Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 166 trang )


1
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỆ THỐNG TKQG



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP BỘ


ĐỀ TÀI : Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh
lệch số liệu của chỉ tiêu “Tổng sản phẩm trong nước”giữa toàn bộ nền kinh
tế với kết quả tính toán theo các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương


Đơn vị chủ trì : Viện khoa học Thống kê
Đơn vị thực hiện : Vụ Hệ thống TKQG
Chủ nhiệm: : CN. Bùi Bá Cường
Phó chủ nhiệm : CN. Lê Văn Dụy
CN. Nguyễn Văn Nông
Thư ký : CN.Nguyễn Thị Việt Hồng
CN. Khổng Đỗ Quỳnh Anh

9520
Hà Nội, năm 2011


2
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI


1. Cử nhân Bùi Bá Cường - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Chủ nhiệm đề
tài
2. Cử nhân Lê Văn Dụy – Viện KHTK, Phó chủ nhiệm đề tài
3. Cử nhân Nguyễn Văn Nông – Vụ Hệ thống TKQG, Phó chủ nhiệm đề tài
4. Cử nhân Nguyễn Thị Việt Hồng – Viện KHTK, Thư ký đề tài
5. Cử nhân Khổng Đỗ Quỳnh Anh – Vụ Hệ thống TKQG, Th
ư ký đề tài
6. Cử nhân Vũ Văn Tuấn - nguyên cán bộ Vụ Thống kê Công nghiệp - Xây
dựng
7. Cử nhân Phạm Quang Vinh - Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và Thuỷ
sản
8. Cử nhân Nguyễn Thị Xuân Mai - Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và
Giá cả
9. Cử nhân Trần Tuấn Hưng - Vụ Phương pháp chế độ và Công nghệ thông
tin
10. Cử nhân Nguyễn Huy Lương - Cục Th
ống kê Phú Thọ
11. Cử nhân Trịnh Quang Vượng - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
12. Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia.
13. Thạc sĩ Dương Mạnh Hùng - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia.
14. Cử nhân Nguyễn Thị Mai Hạnh - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia.
15. Cử nhân Trần Xuân Được - Vụ Hệ th
ống tài khoản quốc gia.
16. Cử nhân Lê Thị Năm - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia.
17. Cử nhân Lê Trường - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia.
18. Thạc sỹ Nguyễn Diệu Huyền - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia.
19. Cử nhân Tăng Thị Thanh Hoà - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
20. Cử nhân Phạm đình Hàn – Nguyên cán bộ Vụ Hệ thống TKQG.

3

21. Cử nhân Đào Ngọc Lâm – Nguyên cán bộ Vụ PPCĐ và Công nghệ thông
tin.
22. Thạc sỹ Nguyễn Thuý Trinh – Phòng Thống kê tổng hợp Cục Thống kê
Hà Nội.
23. Cử nhân Nguyễn Văn Minh – Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia.






















4
DẠNH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. GO : Giá trị sản xuất

2. IC : Chi phí trung gian
3. VA : Giá trị tăng thêm
4. Tỉnh : Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
5. TCTK : Tổng cục Thống kê
6. TKQG : Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia
7. PPCĐ : Vụ Phương pháp chế độ và Công nghệ thông tin
8. TMDV :Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ
9. TKG :Vụ Thố
ng kê Giá
10. TKCN : Vụ Thống kê Công nghiệp
11. XDĐT :Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư
12. PCTĐ :Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua-Khen thưởng
13. VPII : Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
14. VTKE : Viện Khoa học Thống kê
15. TKTH : Vụ Thống kê Tổng hợp
16. NLTS : Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
17. HTQT :Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác qu
ốc tế
18. XHMT : Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường
19. TW :Trung ương
20. ĐF : Địa phương
21. HTX : Hợp tác xã
22. NGTK : Niên giám thống kê
23. KVI : Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
24. KVII : Ngành công nghiệp và xây dựng
25. KVIII : ngành thương mại và dịch vụ





5
MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 8
PHẦN I : THỰC TRẠNG VỀ BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU TỔNG SẢN PHẨM
TRONG NƯỚC (GDP) Ở PHẠM VI TOÀN NỀN KINH TẾ VÀ CẤP TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ.
10
I/ Thực trạng tính toán chỉ tiêu GO, VA/GDP trên phạm vi cả nước và theo địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
10
1.Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) 10
2. Đối với chỉ tiêu VA/GDP 13
II/Các nguyên nhân dẫn tới chênh lệch số liệu GO, VA/GDP giữa TW và địa
phương
22
1.Những nguyên nhân thống kê 22
2.Nguyên nhân phi thống kê 28
PHẦN II: CƠ SỞ CỦA VIỆC BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU TỔNG SẢN PHẨM
TRONG NƯỚC (GDP) CHO CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ
29
I/Một số vấn đề chung 29
II/Kinh nghiệm quốc tế về biên soạn chỉ tiêu GDP theo vùng 31
1. Kinh nnghiệm lập tài khoản quốc gia ở cơ quan Thống kê Trung ương Úc (ABS) 31
2. Kinh nghiệm thực hiện thống kê vùng lãnh thổ của Ba lan 34
3. Kinh nghiệm của Cục Thống kê Indonesia (BPS) 37

6
III/Nhu cầu và cơ sở biên soạn chi tiêu GDP đối với cấp tỉnh trực thuộc trung ương
của Việt Nam.
39

PHẦN III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) GIỮA
TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
59
I.Mục tiêu giảm thiểu sự chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương 59
II.Các quy trình nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu tổng sản phẩm trong
nước (GDP) giữa trung ương và địa phương
60
III. Các giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu GDP giữa trung
ương và địa phương.
74
Giải pháp1.Xây dựng quy trình tính GDP cho toàn nền kinh tế kết hợp với tính
theo tỉnh (gọi tắt là quy trình tính kết hợp giữa tập trung và phân tán).
74
Giải pháp 2.Xác định đơn vị thống kê và đơn vị thường trú phục vụ tính chỉ tiêu
giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và GDP cho từng ngành kinh tế cụ thể.
75
Giải pháp 3. Hoàn thiện và sử dụng thống nhất các nguồn thông tin 88
Giải pháp 4.Áp dụng thống nhất Phương pháp tính và phân bổ GO, VA: 96
Giải pháp 5. Phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các vụ trên Tổng cục
Thống kê, giữa các vụ thống kê chuyên ngành với các Cục Thống kê tỉnh, giữa các
bộ phận (phòng) Thống kê chuyên ngành ở Cục Thống kê tỉnh.
122
Giải pháp 6.Bổ sung hoàn thiện hệ thống chỉ số giá và hệ số chi phí trung gian: 124
Giải pháp 7.Quy định trách nhiệm, quyền hạn công bố và phổ biến số liệu GDP và
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan đến việc tính toán chỉ tiêu GDP
124

