Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đánh giá thị trường tài chính Việt Nam hậu WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.78 KB, 53 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tài chính là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường, hay
nói chính xác hơn là nền kinh tế tiền tệ ở đó bên cạnh các thị trường khác, thị
trường tài chính hoạt động như là một sự kết nối giữa người cho vay đầu tiên và
người sử dụng cuối cùng, tạo ra vô số các giao dịch, dù động cơ nào, cũng tạo ra
các dòng chảy về vốn trong một nền kinh tế.
Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ
đối với người có tiền đầu tư mà còn có cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho
vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng
vốn vay có hiệu quả
Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế,
tạo điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế. Thông qua thị trường tài chính hình thành giá mua giá
bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn ….hình thành
nên tỷ lệ lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Thị trường tài chính bao gồm: thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và
thị trường tín dụng ngân hàng, giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phân
bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh tế. Có được thị trường tài chính phát
triển lành mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh
tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã từng
bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường và ngày càng
hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Trong bối cảnh đó, thị
trường tài chính cũng đã được hình thành và cải cách theo các nguyên tắc thị
trường, góp phần phân bổ các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Gần đây 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chức Thưong mại thế giới (WTO), đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội cũng


như thách thức đối với nền kinh tế đất nước nói chung và thị trường tài chính nói
riêng.
Những vấn đề về thị trường tài chính là rất rộng và phức tạp, nhất là trong
bối cảnh gia nhập WTO. Trong bài viết này, em xin trình bày về đề tài “ Đánh giá
thị trường tài chính Việt Nam hậu WTO ”. Đây cũng chính là cơ sở để xem xét
những cơ hội và thách thức chủ yếu đối với thị trường tài chính sau khi Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.Tài chính và thị trường tài chính
1.1. Tài chính
1.1.1. Bản chất của tài chính:
Lịch sử xã hội cho thấy tài chính ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời
của nhà nước và sản xuẩt hàng hóa.
Tài chính là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong quá trình hình thành
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế
Cần phân biệt quan hệ hàng hóa - tiền tệ và quan hệ tài chính. Trong quan hệ
hàng hóa – tiền tệ, thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gian và giá trị
thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán và ngược lại đối với
người mua.
Trong quan hệ tài chính thì khác, giá trị thực sự dịch chuyển từ chủ thể này
sang chủ thể khác. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước, giá trị
dịch chuyển từ quỹ tài chính doanh nghiệp sang ngân sách nhà nước, do đó quan hệ
về thuế là quan hệ tài chính.
Trong thời kỳ quá độ, quan hệ tài chính biểu hiện qua các quan hệ dưới đây:
Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội với nhà
nước. Đây là nhóm quan hệ giá trị có tính chất bắt buộc tập trung vào ngân sách
nhà nước và sự phân phối giá trị đó phải bảo đảm cho các hoạt động của nhà nước

diễn ra bình thường. Trong mối quan hệ này giá trị dịch chuyển theo hai chiều từ
dân cư doanh nghiệp và các tổ chức vào ngân sách nhà nước và ngược lại.
Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư với hệ thống
ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần hệ thống các ngân hàng,
các tổ chức tiến dụng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong việc tài trợ vốn cho các
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoạt động nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng, tạo thuận lợi phát triển mạnh
mối quan hệ tài chính – tiền tệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, các tổ chức với
ngân hàng.
Quan hệ tài chính giữa các chủ thể kinh tế với thị trường. Đây là mối quan hệ
thể hiện sự mua bán các “ quỹ tiền tệ ” tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Tham
gia mua bán trên thị trường tài chính là hầu hết các chủ thể kinh tế xã hội. Nhà
Nước cũng tham gia vào nhóm quan hệ tài chính này với tư cách là người mua và
bán các quỹ tiền tệ. Nhà Nước bán quỹ tiền tệ của mình bằng việc phát hành công
trái. Trong mối quan hệ tài chính nói trên, quan hệ mua bán “ vốn ” giữa các doanh
nghiệp và nhân dân đặc biệt quan trọng.Nhà nước cần tạo ra các điều kiện và biện
pháp hữu hiệu để vừa hướng dẫn, điều tiết sự hình thành và phát triển của thị
trường tài chính theo phương hướng đã định.
Quan hệ tài chính trong nội bộ mỗi chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức, xã hội
,dân cư…):Quan hệ này biểu hiện ở sự dịch chuyển của giá trị trong quá trình hoạt
động của mỗi tổ chức thông qua việc chi trả lương, thưởng cho viên chức, công
nhân, người lao động, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ mỗi chủ
thể.Thông qua hướng dẫn, điều tiết, nhà nước vừa đảm bảo cho các quan hệ tài
chính không phát triển tự phát như trong chủ nghĩa tư bản ,vừa hướng dẫn mối
quan hệ này phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Chức năng của tài chính:
Tài chính có 2 chức năng:
Thứ nhất, chức năng phân phối: Tài chính tham gia vào cả phân phối lần đầu
và phân phối lại. Phân phối lần đầu diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất giữa các

