Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị và công nghiệp thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.98 MB, 137 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thị Hồng Phƣợng





ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG
TRONG SỬ DỤNG ĐẤT CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC













Hà Nội - Năm 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Nguyễn Thị Hồng Phƣợng



ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG
TRONG SỬ DỤNG ĐẤT CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Chuyên ngành : Địa chính
Mã số : 60 44 80



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch







Hà Nội - Năm 2012




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và
chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn
này đều đã được cám ơn và các thông tin trích trong luận văn này đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.




Tác giả Luận văn



Nguyễn Thị Hồng Phƣợng



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn bản thân tôi đã luôn cố gắng dành thời
gian, tâm huyến và mọi sự nỗ lực để hoàn thiện Đề tài nghiên của mình. Qua quá
trình học tập và thực hiện Luận văn, bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến
thức chuyên sâu, những bài học kinh nghiệm quý báu rất cần thiết cho quá trình
công tác thực tiễn của cá nhân tôi hiện tại và sau này.
Để hoàn thành được nội dung Luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch, Giảng viên Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên; Các Thầy, Cô giáo trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, cũng như
thực hiện Luận văn.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch; Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Văn Tuấn,
cùng các Thầy, Cô giáo trong Khoa Địa lý, Phòng Sau đại học đã có những góp ý
quý báu cho tôi hoàn thành tốt Luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú thuộc Sở Tài Nguyên và Môi
trường Hải Phòng; Các cán bộ, nhân viên thuộc Ban quản lý khu Kinh tế Hải Phòng
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, các bạn
đồng nghiệp thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường và các anh, chị lớp Cao học Địa
chính khóa 2010-2012, Trường Đại học Khoa học tự nhiên đã tạo điều kiện giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.



Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hồng Phƣợng



i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC QUI CHUẨN VIỆT NAM viii
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Qui hoạch sử dụng đất khu đô thị, khu công nghiệp 6
1.2. Các vấn đề về môi trƣờng trong quá trình phát triển các KĐT, KCN 10
1.2.1. Môi trường và phát triển bền vững 10
1.2.2. Các vấn đề về môi trường trong sử dụng đất các KĐT, KCN 16
1.3. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), Viễn thám trong đánh giá biến
động sử dụng đất đai, môi trƣờng 20
1.3.1. Một số khái niệm 20
1.3.2. Phương pháp đánh giá biến động đất đai, môi trường bằng hệ thông tin địa
lý (GIS), Viễn thám 23

1.3.3. Các đề tài, công trình đã nghiên cứu về đánh giá biến đổi đất đai, môi
trường trong nước và tại Hải Phòng 24
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CÁC
KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 26
2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên thành phố Hải Phòng 26
2.1.1. Vị trí địa lý 26
2.1.2. Địa hình 26
2.1.3. Thủy văn và tài nguyên nước 27
2.2. Đặc điểm khí hậu 29
2.2.1. Nắng và bức xạ nhiệt 29
2.2.2. Nhiệt độ và độ ẩm không khí 30
2.2.3. Mưa và bốc hơi 30
2.2.4. Bão và các hiện tượng thời tiết đặc biệt 31


ii
2.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng 32
2.3.1. Thuận lợi 32
2.3.2. Khó khăn 33
2.4. Công tác điều tra lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất 34
2.5. Hiện trạng sử dụng đất và định hƣớng phát triển các KĐT, KCN 35
2.5.1. Hiện trạng sử dụng đất và phát triển các KĐT 37
2.5.2. Hiện trạng sử dụng đất và phát triển các KCN 39
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ BIẾN DỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƢỜNG
CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHẢI PHÒNG 40
3.1. Biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010 40
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2005 40
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2010 43
3.1.3. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất thời kỳ 2005-2010 46
3.2. Biến động sử dụng đất các KĐT, KCN Tp Hải Phòng giai đoạn 2005-2010 51

3.2.1. Biến đọng sử dụng đất các khu đô thị 51
3.2.2. Biến động sử dụng đất các khu công nghiệp 52
3.3. Đánh giá biến động chất lƣợng môi trƣờng trong sử dụng đất các KĐT,
KCN thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010 55
3.3.1. Đánh giá chung 55
3.3.2. Mô hình hóa hiện trạng môi trƣờng các KĐT, KCN Tp Hải Phòng và
đánh giá 57
 59
 72
 91
 95
3.4. Thành lập bản đồ chất lƣợng môi trƣờng tổng hợp Tp. Hải Phòng 105
3.4.1. Nguyên tắc đánh giá chất lƣợng môi trƣờng giai đoạn 2005-2010 105
3.4.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ 106
3.4.3. Kết quả đánh giá 107
 107


