Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Cẩm nang khuyến nông của trung tâm khuyến nông đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.58 KB, 45 trang )

Sổ tay khuyến nông
CẨM NANG
KHUYẾN NÔNG
Dành cho cán bộ khuyến nông cơ sở
LƯU HÀNH NỘI BỘ
MỤC LỤC
1
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: KHÁI NIỆM KHUYẾN NÔNG
1. Định nghĩa
2. Khái niệm khuyến nông.
3. Nguyên tắc khuyến nông.
4. Yêu cầu đối với cán bộ khuyến nông.
5. Công việc của cán bộ khuyến nông.
6. Nhiệm vụ và trách nhiệm của người dân khi tham
gia xây dựng mô hình khuyến nông.
PHẦN 2: KỸ NĂNG KHUYẾN NÔNG.
1. Kỹ năng điều hành.
2. Kỹ năng đặt câu hỏi.
3. Kỹ năng trình bày.
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG.
1. Một số phương pháp tập huấn.
2. Các hoạt động khuyến nông
3. Trò chơi sư phạm.
Lời nói đầu:
Thực hiện nghị định 56/NĐ – CP ngày 26/4/2005 của
Chính phủ về công tác khuyến nông.
2
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk


Sổ tay khuyến nông
Và triển khai Nghị quyết 07/2007/NĐ – HĐND
ngày 13/4/2007 của Hội đồng Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk
về việc xây dựng mạng lưới khuyến nông viên cơ sở.
Trung Tâm Khuyến Nông đã tổ chức đào tạo được
175 Khuyến nông viên xã phường và 544 cộng tác viên
khuyến nông thôn buôn năm 2007.
Nhằm nâng cao năng lực khuyến nông, Trung tâm
Khuyến nông xây dựng cuốn “ Cẩm nang khuyến nông
” giúp cho Khuyến nông viên xã phường và cộng tác
viên khuyến nông thôn buôn trong việc chuyển giao kỹ
thuật đến với bà con nông dân đạt hiệu quả cao.
PHẦN 1: KHÁI NIỆM KHUYẾN NÔNG.
1. ĐỊNH NGHĨA
Khuyến nông là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân kỹ
thuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại với nhau để
3
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính
sách, pháp luật của Nhà nước, giúp người nông dân
phát triển khả năng quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt
động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn.
2. KHÁI NIỆM KHUYẾN NÔNG
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho
nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ
trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về
kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông
tin về thị trường, để họ có khả năng tự giải quyết được
các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh

sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần
xây dựng và phát triển nông thôn mới
3. NGUYÊN TẮC KHUYẾN NÔNG.
1. Không áp đặt, mệnh lệnh
2. Không làm thay
3. Không bao cấp
4. Khuyến nông là nhịp cầu thông tin nhiều chiều
5. Khuyến nông không hoạt động độc lập mà phải phối
hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác
(Các viện, Trường, Trung tâm khoa học nông nghiệp,
các tổ chức quốc tế, các Hội, Đoàn thể, Doanh nghiệp…
4
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
4. YẾU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG
1. Có tinh thần thực sự yêu nông thôn, quý trọng nông
dân.
2. Có trình độ từ sơ cấp trở lên về kỹ thuật nông, lâm
nghiệp và có 1 hoặc 2 lĩnh vực chuyên sâu nào đó trong
nông nghiệp như trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi, thú
y, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi …
3. Có đạo đức tác phong giản dị, khiêm tốn, kiên trì và
chịu khó học hỏi những kinh nghiệm hay của nông dân.
4. Biết làm giầu cho chính gia đình mình và có tinh
thần giúp đỡ tương trợ những hộ xung quanh làm giầu.
5. Biết vận động tổ chức nông dân thực hiện các yêu
cầu của chương trình Khuyến nông, Khuyến lâm đề ra.
6. Cán bộ khuyến nông phải 3 biết: Biết làm, biết nói và
biết viết (viết báo cáo, viết tổng kết, viết báo).
5. CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG

1. Điều tra thu thập tình hình số liệu cơ bản, tập quán
phong tục ở địa phương.
2. Xác định những công việc trọng tâm cần tập trung
tháo gỡ
5
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
3. Dự kiến kế hoạch (1 hoặc 2 chương trình khuyến
nông)
4. Tiến hành tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật
5. Lập nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông.
6. Tổ chức xây dựng mô hình trình diễn.
7. Tổ chức tham quan học tập rút kinh nghiệm.
8. Đánh giá cụ thể các hoạt động khuyến nông qua kết
quả đạt được trên mô hình trình diễn của nông dân .
9. Theo dõi tình hình sản xuất và báo cáo những diễn
biến đột xuất
10. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm mở diện
rộng.
6. NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI DÂN KHI THAM GIA XÂY DỰNG MÔ
HÌNH KHUYẾN NÔNG.
1. Mời các thành viên trong gia đình mình và những
hộ gia đình khác trong buôn cùng tham gia những lần
thăm thực địa với cán bộ khuyến nông.
2. Tham gia tất cả các cuộc họp và các chuyến theo
dõi của cán bộ khuyến nông.
3. Làm đúng theo những hướng dẫn thực hiện của mô
hình và ô đối chứng.
4. Ghi chép lại các hoạt động vào sổ theo dõi theo

hướng dẫn cơ bản.
6
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
5. Thông báo kịp thời cho cán bộ khuyến nông những
vấn đề nảy sinh.
6. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm thành công,
hộ gia đình sẵn sàng hỗ trợ những hộ gia đình khác áp
dụng mô hình tương tự trong năm tới
PHẦN 2: KỸ NĂNG KHUYẾN NÔNG
I. Kỹ năng điều hành.
Trong lớp học nông dân theo phương pháp tập huấn
có sự tham gia, các tập huấn viên sẽ không lên lớp cho
nông dân như thầy giáo ở trường học mà họ sẽ hướng
dẫn và khuyến khích nông dân chủ động tham gia các
7
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
cuộc thảo luận và các hoạt động tại vườn cây, chuồng
trại. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đó, bất kỳ một tập
huấn viên nào cũng cần trang bị cho mình kỹ năng điều
hành. Đây là kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất mà người
làm công tác khuyến nông phải hiểu rõ và sử dụng
thành thạo
1. Vai trò & Nhiệm vụ của người điều hành thảo
luận.
Người điều hành là người chịu trách nhiệm định
hướng và khuyến khích mọi người tham gia quá trình
thảo luận theo đúng nội dung trong thời gian đã định
trước.

Để điều hành tốt các buổi thảo luận (thảo luận
nhóm nhỏ (5-10 người) hay nhóm lớn từ 10 người trở
lên) người điều hành phải hiểu và xác định rõ vai trò và
nhiệm vụ của mình.
Vai trò của người điều hành
- Đảm bảo cho tất cả thành viên hiểu rõ họ sẽ thảo
luận về nội dung gì; mục tiêu và phạm vi giới hạn của
cuộc thảo luận;
- Đảm bảo cho tất cả mọi người tham dự tự nguyện
nói lên ý kiến của mình.
- Đảm bảo cho cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi, trôi
chảy với thời gian cho phép để đạt được yêu cầu đề ra
8
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Người điều hành các cuộc thảo luận là người đặt câu
hỏi chứ không phải là người trả lời.
- Khuyến khích và đảm bảo có sự tham gia ý kiến
đồng đều của tất cả thành viên tham dự. Tất cả các ý
kiến nêu ra đều được tôn trọng, lắng nghe và ghi nhận.
- Giải quyết các bất đồng xảy ra trong thảo luận.
b. Nhiệm vụ.
Chuẩn bị tốt và kỹ trước khi thảo luận. Công tác
chuẩn bị bao gồm:
• Chuẩn bị nội dung thảo luận; chọn đề tài lý thú
trong bài học dự định sẽ cho nông dân thảo luận. (nên
sắp xếp thứ tự : nội dung nào trước, nội dung nào sau
cho logic, thời gian cho mỗi nội dung thảo luận ….).
• Tìm hiểu đối tượng và số lượng người tham dự để
chuẩn bị trước cho phù hợp.

• Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận từ trước và sắp xếp
thứ tự theo logic cho mỗi phần.
 Tạo bầu không khí vui vẻ
 Phân công trách nhiệm cho từng người trong nhóm
(nếu có)
 Chủ động giải quyết những tình huống khó khăn xảy
ra trong quá trình thảo luận.
 Quan sát thái độ của tất cả các thành viên trong lúc
thảo luận để có thể tạo điều kiện cho mỗi thành viên
tham gia đồng đều
9
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
 Chủ động đặt câu hỏi, những câu hỏi dễ nên được
nêu ra trước
 Lắng nghe và tôn trọng tất cả các ý kiến của mọi
thành viên trong lúc thảo luận
 Tóm tắt và nhắc lại ý kiến phát biểu của từng thành
viên
 Thúc đẩy quá trình thảo luận, tránh thời gian chết và
quản lý tốt thời gian
 Hướng dẫn nhóm thảo luận đúng trình tự đã chuẩn
bị và theo đúng trọng tâm của đề tài
 Đánh giá, tổng hợp ý kiến và kết luận những nội
dung đã thảo luận trước khi kết thúc thảo luận
 Để điều hành tốt các cuộc thảo luận nhóm hay điều
hành lớp học nông dân, một cán bộ khuyến nông cần có
các kỹ năng sau : kỹ năng hỏi và trả lời, kỹ năng quan
sát, lắng nghe, trình bày và giải quyết tình huống khó
khăn.

2. 10 Bước để điều hành thảo luận .
• Chuẩn bị kỹ trước khi thảo luận
• Xác định vị trí của các thành viên trong nhóm .
Người điều hành nên chọn vị trí đứng quan sát nhóm tốt
nhất, thường là vị trí trung tâm để có thể nhìn bao quát
tất cả các thành viên, Giới thiệu làm quen, khởi động tạo
không khí vui vẻ.
• Nêu rõ nội dung đề tài và mục đích của cuộc thảo
luận và thời gian thảo luận.
10
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
• Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên (thư ký,
trình bày, …)
• Đặt câu hỏi cho cả nhóm để thu thập càng nhiều ý
kiến của tất cả thành viên càng tốt.
• Tóm tắt và nhắc lại từng ý kiến để xác nhận hiểu
đúng ý chưa và giúp cả nhóm hiểu rõ hơn.
• Thúc đẩy nhóm thảo luận về các ý kiến đã được đưa
ra. (Hỏi các thành viên khác nghĩ gì về những ý kiến đó.
Đề nghị giải thích tại sao?) Dành thời gian cho các thành
viên thảo luận; người điều hành chỉ can thiệp khi tranh
luận trở nên gay gắt.
• Người điều hành có thể bổ sung thêm ý kiến; đánh
giá và xác định lại mức độ hợp lý của tất cả ý kiến đã
thảo luận. Thống nhất ý kiến và ghi lại tất cả các ý kiến
đã thống nhất, và những ý kiến chưa thống nhất.
• Chuyển sang thảo luận nội dung tiếp theo.
• Tóm tắt các ý kiến thảo luận cho mỗi phần và đưa ra
kết luận. Cảm ơn sự tham gia của các thành viên.

3. Một vài kinh nghiệm để khắc phục những khó
khăn khi điều hành lớp tập huấn/Thảo luận nhóm
a. Các thành viên trong nhóm tham gia chưa đồng
đều (một số ít tham gia, một số quá lấn lướt).
Nguyên nhân:
- Người điều hành chưa lưu ý quan sát bao quát tất cả
thành viên.
11
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Một số thành viên chưa hiểu rõ câu hỏi hoặc chưa
hiểu rõ mục tiêu của cuộc thảo luận.
- Một số người tính cách rụt rè, một số người thích
nói dài.
- Kinh nghiệm và kiến thức của các thành viên chưa
đồng đều (người biết nhiều, người biết ít)
- Thành viên không tập trung do người điều hành
trình bày thiếu lôi cuốn hay do địa điểm bị tác động bên
ngoài, quá chật hoặc quá loãng.
- Đề tài thảo luận không hấp dẫn đối với 1 số người.
- Người điều hành đưa ra câu hỏi, tự trả lời hoặc nói
hết thời gian.
- Người điều hành chưa hiểu rõ tính cách của các
thành viên để cư xử cho hợp lý.
Cách giải quyết:
- Để có thể quan sát bao quát, người điền hành nên có
vị trí đứng (ngồi) ở trung tâm và sắp xếp chỗ ngồi của
các thành viên trong để họ có thể nhìn thấy được nhau
và thấy được người điều hành.
- Thỉnh thoảng nhắc lại yêu cầu thảo luận hay nhắc lại