7
Giải pháp 8.Tăng cường ứng dụng khoa học, Công nghệ thông tin và kinh nghiệm

thống kê của khu vực và quốc tế về quy trình biên soạn GDP nói riêng và biên soạn
SNA nói chung
125
Giải pháp 9.Hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ thống kê làm công tác tài khoản quốc gia từ trung ương đến địa phương
125
Giải pháp 10.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho công tác biên soạn
tài khoản quốc trên Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh trực thuộc trung
ương.
126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN TRONG HAI NĂM 131
PHỤ LỤC 136













8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh thổ kinh tế theo đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) là một bộ phận lãnh thổ kinh tế quốc gia, được
phân chia tương đối hợp lý về mặt địa lý, dân cư, nguồn tài nguyên thiên
nhiên… nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tổ quốc. Tỉnh là cấp
quản lý kinh tế vĩ mô được đặt dướ
i sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà
nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách trên địa bàn; xây dựng kết cấu hạ
tầng, trực tiếp quản lý hành chính về tài nguyên, môi trường, dân cư và các vấn
đề xã hội; quản lý các hoạt động kinh tế của tỉnh, tổ chức đời sống và cung cấp
các dịch vụ công cho nhân dân; giữ vững tr
ật tự, an ninh xã hội trên địa bàn và
kiểm tra việc thực hiện luật pháp, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, các
tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi công dân cư trú trên địa bàn.
Việc thu thập thông tin, tính toán và cung cấp kịp thời, đầy đủ và đáng tin
cậy các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ, trong đó có các chỉ tiêu kinh tế tổng h
ợp
theo địa bàn tỉnh cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cơ quan nghiên
cứu từ Trung ương đến địa phương và cho những đối tượng dùng tin khác là
yêu cầu cần thiết đặt ra đối với ngành thống kê. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
theo địa bàn tỉnh là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, phân phối, sử dụng
kết quả sản xuất trên địa bàn; các chỉ tiêu này dùng để đánh giá tốc
độ phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nghiên cứu lợi thế so sánh và khả năng
quản lý, khai thác, bảo vệ các tiềm năng về tài nguyên, môi trường, nhân lực…
trong tổng thể phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất theo vùng kinh tế của
Đảng và Nhà nước; làm căn cứ để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong
một cơ cấu kinh tế quốc dân thố
ng nhất; để xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của từng tỉnh trong từng thời kỳ; để quản lý và điều hành kinh tế của

tỉnh thống nhất trong một nền kinh tế quốc dân phát triển đúng hướng, hài hoà
và bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay các chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp cấp tỉnh, do
ngành thống kê tính toán trong đó có chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước thự
c
hiện trên địa bàn tỉnh (ở phạm vi cả nước chỉ tiêu này là Tổng sản phẩm trong
nước) đã bộc lộ một số hạn chế đó là chất lượng số liệu chưa cao, không đảm

9
bảo tính thống nhất giữa số liệu của các tỉnh với cả nước, không thể so sánh
giữa các tỉnh với nhau…
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng chênh
lệch số liệu của chỉ tiêu GDP giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán
theo các tỉnh trực thuộc trung ương” là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất
lượng thông tin kinh tế tổ
ng hợp, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu cấp thiết của các cấp
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin thống kê.
Ngoài phần “Đặt vấn đề”, “Kết luận và kiến nghị”, Báo cáo Tổng hợp
Đề tài gồm 3 phần chính:
Phần I: Thực trạng về biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
ở các phạm vi toàn nền kinh tế và cấp tỉnh, thành phố tr
ực thuộc trung ương của
Tổng cục Thống kê.
Phần II: Cơ sở của việc biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) cho cấp tỉnh, thành phố.
Phần III: Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số
liệu Tổng sản phẩm trong nước giữa trung ương và địa phương.

Đề tài nghiên cứu trong 2 năm: 2008 và 2009, trong năm 2008 thực hiện
20 chuyên đề; n

ăm 2009 thực hiện 11 chuyên đề (xem phụ lục kèm theo), với
sự tham gia trực tiếp của nhiều lãnh đạo và chuyên viên đã và đang công tác tại
các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn của cả
ngành Thống kê, liên quan tới tất cả các tỉnh trong cả nước, nên dù Ban chủ
nhiệm và các cộng sự đã hết sức cố gắng chắc chắn cũng sẽ
không tránh khỏi
những hạn chế. Ban chủ nhiệm mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng
nghiệp, của các chuyên gia để hoàn thiện thêm đề tài này.









10
PHẦN I: THỰC TRẠNG VỀ BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU TỔNG SẢN PHẨM
TRONG NƯỚC (GDP) Ở PHẠM VI TOÀN NỀN KINH TẾ VÀ CẤP TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CỦA TỔNG CỤC THỐNG
KÊ.
Kể từ năm 1993 đến nay, công tác áp dụng hệ thống Tài khoản gia ở cả
nước nói chung, tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước thực hiện trên địa bàn
tỉnh nói riêng đã là một công tác trọ
ng tâm của ngành thống kê. Thống kê Tài
khoản quốc gia đã thực sự là một công cụ không thể thiếu trong quản lý, điều
hành, đánh giá, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước, trong
đó có các cấp uỷ Đảng và chính quyền cấp tỉnh. Việc tính toán các chỉ tiêu kinh
tế này theo lãnh thổ hành chính tỉnh còn là một nguồn thông tin quan trọng để

