Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.89 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong TTHS, người bị hại đóng vai trò quan trọng trong thành phần những người
tham gia tố tụng. Việc đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người bị hại khi tham gia tố
tụng là một yêu cầu đang được đặt ra. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm
quyền tự do dân chủ của công dân đã được ghi nhận trong Nghị quyết số 48 NQ/ TW
ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị và tiếp tục khẳng định tại Nghị quyết sô 49 NQ/ TW
ngày 2/6/2005 như: “tôn trọng và bảo vệ quyền con người, “tạo điều kiện thuận lợi cho
người tham gia tố tụng”.
Người bị hại (NBH) là đối tượng bị tội phạm xâm hại trực tiếp về thể chất, tinh
thần, tài sản. Vì thế họ cần là đối tượng bảo vệ của PL. Bên cạnh đó, người bị hại đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin liên quan đến vụ án và lời khai của họ
là những chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự. Bởi những lý do đó, PL luôn coi
trọng việc hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị hại với vai trò là một
thành phần tham gia tố tụng.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của người bị
hại trong tố tụng hình sự” là bài tập lớn học kỳ lần này.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về người bị hại
1. Khái niệm về người bị hại:
Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể về người bị hại, tuy nhiên chúng ta có thể
nhìn nhận NBH dưới những góc độ sau:
Về góc độ xã hội, NBH là người chịu tác động tiêu cực của sự việc, hành vi phạm tội
hoặc bất kỳ sự tác động nào dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính
họ.Và những tác động đó đương nhiên là ngoài mong muốn và ý chí của họ, bởi vậy mà
người bị hại tiếp nhận một cách thụ động về những thiệt hại vật chất và phi vật chất.
Dưới góc độ ngôn ngữ pháp lý NBH là người bị thiệt hại về vật chất và tinh thần do
người phạm tội gây ra. NBH chỉ có thể là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về
vật chất, tinh thần hoặc về tài sản chứ không phải là pháp nhân.
Xét về mặt pháp lý Khoản 1 Điều 51 Bộ luật TTHS: “Người bị hại là người bị thiệt
hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.”
Từ cách định nghĩa đó chúng ta có thể nêu lên các dấu hiệu đặc trưng về người bị hại


như sau:
Page | 1
Thứ nhất, PL VN chỉ thừa nhận người bị hại là cá nhân, còn pháp nhân là các tổ
chức xã hội không thể là người bị hại trong TTHS.
Thứ hai, NBH là người bị tội phạm trực tiếp xâm hại có thể là thể chất, tinh thần,
tài sản.
Thứ ba, nguồn gốc của các thiệt hại là do tội phạm trực tiếp gây ra. Các thiệt hại
về thể chất, tinh thần và tài sản chính là đối tượng tác động mà tội phạm hướng tới.
Thứ tư, xét về mặt hình thức người bị thiệt hại do tội phạm gây ra chỉ trở thành
NBH trong TTHS nếu họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận thông qua hành vi
triệu tập họ đến khai báo với tư cách trên.Việc không xác định được tội phạm hay
không xác định được người bị hại mặc dù trên thực tế có người bị thiệt hại do hành vi
phạm tội gây ra thì người đó không trở thành NBH trong TTHS.
2. Cơ sở của việc quy định quyền và nghĩa vụ của người bị hại:
a, Về mặt lý luận:
Trước tiên việc pháp luật phải quy định các quyền lợi nghĩa vụ của NBH xuất
phát từ cơ sở bảo đảm quyền con người, quyền công dân của nhà nước VN.
NBH là người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra do họ bị xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự vè hành vi phạm tội
cũng phải nhằm mục đich khắc phục hâu quả của tội phạm.
PL nước ta luôn có chính sách ngiêm khắc để trừng phạt những hành vi xâm
phạm tới con người và coi trọng bảo vệ lợi ích của người bị xâm phạm. Muốn bảo vệ
NBH thì đòi hỏi PL phải đưa họ tham gia vào quá trình tố tụng, theo đó PL trao những
quyền cho họ và bên cạnh đó là những nghĩa vụ để đảm bảo việc giải quyết các VAHS
được minh bạch, có sức răn đe đối với tội phạm, giáo dục người phạm tội và định
hướng hành vi xử sự hợp pháp cho xã hội.
Vì thế mà việc quy định quyền và nghĩa vụ của NBH là một trong những chính
sách đảm bảo nhiệm vụ giải quyết đúng đắn vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân.
b. Cơ sở thực tiễn:

