Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 73 trang )

MỤC LỤC
Lời nói đầu.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VTHKCC TRONG THÀNH PHỐ
1.1. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng ……………………......………1
1.1.1. Khái niệm về VTHKCC…………………………………………….....…....….......1
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt..........................................4
1.1.3. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt......................................................................5
1.1.4. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt...........................................................................7
1.1.4. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt...........................................................................7
1.2. Tổng quan về công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt.............................................8
1.2.1. Khái niệm..................................................................................................................8
1.2.2. Điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến buýt.......................................................................9
1.2.3. Xác định lộ trình tuyến và cơ sở hạ tầng trên tuyến..................................................11
1.2.4. Nhiệm vụ công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt.................................................13
1.2.5. Các chi phí cần thiết khi hoàn thiện lại phương án tổ chức chạy xe.........................24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức VTHKCC bằng xe buýt......................................24
1.3.1. Cơ sở hạ tầng GTVT.................................................................................................24
1.3.2. Phương tiện vận tải...................................................................................................26
1.3.3. Nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến...................................................................26
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG XÍ NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC TCVT TRÊN TUYẾN BUÝT
56 “ NAM THĂNG LONG – NÚI ĐÔI “
2.1. Khái quát về xí nghiệp xe điện Hà Nội..........................................................................28
2.1.1. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực SXKD của xí nghiệp........................28
2.1.2. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý của Xí Nghiệp Xe Điện Hà
Nội........................31
2.1.3. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp..........................................................32
2.1.4. Định hướng phát triển của xí nghiệp...........................................................................34
2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của tuyến.....................................................35
2.2.1. Lộ trình và các điểm dừng đỗ, đầu cuối tuyến 56.......................................................35
2.2.2. Các điểm thu hút trong vùng phục vụ trực tiếp của tuyến.........................................40
2.2.3. Hiện trạng đoàn phương tiện trên tuyến......................................................................41


2.2.4. Hiện trạng về hạ tầng giao thông trên tuyến...............................................................44
2.3. Hiện trạng và dự báo luồng hành khách trên tuyến.....................................................44
2.3.1. Hiện trạng luồng hành khách trên tuyến 56
2.3.2. Dự báo lưu lượng HK trên tuyến
2.4. Hiện trạng công tác tổ chức vận tải trên tuyến.............................................................53
2.4.1. Đặc điểm dịch vụ vận tải trên tuyến ..........................................................................53
2.4.2. Hiện trạng nội dung tổ chức vận tải trên tuyến...........................................................55
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN
TẢI CHO TUYẾN BUÝT 56 “ NAM THĂNG LONG – NÚI ĐÔI “
3.1. Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và căn cứ hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên
tuyến 56
3.1.1. Quan điểm về hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến....................................59
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến............................................59
3.1.3. Các căn cứ để xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức VTHKCC cho tuyến.......59
3.1.4. Các yêu cầu khi hoàn thiện tổ chức vận tải trên tuyến..............................................59
3.2. Phân tích ưu nhược điểm và nguyên nhân của công tác tổ chức vận tải hiện tại......60
3.2.1. Công tác định mức tốc độ...........................................................................................60
3.2.2. Công tác chọn xe và xác định nhu cầu về PTVT........................................................60
3.2.3. Công tác lập biểu đồ chạy xe......................................................................................61
3.3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến buýt 56..........61
3.3.1. Xác định định mức tốc độ...........................................................................................61
3.3.2. Lập biểu đồ chạy xe theo định mức tốc độ mới..........................................................66
3.4. Lợi ích và chi phí khi thực hiện phương án mới..........................................................68
KẾT LUẬN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại VTHKCC
Bảng 1.1: Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ
Bảng 1.3 Các nhiệm vụ tổ chức vận tải HKCC bằng xe buýt
Hình 1.4 Các hình thức chạy xe khác nhau trên tuyến buýt
Hình 1.5 Ví dụ phân công thời gian chạy xe và thời gian lái xe

Bảng 2.1 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN tại 69 Thụy Khê
Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN tại Depot Nam Thăng Long
Bảng 2.3 Tổng hợp số lao động tại XN Xe Điện Hà Nội
Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội
Bảng 2.5 Bảng thực hiện các chỉ tiêu sản lượng
Hình 2.6. Sơ đồ tuyến buýt số 56
Bảng 2.7. Danh sách điểm dừng đỗ trên trên tuyến
Hình 2.8. Nhà chờ và điểm dừng trên tuyến
Hình 2.9 Điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe và trạm điều độ Nam Thăng Long
Bảng2.10.Thống kê các điểm thu hút phát sinh dọc tuyến 56
Bảng 2.11. Các thông số kỹ thuật phương tiện
Hình: 2.12 Hiện trạng đường GT trên tốc Bắc Thăng Long và đường 131
Bảng 2.13. Thống kê số lượt vận chuyển HK trong ngày thường
Bảng 2.14. Thống kê số lượt vận chuyển HK trên tuyến trong ngày nghỉ
Hình 2.15. Biến động luồng hành khách theo thời gian trong ngày nghỉ
Bảng 2.16. Bảng thống kê hành khách lên xuống và trên xe theo không gian tuyến
Bảng 2.17. Bảng thống kê chiều dài mỗi đoạn và số lượng hành khách trên đoạn
Hình 2.18. Biến động luồng hành khách chiều đi: Nam Thăng Long – Núi Đôi
Hình 2.19. Biến động luồng hành khách chiều về : Núi Đôi – Nam Thăng Long.
Bảng 2.20. Dự báo nhu cầu đi lại trên tuyến 56 đến năm 2010
Hình 2.21. Biểu đồ chạy xe tuyến buýt 56
Bảng 2.22 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật trên tuyến
Bảng 3.1 Định mức tốc độ cho từng đoạn trên tuyến
Bảng 3.2 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ thường
Bảng 3.3 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ cao điểm
Bảng 3.4 So sánh hiệu quả về thời gian và tốc độ chạy xe với phương án cũ
Bảng 3.5 So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phương án mới và cũ
Bảng 3.6: Các tuyến xe buýt hoạt động trên lộ trình tuyến 56
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT: An toàn giao thông