iii
 107
3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất các KĐT, KCN thành
phố Hải Phòng 110
3.5.1. Dự báo tai biến môi trƣờng trong qui hoạch sử dụng đất 110
3.5.2. Giải pháp về qui hoạch môi trƣờng 112
3.5.3. Giải pháp về qui hoạch sử dụng đất bền vững 113
3.5.4. Xây dựng “Bộ chỉ tiêu lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trƣờng”; “Bộ
tiêu chí phát triển đô thị bền vững”, “Bộ tiêu chí đánh giá KCN, CCN phát
triển bền vững” 115
3.5.5. Xây dựng hệ thống phần mềm và dữ liệu trong ngành TNMT 117
KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120



iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.Các đặc trưng cơ bản một số sông ở Hải Phòng 28
Bảng 2.2. Số giờ nắng các tháng trong năm 29
Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 30
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 31
Bảng 2.5. Một số đặc điểm công nghiệp thành phố Hải Phòng 37
Bảng 3.1.Tổng hợp biến động sử dụng đất Tp Hải Phòng năm 2005- 2010 46
Bảng 3.2. Biến động sử dụng đất năm 2010 so với năm 2000 và 2005 47
Bảng 3.3 Diện tích đất đô thị, khu dân cư nông thôn năm 2010 51
Bảng 3.4 Tổng hợp biến động sử dụng đất các KĐT, CCN năm 2005-2010 52
Bảng 3.5. Kết quả quan trắc không khí xung quanh tại các KĐT năm 2010 67
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc không khí xung quanh tại các KCN năm 2006-2010 67
Bảng 3.7. Kết quả quan trắc không khí xung quanh tại các KCN năm 2010 69
Bảng 3.8. Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt đô thị Hải Phòng qua các năm 2006-2010 83
Bảng 3.9. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng có trong đất tại một số điểm
sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 97
Bảng 3.10. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng có trong đất tại một số KCN
trên địa bàn thành phố Hải Phòng 105
Bảng 3.11. Bảng mức độ đánh giá và màu sắc thể hiện 108





v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ về tình hình phát triển các KCN trên phạm vi cả nước 10
Hình 1.2. Sơ đồ về phát triển bền vững 15
Hình 1.3. Sơ đồ phân tích biến động bằng GIS 22
Hình 1.4. Sơ đồ phương pháp đánh giá biến động môi trường trong sử dụng đất 23
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu – thành phố Hải Phòng 27
Hình 3.1. Ảnh vệ tinh Landsat – thành phố Hải Phòng năm 2005 41
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2005 42
Hình 3.3. Ảnh vệ tinh Landsat – thành phố Hải Phòng năm 2010 44
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2010 45
Hình 3.5. Phân bố các KCN thành phố Hải Phòng (năm 2012) 53
Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng các KCN thành phố Hải Phòng năm 2010 53
Hình 3.7. Bản đồ biến động sử dụng đất các KĐT, KCN Tp Hải Phòng 2015-2010 54
Hình 3.8. Bản đồ vùng ngập lụt thành phố Hải Phòng 56
Hình 3.9. Ảnh ngập lụt trên tuyến phố Minh Khai, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng . 56
Hình 3.10. Bản đồ các điểm lấy mẫu tại các KĐT, KCN Tp Hải Phòng năm 2010 58
Hình 3.11. Bản đồ hàm lượng bụi TSP có trong không khí ở các KĐT, KCN 59
Hình 3.12. Bản đồ hàm lượng NO
2
trong không khí ở các KĐT, KCN 60
Hình 3.13. Bản đồ hàm lượng CO trong không khí tại các KĐT, KCN 61
Hình 3.14. Bản đồ hàm lượng SO
2
trong không khí tại các KĐT, KCN 62
Hình 3.15. Ảnh bụi từ Nhà máy sản xuất đất đèn và hóa chất Tràng Kênh 63
Hình 3.16. Ảnh bụi phát sinh từ hoạt động giao thông tại khu vực ven đô 64
Hình 3.17. Biểu đồ hàm lượng Bụi, CO, SO
2
, NO

