Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại trung tâm thẻ ngân hàng Techcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.7 KB, 64 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007 đánh dấu một sự thành công vượt bậc của nền kinh tế Việt nam
bằng việc đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
WTO. Hòa chung trong xu thế hội nhập với nhiều cơ hội và thách thức nền kinh
tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã ghi nhận những vai trò hết sức quan
trọng của toàn ngành ngân hàng trong việc phát triển kinh tế và đặc biệt quan
trọng hơn khi đã thay đổi được thị trường vốn được coi là tiền mặt như Việt
Nam hiện nay.
Nhận thức được những vai trò quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh thẻ
tại ngân hàng là một thế mạnh và nguồn thu không nhỏ trong tổng nguồn thu của
ngân hàng mình, vì vậy trong những năm vừa qua mặc dù gia nhập thị trường thẻ
tương đối muộn song với chiến lược sự cố gắng hợp tác với các tổ chức tài chính
nước ngoài để phát hành hoặc làm đại lí thanh toán thẻ tín dụng quốc tế như Visa,
Master, Amex, cho đến nay thị trường thẻ của Việt Nam đã trở nên sôi động và có
những bức đột phá quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy
trình quản lí nghiệp vụ trong lĩnh vực thanh toán thẻ.
Là một ngân hàng ra đời trong trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang
nền kinh tế thị trường đầy năng động thêm vào đó là những cơ hội được học hỏi
những kinh nghiệm mà các ngân hàng đi trước, tận dụng dược những lợi thế đó
ngân hàng Techcombank từ khi ra đời đã không ngừng cải tiến nâng cao công
nghệ lấy mũi nhọn hoạt động là phát hành và kinh doanh thẻ một nguồn thu
không nhỏ trong toàn bộ nguồn thu của ngân hàng.Với thương hiệu thẻ
Techcombank F@stAccess đã mang lại thành công rất lớn trong kinh doanh thẻ
của ngân hàng.Tuy vậy, cũng còn rất nhiều khó khăn và thách thức trong quá
trình cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường hiện nay.
Nhằm góp phần phát triển hơn nữa nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ
đồng thời làm tăng uy tín, tạo được lòng tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ
thẻ, đặc biệt nâng cao sức cạnh tranh của Techcombank trong thời gian tới, nhận
thức được tính cấp thiết của vấn đề, sau thời gian thực tập ở Techcombank, tìm
hiểu thực tế quá trình kinh doanh thẻ tại ngân hàng em đã lựa chọn đề tài: “Giải


pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại trung tâm thẻ ngân hàng
Techcombank”
1. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát những lí luận cơ bản liên quan đến thẻ và kinh doanh thẻ tại
Việt Nam.
- Nêu ra thực trạng kinh doanh thẻ tại trung tâm thẻ ngân hàng
Techcombank, những nguyên nhân, hạn chế và sự phát triển của hoạt động kinh
doanh thẻ tại trung tâm.
- Đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
thẻ tại Ngân hàng Techcombank.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng Techcombank, các ngân
hàng thương mại trong nước và một số các ngân hàng nước ngoài.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng, kết hợp vơi phương pháp
thống kê, phân tích tổng hợp so sánh số liệu.
4. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của báo cáo thực tập được chia làm
ba chương:
Chương I: Tổng quan về thẻ và nghiệp vụ kinh doanh thẻ
Chương II: Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ
tại Ngân hàng Techcombank
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH THẺ
1.1 Khái niệm và đặc điểm cấu tạo của thẻ
1.1.1 Khái niệm
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các hình thức
giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các ngành nghề, giữa các quốc gia trên thế giới

ngày càng đa dạng, phức tạp và trên một quy mô lớn từ đó các hình thức tiền tệ
của các ngân hàng cũng phát triển đa dạng để phục vụ cho nhu cầu thanh toán,
cất trữ trong xã hội hiện nay. Cũng trong giai đoạn này cả thế giới cũng đón
nhận những thành tựu rất quan trọng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ
thông tin. Đăc biệt là sự ra đời của tin học đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân
hàng và các tổ chức tín dụng trong việc đưa ra và hoàn thiện các phương thức
thanh toán của mình. Trong đó phải kể đến sự ra đời và phát triển của thẻ ngân
hàng được nói đến như một công cụ thanh toán hiện đại thông dụng trong thời
đại ngày nay.
Năm 1949 một doanh nhân người Mỹ tên là Frank Mc Namara đã sáng chế
ra chiếc thẻ đầu tiên mang tên Dinners Club khởi đầu cho một loại các thẻ ra đời
sau này như Amex (American Express) ra đời năm 1958, Bank American
Sau này là thẻ Visa phát hành năm 1960, JCB xuất hiện ở Nhật năm 1961,
Master Card ra đời năm 1966 với tên Master Charge do hội ngân hàng ICA phát
hành thông qua các thành viên trên thế giới.
Mặc dù ra đời đã khá lâu nhưng vì với chức năng và công dụng của từng
loại thẻ của từng ngân hàng là khác nhau nên chưa có một định nghĩa chung
nhất cho thẻ của ngân hàng. Về tổng quát có thể hiểu như sau: “Thẻ ngân hàng
là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành, thẻ cấp
cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt
tại các máy rút tiền tự động hay các ngân hàng đại lí trong phạm vi số dư tài
khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được kí kết giữa ngân hàng phát hành thẻ
3
và chủ thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ
sở chấp nhận thẻ.”
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ
Để thống nhất và đồng bộ về việc thanh toán hiện nay theo quy chuẩn quốc
tế thẻ được làm bằng nhựa cứng (plastic) có hình chữ nhật với kích thước 54mm
x 84 mm dày 1mm, có 4 góc tròn, thẻ có 3 lớp màu sắc có thể thay đổi khác
nhau tuỳ theo ngân hàng phát hành theo quy định thống nhất của mỗi tổ chức