BX: Bến xe
BDSC: Bảo dưỡng sửa chữa
GTĐT: Giao thông đô thị
GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị
HK: Hành khách
HKCC: Hành khách công cộng
KCN: Khu công nghiệp
NTL: Nam Thăng Long
TCVT: Tổ chức vận tải
VTHK: Vận tải hành khách
VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng
XN: Xí nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG
CỘNG TRONG THÀNH PHỐ
1.1. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng
1.1.1. Khái niệm về VTHKCC
a.Khái niệm.
a.Khái niệm.
Vận tải được hiểu là toàn bộ quá trình từ xếp dỡ ( đối với hàng hoá) hoặc lên xuống (đối
với hành khách) đến vận chuyển hàng hoá và hành khách trong không gian và thời gian xác
định.
Theo “ Quy định tạm thời về vận chuyển hành khách công cộng trong thành phố” của Bộ
GTVT thì:” VTHKCC là tập hợp các phương thức, phương tiện vận chuyển hành khách đi lại
trong thành phố ở cụ ly nhỏ hơn 50km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách ( không kể lái
xe)”.
VTKHCC được hiểu theo nghĩa rộng là một hoạt động trong đó sự vận chuyển được cung
cấp cho hành khách để thu tiền cước bằng những phương tiện vận tải không phải của họ.
Như vậy,có thể hiểu Vận tải hành khách công cộng thành phố là loại hình vận chuyển hành
khách trong nội thành, giữa nội thành với khu phụ cận hoặc khu ngoại thành đô thị, có thể đáp
ứng được khối lượng nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục

theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định trong thời kỳ xác định. (Trích: Nhập môn tổ
chức vận tải ô tô)
Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là một trong những loại hình VTHKCC hoạt
động theo một biểu đồ vận hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân trong
các thành phố lớn và khu đông dân cư; có thu tiền vé theo quy định.
b. Phân loại VTHKCC
b. Phân loại VTHKCC
Phương tiện vận tải hành khách công cộng có đặc điểm là sức chứa lớn, chuyên chở được
nhiều hành khách, phục vụ đông đảo nhân dân thành phố, diện tích chiếm dụng đường rất nhỏ
so với các loại phương tiện khác (tính cho một hành khách). Vì vậy, các phương tiện vận tải
hành khách công cộng luôn giữ vững vai trò chủ yếu trong việc phục vụ hành khách của thành
phố.
Phương tiện vận tải hành khách công cộng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Chức năng sử dụng, vị trí xe chạy đối với đường phố, đặc điểm xây dựng đường xe chạy, động
cơ sử dụng, sức chứa của phương tiện…
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại VTHKCC
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HKCC
Sức chứa lớn
Sức chứa nhỏ
Xe điện bánh sắt
Tàu khách chạy điện
Tàu điện ngầm
Tàu điện trên cao
Ôtô buýt
Xe điện bánh hơi
Taxi
Xe lam
Xích lô
Xe thô sơ
Vận tải đường ray

Vận tải không ray
Đối với nước ta hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu, không đồng bộ và chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển nhanh chóng nên phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt được xem là phương tiện hiệu quả và phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại.
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt
Theo quy định về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt số 34/2006/QĐ –
BGTVT ta có một số khái niệm sau:
- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô buýt theo
tuyến cố định có các điểm dừng đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
- Tuyến xe buýt là tuyến vận tải HK cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm
dừng đón, trả khách theo quy định.
+ Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến nằm trong đô thị.
+ Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch.
+ Tuyến xe buýt lân cận là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của 1 tuyến
không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì
tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố.
+ Xe buýt là tên gọi chung cho tất cả các loại ô tô khách đường bộ có sức chứa từ 12
người trở lên, hoạt động ở mọi cự ly trên các tuyến thành phố, kế cận, nội tỉnh, liên tỉnh, liên
thành phố.
- Điểm dừng xe buýt là vị trí xe buýt phải dừng để đón, trả khách theo quy định.
- Điểm đầu, cuối của tuyến buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình chạy xe trên 1
tuyến.
- Biểu đồ chạy xe của tuyến là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia
vận chuyển trên tuyến trong 1 thời gian nhất định.
- Vé lượt là chứng từ để HK sử dụng đi 1 lượt trên 1 tuyến xe buýt.
- Vé tháng là chứng từ để HK sử dụng đi lại trong tháng trên 1 tuyến hoặc nhiều tuyến
buýt.
Trong đồ án này tác giả quan niệm Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thành phố
là loại hình vận chuyển hành khách bằng xe buýt (có thiết kế đặc biệt) trong nội thành, giữa

nội thành với khu phụ cận hoặc khu ngoại thành đô thị theo tuyến có lộ trình, điểm đầu cuối,
điểm dừng đỗ cố định và vận hành theo biểu đồ chạy xe ấn định.
1.1.3. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt
* Về phạm vi hoạt động( theo không gian và thời gian ).
- Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự ly trung bình và
ngắn trong phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp
với nhu cầu của hành khách.
- Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu
vào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên.
* Về phương tiện VTHKCC bằng xe buýt.
- Phương tiện có kích thước thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải đường dài
nhưng không đòi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh.
- Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc tuyến có mật
độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi phải có
tính năng động lực và gia tốc cao.
- Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phương tiện
thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thường tỷ lệ ghế ngồi/q
TK
từ 1/1,3; 1/ 2,3; 1/ 2,5;
1/ 3,1 còn lại là chỗ đứng. Chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện. Cấu tạo
cửa và số cửa, bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho
hành khách lên xuống thường xuyên, nhanh chóng, an toàn và giảm thời gian phương tiện dừng
tại mỗi trạm đỗ (thông thường sàn xe thấp hơn các xe buýt đường dài).
- Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường bố trí các
thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều ( Người
lái- Hành khách ) đầy đủ.
- Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách cho nên
phương tiện đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường( thông gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm
của khí xả,…).
- Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu thẩm mỹ,

hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhận biết và
gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện.
* Về tổ chức vận hành
- Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độ
chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách,
giữ gìn chật tự an toàn giao thông đô thị. Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC
đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại.
* Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.
- Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phí đầu
tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn( nhà chờ, điểm đỗ, hệ thống thông tin, bến bãi,…).
- Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác.
* Về hiệu quả tài chính
Năng suất vận tải thấp, do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ thấp,…nên
giá thành vận chuyển cao. Giá vé do nhà nước quy định và giá vé này thường thấp hơn giá
thành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện vận tải cá nhân đồng thời phù hợp với thu
nhập bình quân của người dân. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu tư
vào VTHKCC thấp, vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước thường có
chính sách trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở các thành phố lớn.
*Những ưu điểm chính của VTHKCC bằng xe buýt
- Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở
và dễ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.
- Khai thác và điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt trong thời
gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến.
- Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình. Đối với các
luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian thì có thể giải quyết thông
qua việc lựa chọn loại xe thích hợp và biểu đồ chạy xe hợp lý.
- Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (đường phố) khác nhau trên
cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung.
- Chi phí đầu tư tuơng đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại (đường săt,…) vì
có thể tận dụng mạng lưới đường bộ hiện tại của thành phố. Ngoài ra Nhà nước đã có nhiều

chính sách ưu đãi cho VTHKCC bằng xe buýt nên giá thành vận chuyển của hành khách là
tương đối thấp và phù hợp với thu nhập của người dân.
* Nhược điểm của VTHKCC bắng xe buýt
- Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác còn thấp
(15-16km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm,…Khả năng vận tải thấp trong giờ cao điểm
vì dùng bánh hơi với quyền sử dụng đường loại C (chạy chung dòng GT).
- Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiêt bị, do dừng ở bến, thiếu hệ thống
thông tin,… Nên không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tiện nghi, độ tin cậy,…
- Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do: Khí xả, bụi, hoăc nhiên liệu và dầu
nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động.
Tuy nhiên, vận tải xe buýt là loại hình vận tải thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC .
Nó đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở trong thành phố.
1.1.4. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt
1.1.4. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt
Vận tải xe buýt là loại hình thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC. Nó đóng vai trò chủ
yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển của thành phố, những khu vực
trung tâm và đặc biệt là ở những thành phố cổ.
Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, nhờ tính năng cơ động, xe buýt còn được sử dụng
như một phương tiện chuyển tiếp và vận chuyển kết hợp với các phương thức vận tải khác
trong hệ thống VTHKCC cũng như trong hệ thống vận tải đối ngoại của đô thị.
Trong các thành phố quy mô vừa và nhỏ, xe buýt góp phần tạo dựng thói quen đi lại bằng
phương tiện VTHKCC cho người dân thành phố và tạo tiền đề để phát triển các phương thức
VTHKCC hiện đại, nhanh, sức chúa lớn trong tương lai.
Sử dụng xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội( chi phí đầu tư phương
tiện, chi phí điều hành quản lý giao thông, chi phí do lãng phí thời gian do tắc đường…). Ngoài
ra còn nhiều tác động tích cực khách quan đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Kinh nghiệm phát triển giao thông của các đô thị trên thế giới ở thành phố có quy mô dân
số nhỏ và trung binh( dưới 1 triệu dân) thì xe buýt là phương tiện VTHKCC chủ yếu. Sở dĩ như
vậy là do tính ưu việt hơn hẳn của xe buýt so với phương tiện vận tải cơ giới cá nhân đứng trên
quan điểm lợi ích cộng đồng:

+ Diện tích chiếm dụng động cho một chuyến xe buýt nhỏ hơn xe máy 7,5 lần và nhỏ hơn
ôtô con 13 lần. Diện tích giao thông tĩnh cho một chuyến đi bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy 2,5
lần và nhỏ hơn ôtô con 23 lần.
+ Tổng vốn đầu tư( xây dựng đường, giao thông tĩnh,mua sắm phương tiện vận tải, và trang
thiết bị phục vụ) cho một chuyến đi bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy 3,3 lần và nhỏ hơn ôtô 23
lần.
+ Chi phí xã hội cho một chuyến đi theo giá mờ bằng xe buýt chỉ bằng 45% so với xe máy
và 7,7% so với xe con.
Do tính hiệu quả cao như vậy, mà chính phủ các nước coi VTHKCC là một hoạt động phúc
lợi chung cho toàn xã hội,để đảm bảo môi trường và được ưu tiên đầu tư phát triển.
Theo định hướng phát triển giao thông của thành phố Hà Nội coi việc phát triển hệ thống
VTHKCC là biện pháp cơ bản nhất trong việc đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Việc
chính phủ và UBND thành phố Hà Nội phát triển hình thức vận tải công cộng bằng xe buýt vào
hoạt động trong tổ chức VTHKCC là một quyết định đúng đắn. Nó đã đáp ứng được một phần
nhu cầu đi lại của người dân, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Đây
được coi là giai đoạn đầu thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải nói chung và giao
thông đô thị nói riêng ở Hà Nội đến năm 2020, tiến tới xây dựng mọt mạng lưới giao thông đô
thị thuận tiện, an toàn và văn minh.
1.2. Tổng quan về công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt
1.2.1. Khái niệm
Tổ chức VTHKCC bằng xe buýt là dựa trên điều tra nhu cầu đi lại của hành khách, năng
lực về phương tiện vận tải của đơn vị, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông và các yếu tố khác để
thiết lập cơ sở hạ tầng phục vụ VTHK bằng xe buýt trên tuyến; xây dựng phương án vận hành
cho tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của HK trên tuyến về mặt số lượng và chất lượng và
đảm bảo tiết kiệm các chi phí đầu tư khai thác một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tài chinh-
kinh tế-xã hội-môi trường cao nhất.
Trong đồ án này, do hạn chế về thời gian và nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nên tác
giả chủ yếu tập trung vào phần “mềm”, tức là xây dựng (hoàn thiện) phương án vận hành cho
tuyến buýt dựa trên một cơ sở hạ tầng tuyến đã có sẵn từ trước. Nếu có đề cạp đến phần cơ sở
hạ tầng thì cũng chỉ dừng ở mức loại bỏ các bất hợp lý nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên hiện