2
trong không khí tại thành phố
Hải Phòng từ 2006-2009 65
Hình 3.18. Biểu đồ hàm lượng CO trong không khí tại các KCN tại Tp Hải Phòng 69
Hình 3.19. Biểu đồ hàm lượng SO
2
trong không khí tại Tp Hải Phòng 70
Hình 3.20. Biểu đồ hàm lượng NO
2
trong không khí tại Tp Hải Phòng 70
Hình 3.21. Biểu đồ hàm lượng bụi trong không khí tại Tp Hải Phòng 71
Hình 3.22. Bản đồ hàm lượng TSS có trong nước ở các KĐT, KCN 72
Hình 3.23. Bản đồ hàm lượng pH có trong nước ở các KĐT, KCN 73
Hình 3.24. Bản đồ hàm lượng P có trong nước tại các KĐT, KCN 74
Hình 3.25. Bản đồ hàm lượng NO
3
-N có trong nước tại các KĐT, KCN 75
Hình 3.26. Bản đồ hàm lượng NH
3
-N có trong nước tại các KĐT, KCN 76


vi
Hình 3.27. Bản đồ hàm lượng độ đục có trong nước tại các KĐT, KCN 77
Hình 3.28. Bản đồ hàm lượng độ dẫn có trong nước tại các KĐT, KCN 78
Hình 3.29. Bản đồ hàm lượng dầu mỡ có trong nước tại các KĐT, KCN 79
Hình 3.30. Bản đồ hàm lượng COD có trong nước tại các KĐT, KCN 80
Hình 3.31. Bản đồ hàm lượng BOD có trong nước tại các KĐT, KCN 81
Hình 3.32. Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD
5

trung bình tại hồ An Biên giai đoạn
2006-2010 (đợt quan trắc mùa khô tháng 3 và mùa mưa tháng 9) 82
Hình 3.33. Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD và DO trung bình tại hồ Tam Bạc
giai đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô tháng 3 và mùa mưa tháng 9) 83
Hình 3.34. Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD, BOD
5
trung bình tại hồ Sen giai
đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô tháng 3 và mùa mưa tháng 9) 84
Hình 3.35. Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD, BOD
5
trung bình tại hồ Tiên Nga
giai đoạn 2006-2010 (đợt quan trắc mùa khô tháng 3 và mùa mưa tháng 9) 84
Hình 3.36. Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD
5
trung bình tại các hồ Hải Phòng giai
đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô tháng 3 và mùa mưa tháng 9) 85
Hình 3.37. Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trung bình tại hồ ở Hải Phòng giai
đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô tháng 3 và mùa mưa tháng 9) 85
Hình 3.38. Biểu đồ diễn biếnàm lượng DO, Fe trung bình tại sông Cấm giai đoạn
2006-2010 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 86
Hình 3.39. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Fe và NH
4
trung bình tại sôngLạch Tray
giai đoạn 2006-2010 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 87
Hình 3.40. Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD
5,
COD trung bình tại sông Bạch Đằng
giai đoạn 2006-2010 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 87
Hình 3.41. Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH
4

trung bình tại sông Bạch Đằng giai
đoạn 2006-2010 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 88
Hình 3.42. Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD
5
trung bình tại 3 điểm quan trắc sông
Giá giai đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 88
Hình 2.43. Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH
4
trung bình tại 3 điểm quan trắc sông
Giá giai đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 89
Hình 3.44. Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trung bình tại 3 điểm quan trắc sông
Rế giai đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 89
Hình 3.45. Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH
4
trung bình tại 3 điểm quan trắc sông
Rế giai đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 90


vii
Hình 3.46. Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD
5
trung bình tại 3 điểm quan trắc sông
Đa Độ giai đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 90
Hình 3.47. Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH
4
trung bình tại 3 điểm quan trắc sông
Đa Độ giai đoạn 2006-2009 (đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa) 91
Hình 3.48. Đồ thị giao động mực nước tại điểm quan trắc 93
Hình 3.49. Biểu đồ hàm lượng Cl- tại các điểm quan trắc nước ngầm tại Hải Phòng . 93
Hình 3.50. Biểu đồ hàm lượng Pb tại các điểm quan trắc nước ngầm tại Hải Phòng 94

Hình 3.51. Bản đồ hàm lượng pH có trong mẫu đất ở các KĐT, KCN 97
Hình 3.52. Bản đồ hàm lượng Zn có trong mẫu đất ở các KĐT, KCN 98
Hình 3.53. Bản đồ hàm lượng Hg có trong mẫu đất ở các KĐT, KCN 99
Hình 3.54. Bản đồ hàm lượng dầu mỡ có trong mẫu đất ở các KĐT, KCN 100
Hình 3.55. Bản đồ hàm lượng Cr có trong mẫu đất ở các KĐT, KCN 101
Hình 3.56. Bản đồ hàm lượng Cd có trong mẫu đất ở các KĐT, KCN 102
Hình 3.57. Bản đồ hàm lượng Asen có trong mẫu đất ở các KĐT, KCN 103
Hình 3.58. Biểu đồ hàm lượng As có trong mẫu đất tại một số cơ sở sản xuất CN 105
Hình 3.59. Biểu đồ hàm lượng Zn có trong mẫu đất KCN, cơ sở sản xuất CN 105
Hình 3.60. Sơ đồ tổng quát ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển đô thị,
công nghiệp 106
Hình 3.61. Bản đồ chất lượng môi trường tổng hợp thành phố Hải Phòng 109
Hình 3.62. Dự báo ô nhiễm tràn dầu trong qui hoạch phát triển công nghiệp 110
Hình 3.63. Dự báo nước biển dâng và diện ngập thành phố Hải Phòng 111
Hình 3.64. Dự báo ô nhiễm môi trường nước thành phố Hải Phòng 111




