc UBND quận được thành lập theo
Quyết định số 08/2005/QĐ-UB, ngày 20 thánh 1 năm 2005, là cơ quan tham mưu, giúp
UBND quận thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường trên
địa bàn quận và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND
quận và theo qui định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành và
lĩnh vực công tác ở địa phương.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của phòng TNMT
Biên chế của Phòng Tài nguyên và Môi trường do Chủ tịch UBND quận phân bổ

trong sổ biên chế hành chính của quận do UBND Thành phố giao theo chỉ tiêu kế
hoạch hàng năm.
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận gồm:
• 01 Trưởng phòng: phụ trách chung.
• 01 Phó Trưởng phòng: phụ trách công tác tài nguyên.
• 01 Phó Trưởng phòng: phụ trách công tác pháp chế.
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường do Chủ tịch UBND quận
bổ nhiệm.
- Trưởng phòng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận và
trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn Phòng do mình phụ trách.
15
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
- Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu
trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công khi trưởng phòng vắng
mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động
của Phòng.
Các Tổ của phòng Tài nguyên và Môi trường:
• Tổ tài nguyên
• Tổ môi trường
• Tổ tổng hợp
• Tổ Pháp chế
1.1.3. Vị trí và chức năng
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn
nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.
1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Trình UBND quận các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và
pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường;
b) Trình UBND quận quy hoạch, kế hoạch về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và

bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch được xét duyệt;
c) Thẩm định và trình UBND quận xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; kiểm
tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử
dụng đất đai hàng năm, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận và trình
UBND quận để thông qua HĐND quận phê duyệt, công bố quản lý việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
e) Tham mưu kế hoạch khai thác nguồn nước và khoáng sản trên địa bàn quận;
f) Trình UBND quận (BCĐ cải cách hành chính quận) chương trình, biện pháp tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi
trường;
16
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
g) Giúp UBND quận thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định đăng ký, cấp giấy
phép kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật
và theo phân công của UBND quận;
h) Giúp UBND quận quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập trung, kinh tế tư nhân,
các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực tài nguyên
và môi trường theo qui định của pháp luật;
i) Trình UBND quận các quyết định như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và tài sản trên đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất;
j) Quản lý và theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và
bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi
trường;
k) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai; lập
và quản lý hồ sơ địa chính;
l) Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, khoáng sản và tài nguyên
nước;

m) Quản lý hoạt động đo đạc bản đồ, quản lý hoạt động khai thác tài nguyên trên địa bàn;
n) Tham mưu kế hoạch bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm,
sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ;
o) Quản lý vệ sinh đô thị, bao gồm quản lý hoạt động quét dọn, thu gom, vận chuyển rác
và xử lý chất thải rắn; quản lý các nghĩa trang và dịch vụ mai táng trên địa bàn theo
phân cấp;
p) Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin tài
nguyên và môi trường trên địa bàn quận; thu thập, quản lý, xử lý và lưu trữ thông tin,
tư liệu về tài nguyên và môi trường;
q) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra việc
thi hành pháp luật trong lĩnh vực phòng quản lý; giúp UBND quận giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường, sự cố môi trường theo quy định
của pháp luật; tham mưu giúp UBND quận xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tài nguyên và môi trường;
r) Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật;
17
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
s) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và tổ
chức thực hiện sau khi được xét duyệt;
t) Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ các
lĩnh vực công tác được giao và các báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu của
UBND quận và Sở Tài nguyên và Môi trường;
u) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định
của pháp luật, theo phân công của UBND quận;
v) Được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia
với Sở Tìa nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và công chức phường có liên quan

đến ngành;
w) Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân công của
UBND quận;
x) Tham mưu UBND quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận;
y) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND quận giao.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI
1.2.1. Cơ sở lý luận
1.2.1.1. Nước thải
Nước thải là nước được thải ra từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất công nông
nghiệp, thương mại – dịch vụ và các hoạt động sống của con người. Trong đó, nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt là hai loại nước thải đáng lưu ý nhất trong quá
trình đô thị hóa hiện nay.
- Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt
như tắm giặt, vệ sinh cá nhân… được thải ra từ các trường học, bệnh viện, cơ quan…
bao gồm nước thải đen và nước thải xám.
+ Nước thải từ toilet được gọi là nước thải đen. Nước thải đen chứa hàm lượng
cao chất thải rắn và một lượng đáng kể thức ăn cho vi khuẩn (nito và phốt pho).
18
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
+ Nước thải xám bao gồm nước giặt rũ quần áo, tắm rửa và nước sử dụng trong
nhà bếp. Nước từ trong nhà bếp có thể chứa lượng lớn chất rắn và dầu mỡ.
- Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp.
Trong nước thải sản suất công nghiệp lại được chia ra làm 2 loại:
Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa
máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước này chưa nhiều
tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn… Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra
chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước

cho nên loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch.
Nước thải công nghiệp rất khó phân loại từ tất cả các ngành công nghiệp. Mỗi
ngành công nghiệp có nước thải đặc trưng của ngành đó. Ví dụ, nước thải của ngành
công nghiệp dệt nhuộm chứa các chất hữu cơ mang màu và một số hóa chất độc hại
khó phân hủy. Nước thải của các cơ sở xi mạ chứa hàm lượng kim loại nặng cao và có
pH thấp. Nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu là chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân
hủy bằng vi sinh.
1.2.1.2. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới chi phí và lợi
ích của những hành động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường ý
thức trách nhiệm trước việc gây ra hủy hoại môi trường đồng thời tác động đến hành vi
của cá nhân theo hướng có lợi cho môi trường. Từ những ứng dụng trong thực tiễn cho
thấy, vai trò của công cụ kinh tế trong việc sử dụng quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ
môi trường, hơn hẳn với các loại công cụ khác như công cụ điều hành và kiểm soát.
Công cụ kinh tế thúc đẩy định hướng hành động ngày càng thân thiện hơn với
môi trường trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội; đồng thời, làm cho sự thay đổi hành
vi của người sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế, đây là yếu tố rất quan trọng
19
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
liên quan đến công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức quản lý nguồn tài nguyên và bảo
vệ môi trường nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững.
Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng dựa trên hai nguyên tắc
cơ bản đã được quốc tế thừa nhận là nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền
(PPP)” và “ Người hưởng thụ phải trả tiền”.
a) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức
Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề xuất hợp tác vào năm 1972 và 1974. Nguyên
tắc này xuất phát từ những luận điểm của Pigow về nền kinh tế phúc lợi. Trong đó, nội
dung quan trọng nhất là một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ
có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả các chi phí môi trường (bao gồm các

chi phí chống ô nhiễm, khai thác tài nguyên cũng như những dạng ảnh hưởng khác tới
môi trường).
“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” có nghĩa là buộc người gây ô nhiễm (doanh
nghiệp, cá nhân hay chính quyền) phải trả hoàn toàn các chi phí về sự phá hoại môi
trường do hoạt động của họ gây ra. Điều này sẽ khuyến khích người ta giảm sự phá
hoại đó, ít ra cũng ở mức mà chi phí biên của việc giảm ô nhiễm bằng chi phí biên của
sự tổn hại do ô nhiễm đó gây ra.
Muốn vậy thì tổng chi phí sản xuất ra một hàng hóa hay dịch vụ bao gồm chi phí
của tất cả tài nguyên được sử dụng phải được tính đủ vào giá của nó. Việc sử dụng
không khí, nước, hay đất cho việc loại bỏ hay cất giữ chất thải cũng là sử dụng các tài
nguyên giống như các đầu vào của sản xuất. Tình trạng định giá không tính đủ chi phí
sử dụng các tài nguyên môi trường và không xác định rõ quyền sở hữu đối với tài
nguyên môi trường dẫn đến việc khai thác và sử dụng quá mức và có thể làm phá hủy
hoàn toàn nguồn tài nguyên đó. Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” buộc
người gây ô nhiễm phải tính toán đầy đủ chi phí sản xuất (chi phí sử dụng tài nguyên
20
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
và làm ô nhiễm) thông qua các công cụ như thuế ô nhiễm, lệ phí ô nhiễm, giấy phép ô
nhiễm…
b) Nguyên tắc “Người hưởng thụ phải trả tiền” chủ trương tạo lập một cơ chế nhằm đạt
được các mục tiêu về môi trường. Đối nghịch với việc người trực tiếp gây ô nhiễm phải
trả tiền, người hưởng thụ một môi trường đã được cải thiện cũng phải trả một khoản
phí. Có thể hiểu nguyên tắc này là tất cả những ai hưởng lợi do có được môi trường
trong lành không bị ô nhiễm, thì đều phải nộp phí. Nguyên tắc này đưa ra giải pháp bảo
vệ môi trường với một cách nhìn nhận riêng. Nguyên tắc chủ trương việc phòng ngừa ô
nhiễm và cải thiện môi trường cần được hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi
hoặc những người không phải trả giá cho các chất gây ô nhiễm.
c) Một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:
• Phí môi trường: Là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm.