biên soạn Tài khoản quốc gia cho phạm vi cả nước. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu
cầ
u ngày càng cao của các cấp, các ngành và các đối tượng dùng tin khác thì
công tác này đã bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót, cả về mặt chất lượng số liệu,
về tính đồng bộ, thống nhất giữa số liệu cả nước với số liệu các tỉnh, cả về tính
so sánh giữa số liệu của các tỉnh với nhau, tính đầy đủ và tính kịp thời trong
cung cấp cho các đối tượng dùng tin …
Trong mộ
t số năm lại đây, nếu so sánh chỉ tiêu GO, VA/GDP do Vụ Hệ
thống TKQG tính toán với tổng cộng các chỉ tiêu này từ 63 Cục Thống kê tính
(Theo giá thực tế và giá so sánh) đều có sự chênh lệch lớn và có xu hướng ngày
càng tăng. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về vấn này.
I/Thực trạng tính toán chỉ tiêu GO, VA/GDP trên phạm vi cả nước và theo
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đối với chỉ
tiêu giá trị sản xuất (GO)
a. Theo giá thực tế
Giá trị sản xuất theo giá thực tế giữa trung ương và địa phương có sự
chênh lệch ngày càng lớn, năm 2000 GO do trung ương tính toán lớn hơn địa
phương tính là 71.154 tỷ đồng (tương đương 9,06%), đến năm 2003 bắt đầu có
chiều hướng thấp hơn, tức là giá trị sản xuất do trung ương tính nhỏ hơn tổng
cộng địa phương tính toán khoảng - 6.219 t
ỷ đồng (tương đương – 0,46%) và
đến năm 2008 chênh lệch này là – 206105 tỷ đồng (tương đương -5,4%)


11
Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), sự chênh lệch giữa giá trị sản xuất
do TW và địa phương tính toán có xu hướng doãng dần theo thời gian, giá trị
sản xuất do địa phương tính luôn luôn cao hơn giá trị sản xuất do TW tính. Năm

2000, sự chênh lệch giữa trung ương và địa phương là -11.599 tỷ đồng, tăng lên
-67.328 tỷ đồng vào năm 2005, và đến năm 2008 chênh lệch – 127.823 tỷ đồng
(tương đương - 26,46%). Trong đó ngành có sự chênh lệch l
ớn nhất là nông,
lâm nghiệp (năm 2008, chênh lệch giá trị sản xuất của ngành này là -121.635 tỷ
đồng)
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) : Trong những năm 2000-2002, chênh
lệch giá trị sản xuất của khu vực có xu hướng dương (tức là trung ương tính cao
hơn địa phương), nhưng từ năm 2003 đến nay có chiều hướng ngược lại, tức là
giá trị sản xuất của khu vực II do địa phương tính thường cao hơn Tổ
ng cục
thống kê tính, cụ thể năm 2000 chênh lệch 31.667 đồng, năm 2001 chênh lệch
38.699 tỷ đồng, năm 2002 chênh lệch 32.322 tỷ đồng. Từ năm 2003, chênh
lệch bắt đầu có xu hướng âm với số tuyệt đối là -34.277 tỷ đồng (tương đương -
4,38%) và đến năm 2008 chênh lệch là – 106.895 tỷ đồng (tương đương –
4,45%). Trong khu vực này, chênh lệch chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến
và ngành xây dựng. Đáng chú ý là ngành xây dựng trong nh
ững năm 2000-2002
có sự chênh lệch rất lớn, song từ năm 2003, chênh lệch giá trị sản xuất theo giá
thực tế của ngành này có xu hướng giảm mạnh (năm 2002 chênh lệch khoảng
khoảng 20% xuống còn 3,33% năm 2003) và giảm xuống còn 366 tỷ năm 2007
(tương đương 0,13%). Ngành công nghiệp chế biến có mức chênh 13.727 tỷ
đồng năm 2002 và có chiều hướng thay đổi chênh lệch âm vào năm 2003 là -
31.946 tỷ đồng và đến năm 2007 là -40.653 tỷ đồng (t
ương đương -3,07%).
Khu vực III (dịch vụ): Đối với khu vực dịch vụ, giá trị sản xuất theo giá thực
tế do TW tính toán luôn cao hơn địa phương, nhưng có xu hướng thu hẹp dần
khoảng cách, năm 2000 chênh lệch khoảng 51.086 tỷ đồng (tương đương
23,36%) nhưng đến năm 2008 chênh lệch là 38.861 tỷ đồng (tương đương
3,83%).

Trong khu vực dịch vụ, giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành th
ương
nghiệp (bao gồm cả thuế nhập khẩu) do Tổng cục Thống kê và do địa phương
tính có sự chênh lệch rất lớn, số liệu do Tổng cục công bố luôn cao hơn tổng
cộng của 63 tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành thương

12
nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố là 86.924 tỷ đồng, địa phương tính là
56.180 tỷ đồng, chênh lệch 30.744 tỷ đồng (tương đương 54.72%), năm 2005
chênh lệch là 27.568 tỷ đồng và năm 2007 chênh lệch là 50.474 tỷ đồng.
b.Theo giá so sánh
Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 do Tổng cục tính luôn thấp hơn giá
con số tổng cộng từ 63 Cục Thống kê tỉnh. Năm 2002, chênh lệch giữa trung
ương và tổng cộng địa phương là -18.473 tỷ đồ
ng (tương đương -9.35%). Năm
2003, chênh lệch là -155.119 tỷ đồng (tương đương -13.88%) và năm 2007
chênh lệch là -273.493 tỷ đồng (tương đương -18.24%).
Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản): Giá trị sản xuất của khu vực I
theo giá so sánh do Tổng cục Thống kê tính toán thấp hơn tổng cộng từ các Cục
Thống kê tỉnh. Năm 2002, Tổng cục công bố giá trị sản xuất khu vực I theo giá
so sánh là 136.649 tỷ đồng, địa phương tính là 159.596 tỷ
đồng, chênh lệch -
22.947 tỷ đồng (tương đương -14.38%), và năm 2008 chênh lệch lên đến -
71.823 tỷ đồng (tương đương – 33,41%). Trong Khu vực này thì ngành nông,
lâm nghiệp có sự chênh lệch lớn nhất, năm 2008 chênh lệch gữa trung ương và
địa phương lên đến -54.611 tỷ đồng (tương đương -33,12%).
Xét về tốc độ tăng trưởng của khu vực I, năm 2005 và 2006 thì không có sự
chênh lệch lớn (năm 2005 trung ương tính GO tăng 5.2%, địa phương tính tăng
6.5%, n
ăm 2006 trung ương tính tăng 5.1%, địa phương tính tăng 6.8%), nhưng

năm 2004 và 2008 có sự chênh lệch tương đối lớn (năm 2004 Trung ương tính
tăng 5.8%, địa phương tính tăng 9.2%, năm 2008 Trung ương tính tăng 6,8%,
địa phương tính tăng 8.1%).
Tốc độ tăng GO KV I theo giá so sánh 1994
-
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
2004 2005 2006 2007
%
Địa phương Trung ương

Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng): Giá trị sản xuất của khu vực này
theo giá so sánh còn có sự chênh lệch lớn hơn tính theo giá thực tế cả về số

13
tuyệt đối lẫn số tương đối, chênh lệch giữa giá trị sản xuất do trung ương tính
và tổng cộng địa phương ngày càng doãng ra. Năm 2002, chênh lệch -8.449 tỷ
đồng (tương đương -14.52%), năm 2005 đã lên đến -68.846 tỷ đồng (tương
đương 20.33%) và năm 2007 là – 123.514 tỷ đồng (tương đương -21.85%).
Chênh lệch của khu này chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến (năm 2007
chênh lệch giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế
biến đã chiếm tới hơn
90% chênh lệch của cả khu vực II).
Về tốc độ tăng trưởng của khu vực này không có sự chênh lệch lớn, thí
dụ năm 2005 tốc dộ tăng trưởng giá trị sản xuất do trung ương và địa phương
tính xấp xỉ bằng nhau (16% và 16.1%).
Tốc độ tăng GO KV II theo giá so sánh 1994

-
5.0
10.0
15.0
20.0
2004 2005 2006 2007
%
Địa phương Trung ương

Khu vực III (dịch vụ): Ngược lại với giá trị sản xuất theo giá thực tế, giá
trị sản xuất theo giá so sánh của khu vực dịch vụ do Tổng cục Thống kê tính
trong những năm từ 2000-2002 cao hơn số liệu tổng cộng từ 63 tỉnh, nhưng bắt
đầu từ năm 2003 thì con số Tổng cục tính đã bắt đầu thấp hơn tổng cộng từ địa
phương. Năm 2002, chênh lệch giá trị sản xuất khu vực III theo giá so sánh
giữa trung ương và địa phương là 12.923 tỷ đồng (tương đương 7%), song từ
năm 2003, chênh lệch là -5.751 tỷ đồng (tương đương -2.67%), đến năm 2007
con số chênh lệch đã lên đến -89.898 tỷ đồng (tương đương -23.25%).
Trong khu vực III, ngành có sự chênh lệch lớn nhất là ngành vận tải, bưu
điện, năm 2002 chênh lệch -14.279 tỷ đồng, năm 2005 chênh lệch 34.373 t

đồng và năm 2007 chênh lệch 48.531 tỷ đồng (tương đương -59.23%).
2. Đối với chỉ tiêu VA/GDP
a.Theo giá thực tế
Từ năm 1993, theo Quyết định số 183/TTg ngày 25/12/1992 của Thủ tướng
Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam, chỉ tiêu

14
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được tính ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh. Sau
một số năm thực hiện Quyết định trên, đã xuất hiện sự chênh lệch số liệu GDP
do Tổng cục Thống kê tính toán với số liệu tổng cộng từ các tỉnh do các Cục

Thống kê tính toán, mặc dù ngành thống kê đã có một số biện pháp khắc phục
hiện tượng này, song cho đến nay s
ự chênh lệch này vẫn chưa được khắc phục
và có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể là: GDP tính theo giá thực tế do Tổng
cục Thống kê tính toán nhỏ hơn so với số liệu tổng cộng của 63 tỉnh, thành phố
đối với năm 2005 là 54.409 tỷ đồng (tương đương 6.5%), năm 2006 là 69.063
tỷ đồng (tương đương 7%), năm 2007 là 104.677 tỷ đồng (tương đương 9%) và
năm 2008 là 142.080 tỷ đồng (tương đương 9,57%) .
Khu v
ực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản): Trong những năm gần đây sự
khác biệt giữa giá trị tăng thêm của khu vực này do trung ương tính và địa
phương tính ngày càng lớn cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, nếu năm 2001 sự
chênh lệch chỉ là 521 tỷ đồng (tương đương 0.47%) thì đến năm 2005 đã là
8.726 tỷ đồng (tương đương 4.96%), đến năm 2008 là 127800 tỷ đồng (tương
đương 25,5%). Trong đó chênh lệch chủ yếu ở ngành nông, lâm nghiệp.
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng): Trong những năm 2000-2002, giá trị
tăng thêm của khu vực này do trung ương tính cao hơn tổng địa phương tính
nhưng bắt đầu từ năm 2003 thì có xu hướng ngược lại, tổng cộng 63 tỉnh đã cao
hơn con số trung ương tính. Cụ thể, năm 2000 trung ương tính cao hơn khoảng
15.143 tỷ đồng (tương đương 9%), năm 2002 tính cao hơ
n khoảng 13.120 tỷ
đồng (tương đương 6.4%), nhưng đến năm 2003 con số giá trị tăng thêm của
khu vực II do trung ương tính đã thấp hơn địa phương tính là 6.856 tỷ đồng
(tương đương 2.83%), năm 2005 là 49.544 tỷ đồng (tương đương 14.39%), đến
năm 2008 là 109,500 tỷ đồng (tương đương 5,7%).
Trong khu vực II thì ngành có sự chênh lệch lớn nhất là ngành công nghiệp
chế biến, năm 2000 chênh lệch giá trị tăng thêm của ngành này giữ
a trung ương
và địa phương là 27.732 tỷ đồng (tương đương 34%), đây là một tỷ lệ chênh
lệch lớn nhất. Năm 2003, tổng giá trị tăng thêm của khu vực II do địa phương

tính toán đã vượt con số do trung ương tính đến 13.153 tỷ đồng (tương đương
10.48%).
Khu vực III (dịch vụ): Mặc dù giá trị sản xuất của khu vực dịch do trung
ương tính toán luôn cao hơn giá trị sản xuất do 63 Cục Th
ống kê tỉnh tính