câu hỏi thảo luận để mọi người hiểu rõ.
- Nên mời những người rụt rè, ít kinh nghiệm trước
bằng những câu hỏi mở, động viên họ phát biểu bằng
cách khen ngợi, không nên phủ định câu trả lời sai của
họ
12
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Khuyến khích những người có kinh nghiệm trả lời
những câu hỏi khó.
- Hạn chế những người hay phát biểu và nói dài bằng
cách ngắt lời khéo, nêu ra quy định thời gian phát biểu,
hay sử dụng ngôn ngữ không lời như giơ tay, không
nhìn về phía đó
- Không nên đặt các câu hỏi liên tục, sau mỗi câu hỏi
nên để dành một thời gian khoảng 1 phút để người
nghe suy nghĩ tìm câu trả lời. Nếu học viên không hiểu
câu hỏi, đổi lại câu hỏi cho đơn giản, dễ hiểu hơn.
- Chọn đề tài phù hợp với sự hiểu biết của các thành
viên.
b. Xử lý như thế nào khi nhiều người cùng phát
biểu một lúc?
- Vãn hồi trật tự, đưa ra trình tự phát biểu, đề nghị
mọi người phát biểu theo thứ tự
- Nên thống nhất với cả nhóm quy định về phát biểu
từ trước, khi đó sẽ nhắc lại nội quy và đề nghị mọi
người lưu ý
- Dùng thẻ màu thu thập và phân loại các nhóm ý kiến
c. Chưa biết cách tóm tắt ý.
Nguyên nhân:

- Mới làm còn thiếu kinh nghiệm.
13
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Do chưa nắm rõ mục tiêu và nội dung của cuộc thảo
luận nên có thể không tập trung vào chủ đề chính
Cách giải quyết:
- Hiểu rõ mục đích thông tin cần lấy.
- Chú ý lắng nghe ý kiến phát biểu, tóm ý và hỏi lại
người phát biểu có đúng không.
- Nên thường xuyên thực tập cách tóm tắt ý để quen
với cách làm.
d. Xử lý như thế nào khi có ý kiến bất đồng trong
thảo luận? Làm sao để thống nhất ý kiến chung?
• Ổn định trật tự, đề nghị mọi người lắng nghe và phát
biểu theo thứ tự
• Tạo bầu không khí vui vẻ.
• Lắng nghe ý kiến đôi bên. Người điều hành nên cho
các bên có cơ hội trình bày ý kiến của riêng mình bằng
cách hỏi tại sao, để cá nhân giải thích.
• Mời cả lớp (những người khác) cho nhận xét về ý
kiến đó và thảo luận để phân tích, giải thích từng ý kiến,
phân tích cái hay/cái không hay của từng ý kiến (ý kiến
có thể đúng trong từng trường hợp).
• Người điều hành nên là người trung gian phân xử
hoặc tìm ra những trường hợp phù hợp cho mỗi ý kiến.
* Nếu số đông đã thống nhất ý kiến, mà có một số ít
người chưa hoàn toàn đồng ý:
• Người điều hành nên đứng ra phân xử hoặc tìm ra
những trường hợp phù hợp cho mỗi ý kiến

14
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
• Hoặc hẹn sẽ thảo luận thêm ngoài giờ giải lao, hoặc
nếu chưa rõ hoặc chưa nắm chắc hẹn hôm sau sẽ thảo
luận thêm, để mọi người có thời gian suy nghĩ sâu hơn.
• Không nên lấy biểu quyết hoặc lấy ý kiến của riêng
mình để áp đặt.
e. Chưa biết lôi cuốn sự tập trung.
Nguyên nhân:
- Chưa chuẩn bị nội dung thảo luận kỹ.
- Chưa biết kết hợp hài hòa giữa quan sát, trình bày và
lắng nghe.
- Giọng nói không rõ – đều đều.
- Chọn địa điểm không tốt (chật, dột, gần đám tiệc )
dẫn đến mất tập trung.
Cách giải quyết :
- Chuẩn bị kỹ nội dung và chia nhỏ các nội dung trình
bày theo trình tự hợp lý và dễ theo dõi.
- Sử dụng nhiều phương pháp tập huấn để tránh nhàm
chán.
- Khi quan sát thấy học viên có biểu hiện thiếu tập
trung nên cho giải lao ngắn, xen trò chơi, hoặc kể câu
chuyện vui, sau đó quay lại nội dung chính.
- Sử dụng các cử chỉ, ngôn ngữ thông thường dễ hiểu,
từ ngữ địa phương.
15
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Vị trí đứng hoặc ngồi nên ở trung tâm để dễ bao

