Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

TỔNG HỢP NGU VAN 10 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.65 KB, 109 trang )

TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 55
LỚP: 10A2,A3,A4
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ MỤC TIÊU :
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ;
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
1/ KIẾN THỨC :
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS : yêu cầu,
phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2/ KĨ NĂNG : Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù
hợp với đối tượng thuyết minh.
3/ THÁI ĐỘ :
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/GIÁO VIÊN :
Phương pháp :
- Dạy theo phương pháp thực hành : HS phân tích ngữ liệu rút ra nội dung bài
học.
- Tổ chức thảo luận nhóm, phát vấn.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/HỌC SINH : soạn bài, làm BT.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Yêu cầu HS nhắc lại mục đích của văn bản
thuyết minh ( tích hợp dọc ).
Gọi 1 HS đọc đoạn “ Kết cấu…con
người” trong SGK/tr165 và phát biểu khái


niệm kết cấu văn bản.
==> GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc 2 văn bản trong SGK.
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận :
+ Nhóm 1 : mục đích, đối tượng, ý
chính của VB1.
+ Nhóm 2 : cách sắp xếp ý và kết
cấu của VB1.
+ Nhóm 3 : mục đích, đối tượng, ý
chính của VB2.
+ Nhóm 4 : cách sắp xếp ý và kết
cấu của VB2.
* Nhóm 1 trình bày :
Định hướng :
- Mục đích : giới thiệu Hội thổi cơm
I/ KẾT CẤU CỦA VBTM :
1/ Kết cấu văn bản :
Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp
xếp các thành tố của văn bản thành một
đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh.
2/ Các hình thức kết cấu của VBTM :
a/ Phân tích ngữ liệu :
* Văn bản : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
1
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
thi trong dân gian đồng bằng Bắc Bộ.
- Các ý chính : địa điểm, thời gian,
quy trình thi nấu cơm, chấm sản phẩm, ý
nghĩa lễ hội đối với đời sống cư dân đồng
bằng Bắc Bộ.

* Nhóm 2 trình bày :
Định hướng :
- Cách sắp xếp ý : theo trình tự thời
gian diễn biến của sự việc, kết hợp lời kể
và miêu tả ( kể là chủ yếu ).
- Kết cấu : theo trình tự thời gian.
* Nhóm 3 trình bày :
Định hướng :
- Mục đích : giới thiệu một đặc sản
quả nổi tiếng – bưởi Phúc Trạch.
- Các ý chính : các loại bưởi nổi
tiếng, hình dáng quả, vẻ ngon lành hấp
dẫn, giá trị bổ dưỡng, danh tiếng.
* Nhóm 4 trình bày :
Định hướng : các ý sắp xếp theo quan
hệ kết hợp
- Quan hệ không gian : từ ngoài vào
trong.
- Quan hệ logic : các phương diện
khác nhau của quả bưởi ( hình dáng, vỏ,
múi, tép, màu sắc, hương vị, cảm giác ).
- Quan hệ nhân quả : các ý 1-2, 3-4.
==> GV nhận xét, chốt ý và thống nhất
về các hình thức kết cấu của VBTM.
Củng cố, luyện tập
* Văn bản : Bưởi Phúc Trạch
b/ Các hình thức kết cấu :
- Theo trình tự thời gian.
- Theo trình tự không gian.
- Theo trình tự logic.

- Theo trình tự hỗn hợp.
II/ LUYỆN TẬP : gợi ý BT1
- Giới thiệu chung : tác giả, thể loại.
- Nội dung : hào khí, sức mạnh của
quân đội thời Trần, chí làm trai theo tinh
thần Nho giáo ( lập công và lập danh ).
- Nghệ thuật : sự cô đọng, súc tích, kì
vĩ về thời gian, không gian và con người.
3. Củng cố bài giảng: Yêu cầu HS đọc lại văn bản.
Gợi ý HS cách thuyết minh -> HS sẽ phát biểu trên cơ sở kiến thức đã học.
Đối với HS giỏi : viết văn bản hoàn chỉnh.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm và phân tích một số VBTM để nhận ra tính hợp lí
trong kết cấu của VB
Học bài, soạn bài mới
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 56
LỚP: 10A2,A3,A4
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
A/ MỤC TIÊU :
Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
1/ KIẾN THỨC :
- Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.
- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.
2/ KĨ NĂNG :
- Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để
lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.

- Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
3/ THÁI ĐỘ : HS có ý thức lập dàn ý khi viết bài văn thuyết minh.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : Dạy theo phương pháp thực hành : rèn luyện kĩ năng lập dàn ý.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : soạn bài, làm BT.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tìm hiểu mục I
- Gọi 2 HS nhắc lại bố cục và nhiệm
vụ của từng phần trong một bài làm văn.
- GV nhận xét, bổ sung những thiếu
sót và đi đến chốt ý : văn thuyết minh
cũng phải đạt yêu cầu đó.
:Thực hành
- Chia lớp thành 4 nhóm thuyết minh
giới thiệu về :
N1 : một danh nhân văn hóa
N2 : một tác giả văn học
N3 : một nhà khoa học
N4 : một tấm gương học tốt
- Thực hiện các bước : xác định mục
đích, đối tượng, lựa chọn kết cấu, xây
dựng dàn ý 3 phần ( dàn ý đại cương ).
- Yêu cầu các nhóm trình bày, GV
nhận xét, chốt ý và thống nhất cách lập
dàn ý cho bài văn thuyết minh.

==> GV lưu ý HS một số điểm.
- Các ý phải phù hợp với yêu cầu
thuyết minh, không bị lạc đề.
I/ DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH :
- Dàn ý bài văn thuyết minh bao gồm
3 phần như những bài làm văn khác.
II/ LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TM :
1/ Xác định đề tài :
2/ Lập dàn ý :
3
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
- Các ý phải đủ để làm rõ được điều
cần thuyết minh, không sơ sài, thiếu sót.
- Các ý phải được sắp xếp theo một
hệ thống thống nhất để không bị trùng lặp
hay chồng chéo.
a/ Mở bài : giới thiệu đề tài -> thu hút
người đọc.
b/ Thân bài :
- Tìm ý, chọn ý.
- Sắp xếp ý.
c/ Kết bài : lưu lại cảm xúc và suy nghĩ
lâu bền trong lòng độc giả.
III/ GHI NHỚ : SGK tr 171
3. Củng cố bài giảng: Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ -> chốt kiến thức bài học.
Luyện tập : Bổ sung kiến thức cần thiết về kiểu bài TM.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Tự đưa ra vấn đề thuyết minh và luyện tập lập dàn ý cho
bài văn thuyết minh
Học bài, Soạn bài Phú Sông Bạch Đằng
D. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
ND:
LỚP: 10A2, 10A3, 10A4 Tiết PPCT: 57-58