viii
DANH MỤC CÁC QUI CHUẨN VIỆT NAM


1. QCVN 03:2008/BTNMT: Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
2. QCVN 05:2009/BTNMT: Chất lượng không khí xung quanh
3. QCVN 06:2009/BTNMT: Một số chất độc hại trong không khí
(Thay cho TCVN 5938-2005)
4. QCVN 08:2008/BTNMT: Chất lượng nước mặt
5. QCVN 09:2008/BTNMT: Chất lượng nước ngầm
6. QCVN 14:2008/BTNMT: Nước thải sinh hoạt

7. QCVN 15:2008/BTNMT: Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất
8. QCVN 19:2009/BTNMT: Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
9. QCVN 20: 009/BTNMT: Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
10. QCVN 24:2009/BTNMT: Nước thải công nghiệp
(Thay cho TCVN 5945:2005)
11. QCVN 38:2011/BTNMT: Chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
12. QCVN 39:2011/BTNMT: Chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
13. QCVN 42:2012/BTNMT: Chuẩn thông tin địa lý cơ sở.


ix
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nội dung các chữ viết tắt
1
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
2
BTNMT
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
3
BVMT
: Bảo vệ môi trường
4
CCN
: Cụm công nghiệp
5
CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
6
CTNH
: Chất thải nguy hại
7
CTR
: Chất thải rắn
8
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
9
GDP
: Tổng sản phẩm trong nước
10
GIS
: Hệ thống thông tin địa lý
11
KCN
: Khu công nghiệp
12
KCX
: Khu chế xuất
13
KĐT
: Khu đô thị
14
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
15
POS

s
: Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
16
PTBV
: Phát triển bền vững
17
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
18
QTMT:
: Quan trắc môi trường
19
FAO
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
20
QHSDĐ
: Qui hoạch sử dụng đất
21
STN&MT
: Sở Tài nguyên và Môi trường
22
TCCP
: Tiêu chuẩn cho phép
23
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
24
TSP
: Bụi lơ lửng tổng số
25

UBND
: Ủy ban nhân dân
26
VOCs
: Các hợp chất hữu cơ bay hơi
27
XLNT
: Xử lý nước thải
28
XLCT
: Xử lý chất thải
29
WHO
: Tổ chức Y tế Thế giới
30
WTO
: Tổ chức Thương mại Thế giới
31
Tp
Thành phố



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thập niên cuối của thế kỉ 20, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ 21, Việt
Nam bước vào thời kì bùng nổ về phát triển đô thị và công nghiệp. Quá trình này
giữ vai trò quyết định trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà

Đảng và Nhà nước đã đề ra. Việc hình thành khu công nghiệp (KCN), cụm công
nghiệp (CCN) đã tạo động lực to lớn cho sự phát triển công nghiệp, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Sự hình thành các KCN, CCN còn góp phần thúc đẩy sự hình thành các khu đô thị
(KĐT) mới, phát triển nhiều ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ, đưa Việt Nam
thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển
biến tích cực về mặt kinh tế xã hội đã phát sinh những tác động tiêu cực đến môi
trường do quá trình phát triển các KCN, CCN, KĐT.
Nguyên nhân ở đây chính là việc quy hoạch phát triển và vận hành các KCN,
CCN thiếu sự quan tâm đến môi trường dẫn tới việc ô nhiễm môi trường đang có
chiều hướng gia tăng trong và ngoài các KCN, CCN. Việc xử lý ô nhiễm môi
trường tại các KCN, CCN, các trọng điểm gây ô nhiễm môi trường chưa triệt để đã
và đang gây nên những hậu quả môi trường nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên
phạm vi cả nước. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển các KCN, CCN đặc biệt
trong các vùng kinh tế trọng điểm đang còn tồn tại nhiều vấn đề như: sử dụng đất
đai chưa hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy trong KCN, CCN chưa cao, nhiều nơi còn để đất
hoang hóa, hiệu quả sử dụng đất thấp; việc bố trí về vị trí, quy mô diện tích các
KCN, KĐT nhiều nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi
trường của địa phương. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển các KCN, CCN,
KĐT trong một giai đoạn ngắn vừa qua trên phạm vi cả nước đã cho thấy nhiều bất
cập, trong đó các yếu tố đảm bảo cho phát triển bền vững về kinh tế, xã hội bị xem
nhẹ, đặc biệt là các yếu tố về môi trường.
Phát triển bền vững trong qui hoạch sử dụng đất các KĐT, KCN đã được
thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt ở những nước phát triển
ở Châu Âu, các nước: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan Ở Việt


2
Nam, phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững môi trường nói riêng
mới được đặt ra trong thập kỷ vừa qua. Trên thực tế việc bảo vệ môi trường thường

được xây dựng lồng ghép trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch đô
thị, khu công nghiệp…Tuy nhiên đặt vấn đề qui hoạch lồng ghép đó thực sự đã đáp
ứng được tính ổn định, bền vững chưa, nó có những ảnh hưởng gì đến chất lượng
môi trường hiện tại và trong tương lai còn là một vấn đề lan giải đối với các nhà
quản lý, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng.
Nằm ở vùng duyên hải Bắc Bộ, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Đông,
Hải Phòng là cửa ngõ giao thông đường biển của khu vực kinh tế phía Bắc, có vị trí
quan trọng về kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Với
lợi thế về vị trí địa lý, vai trò của thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, đô thị trung
tâm cấp quốc gia, một cực tăng trưởng quan trọng của tam giác kinh tế động lực
phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng đang trên bước đường
phấn đấu trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020.
Trong 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Hải Phòng đạt nhiều thành tựu
to lớn. Kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng ở mức cao, với GDP tăng bình quân
hơn 11%/năm, gấp 1,5 lần mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực theo hướng nâng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tương đối tỷ
trọng nông nghiệp, quy mô nền kinh tế thành phố phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng
như cảng, hệ thống hạ tầng, giao thông, diện mạo đô thị, nông thôn ngày càng phát
triển và có sự thay đổi lớn. Nhưng song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Hải Phòng cũng đang phải đối mặt nhiều với sức ép về môi trường. Ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là tại KĐT, KCN, CCN đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường
chung của thành phố. Ô nhiễm môi trường đang làm biến đổi chất lượng môi trường
ở cả thành thị và nông thôn, ảnh hưởng đến các tính chất vật lý, hoá học tự nhiên
của môi trường.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển các KĐT,
KCN, CCN có nhiều nguyên nhân khác nhau; Tuy nhiên để đánh giá tổng quan các
nguyên nhân chính làm biến đổi chất lượng môi trường trong qui hoạch sử dụng đất
các KĐT, KCN từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công



3
tác quản lý đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc quy hoạch khai thác bền vững
nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển tiềm năng kinh tế, điều kiện tự nhiên sẵn có ở
một vùng đất trẻ ven biển như Hải Phòng.
Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường nói chung và đánh giá biến đổi chất
lượng môi trường trong qui hoạch sử dụng đất các KĐT, KCN theo phương pháp
truyền thống như thống kê, báo cáo đã được thực hiện; tuy nhiên kết quả đánh giá
đó chưa thực sự phục vụ hữu ích cho nhu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững cho thành phố Hải Phòng.
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, hệ thống thông tin địa lý (GIS),
phương pháp Viễn thám đã được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá về
đất đai, môi trường và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Để có những đánh giá cụ
thể, khách quan, khoa học và tổng quan được các vấn đề môi trường trong quá trình
phát triển các khu đô thị, công nghiệp đặt trong mối quan hệ hệ thống với qui hoạch
sử dụng đất trên bản đồ ở trạng thái động là phương pháp mới. Qua đó đề xuất các
giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất; đồng thời cũng là một trong những
giải pháp quan trọng trong quản lý ô nhiễm trong KCN, KĐT góp phần tích cực
trong việc phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp
gây nên trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Xuất phát từ thực tế trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường trong thời gian qua; em đã lựa chọn nghiên cứ đề tài “Đánh giá biến đổi
chất lƣợng môi trƣờng trong sử dụng đất các khu đô thị và công nghiệp thành
phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng biến đổi chất lượng môi trường
trong sử dụng đất các khu đô thị và công nghiệp tại thành phố Hải Phòng
Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị, khu công nghiệp tại thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2005-2010;

+ Đánh giá hiện trạng môi trường trong các khu đô thị, công nghiệp tại thành
phố Hải Phòng trong giai đoạn 2005-2010;


4
+ Đánh giá biến động đất đai, môi trường bằng phương pháp Viễn thám và
hệ thông tin địa lý (GIS);
+ Kiến nghị đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý sử dụng đất khu đô thị, khu công nghiệp và môi trường trên địa bàn thành phố
Hải Phòng;
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Thu thập số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng trong
2 giai đoạn 2005-2010;
- Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường trong các khu đô thị, công nghiệp
giai đoạn 2005- 2010 (số liệu quan trắc môi trường, tổng lượng chất thải các nguồn
thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn, một số kim loại nặng trong đất);
- Đánh giá biến động đất đai, môi trường bằng công nghệ GIS, Viễn thám
cho giai đoạn 2005-2010: bản đồ biến động sử dụng đất (từ đất nông nghiệp chuyển
sang đất đô thị, công nghiệp); bản đồ biến động sử dụng đất khu đô thị, khu công
nghiệp; bản đồ chất lượng các thành phần môi trường (theo những thông số đánh
giá cơ bản được lựa chọn ) tại các khu đô thị, khu công nghiệp; bản đồ tổng thể biến
đổi chất lượng môi trường trong các khu đô thị, khu công nghiệp;
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Toàn bộ thành phố Hải Phòng (trừ 2 huyện đảo Bạch
Long Vỹ và Cát Hải).
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn năm 2005 - 2010
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- : Thu thập tài liệu nghiên cứu trong nước, nước ngoài
có liên quan; khảo cứu tài liệu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của
các chương trình, công trình, đề tài khoa học có liên quan tới vấn đề nghiên cứu;
- : sử dụng để thống kê các số liệu về qui hoạch sử
dụng đất các khu công nghiệp, khu đô thị, các số liệu về hiện trạng môi trường phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.


5
-  Tiến hành phân lập các nhóm đối tượng, nhóm số
liệu đánh giá; đối chiếu, so sánh, đánh giá các thông số gây ô nhiễm môi trường với
Qui chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
-  sử dụng các biểu thức tính tải trọng
chất thải, tải lượng chất thải, khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm (theo Thông tư
02/2009/TT-BTNMT, ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
-   : Phương pháp bản đồ được sử dụng trên cơ sở kỹ
thuật GIS, Viễn thấm nhằm phân tích, xử lý các dữ liệu trên để đưa ra các thông tin
về hiện tượng, biến đổi trong từng đơn vị trên bản đồ.
- : Dựa trên các số liệu đã phân
tính, cần tổng hợp đánh giá theo hệ thống logic và từ đó đưa ra những nhận xét tổng
hợp, các kết luận chính xác, khách quan.


6
Chƣơng 1- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Qui hoạch sử dụng đất khu đô thị, khu công nghiệp
Chúng ta đều hiểu rằng “đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định 
 có vị trí, hình thể, diện tích với những
tính chất tự nhiên đặc trưng (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thủy

văn, chế độ nước mặt, chế độ nước ngầm, nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính
chất lý hóa ) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng đất vào các mục
đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất hiệu quả thì điều đầu tiên chúng ta cần
phải nghiên cứu, đánh giá đặc trưng cơ bản của đất đai từng khu vực, từng vùng,
từng lãnh thổ.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất
trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội và gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đất đai là địa điểm,
là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì
vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng
thời ở tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật (các tác nghiệp
chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoan định, sử dụng số
liệu ) và pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm
đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).
Theo định nghĩa của FAO:  



















 , 














,  , 
 











 , 

 , 










” [22]
Về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết
định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao
nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.


7
Đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng do diện tích có hạn, nên trong quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ kéo theo quá trình đô thị hoá. Các đô thị
phát triển ngày càng mở rộng, nhu cầu sử dụng đất đô thị ngày càng tăng do nhu
cầu về: xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế
Do vậy việc qui hoạch sử dụng đất đô thị và sử dụng đất đô thị một cách khoa học,
hợp lý và có hiệu quả là một việc cấp thiết phải thực hiện. Hơn thế nữa, trong quá
trình qui hoạch lại các khu vực đô thị cũ thông qua hoạt động phá bỏ, di chuyển, cải
tạo, nâng cấp để cải biến kết cấu sử dụng đất đô thị làm cho bộ mặt kiến trúc đô thị

ngày càng văn minh - hiện đại - văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc cũng đòi hỏi
phải có qui hoạch đất đô thị theo hướng phát triển bền vững.
Qui hoạch sử dụng đất đô thị là việc bố trí, sắp xếp đất đai đô thị, là hệ thống
các biện pháp kinh tế kĩ thuật; là các phương án khai thác sử dụng triệt để nguồn tài
nguyên đất đai đô thị nhằm thoả mãn những nhu cầu mới của con người, xã hội
phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tổng kết những thực tiễn trong quy hoạch đô thị hiện đại của ông Chu Tiểu
Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch Miền Tây Trung Quốc đã chỉ ra
rằng “


     
  -          

” [12]
Công nghiệp hoá và đô thị hoá là một tiến trình tất yếu đối với những nước
nông nghiệp nghèo muốn trở thành quốc gia giàu mạnh. Nhưng mỗi quốc gia cần
phải cân nhắc khi lựa chọn mô hình phát triển, định hướng chiến lược phát triển cho
hàng trăm năm sau sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước.
Việt Nam đang trong tiến trình đô thị hoá trên một quy mô rất rộng lớn và
với một tốc độ khá nhanh trên phạm vi cả nước. Năm 1990, cả nước mới có khoảng
500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị, năm 2006 tăng lên đến
727 và đến tháng 9/2009 đã có 754 đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị năm 2010 là 29,9%


8
(tăng 2,04% so với năm 2009), năm 2010 là 33%. Đây là giai đoạn tốc độ đô thị hoá
được đẩy lên nhanh nhất sau khi Hà Nội mở rộng tăng diện tích từ 924 km
2

với 2,4
triệu dân lên 3.344 km
2
(tăng bốn lần) và 6,448 triệu dân (tăng gấp ba lần) trở thành
thành phố đứng thứ 17 trên thế giới. [8] Các khu vực đô thị là nơi tập trung các hoạt
động phát triển kinh tế xã hội, đông dân cư, là khu vực có môi trường chịu tác động
nhiều nhất từ các hoạt động phát triển.
Nói đến quy hoạch các KCN, người ta thường xem xét từ 2 khía cạnh: quy
hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.
Về quy hoạch tổng thể, cho đến nay, chúng ta đã xây dựng được Quy hoạch
tổng thể phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Ưu điểm cơ bản của quy hoạch tổng thể là đã cho chúng ta có một cái nhìn toàn cục
về sự phân bố và định hướng phát triển các KCN trên phạm vi cả nước trong trên
quan điểm ưu tiên tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời vẫn
chú trọng việc phát triển hợp lý‎ những vùng kinh tế khác; đưa ra được nhiều giải
pháp có tính khả thi cao và đề xuất các cơ chế, chính sách cũng như tiến độ cụ thể
để thực hiện quy hoạch.
Đối với quy hoạch chi tiết của từng KCN, trước khi triển khai đầu tư xây
dựng hạ tầng và kêu gọi các nhà đầu tư, mỗi KCN đều phải xây dựng và phê duyệt
quy hoạch chi tiết; trong đó, dự kiến tỉ lệ đất đai và vị trí cụ thể cho xây dựng nhà
máy, kho bãi, các công trình hạ tầng nội bộ KCN, khu vực xử lý‎ chất thải tập trung,
khu hành chính quản lý, khu cây xanh , đồng thời cũng đề ra các giải pháp di dân,
tái định cư (nếu có), đền bù, giải phóng mặt bằng, tiến độ đầu tư và dự kiến các
ngành công nghiệp sẽ bố trí trong KCN để làm căn cứ kêu gọi đầu tư. Như vậy, có
thể thấy việc xây dựng các KCN trên nguyên tắc đều phải tuân thủ quy hoạch.
Trong những năm qua, về cơ bản công tác quản l‎ý thực hiện quy hoạch các
KCN ngày càng mang dáng vẻ chính quy và sự đóng góp của chúng vào sự nghiệp
phát triển của ngành công nghiệp ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
được, công tác quy hoạch các KCN thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Tính đến hết năm 2009, cả nước đã có 249 KCN được thành lập theo Quyết

định của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích đất tự nhiên 63.173 ha, tỷ lệ lấp
đầy các diện tích đất các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ 48%. Giai đoạn 2006 - 2015,


9
theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ ưu tiên thành lập mới
115 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400 ha và mở rộng diện tích 27 KCN, phấn
đấu tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 60%. Các KCN được phân bổ trên 57 tỉnh,
thành phố trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc (Trung du miền núi và Đồng bằng Sông Hồng) có 45
KCN, chiếm 39% tổng số KCN trên cả nước; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(Vùng duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên) có 28 KCN, chiếm 24,3% tổng số KCN
trên cả nước; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đông Nam Bộ và Đồng bằng
Sông Cửu Long) tập trung 42 KCN chiếm 36,7% tổng số KCN trên cả nước. [8]
Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát
triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.
Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD
(chiếm 38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26%
tổng giá trị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc
làm cho gần 1,2 triệu lao động. [5]
Cụm công nghiệp là một dạng của KCN nhưng có qui mô nhỏ hơn, được
chính quyền địa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý. Bên cạnh các KCC, các
CCN trong cả nước cũng phát triển một cách nhanh chóng. Tính đến cuối năm
2008, tổng số CCN trên địa bàn cả nước là 1.685 CCN với tổng diện tích trên
76.100ha, thu hút và tạo việc làm cho hơn 500.000 lao động. Trong đó 700 CCN đã
đi vào hoạt động với tổng diện tích 28.343 ha đất, diện tích trung bình CCN khoảng
45ha/cụm. Trong 700 CCN này, vùng Đồng bằng Sông Hồng chiếm số lượng nhiều
nhất với 189 cụm; Vùng Duyên hải Trung Bộ có 189 cụm. [5]




10

Hình 1.1: Biểu đồ về tình hình phát triển các KCN trên phạm vi cả nước
()

Phát triển các KCN, CCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công
nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô
nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý
nguồn thải và bảo vệ môi trường. Thực tế, quá trình phát triển KCN, CCN đã bộc lộ
một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường.
1.2. Các vấn đề môi trƣờng trong quá trình phát triển khu đô thị, khu
công nghiệp
1.2.1. Môi trƣờng và phát triển bền vững
Cách đây 40 (năm 1972) tại Stốckhôm, Thụy Điển, Liên hợp quốc đã tổ chức
Hội nghị quốc tế về môi trường và con người. Tại hội nghị này những người đứng
đầu thế giới đã nhất trí rằng “việc bảo vệ và cải thiện môi trường con người cho các
thế hệ ngày nay và mai sau là mục tiêu cấp bách của nhân loại”. Hội nghị này đã
đánh dấu sự ra đời của nhận thức về môi trường và phát triển.
Năm 1987, Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển đã công bố báo cáo
 trong đó đã phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa
môi trường và phát triển. Báo cáo này cũng đưa ra định nghĩa về phát triển bền
vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Từ đó, năm 1987 được
coi là thời điểm hình thành khái niệm phát triển bền vững.


11
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển họp vào tháng
6/1992 tại Rio De Janeiro đã thành lập Ủy ban phát triển bền vững. Thành quả lớn

nhất của Hội nghị này là Chương trình nghị sự 21 - Một kế hoạch hành động chi tiết
cho phát triển bền vững toàn cầu của thế kỷ 21 và đánh dấu sự cam kết toàn cầu vì
sự phát triển bền vững.
Tại Diễn đàn toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường đầu tiên tổ chức tại Malmo
tháng 05/2000 đã ra Tuyên bố Malmo kêu gọi biến các cam kết vì sự phát triển bền
vững thành hành động. Tại Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ vào tháng 9/2000,
Tổng thư ký Liên hợp quốc đã nêu ra những thách thức và những khó khăn trong
việc thực hiện các cam kết vì phát triển bền vững. Diễn đàn Malmo - 2000 được coi
là lời kêu gọi hành động vì phát triển bền vững [21].
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức tại
Johannesburg, Nam Phi, tháng 9/2002 đánh dấu một mốc quan trọng của loài người
trong nỗ lực tiến tới phát triển bền vững toàn cầu. Hội nghị đã khẳng định trách
nhiệm chung xây dựng 3 trụ cột của phát triển bền vững là: phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn
cầu [21].
Ở cấp khu vực ASEAN, đã có nhiều tuyên bố cấp Bộ trưởng ASEAN về Môi
trường và Phát triển, bao gồm các tuyên bố tại Manila (30/04/1981), Bangkok
(29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala Lumpur (19/06/1990); Banda Seri
Begawan (26/04/1994); Jakarta (18/09/1997); Kota Kinabalu (07/10/2000) [21].
Đã có nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình nghị
sự 21 của quốc gia mình. Mặc dù cách tiếp cận của mỗi quốc gia khác nhau, nhưng
tất cả các chương trình đều dựa trên điều kiện thực tế của mỗi nước và đề xuất các
vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong thời gian 20 năm qua, đất nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nhằm hoàn thành cơ bản các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm
2020. Trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng, quá trình công nghiệp hoá và
hiện đại hoá sẽ làm gia tăng các nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung.
Trong những năm tới, Việt Nam vẫn chú trọng vào khai thác tài nguyên thiên nhiên



12
và phát triển nền kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn là ưu tiên hàng
đầu của Chính phủ. Các ngành công nghiệp đang tăng trưởng lệ thuộc vào việc cung
cấp nước sạch, năng lượng, tài nguyên và các dịch vụ do hệ thống thiên nhiên cung
cấp. Nhiều cộng đồng trực tiếp lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt những
cộng đồng ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, nông thôn; sự nghèo khổ hay sự thoát
khