Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ ba bên giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động trong kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 249 trang )


1
BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN








BÁO CÁO TỔNG LUẬN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BA BÊN GIỮA NHÀ NƯỚC, NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Mã số: ĐTĐL - 2007T/54





Chủ nhiệm đề tài: PGS. TSKH. Nguyễn Viết Vượng



9269


Hà Nội, tháng 9 năm 2010



2
Nhóm nghiên cứu

1. PGS. TSKH. Nguyễn Viết Vượng Chủ nhiệm
2. PGS. TS. Vũ Quang Thọ Thư ký
3. PGS. TS. Nguyễn Tiệp
4. PGS.TS. Đoàn Minh Huấn
5. PGS. TS. Mạc Văn Tiến
6. TS. Nguyễn Hữu Dũng
7. TS. Nguyễn Tiến Quân
8. TS. Lê Thanh Hà
9. TS. Vũ Đạt
10. TS. Nguyễn Thị Kim Thoa

3
MỤC LỤC

Mở đầu

Trang
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ BA BÊN
GIỮA NHÀ NƯỚC, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ BA BÊN

1. Nguồn gốc của quan hệ ba bên

2. Những đặc điểm cơ bản của quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường


3. Quan hệ lao động và quan hệ ba bên

II. BẢN CHẤT, NỘI DUNG, CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN VÀ VAI TRÒ CÁC
CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ BA BÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Bản chất của quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường

2. Nội dung của quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường

3. Hình thái biểu hiện của quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường

4. Vai trò các chủ thể của quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường

III. QUAN HỆ BA BÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA VÀ KHU VỰC

1. Quan hệ ba bên ở Liên bang Nga

2. Quan hệ ba bên ở Cộng hoà Liên bang Đức

3. Quan hệ ba bên ở Hàn quốc

4. Quan hệ ba bên ở Trung Quốc

5. Quan hệ ba bên ở một số nước ASEAN

6. Quan hệ ba bên ở Nhật Bản

7. Quan hệ ba bên ở Thụy Điển


8. Quan hệ ba bên ở Đan Mạch

9.Vận dụng kinh nghiệm các nước về xây dựng quan hệ ba bên vào
Việt Nam
65



4
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ BA BÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ BA BÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM


1. Bối cảnh hình thành và phát triển quan hệ ba bên

2- Các điều kiện hình thành

3- Các đặc trưng cơ bản của quan hệ ba bên ở Việt Nam

II- VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN HỆ BA BÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1. Vai trò của quan hệ ba bên

2. Ý nghĩa của quan hệ ba bên

III- THỰC TRẠNG QUAN HỆ BA BÊN Ở VIỆT NAM


1- Các quy định pháp lý về cơ chế ba bên ở Việt Nam

2- Thực trạng vai trò của Nhà nước trong quan hệ ba bên

3- Thực trạng vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
và VICOPSME trong quan hệ ba bên

4- Thực trạng vai trò của Công đoàn trong quan hệ ba bên

5- Những tồn tại, hạn chế trong quan hệ ba bên

6- Thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của người lao động và
những hệ quả đối với quan h
ệ ba bên

7- Thực trạng về thực hiện thỏa ước lao động tập thể

8- Thực trạng về thực hiện hợp đồng lao động

9-Thực trạng xung đột về lợi ích trong quan hệ lao động ở Việt Nam

10- Thực trạng về tranh chấp lao động và đình công

11.Vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và doanh nghiệp


5
trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công
12. Thực trạng về vai trò của đại diện người lao động


IV. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ BA BÊN Ở VIỆT NAM

1- Pháp luật về thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể

2- Pháp luật về hợp đồng lao động

3- Pháp luật về tranh chấp lao động, giải quyết các tranh chấp lao động

4- Pháp luật về giải quyết đình công

5- Hệ thống cơ chế chính sách khác có liên quan đến quan hệ lao động và
quan hệ ba bên

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ BA BÊN TRONG
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM


I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BA BÊN Ở VIỆT NAM

1- Dự báo các nhân tố tác động đến quan hệ ba bên

2- Mô hình quan hệ ba bên - một cấu trúc xã hội tất yếu trong bối cảnh
toàn cầu hóa kinh tế hiện nay

3- Dự báo quan hệ lao động ở Việt Nam đến năm 2020

4. Dự báo về đình công, bãi công giai đoạn 2010 - 2020


II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN QUAN HỆ BA BÊN Ở
VIỆT NAM

1. Khắc phục hạn chế, khiếm khuyết của mối quan hệ ba bên

2. Đảm bảo tính khả thi và hiệu lực cao của pháp luật

3. Đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4. Đảm bảo tính phù hợp với xu thế chung và những yêu cầu của hội


6
nhập kinh tế quốc tế
III. CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG

1. Đảm bảo tính hiệu lực và liên thông giữa pháp luật, thoả ước, hợp
đồng lao động

2. Đảm bảo hài hoà tính quy phạm của pháp luật và tính thoả thuận
trong quan hệ ba bên

3. Phát huy vai trò và sức mạnh của các chủ thể trong quan hệ ba bên

IV. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ ba bên


2. Thể chế hoá các quan hệ ba bên bằng cơ chế chính sách cụ thể, thúc
đẩy quá trình dân chủ hoá trong quan hệ lao động

3. Xây dựng và hoàn thiện nội dung và cơ chế vận hành quan hệ ba bên

4. Nâng cao vai trò của Chính phủ và các cơ quan Chính phủ trong quan
hệ ba bên

5. Xây dựng nội dung và hình thức quan hệ ba bên

6. Hoàn thiện hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội thúc đẩy quan hệ đối
tác xã h
ội lành mạnh ở Việt Nam