trạng hạ tầng tuyến.
1.2.2. Điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến buýt
Sự giao lưu về hành khách giữa các khu vực trong đô thi, giữa bên trong và bên ngoài đô thị
tạo nên những dòng hành khách. Đặc điểm lớn của giao thông đô thị là lưu lượng người và
phương tiện nhiều, thành phần phức tạp, phân bố không đồng đều trên các đoạn đường và dễ
thay đổi. Tính phức tạp và dễ thay đổi đó thường là do các nguyên nhân sau:
- Điểm thu hút hành khách nhiều và bố trí nhiều nơi trong đô thị và thường thay đổi do sự
phát triển kinh tế.
- Lưu lượng xe thường thay đổi theo thời gian trong ngày, trong tuần.
Thành phần xe phức tạp và đa dạng, xe cơ giới, xe thô sơ, mỗi loại có nhiều kiểu khác nhau,
chạy với tốc độ khác nhau.
a. Mục đích công tác điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến
- Điều tra nhu cầu vận tải là quá trình thu thập có hệ thống các dữ liệu có liên quan đến nhu cầu
vận tải, qua đó xử lý số liệu, phân tích số liệu cho ta thấy số lượng người có nhu cầu vận tải và
các thông tin có liên quan giúp cho việc đánh giá, nhận xét và đưa ra các phương án đáp ứng
nhu cầu một cách có hiệu quả.
- Điều tra nhu cầu vận tải giúp ta xác định được chiến lược của ngành để tù đó có thể phân bố,
điều chỉnh quy mô cơ cấu, số lượng cho phù hợp với sự trung chuyển giữa các loại hình vận tải.
- Điều tra nhu cầu vận tải giúp ta biết được: Khối lượng luân chuyển hành khách, sự biến động
của luồng hành khách theo không gian và thời gian.
b. Yêu cầu của công tác điều tra luồng hành khách trên tuyến
- Xác định được khối lượng vận chuyển và luân chuyển của luồng hành khách trên tuyến;
- Làm rõ đặc điểm biến động nhu cầu đi lại trên tuyến theo không gian và thời gian, theo
mùa, theo hướng và theo các vùng thu hút;
- Đặc điểm luồng hành khách về mặt chất lượng – đối tượng vận chuyển theo nghề nghiệp,
tuổi tác, mục đích chuyến đi … để xác định được các yêu cầu về chất lượng dịch vụ vận tải của
đối tượng; ̣̣
- Thu thập các thông tin khác nhằm giải quyết các nhiệm vụ về lĩnh vực tổ chức làm cơ sở
để:
+ Thiết kế các cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật.

+ Lựa chọn phương tiện vận tải.
+ Lựa chọn hành trình và lập biểu đồ chạy xe.
+ Tính toán các nhu cầu phương tiện.
+ Bố trí và thiết kế các công trình giao thông như nhà ga, bến cảng, điểm dừng đỗ, sân
bay, bãi đỗ xe, thiết bị thông tin điều khiển.
c. Nội dung của công tác điều tra
+ Điều tra đầu cuối ( O - D): Là việc điều tra sự đi lại của dân cư, các loại phương tiện giao
thông. Tìm ra quy luật, hiện trạng phân bổ dân cư theo không gian, tìm ra được tham số xuất
hành của các phương tiện giao thông làm cơ sở cho việc dự báo nhu cầu đi lại của người dân
trong tương lai.
Việc điều tra này có vị trí quan trọng giúp cho ta có được quy hoạch trong tương lai.
Thông thường việc điều tra này chiếm 70 - 80% toàn bộ kinh phí cho điều tra giao thông.
+ Điều tra lưu lượng xe trên đường: Là điều tra tình trạng giao thông trên đường gồm điều
tra lưu lượng, hướng và tốc độ của các loại phương tiện giúp ta nắm được hiện trạng chất lượng
giao thông.
+ Điều tra thu thập về sở hữu phương tiện cá nhân của dân cư:
Trong cơ chế thị trường việc lựa chọn phương tiện của người dân phụ thuộc rất nhiều vào
thu nhập và mức độ sở hữu phương tiện cá nhân kết quả điều tra và thu thập các phương tiện cá
nhân là cơ sở, căn cứ quan trọng trong việc phát triển các phương thức phương tiện vận tải
hành khách công cộng cũng như việc xây dựng giá cước cho các loại phương tiện của hệ thống
vận tải trong nền kinh tế quốc dân.
+ Điều tra sở thích và thói quen của người dân đây là yếu tố rất quan trọng trong việc quy
hoạch phát triển vận tải hành khách ở các đô thị đặc biệt là ở các nước có dân trí cao.
d. Các phương pháp nghiên cứu sự biến động của luồng hành khách
+ Phương pháp dự báo: Là căn cứ khoa học dựa trên nghiên cứu, phân tích, tính toán quá
khứ và hiện tại để đưa ra những thông số trong tương lai.
+ Phương pháp thống kê: Là phương pháp dựa trên những số liệu sẵn có ở quá khứ thông
qua đó nghiên cứu tìm ra những dự báo.
+ Phương pháp phát thẻ: Phát thẻ trực tiếp cho hành khách khi lên xe và ghi đầy đủ các số
hiệu của mỗi điểm dừng đỗ.