quát và để mọi người nhìn thấy dễ hơn. Đó sẽ là một
yếu tố gíup lôi cuốn sự chú ý.
- Nhấn giọng nói ở phần quan trọng.
- Tóm tắt lại mỗi ý, trước khi chuyển sang nội dung
mới.
f. Thiếu kỹ năng lắng nghe
Nguyên nhân:
- Chưa biết cách thể hiện lắng nghe ý kiến các thành
viên
- Người điều hành tính cách bảo thủ, tự cao không
lưu tâm lắng nghe
Cách giải quyết:
- Nhìn vào người phát biểu, dùng ánh mắt giao tiếp.
Tuyệt đối không nhìn đi chỗ khác hoặc làm việc khác
khi học viên đang phát biểu,
- Có những cử chỉ phi ngôn ngữ biểu hiện sự đồng
tình, khuyến khích, lắng nghe.
- Nên tóm ý của người phát biểu, ghi lại mặc dù sai.
- Cám ơn sau khi họ phát biểu.
- Tổ chức cho các tập huấn viên dự giờ, góp ý trao đổi
kinh nghiệm.
16
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
g. Xử lý như thế nào khi nông dân chưa quen
(hoặc thụ động không tham gia thảo luận)
- Tạo không khí vui vẻ bằng cách: Mời bà con ngồi
nói chuyện chung: niềm nở tươi cười với mọi người; tổ
chức trò chơi vui; đến lớp sớm để chuẩn bị hậu cần tốt
trước giờ học (trà nước…)

- Nêu rõ mục đích thảo luận.
- Tôn trọng ý kiến (không chê trách khi nói sai).
- Gợi ý hướng về chủ đề thảo luận chính của bài học.
- Luôn luôn đặt câu hỏi mở/câu hỏi dễ trước.
- Khi biết nông dân có thể trả lời được nên chuyển
câu hỏi lại để tạo điều kiện cho nông dân trả lời
- Phân công nhiệm vụ cụ thể để lôi cuốn tham gia.
- Đặt câu hỏi dễ cho người ít tham gia phát biểu
h. Xử lý như thế nào khi nông dân hỏi dồn/ hoặc
hỏi những câu hỏi khó mà THV chưa biết ?
- Khi bị hỏi dồn hoặc câu hỏi khó, nên bình tĩnh hỏi
người đặt câu hỏi giải thích rõ thêm, ghi nhận và tóm
tắt tất cả câu hỏi lên giấy lớn. Sau đó phân loại những
câu hỏi.
- Chia sẻ lại câu hỏi cho cả lớp, cho những nông dân
có kinh nghiệm và chính người đặt câu hỏi, sau đó phân
tích từng ý kiến.
- Chuyển câu hỏi cho đồng nghiệp hoặc một chuyên
gia có mặt trong buổi trình bày.
17
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Thừa nhận không biết và nói: “chúng tôi sẽ tìm hiểu
và trả lời sau”. Nếu hẹn trả lời sau thì phải thông báo
thời gian cụ thể.
- Từ chối trả lời nếu câu trả lời liên quan tới yếu tố
bảo mật, an ninh
II. Kỹ năng hỏi và trả lời.
Trong đào tạo, kỹ năng hỏi và trả lời là 1 trong những kỹ
năng thiết yếu mà bất cứ tập huấn viên nào cũng cần

phải nắm chắc và thành thục. Đây là kỹ năng cơ bản
giúp cho tập huấn viên có thể thực hiện tốt vai trò là
người điều hành lớp học theo phương pháp tập huấn
khuyến khích sự tham gia.
A. Các loại câu hỏi.
Có rất nhiều dạng, loại câu hỏi khác nhau được sử dụng
trong tập huấn. Tuy nhiên có 2 loại câu hỏi cơ bản nhất,
thường được sử dụng thường xuyên. Đó là câu hỏi đóng
và câu hỏi mở.
1. Câu hỏi đóng
- Câu hỏi đóng: là câu hỏi để trả lời có/ không;
đúng /sai hoặc chỉ cần một từ đơn giản.
- Mục đích: để xác nhận/ khẳng định lại thông tin cụ
thể. Lượng thông tin thu được từ câu hỏi này thường bị
hạn hẹp và bị ảnh hưởng do người hỏi.
18
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
Ví dụ:
+ Trưa nay anh/ chị có ăn cơm không?
+ Chiều nay chị không đi học à?
2. Câu hỏi mở
- Câu hỏi mở: là các câu hỏi có thể thu được nhiều
câu trả lời khác nhau. Nó thường bắt đầu bằng: Cái gì?,
Khi nào?, Ai?, Ở đâu?, Thế nào?
- Mục đích: dùng để khuyến khích có nhiều lựa chọn,
để gợi mở, thu thập nhiều thông tin. Không hạn chế
phạm vi, mức độ thông tin từ người được hỏi.
Ví dụ:
+ Trưa nay anh/ chị làm gì ?