thẻ. Trên 2 mặt của thẻ có những dấu hiệu khác nhau cụ thể như sau:
Mặt trước của thẻ:
Thương hiệu của tổ chức phát hành thẻ, đồng thời thể hiện các loại thẻ như:
Visa, Master, Amex, Jbc, Diners Club…
Biểu tượng của thẻ:
• Đối với thẻ Visa có hình chim bồ câu đang bay in chìm ở góc bên phải
thẻ, dưới là phù hiệu Visa gồm 3 đường kẻ ngang màu xanh tím, màu trắng và
màu nâu, chữ Visa màu vàng chạy ngang đường kẻ trắng.
• Đối với thẻ Master: biểu tượng gồm 2 phần
Hologram (chi tiết nhận dạng): là ảnh nổi ba chiều có in hình quả địa cầu giao
nhau với các lục địa, phần nổi lazer này có thể thấy được khi nghiêng thẻ.
Phù hiệu Master Card nằm trên 2 đường tròn đỏ và vàng giao nhau
• Đối với thẻ Amex: có biểu tượng người lính La Mã đội mũ sắt.
• Đối với thẻ JBC: có biểu tượng chữ JBC được lồng trong 3 đường gạch
song song liền nhau với màu sắc khác nhau.
Số thẻ:
Mỗi một khách hàng đến đăng kí mở thẻ tại ngân hàng đều được có một số
riêng dập nổi trên bề mặt của thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ mà có chữ số khác nhau
và cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
Đối với thẻ Visa thường có 2 loại 16 số và 13 số, bắt đầu bằng số 4.
Đối với thẻ Master Card gồm 16 số, bắt đầu bằng số 5.
Đối với thẻ Amex gồm 15 số bắt đầu bằng số 37 hay 34.
Đối với thẻ JCB có 16 số chia làm 4 nhóm bắt đầu bằng số 35.
4
Họ và tên của chủ thẻ được in bằng chữ nổi, hàng dưới cùng thường viết
theo lối Anh Mỹ không dấu.
Một số các đặc điểm khác như: Hiệu lực thẻ có in ngày kí hiệu loại thẻ, số
CIA của ngân hàng phát hành.
Mặt sau của thẻ:
Dải từ tính: dải màu đen chạy dọc theo cạnh dài phía trên mặt sau thẻ.

Đằng sau của thẻ chứa các thông tin sau: Mã Pin (mã số bí mật), số thẻ, ngày
hiệu lực, hạn mức tín dụng. Riêng thẻ thông minh có một con chip (vi mạch) lưu
trữ thông tin về người cầm thẻ và tài khoản của chủ thẻ. Chúng lưu giữ được gần
200 giao dịch được thực hiện gần nhất.
Băng chữ kí:
Trên băng giấy này là chữ kí của chủ thẻ. Khi lập hoá đơn thanh toán cơ sở
chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ kí trên hoá đơn với chữ kí điện tử để so sánh.
Băng chữ này được làm bằng chất liệu đặc biệt để chống tấy xoá sửa đổi
trên bề mặt của thẻ và được ép chặt trên nền thẻ.
Các chi tiết khác: như số điện thoại của tổng đài chăm sóc khách hàng giải
quyết những thắc mắc trong việc sử dụng thẻ của khách hàng.
1.1.3 Phân loại thẻ
* Theo chủ thẻ phát hành:
Thẻ do ngân hàng phát hành: thẻ được ngân hàng phát hành cho khách
hàng để sử dụng tài khoản của mình hoặc tài khoản do ngân hàng cấp để thanh
toán hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Thẻ được các tổ chức phi ngân
hàng phát hành với quy trình và phạm vi thanh toán tương tự như thẻ do ngân
hàng phát hành như Amex, JCB.
* Theo hạn mức tín dụng:
Thẻ vàng (Gold Card): là loại thẻ phát hành cho những khách hàng có nhu
cầu thanh toán những khoản tiền lớn thường là cho các thương nhân. Loại thẻ
này có đặc điểm khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng từng quốc gia để quy đinh
hạn mức rút và gửi tiền.
5
Thẻ thường (Standard Card): đây là loại thẻ căn bản nhất là loại thẻ mang
tính chất thông dụng nhất hiện nay. Theo thống kê có tới 160 triệu người trên
thế giới sử dụng mồi ngày. Hạn mức tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng quy định
thường thì 1000 USD.
* Theo công nghệ làm thẻ:

Thẻ khắc chữ nổi: Thẻ được làm trên kĩ thuật khắc chữ nổi, các thông tin
cần thiết đều được khắc nổi trên thẻ do đó có rất ít lượng thông tin và dễ bị làm
giả, nên hiện nay những loại thẻ như vậy đều ít được sử dụng.
Thẻ băng từ: Thẻ có băng từ lưu trữ thông tin, chỉ mang những thông tin cố
định thông tin chưa được mã hoá do vậy kém an toàn và dễ bị làm giả. Đặc biệt
lưu trữ được rất ít lượng thông tin.
Thẻ thông minh: Thẻ có gắn chip điện tử để lưu giữ thông tin có thể lưu giữ
tối đa lên tới 200 giao dịch gần nhất, và có độ an toàn cao, khó có thể làm giả do
được mã hoá.
* Theo phạm vi sử dụng:
Thẻ quốc tế: Thẻ do ngân hàng trong nước phát hành nhưng dùng để thanh
toán trong và ngoài lãnh thổ nước đó hoặc được phát hành ở nước ngoài nhưng
được sử dụng thanh toán ở trong nước. VD: Thẻ ANZ Card,HSBC,…
Thẻ quốc tế được thanh toán bằng đồng ngoại tệ mạnh.
Thẻ nội địa: Thẻ do ngân hàng trong nước phát hành và được sử dụng
phạm vi trong nước thanh toán bằng đồng nội tệ.
* Theo tính chất thanh toán:
Thẻ tín dụng (Credit Card): còn gọi là thẻ ghi nợ hoãn hiệu hay chậm trả
trong đó chủ thẻ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, rút tiền
mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp
đồng.
Thẻ ghi nợ (Debit Card): Thẻ này có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi của chủ thẻ phát hành. Loại thẻ này khi đi mua hàng hoá dịch vụ
đều được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và đồng thời ghi có
ngay vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ. Thẻ ghi nợ có hai loại thẻ đó là thẻ
6
online và thẻ offline.
Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là loại thẻ dùng để rút tiền mặt tại các cột rút
tiền tự động ATM hoặc ngân hàng.Với chức năng chuyên biệt là rút tiền, số tiền
rút ra mỗi lần sẽ trừ ngay vào trong tài khoản của chủ thẻ.

* Theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán:
Thẻ cá nhân: Là thẻ phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ
điều kiện để mở thẻ tại ngân hàng. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các
khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình hoặc có thể phát hành
thêm thẻ phụ.
Thẻ của cá nhân do công ty uỷ quyền sử dụng: Thẻ phát hành cho cá nhân
tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng
thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn tiền
của tổ chức công ty đó.
1.1.4 Tiện ích của thẻ
Mặc dù ra đời sau các phương tiện thanh toán khác nhưng thẻ ngân hàng
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế nhờ vào
những tính năng ưu việt của nó:
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế xã hội
Nhờ những thành tựu vượt trội của ngành công nghệ thông tin trong những
năm gần đây, công dụng của thẻ thanh toán ngày càng phát triển và mở rộng.
Thẻ ngày càng thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội điều
này được thể hiện trong các mặt sau:
* Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông:
Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là
giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Ở những nước phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các phương tiện thanh
toán.Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm
đáng kể.
* Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế:
Hầu hết mọi giao dịch trong phạm vi nội địa hoặc quốc tế đều thanh toán
7
trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so
với các giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệm thu,
uỷ nhiệm chi… Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ

mọi thông tin đều được xử lí qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện nhanh
chóng.
* Thực hiện chính sách quản lí vĩ mô của nhà nước:
Trong thanh toán thẻ các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của của
ngân hàng. Nhờ đó mà các ngân hàng dễ dàng kiểm soát đựoc mọi giao dịch, tạo
nền tảng cho công tác quản lí thuế của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối
quốc gia. Trên thực tế hiện nay mọi chế độ chính sách liên quan đến thẻ đều dựa
trên chính sách quản lí ngoại hối của nhà nước.
* Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu
tư nước ngoài:
Thanh toán bằng thẻ giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một
phương tiện thanh toán văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường
văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch và các nhà
đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
1.1.4.2 Đối với người sử dụng thẻ
* Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn:
Sử dụng thẻ thanh toán đơn giản và tiện dụng.Chủ thẻ không cần lên kế
hoạch chi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền trước cho ngân hàng. Sử dụng
thẻ chủ thẻ được chi tiêu trước trả tiền sau. Tài khoản của thẻ chi bị ghi nợ khi
nào chủ thẻ thực sự chi tiêu thanh toán bằng thẻ. Thêm vào đó khi thanh toán
bằng thẻ cũng thường có lợi hơn khi thanh toán bằng tiền mặt hay séc du lịch.
Như vậy, không những giúp được sử dụng thẻ tiết kiệm được tiền thẻ còn giúp
họ tiết kiệm được thời gian làm thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt, hạn chế
được rủi ro.
* Sự linh hoạt và tiện dụng trong thanh toán thẻ ở trong và ngoài nước:
Tiện ích nổi bật của người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn
hẳn các phương tiện thanh toán khác thể hiện rất rõ khi chủ thẻ đi công tác hay
8
du lịch ở nước ngoài.Thanh toán như Visa, MasterCard và trong phạm vi nhỏ
hơn là Amex và Diners được chấp nhận trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là,

khi dự định ra nước ngoài thay vì phải chuẩn bị một lượng ngoại tệ hay séc du
lịch, chủ thẻ có thể mang thao thẻ thanh toán để thanht oán cho mọi chi tiêu của
mình.
* Khoản tín dụng tự động tức thời:
Khả năng mua hàng không bị gò bó chính là tiện ích rất lớn của thẻ thanh
toán. Dù việc mua bán có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng
là một nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin
vay. Do tâm lí e ngại đến làm thủ tục vay vốn của ngân hàng khi có nhu cầu tiêu
dùng cho bản thân. Hơn thế nữa, chủ thẻ chỉ phải thanh toán một phần nhỏ (hiện
theo quy định là 20%) khi đến hạn thanh toán (thường là một tháng) còn lại chủ
thẻ có thể trả sau và chịu lãi suất tín dụng tiêu dùng hiện hành.
* Bảo vệ người tiêu dùng:
Nếu hàng đã mua không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủ thẻ có quyền yêu
cầu ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể bồi thường. Một số các
ngân hàng còn có chế độ bảo hiểm kèm theo: có hàng hoá thay thế hàng bị mất
cắp, hư hỏng hay thất lạc. Hơn nữa một số ngân hàng cũng có chính sách cho
chủ thẻ khi sử dụng các dịch vụ về sức khoẻ ,các trung tâm mua sắm, vui chơi
giải trí khi thanh toán bằng thẻ các chủ thẻ được giảm tiền hoặc tích điểm để
được chiết khấu mua sắm cho những đợt sau.
* Rút tiền mặt:
Chủ thẻ có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng và ở bất cứ nơi đâu, bất
cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động (ATM) và sử dụng
một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem
số dư trong tài khoản.
* Kiểm soát được chi tiêu:
Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến cho chủ thẻ hoàn toàn có thể
kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được phí và
lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch.
9
1.1.4.3 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ

* Đảm bảo chi trả:
Đối với người bán lẻ, thẻ thanh toán thuận lợi hơn so với séc. Trong trường
hợp khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lớn hơn
mức đảm bảo của tờ séc thì cửa hàng đó đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Hoặc
là chấp nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo và chịu
rủi ro nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc sẽ không bán được hàng,
doanh số bán hàng sẽ giảm. Với thẻ thanh toán, cơ sở chấp nhận thẻ có thể yên
tâm là đã ghi có vào trong tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệ
thống máy móc điện tử đến ngân hàng thanh toán.
* Nhanh chóng thu hồi vốn:
Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp
hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có
ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục địch quay vòng vốn hoặc các
mục đích khác. Nhanh chóng luân chuyển vốn cũng là điểm thuận lợi hơn so với
séc, séc thường phải mất một khoảng thời gian nhất định mới được thanh toán.
* An toàn đảm bảo:
Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào trong tài khoản của CSCNT, nhưng dù
có chưa thanh toán ngay thì thẻ thanh toán cũng ít bị mất cắp hơn là séc hay tiền
mặt. Hơn thế nữa thẻ thanh toán có mã số bí mật riêng với mỗi chủ thẻ nên ngay
cả việc bị mất thẻ cũng khó có thể rút tiền được trong tài khoản của chủ thẻ. Khi
phát hiện bị mất thẻ chủ thẻ có thể báo cho ngân hàng phát hành thẻ khoá tài
khoản của chủ thẻ lại.
* Nhanh chóng giao dịch với khách hàng:
Khi giao dịch bằng tiền mặt, việc đếm tiền ghi chép sổ sách rất phức tạp.
Còn giao dịch thẻ với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng
EFTPOS (electronic funds transfer at point of sale) được sử dụng ngày càng
nhiều thì đơn giản, người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này mọi
thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện.
* Giảm được chi phí bán hàng:
10

Thanh toán bằng thẻ thanh toán giúp CSCNT giảm đáng kể thời gian và chi
phí cho việc bảo quản tiền, quản lí tài chính nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán
hàng.
Tuy nhiên CSCNT và ngân hàng cũng có điểm ràng buộc đó là khoản chi
phí mà CSCNT phải trả cho ngân hàng. Dù các thiết bị máy móc thanh toán thẻ
được các ngân hàng bảo quản và cung cấp miễn phí nhưng tuỳ theo quy định của
ngân hàng mà các CSCNT vẫn phải chịu một khoản phí nhất định trên giá trị
giao dịch: 1.6% giá trị giao dịch đối với các thẻ phát hành ở UK, 3 – 4% đối với
thẻ Amex (tại bất cứ nước nào)
1.1.4.4 Đối với ngân hàng
Ngân hàng là đơn vị phát hành thẻ cho các khách hàng, hơn ai hết chính
ngân hàng sẽ tạo ra giá trị cho chính bản thân mình nó được thể hiện qua các
mặt sau:
* Tăng lợi nhuận:
Lợi ích lớn nhất mà ngân hàng có được từ việc phát hành thẻ chính là yếu
tố lợi nhuận. Các khoản thu nhập mà ngân hàng có được từ các khoản thu: từ phí
sử dụng thẻ (phí thường niên) ở các ngân hàng Việt Nam phí thường niên để duy
trì tài khoản thẻ là 50.000 VND/năm, lãi suất được hưởng từ việc khách hàng
kéo dài thời gian giao dịch, phí từ các CSCNT.
Cũng có thể kể đến sự có được chính là sự gắn kết giữa ngân hàng và các
chủ thẻ. Một khi khách hàng đã có tài khoản thẻ trong ngân hàng thì hiếm khi họ
muốn chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác. Biết được tâm lí này
ngân hàng có thể tăng lãi suất với các khoản tín dụng thanh toán thẻ để tăng lợi
nhuận cho ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt.
Ngoài ra kinh doanh thẻ còn tạo ra sự hỗ trợ chéo rất có hiệu quả cho ngân
hàng. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp đựoc những
hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng
lai (thường lãi suất thấp).
* Dịch vụ toàn cầu:
Một ngân hàng có thể coi là nhỏ trên thế giới cũng có thể cung cấp cho

khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất kì đối thủ
11
nào nếu là một thành viên của Visa hay MasterCard. Ví dụ: mỗi ngày HSBC
(ngân hàng của Hồng Kông) phải thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng trên
toàn thế giới. Nhờ mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế ngân hàng chỉ cần
thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền
cho các khoản tiền này, việc phân bổ tới các ngân hàng khác có liên quan sẽ do
Visa thực hiện. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là một trong
những lợi ích cũng khá quan trọng trong việc mở rộng thương hiệu và nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngân hàng mình.
* Hiệu quả trong thanh toán:
Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ, ngân hàng sẽ
giảm được các giao dịch liên quan tới séc và tiền mặt ít hơn. Điều này giúp ngân
hàng giảm tiện trong việc giao dịch, chính xác nhanh chóng, những thông tin
thường nhật được các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới công nghệ hiện
đại làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được
nhanh hơn, đơn giản hơn…hoạt động của ngân hàng nhờ đó mà hiệu quả hơn.
* Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng:
Thẻ thanh toán ra đời làm gia tăng những dịch vụ của ngân hàng dần tiện
ích đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Không chỉ có vậy mà ở
các nước phát triển và đang phát triển, phát hành thẻ thanh toán sẽ giúp ngân
hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ song song như: đầu tư và bảo
hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về các sản phẩm này sẽ được ngân hàng
thông báo tận tay khách hàng trong bản sao kê cuối tháng. Theo như thống kê,
tại ngân hàng Fleming/Save&Prosper có tới 30% chủ thẻ đã mua dịch vụ này.
* Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:
Đưa thêm loại hình thanh toán hiện đại đòi hỏi ngân hàng không ngừng cải
tiến và nâng cao công nghệ để phù hợp với các dịch vụ hiện đại mà thẻ mang lại.
Đồng thời cũng đảm bảo thanh toán an toàn nhanh chóng, uy tín và sự hiệu quả
đối với khách hàng.

* Tăng số vốn cho ngân hàng:
Ngày nay khi mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ và các máy ATM càng
nhiều đã tạo điều kiện cho người dân sử dụng thẻ của ngân hàng nhiều hơn đồng
nghĩa với việc lượng tiền trong trong tài khoản của ngân hàng sẽ gia tăng cũng
12
có thể coi là một nguồn sinh lời của ngân hàng.
1.2 Nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Hoạt động chính của dịch vụ thẻ ngân hàng
1.2.1.1 Hoạt động phát hành
Hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng phải dựa trên những cơ sở pháp lí
của nhà nước sở tại, đồng thời phải tuân thủ theo những quy ước chung của tổ
chức thẻ quốc tế. Bên cạnh đó những quy tắc mà ban giám đốc ngân hàng đưa ra
cũng đóng vai trò quan trọng.
Hoạt động phát hành của ngân hàng bao gồm quản lí và triển khai toàn bộ
quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Cả ba quá trình này
đều rất quan trọng và không được coi nhẹ. Mỗi một phần đều liên quan chặt chẽ
đến việc phục vụ khách hàng và quản lý rủi ro cho ngân hàng. Các tổ chức tài
chính, ngân hàng phát hành thẻ phải xây dựng các quy định về việc sử dụng thẻ
và thu nợ: Số tiền thanh toán tối thiểu, ngày sao kê, ngày đến hạn, các loại phí
và lãi, hạn mức tín dụng tối đa và các chính sách ưu đãi.
Việc phát hành thẻ ở các ngân hàng có rất nhiều hình thức khác nhau
nhưng nhìn chung đều có 2 loại là phát hành thẻ mới và phát hành thẻ lại. Cả 2
loại này đều thực hiện theo quy trình sau:
Sơ đồ 1: Quy trình phát hành thẻ
Về cơ bản hoạt động phát hành thẻ tiến hành theo quy trình:
Chủ thẻ Chi nhánh
phát hành
Trung tâm thẻ
13
 Tổ chức các hoạt động tiếp thị để đưa sản phẩm vào thị trường, tiếp cận

với khách hàng mục tiêu.
 Thẩm định khách hàng phát hành thẻ.
 Sau khi kiểm tra các dữ liệu nhận được trung tâm sẽ tiến hành mã hóa
các thông tin cần thiết, xác định mã số cá nhân của chủ thẻ, rồi gửi đến chi
nhánh phát hành.
 Quản lý thông tin khách hàng
 Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng
 Quản lý tình hình thu nợ của khách hàng
 Cung cấp dịch vụ khách hàng.
Triển khai các hoạt động phát hành thẻ ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ
từ chủ thẻ, các ngân hàng còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng
thanh toán thẻ chia sẻ từ phí thẻ thanh toán thông qua các tổ chức tiền tệ quốc tế.
Đây là phần lợi nhuận cơ bản của tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ.
Trên cơ sở nguồn thu này các tổ chức phát hành thẻ có chế độ miễn lãi và ưu đãi
khác cho khách hàng để mở rộng khách hàng sử dụng thẻ để gia tăng doanh số.
1.2.1.2 Hoạt động thanh toán
Nghiệp vụ thanh toán thẻ bắt đầu được thực hiện khi chủ thẻ tiến hành mua
bán, giao dịch tại các cơ sở chấp nhận thẻ, máy rút tiền tự động ATM và ngân hàng
đại lý. Khác với việc phát hành thẻ chỉ do ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh
toán thẻ có sự tham gia hầu hết các thành viên trên thị trường thẻ.
Chủ thẻ dùng thẻ của mình để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút
tiền mặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý.
Các cơ sở chấp nhận thẻ hoặc các ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ thanh
toán của khách hàng đều phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ về: thời hạn hiệu lực,
các yếu tố in nổi trên bề mặt thẻ, logo, biểu tượng của thẻ quốc tế, chữ ký của
chủ thẻ, nếu các thông số trên thẻ hợp lệ cơ sở chấp nhận thẻ sẽ cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho khách hàng sau khi thực hiện các giao dịch trên thẻ của chủ
thẻ, ngân hàng đại lý và cơ sở chấp nhận thẻ sẽ gửi hóa đơn thẻ cho ngân hàng
thanh toán.
14