doanh nghiệp với người lao động và nhà nước cụ thể là sau khi các doanh nghiệp
tiêu thụ được sản phẩm, số doanh thu này sẽ được phân phối cho các quỹ: quỹ bù
đắp tư liệu sản xuất, quỹ trả công cho người lao động, khoản nộp cho ngân sách
nhà nước, khoản trả lợi tức cổ phần, phần còn lại là lợi nhuận của các doanh nghiệp
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
để mở rộng sản xuất và nâng cao phúc lợi của doanh nghiệp. Phân phối lại nhằm
đáp ứng nhu cầu chung cho xã hội như: duy trì bộ máy nhà nước, phát triển văn
hóa, xã hội, y tế, thể thao… Quá trình phân phối lại thông qua ngân sách nhà nước
và các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng, công ty bảo
hiểm…)
Thứ hai, chức năng giám đốc: Chức năng giám đốc của tài chính biểu hiện ở
chỗ, tài chính có vai trò như người “giám sát”, đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp. Cơ sở của chức năng giám đốc là sự thống
nhất giữa sự vận động của các quỹ tiền tệ với quá trình hoạt động của nhà nước và
các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua sự vận động của các quỹ
tiền tệ, người ta có thể biết được tình hình thực hiện hoạt động của các doanh
nghiệp để có giải pháp điều chỉnh.
1.1.3. Vai trò của tài chính
Một là, điều tiết nền kinh tế
Nhà nước thực hiện vai trò này thông qua sự kết hợp giữa hai chức
năng:phân phối và giám đốc. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền, nhà
nước nắm được thực tế hoạt động của nền kinh tế, từ đó phát hiện ra những vấn đề
cần can thiệp, điều tiết. Bằng các chính sách phân phối, nhà nước điều tiết nền kinh
tế theo kế hoạch đã định. Nhà nước có thể dùng biện pháp đầu tư thêm vốn để đẩy
mạnh những ngành phát triển kém và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc
dân. Nhà nước cũng có thể dùng biện pháp giảm vốn đầu tư và hỗ trợ để hạn chế
phát triển những ngành và những khâu chưa cần thiết… Đồng thời, Nhà nước cũng
có thể thông qua việc nâng cao hoặc hạ thấp thuế suất để điều tiết hoạt động đầu tư
kinh doanh giữa các nghành nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển cân đối theo định

hướng, mục tiêu.
Hai là, xác lập và tăng cường các quan hệ kinh tế - xã hội
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để làm lành mạnh hóa quan hệ tài chính, một mặt nhà nước cần có những
biện pháp cấp bách điều chỉnh các quan hệ tài chính kể cả biện pháp cấp bách buộc
các doanh nghiệp thanh toán nợ nần trong thời gian ngắn. Mặt khác, Nhà nước còn
phải chủ động tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời các thị trường vốn trung hạn, dài
hạn, nhất là thị trường chứng khoán và hướng dẫn chúng phát triển đúng hướng.
Ba là, tích tụ và tập trung vốn, cung ứng vốn cho các nhu cầu của sự công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong nền kinh tế luôn diễn ra quá trình di chuyển nguồn tài chính hai chiều
từ lĩnh vực sản xuất, từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại, từ lĩnh vực phi sản
xuất sang lĩnh vực sản xuất và từ nước ngoài vào trong nước. Nếu nhà nước có
chính sách tốt điều chỉnh các quan hệ tài chính nảy sinh trong các quá trình di
chuyển nói trên thì có thể thúc đẩy quá trình tập trung vốn cho đầu tư phát triển
giảm bớt các chi phí không cần thiết và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Bốn là, tăng cường tính hiệu quả của sản xuất, kinh doanh
Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ thu chi tài chính và phân phối thu
nhập, theo nguyên tắc khuyến khích vật chất, xử lý chính xác mối quan hệ về lợi
ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, tài chính có thể năng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thông qua chức năng giám đốc tài chính duy trì
kỷ luật tài chính ,góp phần đẩy lùi lãng phí tham ô.
Năm là, hình thành quan hệ tích lũy, tiêu dùng hợp lý
Nhà nước cần thường xuyên thực hiện việc phân phối lại và điều chỉnh sự
phân phối từng bước cho phù hợp, có thể điều tiết bằng cách đánh thuế thu nhập
người có thu nhập cao, hỗ trợ người có thu nhập thấp hoặc cũng có thể thành lập
các quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ tạo việc làm cho người nghèo, nâng lương
cho người lao động ở các nghành có thu nhập thấp….
Sáu là, củng cố liên minh công nông, tăng cường vai trò của nhà nước và an

ninh quốc phòng.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy một nền kinh tế tài chính lành
mạnh theo hướng tăng trưởng kinh tế - xã hội vững chắc cho việc củng cố liên
minh công – nông trí thức, nền tảng cho việc tăng cường vai trò của nhà nước và
an ninh quốc phòng.
1.2 Thị trường tài chính
1.2.1 Định nghĩa
Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử
dụng nhứng khoản vốn thông qua cáchình thức giao dịch và những công cụ tài
chính nhất định
Đối tượng được mua bán trên thị trường tài chính là các khoản vốn. Để mua
bán các khoản vốn này, người ta sử dụng các công cụ giao dịch nhất định.
1.2.2 Phân loại thị trường tài chính
Có nhiều cách phân loại thị trường tài chính:
• Nếu phân loại theo công cụ tài chính trên thị trường thì ta có:
+ Thị trường nợ
+ Thị trường vốn
• Nếu phân loại theo thời gian luân chuyển vốn:
+ Thị trường tiền tệ: thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1
năm
+ Thị trường vốn: thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm trở
lên
•Nếu phân loại theo hình thức phát hành, thì ta có:
+ Thị trường sơ cấp: thị trường phát hành chứng khoán đầu tiên
+ Thị trường thứ cấp: thị trường mua đi bán lại chứng khoán
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các hình thức phân loại nào thì sẽ tùy

