Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG KHAI THÁC
TỐT KÊNH HÌNH MÔN LỊCH SỬ 9
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những
phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn lịch sử, nó giúp cho học
sinh (HS) tái hiện những sự kiện, nhân vật trong quá khứ. Theo xu
hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để
học sinh học tập tích cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn
cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức
và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng
của giáo viên (GV). Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ
động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do
đó việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong
học tập bộ môn lịch sử là một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết
định đến sự thành công trong dạy - học của thầy và trò.
Từ quan điểm chỉ đạo trên nên việc biên soạn sách giáo khoa
lịch sử hiện nay đã tăng cường đưa nhiều kênh hình vào trong sách,
công ti thiết bị cũng đã in ấn phát hành nhiều kênh hình đến trường
học. Qua hệ thống Internet, GV và HS cũng được tiếp xúc với nhiều
kênh hình lịch sử. Thực tế trên đã mở ra một cơ hội thành công rất lớn
cho cả người dạy và học lịch sử. Từ đó dẫn đến yêu cầu phát triển kĩ
năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của người học là rất lớn, đòi hỏi
người thầy giáo phải có phương pháp phát triển kĩ năng tự khai thác
kênh hình trong học tập lịch sử cho HS.
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 1
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
Từ tầm quan trọng của việc khai thác kênh hình trong dạy học
lịch sử , với nổ lực nghiên cứu và với kinh nghiệm nhiều năm giảng
dạy bộ môn lịch sử, bản thân đã tìm ra những kinh nghiệm rèn luyện
cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch
sử. Qua kiểm nghiệm thực tế, đề tài đã thu được kết quả tốt, được
đồng nghiệp, BGH đánh giá cao. Từ cơ sở đó, bản thân xin được trình
bày đề tài: “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình
trong học tập bộ môn lịch sử 9” Nhằm góp phần kinh nghiệm nhỏ bé
của mình vào việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay.
Việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình
trong học tập bộ môn lịch sử là một đề tài rất rộng vì ở mỗi lớp học,
chương học, bài học đều có những yêu cầu khác nhau và áp dụng cho
nhiều đối tượng học sinh khác nhau.Với đề tài này ,bản thân xin được
trình bày nhằm áp dụng cho GV dạy bộ môn lịch sử và cho học sinh
đang học tập bộ môn lịch sử lớp 9, trên cơ sở nâng cao chất lượng
chung, đại trà về kiến thức phổ thông lịch sử.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định
số 41/200/QĐ -BGD&ĐT ngày 24/3/200 của Bộ giáo dục và Đào tạo
“ Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng
các yêu cầu nội dung và phương pháp được qui định trong chương
trình giáo dục” (Điều 102). Theo quy định trên, việc sử dụng thiết bị
giáo dục trong dạy học là điều hết sức cần thiết, phải tổ chức khai
thác đúng phương pháp, đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với bộ môn
lịch sử, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra
trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 2
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
Khác với bộ môn khác, lịch sử không thể trực tiếp quan sát và cũng
không thể khôi phục lại diễn biến của nó đã diễn ra. Nhưng lịch sử là
tồn tại khách quan không thể phán đoán “ Suy luận để biết lịch sử” .
Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của người giảng dạy lịch sử là cho học sinh
tiếp xúc những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, đó là
đồ dùng trực quan gồm những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác về
các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm tạo ra ở học sinh những biểu
tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian,
không gian nhất định về các sự kiện, hiện tượng cụ thể, qua đó hình
thành các biểu tượng lịch sử.
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Kênh hình được sử dụng trong dạy học lịch sử ở bậc THCS hiện
nay là rất đa dạng và phong phú. Tập tranh ảnh lịch sử thế giới và lịch
sử Việt Nam đã được phân bổ đầy đủ cho các trường. Qua hệ thống
Internet, GV có thể lấy đuợc nhiều kênh hình phục vụ cho việc giảng
dạy. Riêng SGK lịch sử 9 trong toàn bộ chuơng trình có 34 bài thì đã
có 92 kênh hình đuợc đưa vào, bình quân mỗi bài gần 3 kênh hình.
Thực tiễn trên đã đóng góp rất lớn đến việc thành công trong dạy học
lịch sử hiện nay. Cha ông ta từng dạy: “Trăm nghe không bằng một
thấy”. Nếu chúng ta giúp cho HS có được kĩ năng khai thác tốt kênh
hình thì hiệu quả học tập lịch sử của em sẽ đạt kết quả cao.