• Chính sách thuế: Trong quá trình hoạt động sả xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp
đơn thuần chỉ sử dụng thành phần môi trường thì chủ yếu các doanh nghiệp vừa sử
dụng thành phần môi trường vừa khai thác sử dụng tài nguyên. Như vậy thông qua các
cơ cấu kinh tế, chính sách thuế được chia làm hai loại: Thuế tài nguyên và thuế môi
trường.
• Hệ thống đặt cọc – hoàn trả: bao gồm việc ký một số tiền cho các sản phẩm có tiềm
năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm được đưa trả về một số điểm thu hồi quy định
hợp pháp sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi bị ô nhiễm, tiền ký thác sẽ hoàn trả. Mục
đích của hệ thống đặt cọc – hoàn trả là thu gom những thứ mà người tiêu thụ đã dùng
vào một trung tâm để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy một cách an toàn đối với môi
trường.
• Cota ô nhiễm: là loại giấy phép xả thải mà người sử dụng được cấp có quyền chuyển
nhượng số lượng, chất lượng xả thải của cơ sở mình cho người khác (đơn vị cần giấy
phép để xả thải). Loại giấy này cho phép được đổ phế thải hay sử dụng một nguồn tài
nguyên đến một mức định trước do pháp luật quy định và được chuyển nhượng bằng
cách đấu thầu hoặc trên cơ sở quyền sử dụng có sẵn.
• Trợ cấp môi trường: là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng để giúp đỡ các ngành
công – nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện
21
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh
nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp cũng nhằm khuyến
khích các cơ quan nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất có lợi cho môi
trường hoặc các công nghệ xử lý ô nhiễm.
• Ký quỹ môi trường: là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng
gây ô nhiễm và tổn thất môi trường. Nguyên lý hoạt động của hệ thống ký quỹ môi
trường cũng tương tự như của hệ thống đặt cọc – hoàn trả. Nội dung chính của ký quỹ
môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến
hành một hoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, giấy

tờ các giá trị như tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự cam kết về
thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường.
• Nhãn sinh thái: là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thỏa mãn một số tiêu
chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ ủy nhiệm đề
ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường
trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến,
gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi vứt bỏ.
1.2.1.3. Phí môi trường
Phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm
theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Việc áp dụng phí môi trường đã có
hiệu quả rõ nét nhằm thay đổi hành vi của các đối tượng gây ô nhiễm, khuyến khích họ
giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra ngoài môi trường. Ngoài ra, phí bảo vệ môi trường
còn có mục đích khác là tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư, khắc
phục cải thiện môi trường (thu gom xử lý phế thải, nước thải, hỗ trợ các nạn nhân của ô
nhiễm).
 Phạm vi áp dụng của các loại phí môi trường gồm:
a) Phí đánh vào nguồn ô nhiễm:
Là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường nước (BOD,
COD,TSS, kim loại nặng… ), khí quyển (SO
2
, cacbon, CFCs), đất (rác thải, phân bón)
22
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Biện pháp này có tác dụng
khuyến khích các tác nhân gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và
tăng thêm nguồn thu cho Chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi
trường. Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được sử dụng rộng rãi nhất là các chất gây ô
nhiễm nguồn nước mặt. Ngoài ra, tại một số nước, phí này còn được dùng để đánh vào
chất gây ô nhiễm không khí, tác nhân gây ra tiếng ồn…

Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm
lượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm.
b) Phí đánh vào người sử dụng:
Là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiện chất
lượng môi trường như hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, phí sử dụng
nước sạch, phí sử dụng đường và bãi đỗ xe, phí sử dụng danh lam thắng cảnh, phí hành
chính, nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối
với môi trường.
Các khoản thu từ loại phí này được dùng để góp phần bù đắp chi phí bảo đảm cho
hệ thống này hoạt động. Loại phí này chủ yếu được áp dụng đối với các loại chất thải
có thể kiểm soát. Chính vì vậy có hai cách thu chủ yếu là thu theo số lượng và chất
lượng chất thải; và thu theo mức cố định đối với tổ chức cá nhân (hiện nay gọi là phí vệ
sinh). Mục đích chính của phí này chủ yếu là nhằm tăng nguồn thu cho Chính phủ và
đối tượng thu là những các nhân hay đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch vụ công
cộng. Phí đánh vào người sử dụng còn nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng quá mức
các dịch vụ môi trường.
c) Phí đánh vào sản phẩm:
Là loại phí được áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường
một khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay loại bỏ chúng.
23
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm nếu vì lý
do nào đó người ta không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm. Loại
phí này có thể đánh vào nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian hay thành phẩm tùy
trường hợp. Phí này có mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sử
dụng, tiêu thụ các sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu cho Chính phủ.
1.2.1.4. Mục đích của việc thu phí bảo vệ môi trường
Để có vốn đầu tư, khắc phục và cải thiện môi trường cũng như khuyến khích các
đối tượng gây ô nhiễm có biện pháp kiểm soát vầ giảm thiểu, Nhà nước ta đã xây dựng

chương trình thu phí bảo vệ môi trường như một giải pháp sử dụng các công cụ kinh tế
trong việc bảo vệ môi trường…
1.2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1.2.2.1. Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ Về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải.
1.2.2.2. Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài Chính – Bộ Tài
nguyên môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29
tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
24
GVHD: Ts.Võ Đình Long
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 TP.HCM
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm
2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ

về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi
trường,
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư liên tịch hướng dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải .
1.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI THEO NGHỊ ĐỊNH 25/2013/NĐ-CP.
1.3.1. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
a) Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản;
b) Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;
c) Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: gia súc, gia cầm tập trung;
d) Cơ sở nuôi trồng thủy sản;
e) Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
25
GVHD: Ts.Võ Đình Long

×