+ Phương pháp tự khai: Đưa ra các câu hỏi theo mẫu cho sẵn phát cho hành khách tự khai.
+ Phương pháp bản ghi: Dùng bản ghi để ghi số lượng hành khách lên xuống ở mỗi điểm
dừng đỗ sau đó tính toán các số liệu cần thiết.
1.2.3. Xác định lộ trình tuyến và cơ sở hạ tầng trên tuyến
a. Các yêu cầu khi xác định lộ trình
+ Phù hợp với hướng của luồng khách và đảm bảo sự phân bổ đồng đều trong thành phố để
đưa hành khách đi thẳng không phải chuyển tuyến, giảm thời gian đi lại phù hợp với khả năng
thông qua trên tất cả đoạn của mạng hành trình.
+ Phải phối hợp tối ưu theo không gian và thời gian về mối quan hệ với các phương thức
vận tải khác.
+ Phải linh hoạt không đòi hỏi chi phí khác lớn. Thay đổi hành trình cho phù hợp với sự
thay đổi không ngừng của đô thị.
+ Đảm bảo cân bằng tối đa sự phân bổ hành khách theo chiều dài hành trình.
+ Đảm bảo thực hiện được tốc độ lữ hành, tốc độ khai thác đã định để giảm thời gian đi lại
của hành khách và nâng cao hiệu quả sử dụng của phương tiện.
+ tận dụng tối đa các cơ sở hạ tần sẵn có, kết hợp hệ thống bến bãi để giảm chi phí đầu tư.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo mỹ quan của thành phố đó là việc lựa trọn
phương thức vận tải phù hợp loại đường và chức năng của các đường phố chính.
Tóm lại: Việc thoả mãn đầy đủ những yêu cầu đi lại của nhân dân là tiêu chuẩn cơ bản để
đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng. Tuy nhiên ở các đô thị luôn có sự thay đổi vì
vậy hệ thống hành trình cũng phải thay đổi cho phù hợp.
b. Nội dung của việc xác định lộ trình
* Điểm đầu (A), điểm cuối (B) phải thoả mãn:
+ Phải là những điểm thu hút lớn.
+ Phải đủ diện tích bến, bãi đỗ phương tiện trước khi xuất hành.
+ Không làm ảnh hưởng đến các luồng giao thông.
* Các điểm dừng dọc đường: Phải được bố trí hợp lý có thể giảm được thời gian chạy xe,
xe chạy an toàn và đảm bảo khả năng thông xe trên đường cao.
Các điểm dừng phải thoả mãn yêu cầu sau:
- Nơi có hành khách qua lại nhiều.

- Khách đi bộ đến điểm dừng là ngắn nhất.
- Thời gian hành khách chuyển xe nhanh chóng và thuận tiện nhất.
- Trên tuyến có nhiều hành trình xe chạy phải bố trí thống nhất một điểm dừng đỗ.
- Vị trí trạm đỗ xe không gây ách tắc giao thông và cản trở các loại phương tiện khác.
- Thông thường: Các điểm đỗ xe buýt là các điểm tập trung dân cư gần ga xe lửa, công
viên, diêu thị, các điểm giao cắt, trường học, nhà máy xí nghiệp, cơ quan Nhà nước…
- Khoảng cách giữa cấc trạm đỗ xe ở trung tâm thành phố thường ngắn hơn ngoại thành:
Nội thành 800 - 500 (m), Ngoại ô từ 800 - 1200 (m).
Bảng 1.1: Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ
Khoảng cách đi trên xe
trung bình của HK, km
3 3,5 4 4,5 5
Khoảng cách giữa hai
trạm đỗ xe, m
300 - 400 400 - 500 400 - 500 500 - 530 530 - 550
Trạm đỗ xe cần phải bố trí ngoài phạm vi phần đường xe chạy bằng cách thu hẹp phần hè
phố, giải phân cách hay giải cây xanh. Đối với tuyến đường mà có xe công cộng chạy hai chiều
phần đường xe chạy không có giải phân cách thì hai trạm đỗ ở hai bên đường lấy cách nhau từ
50 - 70 (m) để tránh ảnh hưởng giao thông trên đường.
Trạm đỗ xe phải được trang bị biển báo và tối thiểu các thông tin cần thiết cho HK về tuyến
đi qua cũng như các thông tin khác về hoạt động VTHKCC. Trạm phải đủ chỗ đứng cần thiết
cho HK chờ xe, lên xuống xe cũng như năng lực thông qua (số vị trí đón trả khách) phải đủ
phục vụ các tuyến khác đồng thời đón trả khách tại trạm.
c. Xác định các cơ sở hạ tầng khác cho tuyến
- Bãi đỗ xe buýt qua đêm: Càng gần điểm đầu cuối càng tốt để tiết kiệm quãng đường, thời
gian và chi phí huy động xe hàng ngày.
- Trạm điều độ, kiểm soát hoạt động vận tải trên tuyến: được đặt tại một vị trí cố định trên
tuyến (là tại một điểm dừng đỗ hoặc điểm đầu cuối), có chức năng kiểm soát lái xe trong thực
hiện biểu đồ chạy xe, thống kê các chuyến xe chạy trong ngày…
1.2.4. Nhiệm vụ (nội dung) công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt

Bảng 1.3 Các nhiệm vụ (nội dung) tổ chức vận tải HKCC bằng xe buýt
Do hạn chế về thời gian, nên trong đồ án này tác giả giới hạn nghiên cứu các nội dung
sau:
- Xác định nhu cầu vận tải HK trên tuyến về mặt số lượng và chất lượng;
- Định mức tốc độ và thời gian chạy xe;
- Lựa chọn phương tiện và xác định nhu cầu xe vận doanh và xe dự phòng;
- Lập biểu đồ chạy xe;
- Phân công thời gian làm việc cho các xe vận doanh;
- Xác định nhu cầu lái phụ xe và phân công lịch làm việc cho lái phụ xe.
a. Định mức tốc độ (thời gian) chạy xe
+ Mục đích:
- Xác định tốc độ và thời gian vận hành hợp lý trên từng đoạn tuyến để đảm bảo an toàn
và đúng luật khi vận hành; sử dụng hợp lý phương tiện vận tải và lao động lái xe với thời gian
chuyến đi của HK giảm đến mức tối thiểu có thể.
- Xác định thời gian 1 chuyến xe, 1 vòng xe theo các giờ vận hành cao điểm, thấp điểm
và giờ thường làm căn cứ tính toán nhu cầu đoàn phương tiện và người lái trên tuyến.
+ Các yếu tố cần xem xét khi định mức thời gian chạy xe:
- Thời gian chạy xe trên đoạn tuyến (tốc độ kỹ thuật của xe; điều kiện chạy xe và quy
định về hạn chế tốc độ, số lượng và phân bổ điểm dừng…);
- Điều kiện đường, giao cắt và dòng GT trên đường;
- Điều kiện khí hậu, môi trường, thời tiết, kinh nghiệm lái xe;
- Thời gian đón trả khách (lượng HK lên xuống tại mỗi điểm dừng đỗ, thời gian lên
xuống bình quân, phân bổ HK theo cửa, phương án tổ chức bán vé, số cửa và loại cửa
xe, mức cao sàn xe, số HK trên xe …);
- Thời gian dừng đỗ tai điểm đầu cuối (có hay không kiểm tra kỹ thuật PTVT, thủ tục
giấy tờ đối với lái xe…).
+ Các tốc độ cần xem xét:
- Tốc độ tối đa theo thiết kế xe, do nhà SX đưa ra;
- Hạn chế tốc độ chạy xe trên đường theo luật GT đường bộ;
- Tốc độ khi xe chạy trên đoạn tuyến, thời gian phanh, lấy đà và dừng đỗ dọc đường.

+ Phương pháp định mức tốc độ:
- Phương pháp tính toán: căn cứ số liệu đầu vào về chiều dài các đoạn tuyến, điều kiện tổ chức
GT trên từng đoạn, tại các giao cắt và các nút cổ chai, các điểm kẹt xe, các quy định hạn chế tốc
độ, thời gian dừng đỗ đón trả khách tại từng điểm… để xác định tốc độ phù hợp cho từng đoạn
tuyến, cũng như thời gian chạy xe trên từng đoạn và T
v
theo giờ trong ngày hoạt động;
- Phương pháp đo trực tiếp: thực hiện bằng loại xe lựa chọn sẽ chạy trên tuyến, đo bằng đồng hồ
bấm giây đối với mỗi đoạn tuyến và theo các thời gian trong ngày. Thông thường tại Việt Nam
hay dùng phương pháp này.
b. Xác định nhu cầu về phương tiện vận tải trên tuyến
+ Lựa chọn loại phương tiện phù hợp
* Phương tiện vận tải là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng của doanh nghiệp vận
tải. Lựa trọn phương tiện là việc xác định đúng loại xe, phù hợp với đối tượng vận tải nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Mục đích: Tận dụng hết công suất của động cơ, phù hợp với điều kiện khai thác, nâng
cao năng lực phương tiện, giảm chi phí , giảm cước vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành
khách, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Quy trình lựa chọn phương tiện:
- Lựa chọn sơ bộ:
+ Mục đích là tìm ra những loại phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế của tuyến
cần vận chuyển; đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, phù hợp với điều kiện khai thác
cụ thể, thuận lợi trong quá trình vận chuyển…
+ Lựa chọn sơ bộ theo điều kiện hành khách có thể dựa vào:
- Căn cứ công suất luồng hành khách là số lượng hành khách đếm được trong một đơn vị thời
gian theo một hướng nhất định nào đó cho nên căn cứ vào công suất luồng hành khách để lựa
chọn sức chứa của phương tiện cho hợp lý nếu công suất luồng hành khách lớn thì lựa trọn
phương tiện có sức chứa lớn và ngược lại.
Khi lựa chọn sức chứa phương tiện theo công suất luồng hành khách cần căn cứ công suất
luồng HK trên đoạn cao điểm vào giờ cao điểm; hệ số sử dụng sức chứa tối đa cho phép trên

tuyến (căn cứ tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt) và dãn cách chạy xe tối
thiểu trên tuyến để đảm bảo an toàn khi vận hành, tránh ùn tắc tại điểm dừng đỗ mà cân đối
giữa q
TK
và h (theo công thức 3 trang 24).
)(
..
...)( NhuCâuP
h
qn
qnfCngCôngsuâtCu
TK
TK
===
α
α
Quan điểm khi lựa chọn sức
chứa PTVT là cung = cầu hay “công suất cung phù hợp với nhu cầu dịch vụ về số lượng”
Trong đó: f – tần suất chạy xe trong 1 h; h – dãn cách chạy xe, phút; α – hệ số chất tải định
mức; q
TK
– sức chứa của xe (chỗ đứng+chỗ ngồi)
- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ của đối tượng vận chuyển: Sau khi xác định sức chứa thì sẽ lựa
chọn loại xe theo đối tượng vận chuyển. Mỗi đối tượng vận chuyển có các yêu cầu và đặc tính
khác nhau, tuỳ vào từng đối tượng mà chọn các loại xe khác nhau (tuy có thể như nhau về sức
chứa) cho phù hợp.
- Căn cứ cự ly vận chuyển: Đây là căn cứ rất quan trọng đối với doanh nghiệp vận tải hành
khách công cộng. Tuỳ vào cự ly của từng tuyến đường mà bố trí các loại xe cho phù hợp với
yêu cầu.
- Căn cứ điều kiện đường xá: chọn những phương tiện có tính năng kĩ thuật( công suất, sức

kéo, độ bám, khả năng vượt dốc… ) phù hợp với diều kiện từng tuyến đường và các công trình
giao thông trên đường.
+ Lựa chon chi tiết:
Là giai đoạn được tiến hành sau khi đã lựa chọn sơ bộ nhằm mục đích tìm ra được
phương tiện phù hợp nhất với tuyến cần khai thác trong khuôn khổ khả năng thực tế mà tổng
công ty có được bao gồm chỉ tiêu sau:
1. Chỉ tiêu năng suất:
W
năm
p


q
HK
(HK.km/năm )
Trong đó:
W
năm
p
: năng xuất phương tiện trong một năm.
q: tải trọng thiết kế của phương tiện.
: Hệ số lợi dụng trọng tải.
: Hệ số lợi dụng quãng đường.
HK
: Hệ số thay đổi hành khách.
Ưu điểm của việc lựa chọn theo chỉ tiêu này: đơn giản, thuận tiện và chính xác.
Nhược điểm: chưa phản ánh được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn, chưa tính đến
tính kinh tế.
2. Chỉ tiêu về tính kinh tế nhiên liệu:
Q