+ Chiều nay chị đi đâu ?
B. Cách đặt câu hỏi và xử lý câu trả lời.
1. Đặt câu hỏi
a. Nên chuẩn bị trước câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, xúc
tích.
- Câu hỏi phải trong phạm vi vấn đề cần tìm hiểu
- Chọn câu hỏi thích hợp với từng tình huống và tuỳ
thuộc vào mục đích lấy thông tin. Cụ thể:
+ Ở phần đầu của cuộc thảo luận, để lấy được nhiều
thông tin, người ta thường dùng câu hỏi mở. Ví dụ: Có
nhận xét gì về điều kiện bóng che của vườn này?
19
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
+ Ở phần cuối của cuộc thảo luận khi muốn xác nhận lại
những thông tin đã được thảo luận, người ta hay dùng
câu hỏi đóng. Ví dụ: Sau khi thảo luận, theo các anh chị
chỗ này đã đủ bóng che hay chưa?
- Sắp xếp câu hỏi theo trình tự, hỏi từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, từ việc đã biết đến chưa biết…
b. Nên đặt câu hỏi cho cả nhóm để nhiều người tham
gia trả lời.
- Nên phân phối câu hỏi đều cho cả nhóm, không nên
tập trung hỏi vào một số ít người.
- Đặt câu hỏi gợi ý thêm khi không có người trả lời.
c. Khuyến khích sự cố gắng trả lời bằng ngôn ngữ hình
thể và dành thời gian cho người được hỏi suy nghĩ,
không nên hỏi liên tục.
2. Xử lý câu trả lời của học viên:
- Lắng nghe, cảm ơn.

- Tóm tắt câu trả lời, xác nhận lại.
- Nếu chưa rõ hỏi lại câu trả lời.
- Ghi lên giấy lớn ghi nhận câu trả lời dù đúng hay
sai, không nên chê bai, chế giễu.
C. Cách nhận câu hỏi và trả lời
1. Nhận câu hỏi
- Lắng nghe, cảm ơn với thái độ niềm nở.
20
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Tóm tắt, ghi lại câu hỏi, hỏi người đặt câu hỏi giải
thích rõ thêm.
- Tuỳ thuộc vào nội dung câu hỏi và thời gian của lớp
học, tập huấn viên sẽ quyết định trả lời hay nêu câu hỏi
cho cả lớp thảo luận hoặc hẹn lại sẽ trả lời sau giờ học.
2. Trả lời câu hỏi
Sau khi nhận được câu hỏi, sẽ có 2 tình huống xảy ra: trả
lời trực tiếp và chọn lựa 1 trong các cách sau thay cho
trả lời trực tiếp. Sau đó kiểm tra mức độ hài lòng của
người nghe.
- Trả lời trực tiếp khi những câu hỏi có nội dung quan
trọng và liên quan trực tiếp đến phần đang thảo luận để
giải thích rõ hơn, mang tính khẳng định và tập huấn
viên nắm chắc thông tin.
- Không trả lời trực tiếp, khi nội dung câu hỏi là 1 đề
tài lý thú để cả nhóm cần thảo luận sâu thêm hoặc khi
tập huấn viên chưa nắm rõ, không biết hoặc không
đúng trọng tâm của phần học. Hãy chọn cách sau sao
cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Các lựa chọn thay cho trả lời trực tiếp

- Chuyển câu hỏi cho học viên khác trả lời.
- Chuyển câu hỏi cho đồng nghiệp hoặc một chuyên
gia có mặt trong buổi trình bày.
- Chuyển câu hỏi trở lại người hỏi.
21
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Thừa nhận không biết và nói “chúng tôi sẽ tìm hiểu
và trả lời sau”.
- Xác nhận nói câu trả lời sẽ nằm ở phần sau ngay
trong nội dung bài giảng.
- Đưa ra gợi ý để giúp người hỏi tự tìm ra câu trả lời.
- Từ chối trả lời (bảo mật, an ninh,… )
III. Kỹ năng tình bày.
1. Mục đích của diễn đạt.
- Tạo ra sự tin cậy và sức thuyết phục.
- Xác lập mối quan hệ với người nghe.
- Tránh sự căng thẳng.
- Tạo ra sự thống nhất giữa lời nói, cách nói và hình
thể.
2. Lời nói trước đám đông.
- Dễ hiểu.
- Giải thích các từ khó.
- Người nói phải hiểu kỹ những điều mình định
truyền đạt cho người nghe.
3. Cách nói.
- Nói to vừa phải (cuối lớp có thể nghe rõ).
- Giọng nói phù hợp, nhấn mạnh chỗ cần thiết.
- Không nói đều đều.
- Không nói quá nhanh hay quá chậm (125 từ/phút).

- Có những khoảng nghỉ ngắn.
22
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
- Phát âm đúng.
- Hạn chế dùng từ đệm.
4. Dáng điệu hình thể.
- Dáng điệu phù hợp (thoải mái)
- Tay không bị thừa thãi.
- Giao tiếp bằng mắt.
- Nét mặt phù hợp.
- Ăm mặc phù hợp.
- Động tác phù hợp (đi lại, chỉ hình vẽ )
- Không bị căng thẳng.
Để tránh bị căng thăng.
 Chuẩn bị bài trình bày kỹ, có thể thực tập trước.
 Hít thở sau trước khi bắt đầu trình bày.
 Cố gắng làm chủ bài trình bày trong 2 phút đầu.
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
I. Một số phương pháp cơ bản sử dụng để tập huấn
cho nông dân.
1- Phương pháp động não:
* Để thu thập nhiều ý kiến về một chủ đề nhất định
trong một thời gian ngắn (không phê phán).
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Nêu câu hỏi.
Bước 2: Người học nêu ý kiến( động não), tập huấn viên
thu thập và ghi các ý kiến lên bảng hoặc giấy.
Bước 3: Tổng hợp ý kiến.
23

Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông
Lưu ý:
- Câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn.
- Thời gian không quá lâu.
- Huy động ý kiến:
+ Khuyến khích, gợi ý để mọi người tham gia ý kiến.
+ Duy trì không khí khẩn trương.
+ Không tỏ thái độ với ý kiến sai.
+ Dừng lại để tổng hợp khi ý kiến tham gia đã lắng
xuống.
Ghi chép ý kiến:
- Tập huấn viên, cán bộ hỗ trợ tự ghi hoặc cử người
khác.
- Ghi tất cả các ý kiến.
- Trình bày ý kiến bằng nhiều cách (hình họa, đồ thị,
hình cây . . .)
* Tổng hợp ý kiến:
- Bổ xung ý kiến nếu cần thiết.
- Hướng các ý kiến vào nội dung bài học.
2- Phương pháp thảo luận nhóm:
* Khái quát:
- Là phương pháp tập huấn có sự tham gia tích cực
của người học.
- Lớp học chia nhiều nhóm để thảo luận các câu hỏi
và nội dung tập huấn,Tập huấn viên đóng vai trò hướng
dẫn, tổ chức, tổng kết, đánh giá.
24
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk
Sổ tay khuyến nông

- Dùng phương pháp này để phân tích, giải quyết
các vấn đề cụ thể, huy động kiến thức và kinh nghiệm
của người học.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm tuỳ thuộc số lượng học viên,
thường mỗi nhóm có 4 - 7 người.
Khi thành lập nhóm có thể theo một trong những cách
sau:
a. Thành lập ngẫu nhiên.
b. Theo sở thích.
c. Theo thân quen hoặc ngồi gần nhau.
Các nhóm làm việc dài hạn cần lựa chọn một cách cẩn
thận.
Bước 2: Đưa câu hỏi/nội dung/chủ đề ( chuẩn bị từ
trước ) cho các nhóm bốc thăm.
Bước 3: Giới hạn thời gian thảo luận.
Bước 4: Học viên thảo luận, tập huấn viên hướng dẫn,
theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận.
Bước 5: Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Bước 6: Tập huấn viên tổng kết, phân tích kết quả thảo
luận của các nhóm, bổ xung những nội dung còn thiếu
* Lưu ý:
- Câu hỏi/ yêu cầu thảo luận phải rõ ràng, cụ thể, dễ
hiểu. Không để các nhóm thảo luận chung một nội
dung.
25
Trung Tâm Khuyến Nông ĐăkLăk

×