Hiện nay số lượng các vụ án đang ngày càng gia tăng. Thực tiễn bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NBH chưa thật sự đạt được bảo đảm vì nhiều nguyên nhân. Thông
thường cơ quan tiến hành tố tụng chỉ quan tâm trừng trị kẻ phạm tội mà chưa chú trọng
tới quyền và lợi ích của NBH, phần nữa do nhận thức của người tiến hành tố tụng và
Page | 2
NBH còn nhiều hạn chế, trong khi đó NBH mới là người cần được bảo vệ quyền lợi đầu
tiên, việc tham gia tố tụng của họ sẽ đảm cung cấp những thông tin quan trọng trong
việc xác định sự thật ủa vụ án và góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng và đúng PL.
II. Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự
1. Quyền của người bị hại:
Khoản 2 Điều 51 BLTTHS hiện hành quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng
như về hình phạt đối với bị cáo”.
 Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu:
Đây có thể nhận định là quyền cơ bản của NBH . Theo đó, NBH có quyền xuát trình
các tài liệu, đồ vật để chứng minh thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho mình như:
giấy khám chữa bệnh, hóa đơn tiền viện phí
Và họ có quyền yêu cầu mời thêm người làm chứng, yêu cầu giám định tỉ lệ thương tật.
Việc cung cấp các thông tin, yêu cầu của NBH hại đóng vai trò quan trọng trong việc
giải quyết đúng đắn hơn, đặc biệt là khi các chứng cứ do CQĐT thu thập được trong
quá trình điều tra không đầy đủ, chính xác và khách quan.

 Quyền được thông báo về kết quả điều tra;( Điểm b Khoản 2 ĐIều 51
BLTTHS):
Quá trình giải quyết vụ án thông qua giai đoạn điều tra sẽ giúp giải quyết các vấn đề
về xác định tội phạm, hành vi phạm tội, thiệt hại do tội phạm gây ra… những yếu tố
trên đây có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của NBH. Thông qua biết các tình
tiết này NBH sẽ có cơ sơ và sự chuẩn bị chứng cứ, lí lẽ, yêu cầu để buộc tội bị cáo. Do
đó, NBH cần được biết sự thay đổi trong từng giai đoạn điều tra, các tình tiết mới được
phát hiện…để họ có thể tham gia với tư cách là người tham gia tố tụng hiệu quả hơn.
Page | 3
Tuy nhiên, nhà làm luật lại chưa quy định cách thức để tiếp cận kết quả điều tra
như thế nào, bao gồm: cách thức để cơ quan Điều tra thông báo cho NBH, hình thức
thông báo như thế nào ?đó là một trong những “lỗ hổng” của PL do đó quyền này của
NBH chưa thể được đảm bảo thực thi hiệu quả trên thực tế.
 Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
theo quy định của Bộ luật này ;( Điểm c Khoản 2 ĐIều 51 BLTTHS)
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án và bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, NBH có quyền yêu cầu thay đổi những người có vai trò
quyết định trong việc giải quyết quyền lợi của họ bao gồm: người tiến hành tố tụng,
người giám định, người phiên dịch.
NBH được quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi có các căn cứ sau: “
1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích
của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;
2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám
định, người phiên dịch trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm
vụ.”
1
Cụ thể hơn một số trường hợp được giải thích Theo hướng dẫn của Nghị quyết
01/2005 của HĐTP TANDTC:

“2.2. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:
a. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự
b. Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;
c. Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;
d. Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
2.3. Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là
ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì
trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ
công tác, quan hệ kinh tế ) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội
1
Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự
Page | 4
thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví
dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của
bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm
phán làm việc mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối
quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm
nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân
sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó.”
2
BLTTHS quy định cụ thể các trường hợp mà NBH có thể yêu cầu thay đổi: như
Thay đổi Điều tra viên; Thay đổi Kiểm sát viên; Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm;
Thay đổi Thư ký Tòa án. Ngoài các căn cứ quy định tại Điều 42 thì NBH có thể yêu
cầu thay đổi những thành phần THTT trên thì có thêm quy định trong trường hợp
họ đã tham gia tố tụng tư cách là người tiến hành tố tụng khác (Thẩm phán, Hội

thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thư ký Tòa án). Riêng đối với Hội
Thẩm và Thẩm phán nếu có thêm căn cứ họ cùng HĐXX mà lại có quan hệ thân
thích với nhau thì NBH có quyền yêu cầu thay đổi một trong hai…
Về việc yêu cầu thay đổi người giám định, và người phiên dịch Điều 160 và 161
BLTTHS quy định các trường hợp sau: Đã THTT với tư cách là Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởngCQĐT, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Chánh
án, Phó Chánh án TA, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký TA hoặc đã tham gia với tư cách
là người bào chữa, người làm chứng, người giám định trong vụ án đó; Họ đồng thời
NBH, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị
cáo;Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch trong vụ án đó;
 Quyền được đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
( Điểm d Khoản 2 ĐIều 51 BLTTHS):
Là người bị thiệt hại về vật chất và phi vật chất nên NBH luôn quan tâm đến việc
quyền lợi của họ phải được bảo vệ như thế nào. Do đó, trước tiên PL trao cho họ quyền
được đề nghị mức bồi thường .
2
phần II điểm 2 tiểu điểm 2.2 Nghị quyết 01/2005 của HĐTP TANDTC
Page | 5
Tuy nhiên việc đưa ra mức bồi thường như thế nào là thỏa đáng và để TA chấp nhận
là một điều khó khăn đối với người bị hại. PL chưa quy định cụ thể trong luật và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt là các thiệt hại về tính mạng và sức khỏe, tinh
thần. Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải giải thích rõ và
hướng dẫn cụ thể quyền của họ.
 Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình; ;( Điểm đ Khoản 2 ĐIều 51 BLTTHS):
Quyền này đảm bảo cho NBH đưa ra ý kiến của mình đối với quyết định của TA và
có thể xem xét nên kháng cáo hay không trong thời hạn kháng cáo. NBH tham gia phiên
tòa để thực hiện quyền của mình bao gồm: quyền đề nghị thay đổi người THTT, người

giám định, người phiên dịch; quyền đưa đồ vật tài liệu, yêu cầu; trình bày ý kiến tham
gia tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc thực hiện quyền này một mặt thể hiện tính dân chủ trong tố tụng, mặt khác giúp
tòa đưa ra phán quyết của mình trên cơ sở phản biện của các bên. Nếu không có NBH
một số vụ án phải hoãn phiên tòa xét xử: “Điều 191. Sự có mặt của người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hoặc người đại diện hợp pháp của họ
1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy
trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét
xử.
2. Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở
ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc
bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.”
 Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường
cũng như về hình phạt đối với bị cáo.”(Điểm e Khoản 2 Điều 51 BLTTHS )
Theo thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày
10/8/2005 quy định: “Khiếu nại trong tố tụng hình sự" là việc cá nhân, cơ quan, tổ
chức, theo thủ tục quy định tại Chương XXXV của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình”
3
3
Tiểu mục 2.1 mục 2 thông tư
Page | 6
Đối tượng bị khiếu nại: kết luận điều tra của CQĐT, VKS, TA và các hành vi
tố tụng của người THTT. Khiếu nại là quyền của NBH, phải được cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra, xem xét, kịp thời sửa chữa sai sót và trả lời cho người bị hại.

Bộ luật TTHS năm 2003 có bổ sung hơn so với bộ luật cùng tên 1988 đó là khiếu
nại quyết định của CQĐT, VKS. Như vậy quyền của NBH được mở rộng đáng kể
phản ánh sự tiến bộ trong qua trình lập pháp.
 Quyền kháng cáo:
Chủ thể có quyền kháng cáo: người bị hại, người đại diện của người bị hại,
người được người bị hại ủy quyền.
Trong quá trình giải quyết vụ án, NBH có quyền kháng cáo mức bồi thường,
hình phạt…thể hiện ý chí của mình trong việc yêu cầu Nhà nước xử lý thỏa đáng
đối với bị cáo.
Quyền kháng cáo là một trong những quyền cơ bản của NBH, những yêu cầu
này sẽ được tòa án cấp phúc thẩm giải quyết theo trình tự thủ tục nhất định, góp
phần xem xét tính hợp pháp và có căn cứ trong phán quyết của tòa án cấp sơ
thẩm.
Thời hạn kháng cáo: theo quy định của PL, nếu NBH có mặt tại phiên tòa đến
thời điểm tòa tuyên án thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án;
trong trường hợp người đó không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 15
ngày kể từ ngày người đó được giao bản án của tòa án hoặc niêm yết công khai
4
trừ các trường hợp đặc biệt thì NBH có thể kháng cáo quá hạn.
 Quyền đối với kết luận giám định:
Theo điều 158 BLTTHS Điều 158. “Quyền của bị can và những người tham gia tố
tụng đối với kết luận giám định
1.Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những người tham gia tố tụng khác
yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung
kết luận giám định.
Bị can, những người tham gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến của
mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Những việc này được ghi vào biên bản.”
Đây là quyền mới được ghi nhận trong luật TTHS theo đó NBH có quyền ý kiến
đối với kết luân giám định và yêu cầu giám định bổ sung,giám định lại

 Quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình:
Theo Khoản 1 Điều 59 BLTTHS: “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư,
4
Khoản 1 Điều 234 BLTTHS
Page | 7
bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.”
Quy định này xuất phát từ nhận tức và trình độ của NBH trong thực tế còn
nhiều hạn chế, cộng thêm sự bất ổn về tinh thần do bị xâm hại về thể chất, tinh
thần và tài sản bởi tội phạm. Do đó, khi ra trước tòa người bị hại khó có khả năng
tự bào chữa và bảo vệ hợp lý quyền lợi của mình.
 Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự:
Theo quy định về quyền khởi tố vụ án theo yêu cầu của NBH:
“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các
điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự
chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp
pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất…”
Theo đó, các vụ án mà NBH có quyề yêu cầu Cơ quan Điều tra khởi tố bao gồm
các loại tội phạm sau: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người
khác theo Khoản 1 Điều 104 BLHS; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho người khác từ 31% đến 60% nhưng trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh do hành vi trái PL gây ra; tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứ khỏe người khác; tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác do vi phạm nguyên tắc
nghề ngiệp hoặc nguyên tắc hành chính; hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng

vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không tể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác giao cấu rái với ý muốn của họ, tội vu khống…
Ý nghĩa của việc quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của NBH là ở
chỗ, một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc đấu tranh với tội phạm
mà Nhà nước và xã hội tổ chức là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con
người, cá nhân công dân cua Nhà nước, thành viên của xã hội đó.
Theo PGS.TS Võ Khánh Vinh: “Việc khởi tố theo yêu cầu của NBH trong các
trường hợp trên là xác lập một khả năng, điều khiển để NBH được cân
nhắc, tính toán khởi tố như thế có quá bất lợi cho cả lợi ích hay không.”
5
Thời hạn để NBH được giải quyết yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là 20 ngày kể từ ngày
yêu cầu (Khoản 2 Điều 103 BLTTHS) trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết
phức tạp thì thời hạn giải quyết yêu cầu khởi tố là khong quá 2 tháng.
5
PGS.TS Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học BLTTHS, NXB Công an nhân dân
Page | 8
 Quyền rút yêu cầu khởi tố:
Theo quy định: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở
phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố
trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút
yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng
đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút
yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Với quy định như vậy, Nhà nước ta đã chú trọng tới tâm tư, nguyện vọng của NBH.
Tuy nhiên, thời điểm họ rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa sơ thẩm mới đình
chỉ vụ án hình sự.
 Quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa:
Theo quy định của luật: người bị hại có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

Quy định này phản ánh tâm tư của NBH, thái độ và sự phán xét của NBH trong việc bày
tỏ thái độ đối với người đã xâm phạm tới lợi ích của họ. Qua đó, Hội đồng xét xử và
những người tham gia tố tụng có thể nhìn nhận một cách toàn diện moij góc độ và toàn
diện vụ án hơn, qua đó có kết luận vụ án cho phù hợp.
Tuy nhiên trong thực tế PL không quy định rõ đây là quyền hay nghĩa vụ của NBH
nên trong thực tế có nhiều lí giải khác nhau và áp dụng không thống nhất.
2. Nghĩa vụ của người bị hại:
NBH có những nghĩa vụ nhất định:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 51 BLTTHSquy định NBH có hai nghĩa vụ cơ
bản sau: “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.”
- Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Toà án:
Để đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, NBH có quyền vừa có nghĩa vụ tham
gia theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Tại cơ quan tiến hành tố tụng, NBH
sẽ được giải thích về quyền và nghĩa vụ từ đó, giúp họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ
của mình.
Page | 9
Về hình thức: cơ quan tiến hành tố tụng phải triệu tập NBH thông qua giấy triệu tập
thông qua đường bưu điện hoặc thông qua Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của NBH. Sự
có mặt của NBH là rất quan trọng, đối với những vụ án mà quyền yêu cầu khởi tố của
NBH thì nếu người đó hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên tòa thì
phiên tòa phải được hoãn. Trong tòa phúc thẩm, nếu NBH kháng cáo hoặc có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan thì được triệu tập. Trong trường hợp NBH vắng mặt không có lí do
chính đáng thì Tòa sẽ xem xét hoãn phiên tòa hay không. Nhưng trong trường hợp
không hoãn phiên tòa thì Tòa không đực ra phán quyết bất lợi cho NBH.
Quy định sự có mặt của NBH mang tính bắt buộc là quy địn phù hợp của pháp luật,
thông qua đó, NBH sẽ tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình, giúp cho
cơ quan tiến hành tố tụng xác minh các chứng cứ, tài liệu còn nghi ngờ hoặc mâu thuẫn