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, bên cạnh những thành công
trong việc tổ chức cho HS khai thác kênh hình, bản thân thấy việc
thực hiện ở thầy và trò còn có những tồn tại cần khắc phục như sau:
- Trong giảng dạy, đa số GV mới dừng lại ở việc sử dụng kênh
hình để minh họa về con người, công việc, nơi chốn. Còn việc tổ chức
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 3
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
các hoạt động nhận thức, rèn luyện các kĩ năng khai thác cho HS thì
giáo viên chưa quan tâm nhiều. Đôi khi do thời gian học hạn chế,
nhiều giáo viên còn bỏ qua ngay cả các tranh ảnh trong SGK. Vì vậy
chưa phát huy được vai trò tích cực của kênh hình vào dạy học bộ
môn.
- Kĩ năng tự khai thác kênh hình trong học tập lịch sử ở học sinh
còn rất yếu, bước vào lớp 9 mà nhiều em chưa xác định được vị trí
khu vực trên lược đồ, bản đồ , không biết dựa vào đâu để xác định chủ
đề của kênh hình, không biết cách đứng thuyết trình kênh hình trên
bảng, kĩ năng quan sát, nhận xét đều rất yếu.
- Thái độ làm việc của học sinh với kênh hình còn hết sức tiêu
cực, quan sát qua loa đại khái, không rèn luyện kĩ năng, nhiều em chỉ
thích xem trong kênh hình có gì đẹp, lạ hay không mà không chú ý
đến chủ đề, nội dung, ý nghĩa của kênh hình.
Qua nghiên cứu ,bản thân đã thực hiện các biện pháp sau để rèn
luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho HS.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
4.1. Trao đổi với đồng nghiệp cùng phối hợp thực hiện đúng
quy trình tổ chức khai thác kênh hình trong giảng dạy lịch sử.
Việc rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho học sinh là một
quá trình, nó phải được tiến hành một cách thường xuyên trong suốt
các tiết học, các lớp học ở bậc THCS theo một một hệ thống từ thấp
đến cao. Do đó, nó phải đuợc tiến hành đồng bộ ở tất cả các thầy cô
giáo cùng bộ môn trong trường. Những kĩ năng cơ bản nhất trong
khai thác kênh hình mà học sinh lớp 9 không thực hiện được là do
không có sự rèn luyện ở các lớp dưới. Thực tế trên sẽ là sự trở ngại
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 4
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
không nhỏ cho giáo viên phát triển những kĩ năng cao hơn trong khai
thác kênh hình cho học sinh. Để khắc phục, trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn tổ, bản thân đã mạnh dạnh trao đổi với đồng nghiệp và đi
đến thống nhất cùng thực hiện thường xuyên, đúng quy định các bước
tổ chức khai thác kênh hình mà tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu
kỳ III (2004 - 2007) đã hướng dẫn, cụ thể qua khai thác kênh hình,
GV cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, nhận xét
- Kĩ năng mô tả, tường thuật
- Kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá
Để rèn luyện được các kĩ năng đó, trong việc tổ chức khai thác
kênh hình, giáo viên tiến hành các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận hệ thống kênh hình.
Bước 2: Nêu mục đích làm việc với kênh hình
Bước 3: Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai
thác kiến thức từ kênh hình.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trả lời câu, hỏi trên cơ sở các em
tự phát hiện kiến thức mới.
Bước 5: Cho HS nhận xét, bổ sung và GV đi đến kết luận.
Nhờ cách trao đổi đi đến thống nhất trên nên hy vọng trong thời
gian đến đối với học sinh lớp 9 GV có thể bỏ qua được việc rèn luyện
cho học sinh những kĩ năng cơ bản bậc thấp để phát triển những kĩ
năng cơ bản ở bậc cao.
4.2. Củng cố cho học sinh những kĩ năng cơ bản, thiết yếu
trong khai thác kênh hình:
* Kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ :
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 5
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
Muốn HS khai thác được bản đồ, lược đồ thì việc đầu tiên là GV
phải
rèn luyện cho HS kĩ năng chỉ và đọc bản đồ, lược đồ. Nguyên tắc
chung của việc đọc bản đồ, lược đồ lịch sử là:
+ Đọc tên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Đọc tỉ lệ bản đồ.
+ Đọc bản chú giải và xác định những kí hiệu tương ứng trên lược
đồ, bản đồ.
* Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ:
- Cách đứng: đứng thuyết trình bên trái bản đồ, lược đồ, dùng tay
phải để chỉ xác định vị trí các khu vực địa lý hành chính: như Đông,
Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Bắc
- Cách chỉ: Đối với đối tượng phân bố theo điểm thì chỉ đúng trung
tâm kí hiệu, đối với kí hiệu dạng đường như đường sông thì chỉ từ
thượng nguồn về hạ lưu, đường tiến quân thì chỉ từ điểm xuất phát chỉ
tới ( chỉ từ gốc tới ngọn )
Để HS hình thành được những kĩ năng trên , bản thân đã tiến hành
các công việc sau:
- Bước 1: Hướng dẫn HS nắm được những yêu cầu trên .
- Bước 2: GV thực hiện mẫu trên lớp và luôn luôn tuân thủ đúng
những nguyên tắc trên khi thực hiện khai thác kênh hình trên lớp.
- Bước 3: Tổ chức cho HS thực hiện trên lớp. Công việc này được GV
tiến hành kiểm tra nhắc nhở thường xuyên trên lớp để hình thành, để
phát triển kĩ năng cho HS.
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 6
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
Kết quả , qua một thời gian hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra , đa
số HS đã thực hiện được kĩ năng cơ bản, thiết yếu trong khai thác
kênh hình.
4.3. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác bản đồ, lược đồ:
Muốn khai thác bản đồ, lược đồ, HS cần thực hiện tốt các công
việc sau:
1. Quan sát tổng quát, tìm chủ đề của bản đồ, lược đồ.
2. Đọc phần chú giải để xác định những ký hiệu nào phản ánh
trọng tâm của chủ đề.
3. Xác định mối quan hệ giữa các ký hiệu trọng tâm .
4. Thực hiện tốt mô tả, tường thuật .
Để học sinh thực hiện tốt các bước trên, trong quá trình giảng
dạy, giáo viên thường xuyên hướng dẫn và hình thành cho học sinh
các kĩ năng trên bằng các câu hỏi gợi ý. Để thúc đẩy sự quan sát sâu
của học sinh, bản thân đưa ra các câu hỏi: Lược đồ (bản đồ) này
mang chủ đề gì? Đọc phần chú giải hãy cho biết những ký hiệu nào
phản ánh trọng tâm chủ đề ? Xác định mối quan hệ giữa các ký hiệu
trọng tâm.? Qua tìm hiểu trên, em hãy mô tả (hoặc tường thuật) diễn
biến trên lược đồ?
Ví dụ: Khi dạy bài 25 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân pháp” (1946 - 1950) trong mục IV “ Chiến
dịch Việt Bắc thu đông năm 1947” thì học sinh cần phải khai thác
hình 45 “ Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947” học sinh cần
phải:
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 7
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
- Xác định chủ đề của hình 45: Diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu
- đông 1947.
- Những ký hiệu phản ánh trọng tâm của chủ đề: Quân pháp
nhảy dù, đường tiến công của địch, quân ta tiến công chặn đánh, quân
địch rút lui, tháo chạy.
- Xác định mối quan hệ giữa các ký hiệu trọng tâm: Tại Việt Bắc
quân Pháp đã cho quân chia làm 3 cánh tiến công lên Việt Bắc. Cả 3
cánh quân tiến công của thực dân Pháp đều bị ta tiến công , chặn đánh
và cuối cùng quân Pháp phải rút lui, tháo chạy.
- Từ những cơ sở trên, học sinh dễ dàng tường thuật được diễn
biến chiến dịch Việt Bắc Thu Đông và nhận biết được đây là chiến
thắng lớn, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp của nhân dân ta.
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 8
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
4.4. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh:
Việc rèn luyện kĩ năng khai thác tranh ảnh cho học sinh cần phải
được giáo viên thường xuyên hướng dẫn.
Cần phải gợi ý và đưa ra những câu hỏi giúp học sinh tập trung
suy nghĩ về hình ảnh đó theo những cách khác nhau. Để thúc đẩy sự
quan sát sâu của học sinh, bản thân đưa ra một một số gợi ý: hình
ảnh này mang chủ đề gì? Thu nhận, phân tích, đánh giá được những
thông tin gì từ hình ảnh đó? Em có so sánh và liên hệ gì với quá khứ?
Thông qua hình ảnh đó dự đoán gì trong tương lai? Bày tỏ thái độ gì
trước mỗi hình ảnh ? Miêu tả và nhận xét bằng ngôn ngữ riêng của
mình?
Cụ thể:
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 9
Hình ảnh này có
chủ đề là gì?
Tranh ảnh
Em có liên hệ so
sánh gì với quá khứ?
Dự đoán gì trong
tương lai?
Em thu nhận được
những thông tin gì
qua hình ảnh đó?
Em có cảm nhận và
bày tỏ gì?
