Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu TECHSIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.57 KB, 58 trang )

“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay, hợp tác kinh tế trở thành một
điều tất yếu cho mọi quốc gia.Chính vì vậy, xuất nhập khẩu luôn đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Nó chi phối toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói
chung và từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương nói riêng. Nhất là khi ta
đã trở thành thành viên của WTO, tác động của hoạt động xuất nhập khẩu lại
càng mạnh mẽ hơn đến từng người dân cũng như các doanh Việt Nam.
Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu (TECHSIMEX ) là một
công ty nhà nước đã kinh doanh rất thành công, nhất là trong hoạt động nhập
khẩu.Các mặt hàng TECHSIMEX kinh doanh rất đa dang: từ máy móc, trang
thiết bị, vật tư,…phục vụ cho sản xuất đến các mặt hàng dành cho tiêu dùng
như: rượu, đồ thủ công mỹ nghệ… Chính hoạt động xuất nhập khẩu đã mang
lại sự thành công rất lớn cho công ty, mà trong đó thanh toán quốc tế lại có
vai trò không nhỏ.
Sau một thời gian được thực tập tại TECHSIMEX, nhận thức được điều
này tôi đã chọn đề tài:
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu tại công ty dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu
TECHSIMEX”.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau:thống kê, phân tích kinh doanh, so sánh…
Đề tài gồm:
Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mối quan hệ
của nó với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
ChươngII: Thưc trạng hoạt động của công ty TECHSIMEX
Chương III: Các biện pháp nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại
công ty TECHSIMEX.
1
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại


công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Để thực hiện được đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của công ty TECHSIMEX , đặc biệt là cán bộ và nhân viên phòng Xuất nhập
khẩu. Bên cạnh đó là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo TH.S Nguyễn Thị Thu đã
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
2
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mối
quan hệ của nó với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
1.1.Khái quát về thanh toán quốc tế:
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế là quá trình là quá trình thực hiện các khoản thu và
chi đối ngoại giữa các nước với nhau để hoàn tất các mối quan hệ về xuất
nhập khẩu dịch vụ, hàng hoá;vay nợ;đầu tư vốn;viện trợ dưới các hình thức
khác nhau.
Việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan
hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty
và các chủ thể khác nhau của các nước gọi là thanh toán quốc tế. Hoàn toàn
khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế có liên quan đến việc trao
đổi tiền quốc gia của nước này lấy tiền của nước khác.
Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và có đặc
điểm riêng của nó. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, các
bên phải thoả thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán
hay/và thanh toán trong hợp đồng. Đồng tiền này có thể là đồng tiền của một
trong hai nước hoặc là tiền tệ của nước thứ ba.
Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà tồn
tại dưới hình thức là phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển
tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. Thông thường thanh toán

quốc tế của các nước được thực hiện bằng đô la Mỹ và bảng Anh. Đôi khi,
Mác Đức, Yên Nhật, Frang Pháp, Won Hàn Quốc…cũng được dùng phổ biến
trong thanh toán quốc tế, do địa vị của Đô la Mỹ và bảng Anh có lúc bị xuống
thấp.
3
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Cơ chế thanh toán quốc tế trong ngoại thương có thể được tiến hành
như sau:
người xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng, ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu; hoặc nhận được kỳ phiếu,
séc của người nhập khẩu chuyển tới thì chuyển cho ngân hàng nước mình nhờ
thu số tiền ghi trên các phương tiện thanh toán đó. Các ngân hàng này chuyển
các phương tiện thanh toán cho các ngân hàng đồng nghiệp của mình ở nước
ngoài yêu cầu đòi tiền hộ ở người mắc nợ, sau đó ghi vào tài khoản NOSTRO
của mình mở ở ngân hàng đó. Do có ngoại tệ trên tài khoản mở ở ngân hàng
đồng nghiệp ở nước ngoài, các ngân hàng ở nước này bán các phương tiện
thanh toán ghi bằng ngoại tệ đó cho các tự nhiên nhân và pháp nhân nào đó để
có tiền thanh toán cho việc nhập khẩu hàng hoá, chi phí về vận tải, bảo hiểm
và cho việc trả nợ và lợi tức của nước mình ở nước đó.
Nói chung, tất cả việc thanh toán giữa các nước đều được tiến hành
thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những
trường hợp riêng biệt. Các chứng từ thanh toán quốc tế là đối tượng để mua
bán và là một trong những đối tượng mua bán chủ yếu của các ngân hàng.
Các pháp nhân và tự nhiên nhân, tổ chức, công ty tham gia mua bán ngoại tệ
đã tạo nên thị trường hối đoái. Trong điều kiện hiện nay, ngân hàng thương
mại đóng vai trò quan trọng trong thị trường này, các ngân hàng này tập trung
trong tay mình đa số tuyệt đối các nghiệp vụ ngoại hối.
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của thanh toán quốc tế:
Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không