NL
= K1x
Trong đó:
Q
NL
: Mức tiêu hao nhiên liệu trong một năm.
ΣLchg: Tổng quãng đường chung quy đổi ra đường loại I.
ΣP: Tổng lượng luân chuyển quy đổi ra đường loại I.
n: Số lần quay đổi đầu xe.
K1: Mức tiêu hao nhiên liệu cho 100 km chạy.
K2: Mức tiêu hao nhiên liệu bổ sung cho 100 km xe chạy có khách.
C
NL
= Q
NL
xg.
C
NL
:; Chi phí nhiên liệu (đồng).
g: Giá 1 lít nhiên liệu (đồng).
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo tính kinh tế.
Nhược điểm: Không phản ánh được kết quả sản xuất của doanh nghiệp.
3. Chỉ tiêu giá thành:
=
×
γ
×
ηβ
×
γ

β
η
nK
P
K
Lchg
×+×+
∑∑
3
1000
2
100
Giá thành sản phẩm là sự kết tinh của lao động sống và lao động quá khứ vào một đơn vị
sản phẩm được biểu hiện bằng tiền. Muốn xác định được giá thành phải căn cứ vào các khoản
mức chi phí:
+ Chi phí tiền lương lái, phụ xe
+ Chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội,bảo hiểm phương tiện,bảo hiểm hành khách và
hành lý trên xe)
+ Chi phí nhiên liệu
+ Chi phí khấu hao của phương tiện
+ Chi phí khấu hao sửa chữa lớn
+ Chi phí bảo dưỡng sửa chữa
+ Chi phí xăm lốp
+ Chi phí vật liệu phụ
+ Chi phí cầu phà,bến bãi
+ Chi phí quản lý.
+ Chi phí vân là tổng hợp tất cả các chi phí trên.
Trong đó: : Tổng chi phí (đồng)
Ci : Chi phí của khoản mục thứ i.
n : Số khoản mục chi phí.

Vậy công thức xác định giá thành sản phẩm:
S =
Trong đó: S :Giá thành sản phẩm(đồng\Km)
:Tổng khối lượng luân chuyển (HK.Km)
Ưu điểm: phản ánh chính xác kết quả và kiểu sản xuất kinh doanh vận tải của doanh
nghiệp.
Nhược điểm: phức tạp,khó tính,khó xác định các khoản chi phí.
∑∑
=
=
n
i
CiC
1

C


P
C

P
4. Chỉ tiêu về lợi nhuận:
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được
thu nhập đó bao gồm:
+ Lợi nhuận trước thuế: L= D
T
- C
+ Lợi nhuận sau thuế : L = D
T

- C - T
GTGT
Trong đó:
L: Lợi nhuận
D : Doanh thu
C : Chi phí
T
GTGT
: Thuế giá trị gia tăng.
D
T
= b
bq
*
Trong đó:
b
bq
: giá cước bình quân (Đ\HK.Km)
: Tổng lượng luân chuyển (HK.Km)
+ Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vì vậy phương tiện nào cho lợi
nhuận cao thì chọn.
5. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận:
Đây là tỷ số giữa lợi nhuận thu được và tổng số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra sản xuất kinh
doanh.
Công thức xác định:
R
V
= . 100%
Trong đó:
R

V
:Tỷ suất lợi nhuận (%)
:Tổng lợi nhuận
:Tổng vốn.

P

P


V
L

L

V
Trong doanh nghiệp vận tải vốn cố định là vốn mua sắm phương tiện (70- 80%). Khi
lựa trọn theo tỷ xuất lợi nhuận ta dùng vốn phương tiện.
R
VPT
=
Trong đó :
R
VPT
:Tỷ suất lợi nhuận(%)
VPT
:Tổng số vốn (Đồng)
Ưu điểm của chỉ tiêu này: Xét hết đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh vận tải,cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
+ Xác định nhu cầu về phương tiện vận tải vận doanh trên tuyến

Có thể dùng một trong các công thức sau đây để xác định nhu cầu đoàn xe vận doanh:
)2(.
60
v
v
bus
Tf
h
T
N ==
)3(
.
.
max
TK
v
bus
q
TP
N
α
=
)1(
..
...
24
NxTK
vkgtgh
bus
Tq

TkkP
N
η
=
Trong đó:
L – chiều dài tuyến, km;
q
TK
– Sức chứa của xe theo thiết kế; chỗ;
h – dãn cách chạy xe, phút;
T
V
– Thời gian 1 vòng xe, h;
V
o
– Tốc độ khai thác tuyến, km/h;
P
24h
– Lượng HK vận chuyển trong ngày;
P
max
– Cường độ dòng HK max trên đoạn chất tải tối đa , HK/h;
α - Hệ số chất tải cho phép (theo tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe bus);
T
N
– Thời gian hoạt động của tuyến; h
η
x
- Hệ số thay đổi hành khách trên tuyến;
k

tg
và k
kg
- Hệ số biến động HK theo thời gian và không gian;
γ – Tỷ lệ thời gian dừng đỗ tại 2 điểm đầu cuối/ T
v

+Xác định nhu cầu về phương tiện vận tải dự phòng trên tuyến


V
L

V
Mục đích dự phòng
- Tăng mức độ hoàn thành biểu đồ chạy xe;
- Đảm bảo tính bền vững một cách hợp lý và kinh tế trong vận chuyển HK;
- Số xe dự phòng nhằm thay thế các xe vận doanh buộc phải đưa ra khỏi tuyến vì lý do kỹ
thuật hay nguyên nhân khách quan, hoặc bổ sung trong giờ cao điểm, khi xảy ra các sự cố trên
tuyến…
Phương pháp xác định số xe dự phòng
Xác suất không đưa được 1 xe bus ra tuyến P
1
dẫn đến xác suất ngưng hoạt động VT trên
tuyến P
c
= 1-(1-P
1
)
N

; trong đó N – số xe dự kiến đưa ra tuyến;
Xác suất không đưa được u trong số N xe ra tuyến P
u
được xác định theo công thức:
[ ]
u
uNNNN
u
N
C
....3.2.1
)1()...2)(1( −−−−
=
P
u
= C
N
u
.P
1
.(1-P
1
)
N-u
.