7. Nâng cao vai trò đại diện và năng lực của tổ chức Công đoàn trong
quan hệ ba bên

8. Nâng cao vai trò đại diện và năng lực của tổ chức đại diện giới chủ
trong quan hệ ba bên

9. Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của
các chủ thể trong quan hệ ba bên

10. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh trong điều ki
ện mới nhằm
hoàn thiện quan hệ ba bên ở Việt Nam


7
V. KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Víi Đảng
Với Nhµ n−íc
Víi Tæng Liªn ®oµn Lao động Việt Nam
Với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác
xã Việt Nam

Với người sử dụng lao động

Với người lao động

PHỤ LỤC

TAI LIỆU THAM KHẢO



8
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BLLĐ Bộ luật Lao động
CĐCS Công đoàn cơ sở
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNLĐ Công nhân lao động
DN Doanh nghiệp
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCCN Giai cấp công nhân

HĐLĐ Hợp đồng lao động
HTX Hợp tác xã
LĐTT Lao động tập thể
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
LHQ Liên hiệp quốc
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
QHLĐ Quan hệ lao động
QHĐTXH Quan hệ đối tác xã hội
TBCN Tư bả
n chủ nghĩa
TCLĐ Tranh chấp lao động
TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể
TTLB Thông tư liên bộ
UBND Ủy ban nhân dân
UN Liên hiệp quốc
XHCN Xã hội chủ nghĩa
VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới

9
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về phát triển kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở Việt Nam đã ra đời và phát triển mạnh
mẽ, có nhiều đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm, thu
nhập cho người lao động. Quan hệ lao động vì thế cũng ngày càng đa dạ
ng và phức

tạp. Pháp luật lao động Việt Nam đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa
vụ của các bên trong quan hệ ba bên. Các quy định về quan hệ ba bên đã tiếp cận
được những quy tắc ứng xử trong quan hệ lao động của Tổ chức lao động quốc tế.
Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh quan hệ lao động. Các
đối tác thuộc quan hệ
ba bên ở Việt Nam đã có những hành động phối hợp góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao
động, tạo cơ chế đối thoại có hiệu quả, giảm thiểu những tranh chấp, những xung
đột trong quan hệ lao động, đặc biệt là tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
ngoài nhà nước.
Bên cạnh những mặt tích cực, quan hệ ba bên ở
Việt Nam còn xuất hiện
những vấn đề bất cập như :
- Các tổ chức đại diện của ba bên (những đối tác), nhất là đại diện giới chủ, do
tính đặc thù về lịch sử và thể chế, chưa được khẳng định hoặc còn hạn chế về chức
năng đại diện của mình nên chưa đóng góp đúng mức vào sự ổn định quan hệ lao
động, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Về mặt luật pháp, quan hệ ba bên trong
kinh tế thị trường còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, nên vẫn cần tiếp tục được
hoàn thiện, tiếp tục được điều chỉnh theo quy luật chung của kinh tế thị trường.
- Về mặt thực tế, sự phát triển đa dạng của các doanh nghiệp trong kinh tế thị
trường cũng đ
ã làm nảy sinh những mâu thuẫn về quan hệ lao động, nhất là quan hệ
lợi ích kinh tế. Trong nhiều doanh nghiệp quan hệ giữa người sử dụng lao động và
người lao động chưa được đồng thuận, nhiều vụ việc tranh chấp lao động xảy ra
dẫn đến tình trạng đình công của người lao động, mà nguyên nhân đều bắt nguồn từ
quan hệ lao động trong doanh nghiệp chưa lành mạnh, chưa hài hòa. Chính phủ và

10
tổ chức Công đoàn đã có nhiều biện pháp tích cực để giải quyết, song chuyển biến
còn chậm. Thực trạng đó gây tổn hại cho người lao động, làm thiệt hại kinh tế cho

doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an ninh xã hội, môi trường đầu tư
và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Muốn doanh nghiệp phát triển
tốt, lợi nhuận của nhà đầu tư và thu nh
ập của người lao động tăng, các doanh
nghiệp nhất thiết phải xây dựng được quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa người sử dụng
lao động và người lao động.
Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện mối quan hệ lao động trong kinh tế thị trường
là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách. Tuy nhiên, hiện chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc toàn diện, tổng thể về quan hệ lao
động trong các lo
ại hình doanh nghiệp. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào
phân tích một cách toàn diện nguyên nhân dẫn đến đình công cả về mặt lý luận và
thực tiễn, cũng như đề ra các giải pháp về mặt cơ chế chính sách, về thực thi pháp
luật, giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao
động. Các công trình nghiên cứu vừa qua mới chỉ nêu lên tình hình tranh chấp lao
động, đình công ở các địa ph
ương trong từng giai đoạn cụ thể, hoặc mới chỉ tập
trung ở từng loại hình doanh nghiệp. Ngay cả vấn đề đình công, một trong những
biểu hiện mâu thuẫn cao độ của quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và
người lao động ở Việt Nam, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách có tính hệ thống.
Việt Nam đang phát triển kinh tế thị tr
ường trong bối cảnh toàn cầu hóa và ngày
càng hội nhập sâu, rộng hơn với kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, nhiều vấn đề về
quan hệ lao động cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn. Nền
kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi quan hệ giữa Nhà nước - Công đoàn (Đại diện người
lao động) - Giới chủ (Phòng Thương mại và Công nghiệ
p Việt Nam, Liên minh các
hợp tác xã Việt Nam) được xây dựng và hoàn thiện, đặt ra những yêu cầu rất lớn, rất
bức xúc cần được nghiên cứu để đề ra những giải pháp vừa có tính chiến lược, vừa có

tính cấp bách để quan hệ này phát triển hài hoà, bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu

11
Nghiên cứu đề tài này nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết, trước mắt, đưa ra
những giải pháp, những khuyến nghị nhằm góp phần giải quyết những mâu thuẫn,
những xung đột về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, hạn chế được những vụ
tranh chấp, đình công tự phát, đình công bất hợp pháp của người lao động.
Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên c
ứu
Đề tài xuất phát từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ ba bên đến
các vấn đề có liên quan và là biểu hiện cụ thể, trực tiếp của quan hệ ba bên trong
kinh tế thị trường, như vấn đề về thoả ước lao động tập thể, vấn đề về hợp đồng lao
động, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật Việt Nam để
làm rõ thực
trạng quan hệ ba bên ở Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, so sánh để tìm
ra bản chất, đặc trưng và giải pháp cơ bản hoàn thiện quan hệ ba bên ở Việt Nam
hiện nay và trong những năm tới; đề xuất, kiến nghị với Đảng bổ sung vào dự thảo
văn kiện trình đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam và bổ sung, hoàn thiện dự thảo
cương lĩ
nh của Đảng, chính sách của Nhà nước, chương trình hành động của các tổ
chức chính trị- xã hội nhằm thể chế hoá các mối quan hệ giữa nhà nước, người sử
dụng lao động và người lao động.
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở nghiên cứu về quan hệ giữa người sử dụng lao động,
người chủ s
ở hữu tư liệu sản xuất, với người lao động, người làm thuê, bị bóc lột
sức lao động dưới nhiều hình thức trong kinh tế thị trường tự do; vận dụng lý luận
của Mác về giá trị thặng dư, quy luật cung cầu, chế độ giao kèo để nghiên cứu quan
hệ lao động trong các doanh nghiệp; vận dụng lý luận Mác- Lênin về vai trò của

nhà nước vô sản, nhà nước của giai cấp công nhân, nhà nướ
c xã hội chủ nghĩa
nghiên cứu quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng lao động và người lao động ở
Việt Nam thông qua pháp luật lao động và thể chế, bộ máy nhà nước.
Trên cơ sở các vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử, đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể sau để tiến hành nghiên cứu:

12
- Phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tế bằng hình thức phỏng vấn
trực tiếp và phiếu hỏi các đối tượng có liên quan để làm rõ thực trạng về mối quan
hệ ba bên giữa nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động
- Phương pháp phân tích văn bản, hồi cứu tài liệu thực tế từ các tài liệu có liên
quan, kế thừa kết quả các công trình khoa học nghiên cứu v
ề quan hệ lao động trên
các phương diện khác nhau cả về tâm lý học, luật học, tín ngưỡng, tập quán, truyền
thống, lợi ích, cách thức tổ chức sản xuất, điều kiện lao động, môi trường sinh thái để
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và định hình quan hệ ba bên.
- Kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phân tích, so sánh khi
nghiên cứu, trình bày, đánh giá về mối quan hệ ba bên giữa nhà nước, người sử
dụ
ng lao động và người lao động.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành để nghiên cứu
quan hệ ba bên, được vận dụng ở ba cấp độ. Trong phạm vi các vấn đề xã hội theo
nghĩa rộng; trên lĩnh vực pháp luật, chính sách, cơ chế thực hiện pháp luật lao
động; trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, lịch sử, xã hội, luật pháp, khoa học
công nghệ.
- Phương pháp chuyên gia, thông qua hội thảo, toạ đàm, đặt các chuyên đề với các
nhà khoa học đã nghiên cứu sâu và có thực tiễn, kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ ba
bên giữa nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động
- Đề tài kết hợp sử dụng kỹ thuật ghi âm, quay phim, chụp ảnh tư liệu thực tế,

phần mềm vi tính PSS13.1 để xử lý thông tin thu được qua điều tra xã hội học về
các đối tượng nghiên cứu. Khảo sát thực tế với 2000 phi
ếu hỏi, phỏng vấn 5 đối
tượng là: công nhân, lao động; cán bộ công đoàn; cán bộ Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, cán bộ Liên minh các hợp tác xã Việt Nam; chủ doanh
nghiệp. Các địa phương đề tài chọn khảo sát là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế. Thời gian
khảo sát từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2009.
Khi thực hiện đề tài, các tác giả đã mời các chuyên gia, các nhà khoa học củ
a
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Viện nghiên cứu Công nhân - Công đoàn

13
(Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Viện nghiên cứu khoa học Tổng Cục dạy
nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) ; Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh, thành phố,
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh, một số trường đại học, một số ban chuyên đề của Tổng
Liên đ
oàn tham gia Hội thảo, nghiên cứu và viết các chuyên đề.
Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp giải quyết tốt mối quan hệ ba bên
không những có tác động tích cực đến đời sống của người lao động, mà còn có tác
động tích cực đến đời sống chính trị - xã hội, tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng cao yêu c
ầu về
lợi ích của người lao động, của giai cấp công nhân trong xây dựng và phát triển đất
nước; phát huy quyền làm chủ về kinh tế, đảm bảo lợi ích hợp pháp, hợp lý của các
bên có liên quan, thông qua đó, tạo sự đồng thuận giữa người lao động, người sử
dụng lao động, tiếp tục phát huy vai trò quản lý, điều hành của nhà nước; củng cố,

nâng cao vị trí, vai trò, chức năng và hiệu quả ho
ạt động của tổ chức Công đoàn, của
tổ chức đại diện giới chủ; hạn chế các mâu thuẫn lợi ích trong nền kinh tế thị trường.
Các nghiên cứu, đề xuất của đề tài sẽ còn là những căn cứ rất quan trọng để
xây dựng chính sách đối với người lao động, tiếp tục xây dựng và phát triển về quy
mô và chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân trong giai đ
oạn hội nhập quốc tế.
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được kết
cấu gốm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quan hệ ba bên giữa nhà nước, người sử
dụng lao động và người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường
Chương 2: Quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quan hệ ba bên trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