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
Ví dụ: Khi dạy bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử
của cách mạng khoa học - kỹ thuật thì học sinh cần phải khai thác
hình 25 trang 50 và để khai thác hình ảnh này học sinh cần phải:
- Xác định chủ đề của hình 25: Một khu phố ở Nhật Bản đang khai
thác năng lượng xanh (điện mặt trời) để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
- Thu nhận các thông tin từ hình 25: Tất cả các mái nhà của một
khu phố ở Nhật Bản đều thiết lập hệ thống khai thác năng lượng xanh.
Để khai thác được nhiều nhất, các mái nhà được bố trí theo các hướng
khác nhau để có thể tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất.
- So sánh, liên hệ dự đoán tương lai: So với các nhà máy năng
lượng trước đây như nhiệt điện thì việc khai thác năng lượng xanh có
nhiều tiến bộ hơn: không cần khai thác nhiên liệu trong tự nhiên,
không gây ồn ào, không gây ô nhiễm môi trường dự đoán trong
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 10
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
tương lai con người sẽ có nhiều nguồn năng lượng mới để phục vụ
cho cuộc sống, khắc phục được những tồn tại của ngành năng lượng
cũ trước đây và chất lượng cuộc sống của con người sẽ tăng lên.
- Bày tỏ thái độ: Khâm phục sự sáng tạo to lớn của con người tin
tưởng hơn trong cuộc sống tương lai, yêu thích khoa học, say mê
nghiên cứu.
Như vậy, qua khai thác hình 25 trang 50 SGKLS 9, HS đã tiếp
nhận được phần cơ bản của nội dung bài học, qua đó giúp giáo viên
chuyển tải được lượng kiến thức cơ bản của bài học đến học sinh trên
cơ sở phát triển kĩ năng khai thác kênh hình của học sinh.
4.5. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh nhân vật
lịch sử:
Để giúp HS khai thác tốt tranh ảnh nhân vật lịch sử, từ đó tạo
được biểu tượng về nhân vật lịch sử, góp phần thực hiện tốt việc giáo
dục nhân cách , đạo đức cách mạng cho HS, bản thân thường xuyên
hướng dẫn và hình thành cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.
Để thúc đẩy sự quan sát sâu của HS, bản thân đã ra một số câu hỏi gợi
ý: Nhân vật này là ai? Ở đâu? Sống ở thời đại nào? Những nét đặc
trưng về lịch sử nhân vật? Những đóng góp của nhân vật cho lịch sử
dân tộc, lịch sử thế giới? Qua nhân vật này em rút ra được điều gì cho
bản thân?
Ví dụ: Khi dạy bài 6: “ Các nước châu Phi” thì HS phải khai
thác hình 13 trang 28 “ Nen – Xơn Man- đê- la”
và để khai thác hình ảnh này, HS cần phải:
- Xác định chủ đề của hình: Đây là ảnh ông
Nen - xơn Man - đê - la người nước Cộng hòa
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 11
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
Nam Phi trong thời kì đấu tranh chống chế
độ phân biệt chủng tộc vừa giành thắng lợi ở
Cộng hòa Nam Phi.
- Thu nhận các thông tin: Nen - xơn Man - đê - la là người dân da
đen sống ớ nước Cộng hòa Nam Phi- nơi có chế độ phân biệt chủng
tộc diễn ra tàn khốc nhất .Ông là lãnh tụ của tổ chức Đại hội dân tộc
Phi, tổ chức đấu tranh chống lại chế độ phân biệt chủng tộc. Ông là
tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi.
- Đóng góp của Nen - xơn Man - đê - la: Có công lớn trong đấu
tranh nhằm thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc, góp phần vào sự tiến
bộ của nhân loại. Có công đưa Cộng hòa Nam Phi phục hồi và phát
triển nhanh.
- Rút ra bài học: Khâm phục tinh thần đấu tranh dũng cảm , bền
bỉ của Nen Xơn Man- đê-la. HS cần nổ lực học hỏi và tích cực đấu
tranh chống lại những tiêu cực đế xây dựng xã hội tốt đep hơn.
Như vậy, qua khai thác hình 13 trang 28 SGKLS 9, HS đã tiếp
nhận được phần cơ bản của nội dung bài học, qua đó giúp giáo viên
chuyển tải được lượng kiến thức cơ bản của bài học đến học sinh trên
cơ sở phát triển kĩ năng khai thác kênh hình của học sinh, từ đó tạo
được biểu tượng về nhân vật lịch sử, góp phần thực hiện tốt việc giáo
dục nhân cách , đạo đức cách mạng cho HS .