15
nhưng đối với giá trị tăng thêm xu thế này chỉ xuất hiện ở các năm 2000-2005,
bắt đầu từ năm 2006 giá trị tăng thêm của khu vực này do Tổng cục tính đã thấp
hơn tổng cộng của 63 tỉnh. Cụ thể xem đồ thị dưới đây:
Năm 2000, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ do Tổng cục tính là
171.070 tỷ đồng, tổng cộng địa ph
ương là 144.799 tỷ đồng, chênh lệch 26.291
tỷ đồng (tương đương 15%), đến năm 2005, chênh lệch giảm thấp nhất với mức
chênh là 3.861 tỷ đồng (tương đương 1.2%) và đến năm 2008 là 39.064 tỷ
đồng (tương đương 6,93%).
Trong khu vực III, ngành có sự chênh lệch giá trị tăng thêm lớn nhất là
ngành thương nghiệp, số liệu tổng hợp từ 63 tỉnh luôn thấp hơn số liệu do Tổng
cục Thống kê công b
ố. Giá trị gia tăng của ngành thương nghiệp bao gồm cả
thuế nhập khẩu, nhưng số liệu về thuế nhập khẩu do địa phương tính toán luôn
thấp hơn số thuế nhập khẩu của cả nước. Năm 2000 chênh lệch về giá trị gia
tăng theo giá thực tế giữa trung ương và địa phương là 21.597 tỷ đồng (tương
đương 34%), năm 2005 là 25.203 tỷ đồng (tương đương 22%) và n
ăm 2007 là
29.361 tỷ đồng (tương đương 18,8%).
b. Theo giá so sánh
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh do Tổng cục Thống kê
tính và do các Cục Thống kê tỉnh tính luôn có sự chênh lệch và độ doãng ngày
càng lớn và luôn cao hơn độ doãng tính theo giá thực tế. Nếu như năm 2000

tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh do Tổng cục Thống kê tính là
273.666 tỷ đồng, thì tổng cộng 63 tỉnh là 289.190 tỷ đồng, chênh lệch 15.524 tỷ
đồng (tương đương 5.67%), năm 2005 chênh lệch là 96.594 t
ỷ đồng (tương
đương 24.57%), đến năm 2008 chênh lệch đã lên đến 186.334 tỷ đồng (tương
đương 37,99%).
Về tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng GDP do TW tính luôn thấp hơn tốc
độ tăng của tổng cộng 63 tỉnh. Năm 2000, tốc độ tăng do Tổng cục Thống kê
công bố là 6.9%, tổng hợp 63 tỉnh công bố là 9.3% (chênh lệch 2.37% điểm
phần trăm), năm 2004 là năm có s
ự chênh lệch lớn nhất trong dãy năm 2001-
2007 với độ doãng là 4.52% điểm phần trăm (Tổng cục công bố 7.8%, địa
phương 12.3%), năm 2007 Tổng cục công bố tốc độ tăng GDP là 8.5%, địa
phương tính là 11% (chênh lệch 2.51% điểm phần trăm), năm 2008 Tổng cục
công bố tốc độ tăng trưởng GDP là 6,3%, địa phương là 11,35 (chênh lệch 5%),

16
đến năm 2009 Tổng cục công bố là 5,3% địa phương công bố 11,8% (chênh
lệch 6,5%)

Tốc độ tăng GDP do TW và ĐF tính
-
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
12.0
14.0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

%
TW ĐF

Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản): Ngành nông, lâm nghiệp có sự
chênh lệch rất lớn, địa phương luôn tính cao hơn trung ương từ 30-60%. Năm
2000 chênh lệch 24.697 tỷ đồng (tương đương 38.76%), năm 2003 chênh lệch
33.623 tỷ đồng (tương đương 47.47%), năm 2005 chênh lệch 40.175 tỷ đồng
(tương đương 52.25%, như vậy địa phương đã tính cao gấp rưỡi trung ương),
năm 2007 chênh lệch là 49.803 tỷ đồng (tương đương 60.41%) và đế
n năm
2008 chênh lệch đã lên đến 53.921 tỷ đồng (tương đương 62,26%). Sự chênh
lệch rất lớn này phát sinh từ chênh lệch số liệu về sản lượng, tỷ lệ chi phí trung
gian giá và hệ thống giá, chỉ số áp dụng để tính chuyển giá trị tăng thêm từ giá
thực tế về giá so sánh của các ngành trong khu vực này.
Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm theo giá so sánh của khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ s
ản, năm 2001 Tổng cục công bố tăng 2.98%, địa
phương công bố tăng 4.8%, năm 2005 Tổng cục công bố tăng 4.02%, địa
phương tăng 5.09%, năm 2007 Tổng cục công bố tăng 3.4%, địa phương công
bố tăng 7.55%, năm 2008 Tổng cục công bố tăng 4,7%, địa phương công bố
tăng 6,3% và năm 2009 Tổng cục công bố tăng 1,8%, địa phương công bố tăng
10%.
Tốc độ tăng VA KVI do TW và ĐF tính
-
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00

7.00
8.00
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
%
TW ĐF


17
Trong khu vực I, ngành có độ chênh theo số tuyệt đối lớn nhất là ngành
nông nghiệp, nhưng ngành có độ chênh theo số tương đối lớn nhất lại là ngành
thuỷ sản, năm 2000 VA ngành nông nghiệp chênh 19.021 tỷ đồng (tương đương
34.91%), ngành thuỷ sản chênh lệch 4.070 tỷ đồng, nhưng tương đương
60.92%, đến năm 2005 ngành nông nghiệp chênh 27.484 tỷ đồng (tương đương
42.9%), ngành thuỷ sản chênh 10.567 tỷ đồng (tương đương 103.79%), như vậy
giá tr
ị tăng thêm của ngành thuỷ sản theo giá so sánh do địa phương tính đã cao
gấp đôi con số do trung ương công bố, năm 2007 chênh lệch giá trị tăng thêm
của ngành nông nghiệp là 33.003 tỷ đồng (tương đương 48.8%, địa phương tính
gần gấp rưỡi số liệu TW công bố), ngành thuỷ sản chênh lệch 14.388 tỷ đồng
(chênh lệch 118.8%).
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng): Chênh lệch về giá trị tăng thêm
khu vực công nghiệp và xây dựng do trung
ương tính và địa phương tính có xu
hướng ngày càng lớn cả về số tuyệt đối và số tương đối, năm 2000 chênh lệch
chỉ là 869 tỷ đồng (tương đương 0.9%), đến năm 2005 đã là 38.074 tỷ đồng
(tương đương 24.12%), năm 2007 chênh lệch là 53.285 tỷ đồng (tương đương
27.63%) và đến năm 2008 chênh lệch là 32.295 tỷ đồng (tương đương 15,86%).
Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm theo giá so sánh của khu v
ực
công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 2001-2007, thì riêng năm 2007 tốc độ

tăng do Tổng cục công bố cao hơn tốc độ tăng do 63 tỉnh tính còn các năm khác
tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực này do địa phương tính luôn cao hơn
tốc độ tăng do Tổng cục công bố. Năm 2000, Tổng cục công bố tốc độ tăng giá
trị tăng thêm theo giá so sánh 1994 của khu vực II tăng 10.39%, địa phương
tăng 13.28% chênh lệch 2.9%, năm 2004 là năm có tốc độ tăng chênh lệch lớn
nhất lên đến 7.2% (Tổng cục công bố tăng 10.2%, địa phương tính tăng 17.4%).
Số liệu tính bổ sung cho thấy năm 2008 Tổng cục công bố tăng 6%, thì địa
phương công bố tăng 12,8% và năm 2009 Tổng cục công bố tăng 5,5% thì địa
phương công bố tăng 10,8%

18
Tốc độ tăng VA KV II theo giá So sánh 1994
-
5.0
10.0
15.0
20.0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
%
TW ĐF

Trong khu vực II, ngành công nghiệp điện nước là ngành có sự chênh
lệch lớn nhất, năm 2000 chênh lệch 18.422 tỷ đồng (tương đương 290.71%, tức
là số liệu do địa phương tính cao gấp gần 4 lần số liệu do Tổng cục công bố),
năm 2003 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp điện nước theo giá so sánh do
Tổng cục tính là 8.944 tỷ đồng, địa phương tính là 11.729 tỷ đồng (chênh lệch
2.785 tỷ đồng, tương
đương 31.14%), đáng chú ý năm 2002 giá trị tăng thêm
của ngành công nghiệp điện nước do địa phương tính là 32.273 tỷ đồng, nhưng
đến năm 2003 chỉ còn là 11.729 tỷ đồng, giảm gần 2/3, dẫn tới tốc độ tăng giá

trị tăng thêm theo giá so sánh 1994 của ngành công nghiệp điện nước do địa
phương tính năm 2003 giảm 75.57%.
Tốc độ tăng VA ngành CN Điện nước theo giá so
sánh
(80.0)
(60.0)
(40.0)
(20.0)
-
20.0
40.0
60.0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
%
TW ĐF

Khu vực III (dịch vụ): Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ theo giá so
sánh 1994 do Tổng cục và địa phương tính có sự chênh lệch thay đổi theo xu
hướng từ năm 2000-2002 trung ương tính cao hơn địa phương, từ năm 2003
tổng cộng địa phương bắt đầu cao hơn số của Tổng cục. Năm 2003 chênh lệch
giữa trung ương và địa phương là 2.005 tỷ đồng (tương đương 1.47%), năm
2005 chênh lệch 18.300 tỷ đồng (tương đương 11.56%), năm 2007 chênh lệch

19
43.486 tỷ đồng (tương đương 23.35%) nhưng đến năm 2008 chênh lệch đã lên
tới 99.688 tỷ đồng (tương đương 49,66%).
Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực III do địa công bố
luôn cao hơn con số do Tổng cục Thống kê công bố từ 3.1-7.3%, năm 2000
Tổng cục thống kê công bố tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ là
6.1%, địa phương tính 9.27%, chênh lệch 3.17% đ

iểm phần trăm, năm 2005
Tổng cục công bố 8.48%, địa phương tính 15.03%, chênh lệch 6.54% điểm
phần trăm, năm 2007, Tổng cục công bố 8.68%, địa phương tính 16% chênh
lệch lên đến 7.32%điểm phần trăm . Năm 2008 Tổng cục công bố tăng 7,4% thì
địa phương công bố tăng 12,6%, chênh lệch 5,2% điểm phần trăm và năm 2009
Tổng cục công bố tăng 6,6% thì địa phương công bố 13,9%, chênh l
ệch xấp xỉ
năm 2007 là 7,3% điểm phần trăm.

Tốc độ tăng VA KV III theo giá so sánh 1994
-
5.00
10.00
15.00
20.00
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
%
TW ĐF

Trong khu vực III, giá trị tăng thêm theo giá so sánh 1994 của ngành
thương nghiệp do địa phương tính luôn thấp hơn con số do Tổng cục Thống kê
công bố, năm thấp nhất chỉ bằng 65%, năm cao nhất là năm 2007 cũng chỉ bằng
83.85%. Năm 2000, giá trị tăng thêm theo giá so sánh 1994 của ngành thương
nghiệp do Tổng cục tính là 44.644 tỷ đồng, con số tương ứng do địa phương
tính là 29.185 tỷ đồng (tương đương 65.37% con số do Tổng c
ục tính), năm
2005, con số Tổng cục tính là 63.950 tỷ đồng, địa phương tính là 50.091 tỷ
đồng (bằng 78.33%) và năm 2007 con số tương ứng là 75.437 tỷ đồng và
63.251 tỷ đồng (bằng 83.85%).
Đồ thị dưới đây phản ánh tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành thương

nghiệp theo giá so sánh 1994 do Tổng cục Thống kê và do địa phương tính.

20

Tốc độ tăng VA ngành Thương mại
-
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
%
TW ĐF





21

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUAN TRỌNG DO TRUNG ƯƠNG
VÀ ĐỊA PHƯƠNG TÍNH TOÁN

Trung ương Địa phương Chênh lệch giữa ĐF và TW
Đơn vị
tính

Năm
2007

Năm
2008
Năm
2009
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1. Giá trị sản xuất
a. Giá thực tế
Nghìn tỷ
đồng

- Nông, lâm nghiệp và TS “ 338.5 502.1 551.4 452.7 629.9 680.0 114.2 127.8 128.6
- Công nghiệp “ 1469.3 1910.0 … 1553.8 2019.5 … 84.5 109.5 …
b. Giá 1994 “
- Nông, lâm nghiệp và TS “ 201.3 215.0 221.3 263.6 286.8 316.1 62.3 71.8 94.8
- Công nghiệp “ 568.1 647.2 696.6 730.9 855.8 994.1 162.8 208.6 297.5
2. Tổng mức b.lẻ hàng hóa
và doanh thu D.vụ t.dùng
“ 746.2 1009.8 1197.4 818.0 1054.0 1268.8 71.8 44.2 71.4
3. Khối lượng hành khách

luân chuyển
Triệu lượt
người/km
71864.8 78180.0 83800.0 57356.6 65546.
4
… -14508.2 -12633.6 …
4. Khối lượng hàng hóa
luân chuyển
Triệu
tấn/km
134883.
0
172859.1 194949.
7
91645.3 135477
.8
… -43237.7 -37381.3 …
5. Tổng sản phẩm trong
nước (GDP)
a. Theo giá thực tế
Nghìn tỷ
đồng
1143.7 1485.0 1658.4 1248.6 1627.1 1791.2 -104.9 -142.1


-132.8
Khu vực I “ 232.6 329.9 346.8 251.2 337.9 358.4 -18.6 -8.0 -11.6
Khu vực II “ 474.4 591.6 667.3 534.0 688.7 734.1 -59.6 -97.1 -66.8
Khu vực III “ 436.7 563.5 647.3 463.4 600.5 698.7 -26.7 -37.0 -51.4
b. Theo giá 1994 “ 461.3 490.5 516.6 608.0 676.8 757.0 -146.7 -186.3 -240.4

Khu vực I “ 82.7 86.6 88.2 132.2 140.6 153.7 -49.5 -54.0 -65.5
Khu vực II “ 192.1 203.6 214.8 246.0 277.6 307.6 -53.9 -74.0 -92.8
Khu vực III “ 186.6 200.3 213.6 229.8 258.6 295.7 -43.2 -58.3 -82.1


22
II. Các nguyên nhân dẫn tới chênh lệch số liệu GO, VA/GDP giữa TW và
địa phương.
1. Những nguyên nhân thống kê
a/ Vấn đề liên quan tới tổ chức tính toán: Quy trình tổ chức tính toán
không thống nhất, thiếu đồng bộ giữa trung ương và địa phương:
- Công tác tổ chức biên soạn tài khoản quốc gia ở Tổng cục và các Cục
Thống kê tỉnh hiện nay đang áp dụng là quy trình phân tán, tức là các Vụ trên
Tổng cục tính và công bố ch
ỉ tiêu GO, VA/GDP theo giá thực tế và giá so sánh
cho phạm vi cả nước đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các Cục Thống kê
tỉnh tính và công bố các chỉ tiêu này cho tỉnh mình, riêng các ngành thuộc khu
vực dịch vụ, các Vụ cung cấp thông tin để Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia tính
toán, song sự phối hợp giữa các Vụ thống kê chuyên ngành và Vụ Hệ thống tài
khoản quốc gia chưa tốt nên cả phạm vi, nội dung, nguồn thông tin, phương
pháp tính một số chỉ tiêu chưa thống nhất.
- Quy trình tính chỉ tiêu GDP theo địa bàn tỉnh, thành phố chưa được
Tổng cục Thống kê nghiên cứu một cách khoa học cho nên khi vận dụng chưa
phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế của nước ta và cũng chưa phù hợp với thông
lệ quốc tế, thí dụ: thông thường giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp được
tính bằng phương pháp đánh giá trự
c tiếp tức là giá trị sản xuất bằng sản lượng
sản phẩm nhân với đơn giá bình quân sản xuất sản phẩm; cho dù giữa Trung
ương và địa phương thống nhất với nhau về sản lượng sản phẩm nhưng đơn giá
bình quân sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến giá trị sản xuất khác nhau. Hoặc để

tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo phương pháp sản xuất, tức là giá trị tă
ng
thêm bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian, nếu thống nhất với nhau về
giá trị sản xuất mà tỷ lệ chi phí trung gian so với giá trị sản xuất khác nhau sẽ
dẫn đến giá trị tăng thêm khác nhau
- Các đơn vị trên Tổng cục Thống kê chưa thường xuyên kiểm tra, giám
sát các Cục Thống kê tỉnh tính các chỉ tiêu GO, VA/GDP, chưa kịp thời tham
mưu cho Lãnh đạo Tổng cục Thống kê để giảm thi
ểu tình trạng chênh lệch số
liệu giữa TW và địa phương.
-Quy trình tổ chức công việc mang tính “phân tán và chia cắt” nên nguồn
thông tin, phương pháp tính không công khai, minh bạch lại thiếu sự giám sát

23
hai chiều, dẫn đến tổ chức công việc tuỳ tiện, vi phạm tính độc lập và khách
quan trong công tác thống kê.
b/Những vấn đề về đơn vị thống kê, nguồn thông tin, phương pháp
tính GDP.
b.1/Những vấn đề về xác định đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh
Về nguyên tắc xác định đơn vị thường trú đối với tỉnh phải nhất quán với
việc xác định đơn vị th
ường trú đối với cả nước, vì vậy nguyên tắc “Trung tâm
lợi ích kinh tế” là nguyên tắc cơ bản để xác định đơn vị thường trú trên địa bàn
của một tỉnh: Song xác định đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh còn phụ thuộc
vào nguyên tắc xác định “đơn vị thống kê trên địa bàn” và điều kiện thực tế về
phương pháp hạch toán kế toán-thống kê và phương pháp thu thập thông tin,
vào đặc
điểm của từng loại hình hoạt động, từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế cụ
thể, vào quy mô của chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, vào phương pháp tính
chỉ tiêu GO, VA của từng ngành, từng hoạt động …Vì vậy khi xác định đơn vị

thường trú cho tỉnh về cơ bản phải kết hợp giữa các nguyên tắc “Trung tâm lợi
ích kinh tế trong lãnh thổ” và nguyên tắc “Địa bàn xuất sứ sả
n phẩm”,
Do khái niệm “đơn vị thống kê cơ sở trong lãnh thổ” và “đơn vị thường
trú trên địa bàn tỉnh, thành phố” chưa được quy định một cách khoa học và cụ
thể, chưa được hiểu thống nhất nên nhiều tỉnh hiểu, vận dụng rất khác nhau
trong quá trình tính toán, biểu hiện là:
+ Các doanh nghiệp do tỉnh thành lập, có các đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc hoạt động ngoài tỉnh (không phải là đơ
n vị thường trú của tỉnh)
nhưng tỉnh vẫn tính toàn bộ theo doanh nghiệp mẹ vào GDP của mình.
+ Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc có doanh thu riêng hoạt
động trong tỉnh, thành phố (là đơn vị thường trú của tỉnh) nhưng doanh nghiệp
mẹ là của trung ương hoặc tỉnh khác thì nhiều tỉnh, thành phố tính vào GDP của
tỉnh mình song cũng có tỉnh không tính. Hiện tượng này thường xảy ra đối các
loại hình kinh tế như Tậ
p đoàn kinh tế, công ty nhà nước hoạt động theo mô
hình “công ty mẹ, công ty con”, các Tổng công ty 90, 91, các doanh nghiệp do
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và do các tổ chức Đảng, đoàn thể quản lý.
+ Các tỉnh còn chưa đưa các lĩnh vực quản lý nhà nước, an ninh quốc
phòng, văn hoá, y tế, giáo dục do trung ương quản lý đóng trên lãnh thổ tỉnh;

24
các cơ quan sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và
thuế nhập khẩu trong khi đó GDP của cả nước đã bao gồm cả các hoạt động
này.
b.2/ Những vấn đề liên quan đến phân ngàn, phân loại thống kê và nguồn
thông tin
- Do có sự khác nhau trong tổng hợp thông tin theo ngành và thành phần
kinh tế giữa trung ương và địa phương, thí dụ: Đơn vị A Trung ương xếp vào

ngành phục vụ cá nhân cộng đồng song đị
a phương lại xếp vào kinh doanh bất
động sản và dịch vụ tư vấn tổ hợp tác nông nghiệp có tỉnh xếp vào thành phần
kinh tế tập thể, có tỉnh xếp vào thành phần kinh tế cá thể, do qui định hình thái
sản phẩm không thống nhất đối với lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp
-Nguồn thông tin để tính GDP ở cấp cả nước và cấp tỉnh chưa thống nhất,
chưa phù hợp v
ới chế độ hạch toán thống kê - kế toán, chế độ báo cáo và điều
tra thống kê, thí dụ điều tra doanh nghiệp hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu
thông tin theo đơn vị cơ sở ngành kinh tế trên địa bàn. Thông tin từ một số cuộc
điều tra thống kê thường xuyên hoặc đột xuất nhất là điều tra chọn mẫu, với
lượng mẫu chọn chỉ đại diện cho c
ả nước, do vậy khi suy rộng theo tỉnh sẽ
không đại diện, dẫn đến xuất hiện chênh lệch số liệu khi tính toán.
-Về báo cáo thống kê kế toán định kỳ của các cơ sở, chế độ báo cáo thống kê
tổng hợp của các Bộ, ban ngành:
+Đối với các đơn vị hạch toán toàn ngành như: Điện, vận tải hàng không,
đường sắt, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng … các Cục thống kê tỉ
nh
không có hoặc có không đầy đủ thông tin để tính các chỉ tiêu Giá trị sản xuất,
giá trị tăng thêm của các hoạt động này… dẫn đến số liệu địa phương tính
thường thấp hơn số liệu trung ương.
+Đối với báo cáo của Hải quan về thuế nhập khẩu: các cục Thống kê tỉnh
thường không có báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, nhất là số liệu các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhập kh
ẩu và nộp thuế nhập khẩu tại các cửa khẩu
thuộc tỉnh khác.
Nhìn chung số liệu, thông tin đầu vào từ các chế độ báo cáo định kỳ về
thống kê, kế toán, chế độ điều tra thống kê, từ các hồ sơ hành chính, nhất là đầu
vào cho phạm vi tỉnh thiếu về số lượng, chậm cải tiến, bổ sung, hoàn thiện và


25
chất lượng thông tin thấp là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng chênh
lệch số liệu giữa trung ương và địa phương.(Đề nghị tham khảo thêm phụ lục 1)
b.3/ Những vấn đề liên quan tới phương pháp tính
- Hiện tại Tổng cục Thống kê tính GDP theo 2 phương pháp: phương pháp
sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng (những năm có điều tra I/O tính
thêm được phương pháp thu nhập). Trong khi đó các Cục Thống kê tỉ
nh chỉ
tính GDP theo phương pháp sản xuất. GDP tính theo phương pháp sản xuất, sử
dụng công thức: GDP = GO-IC+thuế nhập khẩu. Ở đây có 3 yếu tố đều có thể
dẫn đến chênh lệch số liệu giữa trung ương và địa phương, đó là:
+ Chênh lệch về giá trị sản xuất của các ngành do Tổng cục Thống kê tính
và do địa phương tính. Thí dụ: Đối với khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản) th
ường sử dụng phương pháp đánh giá trực tiếp, tức là sử dụng giá bình
quân của cả nước để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo công thức lượng nhân đơn
giá, song cho đến năm 2008 Tổng cục quy định cho Cục Thống kê tỉnh, địa
phương nào có điều tra giá nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thì áp dụng giá của
tỉnh đó (Có 37 tỉnh có điều tra); địa phương nào không có điều tra thì sử dụ
ng
giá của vùng để tính, như vậy đối với 27 tỉnh không có điều tra giá nên chỉ tiêu
GO đã tính toán không phản ánh đúng thực tế của địa phương. Các ngành còn
lại để tính GO theo giá thực tế thường áp dụng phương pháp doanh thu hoặc
phương pháp chi phí, do chỉ tiêu doanh thu hoặc chi phí chỉ xác định theo đơn
vị hạch toán độc lập dẫn đến chỉ tiêu GO hoặc bị tính trùng hoặc bỏ sót giữa các
tỉnh với nhau.
+ Hệ
số chi phí trung gian điều tra một năm dùng cho một số năm (nhìn
chung các tỉnh vẫn dùng tỷ lệ chi phí trung gian đã điều tra từ năm 1997, từ

năm 2000 đến nay tuy Tổng cục Thống kê đã lồng ghép vào một số cuộc điều
tra lồng ghép như điều tra doanh nghiệp, điều tra sản xuất kinh doanh cá thể để
tính hệ số chi phí trung gian mới, nhưng các cuộc điều tra này ch
ủ yếu phục vụ
cho phạm vi cả nước, vì vậy nhiều Cục Thống kê vẫn sử dụng hệ số chi phí
trung gian cũ hoặc nếu có sử dụng hệ số mới nhưng tính đại diện chưa cao, do
lượng mẫu chọn điều tra không đại diện), do vậy chi phí trung gian cũng là một
nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về GDP giữa trung ương và địa phương.
(Theo hướng d
ẫn của Tổng cục, từ năm 2008 cả nước cũng như các Cục Thống
kê tỉnh thống nhất sử dụng hệ số trung gian theo vùng năm 2007 để tính chỉ tiêu

×