Ngân hàng thanh toán sẽ tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ và
truyền dữ liệu về tổ chức thẻ quốc tế (trong trường hợp thẻ quốc tế) Quy trình
thực hiện các bước sau
 Tổ chức thẻ quốc tế ghi Có cho ngân hàng thanh toán
 Tổ chức thẻ quốc tế có trách nhiệm báo Nợ cho ngân hàng phát hành
 Ngân hàng phát hành thanh toán Nợ cho tổ chức thẻ quốc tế
 Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ
Chủ thẻ thanh toán Nợ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng phát hành
sẽ ghi Nợ vào tài khoản của chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ có tài khoản tại
ngân hàng phát hành.
Việc thanh toán thẻ không chỉ dừng lại ở việc báo Có cho các đơn vị chấp
nhận thẻ đúng cam kết. Mà hơn thế nữa bởi lợi nhuận thu được từ các hoạt động
thanh toán không nhỏ so với tỷ suất lợi nhuận kinh doanh bình quân nên tình
trạng cạnh tranh diễn ra gay gắt khiến cho các ngân hàng thanh toán luôn phải
có những biện pháp về marketing và dịch vụ khách hàng hợp lý, đồng thời cung
cấp cho đơn vị chấp nhận thẻ những dịch vụ đi kèm miễn phí, tiện ích nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của mình.
1.2.2 Rủi ro và cách phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ
1.2.2.1 Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh thẻ
Mặc dù ra đời với rất nhiều tiện ích nhưng việc sử dụng thẻ thanh toán phải
đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau như: các tổ chức cá nhân cố ý sử dụng thẻ
một cách không hợp pháp bằng việc cung cấp các thông tin giả mạo hoặc không
đầy đủ trong đơn xin phát hành thẻ của khách hàng các cơ sở chấp nhận thẻ
không tuân theo các quy trình đã hướng dẫn, khi thẩm định nếu ngân hàng
không phát hiện ra sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà
không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.
Một số các rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt hiện nay như:
 Rủi ro trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ:
Thẻ giả: Lợi dụng những thông tin trên các thẻ bị mất cắp hoặc các chứng
từ có được trong giao dịch thẻ là yếu tố để cho các hành vi làm giả thẻ xuất hiện.

15
Đây là loại rủi ro nguy hiểm nhất mà các tổ chức thẻ rất quan tâm vì nó gây tổn
thất cho ngân hàng phát hành. Hơn nữa ngân hàng phải chịu trách nhiệm với
mọi giao dịch mang mã số của ngân hàng phát hành theo như quy ước của tổ
chức thẻ quốc tế.
Tài khoản của chủ thẻ lợi dụng: là trường hợp gặp khi ngân hàng phát hành
thẻ nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ
mới về địa chỉ này. Rủi ro này xảy ra khi thẻ bị sử dụng mà chủ thẻ không hay
biết. Mọi tổn thất do giao dịch phát sinh trên thẻ trong trường hợp này ngân
hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại: rủi ro xảy ra khi
đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hang hóa, dịch vụ qua thư, fax dựa trên các thông
tin giả mạo như: loại thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực.
Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ in nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ:
khi thực hiện giao dịch nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều hóa
đơn thanh toán nhưng chỉ giao 1 hóa đơn cho chủ thẻ ký. Sau đó nhân viên này
giả mạo chữ ký của chủ thẻ và nộp những hóa đơn đó cho ngân hàng thanh toán
để đòi tiền.
Sao chép tạo băng từ giả: bằng việc mã hóa các băng từ của thẻ thật được
sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ, những tổ chức tội phạm đã tạo ra những
thẻ giả từ các băng từ được đánh cắp đó. Cách thực hiện này khá tinh vi và rất
khó phát hiện, nó gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng
 Rủi ro về kinh tế:
Ở những nước đang phát triển thu nhập của người dân chưa cao và chưa ổn
định các chính sách về thu nhập cũng như các chính sách về thuế nhập khẩu
thường có những thay đổi đã làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả và khả năng
hoàn trả của chủ thẻ cũng như hiệu quả của việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị
ngành thẻ.
 Rủi ro về môi trường pháp lý:
Thường xảy ra ở những quốc gia đang phát triển mới tham gia vào các hoạt

động kinh doanh thẻ do hệ thống văn bản pháp luật còn chưa hoàn chỉnh. Hơn
16
nữa, văn bản pháp luật của quốc gia sở tại chưa thống nhất với văn bản luật quốc
tế. Những quy định cũng chưa có chuẩn mực nhất định để các ngân hàng áp
dụng và rủi ro là khó tránh khỏi.
 Rủi ro về chính trị:
Các hệ thống chính trị khác nhau ở mỗi quốc gia có tác động rất lớn tới
việc kinh doanh thẻ tại quốc gia đó và quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ với nước
ngoài và các tổ chức quốc tế. bất cứ một lệnh cấm nào có hiệu lực đối với nước
liên quan đều ảnh hưởng và có thể gây rủi ro.
 Rủi ro về mặt xã hội:
Đây là rủi ro rất khó khắc phục bởi nó là vấn đề trình độ dân trí về khả
năng nhận thức của người dân như vấn đề bảo mật về thông tin thẻ, bảo quản
thiết bị giao dịch tự động tại nơi công cộng. Đặc biệt là phía nhân viên ngân
hàng do chưa nhận thức hết được trách nhiệm quyền hạn cũng như trình độ xử
lý nghiệp vụ kém thì việc dẫn đến sai sót, vi pham cố tình hay vô ý là khó tránh
khỏi.
 Rủi ro về kỹ thuật công nghệ:
Rủi ro này ngày càng xảy ra phức tạp cùng với sự phát triển nhanh chóng
của ngành công nghệ thông tin. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong nghiệp vụ thanh
toán thẻ cũng dẫn tới khả năng đổ vỡ cả một hệ thống thanh toán của chính tổ
chức đó theo hiệu ứng Đôminô và đặc biệt hơn nữa là khi các hệ thống ngân
hàng kết nối với các ngân hàng quốc tế thì những rủi ro cần hết sức chú ý.
Mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận, mặt khác
chính lợi nhuận đó luôn tồn tại song song với rủi ro trong thanh toán thẻ. Vì vậy
để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng tránh được những rủi ro không cần thiết các
ngân hàng cần chú ý việc quản lý rủi ro thật tốt. Sau đây sẽ là một số các biện
pháp quản lý rủi ro.
1.2.2.1 Quản lý và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ
Bộ phận quản lý rủi ro tại các ngân hàng có kinh doanh thẻ được coi là bộ