=
=
R
u

uR
PP
0
Trong đó
- Xác suất không đủ R xe dự phòng
- Số xe dự phòng tại gara được xác định theo bảng dưới đây, trong thực tế khuyến cáo
thiết kế các bảng bắt đầu từ R=3%N;
- Trong số các bảng được lập, chọn bảng có tổng thiệt hai ∑C
i
→ min, R tương ứng của
bảng chính là đáp số.
Công thức gần đúng để xác định R
t
: R
t
= N
t
.(1-Z
tt
/ Z
lt
)
Trong đó N
t
– số xe hoạt động trên tuyến;
Z
tt
và Z
lt
– số chuyến xe hoàn thành thực tế và theo biểu đồ chạy xe.

Tại Việt Nam: số xe dự phòng được xác định theo hệ số xe vận doanh: R = N/α
VD
–N
c.Tổ chức các hình thức chạy xe đặc biệt trên tuyến – chạy xe theo truyền thống hay theo hình
thức phức hợp?
Hình thức tổ chức chạy xe truyền thống là đón trả khách tại tất cả các điểm dừng đỗ.
Hình thức chạy xe phức hợp là trên 1 tuyến áp dụng cả hình thức truyền thống, có thể kết
hợp hình thức chạy nhanh (bỏ 1 số điểm dùng đỗ); hoặc tốc hành (bỏ tất các các điểm dừng đỗ)
hay chạy quãng ngắn tại một số giờ nhất định (VD cao điểm)…
Việc lựa chọn ap dụng hình thức nào – phụ thuộc tính chất dòng HK (l
HK
) đi suốt tuyến hay
không, hoặc HK lên xuống tập trung tại một số điểm dừng đỗ nhiều hay không.
Chế độ chạy xe phức hợp có thể cố định hoặc thay đổi theo ngày trong tuần.
Phương pháp tổng hợp để xác định hình thức chạy xe trên tuyến:
- Số liệu đầu vào: O-D hành khách theo điểm dừng đỗ; sơ đồ tuyến; định mức thời gian chạy xe
trên các đoạn tuyến theo phương án dừng đỗ; các hạn chế và quy định về chạy xe đối với các
hình thức chạy xe tương ứng.
- Thiết kế các phương án tổ chức chạy xe truyền thống và phức hợp khác nhau trên tuyến;
- Đánh giá các phương án chạy xe phức hợp theo tiêu chí ∑t
HK
→ Min để chọn phương án có
tổng thời gian đi lại của HK nhỏ nhất;
Hình 1.4 Các hình thức chạy xe khác nhau trên tuyến buýt
A
B
C
D
E
d. Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe

* Biểu đồ chạy xe:
- Khái niệm:
Biểu đồ chạy xe là công cụ dùng để tổ chức quản lý hoạt động của phương tiện và lái xe
trong một thời gian nhất định.
- Các căn cứ và nội dung khi xây dựng biểu đồ chạy xe:
+ Tên hành trình,chiều dài hành trình và chiều dài giữa các điểm dừng đỗ
+ Thời gian tải mỗi điểm dừng đỗ dọc đường
+ Thời gian đầu thời gian cuối.
+ Thời gian một chuyến,thời gian hoạt động trong ngày,thời gian nghỉ
+ Quãng đường hoạt động .
+ Số chuyến và số xe hoạt động trong ngày trên hành trình
+ Hành trình xe chạy.
- Các yêu cầu khi lập biểu đồ:
+ Phải đảm bảo tính phù hợp và tính khoa học.
+ Chính xác và rõ ràng thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc tổ chức vận tải,
quản lý phương tiện cho lái xe và cho khách.
+ Nếu tổ chức chạy xe có sự khác giữa ngày làm việc và ngày nghỉ,chủ nhật lễ tết thì
phải lập biểu đồ chạy xe riêng.
+ Khi các điều kiện trên lộ trình có thay đổi thì phải xây dựng, điều chỉnh lại biểu đồ.
+ Sai cho phép thực tế so với biểu đồ chạy xe là ±3 phút (nội tỉnh), ±5 phút (ngoại tỉnh).
- Nội dung của biểu đồ chạy:
+ Số chuyến ,số vòng trong ngày
+ Khoảng cách chạy xe trong ngày
+ Giờ đi và giờ đến,các bến dọc đường ,điểm đầu và điểm cuối
+ Thời gian đỗ tại các bến dọc đường và điểm đầu,điểm cuối.
e. Phân công thời gian chạy xe trong ngày
Thời gian biểu chạy xe là định mức cơ bản về công tác tổ chức vận tải của hoạt động xe
buýt theo hành trình gồm thời gian lăn bánh, thời gian dừng đỗ, chế độ lao động cho lái xe, thời
gian làm việc của hành trình, số lượng xe,số chuyến xe và khoảnh cách chạy xe trên hành trình.
- Nội dung của thời gian biểu:

+ Phân công các lái phụ xe theo cặp với nhau
+ Số xe, số vòng, số chuyến lái phụ xe phải chạy trong ngày
+ Thời gian, địa điểm ở điểm đầu,điểm cuối
+ Thời gian làm việc của lái phụ xe
+ Các biểu đồ thông tin khác.
- Yêu cầu:
+ Phân công lao động hợp lý,phù hợp với chế độ lao động
+ Huy động được tối đa xe và lái phụ xe trong giờ cao điểm
+ Đảm bảo giờ ăn,giờ nghỉ,giờ đổi ca hợp lý,

×