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Trương Hán Siêu
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch
Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả ;
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú
sông Bạch Đằng.
1/ KIẾN THỨC :
- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
- Sử dụng lối “ chủ - khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu
văn tự do phóng túng.
2/ KĨ NĂNG : đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3/ THÁI ĐỘ : Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân
trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, gợi tìm.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án, tranh chữ những đoạn thơ sâu sắc.
2/ HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nêu những hiểu biết của em về tác giả Trương Hán
Siêu ?
- Tác giả sáng tác bài phú này vào lúc nào?
- GV kết hợp nhắc lại những trận thắng của quân
và dân ta trên sông Bạch Đằng và hình ảnh con sông
này đã đi vào văn học : Bạch Đằng là một nhánh
sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, phía gần Thủy
Nguyên, Hải Phòng, nơi ghi dấu nhiều chiến công
trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Đáng nhớ nhất là
các trận thủy chiến : năm 938, Ngô Quyền đánh tan
quân Nam Hán, giết Lưu Hoằng Thao. Năm 1288,
Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên, bắt
sống Ô Mã Nhi. Nhiều tác giả đã viết về đề tài sông
Bạch Đằng như : Trần Minh Tông ( Bạch Đằng
Giang ), Nguyễn Sưởng ( Bạch Đằng Giang ),
Nguyễn Trãi ( Bạch Đằng hải khẩu ), Nguyễn Mộng
Tuân ( Hậu Bạch Đằng giang phú ). Trong đó, nổi
tiếng nhất là Trương Hán Siêu với Bạch Đằng giang
phú ( Phú sông Bach Đằng ).
- GV giới thiệu vài nét về thể phú.
I/ TÌM HIỂU CHUNG :
1/ Tác giả :
- Trương Hán Siêu (? - 1354)
tự là Thăng Phủ, quê
- Tính tình : cương trực, học
vấn uyên thâm. Chức vụ : Hàn
lâm học sĩ.
- Tác phẩm : 3 bài văn, 1 bài
phú.
2/ Văn bản :

- Hoàn cảnh sáng tác : có lẽ
vào khoảng 50 năm sau cuộc
kháng chiến chống giặc Mông –
Nguyên thắng lợi.
- Thể loại : Phú cổ -> đặc
trưng là : chủ - khách đối
đáp.
- Bố cục : 4 phần.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1/ Nhân vật khách
5
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
- Hướng dẫn HS cách đọc và chia bố cục văn bản.
+ Đoạn 1 : cảm xúc lịch sử của nhân vật “khách”
trước cảnh sắc sông BĐ.
+ Đoạn 2 : các bô lão kể với “khách” về những
chiến công lịch sử trên sông BĐ.
+ Đoạn 3 : suy ngẫm và bình luận của các bô lão
về những chiến công xưa.
+ Đoạn 4 : lời ca khẳng định vai trò và đức độ
của con người.
- Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận :
+ Nhóm 1 : Tác giả vào vai nhân vật nào? Sở
thích nào được nói đến?
+ Nhóm 2 : Qua các địa danh nhân vật "khách"
đề cập, em nhận xét về nhân vật “khách" như thế nào
?
- Nhóm 1 trình bày :
* GV nhận xét và chốt ý : Nhân vật “khách” là sự
phân thân của chính tác giả. “Khách” dạo chơi phong

cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên
mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức
-> sở thích du ngoạn.
- Nhóm 2 trình bày : từ hướng du ngoạn, điểm
nhìn -> tâm trạng, tính cách.
GV kết hợp nhắc lại những câu thơ trong Bạch
Đằng hải khẩu của N.Trãi :
Biển lùa gió bấc thổi băng băng
Nhẹ kéo hồn thơ vượt Bạch Đằng
Ngạc chặt, kình băm, non lởm chởm
Giáo gươm chìm gãy biết bao tầng
==> Bình chốt ý : Hai nhà thơ cùng tâm trạng,
cảm xúc. Đó là nỗi buồn vì cảnh vật hiu quạnh,
thương cho những anh hùng chiến trận lừng lẫy một
thời đã đi vào dĩ vãng và tiếc chỉ còn một vài dấu vết
mờ dần theo tháng năm. Đó là cảm hứng hoài cổ
trong thi ca khi viết về đề tài lịch sử.
- Mục đích khi tác giả xây dựng nhân vật các bô
lão? Họ kể cho khách nghe gì?
==> GV chốt ý : nhân vật tập thể các bô lão có thể
là thật, là những người dân địa phương ven sông BĐ
mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh. Cũng có thể
nhân vật bô lão là nhân vật có tính chất hư cấu, là
tâm tư tình cảm của chính tác giả hiện thành nhân
vật trữ tình. Thái độ, giọng điệu của các bô lão trong
khi kể về chiến công BĐ là đầy nhiệt huyết, tự hào,
là cảm hứng của người trong cuộc. Lời kể không dài
dòng mà rất súc tích, cô đọng, khái quát nhưng gợi
-"Khách" muốn đến sông Bạch
Đằng tìm hiểu về lịch sử dân

tộc.
- Hình ảnh liệt kê, không
gian rộng lớn, thời gian liên
hoàn, giọng điệu trang trọng ->
người có vốn hiểu biết rộng.
- "Giương buồm giong
gió, lướt bể chơi trăng”->
phóng khoáng, tự do.
- Tác giả tái hiện hiện thực
có tính hồi tưởng các trận đánh
đã từng diễn ra -> tâm trạng
hoài cổ, rung động trước con
sông đầy chiến tích.
2/ Nhớ lại quá khứ qua lời các
bô lão.
- Các bô lão: nhân vật tập
thể kể cho khách nghe : " Chiến
địa buổi trùng Hưng, Nhị Thánh
Bãi đất xưa, thuở trước Ngô
chúa ” -> Những trận thủy
chiến vĩ đại trên sông Bạch
Đằng.
- Cách chọn hình ảnh,
điển tích được sử dụng phù hợp
với sự thật lịch sử.
==> Ca ngợi thắng trận của
ta trên sông Bạch Đằng bởi :
thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
3/ Lời ca khẳng định :
- Lời ca của các bô lão :

+ Dòng sông Bạch Đằng
mênh mông rộng lớn chảy về
biển Đông.
+ Kẻ bất nghĩa nhất định bị
tiêu vong.
+ Người anh hùng mãi lưu
danh.
 Khẳng định chân lí – quy
luật thiên nhiên và lịch sử.
- Lời ca của khách : người
anh hùng phải lấy đạo đức làm
trọng, quyền lợi dân tộc đặt trên
quyền lợi cá nhân.
=> Quan niệm tiến bộ.
6
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
lại được diễn biến, không khí của trận đánh hết sức
sinh động.
Các bô lão đã ngợi ca điều gì ? Ý nghĩa rút ra qua lời
ca đó ?
Khách đã ngợi ca điều gì? Em tâm đắc với ý thơ nào
nhất ?
GV chốt ý : Ở hai câu cuối của lời ca, “khách” vừa
biện luận, vừa khằng định chân lí : trong mối quan
hệ giữa địa linh và nhân kiệt thì nhân kiệt là yếu tố
quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “ đất hiểm”
mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “ đức cao”,
“đức lành”. Khẳng định địa linh bởi nhân kiệt, nêu
cao vai trò và vị trí của con người, lời ca kết thúc bài
phú vừa mang niềm tự hào dân tộc vừa thể hiện tư

tưởng nhân văn cao đẹp.
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- Luyện tập : hướng dẫn BT2
+ Cả 2 bài đều thể hiện niềm tự hào về chiến
công trên sông BĐ.
+ Cùng ca ngợi yếu tố thiên nhiên và con người
làm nên chiến thắng.
+ Khẳng định vị trí quan trọng của con người
trong đấu tranh dựng và giữ nước.
4/ Ý nghĩa VB : thể hiện niềm
tự hào, niềm tin vào con người
và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
III/ TỔNG KẾT :
Ghi nhớ : SGK tr 7
3. Củng cố bài giảng: Nội dung bài phú, Ý nghĩa bài phú.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời ca của nhân vật
“khách” ở cuối bài phú : “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”.
Học bài, Soạn bài Bình Ngô Đại Cáo
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 59
LỚP: 10A2, 10A3, 10A4
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Nguyễn Trãi
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân
tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố
quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược.