thuộc vào cấn đề mà người ta muốn nghiên cứu đến. Thông thường, khi nói đến thị
trường tài chính người ta thường phân theo hai cách dưới
1.2.3. Cấu thành của thị trường tài chính
Trong một thị trường tài chính hiện đại, luôn có ba thành phần cơ bản sau
đây tham gia:
• Người sử dụng cuối cùng
• Các định chế tài chính trung gian
• Các nhà đầu tư.
1.2.4 Vai trò của thị trường tài chính
Thị trường tài chính có 3 chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, hình thành giá các tài sản chính: Thông qua tác động qua lại giữa
những người mua và những người bán, giá của tài sản tài chính(chứng khoán)được
xác định, hay nói cách khác,lợi tức cần phải có trên một tài sản chính được xác
định.Yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp goi vốn chính là mức lợi tức mà các nhà
đầu tư yêu cầu, và với đặc điểm này của thị trường tài chính đã phát tín hiệu cho
biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sản chính, quá
trình đó được gọi là quá trình hình thành giá.
Thứ hai, cung cấp một cơ chế để cho các nhà đầu tư bán một tài sản chính:
Với đặc tính này, thị trường tài chính là thị trường tạo ra tính thanh khoản. Thiếu
tính thanh khoản, các nhà đầu tư phải nắm giữ tài sản chính cho đến khi nào hết
hạn, hoặc đối với cổ phiếu cho khi nào công ty tự nguyện thu hồi hoặc nếu không
tự nguyện thì phải chờ thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị trương tài chính đều
có tính thanh khoản, nhưng mức độ thanh khoản sẽ là khác nhau giữa chúng
Thứ ba, giảm bớt chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin: Để các giao dịch có
thể diễn ra thì những người mua và người bán phải tìm đựơc nhau. Họ phải mất rất
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhiều tiền và thời gian cho việc tìm kiếm này, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng
của họ.Chi phí đó là chi phí tìm kiếm.Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư họ cần có
các thông tin về giá trị đầu tư như khối lượng va tính chắc chắn của dòng tiền kỳ

vọng.thị trường tài chính nhờ có tinh tập trung này là nơi để tập trung người mua và
người bán đến đó tìm gặp nhau, là nơi cung cấp thông tin một cách công khai và
đầy đủ - nên có khối lương giao dịch và giá trị giao dịch lớn vì thế nó cho phép
giảm đến mức thấp nhất những khoản choi phí trên.
Thị trường tài chính phát triển cùng với trình độ phát triển của nền kinh tế, đi
từ đơn giản đến phức tạp. Ở trình độ phát triển ngày càng cao, thị trường tài chính
ngày càng có nhiều loại trung gian tài chính tham gia. Các trung gian tài chính ngày
càng tạo ra nhiều loại sản phẩm đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các bên tham
gia thị trường
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán( TTCK )
Thực ra, chứng khoán đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam, đó là những công trái
dài hạn, những trái phiếu…. được phát hành và thường áp đạt cho công chúng mua
khi nhà nước chính thiếu hấp dẫn nên kết quả của chứng khoán không cao. Khi nền
kinh tế có nhiều thành phần, khu vực kinh tế tư nhân được mở rộng , luật công ty ra
đời. Theo đó các công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, trái phiếu và chúng trở
thành những mặt hàng của thị trường chứng khoán. Nếu một thị trường chứng
khoán được thành lập việc mua bán các mặt hàng trên sẽ dễ dàng hơn và do đó việ
thu hút vốn sẽ thuận tiện hơn.
2.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam
* Những thuận lợi
Năm 1986 đánh dấu sự thay đổi căn bản trong đường lối đổi mới của Chính
phủ nhằm chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự
thay đổi quản lý của Nhà nước. Cuộc cải cách đã và đang kéo theo hàng loạt những
thay đổi tích cực tạo nên tiền đề để hình thành một thị trường tài chính ở Việt Nam
Điều hết sức quan trọng là Nhà nước đã khẳng định sự đa dạng hóa các hình
thức sở hữu. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có phép giải phóng mọi năng lực sản

xuất kinh doanh, huy động tối đa và có hiệu quả các năng lực cho công cuộc phát
triển đất nước.
Những thành tựu kinh tế đáng khích lệ trong mấy năm qua khá khả quan,
lam phát được giảm xuống còn 17,2% năm 1992 và 5,2 năm 1993, ổn định kinh tế
đi đôi với tăng trưởng, đầu tư nước ngoài lên đến gần 15 tỷ đô la… thì ý tưởng hình
thành một thị trường chứng khoán ở Việt Nam là có khả thi trong một tương lai
gần.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nền kinh tế thị trường đang thay đổi dần thói quen và nếp nghĩ của dân
chúng trong việc sử dụng vốn tích lũy của mình.
Là nước có nền kinh tế phát triển sau nên có thuận lợi là tiếp thu được khoa
học tiên tiến của thế giới, có thời cơ và điều kiện để rút ra kinh nghiệm bổ sung
những khiếm khuyết của mô hình thị trường chứng khoán các nước.
Những điều kiện thuận lợi trên đây là những tiền đề để có thể chuẩn bị ra đời
một thị trường chứng khoán ở nước ta.
* Những khó khăn
Nền kinh tế chưa thật ổn định, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ tích
lũy đầu tư còn nhỏ. Năng suất lao động thấp, chất lượng của nhiều sản phẩm kém
sức cạnh tranh, thị trường tiêu thụ còn hẹp. Trình độ quản lý yếu kém, nhiều sơ hở,
chưa đẩy lùi được nạn tham nhũng, buôn lậu kinh doanh gian dối.
Về môi trường pháp lý, hệ thống pháp luật của chúng ta những năm nay tuy
đã được củng cố, bổ sung nhưng thực sự đang còn rất yếu, chưa đồng bộ và kém
hiệu lực.
Đặc biệt chúng ta chưa có những bộ luật liên quan đến sự ra đời và hoạt động
của thị trường chứng khoán như:luật dân sự, luật thương mại, luật đầu tư trong
nước, luật chứng khoán và một số bộ luật đã có nhưng chưa hoàn chỉnh cần được
sửa đổi bổ sung. Nghiêm trọng hơn nữa là việc chấp hành những luật đã có không
nghiêm minh, nên đã kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực làm giảm sút làng tin. Đây là
một khó khăn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng dẫn đến sự thành công hay thất bại

của thị trường chứng khoán.
2.1.2 Tình hình hoạt động thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
Thị trường chứng khoán đã ra đời từ lâu trên thế giới thế nhưng ở Việt Nam
đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Tuy nhiên để Việt Nam có thể hòa vào
cùng với sự phát triển của thế giới và tạo đà thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát
triển chúng ta phải cố gắng để xây để xây dựng một thị trường chứng khoán. Đây là
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi sự cố gắng, quyết tâm của nhiều ban
nghành cũng như các cấp lãnh đạo. Sau ba tháng ráo riết chuẩn bị, một sự kiện
đáng ghi nhớ và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế chính trị của nước ta là việc khai
trương thị trường chứng khoán đầu tiên của nước ta ngày 20/7/2000.
* Về doanhh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán
Tại thời điểm thành lập, nước ta có 600 công ty cổ phần, trong đó có 60 công
ty đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng chỉ có 5 công ty tham
gia niêm yết. Hiện nay đã có sự biến đổi nhưng chưa đáng kể đã có tới 660 công ty
cổ phần trong đó có 80 công ty có đủ tiêu chuẩn tham gia niêm yết nhưng số lượng
cáccông ty tham gia niêm yết vẫn chỉ dừng lại ở con số5 gồm: Hpaco, REE, SAM,
Lafooco và TMS. Với cầu cổ phiếu từ lúc đầu và sau khi thành lập tăng nhanh
nhưng số công ty tham gia niêm yết ít nên hàng hóa trên thị trường chứng khoán
thiếu rất nhiều,
Cung không đáp ứng đủ cầu. Để giúp cho thị trường chứng khoán hoạt động
sôi động và có hiệu quả, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về thuế, phí…
nhằm kích thích sự tham gia niêm yết của các công ty cổ phần. Tuy nhiên, cho đến
nay những chính sách ấy vẫn chưa có hiệu quả, thể hiện ở chỗ số lượng các công ty
tham gia niêm yết vẫn chưa tăng thêm. Vậy vì sao các công ty chưa tham gia niêm
yết?
Một thực tế cho thấy qua khảo sát có tới 62% các công ty chưa có ý định
hoặc chưa đủ điều kiện tham gia trên thị trường chứng khoán. Nguyên nhân chủ
yếu là do các công ty chưa nhận thức được đầy đủ lợi ích của việc niêm yết chứng

khoán trong họat động kinh doanh của các doanh nghiệp, thiếu hụt các kiến thức cơ
bản về các nghiệp vụ tiền tệ ngân hàng và chứng khoán. Trong 100 doanh nghiệp
được khảo sát có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực không liên quan đến
hoạt động kinh doanh chứng khoán trên thị trường. Nhiều khả năng có thể họ chỉ
tham gia dưới hình thức phát hành cổ phiếu chứ không thành lập công ty chứng
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khoán. Khi được hỏi về mục đích tham gia thị trường chứng khoán thì 38 doanh
nghiệp đều có mục đích là nhằm đa dạng hóa hoạt động của công ty, tạo chỗ đứng
trên thị trường chứng khoán, sử dụng tốt nguồn vốn và kinh doanh chứng khoán để
kiếm lời. Một số rất ít các công ty có mục tiêu thành lập quỹ đầu tư chứng khoán và
có công ty tham gia để thực hiện nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy quá trình cổ phần
hóa các DNNN trên địa bàn tỉnh như công ty xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương, 35
doanh nghiệp phản ánh những vướng mắc kiến thức về thị trường chứng khoán, chỉ
có 5 trong số 38 công ty đã từng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân
hàng và 7 doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên được đào tạo về lĩnh vực tài chính,
tiền tệ, ngân hàng. Còn về dự kiến mô hình công ty chứng khoán và các hoạt động
kinh doanh chứng khoán thì cả 38 doanh nghiệp đều băn khoăn không biết thành
lập theo mô hình nào cho phù hợp. Sau khi được các điều tra viên giải thích thì hầu
hết đều muốn thành lập theo mô hình tổng công ty cổ phần vì khả năng huy động
vốn của loại hình công ty này cao, phù hợp với tính năng động của cơ chế thị
trường
* Về chủng loại hàng hóa trên thị trường
Phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 chỉ có 2 loại cổ phiếu được
niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là cổ phiếu
của công ty cơ điện lạnh REE và Công ty cáp và vật liệu viễn thông SACOM. Đến
phiên giao dịch thứ 4 có thêm 3 loại chứng khoán nữa là cổ phiếu của công ty cổ
phần giấy Hải Phòng( HAPACO), công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương
( TRANSIMEX) và trái phiếu Chính phủ CP1- 0200 và tiếp đến phiên giao dịch
thứ 12 lại đưa tiếp trái phiếu Chính phủ CP- 0100 vào giao dịch và đến phiên thứ

34 thì có CP1A- 0100 nhưng không có người mua và người bán loại trái phiếu này.
Đến tháng 11, kể cả trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển đã được cấp giấy
phép niêm yết. Nhìn chung ngay từ đầu chủng loại hàng hóa rất ít ỏi và kéo dài cho
đến tận bây giờ.
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Khối lượng từng chủng loại hàng hóa được giao dịch
Tính đến đầu tháng 11/ 2000. TTCK Việt Nam đạt được tổng số giá trị
giao dịch vào khoảng hơn 40 tỷ VND, một con số rất khiêm tốn chỉ bằng 1/10 của
một ngày giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán Takarta. Điều này có thể lý giải
được là do hàng hóa giao dịch trên TTCK Việt Nam đã ít về chủng loại lại còn ít về
số lượng mỗi loại. Tình trạng này đã gây nên mất cân đối cung cầu một cách
nghiêm trọng. Diễn biến của thị trường cho thấy khối lượng chứng khoán được
giao dịch có tăng nhưng một số loại chứng khoán thì giao dịch nhỏ giọt, thậm chí
chỉ được giao dịch sau một phiên rồi mất bong suốt 19 phiên sau đó mới trở lại
nhưng với khối lượng giao dịch rất nhỏ( như TM15). Có một số nguyên nhân khác
nhau về số lượng trái phiếu chính phủ được giao dịch với số lượng thấp là: Tâm lý
người đầu tư cho rằng cổ phiếu thì được hưởng lợi tức cao hơn so với khoản lợi tức
mà trái phiếu mang lại, thiếu thông tin về cách xác định giá trái phiếu, mức phí giao
dịch trái phiếu được đánh giá là khá cao và lãi suất trái phiếu chưa hấp dẫn.
Tính đến tháng 4/2001 TTGDCK TPHCM đã tổ chức được 5 đợt đấu
thầu trái phiếu cổ phần( TPCP) và 1 đợt bảo lãnh phát hành nhưng chỉ có 2 đợt đấu
thầu đầu tiên là thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 600 tỷ đồng và 1 đợt
bảo lãnh phát hành với khối lượng 500 tỷ đồng. Cho đến nay sự hưởng ứng của
công chúng trong đầu tư vào TPCP vẫn không có gì biến đổi so với hồi tháng
11/2000, điều này chứng tỏ tính thanh khoản của TPCP trong thời gian vừa qua có
nhiều hạn chế.
Đến nay khối lượng hàng hóa trên thị trường bắt đầu đã tăng lên và có
hy vọng sẽ giảm tốt sức ép về cung hàng hóa trên thị trường vì các công ty đang bắt
đầu bán ra với số lượng lớn hơn. Giá cả một vài cổ phiếu bắt đầu chững lại ở mức

38000 đến 41000 đ/CP như cổ phiếu REE và SAM. Ngược lại giá cổ phiếu của
HAP, TMS và LAF vẫn tăng với kịch bản giá đụng trần sau mỗi phiên giao dịch.
Tại phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, giá cổ phiếu HAP là 71000đ/CP,
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
64000đ/CP cho TMS và 32600đ/CP cho LAF. Hiện nay rất khó đoán trước giá của
chúng sẽ tăng tới mức nào.
Nhìn chung, TTCK hiện nay đã có nhiều biến động, giá cả của một số
loại cổ phiếu tăng nhanh nhưng cũng có loại chững lại và khoảng cách chênh lệch
giá cổ phiếu của các loại cũng rất lớn. Chỉ số Việt Nam- index vẫn tiếp tục tăng tới
mức cao nhất từ trước tới nay vào cuối tháng 3 và dự đoán sẽ còn tăng nữa.Tới thời
điểm quý I năm 2008 hiện nay, tình hình thị trường chứng khoán dường như đang
rơi vào những bế tắc chưa tìm ra lối thoát, chỉ số Vn-Index nhiều lần lao thẳng
xuống những mức “hỗ trợ” được dự đoán là đáy và xác lập cả ở mức 588,3 điểm,
nhiều nhà đầu tư không còn hứng thú gì với chứng khoán và chuyển sang những
lĩnh vực đầu tư khác sinh lời cao hơn v.v… Mặt khác, vị thế của cổ phiếu ngân
hàng hiện nay không còn được tôn sùng như cách đây 1 năm mặc dù bản thân
ngành ngân hàng vẫn nằm trong số những ngành có tỷ lệ sinh lời cao nhất tại Việt
Nam. Cổ phiếu của các Ngân hàng thương mại liên tục tụt dốc chung với Vn-Index
dù là ngân hàng có uy tín nhất hay ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất. Cổ phiếu
Vietcombank IPO với mức giá bình quân 107.000 đồng/ cổ phiếu, nhưng tới nay,
trên thị trường OTC, nhiều nhà đầu tư rao bán với giá 78.000 đồng/cổ phiếu mà vẫn
không mấy người mặn mà. Cổ phiếu STB trên sàn HOSE cũng rơi vào tình cảnh
tương tự khi mà giá cổ phiếu STB luôn xác lập xu thế giảm kể từ cuối năm 2007
cùng với khối lượng giao dịch rất thấp. Như vậy, việc tăng vốn bằng phát hành
thêm cổ phiếu của các ngân hàng thương mại tại thời điểm hiện nay có thể sẽ
không nhận được sự quan tâm, háo hức của các nhà đầu tư như đầu năm 2007, một
trong những động lực giúp phục hồi giá cổ phiếu của ngành ngân hàng.
Thị trường chứng khoán (TTCK) đã làm cho một số người giàu nổi lên trong
thời gian ngắn, họ thu bạc tỷ sau một vài lần khớp lệnh. Cũng vì thế đã thúc đẩy

trào lưu kinh doanh chứng khoán làm cho thị trường nước ta bùngphát.
Giới quan sát đã phân tích diễn biến TTCK thành các giai đoạn: Giai đoạn bùng
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phát, giá các loại chứng khoán tăng liên tục (từ tháng giêng 2007 tới trung tuần
tháng 3 năm 2007); giai đoạn kết thúc tăng trưởng, thị trường chuyển sang điều
chỉnh giảm (từ trung tuần tháng 3 năm 2007 tới hạ tuần tháng 4 năm 2007); giai
đoạn không ổn định, tăng giảm xen kẽ (từ hạ tuần tháng 4 năm 2007 tới nay). Sự
biến động này gây nhiều quan ngại cho các nhà đầu tư nhất là trong thời gian tới
diễn biến của thị trường này như thế nào? Điều này đang được xã hội quantâm.
Thị trường chứng khoán suy giảm mạnh
Năm 2008, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam được xem là xấu
nhất trong suốt hơn 8 năm hoạt động, do chịu ảnh hưởng từ những biến động lớn
của kinh tế thế giới và trong nước.
Suy giảm trong 6 tháng đầu năm, rồi hồi phục trong 3 tháng tiếp theo và đột
ngột giảm mạnh ngay sau đó cho đến tháng 12.
Sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán thể hiện rõ nhất qua chỉ số giá
chứng khoán tại hai sàn niêm yết HASTC và HOSE. So với thời điểm đầu năm
2008, HaSTC-Index và VN-Index giảm tương ứng 67,2% và 66%.
`Biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008 được chia
thành ba giai đoạn
Trong sáu tháng đầu năm, suy giảm do những khó khăn về kinh tế vĩ mô, để
ưu tiên chống lạm phát, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp về thắt chặt chính sách
tiền tệ (trong đó có việc điều chỉnh lãi suất cơ bản, thắt chặt tín dụng đối với chứng
khoán).
Thị trường tăng trở lại từ cuối tháng 6 đến tháng 9 do gói giải pháp của
Chính phủ được triển khai và phát huy tác dụng, kinh tế vĩ mô có dấu hiệu tốt lên.
Từ cuối tháng 9 đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn
và liên tục giảm điểm, trong tháng 12 chỉ số VN-Index có lúc giảm xuống dưới 300
điểm (286 điểm), HASTC-Index có những phiên giảm xuống dưới 100 điểm (97,6

điểm).
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cũng trong năm 2008, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán cũng
giảm tới 75 - 80% trên cả 3 kênh: phát hành tăng vốn của doanh nghiệp, cổ phần
hóa phát hành trái phiếu. Tính thanh khoản - khối lượng giao dịch giảm khoảng
70% so với năm trước...
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đứng trước thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang bội thực
nguồn cung, là một định chế tài chính chuyên nghiệp, các ngân hàng chắc chắn
không thể không lường trước được những khó khăn và rủi ro có thể gặp khi quyết
định tăng vốn trong giai đoạn này. Thế nhưng, chúng ta có thể thấy, hệ thống ngân
hàng Việt Nam hiện nay tăng trưởng rất nhanh về số lượng, song các ngân hàng có
vốn điều lệ trên 2.000 chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Trong khi đó vốn điều lệ là
một trong những yếu tố rất quan trọng cho thấy sức mạnh về vốn của một ngân
hàng. Hội nhập và cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam tất yếu dẫn tới nhu cầu tăng vốn điều lệ bên cạnh các biện pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó việc Ngân hàng Nhà nước quy định
mức vốn pháp định của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần ở mức 1.000 tỷ
đồng và sắp tới sẽ tăng lên 3.000 tỷ đồng cũng khiến cho các Ngân hàng Thương
mại phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch tăng dần mức vốn điều lệ một cách
hợp lý.
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thị trường tăng đột biến nhưng hàm chứa nhiều nguy cơ
Chúng ta biết rằng TTCK một thời gian dài sau khi thành lập được rất ít nhà đầu tư
quan tâm. Với thực trạng đó Nhà nước có chủ trương khuyến khích mở rộng TTCK
bằng việc ban hành chính sách và tạo cơ chế cho thị trường này hoạt động tốt hơn.
Các quỹ đầu tư chứng khoán đã được hình thành và tham gia thị trường. Các nhà

đầu tư nước ngoài cũng được giao dịch chứng khoán thuận lợi. Điều đó đã làm nhu
cầu cổ phiếu thường xuyên tăng lên.
Mặt khác về phía cung, mới có một số ít doanh nghiệp có cổ phiếu trên sàn
giao dịch và giai đoạn đầu giao dịch gặp khó khăn. Số cổ phiếu bán ra công chúng
có mức độ, phần lớn số cổ phiếu được phân phối trong nội bộ công ty. Với tư tưởng
đó các doanh nghiệp đã xác định mệnh giá thấp hơn giá trị thực của nó, người sở
hữu chứng khoán sẽ có lợi.
Từ thực tế đó đã làm quan hệ cung-cầu dần thay đổi, nhất là khi các quỹ đầu
tư chứng khoán và những nhà kinh doanh chứng khoán lớn tham gia thị trường.
Nhu cầu tăng lên nhanh hơn còn cung chậm hơn do phụ thuộc vào lộ trình cổ phần
hoá doanh nghiệp của Nhà nước. Khi cầu vượt cung thì giá cổ phiếu trên thị trường
cũng vượt mệnh giá cổ phiếu và vượt giá trị của nó. Những người kinh doanh cổ
phiếu thu lợi nhuận cao đã thu hút các nhà đầu tư lao vào thị trường này. Người ta
vay ngân hàng, lấy quỹ tiền mặt ở cơ quan đơn vị, bán bất động sản... để có tiền
kinh doanh chứng khoán. Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được huy động tung vào
TTCK. Cầu đã vượt cung nhiều lần làm cho giá cổ phiếu tăng liên tục, TTCK bùng
phát. Chỉ số Vn-Index lên tới 1.170 điểm (12/3/2007), HASTC Index đạt trên 450
điểm. Chính sự tăng trưởng đột biến này đã xuất hiện những yếu tố gây nguy cơ
dưới đây cho TTCK.Nạn đầu cơ chứng khoán. Thực tế vừa qua trên TTCK Việt
Nam những nhà đầu tư chân chính rất ít mà phần lớn là những nhà buôn chứng
khoán. Họ có ít kiến thức về thị trường, về quản trị kinh doanh. Họ lao vào chứng
khoán do thấy đã có nhiều người phất to từ thị trường này. Họ mua chứng khoán
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
không vì mục tiêu đầu tư và hưởng cổ tức từ lợi nhuận của doanh nghiệp mà họ đầu
cơ chứng khoán, mua đi bán lại hưởng chênh lệch giá. Chứng khoán đối với họ là
một trò chơi như chơi xổ số, chơi hụi. Do vậy đã làm nhu cầu chứng khoán tăng lên
giả tạo.
Nạn lạm phát chứng khoán. Khi giá cổ phiếu liên tục tăng lên, cổ phiếu các
doanh nghiệp được giao dịch hết. Doanh nghiệp huy động vốn một cách nhanh

chóng và dễ dàng, đó cũng là cơ hội thuận lợi hiếm hoi đối với doanh nghiệp. Thực
trạng này đã thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát hành cổ phiếu nhiều hơn, mở rộng
việc huy động vốn. Thực tế trên TTCK nước ta trong thời gian qua có rất nhiều
công ty phát hành cổ phiếu đợt 2, đợt 3... Số cổ phiếu phát hành trong những đợt
này đều không đại biểu cho lượng giá trị tài sản nào, bởi lẽ giá trị công ty không
được xác định lại, giá trị tài sản được cổ phần hoá thành cổ phiếu đã được phát
hành. Giá trị tài sản mà cổ phiếu đại biểu giai đoạn sau này đã giảm đi nhiều lần so
với cổ phiếu giai đoạn đầu.
Một hoạt động khác cũng được coi là lạm phát chứng khoán. Đó là các công
ty trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nhiều công ty không trả cổ tức cho nhà đầu tư bằng
tiền mà bằng cổ phiếu, nhờ đó mà hàng triệu cổ phiếu được phát hành thêm một
cách mặc nhiên và doanh nghiệp thu được khoản tiền đáng kể. Cũng vì thế mà lạm
phát chứng khoán trầm trọng hơn và giá trị tài sản mà chứng khoán đại biểu thấp
hơn rất nhiều so với trước và so với mệnh giá.
Khi sự thật sáng tỏ và những phản ứng của công ty. Khi các nhà đầu tư nhận
thấy giá trị cổ phiếu bị giảm đi liên tục, cổ tức mà cổ phiếu mang lại rất thấp hoặc
không có, mệnh giá cổ phiếu chỉ còn là cái vỏ bề ngoài và giá cổ phiếu giảm liên
tục theo giá trị thực của nó. Nhà đầu tư đã bị tước đoạt phần lớn số tiền vốn của
mình mà không hề biết, không hiểu vì sao. Các nhà đầu tư có tâm lý hoang mang
và nghi ngờ TTCK, tìm cách thu hồi vốn. Họ tìm cách để bán cổ phiếu ra, hạn chế
mua vào, xu thế này đã làm giá cổ phiếu giảm và không ổn định.
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Qua nghiên cứu cổ phiếu của 10 công ty (chọn ngẫu nhiên) trên TTCK, hai
thời điểm là ngày 10/01 và ngày 15/8/2007, chúng ta thấy có 8 công ty giá cổ phiếu
và cổ phiếu khớp lệnh sụt giảm lớn. Chỉ có 02 mã cổ phiếu tăng giá nhưng số cổ
phiếu khớp lệnh vẫn giảm đi nhiều. Những công ty đó có thể phát hành thêm ít
hoặc không phát hành thêm cổ phiếu và hoạt động kinh doanh tốt, cổ tức mang lại
lợi ích cao cho các nhà đầu tư. Do vậy cổ phiếu những công ty này được các nhà
đầu tư tăng cường mua vào, hạn chế bán ra:

Bảng biến động 10 mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Mặt khác, TTCK lại tiếp tục có thêm nhiều cổ phiếu mới lên sàn giao dịch,
do vậy lượng cung tăng thêm rất nhiều, càng làm cho quan hệ cung cầu chứng
khoán mất cân đối nghiêm trọng. Từ những nguyên nhân trên đã làm cho TTCK tụt
dốc liên tục. Chỉ số VnIndex từ 1.170 điểm (12/3/2007) xuống còn 883 điểm
(06/8/2007) chỉ số HASTC từ trên 450 điểm (09/3/2007) xuống còn 254,3 điểm
(06/8/2007).
Đại gia xuất hiện và những ma thuật ở hậu trường. TTCK đã phát triển với
quy mô ngày càng lớn. Theo nghiên cứu mới nhất cho biết hiện tại tổng giá trị niêm
yết đạt 280.396 tỷ chiếm 28% GDP năm 2006, tới năm 2015 sẽ tăng cao hơn nữa
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và có thể chiếm 60% GDP của Việt Nam. Những nhà đầu tư nhỏ không thể tác
động vào thị trường, kinh doanh nhờ may rủi đã phải nhường chỗ cho các đại gia
mỗi lần khớp lệnh lên tới hàng chục tỷ đồng làm thay đổi cung cầu cổ phiếu của
một công ty. Hiện nay các đại gia này phần lớn là các nhà đầu tư nước ngoài, họ để
mắt tới cổ phiếu của công ty nào thì cổ phiếu của công ty đó tăng giá. Song các nhà
đầu tư này chưa sẵn sàng vì lợi tức cổ phiếu mang lại là thấp. Thực tế trong thời
gian qua họ mới chuyển từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác, tìm cơ hội rút vốn cho
đỡ thua thiệt.
Các doanh nghiệp có cổ phiếu trên sàn cũng tìm cách thao túng thị trường.
Họ lập quỹ dự trữ bằng tiền trong công ty. Khi giá cổ phiếu hạ thì tung tiền ra mua
vào làm nhu cầu tăng và đẩy giá cả cổ phiếu của công ty tăng cao, có lợi cho công
ty.
Một thủ thuật nữa mà nhiều công ty đã sử dụng là thông tin bất thường,
thông tin không minh bạch. Các số liệu sổ sách không chính xác, không kịp thời.
Nhiều nhà đầu tư rất muốn có đủ thông tin về sản xuất kinh doanh, về thực trạng tài
chính, về triển vọng phát triển doanh nghiệp mà họ sở hữu cổ phiếu. Song sự mong
muốn đó hoàn toàn không được đáp lại. Họ hoàn toàn bị động và gặp rủi ro cao
hơn.

Các doanh nghiệp sau khi thu được khoản tiền khổng lồ từ TTCK lẽ ra phải
dùng vốn đó để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển doanh
nghiệp. Nhưng không, chỉ một phần số vốn đó được đầu tư trở lại, phần còn lại
chuyển hướng kinh doanh mà những doanh nghiệp lớn thường nhắm tới là ngân
hàng. Thực tế trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp lớn đang tích cực
chuyển sang kinh doanh tiền tệ như LILAMA, FPT, VNPT, VINASYL... Các ngân
hàng lại phát hành cổ phiếu ra TTCK tạo thành làn sóng hút vốn bằng tiền vào.
Cũng theo cơ chế được phép, ngân hàng cho vay 3% (trước đây lớn hơn nhiều) vốn
để giao dịch trên TTCK. Vòng xoáy này ngày càng lớn và thu hút nhiều tiền vào
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngân hàng hơn nữa. Qua điều tra mới đây, nguồn gốc lượng vốn đổ vào TTCK rất
đa dạng: 41,05% từ tiết kiệm; 13,78% tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh;
10,28% từ lợi nhuận kinh doanh chứng khoán; 14,92% từ vay ngân hàng; 8,39%
chuyển từ lĩnh vực đầu tư khác sang và 11,58% từ các nguồn khác. Rõ ràng qua
TTCK các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng kinh doanh tiền tệ đã hút cạn lượng
tiền trong dân, làm mất cân đối tiền hàng và giảm sức mua trên thị trường. Nguyên
nhân trên sẽ dẫn tới hậu quả là nền kinh tế trì trệ, khả năng thanh toán thấp, thị
trường hàng hoá, nhất là bất động sản ảm đạm báo hiệu sớm nguy cơ khủng hoảng
thị trường tài chính. Khi đó, sẽ gây tác hại to lớn khó lường cho TTCK.
Biến động TTCK trong thời gian tới .
Trong thời gian tới TTCK nước ta sẽ diễn biến rất phức tạp, không những
chịu sự chi phối của những yếu tố nội tại TTCK mà còn chịu sự chi phối của các
yếu tố kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế. Kinh tế thế giới đã vào cuối chu kỳ
phát triển. Khủng hoảng năng lượng luôn đe doạ, giá dầu tăng cao đã làm gia tăng
lạm phát toàn cầu. Kinh tế Việt Nam cũng rơi vào tình trạng đó. Lạm phát tăng cao
cùng với sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, lợi tức thấp khiến các nhà đầu tư tìm
cách rút vốn từ TTCK sang đầu tư lĩnh vực khác an toàn hơn. Nhu cầu cổ phiếu sẽ
bị giảm đi nhiều. Lượng cung cổ phiếu lại tăng cao do lạm phát cổ phiếu và do cổ
phiếu nhiều công ty mới lên sàn giao dịch. Điều này đã làm thị giá cổ phiếu giảm đi

nhanh chóng. Như vậy TTCK sẽ suy giảm, chỉ số chứng khoán khó tăng trở lại mà
có nguy cơ giảm nữa.
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Thực trạng thị trường tiền tệ
Do sự bất ổn định trên thị trường tiền tệ thế giới vào cuối năm 2007 và đầu
năm 2008 mà cụ thể nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ do giá nhà
đất sụt giảm làm cho đồng USD mất ổn định mà đỉnh điểm của sự mất giá đồng
USD là ngày 15/04/2008 tỉ giá EUR/USD=1,6000 đi kèm với việc đồng USD mất
giá là giá dầu thô và vàng liên tục lập những kỷ lục mới, có lúc vàng tiến đến
1031USD/ounces và dầu đã lập kỷ lục với mức 135USD/thùng đã làm cho lạm phát
tăng cao trên toàn thế giới. Mặt khác trong thế giới ngày nay sự đan xen và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là không tránh khỏi đã gây nên những xáo trộn
trên thị trường hối đoái của các nước trong đó có Việt Nam.
Song song với nguyên nhân trên còn có nguyên nhân là do sự yếu kém xuất
phát từ nội tại của nền kinh tế trong điều hành chính sách vĩ mô nền kinh tế thông
qua chính sách tiền tệ mà cụ thể là việc điều hành chính sách tỉ giá có lúc tỉ giá do
NHNN công bố xuống 15.700 VND ăn 1 USD và trên thị trường tự do là
VND/USD=15.500 trong tháng 02/2008 nhưng đến ngày 27/05/2008 thì mọi
chuyện hoàn toàn ngược lại tỉ giá chính thức do ngân hàng nhà nước công bố là
VND/USD16.212 nhưng trên thị trường tự do VND/USD=17.550.
Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng do nhập siêu trong 5
tháng đầu năm 2008 quá cao 14,4tỉ USD(do có lúc doanh nghiệp xuất khẩu không
bán được USD) cộng với tâm lý của người dân khi lạm phát tăng cao(15,96%) nên
đổ xô đi mua USD tích trữ làm cho thị trường ngoại tệ biến đổi khó lường trong
thời gian qua trong khi đó trên thị trường quốc tế EUR/USD =1,579 tức đồng USD
đang mất giá.
2.2.1. Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc và trái phiếu chính phủ
bằng ngoại tệ
24

Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Nghiệp vụ thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc được thực hiện từ tháng
5/1995 và trải qua các giai đoạn phát triển sau:
+ Từ năm 1995 đến 1999: Phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc
+ Từ năm 1999 đến năm 2003: Phát hành tín phiếu kho bạc
+ Từ năm 2003 đến nay: Phát hành tín phiếu kho bạc và ngoại tệ (USD, kỳ
hạn 5 năm )
Theo Thông tư 19/2004/TT-BTC ngày 18/3/2004 của Bộ Tài chính, hiện nay
có hai loại trái phiếu đang được đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước là: Tín phiếu kho
bạc Nhà nước và Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ (trái phiếu ngoại tệ).
Do đầu năm 2008, các Tổ chức tín dụng thiếu hụt vốn khả dụng nên trong
Quý I và Quý II năm 2008, mặc dù Ngân hàng nhà nước tổ chức được 03 phiên đầu
thầu phát hành Tín phiếu kho bạc nhưng không có thành viên tham gia. Sang quý
III và quý IV, một số Tổ chức tín dụng dư thừa vốn khả dụng nên đã tham dự thầu
với khối lượng TPKB trúng thầu đạt hơn 20.000 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với
năm 2007 và bằng 78,23% kế hoạch phát hành Tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng
Nhà Nước của Bộ Tài chính. Lãi suất trúng thầu đạt mức cao nhất là 15,70% và
giảm dần xuống mức 8,38% vào cuối năm 2008.
Nhìn chung, hoạt động nghiệp vụ thị trường tiền tệ năm 2008 đã được Ngân
hàng Nhà Nước vận hành uyển chuyển, linh hoạt, đa dạng đáp ứng cung cầu vốn
của các thành viên tham gia thị trường và cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền
tải hữu hiệu các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước.
2.2.2. Thị trường hối đoái
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường ngoại hối có những diễn biến không thuận
lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ
giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ.
Mặt khác, do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND
và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không
25

×