những làm cho trao đổi hàng hoá trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi
hàng hoá, dịch vụ giữa các nước phát triển. Các liên hệ kinh tế giữa các nước
ngày càng mật thiết và dần dần hình thành một thị trường thế giới thống nhất.
4
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Các phương tiện lưu thông tín dụng (hối phiếu, kỳ phiếu, séc…) được
dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế hình thành trên cơ sở của sự phát
triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng, có vai trò rất quan trọng
trong thanh toán quốc tế.
Các phương tiện lưu thông tín dụng được xuất hiện trong xã hội trước
chủ nghĩa tư bản, nhưng chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại với
sự phát triển và mở rộng của chế độ tín dụng tư bản chủ nghĩa và với quy mô
phát triển rất rộng lớn của các nghiệp vụ cho vay, các phương tiện lưu thông
tín dụng đã trở thành vật mang hình thái tiền tệ đặc thù.
Hoàn toàn khác với tiền kim loại đầy đủ giá trị, các phương tiện lưu
thông tín dụng không có giá trị nội tại của nó, mà nó chỉ là dấu hiệu của tiền
tệ mà thôi. Song, nếu tiền giấy là ký hiệu của tiền thật do nhà nước phát hành,
thì phương tiện lưu thông tín dụng phần lớn là do kết quả của hợp đồng mua
bán hàng hoá và các nghiệp vụ của ngân hàng tạo ra.
1.1.3. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng
1.1.3.1. Hối phiếu (bill of exchange- draft):
Khái niệm:
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí
phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến
một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai,
phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người
này trả cho một người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu (BEA 1882 của
Anh ) .
Trên cơ sở định nghĩa này, hối phiếu thương mại có thể định nghĩa đơn

giản và ngắn gọn : “ Hối phiếu thương mại là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô
điều kiện do người xuất khẩu ( người bán, người cung ứng dịch vụ) kí phát
đòi tiền người nhập khẩu ( người mua, người nhận cung ứng ) , yêu cầu người
5
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
này phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi qui định trên hối
phiếu, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định ( có thể trả
ngay hoặc có thể trả sau ) .”
Đặc điểm của hối phiếu :
 Tính trừu tượng của hối phiếu : Hối phiếu không cần phải ghi nội
dung quan hệ kinh tế mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu
và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán là khi
nào … không cần phải nói lên nguyên nhân việc phải trả tiền trên
hối phiếu .
 Tính bắt buộc phải trả tiền trên hối phiếu : Người trả tiền phải trả
tiền đầy đủ theo yêu cầu của hối phiếu . Người trả tiền không được
viện lí do riêng của bản thân đối với người kí phát hối phiếu, trừ
trường hợp hối phiếu không phù hợp với đạo luật chi phối của nó .
 Tính lưu thông của hối phiếu : Hối phiếu có thể chuyển nhượng
từ người này sang người khác trong thời hạn của nó, người trả tiền
sẽ thanh toán cho người cầm hối phiếu cho dù hợp đồng mua bán có
thể không thực hiện hoàn chỉnh .
Hình thức của hối phiếu :
Hối phiếu phải được lập ra dưới hình thức một chứng từ . Hối phiếu có
thể viết tay, đánh máy, in sẵn …vẫn có giá trị ngang nhau .Viết tay hay đánh
máy phải bằng mực không phai, không được viết bằng bút chì, mực đỏ. Ngôn
ngữ được sử dụng phải thống nhất cùng một ngôn ngữ trên một hối phiếu .
Hối phiếu có thể lập thành một bản hay nhiều bản . Hối phiếu không có
bản chính, bản phụ .