- Nhận thức được vẻ đẹp của áng "thiên cổ hùng văn" với sự kết hợp hài hoà của sức
mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
1/ KIẾN THỨC :
Nắm những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi :
một nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa thế giới, vị trí của ông trong việc phát triển
văn học: nhà chính luận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca.
2/ KĨ NĂNG : đọc - hiểu văn bản văn học sử theo đặc trưng thể loại.
3/ THÁI ĐỘ : HS trân trọng những đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học nước nhà
và sẻ chia những mất mát, tan thương mà ông và gia đình phải chịu.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp :
- Cung cấp kiến thức văn học sử kết hợp với phân tích thơ văn tiêu biểu.
- Truyền thụ kiến thức kết hợp bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào đối
với Nguyễn Trãi.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án, tranh tác giả.
2/ HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ: Hãy đọc một đoạn thơ em thích trong "Bạch Đằng giang phú"
và p.tích. Nêu những hiểu biết của em về nhân vật “ khách” ?
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV giới thiệu bài mới bằng những câu thơ của Sóng
Hồng.
- GV gọi 1 HS nêu những nét sơ lược về tên hiệu, năm
sinh, năm mất và gia đình tác giả.
- Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, mỗi nhóm tìm hiểu
cuộc đời NT theo thứ tự các mốc thời gian sau :
* Nhóm 1 : từ thiếu thời đến 1407
* Nhóm 2 : từ 1407 đến 1438

* Nhóm 3 : từ 1439 đến 1442
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày, GV nhận xét, bổ
sung khi cần thiết và cho HS ghi bài ngắn gọn.
==> GV giúp HS chốt nội dung về cuộc đời của NT.
- GV nêu vấn đề bằng nhận xét : "Nguyễn Trãi là nhà
văn nhà, nhà thơ lớn", em chứng minh thế nào?
I/ CUỘC ĐỜI :
- Nguyễn Trãi (1380 -
1442) hiệu là Ức Trai,
được sinh ra và lớn lên
trong một gia đình nhà nho
nghèo, có truyền thống
yêu nước và văn hóa, văn
học.
- Cuộc đời có 3 chặng
đường :
+ Trước khởi nghĩa
Lam Sơn : ông là người
chịu nhiều đau thương mất
mát nhưng vẫn cố gắng
phấn đấu học tập và thi cử
đỗ đạt.
+ Giúp đỡ triều Lê :
8
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
==> GV gợi ý HS phải nêu được số lượng tác phẩm
rồi từ đó nhìn thể loại để chứng minh.
- Cho HS gạch chân tác phẩm trong SGK, không ghi
bài.
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và trình bày các nội

dung :
- Nhóm 1 : em suy nghĩ ntn về sức mạnh của "Quân
trung từ mệnh tập".
- Nhóm 2 : hai câu thơ trích dẫn nêu nội dung ý nghĩa
nào?
GV giới thiệu thêm 1 đoạn trong Quân trung từ mệnh tập (
thư Tái dụ Vương Thông ) để HS hiểu rõ Nguyễn Trãi là
một nhà chính luận bậc thầy, luận điểm vững chắc, lập
luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt : “ Người giỏi dùng
binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì
biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn, mất thời và không
thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi
ấy chỉ ở trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không
hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng
phải là hạng thất phu đớn hèn ư?”.
Nhóm 3 : lí tưởng anh hùng của Nguyễn Trãi.
Nhóm 4 : tình yêu của tác giả.
GV kết hợp giáo dục HS về lòng yêu nước, tự hào
dân tộc và cho HS gạch chân những câu thơ hay :
" Hái cúc, ương lan hương bén áo,
Tìm mai, đạp nguyệt tuyết xâm khăn."
"Mười năm phiêu dạt tấm thân bồng
Vườn cũ ngày đêm nhớ quặn lòng
Quê mẹ tìm thăm hồn gởi mộng
Mồ ông mong sửa lệ tuôn hồng"
GV chốt kiến thức : Văn chương NT hội tụ hai nguồn
cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân
đạo. Ông có đóng góp lớn ở cả hai bình diện cơ bản nhất
là thể loại và ngôn ngữ. NT là nhà văn chính luận kiệt
xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đem đến

cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ
Nôm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn
học giàu và đẹp.
Luyện tập : Hướng dẫn HS làm BT : “ Ở Nguyễn
Trãi có sự kết hợp giữa người anh hùng vĩ đại và con
người đời thường”. Làm sáng tỏ nhận định trên.
• NT – người anh hùng vĩ đại :
- Hòa quyện giữa yêu nước, nhân nghĩa và anh hùng : “
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược. Có nhân, có trí, có anh
hùng”.
- Khi có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, khi hòa bình
thì xây dựng đất nước và chống gian thần vì công lí, vì
thời chiến ông là nhà quân
sự, chính trị tài ba, thời
bình ông góp sức xây
dựng đất nước.
+ Lúc về ở ẩn : chờ
thời để giúp nước, sau đó
bị nghi oan án bị Lệ Chi
Viên -> Gia đình bị tru di.
==> Nguyễn Trãi là bậc
anh hùng dân tộc, một
nhân vật toàn tài hiếm có,
danh nhân văn hóa thế giới
nhưng cũng là người phải
chịu những oan khiên
thảm khốc nhất trong lịch
sử chế độ phong kiến Việt
Nam.
II/ SỰ NGHIỆP THƠ

VĂN.
1/ Những tác phẩm chính.
- Tác phẩm viết bằng
chữ Hán :
+ Chính trị: Quân
trung từ mệnh tập, Cáo
bình Ngô.
+ Địa lí: Dư địa chí.
+ Sử kí: Lam Sơn
thực lục.
+ Thơ : Ức Trai thi
tập.
- Tác phẩm viết bằng
chữ Nôm : Quốc âm thi
tập.
2/ N. Trãi - nhà chính
luận kiệt xuất.
Nguyễn Trãi là nhà văn
chính luận lỗi lạc.Tư
tưởng xuyên suốt : nhân
nghĩa, yêu nước, thương
dân." Việc nhân nghĩa cốt
ở yên dân, Quân điếu phạt
trước lo trừ bạo”.
- Bút pháp nghệ thuật
chặt chẽ, lập luận sắc bén
từ việc xác định đối tượng,
mục đích
3/ N. Trãi - nhà thơ trữ
tình sâu sắc :

9
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
nhân dân: “ Chớ cậy sang mà ép nề. Lời chẳng phải, vẫn
không nghe”.
- Tình cảm yêu nước thiết tha, mãnh liệt : “ Bui một
tấc lòng ưu ái cũ. Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
- Tinh thần sống hết mình cho lí tưởng : “ Những vì
chúa thánh âu đời trị. Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn”.
• NT – con người đời thường :
- Thơ Nguyễn Trãi có những câu nói về tình cha con
xiết bao cảm động : “Quân thân chưa báo lòng canh cánh.
Tình phụ cơm trời áo cha”.
- Tình bạn ở Nguyễn Trãi là tình cảm cao đẹp. Thơ Ức
Trai thường hay nói tới lòng bạn : “ Lòng bạn trăng vằng
vặc cao”.
- Mượn hình tượng cây chuối để thể hiện cảm xúc sâu
sắc, kín đáo nhưng không kém phần sôi nổi, rạo rực – cảm
hứng về tuổi trẻ, tình yêu : bài Cây chuối.
- Lí tưởng anh hùng
hòa quyện giữa nhân nghĩa
với yêu nước, thương dân.
Phẩm chất, ý chí, tinh thần
cứng cỏi, vững vàng, ngay
thẳng, thanh tao
- Tình yêu thiên nhiên,
đất nước, con người, cuộc
sống : bức tranh vừa hoành
tráng vừa thơ mộng, thiên
nhiên bình dị, dân dã. Tình
cảm dành cho con người

và quê hương là tha thiết
sâu đậm.
III/ KẾT LUẬN : SGK tr
13
3. Củng cố bài giảng: N. Trãi - nhà chính luận kiệt xuất, N. Trãi - nhà thơ trữ tình sâu
sắc
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Nắm rõ hai đặc điểm chính trong con người và thơ văn Nguyễn Trãi.
- Sưu tầm thêm thơ văn Nguyễn Trãi.
- Những câu thơ của Sóng Hồng :
Hơn năm trăm năm trước
Nhân dân ta vùng lên đuổi quân xâm lược
Ai chí khí hiên ngang
Hơn đời mưu lược
Cứu dân, cứu nước, nhớ lời cha
Một lòng ưu ái vì dân tộc
Lo trước vui sau giữ nếp nhà
Mười năm quyết chiến
Ngang dọc xông pha
Lấy nhân nghĩa chống bạo tàn
Dựa dân dẹp tan kình ngạc
Vung gươm khiếp vía quân Minh
Múa bút mềm gan tướng giặc
Sau khi sóng kình im bặt
Chí đang hăng dựng nước buổi thanh bình
Vì ai phải lui về núi cũ
Bạn với cúc tùng cho ngày tháng trôi qua
Tưởng thoát chốn phồn hoa
Mặc ai bon chen danh lợi
Đau đớn nhìn việc đời biến đổi

Như mây trôi nước chảy xuôi dòng
Lúc thuyền ai hờ hững ở trên sông
Nhưng duyên nợ nước mây chưa trọn
Chí lo việc lớn vẫn hăng say
Bi kịch Lệ Chi viên để lụy bậc thiên tài
Hận anh hùng
Nước biển Đông
Cũng không rửa sạch !
Học bài, soạn bài mới
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
10
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
ND: Tiết PPCT 60-61
LỚP: 10A2, 10A3, 10A4

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Nguyễn Trãi
A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư
tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng
lợi trong chiến tranh chống xâm lược.
- Nhận thức được vẻ đẹp của áng "thiên cổ hùng văn" với sự kết hợp hài hoà của sức
mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
1/ KIẾN THỨC :
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ

mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản TNĐL sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.
- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức
thuyết phục.
2/ KĨ NĂNG : đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại cáo.
3/ THÁI ĐỘ : Bồi dưỡng cho HS ý thức dân tộc.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp :
- Tích hợp kiến thức về thể loại ở THCS.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản theo bố cục.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án, tranh chữ những đoạn thơ sâu sắc.
2. HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời Nguyễn Trãi ?
Đối với HS giỏi : Chứng minh Nguyễn Trãi vừa là nhà chính trị kiệt xuất, vừa là nhà
thơ trữ tình sâu sắc.
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tạo tâm thế tiếp nhận
Phát vấn HS :
- Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ?
GV nói rõ hơn nhan đề : Đại cáo
không phải là bài cáo thường mà là bài đại
cáo mang tính chất quốc gia trọng đại.
Dùng từ Ngô để chỉ giặc Minh gợi lên
được sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân
dân ta đối với giặc phương Bắc đã có từ
ngàn xưa để rồi dồn lên đầu kẻ thù trước
mắt là giặc Minh xâm lược.

- Nêu những hiểu biết về thể loại ? (tích
hợp kiến thức THCS ).
- Xác định bố cục văn bản ?
==> GV chốt ý và cho HS gạch chân tất
I/ TÌM HIỂU CHUNG :
- HCST : sau khi quân ta đại thắng,
tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện
binh của giặc, Vương Thông buộc
phải giảng hòa, chấp nhận rút quân
về nước. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê
Lợi viết Đại cáo bình Ngô để tuyên
bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa
bình cho đất nước. Tác phẩm này
được xem là bản tuyên ngôn độc lập
lần 2 của nước ta.
- Thể loại : thể cáo.
- Bố cục : 4 phần.
11
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
cả những ý này trong SGK.
Đọc và chia bố cục VB
- GV đọc mẫu 1 đoạn và hướng dẫn HS
cách đọc văn bản theo bố cục :
+ Đoạn 1 : đĩnh đạc, trang trọng
+ Đoạn 2 : đanh thép, thống thiết
+ Đoạn 3 : trang trọng, hồ hởi
+ Đoạn 4 : trang nghiêm, rành mạch
- Gọi một số HS đọc văn bản -> rèn kĩ
năng đọc – hiểu.
- Gọi 2 HS khá phát biểu cảm nhận

chung sau khi đọc văn bản.
Phân tích, cắt nghĩa VB
Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu nội
dung, nghệ thuật của 4 đoạn theo thứ tự.
* Nhóm 1 trình bày theo gợi ý :
- Nguyễn Trãi đã minh chứng như
thế nào trong đoạn này?
- Theo em quan điểm nhà thơ đưa
ra có phức tạp không ? Vì sao?
==> GV liên hệ bài "Nam quốc sơn
hà" để thấy được ý thức độc lập dân tộc ở
ĐCBN toàn diện và sâu sắc hơn. Toàn diện
hơn vì ý thức độc lập dân tộc trong NQSH
được xác định chủ yếu trên hai yếu tố :
lãnh thổ và chủ quyền, còn đến ĐCBN,
một số yếu tố nữa được bổ sung : văn hiến,
phong tục tập quán, lịch sử…Sâu sắc hơn
vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn
Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống
lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để
xác định dân tộc.
* Nhóm 2 trình bày theo gợi ý :
- Nguyên nhân nào khiến giặc cướp
nước ta ?
- Những tội ác của chúng được tác
giả miêu tả ra sao?
==> Cho HS gạch chân một số câu thơ :
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
1/ Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và
chân lí độc lập của Đại Việt.

- " Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
==> Tư tưởng quán xuyến toàn bài :
nhân nghĩa phải gắn liền với chống giặc
xâm lược.
- Tác giả đã nêu chân lí khách
quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền
của nước Đại Việt qua từ ngữ : “từ trước,
vốn xưng nền văn hiến đã lâu, đã chia ”
dựa trên những yếu tố căn bản về : lãnh
thổ, phong tục tập quán, lịch sử
2/ Tố cáo tội ác của giặc Minh :
- Nguyên nhân :
"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh"
==> Tác giả vạch trần luận điệu bịp
bợm "phù Trần diệt Hồ" và âm mưu xâm
lược của giặc.
- Liệt kê tội ác :
+ Tàn phá thiên nhiên, môi trường.
+ Hành động man rợ với con người.
 Tội ác vô hạn của giặc xâm lược
12
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015