phận xương sống trong hoạt động thẻ thực hiện các chức năng
Ngăn ngừa và điều tra các hành vi sử dụng thẻ giả mạo
17
Quản lý các danh mục tài khoản liên quan tới những thẻ đã bị mất, thất
lạc của khách hàng.
Xây dựng các kế hoạch cho việc theo dõi bảo mật phôi thẻ, thẻ đã in và
thẻ hỏng, thẻ thu hồi.
Cập nhật thông tin trên danh sách các thẻ đã bị mất cắp, thất lạc
Phối hợp cùng các cơ quan có chức năng, cơ quan có thẩm quyền trong
việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng làm giả thẻ.
Theo dõi và quản lý chặt chẽ các hoạt động của trung tâm thẻ, trong đó
cần sát xao các hoạt động của nhân viên trong trung tâm.
Tập huấn cho các cán bộ, nhân viên trong các đơn vị chấp nhận thẻ và
chủ thẻ các biện pháp phòng ngừa giả mạo có thể xảy ra.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh
thẻ
1.3.1 Điều kiện nội lực của ngân hàng
Đối với những ngân hàng có điều kiện nội lực tốt tăng trưởng bền vững có
thị trường rộng rãi sẽ là một môi trường tốt cho kinh doanh thẻ phát triển.
Ngược lại đối với những ngân hàng có quy mô nhỏ tăng trưởng chưa ổn định,
chắc chắn sẽ khó mang lại lòng tin cho khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ của
mình. Ngân hàng cần phải xây dựng và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến việc
phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng mình một cách chặt chẽ và đồng bộ
với công nghệ hiện có.
1.3.2 Thói quen tâm lý của người dân
Khi nền kinh tế của một quốc gia có sự tăng trưởng ổn định và bền vững
mức thu nhập của người dân được nâng cao thì những nhu cầu về thanh toán và
tích lũy của họ cần được nhanh chóng, bảo mật và chính xác. Đó là điều kiện tốt
để việc kinh doanh thẻ phát triển. Ở Việt Nam hiện nay các tổ chức kinh tế đang
dần có xu hướng cộng tác với các ngân hàng trong việc phát hành thẻ để trả

lương qua tài khoản cho nhân viên làm việc cho tổ chức đó.
Ngược lại đối với những nền kinh tế suy thoái, kém ổn định, lạm phát cao,
thu nhập của người dân thấp, nhu cầu về tài chính ít sẽ khó có điều kiện để thanh
18
toán và tích lũy qua thẻ của ngân hàng.
1.3.3 Điều kiện pháp lý
Các hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc cá nhân trong một quốc
gia đều chịu sự quản lý của pháp luật nước sở tại. Để có một môi trường kinh
doanh thuận lợi các tổ chức cũng cần có những văn bản quy định chặt chẽ, đầy
đủ để cho hoạt động kinh doanh phát triển. Với hoạt động kinh doanh thẻ của
ngân hàng cũng vậy khi hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ thì sẽ gây khó
khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ.
1.3.4 Yếu tố tâm lý xã hội
Trình độ dân trí, tâm lý, thói quen, các yếu tố về đặc trưng văn hóa cũng
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ. Một xã hội phát triển, người dân có
trình độ nhận thức và văn hóa cao ưa thích sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại,
chắc chắn hoạt động kinh doanh thẻ trong xã hội đó rất phát triển. Ngược lại với
một xã hội có nền kinh tế kém phát triển, nhận thức của người dân còn hạn chế
thì việc đưa thói quen sử dụng và thanh toán thẻ sẽ gặp nhiều hạn chế
1.3.5 Yếu tố công nghệ
Do đặc điểm thẻ thanh toán của ngân hàng cần sử dụng trang thiết bị, máy
móc đi kèm rất hiện đại, kỹ thuật cao. Vì vậy nếu công nghệ càng tiên tiến hiện
đại thì hoạt động kinh doanh thẻ càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ. tuy nhiên
việc sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thanh toán tại các ngân hàng
phải diễn ra một cách đồng bộ có hệ thống.
1.4 Thực trạng kinh doanh thẻ của các nước trên thế giới và bài học
đối với Việt Nam
1.4.1 Thị trường thẻ thế giới
Hiện nay trên thế giới dịch vụ thẻ đã trở thành một phần hết sức quan trọng
của dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Các chỉ

tiêu về kinh doanh thẻ liên tục tăng ở mức hai con số hàng năm. Trên toàn thế
giới, doanh số thanh toán thẻ trong một năm (cả doanh số mua hàng hóa dịch
vụ) lên tới 5,000 tỉ USD hơn 56 tỉ giao dịch được thực hiện bằng thẻ. Với hơn
40 triệu đơn vị kinh doanh hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn
19
cầu. Dịch vụ kinh doanh thẻ là một mảng phát triển mạnh và còn nhiều tiềm
năng của thị trường tài chính. Do kinh doanh thẻ là một lĩnh vực đem lại nhiều
lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng nên tình trạng cạnh tranh diễn ra hết sức
quyết liệt bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay Visa là tổ chức đứng đầu
thị trường chiếm khoảng 50% thị phần phát hành và hơn 45% thị phần thanh
toán, kế đến là Master Card với 30% thị phần phát hành và 25% thị phần thanh
toán. Ba tổ chức thẻ lớn tiếp theo là Amex, DinnersClub, JCB cùng chiếm
khoảng 20% thị phần phát hành và 30% thị phần thanh toán. Theo dự báo của
Nilson report, dịch vụ thẻ phát triển mạnh trong những năm tới, thị trường Mỹ
vẫn là thị trường lớn nhất trong 6 thị trường thẻ ngân hàng, trị giá giao dịch thẻ
tại Mỹ tăng trưởng 80% trong khoảng năm 2004 – 2008, trong khi đó con số này
tại thị trường châu Âu là 97%. Tuy nhiên doanh số thẻ trong khu vực có nhiều
nền kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới khu vực châu Á Thái Bình
Dương với tốc độ tăng trưởng 170% trong 5 năm ước tính sẽ đạt đến 2 nghìn tỉ
đô la My trong năm 2008 và sẽ vươn lên đứng thứ hai trên thế giới.
Để đối mặt với diến biến cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp với tốc độ
phát triển khoa học kỹ thuật, các tổ chức thẻ quốc tế không ngừng đổi mới về
công nghệ dịch vụ và tổ chức. Ngoài 2 thẻ truyền thống là thẻ tín dụng và thẻ
ghi Nợ thông thường, các tổ chức thẻ quốc tế còn đa dạng hóa sản phẩm dưới
hình thức thẻ liên kết, thẻ ưu đãi, thẻ thông minh (SmartCard) Visa và
MasterCard đều đang nỗ lực xúc tiến việc thay thế thẻ loại thường bằng thẻ
thông minh có gắn chip điện tử, đồng thời liên kết với các công ty giải pháp
công nghệ nhằm cung cấp các dịch vụ cho lĩnh vực công nghệ điện tử thương
mại di động.
1.4.2 Thị trường thẻ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương tập trung rất nhiều quốc gia phát
triển một môi trường thuận lợi cho thị trường thẻ diễn ra một cách sôi động.
Nhìn lại cách đây 10 năm khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực diễn ra trầm
trọng thu nhập của người dân giảm sút, đồng thời một số chính phủ thắt chặt quy
định thẻ tín dụng điều đó dẫn tới trong lịch sử doanh số thanh toán và phát hành
20
thẻ trong khu vực có tốc độ tăng trưởng âm vào cuối năm 1998. Trong cuộc
khủng hoảng đó các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã
có những chiến lược chính sách đầu tư đúng đắn vào cơ sở hạ tầng, các dự án
thương mại. Thêm vào đó, chính phủ cũng khuyến khích các ngân hàng cho vay
các công ty để kinh doanh, các dự án đầu tư, bỏ mặc dịch vụ bán lẻ. Nhờ đó mà
doanh số phát hành thẻ tăng liên tục từ 1999 đến 2008 theo thống kê chưa đầy
đủ của Visa International năm 2008 số thẻ Visa phát hành năm 1999 là 127 triệu
thẻ cho đến 2008 con số này đã tăng lên hơn 400 triệu thẻ. MasterCard năm
1999 là 70 triệu thẻ đến 2008 con số này là hơn 200 triệu thẻ.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thẻ thế giới
nhất là những thị trường có truyền thống như Mỹ và châu Âu, các tổ chức thẻ
quốc tế gần đây đã chuyển hướng tập trung sang thị trường châu Á – Thái Bình
Dương đa dạng hóa các sản phẩm về thẻ. Hơn nữa thị trường thẻ tại châu Âu và
châu Mỹ đang gặp nhiều khó khăn do những suy thoái và biến động của thị
trường tài chính.
Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 2/3 dân số thế giới và phần
lớn dân số dưới 30 tuổi đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các công
nghệ thanh toán mới. Hiện nay ngoài thẻ tín dụng truyền thống (dùng công nghệ
băng từ) một số các sản phẩm thẻ của ngân hàng khác đã vươn lên và trở thành
xu thế phát triển của ngành kinh doanh thẻ trong khu vực: Như thẻ ghi Nợ
(DebitCard) thẻ liên kết (Co-branded Card) thẻ thông minh (SmartCard).
1.4.3 Kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thẻ ở một số nước trong khu
vực và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.3.1 Ở Hồng Kông

 Môi trường kinh tế:
Hồng Kông là một trong những nền kinh tế tự do và cạnh tranh nhất thế
giới, đồng thời là một khu vực đứng đầu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhất
là vào Trung Quốc đại lục, Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Với hầu hết
ngành công nghiệp sản xuất truyền thống chuyển sang các lãnh thổ khác nơi có
nguồn nhân công rẻ, đặc biệt là những đặc khu kinh tế đại lục, Hồng Kông tập
21
trung nền kinh tế vào ngành dịch vụ, giữ vững vị thế là một trung tâm dịch vụ tài
chính thương mại của châu Á. Là trung tâm ngân hàng quốc tế lớn thứ 5 trên thế
giới tính theo doanh số thanh toán quốc tế, hiện có 80 trong số 100 ngân hàng
hàng đầu thế giới tạo nên một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết
liệt.
 Thị trường thẻ ngân hàng
Điểm khác biệt rất lớn với các thị trường thẻ trong khu vực sự can thiệp
vào thị trường thẻ Hồng Kông được giữ ở mức tối thiểu. các cơ quan chức năng
đặc biệt là chính phủ không đặt hạn chế về việc phát hành thẻ tín dụng của dân
cư, các tổ chức có thể tham gia thị trường thẻ một cách thông thoáng nhất mà
không phải gặp bất cứ rào cản pháp lý nào. Các tổ chức phát hành thẻ được
quyền tự đặt ra các chỉ tiêu đánh giá khách hàng để chấp nhận hay từ chối đơn
xin phát hành thẻ.
Có tới hơn 20 ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ Hồng Kông, ngân
hàng lớn nhất là Standard Chartered Bank, tiếp theo là HongKong Bank, Chase
Mahatttan Bank. Hiện nay với dân số là 9 triệu dân có khoảng 9,7 triệu thẻ tín
dụng đang lưu hành tại Hồng Kông, tính ra trung bình cứ mỗi độ tuổi trên 18 có
3 thẻ tín dụng/người.
Tốc độ phát triển dịch vụ thẻ trong những năm vừa qua luôn ở 2 con số.
Tuy vậy sự phát triển quá nhanh trong một thời kỳ nhất định cũng tiềm ẩn những
rủi ro không nhỏ khi nền kinh tế suy thoái sau một thời gian phát triển mạnh.
Trong thời gian vừa qua một số ngân hàng ở Hồng Kông đã công bố những
khoản lỗ lớn do những khoản nợ thẻ tín dụng không có khả năng thu hồi dẫn đầu

danh sách là Bank of South East of Asia với tổng nợ phải xóa lên tới 600 triệu
đô la Hồng Kông. Con số này tương đương với việc 19% chủ thẻ của ngân hàng
này đã không trả được nợ.
Một trong những đặc điểm của thị trường thẻ Hồng Kông là sự tồn tại của
một hệ thống thanh toán thẻ ghi nợ nội địa gọi là EPS (Easy Pay System).EPS là
một hệ thống thanh toán bán lẻ là nhiệm vụ thanh toán điện tử từ tài khoản của
ngân hàng phát hành vào tài khoản của ngân hàng khác trực tiếp tại điểm bán
22
(Point of sale) Hệ thống EPS là một hệ thống thanh toán nội địa với sự tham gia
của 50 ngân hàng thành viên. Do không phải qua trung gian các tổ chức thẻ
quốc tế, chi phí được cắt giảm, đồng thời thẻ ghi nợ của các ngân hàng có thể sử
dụng trên cả mạng lưới cơ sớ chấp nhận thẻ và ATM của các ngân hàng khác.
Hiện tại mạng lưới của các cơ sở chấp nhận thẻ tham gia EPS chiếm khoảng 36%
số lượng cơ sở chấp nhận thẻ trên thị trường. Hoạt động của hệ thống này đã đẩy
mạnh sự phát triển của thẻ ghi nợ của Hồng Kông đồng thời đem lại không ít
những thuận lợi cho ngân hàng tham gia.
Với những diến biến trên thị trường thẻ Hồng Kông trong những năm vừa
qua ta có thể thấy rằng bằng việc chính phủ thả lỏng thị trường thẻ ngân hàng sẽ
tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ và đề ra những chính sách
cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy vậy sự thiếu vắng điều tiết của nhà nước các
ngân hàng có thể dẫn tới tình trạng chạy theo lợi nhuận, mở rộng tín dụng quá
mức làm tăng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và là một yếu tố bất ổn kinh
tế tiềm ẩn. điều này cần đặc biệt lưu ý trong điều kiện hệ thống ngân hàng đang
phát triển nhưng vấn còn nhiều lỗ hổng và chưa chặt chẽ trong công tác quản lý
rủi ro tại thị trường thẻ Việt Nam.
1.4.3.2 Thị trường thẻ tại Trung Quốc
 Môi trường kinh tế
Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế cuối năm 1978, nền kinh tế
tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng trung bình 12% trong những năm vừa
qua, và Trung Quốc trở thành một quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất

thế giới trong hơn hai thập kỷ. Sự tăng mạnh mẽ phần lớn là nhờ vào chính sách
thu hút vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc.
Mức tăng trưởng cao cần phải tiếp tục duy trì trong thời gian tới để tạo ra việc
làm cho những lao động dư thừa từ quá trình cải tổ hệ thống doanh nghiệp nhà
nước thách thức lớn nhất của quá trình cải tổ kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 – 1998 cũng gây ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế của Trung Quốc khi đồng tiền các nước trong khu vực mất
giá trong khi Trung Quốc nhất định không phá giá đồng Nhân Dân Tệ làm xuất
23
khẩu Trung Quốc trở nên đắt tương đối so với hàng xuất khẩu của các nước. tốc
độ tăng trưởng năm 1999 giảm xuống chỉ còn 7% nhưng tăng trưởng kinh tế
nhảy vọt 6 tháng cuối năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 11,6%. Trong những
yếu tố thúc đẩy kinh tế, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước đóng một vai
trò quan trọng, và chính phủ có xu hướng ngày càng dựa vào cầu nội địa để phát
triển.
Với dân số gần 1,3 tỉ dân 68% dân số nằm trong độ tuổi lao động Trung Quốc
hiện là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. năm 2007 GDP
của Trung Quốc đạt 1,3 nghìn tỉ USD. Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO ảnh hưởng rất tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng
ổn định trong 3 quý đầu năm 2007 với các con số lần lượt là 9,4% 9,5% và 9,4%.
Xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng 31% so với cùng kỳ so với năm 2006 làm
cho Trung Quốc nằm trong top dẫn đầu các quốc gia thu hút vốn đầu tư của nước
ngoài và thương mại quốc tế. theo đánh giá của tổ chức du lịch thế giới Trung
Quốc là điểm đến du lịch đứng thứ 4 trên thế giới với hơn 50 tỉ USD doanh số. khi
môi trường du lịch phát triển thuận lợi cũng là yếu tố quan trọng đóng góp cho sự
lớn mạnh của thị trường thẻ Visa.
 Thị trường thẻ ngân hàng:
Rõ ràng môi trường kinh tế rất thuận lợi của Trung Quốc tạo điều kiện cho
thị trường thẻ phát triển mạnh mẽ. tuy có tiềm năng về kinh tế và dân số đông
nhưng xuất phát điểm của Trung Quốc còn rất thấp, chênh lệch dân trí và

khoảng cách giàu nghèo cho nên một đại bộ phận dân cư chưa thực sự quen với
tín dụng tiêu dùng nói riêng và các dịch vụ tài chính tiêu dùng nói chung. Tuy
nhiên trong giai đoạn hiện nay nhận biết được thị trường đầy tiềm năng các tổ
chức tín dụng quốc tế đã ồ ạt đầu tư vào thị trường thẻ tại Trung Quốc và trở
thành một cơ hội kinh doanh hấp dẫn mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ
cho các tổ chức tín dụng đó. Một cuộc điều tra nghiên cứu gần đây về thị trường
thẻ tín dụng của hãng McKinsey cho thấy thị trường thẻ của Trung Quốc bao
gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, các khoản vay cá nhân sẽ đem lại khoảng 14%
tổng lợi nhuận cho toàn ngành ngân hàng. Thẻ tín dụng từ chỗ là một sản phẩm
24
mới mẻ sẽ trở thành sản phẩm quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh ngân
hàng, chiếm 22% tổng lợi nhuận thẻ tiêu dùng, tương đương 1,6 tỉ USD.
Vào năm 2003, Trung Quốc mới chỉ có khoảng 3 triệu thẻ tín dụng được
phát hành nhưng chưa đầy 2 năm sau đó con số này đã tăng gấp 4 lần lên 12
triệu thẻ. 90% chủ sở hữu thẻ tín dụng tại Trung Quốc có thu nhập hàng năm từ
4000 – 6500 USD hoặc trên 6500 USD. Ngoài ra 35% số lượng các chủ sở hữu
thẻ tín dụng hiện đang sinh sống tại các thành phố lớn như ven biển Thượng
Hải, Quảng Châu, Bắc Kinh, Thâm Quyến.
Một trong những lý do khác khiến thị trường thẻ Trung Quốc trở nên hấp
dẫn trong con mắt của các nhà phát hành thẻ nước ngoài là xu hướng sử dụng
thêm các thẻ mới của chủ sở hữu thẻ rồi sau đó chuyển dần các hoạt động chi
tiêu sang các thẻ mới này. Các chủ sở hữu thẻ tín dụng tại Trung Quốc dường
như ít trung thành với các thẻ cũ của họ và các nhà phát hành thẻ cũng không
muốn nỗ lực để thuyết phục khách hàng tiếp tục gắn bó với chiếc thẻ tín dụng
hiện tại của mình.
Tại Trung Quốc có tới 66% số lượng chủ sở hữu thẻ tín dụng ưa thích
thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng bằng tiền mặt ngay tại các chi nhánh ngân hàng,
phương thức thanh toán hóa đơn phổ biến thứ hai là tại các máy thu ngân tự
động. Chính vì vậy ngân hàng nội địa với mạng lưới phân bố rộng khắp một lần
nữa có lợi thế so với các ngân hàng nước ngoài.

1.4.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tháng 12 năm 2006 cùng với việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt 2006 – 2010 và tầm nhìn đến 2020, chính phủ cũng đã ban
hành nghị định 161/2006/NĐCP quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Đây là
một cơ hội rất lớn đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam trong việc
kinh doanh trong lĩnh vực thẻ thanh toán. Mặc dù triển khai khá muộn so với các
nước trên thế giới song đó cũng chính là điều kiện rất tốt để các ngân hàng và
Chính phủ của Việt Nam học hỏi kinh nghiệm kinh doanh thẻ từ các nước đi
trước.
 Chính phủ và các cơ quan chức năng tạo điều kiện thông thoáng cho việc
25

×