14
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ BA BÊN GIỮA NHÀ NƯỚC,
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ BA BÊN
1. Nguồn gốc của quan hệ ba bên
1.1. Nguồn gốc kinh tế
Cuối thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ nước Anh và sau đó
lan sang lục địa Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhờ những phát minh về kỹ thuật mà nền sản
xuất tư bản đã được điều chỉnh một cách căn bản. Máy hơi nước xuất hiện là một
bước tiến trong s
ự nghiệp phát triển lực lượng sản xuất, đưa chủ nghĩa tư bản từ giai

đoạn công trường thủ công lên công xưởng. Đại công nghiệp phát triển làm chuyển
biến sâu sắc cơ cấu xã hội, cơ cấu dân cư và các quan hệ xã hội. Vào những năm
cuối thế kỷ XIX, lực lượng sản xuất trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
mẽ. B
ắt đầu từ những phát minh về năng lượng làm cơ sở cho nhiều phát minh, ứng
dụng trong các ngành kinh tế. Tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển các ngành công
nghiệp mới. Đội ngũ công nhân kỹ thuật, có tay nghề cao xuất hiện ngày càng nhiều
trong các khu công nghiệp và đô thị sầm uất; họ không chỉ là lực lượng cơ bản quyết
định sự tăng trưởng kinh tế mà còn là lực lượng xã h
ội to lớn và quan trọng. Một bộ
phận công nhân được trả lương cao, được nới rộng quyền tự do dân chủ…
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và ngày
nay là cách mạng khoa học công nghệ làm cho sức sản xuất phát triển nhanh, các
nước tư bản đã đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu
khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các ngành công nghi
ệp cao như: Năng
lượng nguyên tử và các nguồn năng lượng mới khác, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ tự động hóa, công nghệ tin học, công nghệ sinh học. Cùng với sự phát triển
của kỹ thuật- công nghệ, quá trình trí thức hóa lao động xã hội diễn ra mạnh mẽ đã
góp phần nâng cao vai trò nhân tố quyết định của con người trong sản xuất, biến

15
người lao động làm thuê từ con người chỉ đơn thuần thực hành ý chí của người tổ
chức thành một chủ thể có tri thức, năng động trong sản xuất, tham gia cả trong
công việc quản lý sản xuất. Công việc lao động có trình độ nghiệp vụ và tri thức
ngày càng trở thành nhân tố quyết định trong sản xuất tại các nước công nghiệp
phát triển. Nếu không sử dụng hiệu quả, trước hết là ngu
ồn nhân lực, thì doanh
nghiệp không thể đạt được chất lượng hàng hóa và dịch vụ cao, không thể nhanh
chóng đáp ứng được những nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và do vậy, không

thể đứng vững được trong cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Những công nhân, lao
động có trình độ cao, có kiến thức nghiệp vụ lại yêu cầu phải được trả lương cao
hơn và có các đảm bảo xã hội. Người lao động làm thuê quan tâm nhiều hơn đế
n
mức lương lẫn tính ổn định công việc.
Sự tăng cường vai trò của người lao động, với tư cách là yếu tố cơ bản của sản
xuất, trở thành nền tảng và chủ thể trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao
động và người lao động làm thuê. Mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và
người lao động làm thuê, tất nhiên là không biến mất, nhưng chúng có thể
được
giải quyết trên cơ sở thương lượng nhằm thực hiện lợi ích của cả đôi bên.
1.2. Nguồn gốc xã hội
Trong quá trình sản xuất xã hội nảy sinh quan hệ chủ yếu trên ba lĩnh vực: quan hệ
sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ trong
phân phối sản phẩm lao động.
Quan hệ sả
n xuất là quan hệ mang tính chất xã hội, là hình thức xã hội của lực
lượng sản xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống xã hội. Ba mặt quan hệ đó trong quá
trình sản xuất xã hội luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn
định tương đối so với sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất. Các quan
hệ sản xuất của một phươ
ng thức sản xuất là một hệ thống gồm nhiều mối quan hệ
phong phú và đa dạng biểu hiện dưới nhiều hình thức. Trong các quan hệ sản xuất
tương ứng với mỗi hình thái kinh tế-xã hội, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn
có vai trò quyết định. Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan

16
hệ trung tâm của các quan hệ sản xuất. Chính quan hệ sở hữu, quan hệ giữa các tập
đoàn người trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất đã quyết định địa vị và
phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với

hệ thống sản xuất xã hội.
Nghiên cứu quan hệ sản xuất sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ cội nguồn các mối quan
hệ kinh tế, xã hội trong đó có quan hệ lao động (quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động). Quan hệ lao động là hình thức biểu hiện cụ thể của sự kết
hợp tư liệu sản xuất với người lao động trong quá trình sản xuất của xã hội. Sự kết
hợp giữa người lao động với tư li
ệu sản xuất được thực hiện qua mối quan hệ tương
tác giữa người lao động với người có tư liệu sản xuất. Trong quan hệ lao động, tiền
lương là nhân tố cơ bản nhất, gắn người lao động với người sử dụng lao động.
Trong cơ chế thị trường, tiền lương là biểu hiện giá cả của giá trị sức lao động. Bởi
vậ
y, về bản chất quan hệ lao động là quan hệ lợi ích kinh tế. Bất cứ quan hệ kinh tế,
xã hội nào đều thực hiện cụ thể qua quan hệ lao động. Quan hệ lao động là hình
thức cụ thể của mối quan hệ tương tác giữa người có sức lao động và người có tư
liệu sản xuất, biểu hiện trong quá trình lao động xã hội. Các cá nhân hoặc tập thể ở
địa vị khác nhau trong quan hệ
lao động, thì cũng có vị thế khác nhau về địa vị kinh
tế, xã hội trong quan hệ lao động.
Bản chất và đặc điểm của quan hệ kinh tế - xã hội được thể hiện cụ thể qua
quan hệ lao động. Quan hệ kinh tế là quan hệ cơ bản nhất. Ví dụ như bản chất và
đặc điểm quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa là thuê mướn lao động, bóc lộ
t sức lao
động. Nhưng đặc điểm này trong quan hệ kinh tế rất trừu tượng, chung chung,
không có cách nào nắm được mà chỉ có thể phản ánh cụ thể trong quan hệ lao động.
Nhân tố cơ bản quyết định tính chất và đặc điểm của quan hệ lao động là tính
chất của chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu như thế nào thì tính chất của quan hệ lao
động như
thế ấy. Quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh mâu
thuẫn gay gắt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân đã