để có kết luận chính xác hơn. Từ đó, giúp tòa án tố tụng xử đúng người, đúng tội.
- Nghĩa vụ khai báo của NBH:
NBH là người biết rõ hành vi phạm tội đối với bản thân mình, việc khai báo của họ sẽ
đảm bảo tính khách quan và nghiêm minh của pháp luật, bảo dảm quyền công dân.
Nghĩa vụ khai báo trung thực của NBH góp phần quan trọng trong việc giải quyết đúng
đắn vụ án.
Hành vi từ chối có thể là: không đến theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án; hoặc có đến nhưng không khai báo mà không có lí do chính đáng.
III. Thực tiễn thi hành quyền và nghĩa vụ của NBH hiện nay:
1. Về thực thi quyền của NBH:
 Về quyền yêu cầu khởi tố vụ án và rút yêu cầu khởi tố vụ án:
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại (hay còn gọi là tư tố) là một chế định
không mới, được áp dụng khá phổ biến trong pháp luật các nước. Ở Việt Nam chế định
này lần đầu tiên được quy định trong Bộ luậy TTHS năm 1988. Đây là chế định thể hiện
tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước sự thiệt hại, mất mát, đau đớn của người
bị hại. Mặc dù nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự ViệtNam là nguyên tắc công tố,
tức là hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Nhà nước đã cam kết sẽ
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân bằng một văn bản pháp lý có
giá trị cao nhất, đó là Hiến pháp, bằng cả hệ thống pháp luật và cơ chế đảm bảo thực
hiện. Mọi hành vi phạm tội xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ
bị Nhà nước xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, khi xử lý hành vi phạm tội, Nhà nước còn
phải quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người bị hại. Thực tế cho
thấy mặc dù bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhưng người bị hại lại không muốn
đưa ra xử lý vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tương lai của họ, cũng có
Page | 10
trường hợp giữa người bị hại và người gây thiệt hại có những mối quan hệ đặc biệt.
Điều 51 và Điều 105 Bộ luật TTHS đã ghi nhận yêu cầu của người bị hại. Quá trình áp
dụng cho thấy chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đã phát huy hiệu
quả, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại được bảo vệ tốt hơn.
Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều vướng mắc như:

Theo quy định tại Khỏan 1 Điều 105 về tội mà NBH sẽ yêu cầu khởi tố vụ án. Tuy
nhiên dối với tội cố ý gây thương tích, để có thể xác định có thuôc Khoản 1 hay 2 Điều
104 thì phải căn cứ vào kết luật giám định. Có như vậy thì mới xác định được ai mới có
quyề khởi tố vụ án, quy định rất kho thực thi trong thực tế, đôi khi có trường hợp vụ án
bước sang giai đoạn điều tra mới xác minh được thẩm quyền khởi tố theo yêu cầu của
người bị hại.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp NBH từ chối tiến hành giám định thương tật.
Ví dụ: Võ Văn T. và Đoàn Văn D. là bạn cùng xóm. Do nghi ngờ vợ mình ngoại tình với
D. nên sau khi uống rượu T. lấy con dao yếm tìm chém D. khi D. đang ngủ trong mùng.
T. giơ dao lên nhắm vào đầu D. chém xuống, vì D. nằm gác tay lên trán nên dao trúng
vào bàn tay trái làm đứt gân các ngón trỏ, giữa, áp út.
Sau khi nhận tin báo, cơ quan điều tra đã tạm giữ T. để điều tra, đồng thời đưa D. đi
giám định làm căn cứ khởi tố vụ án. Thế nhưng sau khi gây án, gia đình T. đã lo tiền
cho D., yêu cầu D. từ chối đi giám định. Bởi D. từ chối giám định nên không có căn cứ
khởi tố T. về tội “cố ý gây thương tích”, cơ quan điều tra đã ra quyết định trả tự do cho
Võ Văn T
6

Những trường hợp như trên thường xuyên xảy ra. Chưa có quy định nào để đưa
người bị hại đi giám định làm cơ sở khởi tố đối tượng gây thương tích, vô tình chúng ta
đã dân sự hóa hình sự trong những trường hợp thương tích nặng.
Về quyền rút yêu cầu khổi tố: Theo quy định của luật thì người bị hại có quyền và
cũng chỉ có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án kể từ thời điểm xảy ra vụ án cho đến trước
ngày mở phiên toà sơ thẩm, khi đó thì vụ án mới được (hoặc phải) đình chỉ. Tuy nhiên
việc nhà làm luật quy định như vậy là hạn chế quyền tự định đoạt, thỏa thuận giữa bị
can (bị cáo) với người bị hại. Bởi lẽ: trong thực tế vì nhiều lý do khác nhau (bị cáo khó
khăn, ăn năn hối cải, người bị hại thay đổi suy nghĩ của mình…) nên có nhiều trường
hợp đến tận ngày mở phiên toà (nhưng trước thời điểm khai mạc phiên toà) hoặc khi
phiên toà đang diễn ra thì người bị hại mới quyết định rút yêu cầu khởi tố vụ án. Khi đó,
theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 BLTTHS thì quyền rút yêu cầu của người bị hại đã

