Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.76 KB, 92 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diệu Linh
Mã sinh viên : CQ532112
Lớp : QTKD Thương mại 53A
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đặng Đình Đào
HÀ NỘI, 8/2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1
4. Tóm tắt nội dung đề tài 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 4
1.1:TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS: 4
1.1.1: Logistic và đặc trưng cơ bản về Logistic 4
1.1.2: Khái quát về dịch vụ Logistic, phát triển dịch vụ Logistic 8
1.2: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
13
1.2.1: Tổng quan về tỉnh Quảng Trị 13
1.2.2: Tính tất yếu của phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 14
1.2.3: Hướng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 18
1.2.4: Nội dung phát triển dịch vu Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 19


1.3: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 20
1.3.1: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics 20
1.3.2: Những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ Logistic của tỉnh Quảng Trị 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 30
2.1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2002-2013 30
2.1.1: Khái quát một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2013 30
2.1.2: Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics 31
2.1.3: Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2013
35
2.3.1: Những thành tựu 49
2.3.2: Những hạn chế 50
2.4: NGUYÊN NHÂN 51
2.4.1: Nhận thức về logistics ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng
còn nhiều hạn chế 52
2.4.2: Tiềm lực còn hạn chế 52
2.4.3: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng vẫn chủ
yếu xuất khẩu dưới hình thức FOB 52
2.4.4: Vai trò định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh, hiệp hội đối với hoạt động logistics còn
hạn chế 53
2.4.5: Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành logistics chưa được chú
trọng 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ 54
3.1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
TRỊ 54
3.1.1: Tiềm năng và lợi thế của Quảng Trị trong phát triển dịch vụ logistics 54
3.1.2: Hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức đối với hoạt động phát triển dịch vụ

Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 55
3.2: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VÀ CÁC LĨNH VỰC
LIÊN QUAN TỚI DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
TỚI NĂM 2020 58
3.2.1: Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị tới năm 2020 58
3.2.2: Định hướng phát triển ngành dịch vụ, lĩnh vực liên quan và yếu tố hạ tầng kỹ thuật
logistics 61
3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG TRỊ 68
3.3.1: Giải pháp chung phát triển dịch vụ logistics 68
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1
4. Tóm tắt nội dung đề tài 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 4
1.1:TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS: 4
1.1.1: Logistic và đặc trưng cơ bản về Logistic 4
1.1.2: Khái quát về dịch vụ Logistic, phát triển dịch vụ Logistic 8
1.2: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
13
1.2.1: Tổng quan về tỉnh Quảng Trị 13
1.2.2: Tính tất yếu của phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 14
1.2.3: Hướng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 18
1.2.4: Nội dung phát triển dịch vu Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 19
1.3: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 20
1.3.1: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics 20
1.3.2: Những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ Logistic của tỉnh Quảng Trị 26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 30
2.1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2002-2013 30
2.1.1: Khái quát một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2013 30
2.1.2: Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics 31
2.1.3: Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2013
35
2.3.1: Những thành tựu 49
2.3.2: Những hạn chế 50
2.4: NGUYÊN NHÂN 51
2.4.1: Nhận thức về logistics ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng
còn nhiều hạn chế 52
2.4.2: Tiềm lực còn hạn chế 52
2.4.3: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng vẫn chủ
yếu xuất khẩu dưới hình thức FOB 52
2.4.4: Vai trò định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh, hiệp hội đối với hoạt động logistics còn
hạn chế 53
2.4.5: Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành logistics chưa được chú
trọng 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ 54
3.1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
TRỊ 54
3.1.1: Tiềm năng và lợi thế của Quảng Trị trong phát triển dịch vụ logistics 54
3.1.2: Hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức đối với hoạt động phát triển dịch vụ
Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 55
3.2: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VÀ CÁC LĨNH VỰC
LIÊN QUAN TỚI DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