Hiện nay trên thế giới có hai nguồn luật rất khác nhau điều chỉnh lưu
thông hối phiếu:
6
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Công Ước Geneve 1930-1931 về thương phiếu và séc (Geneve
Conventions of 1930-1931), bao gồm chủ yếu hai luật:
+ Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchang, viết
tắt là ULB)
+ Luật thống nhất về séc năm 1931 (Uniform Law for Check, viết tắt là
ULC)
Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882, viết
tắt là BEA 1882)
Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ (Uniform Commercial
Code of 1962, viết tắt là UCC 1962)
Các nguồn luật điều chỉnh lưu thông hối phiếu thuộc Công ước Geneve
và hệ thống luật Anh- Mỹ (The Anglo- American Legal Sytem) nói trên, có
đặc điểm rất khác nhau. Nói chung, ULB thuộc Công ước Geneve 1930-1931
được quy định chặt chẽ hơn BEA 1882 và UCC 1962.
Trong thực tiễn, ngoại thương và thanh toán quốc tế ở nước ta từ trước
đến nay đã sử dụng hối phiếu trong khuôn khổ luật ULB trong quan hệ thanh
toán quốc tế với các nước TBCN và XHCN, mặc dù chúng ta không phải là
thành viên của công ước này
1.1.3.2 Séc
Theo Công ước Geneve, séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của
người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của
mình một số tiền nhất định dể trả nợ cho người cầm séc, người có tên trong
séc hoặc trả theo lệnh của người ấy.
Tờ séc muốn có hiệu lực, bắt buộc phải có những yếu tố sau đây:
- Danh từ “SÉC” đựoc in làm tiêu đề của tờ séc(Nếu không có

tiêu đề đó,ngân hàng sẽ tù chối thực hiện lệnh của người phát
hành séc).
7
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
- Ngày, tháng , năm và địa điểm phát hành séc.
- Ngân hàng trả tiền.
- Tài khoản trả tiền.
- Trả một số tiền nhất định (số tiền này phải được ghi rõ ràng,
đơn giản và dễ nhận biết.Số tiền của séc phải ghi vừa bằng số,
vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau.Nếu có sự không
thống nhất giữa hai cách ghi đó, người ta căn cứ vào số tiền
ghi bằng chữ.Không loại trừ số tiền ghi trên séc hoàn toàn
bằng chữ hoặc hoàn toàn bằng số, Song nếu có sự khác biệt
giữa chúng thì người ta căn cú vào số tiền nhỏ hơn).
- Tên và địa chỉ người trả tiền.
- Tên và địa chỉ người hưởng lợi và tài khoản của họ( Nếu có)
- Chữ ký của người phát hành séc.
Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, không phải là yêu cầu.Do
vậy khi nhận được lệnh này, ngân hàng sẽ chấp nhận một cách vô điều kiện,
trừ trường hợp tài khoản của người phát hành séc không còn tiền và tờ séc
được ký trái phép.Tuỳ theo từng loại séc mà có thêm một số nội dung
khác.Séc cũng có thể do một ngân hàng này phát hành để lãnh tiền ở một
ngân hàng khác.
1.1.3.3 Kỳ phiếu
Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ viết ra để hứa cam kết trả
tiền cho người hưởng lợi.Với tính thụ động trong thanh toán như trên, trong
thanh toán quốc tế, kỳ phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu.
8
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại

công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập
phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của
người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.
Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng
tương tự cho một kỳ phiếu thương mại.Tuy nhiên, có một số đặc thù sau:
 Kỳ hạn kỳ phiếu được quy định rõ trên nó.
 Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết
thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi.
 Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài
chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu.
 Khác với hối phiếu thường gồm hai bản:số1 và số 2, kỳ phiếu chỉ
có một bản chính do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi kỳ
phiếu đó.
1.1.5 Các phương thức thanh toán được áp dụng trong hoạt động xuất
nhập khẩu:
1.1.5.1. Phương thức chuyển tiền
Khái niệm : Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó một
khách hàng ( người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người
cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu …) ở một địa điểm nhất định .
Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lí của mình ở nước nước người
hưởng lợi để thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền .
Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền :
Quy trình thanh toán chuyển tiền ứng trước (toàn bộ ):
9
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Giải thích qui trình :
(1) Người mua đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền và nộp các giấy tờ

cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng ( hợp đồng ngoại thương một bản chính,
một bản sao, giấy phép nhập khẩu nếu có …) .
(2) Nhân viên ngân hàng sau khi kiểm tra hồ sơ của nhà nhập khẩu thì
thực hiện chuyển tiền bằng điện ( TT ) hoặc bằng thư (MT) cho ngân hàng đại
lí của mình taị nước ngoài, đồng thời thông báo cho nhà nhập khẩu biết lệnh
chuyển tiền của họ đã được chấp thuận .
(3) Ngân hàng dịch vụ đại lí báơ có cho người bán .
(4) Người bán giao hàng theo hợp đồng ngoại thương đã kí .
Qui trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm :
Ngân hàng dịch
vụ
Ngân hàng bên mua
Người
bán
Người mua
(MT;TT)
(2a)
(3) (1) (2b)
(4)
10
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
+
Giải thích qui trình :
(1) Sau khi thoả thuận đi đến kí hợp đồng mua bán ngoại thương, người
xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho người nhập khẩu,
đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ ( vận đơn, hoá đơn, chứng từ về hàng
hoá và các chứng từ có liên quan ) cho người nhập khẩu .
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hoá đơn…viết lệnh
chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình . Trong đó, phải ghi rõ và đầy

đủ những nội dung chính .
Người bán Người mua
Ngân hàng đại lý Ngân hàng chuyển
tiền
(4)
(MT;TT)
(5)
(2) (3)
(1)
11
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng
sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền,gửi giấy báo nợ và giấy
báo đã thanh toán cho người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo ) cho ngân
hàng đại lí của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu
( trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác ) và gửi giấy báo cho đơn vị đó .
Hình thức chuyển tiền : Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng các
hình thức chủ yếu sau :
Hình thức điện báo (T/T) : Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc
chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lí ở nước ngoài trả
tiền cho người hưởng lợi .
Hình thức thư chuyển tiền (M/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện
việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lí ở nước ngoài
trả tiền cho người hưởng lợi .
Vận dụng phương thức thanh toán chuyển tiền đối với nhà nhập khẩu :
Hồ sơ xin chuyển tiền ứng trước gồm :
 Lệnh chuyển tiền (payment order) : 1 bản chính .
 Hợp đồng mua bán ngoại thương ( Sales contract ) : 1 bản chính

và một bản sao .
 Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn nghạch đối với những mặt hàng
nhập khẩu có điều kiện .
Hồ sơ xin chuyển tiền trả ngay hay trả chậm :
 Lệnh chuyển tiền : 1 bản chính .
 Hợp đồng mua bán ngoại thương : 1 bản sao .
 Tờ khai hải quan : 1 bản chính .
 Hóa đơn thương mại : 1 bản sao .
1.1.5.2. Phương thức ghi sổ
12
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Khái niệm:Là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu sau
khi thực hiện giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu, thì mở
một tài khoản ( Hoặc một cuốn sổ ) ghi nợ cho người mua và việc thanh toán
các khoản nợ này được thực hiện sau một thời hạn nhất định do hai bên mua
bán thoả thuận trước ( Tháng, quí , năm…).
Thực chất của phương thức thanh toán ghi sổ là người xuất khẩu
( người bán) thực hiện tín dụng cho người mua.
Quy trình thanh toán ghi sổ:
(1)Người bán giao hàng và gửi bộ chứng từ cho người mua.
(2)Người bán gửi giấy báo nợ cho người mua.
(3)Người mua đến ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền trả cho người
bán.
(4)Ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền trả cho người xuất khẩu thông qua
ngân hàng dịch vụ người xuất khẩu.
(5)Ngân hàng báo có cho người xuất khẩu.
Nhận xét:
Xuất khẩu
NH dịch vụ NKNH dịch vụ XK

Nhập khẩu
(4)
(5)
(3)
(2)
(1)
13
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
 Ưu điểm:
 Ngân hàng không tham gia xử lý các chứng từ và can thiệp vào quá trình
thanh toán nên các thủ tục được giảm nhẹ, tiết kiệm được chi phí thanh
toán.
 Đối với người xuất khẩu, đây là hình thức khuyến mãi bán chịu, tăng khả
năng bán hàng, thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với bên mua.
 Đối với người mua: đây là hình thức thanh toán rất có lợi, thường bán
xong hàng mới trả tiền.Quyền định đoạt về hàng hoá vào thanh toán do
người mua quyết định.
 Nhược điểm:
Đây là phương thức thanh toán không có lơịi với người xuất khẩu: rủi
ro trong thanh toán cao, vốn bị ứ đọng.
Điều kiện áp dụng:
Khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng trong các trường
hợp sau:
- Là nhà nhập khẩu.
- Áp dụng thanh toán giữa công ty mẹ và các công ty con có trụ sở đóng
ở các nước.
- Người bán và người mua có quan hệ tin cậy, người bán khống chế được
sự trả tiền của người mua.
1.1.5.3. Phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi
hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi đến ngân hàng nhờ
thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu.Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò
trung gian giúp thu hộ tiền và được hưởng tỉ lệ phần trăm trên số tiền thu
được.
Phân loại và thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhờ thu:
14
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Căn cứ vào ràng buộc của người bán đối với người mua trong việc trả
tiền, phương thức nhờ thu chia làm hai loại:
15
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Nhờ thu phiếu trơn:
Nhờ thu phiếu trơn là phương pháp người bán nhờ ngân hàng thu hộ
tiền hối phiếu ở người mua nhưng không kèm theo điều kiện gì cả. Trình tự
tiến hành thể hiện qua sơ đồ sau:
(1)Người bán giao hàng, lập bộ chứng từ gửi thẳng cho người mua.
(2)Người bán ký hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu
hộ tiền của hối phiếu đó.
(3)Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua và nhờ
ngân hàng này thu hộ tiền ở người mua.
(4)Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua và yêu cầu trả
tiền.
(5)Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này hoàn toàn phụ
thuộc
vào thiện chí của họ.Nói chung, sau khi nhận hàng thì người mua mới
trả tiền.
(6)Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối

trả tiền cho ngân hàng bên bán.
(7)Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả
tiền cho ngân hàng bên bán.
Phương thức này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi cho người
bán vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ
thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian đơn thuần.
Nhờ thu kèm chứng từ:
Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và
nhờ ngân hàng thu hộ tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền
16
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi ngân
hàng cho người mua để họ nhận hàng.
Tuỳ theo thời hạn trả tiền, ta chia phương thức này làm hai loại: nhờ
thu đổi trả tiền đổi chứng từ và nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ.
So với phương thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức này có tính an
toàn cao trong thanh toán cao hơn vì ngân hàng thay mặt người bán dùng bộ
chứng từ để khống chế người mua phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Tuy
nhiên, nhờ thu kèm chứng từ cũng không phải là phương thức an toàn tuyệt
đối với người xuất khẩu vì việc nhờ ngân hàng thu hộ tiền chỉ diễn ra sau khi
việc giao hàng đã được thực hiện.
1.1.5.4. Phương thức giao chứng từ trả tiền:
Khái niệm : Là phương thức thanh toán mà trong đó nhà nhập khẩu yêu
cầu ngân hàng mở tài khoản kí thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi
nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu . Nhà xuất khẩu
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân
hàng để nhận tiền thanh toán .
Qui trình tiến hành nghiệp vụ :

Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán của phương thức CAD như sau :
Giải thích sơ đồ :
(1) Nhà nhập khẩu đến ngân hàng ở nước người xuất khẩu kí một bản
ghi nhớ, đồng thời thực hiện kí quĩ 100% gía trị của thương vụ để lập tài
khoản kí thác . Bản ghi nhớ sẽ là cơ sở để ngân hàng dịch vụ trả tiền theo chỉ
thị của người nhập khẩu khi thực hiện thanh toán bằng phương thức CAD .
(2) Ngân hàng báo cho nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã kí quĩ, tài
khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động .
(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của
đại diện nhà nhập khẩu tại nước người xuất khẩu .
17
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
(4) Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập
khẩu đã yêu cầu để rút tiền .
(5) Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà
xuất khẩu .
(6) Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện cho nhà nhập khẩu.
Bộ chứng từ cần xuất trình cho ngân hàng để thanh toán :
 Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức CAD :
 Thư xác nhận đã giao hàng do người mua có đại diện ở nước xuất khẩu
cấp .
 Bản copy của vận đơn và hoá đơn thương mại có xác nhận của người
mua có đại diện ở nước xuất khẩu .
 Vận đơn gốc : 3 bản chính .
 Hoá đơn thương mại .
 Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng .
 Giấy chứng nhận chất lượng .
 Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức trả tiền ngay sau
khi giao hàng cho kho ngoại quan (COD) :

o Thư xác nhận đã giao hàng do người mua có đại diện ở nước
xuất khẩu cấp .
o 3 bản chính chứng từ có xác nhận của đại diện người mua ở nước
xuất khẩu.
o Hoá đơn thương mại gồm 3 bản chính có xác nhận của đại diện
người mua ở nước xuất khẩu .
o Biên bản nhận hàng ở kho ngoại quan trên đó có xác nhận và chữ
kí của đại diện người mua ở nước xuất khẩu .
o Thư yêu cầu chuyển tiền của người mua
18
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
1.1.5.5. Phương thức tín dụng chứng từ:
Khái niệm : Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả
thuận mà trong đó, một ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu
của khách hàng ( người xin mở thư tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định cho một người thứ 3 ( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc
chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi
người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp
với những quy định đề ra trong thư tín dụng .
Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ :
Giải thích sơ đồ:
(1) Nhà nhập khẩu làm giâý đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng
các giấy tờ cần thiết, thực hiện kí quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành
L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi.
(2) Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của giấy đề nghị
mở L/C và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu .
Importer
(the applicant)
Advising

bank
Issuing bank
Exporter
(the beneficiary)
(10)
(7)
(2)
(6)
(3)(5) (1) (9)(8)
(4)
19
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho nhà xuât khẩu
để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh
khi cần .
(4) Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn
bản tu chỉnh L/C (nếu có ) .
(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và các
văn bản tu chỉnh ( nếu có ) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
(6) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì
chuyển tới ngân hàng phát hành ( hoặc ngân hàng thanh toán ) .
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh
toán:
Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp
nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm) ;
Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và
gửi trả bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu .
(8) Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho nhà nhập
khẩu và phát lệnh đòi nhà nhập khẩu .

(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ :
Nếu thấy phù hợp với L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán,
ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng .
Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có
quyền từ chối thanh toán .
(10) Nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán .
Nội dung của thư tín dụng :
Thư tín dụng là một văn bản thể hiện sự cam kết ngân hàng mở thư tín
dụng đối với nhà xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo những điều
khoản thanh toán của hợp đồng mua bán ngoại thương . Bởi vậy , nó được
20
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
soạn thảo trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết giữa hai
đơn vị .Nhưng vì thư tín dụng do ngân hàng mở L/C cam kết nên thư tín dụng
hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán . Tính chất độc lập của nó thể hiện ở
chỗ ngân hàng mở thư tín dụng không cần biết đến hợp đồng mua bán mà chỉ
căn cứ vào nội dung của giấy đề nghị mở L/C của nhà nhập khầu để viết thư
tín dụng ( mở L/C cho nhà xuất khẩu ).
Các loại thư tín dụng gồm :
- Thư tín dụng có thể huỷ bỏ .
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang .
- Thư tín dụng có xác nhận .
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi .
- Thư tín dụng chuyển nhượng .
- Thư tín dụng giáp lưng .
- Thư tín dụng tuần hoàn.
- Thư tín dụng dự phòng .
- Thư tín dụng đối ứng.
- Thư tín dụng có điều khoản đỏ .

- Thư tín dụng đặc biệt khác .
1.2 Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế và hiệu quả kinh
doanh :
1.2.1 Hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế sẽ nâng cao hiệu quả kinh
doanh
Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế đòi hỏi sự ra
đời cũng như phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế. Bởi vậy, hoạt động
thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh hàng hoá
xuất nhập khẩu. Nó có chu trình gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu nhưng
vận động ngược chiều. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp phụ
21
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
thuộc rất nhiều vào chất lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Khâu thanh toán
có tốt thì hiệu quả kinh doanh mới được nâng cao, nó là cơ sở; là sự bảo đảm
để nhà nhập khẩu nhận được hàng. Chính vì vậy, nâng cao nghiệp vụ thanh
toán quốc tế luôn là yêu cầu cấp thiết cho doanh nghiệp kinh doanh nhập
khẩu.
Thanh toán quốc tế là một khâu của quá trình mua bán mà thông qua đó
các bên tham gia thương mại quốc tế sẽ biết về nhau rõ hơn và tạo mối quan
hệ làm ăn lâu dài.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế thực tế rất khó khăn và phức tạp bởi ảnh
hưởng của nhiều yếu tố như: tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, văn hoá…Nếu
nghiệp vụ thanh toán quốc tế không đáp ứng kịp hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại hoạt
động thanh toán có chính xác, nhanh nhạy, đúng pháp luật… doanh nghiệp sẽ
giảm được thời gian chu chuyển vốn của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro của
biến động tiền tệ.
Hơn thế nếu hoạt động thanh toán quốc tế gặp thuận lợi sẽ tạo cho
doanh nghiệp có một ấn tượng tốt đẹp không chỉ với bạn hàng mà với cả

khách hàng .Trong thương mại quốc tế doanh nghiệp không nên chỉ quan tâm
đến lợi ích của riêng mình mà còn phải quan tâm đến lợi ích chung của xã hội,
khi đó doanh nghiệp sẽ có một lợi thế rất lớn trong thương mại quốc tế .
1.2.2 Kinh doanh hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc
tế:
Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và ngược lại hoạt động kinh doanh lại góp phần hoàn thiện hoạt
động thanh toán quốc tế. Mối quan hệ hai chiều này tác động qua lại lẫn nhau,
tạo tiền đề; cơ sở phát triển cho nhau. Hiệu quả kinh doanh là một nhân tố
quan trọng đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế. Nếu doanh
22
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
nghiệp kinh doanh tốt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ là tiền đề cho nhân
viên xuất nhập khẩu nâng cao nghiệp vụ thanh toán để theo kịp sự phát triển
của doanh nghiệp.Tuỳ từng chủng loại hàng hoá, khối lượng, kích thước,…
doanh nghiệp sẽ biết nên chọn loại thanh toán nào thì phù hợp. Khi công ty
có vị trí của riêng mình trên thị trường thì khả năng kinh doanh lại càng thuận
lợi.
23
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Chương II: Thực trạng hoạt động của công ty TECHSIMEX
2.1.Khái quát chung về công ty TECHSIMEX
2.1.1. Đặc điểm hoạt động:
2.1.1.1.Quá trình thành lập và phát triển
Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu được thành lập ngày
14/2/1978, có tên giao dịch là TECHSIMEX (Technical Service &Import
Export)
Đăng ký kinh doanh số: 10064