- Tâm trạng của NT hay nhân dân thể
hiện ra sao trước những tội ác ấy?
==> GV bình chốt ý : Để diễn tả tội ác

chồng chất của giặc, để nói lên khối căm
hờn chất chứa của nhân dân ta, NT đã kết
thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình
tượng : “ Độc ác thay…không ghi hết tội.
Dơ bẩn thay…không rửa sạch mùi”. Lấy
cái vô hạn ( trúc Nam Sơn ) để nói cái vô
hạn ( tội ác của giặc ). Dùng cái vô cùng
(nước Đông Hải) để nói cái vô cùng ( sự
nhơ bẩn của kẻ thù ). Câu văn đầy hình
tượng và đanh thép đó đã cho ta cảm nhận
sâu sắc tội ác của gịăc xâm lược. NT đứng
trên lập trường nhân bản, hơn nữa đứng về
quyền sống của người dân vô tội để tố cáo,
lên án giặc Minh. ĐCBN chứa đựng những
yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền. GV
kết hợp giáo dục môi trường cho HS.
* Nhóm 3 trình bày theo gợi ý :
- Bước đầu khởi nghĩa, quân ta có
những khó khăn nào?
- Trước tình hình đó, ta khắc phục
bằng cách nào?
- Người đã lãnh đạo và đề ra hướng
khắc phục đó, là ai? Phác họa chân dung
nhân vật đó?
==> Tích hợp dọc : GV liên hệ tâm
trạng của T.Q.Tuấn trong "Hịch tướng sĩ"
để HS khắc sâu bài học ( bảng so sánh cuối
bài )
- Lược thuật chiến thắng Bồ Đằng,
không sao ghi chép nổi, không thể rửa

sạch mùi.
==> Câu văn giàu hình tượng, bản cáo
trạng đanh thép, khi thống thiết, khi uất
hận trào sôi -> Con người không thể chịu
đựng nữa : phải hành động đánh giặc.
3/ Diễn biến cuộc chiến :
a/ Giai đoạn đầu của khởi nghĩa.
- Nghĩa quân gặp nhiều khó
khăn : binh lực yếu, nhân tài hiếm, lương
thực cạn, quân bị thương vong nhiều.
- Phương pháp khắc phục
+ “Lấy ít địch nhiều, yếu chống
mạnh”.
+ Đánh lâu dài, đoàn kết trên dưới một
lòng.
+ Đánh vào tâm "mưu phạt tâm công"
- Hình tượng Lê Lợi :
+ Xuất thân: "chốn hoang dã nương
mình"
+ Xưng hô : "ta" -> khiêm nhường
+ Căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng
hoài bão lớn, có quyết tâm cao thực hiện
lí tưởng.
+ Tính cách : suy tính kỹ, tôn trọng
nhân tài.
==> Đề cao sức mạnh của người dân,
tác giả sử dụng hình tượng tâm lí với bút
pháp trữ tình + tự sự.
b/ Lược thuật chiến công.
- Tác giả dựng lên bức tranh

toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với
bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng
ca.
+ Chiến thắng : Bồ Đằng, Trà Lân mở
13
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
Trà Lân ?
- Lược thuật chiến thắng Ninh Kiều,
Tốt Động ?
- Khung cảnh chiến trường được
miêu tả ra sao? Nghệ thuật miêu tả có gì
đặc biệt.
* GV dùng bảng so sánh để HS hiểu
rõ ( bảng so sánh cuối bài ). HS có thể
gạch dẫn chứng SGK.
* Nhóm 4 trình bày theo gợi ý :
- Em có nhận xét gì về lời tuyên cáo
của tác giả ?
- Bài học lịch sử rút ra là gì ?
GV bình kết thúc bài học : Trong lời
tuyên bố kết thúc chiến tranh, cảm hứng về
độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã
hòa quyện với niềm tin về quy luật vận
động của thế giới từ “bĩ” sang “thái”
hướng tới sự sáng tươi, phát triển, khắc
họa quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây
dựng nền thái bình vững chắc.
Củng cố, luyện tập
- GV nhấn Gọi HS đọc phần ghi nhớ
-> chốt kiến thức bài học.

- Luyện tập : Các bảng so sánh và sơ
đồ bài Luyện tập 1 tr 23/sgk
màn đã giành thắng lợi bất ngờ.
+ Chiến thắng : Ninh Kiều, Tốt Động
có tính chất bản lề vô cùng ác liệt.
- Chiến thắng của ta đối lập với
thất bại thảm hại của giặc -> Nhiều động
từ mạnh, tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa,
câu văn khi dài khi ngắn, nhạc điệu dồn
dập, sảng khoái, âm thanh giòn giã hào
hùng, như sóng trào, bão cuốn.
==> Nhân dân ta vì chính nghĩa chiến
đấu nên tha cho chúng về nước (nhân đạo)
4/ Tuyên cáo kháng chiến thắng lợi và
bài học lịch sử.
- Kết thúc chiến tranh mở ra một
kỷ nguyên độc lập.
- Bài học lịch sử : sự thay đổi
nhưng thực chất là sự phục hưng ( bĩ rồi
lại thái, hối rồi lại minh ) là nguyên nhân,
là điều kiện để thiết lập sự vững bền.
==> Viễn cảnh của đất nước hiện ra
thật tươi sáng, huy hoàng.
5/ Ý nghĩa VB : Bản hùng ca tổng kết
cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm
lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân
Đại Việt, bản TNĐL sáng chói tư tưởng
nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa
bình.
III/ TỔNG KẾT :

Ghi nhớ : SGK tr 23
Tâm trạng Trần Quốc Tuấn Lê Lợi
Căm hận trào sôi Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa Đau lòng nhức óc
Cùng nuôi chí lớn Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối Nếm mật nằm gai…quên
ăn vì giận
Quyết tâm sắt đá Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài
nội cỏ
Những trằn trọc trong cơn
mộng mị
Chiến thắng của ta Thất bại của giặc
- sấm vang chớp giật
- trúc chẻ tro bay
- thừa thắng ruổi dài
- đất cũ thu về
- hăng lại càng hăng
- mưu phạt tâm công
- điều binh thủ hiểm
- sai tướng chẹn đường
- ngày mười tám
- máu chảy thành sông
- thây chất đầy nội
- phải bêu đầu
- đành bỏ mạng
- cháy lại càng cháy
- trí cùng lực kiệt
- mũi tiên phong bị chặt
- tuyệt nguồn lương thực
- Liễu Thăng thất thế
14
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015

- ngày hai mươi
- ngày hăm lăm
- ngày hăm tám
- thuận đà đưa lưỡi dao tung phá
- đánh một trận
- đánh hai trận
- nổi gió to
- thông tổ kiến
- Liễu Thăng cụt đầu
- Lương Minh bại trận tử vong
- Lí Khánh cùng kế tự vẫn
- quay mũi giáo đánh nhau
- sạch không kình ngạc
- tan tác chim muôn
- quét sạch lá khô
- sụt toang đê vỡ
- lê gối dâng tờ tạ tội, trói tay để tự xin hàng,
thây chất đầy đường, máu trôi đỏ nước,…
3. Củng cố bài giảng: Tư tưởng, chân lí, nội dung bài cáo
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Học thuộc lòng bản dịch bài cáo ( đoạn chữ to ).
CM rằng ĐCBN là một bản TN nhân nghĩa.
Học bài, soạn bài mới
D.RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
15
Kẻ thù phi nghĩa Đại Việt chính nghĩa
Chính nghĩa chiến thắng và bài học lịch sử

SOI SÁNG TIỀN ĐỀ VÀO THỰC TIỄN
Tư tưởng nhân nghĩa Chân lí độc lập
RÚT RA KẾT LUẬN
TIỀN ĐỀ
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 62
LỚP: 10A2, 10A3, 10A4

TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh ;
- Biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn.
1/ KIẾN THỨC :
- Yêu cầu về tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
2/ KĨ NĂNG :
- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
qua các ví dụ cụ thể.
- Bước đầu biết viết VBTM có tính chuẩn xác, hấp dẫn.
3/ THÁI ĐỘ :
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp :
Dạy theo phương pháp diễn dịch : từ các đơn vị kiến thức được cung cấp, tổ chức
thảo luận, trao đổi, thống nhất cách hiểu và vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã có
để phân tích các văn bản và làm bài tập.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án, tranh mẫu sự vật.
2/ HỌC SINH : soạn bài, làm BT.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Kiểm tra kiến thức cũ Nêu dàn ý bài văn thuyết minh ?
Kiểm tra BT 3 HS.
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tìm hiểu tính chuẩn xác trong VBTM
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn
bản thuyết minh ( tích hợp dọc ).
Khái niệm : VBTM là kiểu văn bản thông
dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung
cấp kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên
nhân…của các hiện tượng và sự vật trong tự
nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới
thiệu, giải thích.
- Tích hợp : nhu cầu và mục đích
thuyết minh đã được học ở THCS.
- Tổ chức cho HS thảo luận các câu
hỏi trong SGK -> chốt lại một số biện pháp đảm
bảo tính chuẩn xác của VBTM.
Thực hành
- Chia thành 3 nhóm thảo luận về 3
yêu cầu của BT, nhóm còn lại nhận xét.
- GV bổ sung, chốt ý.
I/ TÍNH CHUẨN XÁC TRONG
VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1/ Tính chuẩn xác và một số biện
pháp bảo đảm tính chuẩn xác của
VBTM
- Mục đích của VBTM là cung
cấp những tri thức về sự vật khách
quan nhằm giúp cho hiểu biết của

người đọc, người nghe thêm chính
xác, phong phú.
- Cần chú ý :
+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi
viết.
+ Thu thập đầy đủ tài liệu.
+ Thời điểm xuất bản của tài
liệu.
2/ Luyện tập :
16
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
a/ Chưa chuẩn xác vì :
- Không phải chỉ có VHDG.
- Không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.
- Không có câu đố.
b/ Chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý
nghĩa thực của những từ “ thiên cổ hùng văn”. “
Thiên cổ hùng văn” là áng hùng văn của nghìn
đời chứ không phải là áng hùng văn viết cách
đây một nghìn năm.
c/ Không thể sử dụng để thuyết minh về nhà
thơ N.B.Khiêm vì nội dung của nó không nói
đến NBK với tư cách nhà thơ.
Tìm hiểu mục II
- Sử dụng các tranh ở mục I, yêu cầu
HS viết thêm lời bình để cho văn bản hấp dẫn
hơn.
- Tổ chức thảo luận các câu hỏi trong
SGK -> thống nhất các biện pháp tạo tính hấp
dẫn của VBTM.

-Gọi 2 HS đọc văn bản trong SGK.
- Chia 2 nhóm thảo luận, giải quyết
yêu cầu của BT.
- GV nhận xét, chốt ý và cho điểm
khuyến khích.
Củng cố, luyện tập
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong
SGK -> chốt kiến thức bài học.
- Luyện tập : đây là một VBTM hấp
dẫn vì
+ Sử dụng linh hoạt các kiểu câu : câu đơn,
câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng
định.
+ Dùng những từ ngữ giàu tính hình tượng,
giàu liên tưởng : “ Bó hành hoa xanh như lá
mạ”…
+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc : “ Trông mà
thèm quá!”, “ Có ai lại đừng vào ăn cho
được”….
II/ TÍNH HẤP DẪN CỦA VBTM.
1/ Tính hấp dẫn và một số biện
pháp tạo tính hấp dẫn của VBTM.
- VBTM không chỉ chuẩn xác
mà còn phải hấp dẫn.
- Một số biện pháp :
+ Chi tiết cụ thể, sinh động.
+ So sánh để làm nổi bật sự
khác biệt.
+ Kết hợp các kiểu câu.
+ Phối hợp nhiều loại kiến thức.

2/ Luyện tập :
VB1 : tác giả đã đưa ra hàng loạt
chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ
ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và
bộ não của con chuột bị nhốt trong
hộp rỗng -> cụ thể, dễ hiểu, hấp
dẫn, sinh động.
VB2 : không chỉ thấy phong cảnh
Hồ Gươm hôm nay mà còn hiểu sâu
về lịch sử, văn hóa, đời sống tâm
linh của dân tộc
3. Củng cố bài giảng: Tính chuẩn xác và hấp dẫn của VBTM
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm và tìm hiểu 1 số VBTM có tính chuẩn xác, hấp
dẫn
Học bài, soạn bài mới
D.RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
17
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 63
LỚP: 10A2, 10A3, 10A4
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
Thân Nhân Trung
A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất
nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ ;
- Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục

người đọc, người nghe.
1/ KIẾN THỨC :
- “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, mối q.hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.
- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận.
2/ KĨ NĂNG : đọc - hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại.
3/ THÁI ĐỘ : Có thái độ trân trọng và trách nhiệm của mỗi người.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : Dạy theo phương pháp thuyết trình : HS thảo luận nhóm, trình bày hiểu
biết của mình theo sự phân công chuẩn bị của GV.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : soạn bài theo sự phân công của GV.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
Nêu và p.tích các nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết được?
2. Giảng kiến thức mới
Trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám ( Hà Nội), từ thời Lí, sau mỗi khoa thi, nhà vua lại
cho dựng những bia đá ( đặt trên lưng rùa đá) ghi rõ họ tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ
Đại Việt. Đó là việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa nhân văn và giáo dục sâu sắc của các
triều đại phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, ở mỗi bia tiến sĩ đó, người ta còn thấy các bài
kí đề danh. Bài này trích từ một trong những văn bia đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tạo tâm thế tiếp nhận
- Gọi 1 HS nêu một số ý về tác giả.
- GV nói rõ hơn về bối cảnh đất nước lúc
bấy giờ -> tác động đến HCST.
- GV hướng dẫn cách đọc : giọng bình tĩnh,
đĩnh đạc, trang trọng và yêu cầu HS đọc văn
bản.

- Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận câu hỏi
1,2 trong SGK. Sau đó, cả nhóm thống nhất
cách hiểu và cử đại diện trình bày.
Phân tích, cắt nghĩa VB
- Nhóm 1 trình bày : vai trò của hiền tài đối
với quốc gia.
==> GV nhận xét, chốt ý và giải thích thêm
I/ TÌM HIỂU CHUNG :
- Tác giả : Thân Nhân Trung.
- HCST : viết năm 1484 thời
Hồng Đức.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
1/ Vai trò của hiền tài đối với đất
nước :
- Hiền tài là người tài cao, học
rộng, có đạo đức tốt, được mọi người
tín nhiệm suy tôn.
- Hiền tài có vai trò quyết định sự
hưng thịnh của đất nước, góp phần
làm nên sự sống còn của đất của quốc
18
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
về việc khắc bia ghi tên tiến sĩ : Nhà nước đã
từng trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất
để khích lệ nhân tài : đề cao danh tiếng, phong
chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban
yến tiệc… Những việc đã làm chưa xứng với
vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc
bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.
- Nhóm 2 trình bày : ý nghĩa, tác dụng của

việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
Củng cố, luyện tập, bộc lộ kết quả tiếp nhận
- Phát biểu tập thể : bài học lịch sử rút ra từ
việc khắc bia ghi tên tiến sĩ ?
- GV nhận xét, định hướng :
+ Thời nào thì “ hiền tài cũng là nguyên
khí của quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài.
+ Hiền tài có mối quan hệ sống còn đến
sự thịnh suy của đất nước.
+ Thấm nhuần quan điểm của nước ta :
giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.
Thấm nhuần quan điểm của Bác : một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu.
- Luyện tập : hướng dẫn HS lập sơ đồ theo
câu hỏi 4 – SGK.
gia và xã hội.
2/ Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc
bia ghi tên tiến sĩ :
- Thể hiện tinh thần trọng người
tài của các đấng minh vương, “ khiến
cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn
hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng
sức giúp vua…”, để kẻ ác “lấy đó làm
răn; người thiện theo đó mà cố gắng”
- Là lời nhắc nhở mọi người, nhất
là trí thức nhận rõ trách nhiệm với
vận mệnh dân tộc.
3) Nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận
cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt

tình
4/Ý nghĩa VB : khích lệ kẻ sĩ đương
thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài
học cho muôn đời sau, thể hiện tấm
lòng của Thân Nhân Trung với sự
nghiệp xây dựng đất nước
3. Củng cố bài giảng: Vai trò quan trọng của hiền tài, Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia
tiến sĩ
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Phát hiện những luận điểm, luận cứ của văn bản.
Học bài, soạn bài mới
D.RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………
ND: THEO LỊCH KKTT CỦA TRƯỜNG
19
Vai trò quan trọng của hiền tài
Khuyến khích hiền tài
Việc đã làm Việc tiếp tục làm : khắc bia tiến sĩ
Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
LỚP: 10A2, 10A3, 10A4
BÀI VIẾT SỐ 5
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC : Vận dụng những hiểu biết lý thuyết để làm được một bài văn thuyết
minh vừa rõ ràng, chuẩn xác lại vừa sinh động, hấp dẫn về một sự vật, sự việc, hiện
tượng, con người gần gũi, quen thuộc trong đời sống.
2/ KĨ NĂNG : tiếp tục củng cố kĩ năng làm văn thuyết minh, cũng như các kĩ năng
dàn ý, diễn đạt…

3/ THÁI ĐỘ : HS thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân để từ đó rút ra những
kinh nghiệm cần thiết để làm bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt hơn.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp :
- GV ra đề vừa sức với HS.
- Yêu cầu HS lập dàn ý trước khi làm bài.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : xem lại cách làm bài văn thuyết minh.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách lập
dàn ý cho bài văn thuyết minh.
- Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn
xác và hấp dẫn cho bài văn.
- GV ghi đề lên bảng.
- HS ghi đề vào giấy kiểm tra
- Dạng đề : văn thuyết minh.
- Nội dung : một danh lam thắng cảnh
của đất nước quê hương.
- Chú ý : ngoài việc đảm bảo bố cục 3
phần, tính chuẩn xác, tính hấp dẫn còn
phải chú trọng diễn đạt, kĩ năng hành văn.
- HS làm bài.
- Thu bài.
Nhắc lại một số lưu ý khi làm bài.
I/ HƯỚNG DẪN CHUNG :
II/ ĐỀ RA :

Thuyết minh về một danh lam thắng
cảnh của đất nước quê hương.
III/ GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI :
3. Củng cố bài giảng:
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: tiếp tục rèn kĩ năng làm văn TM.
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
ND: Tiết PPCT: 64
20
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
LỚP: 10A2, 10A3, 10A4
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC :
- Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng, nhánh ngôn ngữ nói
riêng và tiếng Việt nói chung.
- Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của TV qua các thời kì.
- Chữ viết của TV : chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
2/ KĨ NĂNG :
- Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử TV và lịch sử chữ Việt của TV với kiến thức
về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ
quốc ngữ.
- Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính
tả trong văn bản.
3/ THÁI ĐỘ : Ghi nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch về tiếng Việt và tiếng nói của dân
tộc: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng
ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp".
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :

Phương pháp :
- Diễn giảng kết hợp vấn đáp.
- Sử dụng nhiều ví dụ làm cho tiết học sinh động.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : soạn bài, làm BT.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS đọc mục I.1 trong
SGK. GV phát vấn :
- Em hiểu thế nào về nguồn gốc TV ?
- Theo em, TV có quan hệ họ hàng với
những ngôn ngữ nào ?
- GV minh hoạ bằng sơ đồ sau :
I/ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TV :
1/ Tiếng Việt trong thời kì dựng nước :
a/ Nguồn gốc tiếng Việt :
- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa.
- Nguồn gốc và tiến trình phát triển của
tiếng Việt gắn với nền văn minh lúa nước
trên địa bàn Đông Nam Á tiền sử.
b/ Quan hệ họ hàng của tiếng Việt :
- Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam
Á, dòng Môn-Khmer.
- Ngoài ra, TV còn có quan hệ họ hàng
21
MÔN VÀ KHMER
Việt Mường
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
- Nhóm 1 : Sự phát triển của tiếng Việt
trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc
thuộc có điều gì đáng lưu ý ?
GV chứng minh bằng ví dụ :
+ Vay mượn từ Hán, chỉ Việt hóa cách
đọc, ý nghĩa và kết cấu giữ nguyên: tâm,
tài, đức, mệnh, độc lập, ( HS đọc thêm
trong SGK ).
+ Với hình thức sao phỏng, dịch nghĩa
TV: đan tâm > lòng son, cửu trùng >
chín lần, hồng nhan > má hồng.
- Nhóm 2 : Sự phát triển của tiếng Việt
trong thời kì độc lập tự chủ có điểm gì đặc
sắc ?
- Nhóm 3 : Sự phát triển của tiếng Việt
trong thời kì Pháp thuộc có điểm gì khác
các thời kì trước ?
- Nhóm 4 : Vị trí của tiếng Việt ở nước
ta từ sau CMT8 ?
GV nêu ví dụ các trường hợp vay mượn :
+ Mượn của tiếng Hán : chính trị,
kinh tế, triết học, chính quyền, môi trường,
môi sinh, sinh quyển, khí quyển…
+ Mượn của tiếng Pháp và tiếng Anh :
a-xít, ô-xi, ma-ket-tinh, in-te-nét…
+ Đặt thuật ngữ thuần Việt ( dịch ý
hoặc sao phỏng ) : vùng trời ( không
phận), thiếu máu ( bần huyết )…
==> Chốt ý bài học kết hợp giáo dục

HS bằng lời dạy của Bác : “ Tiếng ta còn
thiếu, nên nhiều lúc phải vay mượn tiếng
nước khác nhất là tiếng Trung Quốc.
Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào
ta sẵn có thì dùng tiếng ta”.
với một số ngôn ngữ khác : Ba-na, Cơ-
tu…
2/ Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc :
- Do hoàn cảnh lịch sử, sự tiếp xúc
giữa TV và tiếng Hán diễn ra lâu dài.
- Trong quá trình tiếp xúc, TV đã vay
mượn rất nhiều từ tiếng Hán bằng cách
thức Việt hóa tiếng Hán ( Hán Việt).
3/ Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ:
- Từ TK XI, vai trò các nhà Nho được
đề cao và việc học hành được chú ý.
- Đến TK XIII, chữ Nôm ra đời càng
khẳng định ưu thế trong sáng tác thơ văn.
4/ Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc :
- Tiếng Hán mất dần địa vị chính
thống.
- Chữ Quốc ngữ xuất hiện với văn hóa
phương Tây làm cho tiếng Việt phát triển
năng động.
5/ Tiếng Việt sau CMT8 đến nay :
- TV có vai trò chính thống và được
chuẩn hóa chung ( ngôn ngữ quốc gia).
- Tiếp tục làm giàu vốn ngôn ngữ nhờ
vay mượn tiếng nước ngoài.