TỚI NĂM 2020 58
3.2.1: Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị tới năm 2020 58
3.2.2: Định hướng phát triển ngành dịch vụ, lĩnh vực liên quan và yếu tố hạ tầng kỹ thuật
logistics 61
3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG TRỊ 68
3.3.1: Giải pháp chung phát triển dịch vụ logistics 68
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Vào một ngày đẹp trời, trong thời gian công tác xa ở ở trong miền Nam. Bạn
rất muốn thưởng thức một bữa sáng với bát phở bò miền Bắc nóng hổi. Dù muốn
nhưng điều này là rất khó vì nguyên liệu trong này không sẵn, thế nhưng với
logistics, điều đó có thể trở thành hiện thực.
Gỉa sử, công ty bạn là công ty sản xuất bánh trung thu. Mỗi dịp trung thu là
công ty bạn lại vô cùng tất bật trong việc sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập nguyên
liệu như thế nào, bảo quản bánh ra sao và cả câu chuyện phân phối luôn khiến bạn
phải đau đầu. Sản xuất ít thì để mất khách hàng, sản xuất nhiều mà tồn kho không
bán được thì rất có thể sẽ thua lỗ. Và logistics sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề
trên. Bạn sẽ không phải lo về việc nhập hàng, bảo quản và cả phân phối nữa. Công
việc của bạn giờ đây chỉ là tập trung vào việc làm sao để làm ra những chiếc bánh
trung thu thật ngon để thu hút khách hàng. Qua đó bạn sẽ tăng lợi nhuận và mở rộng
được thị trường.
Vậy logistics là gì mà lại có những lợi ích tuyệt vời như vậy. Và nếu ở tầm vĩ
mô hơn thì với mỗi địa phương, mỗi quốc gia thậm trí là toàn thế giới, logistics sẽ
còn mang đến những điều gì? Mà những chuyên gia, những người nổi tiếng lại dùng
những từ ngữ như: "Thềm lục địa tiềm ẩn của cả nền kinh tế", "mặt trận cuối cùng
để giảm chi phí", "nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa hề
chạm đến" để nói về nó. Đây chính là những băn khoăn thôi thúc tôi quyết định
lựa chọn Logistic để tìm hiểu trong bài đề án của mình. Thêm nữa, nhằm "thực tiễn"

hóa chủ đề này, tôi đã chọn một nội dung nhỏ trong Logistic đó là phát triển dịch vụ
Logistic trên một địa phương cụ thể, và Quảng Trị là địa phương mà tôi lựa chọn,
Quảng Trị là một vùng đất còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế: Địa
hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông với 4 dạng chính: địa hình núi cao, bị chia
cắt mạnh, có độ dốc lớn, gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao
thông, mạng lưới điện… và phát triển thương mại, khí hậu tại đây khá khắc nghiệt
với hạn hán vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 9) do chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam khô nóng và lũ lụt vào mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 2) do chịu ảnh
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
1
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ
đến việc ổn định đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, 11.36% diện
tích đất chưa được sử dụng do lượng bom mìn trong chiến tranh vẫn còn sót lại,
trình độ dân cư cũng không cao, hơn 11% dân số là người dân tộc thiểu số sống rải
rác ở các vùng sâu, vùng xa, còn nhiều tập tục lạc hậu Thế nhưng Quảng Trị lại có
có hội to lớn trong phát triển dịch vụ logistics bởi vị trí địa lý rất thuận lợi - đây
trung điểm của đất nước, là điểm đầu của hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) nối
với Lào – Thái Lan – Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển
Miền Trung…có điều kiện thuận lợi về cả đường bộ, đường sắt và đường thủy.
Vậy, dù là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng với những lợi ích mà logistics mang
lại thì Quảng Trị có thể tận dụng như thế nào?Với logistics, Quảng Trị có thể trở
thành “Nhật Bản của Việt Nam”? Đây là lí do mà t quyết định lựa chọn để tài đề án
của mình là: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Logistic trên thế giới như: bài
viết của Peter Ducker trên tạp chí Fotune vào năm 1962 đã làm các doanh nghiệp
phải thảng thốt về tiềm năng mà Logistic mang lại; cuốn Logistic and Supply Chain
Management, Ma Shui, tài liệu giảng dạy của World Maritime University,1999;
Fundamentals of Logistics management, McGraw-Hill, 1998 Hay trong nước cũng
có những cuốn sách tiêu biểu như: cuốn Logistics Những vấn đề cơ bản của GS.TS

Đoàn Thị Hồng Vân và đặc biệt là cuốn Dịch vụ Logisticics ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập quốc tế của GS. TS.NGƯT. Đặng Đình Đào - TS. Nguyễn Minh Sơn
(Đồng chủ biên) đây là những tài liệu vô cùng quan trọng và hữu ích là cơ sở giúp
tôi có thể hoàn thành tốt bài đề án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề án là nghiên cứu một cách sâu rộng thực trạng phát
triển dịch vụ logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và từ đó đưa ra định hướng, giải
pháp để phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề án là dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đề
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
2
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
án đưa ra những giải pháp giúp phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị, tận dụng được các lợi thế to lớn của tỉnh đang có.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị kể từ năm 2005 trở lại đây.
4. Tóm tắt nội dung đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án được trình
bày gồm 3 phần :
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị.
- Chương 2: Phân tích thực trạng về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị.
- Chương 3: Giải pháp về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Với vai trò là một sinh viên kinh tế, tôi hi vọng rằng, bài đề án của mình có thể là
tài liệu hữu ích để thầy cô và các bạn sinh viên tham khảo.
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A