đứng lên đấu tranh đòi quyền sống, chống lại ách thống trị của giai cấp tư sản. Để

17
bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư bản, chính quyền tư sản đã đàn áp tàn bạo các cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân.
Nhưng lịch sử hiện đại đang có những bước chuyển biến hết sức quan trọng.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ những năm 80 của thế kỷ XX đến
nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ
đang phát triển như vũ bão, thúc đẩy sự
phát triển với tốc độ phi thường của lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá vỡ quan
hệ sản xuất tư nhân tư bản. Giai cấp tư sản nhận rõ sự bế tắc của mình, do đó họ đã
thực hiện chiến lược điều chỉnh. Mà một trong những nội dung của chiế
n lược này
là đa dạng hóa hình thức sở hữu tư nhân, tư bản hóa các doanh nghiệp nhà nước,
kích thích sự phát triển kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng
với việc điều chỉnh quan hệ sở hữu, các nước tư bản điều chỉnh sự can thiệp của
chính phủ, chú trọng điều tiết quan hệ thu nhập, kích thích lợi ích cá nhân người lao
động và chủ doanh nghiệp,
đồng thời nhà nước quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề
xã hội, tạo điều kiện cho một bộ phận những người lao động có thu nhập cao có
khả năng mua cổ phiếu tham gia đầu tư vốn vào các công ty cổ phần. Tình hình đó
dẫn đến sự chuyển biến lớn về cơ cấu giai cấp xã hội. Trong khi đó, một số nước xã
hội chủ nghĩa thự
c hiện đổi mới, cải cách, thực hiện nền kinh tế thị trường XHCN,
thừa nhận sự tồn tại đan xen lẫn nhau của nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành
phần kinh tế; kết hợp cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh
tế. Đó cũng là điều kiện nảy sinh và phát triển quan hệ đối tác ba bên.
1.3. Nguồn gốc chính tr
ị - xã hội
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tính chất

của quan hệ lao động và xét đến cùng, chính nó tác động đến quan hệ đối tác ba
bên. Song ảnh hưởng của chế độ sở hữu đến quan hệ đối tác như thế nào lại phải
thông qua cơ chế kinh tế. Mà cơ chế kinh tế với danh nghĩa là kết cấu tổ
chức và cơ
cấu vận hành kinh tế-xã hội tất nhiên phải thông qua vai trò điều tiết của nhà nước
bằng pháp luật và hệ thống các công cụ kinh tế vĩ mô. Quan hệ sở hữu và cơ chế
kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Cơ chế kinh tế hình thành trên cơ sở quan hệ

18
sở hữu, đáp ứng nhu cầu của quan hệ sở hữu, đồng thời nó đưa ra những giải pháp
duy trì, củng cố quan hệ sở hữu xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị, nhưng
khi quan hệ sở hữu biến đổi thì cơ chế kinh tế cũng biến đổi theo.
Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, giai cấp công nhân không có quyền
hành gì về mặt chính tr
ị-xã hội. Chính phủ tư sản liên tiếp ban hành những đạo luật
chống lại công nhân và khẳng định về mặt pháp lý quyền lực vô hạn của tư bản.
Theo các đạo luật đó, các hành động tập thể và việc lập tổ chức để bảo vệ lợi ích
trực tiếp của công nhân đều bị cấm. Bộ luật của Napoleon (năm 1810) dọa bỏ tù
những ngườ
i bãi công từ 3 tháng đến 1 năm, người lãnh đạo hay khởi xướng từ 2
đến 5 năm. Ngay từ những năm 1799-1800, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật
nhằm chống các công hội nói chung, đạo luật cấm các tổ chức công đoàn và cấm
bãi công. Dựa vào đạo luật hà khắc của nhà nước, bọn chủ đã bức hại những người
tham gia phong trào, tổ chức truy nã các công hội, trước hết là ở các khu công
nghiệp. Hàng nghìn công nhân và nh
ững người lãnh đạo của họ đã bị bỏ tù hoặc bị
truy bức đến chết.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước
tư bản có những chuyển biến quan trọng. Cùng với quá trình đó, trình độ văn hóa
chính trị của quần chúng tăng lên, vai trò và ý nghĩa của các tổ chức xã hội và hội

liên hiệp đại diện và bảo vệ lợi ích c
ơ bản của người lao động được nâng cao. Công
đoàn trở thành một lực lượng xã hội có uy tín; đồng thời cũng hình thành các tổ
chức và hội liên hiệp đại diện cho lợi ích của chủ sở hữu, chủ doanh nghiệp. Chức
năng xã hội của nhà nước ngày càng mở rộng. Ở nhiều nước tư bản, đã hình thành
quan niệm về nhà nước xã hội, xã hội công dân, tính chất pháp quyền trong đi
ều
tiết quan hệ kinh tế, xã hội được nâng cao. Trong bối cảnh đó, quan hệ đối tác ba
bên: Công đoàn (đại diện cho người lao động), chủ doanh nghiệp và nhà nước là tất
yếu khách quan.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, trong Hiến pháp của các nước phương Tây
(Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Pháp…) đã xuất hiện một khái niệm mới - “nhà

19
nước xã hội”. Chính vì vậy, Hiến pháp đã thừa nhận trách nhiệm xã hội của nhà
nước trước công dân của mình và trước tiên là trước tầng lớp dân nghèo, công nhân
không lành nghề, những người thất nghiệp, hưu trí và tàn tật…Quan hệ đối tác xã
hội được tiến hành tại các nước phương Tây.
Chính hệ thống rộng rãi quan hệ đối tác xã hội bao gồm các cơ chế điều chỉnh
ba bên một cách có hiệu quả (“chế
độ ba bên”), luật lao động-xã hội phát triển cao,
sự thừa nhận các quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống thỏa ước là nội dung mà
các nhà nước ở phương Tây đang thực hiện. Toàn bộ những yếu tố này đã tạo nên hệ
thống quan hệ đối tác xã hội có hiệu quả thống nhất trong một nhà nước xã hội.
Một trong những điều kiện cần thiết c
ủa quan hệ đối tác xã hội là xã hội công
dân đã được hình thành ở những nước phương Tây. Đặc trưng của xã hội này là các
hội tự nguyện khác nhau liên kết các công dân và thể hiện lợi ích công dân và nghề
nghiệp của họ: công đoàn của người lao động, hội liên hiệp các nhà doanh nghiệp,
hội người tiêu dùng, hội nghệ sỹ sáng tạo, các tổ chức tôn giáo, thanh niên, phụ nữ

và các tổ chức khác. Vấn đề ở ch
ỗ là con người đơn độc thực sự không thể bảo vệ
quyền lợi của mình trong nhà nước hiện đại. Các tổ chức này, dường như đứng
giữa nhà nước và công dân, đóng vai trò giảm xóc xã hội. Đồng thời, chúng cũng
thúc đẩy sự tìm kiếm và mở rộng các quyền công dân, tính sáng tạo và tinh thần tự
thực hiện của công dân.
Công đoàn với tư cách là tổ chức quần chúng của công nhân lao động, ngay t

khi thành lập đã là tổ chức đại diện cho những người lao động làm thuê, tổ chức
cho công nhân lao động đấu tranh đòi quyền sống, vừa bảo vệ người công nhân về
kinh tế, vừa hạn chế sự chuyên quyền của giới chủ.
Yếu tố cơ bản của xã hội công dân là nhà nước pháp quyền. Như mọi người
đều rõ, tư tưởng cơ bản của nhà nướ
c pháp quyền đó là sự phục tùng các quy phạm
pháp luật của chính quyền nhà nước và toàn bộ công dân. Nhà nước pháp quyền đã
tuyên bố rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, công dân được tự do lựa
chọn hình thức hoạt động kinh tế, nghề nghiệp và quyền sở hữu được nhà nước

20
đảm bảo, quan hệ đối tác ba bên là sự phối hợp hành động của các bên đối tác trên
cơ sở hệ thống luật pháp nhất định.
Như vậy là, vào giữa thế kỷ XX, ở những nước phát triển trên thế giới cùng có
nền kinh tế thị trường đã hình thành một kiểu quan hệ ba bên mới với các mối quan
hệ tương tác giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, vai trò điều tiế
t của nhà nước
bằng hệ thống pháp luật. Quan hệ này được thể hiện rất phong phú và đa dạng.
2. Những đặc điểm cơ bản của quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường
Quan hệ ba bên có những đặc điểm cơ bản: Nhà nước pháp quyền là nền tảng
của quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường; quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị
trường là quan hệ

hữu cơ, bình đẳng cùng phát triển; truyền thống văn hóa và điều
kiện kinh tế - xã hội tác động tới hình thái và nội dung của quan hệ ba bên. Các đặc
điểm này sẽ chi phối và tác động đến quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường.
2.1. Nhà nước pháp quyền là nền tảng của mối quan hệ ba bên trong nền
kinh tế thị trường
Nhà nước là đại diện và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp th
ống trị xã hội ; bản chất
xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước phục vụ cho ai đều tác động đến xã hội,
đến toàn bộ cộng đồng. Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ xã hội, là
nhân tố đảm bảo cho quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội. Sự tồn tại và phát
triển của nhà nước chính là nền tảng vững ch
ắc cho quan hệ xã hội, quan hệ ba bên.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản l ý điều hành toàn bộ xã hội bằng hệ
thống pháp luật. Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa đại diện và bảo vệ quyền lợi
cho giai cấp tư sản, cho một thiểu số kẻ bóc lột, đàn áp khủng bố đa số giai cấp công
nhân, những người lao động. Nhà nước pháp quyền TBCN thế kỷ
XIX đại diện cho sự
bất công, sự bóc lột tàn bạo của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, của chủ nghĩa
đế quốc thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền tư
bản chủ nghĩa hiện nay đã có nhiều điều chỉnh, đạt được những thành công nhất định
trong quản lý và điều hành nhân lực. Nhà nước pháp quyề
n TBCN cũng đã để lại