không còn, do đó phiên tòa sơ thẩm vẫn phải mở hoặc tiếp tục xét xử. Như vậy là bất lợi
6
ĐINH THANH TÂM - Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp
Page | 11
cho bị cáo và cũng không thỏa mãn ý chí của người bị hại (không muốn xử lý hình sự bị
cáo nữa).
 Về quyền yêu cầu mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường:
Trong thực tế, không có một cơ sở pháp lí nào quy định về mức bồi thường
như thế nào là hợp lí và được tòa chấp nhận yêu cầu của NBH. Do đó, có tình trạng mức
bồi thường không đảm bảo sự tương xứng với thiệt hại xảy ra, mức bồi thường trên thực
tế thường do VKS đề nghị với tòa, vì vậy quyền của NBH không được đảm bảo.
 Về quyền trình bày lời buộc tội tại tòa:
Khác với NBH thông thường, NBH trong trường hợp có quyền yêu cầu khỏi tố vụa
ns có quyền trinh bày lời buộc tội tại tòa. cho đến nay chưa có hướng dẫn của cơ quan
có thẩm quyền về việc người bị hại trình bày lời buộc tội bị cáo tại phiên tòa như thế
nào. Trường hợp nếu NBH trình bày lời buộc tội thì kiểm sát viên tham gia phiên tòa có
trình bày lời buộc tội nữa không? Lời buộc tội của người bị hại có giá trị như thế nào?
Sự có mặt của người bị hại trong trường hợp này có bắt buộc như đối với kiểm sát viên
không? Thực tiễn xét xử cho thấy mọi việc đều do kiểm sát viên thực hiện, còn người bị
hại trong trường hợp này cũng không có gì đặc biệt so với NBH trong các vụ án khác.
Hơn nữa, bản thân quy định này cũng chưa thật đầy đủ và phù hợp, chẳng hạn trong giai
đoạn trước khi mở phiên tòa thì người bị hại có các quyền hạn cụ thể nào, cách thức
thực hiện các quyền đó ra sao cũng chưa được quy định rõ. Đối với vụ án được khởi tố
theo yêu cầu của NBH phải khác so với vụ án thông thường, quyền của NBH được thể
hiện trong suốt quá trình tố tụng chứ không chỉ đơn thuần là trình bày lời buộc tội tại
phiên tòa như quy định hiện nay
 Về quyền kháng cáo:
Luật quy định giới hạn kháng cáo của NBH là chỉ trong phạm vi phần bồi
thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo. Như vậy, quy định này chỉ cho phép NBH
kháng cáo trong phạm vi phần bồi thường và phần hình phạt, những phần khác trong

bản án như: phần dân sự cũng như vấn đề liên quan đến tội danh, đến khung hình
phạt nếu không đồng tình với bản án và quyết định của Tòa án thì người bị hại không
có quyền kháng cáo. Trong khi đó tại Điều 231 Bộ luậtTTHS lại quy định: Người bị hại
và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án và quyết định của Tòa
án. Như vậy theo quy định này thì người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc
quyết định sơ thẩm. Điều luật không thể hiện bất cứ sự giới hạn nào như tinh thần của
Điều 51 Bộ luật TTHS. Như vậy phải chăng nội dung hai điều luật lại mâu thuẫn với
nhau và khi gặp trường hợp trên Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Cho đến nay chưa có
văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng hai điều luật trên, vì vậy
mỗi nơi áp theo cách hiểu riêng của mình.
Page | 12
2. Về thực thi nghĩa vụ của NBH:
Theo quy định của luật, NBH phải có mặt theo giấy tiệu tập của CQĐT, VKS,
TA. Tuy nhiên việc áp dụng quy định này trong thực tế là khá khó khăn, do luật chưa
quy định NBH được tham gia tố tụng ở giai đoạnh nào, trình tự, thủ tục nào? Việc cơ
quan tiến hành tố tụng gửi giấy triệu tập ra sao?việc quy định có nhiều bất cập như vậy
nên việc áp dụng rong thực tế là rất khó khăn, cách hiểu cũng khác nhau và không có sự
thống nhất. Trong thực tiễn hiện nay, việc triệu tập thường được gửi qua đường bưu
điện hoặc gửi về Ủy ban nhân dân xã nơi NBH cư trú. Tuy nhiên trong thực tế cơ nhiều
trường hợp NBH được triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng vẫn không có mặt. điều này gây
cản trở cho quá trình tiến hành tố tụng. Phải chăng công tác xử lí chưa thật sự nghiêm
minh hay quá trình giải thích pháp luật chưa đầy đủ, do đó NBH chưa ý thức được trách
nhiệm của mình, họ nghĩ mình là bên bị hại càn được pháp luật bảo vệ, hỉ có quyền chứ
không có nghĩa vụ?
Bên cạnh đó, Pháp luật có quy định nghĩa vụ khai báo của NBH, theo đó khi
được hỏi và triệu tập thì NBH phải tham gia khai báo trung thực, đầy đủ những gì mình
biết. Tuy nhiên trong thực tế, hiện tượng bất hợp tác với CQĐT, VKS, TA của NBH là
rất phổ biến, tuy nhiên để truy cứu rách nhiệm của NBH theo Điều 308 BLHS về tội Tội
từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu là phải có các
căn cứ pháp luật rõ ràng. Trong khi đó, thái độ bất hợp tác của NBH dễ dàng nhận thấy