3
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ LOGISTCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1:TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS:
1.1.1: Logistic và đặc trưng cơ bản về Logistic
1.1.1.1: Khái niệm về Logistic
Hiện tại, chưa có một định nghĩa chung nào về Logistics được thừa nhận trên
toàn thế giới. Dưới đây sẽ là một số định nghĩa tiêu biểu:
- Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát một cách
có hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu bán
thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của
quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các
yêu cầu của khách hàng (Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ 1988). Đây là định
nghĩa phổ biến và được nhiều người đồng tình hiện nay.
- Theo quan điểm "7 đúng" (7 right) E. Grosvenor Plowman cho rằng, hệ
thống Logistics sẽ cung cấp cho các công ty 7 lợi ích: đúng khách hàng, đúng sản
phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí.
1.1.1.2: Đặc trưng cơ bản về Logistic
- Thứ nhất, logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm
đầu tiên của quá trình cung ứng cho tới tay người tiêu dùng cuối cùng
- Thứ hai, logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt
động liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa,
thông tin, vốn…trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm. Người ta
không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một quá trình,
chấp nhận chi phí cao ở công đoạn này nhưng tổng chi phí có khuynh hướng giảm.
- Thứ ba, logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho
bãi của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thỏa mãn khách
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
4

Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
hàng. Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trong của
cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm.
- Thứ tư, logistics không chỉ liên quan đến nguyên, nhiên, vật liệu mà còn liên quan
tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm và dịch
vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm
vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ…
- Thứ năm, logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức: cấp độ thứ nhất,
các vấn đề được đặt ra là vị trí: phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm, dịch vụ…ở đâu, khi nào và vận chuyển đi đâu?; cấp độ thứ hai, quan tâm tới
vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu
vào từ điểm đầu tiên đến điểm cuối dây chuyền cung ứng.
- Thứ sáu, logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất và thông tin về
vị trí , thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận.
1.1.1.3: Phân loại logistics:
Hiện tại, có nhiều cách phân loại Logistics theo các tiêu chí khác nhau, dưới đây là
3 cách phân loại mà nó có liên quan tới nội dung tiếp theo của đề án:
a. Phân loại theo quá trình:
Phân loại theo quá trình thì logistics sẽ gồm 3 loại:
- Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động cung ứng tài nguyên
đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…)một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian
và chi phí cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động cung cấp thành phẩm
đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí
nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược hay còn gọi là Logistics thu hồi (reverse logistics) là quá
trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến
môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng trở về để tái
chế hoặc xử lý.
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A

5
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
b. Theo phương thức khai thác hoạt động Logistics:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – first party logistics): Các công ty tự thực hiện
các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiên vận tải, nhà
xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện
hoạt động logistics. 1PL làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm
giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết , kinh
nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL – second party logistics): là việc quản lý các hoạt
động logistics như vận tải hay kho vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương
tiện cơ sở và hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ logistics nhằm cung cấp
phương tiện, thiết bị hay dịch vụ cơ bản. Ví dụ: các hãng vận tải đường biển, đường
bộ, đường hàng không, các công ty kin doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung
gian thanh toán…
- Logistics bên thứ ba (3PL hoặc TPL – third party logistics) hay còn được gọi
là logistics theo hợp đồng. Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên
ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý
logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Nói cách khách, 3PL là các hoạt
động do một doanh nghiệp logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ,
tối thiểu hoạt động quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất một
năm có hoặc không hợp đồng hợp tác . Đây được coi như một liên minh chặt chẽ
giữa một doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ logistics, nó không chỉ nhằm thực
hiên các hoạt động logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một
hợp đồng dài hạn. Ví dụ: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu
và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan
và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định…
- Logistics bên thứ tư ( 4PL hoặc FPL – fourth party logistics) hay còn được
gọi là logistics chuỗi phân phối. FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của
TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL

quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức hợp như quản lý nguồn nhân lực,
trung tâm điều phối, kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động
logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn, gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
6
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh: FPL được xem là một
điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám
sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối để vươn tới thị trường toàn cầu,
lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền. 4PL hướng đến quản trị cả quá trình
logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng tới
nơi tiêu thụ cuối cùng.
- Gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử người ta đã nói đến
khái niệm logistics bên thứ 5 (5PL). 5PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại
điện tử, các nhà cun ứng 5PL là các 3PL và 4PL… đứng ra quản lý toàn chuỗi cung
ứng trên nền tảng thương mại điện tử.
c. Theo tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp logistics:
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải, gồm các công ty cung cấp dịch vụ vận
tải đơn phương thức, các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, các công
ty tự cung cấp dịch vụ khai thác cảng, các công ty môi giới vận tải.
- Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, gồm các công ty cung cấp dịch vụ
kho bãi, các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, bán buôn, bán lẻ.
- Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa, gồm các công ty môi giới, khai thuê
hải quan, các công ty giao nhận, gom hàng lẻ, các công ty chuyên ngành hàng nguy
hiểm, các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển.
- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành: gồm các công ty công
nghệ thông tin, các công ty viễn thông, các công ty cung cấp giải pháp tài chính,
bảo hiểm, các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo.
1.1.1.4: Phân biệt logistics city và logistics cấp tỉnh
Logistics city ( hay logistics đô thị): là quá trình tối ưu hóa dòng vận động hàng

hóa ra vào và trong nội bộ khu vực đô thị, thông qua việc khai thác cơ sở hạ tầng đô
thị hiện có, trong khi cân nhắc cẩn trọng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới mội
trường và xã hội, thúc đẩy kinh tế của đô thị nói riêng và trên toàn lãnh thổ nói
chung ( Taniguchi et al, 2001)
Hiện chưa có một khái niệm chính thức nào liên quan đến logistic cấp tỉnh. Theo
quan điểm cá nhân của tôi, về cơ bản, logistics cấp tỉnh là quá trình tối ưu hóa dòng
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
7
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
vận động hàng hóa ra vào và trong nội bộ khu vực của tỉnh. Để phân biệt rõ giữa
logistics cấp tỉnh và logistics city, chúng ta cùng phân biệt giữa tỉnh và đô thị:
+ Tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính cao nhất của Việt
Nam. Việt Nam có tổng cộng 63 tỉnh thành. Dưới tỉnh là các đơn vị hàng chính nhỏ
hơn gồm huyện, các thành phố trực thuộc tỉnh. Dưới huyện, thành phố trực thuộc
tỉnh là đơn vị hành chính cấp xã, phường.
+ Để được coi là một đô thị, thì tỉnh hoặc các đơn vị hành chính dưới tỉnh phải thỏa
mãn được các chức năng đô thị căn bản sau:
• Có vai trò thúc đẩy và phát triển kinh tế cả một vùng nhất định
• Quy mô dân số trên 4000 người
• Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm từng loại đô thị
• Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 65% tổng số lao động
• Đạt yêu cầu về hệ thống công trình, hạ tầng đô thị
• Đạt yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị
(Nguồn: Nghị định số 42/2009/ NĐ-CP )
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên là 4739,82
km² bằng 1,3% diện tích của cả nước với dân số là 604,7 nghìn người, có lợi thế về
vị trí địa lý và kinh tế, là đầu mối giao thông nằm ở trung điểm đất nước, điểm đầu
của hành lang kinh tế Đông Tây ( EWEC), có nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp
(KCN) lớn như khu kinh tế -thương mại đặc biệt Lao Bảo, KCN Quán Ngang, KCN
Nam Đông Hà….với cơ sở hạ tầng khá phát triển. Từng đó chi tiết đã cho thấy được

quy mô kinh tế và sức ảnh hưởng, vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu
vực miền Trung và cả nước. Vì thế, chúng ta sẽ tiếp cận logistics trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị tương tự như logistics city, đây là cơ sở xây dựng cho các giải pháp phát
triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - vấn đề chính của đề án.
1.1.2: Khái quát về dịch vụ Logistic, phát triển dịch vụ Logistic
1.1.2.1: Dịch vụ Logistic
Những khái niệm và quan điểm ở trên về logistics được hiểu theo nghĩa rộng,
theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
8
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
phân phối, lưu thông hàng hóa và logistics là hoạt động thương mại gắn liền với các
dịch vụ cụ thể.
Dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, một số định nghĩa ở trên thường đồng
nhất giữa logistics, dịch vụ logistics và quản trị logistics, chưa phân định rõ ràng
chưa phân định rõ ràng các khái niệm này và chưa có định nghĩa cụ thể về dịch vụ
logistics.
Luật thương mại năm 2005( điều 233): lần đầu tiên khái niệm dịch vụ logistics
được đưa vào Luật, quy định: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ có lien
quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Dịch vụ ở logistics được hiểu theo các nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp,
dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vận
chuyển và giao nhận, kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụ khác
liên quan đến hàng hóa được tổ chức hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trình
phân phối và lưu chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của khách
hàng. Theo nghĩa rộng, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm một
chuỗi các dịch vụ được tổ chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quá