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trong thời gian qua, khi đưa đề tài này vào áp dụng trong thực
tiễn giảng dạy, chúng tôi rất vui mừng khi nhận thấy học sinh hào
hứng hơn, tích cực hơn trong học tập bộ môn lịch sử. Nhiều học sinh
trước đây còn rụt rè e ngại lúng túng không biết được những kiến thức
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 12
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
cơ bản trong khai thác kênh hình thì giờ đây các em biết tự quan sát
nhận xét đánh giá được, chất lượng học tập bộ môn lịch sử của học
sinh ngày càng tăng lên.
Sau đây là những kết quả đạt được khi chúng tôi áp dụng SKKN
này trong giảng dạy. Chúng tôi xin trích một bảng thống kê để chúng
ta tiện theo dõi:
TT Lớp SLHSKS Nội dung khảo sát Chưa áp
dụng
đối HS
Đã áp
dụng
đối HS
1 9A 37 Đọc và chỉ Lược đồ. 7 30
2 9B 34
Khai thác một Lược
đồ để tường thuật lại
diễn biến lịch sử.
4 30
3 9C 35
Khai thác một tranh
ảnh lịch sử để mô tả
lại diễn biến lịch sử,
nhân vật lịch sử.
10 25
Áp dụng SKKN này, để giúp học sinh khai thác tốt kênh hình
trong học tập bộ môn lịch sử 9, bản thân rút ra được những kinh
nghiệm sau:
1. Phải phối hợp với đồng nghiệp để tạo ra sự thống nhất cao
trong việc tổ chức cho học sinh khai thác tốt kênh hình trong học tập
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 13
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
bộ môn lịch sử về lý luận, phương pháp tiến hành, rèn luyện kĩ năng
từ thấp đến cao.
2. Việc rèn luyện kĩ năng này phải được giáo viên tiến hành
thường xuyên trên lớp và phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà của cả giáo
viên và học sinh. Cần chú trọng tăng cường hơn nữa trong việc rèn
luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho HS thông qua các bài tập về
nhà và phần dặn dò chuẩn bị cho bài mới.
3. Câu hỏi để phát triển kĩ năng cho học sinh phải đi theo trình
tự: Phát hiện, nhận biết nhận xét, so sánh, đánh giá rút ra bài
học, theo đúng phương châm: “Từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
6. KẾT LUẬN
“ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong
học tập bộ môn lịch sử 9” là một đề tài nhằm giúp HS lớp 9 khắc
phục được những tồn tại trong việc khai thác kênh hình, từ đó giúp
các em phát triển kĩ năng tự khai thác tốt kênh hình trong học tập lịch
sử, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử nói chung và
môn lịch sử 9 nói riêng. Trong đề tài, bản thân đã sử dụng các biện
pháp sau:
6.1. Trao đổi với đồng nghiệp cùng phối hợp thực hiện đúng qui
trình tổ chức khai thác kênh hình trong giảng dạy lịch sử.
6.2. Củng cố cho học sinh những kĩ năng cơ bản thiết yếu trong
khai thác kênh hình.
6.3. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác bản đồ, lược đồ.
6.4. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh.
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 14
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
6.5. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh nhân vật lịch
sử.
Những biện pháp trên đã củng cố được kĩ năng trước đây mà HS đã
được cung cấp ở các lớp 6, 7, 8, đồng thời phát triển được nhiều kĩ
năng trong khai thác kênh hình lịch sử cho HS lớp 9, góp phần nâng
cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử 9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn
lịch sử
( Nhà xuất bản giáo dục)
2. Sách giáo khoa lịch sử 9 ( Nhà xuất bản giáo dục)
3. Sách GV lịch sử 9 ( Nhà xuất bản giáo dục)
4. Tạp chí giáo dục số 183 ( kì 1 - 2/ 2008 )
5. Bản đồ giáo khoa ( Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội )
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 15
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
10.MỤC LỤC TRANG
1.TÊN ĐỀ TÀI.
1
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 16
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
2
4. CƠ SỞ THỰC TIỂN
2
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3
5.1. Trao đổi với đồng nghiệp cùng phối hợp thực hiện
3
đúng qui trình tổ chức khai thác kênh hình trong giảng
dạy lịch sử.
5.2. Củng cố cho học sinh những kĩ năng cơ bản thiết
4
yếu trong khai thác kênh hình.
5.3. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác bản đồ, lược đồ.
5
5.4. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh.
7
5.5. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh nhân
9
vật lịch sử:
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
10
7. KẾT LUẬN.
11
8. ĐỀ NGHỊ.
12
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 17
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
9.TÀI LIỆU THAM KHẢO.
13
10. MỤC LỤC.
14
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 18