22
Việt
Ngày, mưa, trong
Mường
Ngài, mươ, tlong
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
- Người Việt đã có những chữ viết
nào ? Theo em, chữ quốc nhữ có những ưu
điểm, khuyết điểm nào ?
- GV nhận xét, phân tích thêm một số
ưu điểm và khuyết điểm của TV.
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong
SGK -> chốt kiến thức bài học.
- Luyện tập :
+ Gợi ý các BT trong SGK : HS tự
tìm trong bài học.
+ BT làm thêm : Tìm và giải thích
nghĩa của các từ Hán Việt có trong đoạn
văn sau : “ Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh,
rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước
yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh
đế minh vương chẳng ai không lấy việc
bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun
trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.
(Thân Nhân Trung )
II/ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT :
- Từ xưa ta chưa có chữ viết, đến TK X
có chữ viết ( Hán, Nôm ).
- Về sau chữ quốc ngữ phát triển. TV

có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của
con người Việt Nam.
III/ GHI NHỚ : SGK tr 38,40
3. Củng cố bài giảng: Nguồn gốc Tiếng Việt, chữ viết TV
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam
viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
- Nhận thức thêm về sự phát triển của TV thông qua quá trình mở rộng các chức
năng : thời xưa, TV chỉ có chức năng làm công cụ giao tiếp trong sinh hoạt và chức
năng sáng tạo văn chương, đến thời kì hiện đại mới hình thành và phát triển dần các
chức năng trong các lĩnh vực báo chí, khoa học, chính luận, hành chính.
- Học bài, soạn bài mới
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
23
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 65
LỚP: 10A2, 10A3, 10A4
ĐỌC THÊM
TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP”
Hoàng Đức Lương
A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di
sản văn học của dõn tộc ;
- Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.
1/ KIẾN THỨC :
- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở
các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.
- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.
2/ KĨ NĂNG : Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một

cách thuyết phục.
3/ THÁI ĐỘ : HS biết trân trọng và yêu quý di sản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
GIÁO VIÊN :
Phương pháp :
- Giúp HS hiểu đặc điểm của bài tựa đề cho một tập thơ.
- Kết hợp : nêu vấn đề, thảo luận nhóm, diễn giảng, vấn đáp.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án, một số câu thơ minh họa.
HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
Đọc và phân tích đoạn đầu bài Đại cáo bình Ngô.
Phân tích diễn biến cuộc chiến qua văn bản Đại cáo bình Ngô
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tạo tâm thế tiếp nhận
- Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Hoàng
Đức Lương ?
- Hoàn cảnh viết Tựa “ Trích diễm thi tập”
==> GV kết hợp cung cấp kiến thức về nhan đề
văn bản theo chú thích SGK tr 28.
- GV hướng dẫn HS cách đọc : chậm rãi, rõ
ràng các vế câu, các luận điểm, luận cứ thể hiện
cảm xúc của tác giả.
- Gọi 2 HS đọc văn bản.
Phân tích, cắt nghĩa VB
- GV nêu câu hỏi gợi ý cách tiếp cận văn bản :
Tại sao tác giả không bắt đầu bài tựa bằng cách
trình bày những công việc sưu tầm của mình mà
lại nêu và giải quyết luận điểm : “ Thơ văn không

lưu truyền hết ở đời”?
==> GV chốt ý : Sở dĩ tác giả mở đầu bằng
luận điểm trên vì đó là luận điểm quan trọng nhất
I/ TÌM HIỂU CHUNG :
- Hoàng Đức Lương đỗ tiến sĩ
năm 1478, là người có công sưu
tầm, biên soạn, tuyển chọn những
tác phẩm thơ văn của tiền bối.
- Tựa "Trích diễm thi tập" được
viết khoảng 1497.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
1/ Lí do biên soạn Trích diễm thi
tập :
- Không do ý muốn chủ quan
mà là yêu cầu của thời đại.
24
TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – HKII- NĂM HỌC 2014-2015
của bài tựa, bởi ông muốn nhấn mạnh việc sưu
tầm, biên soạn cuốn sách là xuất phát từ yêu cầu
cấp thiết của thực tế chứ không chỉ từ sở thích cá
nhân và đó là công việc khó khăn vất vả nhưng
nhất định phải làm.
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu
một nguyên nhân. Chú ý các luận cứ, cách lập
luận của tác giả.
- GV nêu vài câu thơ để giúp HS hiểu rõ hơn
nguyên nhân thứ nhất :
“ Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng lá thắm đứt đường chim xanh”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du )

 Lá thắm, chim xanh : điển cố văn học.
“ Hoa cúc nở có người chờ đợi trước”
( Mơ xưa – Xuân Diệu )
 Sự sùng bái hoa cúc của nhà nho xưa, coi cúc
như là loài hoa tượng trưng cho người quân tử.
“ Nét cười đen nhánh sau tay áo”
( Nắng mới – Lưu Trọng Lư )
 Phụ nữ Việt Nam xưa ăn trầu và nhuộm răng
đen nên ông tả nụ cười rất thật.
==> GV chốt ý : Đó là 4 nguyên nhân chủ
quan dẫn đến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.
Ngoài ra còn 2 nguyên nhân khách quan : sức phá
hủy của thời gian và chiến tranh, hỏa hoạn cũng
góp phần thiêu hủy thơ văn trong sách vở.
- Động cơ nào khiến tác giả đã làm nên “ Trích
diễm thi tập” ?
- Tác giả gặp khó khăn nào khi biên soạn Trích
diễm thi tập?
- Nội dung và kết cấu của Trích diễm thi tập?
Củng cố, luyện tập, bộc lộ kết quả tiếp nhận
- GV nhấn mạnh ý nghĩa VB : Niềm tự hào sâu
sắc, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm cao
trong việc trân trọng bảo tồn di sản văn học của
dân tộc.
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ -> chốt kiến thức
bài học.
- Luyện tập : gợi ý trả lời câu hỏi
+ Tự hào về nền văn hiến dân tộc ở bài
ĐCBN : “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn
xưng nền văn hiến đã lâu”.

+ Cả hai văn bản đều xuất hiện ở TK XV khi
- Những nguyên nhân làm cho
thơ văn không lưu truyền hết ở đời
:
+ Chỉ có thi nhân mới thấy
được cái hay, cái đẹp của thi ca.
+ Người có học, người làm
quan vì bận việc hoặc không quan
tâm đến thơ văn
+ Người yêu thích sưu tầm thơ
văn lại không đủ năng lực, trình
độ, kiên trì.
+ Nhà nước không khuyến
khích in ấn, chỉ in kinh Phật.
==> Lập luận theo phương pháp
quy nạp.
2/ Thuật lại quá trình hình thành
Trích diễm thi tập :
- Động cơ : đau xót trước thực
trạng văn bản thơ ca của dân tộc,
thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn
thương.
- Những khó khăn khi biên
soạn : thư tịch cũ không còn, tác
giả phải nhặt nhạnh, hỏi quanh…
rồi phân loại, chia quyển.
- Nội dung và kết cấu : gồm 6
quyển, chia làm 2 phần : phần
chính là thơ ca của tác giả thời
Trần, đầu Lê, phần phụ lục là thơ

25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×