trình sản xuất và phân phối, lưu thông và tiêu dung trong nền sản xuất xã hội
1.1.2.2: Phân loại dịch vụ Logistic:
Để chi tiết hóa Luật Thương mại, ngày 5/9/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 140/2007/NĐ-CP v/v Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh
doanh dịch vụ Lô-gi-stic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ Lô-gi-stic.
Theo Điều 4 Nghị định 140. Phân loại dịch vụ lô-gi-stic. Dịch vụ lô-gi-stic theo
quy định tại Điều 233 Luật Thương mại được phân loại như sau:
1. Các dịch vụ lô-gi-stic chủ yếu, bao gồm:
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
9
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm các hoạt động kinh doan kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế
hoạch bốc dỡ hàng hóa
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận và lưu kho, quản lý thông
tin liên quan tới vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stic, hoạt
động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi
mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container
2. Các dịch vụ lô-gi-stic liên quan đến vận tải, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hóa
b) Dịch vụ vận tải thủy nội địa
c) Dịch vụ vận tải hàng không
d) Dịch vụ vận tải đường sắt
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ
e) Dịch vụ vận tải đường ống
3. Các dịch vụ lô-gi-stic liên quan khác, bao gồm:
a) Dịch vụ bưu chính

b) Dịch vụ thương mại bán buôn
c) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý lưu kho, thu gom, tập
hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng
d) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
10
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
Cách phân loại này phù hợp với Biểu cam kết về dịch vụ vận tải của Việt Nam với
WTO, tuy nhiên chưa thể hiện được những loại hình dịch vụ Logistics mới, hiện đại
trong điều kiện hiện nay.
c. Yêu cầu cơ bản của dịch vụ logistics trong nền kinh tế thị trường: đây là cơ sở
quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ logistics.
- Phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng:
Chất lượng dịch vụ khách hàng trong logistics thường được đo lường bởi 3 tiêu
chuẩn: (1) Tiêu chuẩn đầy đủ về hàng hóa, (2) Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ, (3)
Độ tin cậy.
(1) Tiêu chuẩn đầy đủ về hàng hóa gồm những chỉ tiêu đánh giá: tần số thiếu dự
trữ, tỷ lệ đầy đủ, thời gian bổ sung dự trữ.
(2) Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ được đo lường bởi các chỉ tiêu: tốc độ, độ ổn
định, độ linh hoạt, độ sai sót nghiệp vụ.
(3) Độ tin cậy bao gồm khả năng thực hiện tiêu chuẩn 1 và 2, khả năng cung cấp
thông tin cho khách hàng chính xác, khả năng cải tiến liên tục các nghiệp vụ.
- Phải giảm tổng chi phí của cả hệ thống logistics.
- Tối ưu hóa dịch vụ logistics
- Yêu cầu 7 đúng (7 rights)
d. Nội dung phát triển dịch vụ Logistic:
- Phát triển các dịch vụ logistics đơn lẻ:
Dịch vụ logistics đơn lẻ là dịch vụ cung cấp bởi các doanh nghiệp tập trung vào
việc chuyên môn hóa cung cấp một loại dịch vụ logistics như dịch vụ vận tải hoặc
dich vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ hải quan

+ Dịch vụ vận tải: chi phí vận tải là một trong những khoản lớn nhất trong chi phí
logistics. Chi phí vận tải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hàng hóa, quy
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
11
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
mô lô hàng, tuyến đường vận tải…Chi phí vận tải của một đơn vị hàng hóa (cước
phí) tỉ lệ nghịch với khối lượng vận tải và với quãng đường vận chuyển thường tồn
tại ba loại hình dịch vụ vận tải: vận tải đơn phương thức ( là hình thức chỉ dùng một
phương tiện vận tải để chở hàng hóa), vận tải đa phương thức nội địa, vận tải đa
phương thức quốc tế.
Về các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giới: (1) mô hình vận tải đường
biển – vận tải đường hàng không (Sea - Air), (2) mô hình vận tải ôtô – vận tải
đường hàng không (Road – Air). (3) mô hình vận tải đường sắt – vận tải ôtô, (4) mô
hình vận tải đường sắt – đường bộ - vận tải nội thủy – vận tải đường biển ( Rail –
Road – Inland waterway – Sea), (5) mô hình cầu lục địa ( Land Bridge)
+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa: cùng với xu thế thương mại toàn cầu hóa. Ngày nay,
những dịch vụ người giao nhận thực hiên không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản
truyền thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dừng để kiểm tra hàng hóa, giao nhận
hàng hóa mà còn thực hiện các dich vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến
đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa, v. v
+ Dịch vụ kho bãi: có nhiều cách khác nhau để phân loại kho
Phân loại theo đối tượng phục vụ:
• Kho định hướng thị trường: đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên thị trường
mục tiêu
• Kho định hướng nguồn hàng: kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp ứng
yêu cầu của các nhà sản xuất
• Kho định hướng trung gian: kho đáp ứng của quá trình vận động hàng hóa,
thực hiện các chức năng chính: dự trữ, chuyển tải giữa các phương tiện vận
tải.
Về quản trị kho bãi bao gồm: thiết kế mạng lưới kho hàng ( số lượng, vị trí và quy