21
những mầm mống quan trọng cho giai cấp vô sản tiếp thu và xây dựng Nhà nước pháp
quyền của giai cấp công nhân, của toàn thể những người lao động.
Trong nhà nước pháp quyền thì uy quyền cao nhất là luật, việc tuân thủ pháp
luật phải được coi là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, mỗi tổ
chức. Tất cả mọi công dân, mọi tổ chức xã hội đều bình đẳng trước Pháp luật.
Tuyên ngôn củ

a Liên hợp quốc về quyền con người đã nói rõ nhà nước pháp quyền
là ưu tiên cho lợi ích của con người, mỗi công dân đều phục tùng pháp luật, nhà
nước bảo vệ công dân khỏi các bạo lực trong xã hội và mọi hình thái diệt chủng.
Việc tuân thủ và chấp hành luật pháp là nền tảng sức mạnh của nhà nước pháp
quyền. Trong nhà nước pháp quyền mọi người phải tuân thủ các quyền trong đó có
quyền tự do lao độ
ng. Quyền tự do lao động bao gồm: tự do sử dụng năng lực trí
tuệ của mình, tự do lựa chọn nghề nghiệp, quyền lao động trong điều kiện đáp ứng
được các yêu cầu về vệ sinh và an toàn lao động; quyền được nhận thù lao, tiền
lương, thưởng tương xứng với công sức của mình và phù hợp với quy định của nhà
nước, quyền được hưởng các phúc lợi xã hộ
i, quyền có nhà ở, được khám chữa
bệnh…Trên cơ sở đó phát huy quyền dân chủ của mọi công dân, quyền tham gia
quản l ý nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; quyền tham gia giám sát các
hoạt động của cơ quan nhà nước.
Nhà nước pháp quyền XHCN có các đặc trưng:
- Sự đảm bảo tối cao của Hiến pháp và Pháp luật trong đời sống xã hội, trong
đó pháp luật phản ánh ý chí chung của nhân dân và lợi ích chung của xã hội.
- Nhà nước th
ực hiện và bảo vệ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và
văn hóa của công dân. Pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội. Công dân
được tự do làm những gì pháp luật không cấm.
- Nhà nước và nhân dân bảo đảm trách nhiệm lẫn nhau, có quan hệ mật thiết
và ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi do pháp luật điều chỉnh. Bảo đảm quyền của
công dân là trách nhiệm của nhà nước và công dân phải thự
c hiện các nghĩa vụ đối
với nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt động của

22
mình và công dân chịu trách nhiệm trước nhà nước về những hành vi xâm phạm

pháp luật.
- Nhà nước pháp quyền phải có hình thức tổ chức quyền lực thích hợp để thực
hiện hữu hiệu việc xây dựng hệ thống pháp luật, giám sát sự tuân thủ luật pháp, xử
l ý các vi phạm pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm
minh. Nói cách khác nhà nước pháp quyền có cơ chế, hệ thống tổ chức để thự
c hiện
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nhà nước pháp quyền XHCN không phải là một kiểu nhà nước gắn liền với
một giai cấp mà là một hình thức tổ chức nhà nước, một trình độ phát triển của nhà
nước về phương diện tổ chức - thiết chế. Trong đó có sự phân công và tổ chức
quyền lực để đảm bảo Hiến pháp và Pháp luật. Ngày nay không thể có một “mô
hình kiểu mẫu”, “t
ối ưu” duy nhất của nhà nước pháp quyền bắt buộc các dân tộc
khác phải tuân theo.
Thực tiễn hoạt động của Nhà nước XHCN ở Liên Xô, Đông Âu và các nước
khác đã chứng minh nhà nước của đại đa số nhân dân lao động, nhân tố quan trọng
nhất đảm bảo cho quan hệ ba bên và bảo vệ quyền lợi cho các giai tầng trong xã
hội. Cho dù nhà nước đó còn có nhiều điều chưa hoàn thiện nhưng đó là nhà n
ước
tiến bộ, văn minh của người lao động.
2.2. Quan hệ ba bên trong kinh tế thị trường là quan hệ hữu cơ, bình đẳng
cùng phát triển
Trong xã hội có nền kinh tế thị trường thì việc đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh
thần, sự bình đẳng giữa các giai cấp, các cộng đồng là bước tiến bộ lớn, là nhu cầu bức
thiết của nhân dân lao động. Do đó, quan hệ ba bên trong nền kinh tế
thị trường phải
duy trì củng cố và phát triển tính hữu cơ, bình đẳng của các đối tác xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường dựa trên 5 yếu tố cơ bản là: Thị trường
lao động (sức lao động là hàng hóa); Thị trường vốn (tài chính, tiền tệ); Thị trường
hàng hóa; Thị trường dịch vụ; Thị trường chứng khoán. Trong năm yếu tố cơ bản c

ủa
nền kinh tế thị trường, thì yếu tố lao động là quan trọng nhất bởi vì nó tác động và chi

23
phối các mối quan hệ đối tác xã hội, hình thành nên quan hệ đối tác lao động hai bên
giữa một bên là người lao động và bên kia là người sử dụng lao động. Mối quan hệ
này được biểu hiện theo nguyên tắc thị trường, mang những lợi ích khác nhau giữa các
nhà doanh nghiệp, chủ sở hữu tư nhân và những người lao động làm thuê.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói riêng và xã hội loài người nói
chung đã làm cho mối quan hệ ba bên đượ
c củng cố và phát triển. Trên cơ sở đó
hình thành ba chủ thể chính của quan hệ ba bên là :
Chủ thể thứ nhất: Người lao động (chiếm số đông trong xã hội) về danh
nghĩa là không có tư liệu sản xuất nên phải bán sức lao động (sức lao động trở
thành hàng hóa) để tồn tại. Do đó, lợi ích chủ yếu của người lao động là làm sao
bán được sức lao động với giá càng cao càng tốt.
Ch
ủ thể thứ hai: Người sử dụng lao động sở hữu tư liệu sản xuất (chủ doanh
nghiệp, chủ sở hữu tư nhân, chủ sở hữu Nhà nước) là những người có lợi ích chủ
yếu là lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất, kinh doanh càng nhiều càng tốt.
Chủ thể thứ ba: Nhà nước với tư cách là thành tố, hạt nhân của hệ thống
chính trị trong xã hội có nề
n kinh tế thị trường. Nhà nước đại diện cho lợi ích của
toàn xã hội, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phồn vinh, hòa bình của dân
tộc, lợi ích của các giai tầng trong xã hội. Ở tất cả các quốc gia, nhà nước là chủ sở
hữu lớn nhất, là nhà tổ chức phần lớn nền sản xuất xã hội. Thông qua hệ thống bộ
máy quản lý, điều hành là các bộ, ngành từ trung
ương xuống cơ sở - nhà nước
đồng thời là người sử dụng sức lao động. Thực hiện chức năng hành pháp, nhà
nước trong hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp, đưa ra các quy định, chuẩn

mực cho mối quan hệ qua lại giữa các đối tác trong xã hội. Trong đó, quan trọng
nhất là mối quan hệ giữa giới chủ và người lao động. Thông qua các quy định,
chuẩn mực (được thể hiện trong Hiến pháp, Pháp luậ
t…) Nhà nước đồng thời làm
trọng tài trong việc điều hòa, giải quyết các mối quan hệ ba bên làm cho Hiến pháp,
Pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh. Nhà nước đồng thời là một chủ thể, một đối
tác bình đẳng trong thương lượng và ký kết các thỏa thuận mà trước hết là thỏa
thuận ba bên ở cấp quốc gia.

24
Trong kinh tế thị trường, các mối quan hệ đối tác xã hội hình thành nên quan
hệ ba bên mà chủ yếu là mối quan hệ hai bên giữa người lao động và người sử dụng
lao động, hai đối tác này ở hai vị trí khác nhau trong xã hội nên có sự khác nhau
nhất định về lợi ích kinh tế - xã hội. Do đó, việc đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa
hai bên đang là vấn đề quan trọng nhất trong xã hội có nền kinh tế thị trường. Mối
quan hệ hài hòa, hợp lý này phải dựa vào Hiến pháp, Pháp luật do chủ thể thứ ba là
Nhà nước ban hành và làm trọng tài phân xử. Từ đó, Nhà nước pháp quyền là nhân
tố quan trọng nhất cho mối quan hệ ba bên củng cố, phát triển.
Quan hệ ba bên tác động trực tiếp vào đời sống xã hội trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, dựa trên
nguyên tắc đồng thuậ
n xã hội, thông qua việc thành lập và hoạt động của các cơ
quan, các chủ thể được thể hiện qua bốn nhiệm vụ:
Một là: Bổ sung, sửa đổi, soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật về chế
độ, chính sách kinh tế, xã hội liên quan đến ba chủ thể trong quan hệ ba bên;
Hai là: Đảm bảo hoạt động của cả ba chủ thể trên cơ sở tiến hành thương
lượng, đàm phán gi
ữa các chủ thể theo quy định của pháp luật;
Ba là: Kiểm tra, giám sát các thỏa thuận, thỏa ước đã ký kết với nhau;
Bốn là: Phòng ngừa, giải quyết các tranh chấp, góp phần ổn định xã hội, đoàn

kết các giai tầng trong xã hội;
Để quan hệ ba bên có quan hệ hữu cơ, bình đẳng và phát triển thì các đối tác
phải thấy được vị trí, vai trò và mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong nền kinh tế
thị trường.
Đó là mối quan hệ hợp tác, cùng có lợi, cùng được hưởng những thành
quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ. Để xây dựng được quan
hệ hữu cơ, bình đẳng và cùng phát triển, các đối tác trong quan hệ ba bên phải quán
triệt 10 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ kinh tế - xã hội;
- Tôn trọng lợi ích của nhau khi thương lượng cũng như tôn trọng lợi ích c
ủa
xã hội, của cộng đồng;

25
- Các chủ thể, kể cả nhà nước, sẵn sàng và thiện chí tham gia vào quá trình đối
tác lẫn nhau;
- Tôn trọng Hiến pháp, Pháp luật;
- Nhất trí và đồng thuận khi kí kết các thỏa thuận và thỏa ước lao động tập thể;
- Đại diện toàn quyền các chủ thể khi thương lượng, quyết định và triển khai
các quyết định;
- Tự nguyện nhận về mình các nghĩa vụ và thực hiện các cam kết;
- Tự do lựa chọ
n các vấn đề để bàn bạc và ký kết các thỏa thuận;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận đã ký;
- Bình đẳng và bắt buộc chịu trách nhiệm về việc không thực hiện các nghĩa
vụ, cam kết đã ký;
Các nguyên tắc đối thoại ba bên cũng đã được Tổ chức Lao động Quốc tế (cơ
quan lao động của LHQ) đánh giá là có tác động thúc đẩy tham vấn và hợp tác một
cách h
ữu hiệu ở cấp ngành nghề và cấp quốc gia, giữa các cơ quan Nhà nước và

các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động ; thúc đẩy sự hiểu biết
lẫn nhau và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Cũng theo quan điểm của LHQ
thì việc đối thoại ba bên là cơ chế tốt nhất để thúc đẩy những điều kiện sống và làm
việ
c tốt hơn, kinh tế phát triển tốt hơn và mang tính cạnh tranh hơn, xã hội ổn định
và công bằng hơn.
2.3. Truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội tác động tới hình
thái và nội dung của quan hệ ba bên
Quan hệ ba bên hình thành, phát triển và vận hành cùng với quy luật phát triển
của xã hội, một xã hội văn minh, tiến bộ lấy con người làm đối tượng, làm nhân tố
cho mọi hành động. Tuy nhiên, quan hệ ba bên s
ẽ có hình thái và nội dung khác
nhau, tùy thuộc vào chế độ chính trị - xã hội, vào truyền thống văn hóa và điều kiện
kinh tế, xã hội của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ.
Trước hết truyền thống văn hóa, văn hiến bao gồm nhân tố đạo đức, tâm lý,
quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội. Truyền thống văn hóa, đạo đức

×