trong thực tế, tuy nhiên để truy cứu TNHS thì không hề đơn giản. Đây là tình trạng phổ
biến tuy nhiên nguyên nhân không xuất phát từ thiếu sót của pháp luật mà do hạn chế
hiểu biết pháp luật của công dân và quá trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn nhiều
hạn chế.
IV. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện
1. Nguyên nhân:
Từ thực trạng thi hành quyền và nghĩa vụ của NBH hiện nay, có rất nhiều điều
cần nói tới. Tuy nhiên em xin được rút ra 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, hạn chế của pháp luật là nguyên nhân lớn nhất: trong quá trình lập
pháp các nhà làm luật chưa quy định một cách cụ thể và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của
NBH như phân tích ở phần thực trạng. Đặc biệt là pháp luật không quy định cụ thể cách
thức, trình tự, thủ tục để NBH thực thi quyền và nghĩa vụ của mình và một vài nghĩa vụ
cần thiết như: nghĩa vụ có mặt, nghĩa vụ giám định… lại chưa được quy định mà chỉ
xem xét là quyền (quyền thì có thể làm hoặc không làm)của NBH nên trong thực tế các
Cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ hai, hạn chế hiểu biết pháp luật của NBH là rào cản lớn, bản thân NBH
không có hiểu biết pháp luật một cách đầy đủ nên họ không biết vai trò của mình trong
Page | 13
quá trình tố tụng, không nhận thức rõ việc mình thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp
luật trao cho vừa tự bảo vệ của mình, vừa giúp Nhà nước trong quá trình tìm ra và xử lí
nghiêm minh những thành phần coi thường pháp luật, coi thường quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân;
Thứ ba, quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành liên
quan còn nhiều hạn chế. Trong thực tế, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn mang
nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến chất lượng.
2. Giải pháp hoàn thiện:
a. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự:
Thứ nhất, Nghiên cứu để mở rộng hơn nữa phạm vi các tội mà cơ quan có
thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Theo tác giả Nguyễn Đức
Thái nên mở rộng đối với các tội xâm phạm sở hữu về tội như lạm dụng tin nhiệm

chiếm đoạt tài sản,tội cố ý làm hư hỏng tài sản…cạc tội chỉ thuần túy về mặt tài sản; các
tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm và tội đe dọa giết người, gây tốn hại cho sức khỏe
người khác khi thi hành không vụ; chỉ áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng. Và tội
hiếp dâm thì nên bỏ
7
Hai là, Để khắc phục sự mâu thuẫn, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp
dụng, cũng như để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người bị hại nên cần phải sửa lại
nội dung Điều 51 Bộ luật TTHS theo hướng cho phép người bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định của tòa án cấp sơ
thẩm.
Ba là, cần kiến nghị sửa đổi ĐIều 105 về thời hạn rút yêu cầu khởi tố của
người bị hại. Điều đó sẽ mở rộng hơn quyền của người có quyền yêu cầu khởi tố vụ án
trong pháp luật hình sự và cũng là quyền lợi của người bị khởi tố trong vụ án được khởi
tố theo yêu cầu của người bị hại. Tuy nhiên, cũng phải giới hạn thời hạn chấm dứt
quyền yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại để tránh tình trạng “tự do thái quá” sẽ làm
“nhờn” pháp luật; gây mất thời gian, làm tốn công sức, tiền bạc của các cơ quan hay
những người tiến hành tố tụng. Do đó, nhà làm luật nên quy định thời hạn thực hiện
quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án của người có quyền yêu cầu khởi tố vụ án là “đến
trước khi chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử”
Bên cạnh đó, Cần quy định cụ thể thủ tục tố tụng riêng cho trường hợp khởi tố
theo yêu cầu của người bị hại. Theo đó thủ tục này nên quy định theo hướng chỉ có
người bị hại mới có quyền đưa một người ra xét xử tại phiên tòa, và tất nhiên ở đây
quyền công tố không còn nữa. Sự tham gia phiên tòa của viện kiểm sát lúc này chỉ thực
hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật chứ không thực hiện chức năng buộc
7
“một số vướng mắc trong tực tiễn áp dụng chế định khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chí
kiểm sát 9/2009
Page | 14
tội. Tòa án đưa vụ án ra xét xử trên cơ sở đề nghị của người bị hại. Tại phiên tòa kiểm
sát viên không đọc bản cáo trạng mà người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ

trình bày lời cáo buộc của mình trước khi tiến hành xét hỏi. Kiểm sát viên cũng không
trình bày lời luận tội mà sẽ do người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại
trình bày. Trong trường hợp này người bị hại, đại diện hợp pháp của họ bắt buộc phải có
mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, kiểm sát viên không bắt buộc
phải có mặt tại phiên tòa.Tất cả những sửa đổi trên đây nếu được chấp nhận sẽ có thể
đảm bảo chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đi vào thực chất, quyền
và lợi ích hợp pháp của người bị hại mới được đảm bảo.
8
Thứ năm, Quy định về nghĩa vụ có mặt của NBH trong quá trình tố tụng: hiện
tại, nghĩ vụ này chưa được quy định đối với NBH. Theo đó, pháp luật cần bổ sung về
quy dịnh nghĩa vụ có mặt của NBH tại ĐIều 51 BLTTHS, cần bổ sung như sau: “Người
bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong
trường hợp sự vắng mạt của họ có thể gây trở ngại cho việc Điều tra, truy tố, xét xử thì
có teert bị dẫn giải, nếu từ chối khai báo không có lí do chính đáng thì có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội quy định tại Điều 308 Bộ luật hình sự”
Thứ sáu, Bổ sung quy định NBH sẽ bị dẫn giải đến giám định bởi cơ quan tiến
hành tố tụng trong trường hợp NBH từ chối tiến hành giám định mà không có lí do
chình đáng;
Thêm một giải pháp đó là: Bổ sung quyền đươc bảo vệ của NBH trong trường hợp
người đó có yêu cầu. vì trong thực tế: có nhiều trường hợp NBH bị cưỡng bức, đe dọa
không được thực hiện một số hành vi trước tòa… như vậy, khi nhận được yêu cầu của
NBH, cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ NBH.
b. Một số đề xuất khác:
Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của NBH thì để việc thực
hiện hiệu quả các quyền và nghĩa vụ đó, cần có thêm các biện pháp sau:
 Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng và ti hành pháp luật, nâng cao trình độ,
nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của người tiến hành tố tụng.
 Nâng cao hiểu biết pháp luật của công dân. Các biện pháp có thể áp dụng đó là tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu hiểu biết pháp luậ vào công chúng, tăng cường đội ngũ
cán bộ pháp lí ở địa phương…

KẾT LUẬN
Tóm lại, từ các phân tích trên đây chúng ta có thể thấy NBH đóng vai trò rát quan
trọng trong quá trình tố tụng, có ý nghĩa lớn trong việc giúp cơ quan tiến hành tố tụng
giải quyết đúng người, đúng tội và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật. tuy nhiên
trong thực tế thực thi quyền và nghĩa vụ của NBH còn chưa triệt để, thiết nghĩ trong
8
Người bị hại trong tố tụng hình sự, TH.S Lê Tiến Châu, ĐHL TP. Hồ Chí Minh, hcmulaw.edu.vn
Page | 15
thời gian tới PL cần chú trọng hơn nữa hoàn thiện quy định về NBH một cách đầy đủ
hơn đồng thời công tác giáo dục pháp luật cần được đẩy mạnh. Có như vậy quyền và
nghĩa vụ của NBH mới đảm bảo thực thi hiệu quả trong thực tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
2) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, 2006
3) Nghị quyết 01/2005 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần “những quy định chung” của BLTTHS
4) Nghị quyết số 48 NQ/ TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị;
5) Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày
10/8/2005
6) Người bị hại trong tố tụng hình sự, TH.S Lê Tiến Châu, ĐHL TP. Hồ Chí Minh,
http: hcmulaw.edu.vn
7) “Một số vướng mắc trong tực tiễn áp dụng chế định khởi tố VAHS theo yêu cầu
của người bị hại”, Tạp chí kiểm sát 9/2009;
8) PGS. TS Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học BLTTHS, NXB Công an nhân
dân, 2007;
Page | 16

×