mô), tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho,tổ chức các nghiệp vụ kho, quản lý hệ
thống thông tin giấy tờ chứng từ, tổ chức quản lý lao động trong kho…giúp sản
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
12
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống
logistics.
+ Dịch vụ hải quan: trong xu thế toàn cầu hóa, các giao dịch xuyên biên giới ngày
càng tang. Hoạt động của dịch vụ hải quan là thực hiện các thủ tục hải quan như:
khai hải quan, xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra, nộp thuế, lệ phí và các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật ( nếu có).
- Phát triển các dịch vụ logistics trọn gói hay dịch vụ logistics 3PL: dịch vụ trọn gói
chính là dịch vụ logistics theo hướng 3PL là việc quản lý cả dòng chảy nguyên liệu,
hàng hóa lẫn thông tin giúp con người kiểm soát hiệu quả cả hoạt động logistics.
1.2: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
TRỊ
1.2.1: Tổng quan về tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là tỉnh ven biển, thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có
diện tích tự nhiên là 4.739,82 km
2
, bằng 1,3% diện tích cả nước. Phía Bắc Quảng Trị
giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển đông. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành
chính, bao gồm Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 8 huyện là: Vĩnh Linh, Gio
Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông và huyện đảo Cồn Cỏ.
Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, bao gồm cả đường
bộ, đường sắt và đường thủy. Tỉnh có đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc
– Nam, Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quốc lộ 9 nằm trên tuyến
Hành lang Kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu Quốc
tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng

Áng… Ngoài ra, giao thông hàng không cũng tương đối thuận lợi nhờ vào các sân bay
Phú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hà khoảng 80km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng
(khoảng 170km).
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
13
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
Những đặc điểm về vị trí địa lý - kinh tế là lợi thế rất lớn để tỉnh có thể mở rộng hợp
tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,
dịch vụ và du lịch.
1.2.2: Tính tất yếu của phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Trong nền kinh tế thị trường, logistics càng đóng vai trò quan trọng và là yếu tố
không thể thiếu trong sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là trong
việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực.
1.2.2.1: Vai trò của logistics
a. Tầm vĩ mô:
Logistics giúp tối ưu hóa quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực,
giúp các quốc gia phát triển bền vững.
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có
thể phát triển nhịp nhàng, đồng bọ một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp
nhàng.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó
các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị
được tăng thêm cho cả khách hàng lẫn ngươi sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của
mỗi người.
Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp tới khả năng hội nhập của nền kinh
tế. Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa
hai nước tỷ lệ thuận với tỉ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỉ lệ nghịch với
khoảng cách của hai nước đó”. Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế.
Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trương ngày
càng lớn. Điều này lý giải tại sao khoảng cách địa lý từ Thái Lan đến Mỹ xa hơn Việt

Nam nhưng khối lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan và Mỹ lớn hơn so
với Việt Nam. Do vậy, việc giảm chi phí logistics có ý nghĩa quan trọng trong chiến
lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
14
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên
trường quốc tế. Theo nghiên cứu của Limao và Venales (2001) cho thấy sự khác
biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng (đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải) chiếm 40%
trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp với biển và 60% đối với các
nước không tiếp giáp với biển. Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí logistics của
một quốc gia còn được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của
các tập đoàn đa quốc gia. Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ
thống cảng biển tốt sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế
giới. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là
một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng
xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics.
b. Ở tầm vi mô:
Logistics giúp giải quyết cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp một cách có hiệu
quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu
chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… logistics giúp giảm chi phí, tăng khả
năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có
được chiến lược và và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh
nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động logistics. Ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài
nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…
Ngày nay, để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc
gia, các công ty đủ mạnh đã và đang tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn
nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh
doanh…tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động chọn nguồn cung cấp
nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông
qua nhiều kênh phân phối khác nhau…; chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất,
quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất.
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
15
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
Logistics còn góp phần giảm phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ. Theo
các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản phí không nhỏ
trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty
logistics sẽ đứng ra ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận
tải để đưa hàng đến nơi gửi hàng cuối cùng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung
cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics được xem là
công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về khác biệt hóa và tập trung.
Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ tích cực cho hoạt động marketing, đặc biệt
marketing hỗn hợp (4P – Right product, Right Price, Proper Promotion, Right
place). Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi
cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn
khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn
và địa điểm quy định.
Doanh nghiệp là một hệ thống gồm nhiều thành tố thì kết quả kinh doanh của hệ
thống ấy không phải bằng tích hay tổng năng suất của các yếu tô – bộ phận thành
viên mà lại chỉ bằng chính năng suất yếu nhất của hệ thống. Nói một cách đơn giản,
cho dù anh marketing có dự báo và đưa ra chiến lược hoành tráng để tăng doanh số
hay lợi nhuận đến 100%, mà anh sale chỉ làm được 80%, rồi sản xuất chỉ có thể
tăng 50%, anh mua hàng chỉ có thể tăng 20% nguyên vật liệu đầu vào, còn anh
logistics chỉ có 5% năng lực đáp ứng thì cuối cùng doanh số chỉ bằng chính sản
lượng của anh yếu nhất chính là logistics trong ví dụ này mà thôi. Như vậy việc đầu
tư cho sale hay marketing hay các công đoạn có khả năng rất lớn thi lại lãng phí mà

nhiệm vụ trọng tâm sẽ là nâng cao năng lực của anh yếu nhất là Logistics để tăng
hiệu quả của hệ thống.
(“Từ Drucker đến hoạt động quản trị Doanh nghiệp Việt Nam; Nguồn VSCI số
7, 2&3/2010, tr.15)
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
16
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
1.2.2.2: Tính tất yếu của phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Rõ ràng, với các ưu điểm ở trên thì bất kỳ một doanh nghiệp nào, một địa
phương nào, một quốc gia nào cũng cần hiểu và áp dụng logistics để tối ưu hóa hoạt
động kinh doanh, nền kinh tế của địa phương, của quốc gia mình. Nhưng giữa việc
hiểu, biết và thực hiện được sẽ là một khoảng cách không hề nhỏ.
Xét trên góc độ địa bàn cấp tỉnh, dù vị trí của tỉnh bạn đang ở đâu trong quy mô
nền kinh tế của cả nước thì nếu tỉnh bạn biết tận dụng và phát triển dịch vụ logistics
một cách hợp lý và hiệu quả, hoàn toàn tỉnh bạn có thể bứt phá và đi đầu.
Với Quảng Trị, tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển logistics bởi về mặt địa
lý, Quảng Trị là đầu mối giao thông nằm ở trung điểm của đất nước, việc lưu thông
nguyên vật liệu, hàng hóa giữa các miền Bắc với miền Trung và miền Nam đều cần
qua Quảng Trị, thêm nữa Quảng Trị còn ở vị trí quan trọng – điểm đầu trên tuyến
đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông – Tây nối với Lào – Thái Lan
– Mianmar qua cửa khẩu Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung…Hành lang kinh
tế Đông Tây hứa hẹn là một đòn bẩy to lớn trong việc thúc đẩy giao thương giữa
Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianmar nói riêng và các quốc gia ASEAN nói chung,
khi hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên hành lang kinh tế Đông Tây phát
triển, nó sẽ kéo theo nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, nhu cầu về kho bãi. Với vị trí
là điểm đầu của EWEC, Quảng Trị hoàn toàn có triển vọng trở thành một trung tâm
phân phối hàng hóa của các quốc gia thuộc EWEC tới thị trường Việt Nam và
ngược lại. Một tương lai không xa, vào cuối năm 2015, Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á – ASEAN sẽ chính thức trở thành Cộng Đồng các nước ASEAN, như vậy
thì việc lưu thông hàng hóa sẽ vô cùng phát triển, và với lợi thế mà Quảng Trị đang

nắm giữ sẽ là một cơ hội vàng cho phát triển dịch vụ logistics. Không những thế,
Quảng Trị còn nối với các cảng biển lớn của miền Trung như cảng Vũng Áng, do
đó hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ vô cùng sôi động. Hàng hóa từ miền Nam ra
miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam đều qua Quảng Trị bởi tỉnh có quốc lội 1A
chạy qua, Quảng Trị hoàn toàn có thể nghĩ tới việc xây dựng các trung tâm
logistics, cung cấp đầy đủ các dịch vụ kho bãi, ăn uống nghỉ ngơi, cung cấp nhiện
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
17
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
liệu… cho các phương tiện vận tải chạy qua, riêng hoạt động đó thôi cũng đã đủ hấp
dẫn đối với Quảng Trị, đây cũng sẽ là một cơ hội vô cùng to lớn cho Quảng Trị
trong phát triển dịch vụ logistics. Hãy thử hình dung xem, Quảng Trị trong tương
lai, khi dịch vụ logistics phát triển, tỉnh sẽ trở thành một trung tâm phân phối và
luân chuyển với quy mô khu vực, hệ thống kho bãi rộng lớn khang trang, các thiết
bị điện tử, các phương tiện vận tải hiện đại có khả năng kết nối, kiên kết cao. Chắc
chắn, nếu viễn cảnh đó trở thành hiện thực thì bộ mặt kinh tế của Quảng Trị sẽ vô
cùng đổi khác. Bên cạnh đó, năm 2013 là năm tự do hóa hoàn toàn dịch vụ logistics
trong ASEAN, năm 2014 trong WTO, Quảng Trị cũng như cả nước có nhiều cơ hội
để tiếp cận với các thị trường logistics rộng lớn trong khu vực và trên thế giới với
các ưu đãi thương mại (như: giảm thuế quan và phi thuế, áp dụng các quy chế MNF,
NT,GSP ) cho sản phẩm và dịch vụ.Quảng Trị cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận với
các thành tự khoa học và công nghệ mới nhất, phương thức quản lý tiên tiến của
khu vực. Thêm nữa, Tỉnh còn có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá
phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông
chính nên rất thuận lợi cho khai thác. Bên cạnh hệ thống di tích chiến tranh cách mạng
với những địa danh nổi tiếng như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, đường mòn
Hồ Chí Minh, Khe Sanh, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn…, Quảng Trị còn có bờ biển
dài với những cảnh quan đẹp, còn nguyên sơ với những bãi tắm nổi tiếng như Cửa
Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Cồn Cỏ… Tiềm năng đó cho phép Quảng Trị
phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới. Việc phát

triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực du lịch cũng sẽ tạo một cú hích lớn lao cho kinh tế
tỉnh nhà. Đồng thời, hoạt động logistics ở nước ta và Quảng Trị nói riêng bước đầu
đã thu hút được sự quan tâm của các cấp quản lý ở Trung ương, địa phương và các
doanh nghiệp. Rõ ràng, Quảng Trị đã hội tụ đầy đủ các yếu tố Thiên thời, Địa lợi,
Nhân hòa thì việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh là một điều tất yếu,
một hướng đi vô cùng đúng đắn.
1.2.3: Hướng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị có lợi thế về mạng lưới giao thông đường thuỷ, bộ, hệ thống cảng
được hình thành dọc theo các sông, bên cạnh đó còn là địa bàn trung tâm vùng, giao
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
18
Đề án môn học GVHD: GS.TS. Đặng Đình Đào
thông đường bộ thuận lợi, là nơi giao lưu và trung chuyển hàng hoá với các địa
phương khác trong và ngoài nước. Mạng lưới cung ứng dịch vụ phụ trợ trên địa bàn
Quảng Trị sẽ chủ yếu được bố trí tại các khu vực trung tâm tỉnh là thành phố Đông
Hà, thị xã Quảng Trị và tại các điểm đầu mối của vùng sản xuất hàng hóa tập trung,
gắn liền với các loại hình thương mại lớn, hiện đại như kho bán buôn, trung tâm bán
buôn, trạm thu mua Trên cơ sở đó, định hướng phát triển dịch vụ phụ trợ theo
hướng sau:
- Phát triển đa dạng các dịch vụ phụ trợ liên quan đến quá trình phân phối hàng
hoá như: bảo quản, lưu kho hàng hoá; lắp ráp, sắp xếp và phân loại hàng hoá có
khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hoá khối lượng nhỏ; dịch vụ
giao hàng; dịch vụ bảo quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do những người bán
buôn thực hiện; các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh của người bán lẻ (chế
biến phục vụ cho bán hàng ); dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe.
- Hình thành các khu dịch vụ tổng hợp theo hướng chuyên nghiệp hoá đảm bảo cung
ứng dịch vụ đầy đủ và thuận lợi, chi phí thấp cho các nhà phân phối.
- Tổ chức các dịch vụ phụ trợ ở các khu thương mại bán buôn, chợ đầu mối bán
buôn, trung tâm kho - vận, các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp
- Khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ áp dụng các

phương thức, thiết bị, công nghệ tiên tiến.
- Thu hút các nguồn lực theo hướng xã hội hoá vào phát triển các dịch vụ phụ
trợ của ngành thương mại.
1.2.4: Nội dung phát triển dịch vu Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Những đặc điểm về vị trí địa lý - kinh tế là lợi thế rất lớn để tỉnh có thể mở rộng hợp
tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển các loại
hình dịch vụ đa dạng, dưới đây là một số các loại hình dịch vụ tiêu biểu trong phát triển
dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
1.2.4.1: Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa
Các dịch vụ giao nhận ngày một hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn vời các dịch vụ
SV: Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A
19

×