Địa chỉ: Tầng 2 và tầng 3 Tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế, số
9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (084 4)8 524422 – 5 771077 – 8 527422
Fax : (084 4)8 524080
E mail:
Website: www.techsimex-vn.com
Thời kỳ đầu: 14/2/1978 -14/4/1990:
Công ty dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu có tiền thân là công ty
Cung ứng Vật tư thuộc Cục Chuyên gia.Công ty được thành lập theo quyết
định số 29/BT ngày 14/2/1978 của của văn phòng Chính phủ với chức năng
nhiệm vụ chủ yếu là: Cung ứng vật tư thiết bị phục đời sống chuyên gia nước
ngoài sang công tác tại Việt Nam theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
Thời kỳ 2: 1990 – 1993:
Công ty được đổi tên thành công ty Dịch vụ Kỹ thuật vật tư tổng hợp
theo Quyết định số 101/BT ngày 14/4/1990 của Văn phòng Chính Phủ. Các
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là: Cung ứng vật tư thiết bị phục vụ chuyên gia
và kinh doanh dịch vụ tổng hợp phục vụ xã hội.
24
“Nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại
công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu TECHSIMEX”
Thời kỳ 3: Từ 1993 đến nay:
Theo Quyết định 88/ TTg ký vào ngày 5/3/1994, công ty Dịch vụ Kỹ
thuật và Xuất nhập khẩu là công ty trực thuộc Phòng Thương Mại và Công
Nghiệp Việt Nam từ ngày 29/6/1995.Công ty có đăng ký kinh doanh số 10064
cấp ngày 3 tháng 7 năm 1995, với các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Xuất
nhập khẩu hàng hóa, vật tư, tư liệu sản xuất, thiết bị kỹ thuật điện lạnh, xe
máy, hàng may mặc & công nghiệp thực phẩm, bán lẻ hàng hoá tại siêu thị,
xuất khẩu lao động và chuyên gia, dịch vụ kỹ thuật/ đào tạo nghệ.
Trong những bước đi đầu, công ty đã gặp không ít khó khăn song nhờ
sự quyết tâm của Ban lãnh đạo cũng như sự đoàn kết, nhất trí của toàn thể cán

bộ công nhân viên, đến nay doanh nghiệp đã từng bước đứng vững và phát
triển, có uy tín trên thương trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công ty
không ngừng đổi mới và cải tiến trang thiết bị cũng như bộ máy quản lý, nâng
cao trình độ của cán bộ, công nhân viên. Trong thời kỳ hội nhập, với sự quyết
tâm và trình độ của mình chắc chắn công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công
hơn nữa.
2.1.1.2Chức năng nhiệm vụ :
Các ngành nghề kinh doanh mà công ty Dịch vụ Kỹ thuật và xuất nhập
khẩu được kinh doanh là:
 Xuất khẩu :
 Hàng thủ công mỹ nghệ :mây tre đan, thảm, hàng gỗ trạm.
 Nông sản, lâm sản: lương thực thực phẩm, công nghệ gỗ tròn.
 Hải sản: tôm cá đông lạnh.
 Nhập khẩu:
 Thiết bị phụ tùng ô tô xe máy
 Vật tư thiết bị dụng cụ thí nghiệm: máy quang phổ, máy đo
mồng độ oxi, kính hiển vi, thiết vị phòng độc.
25

×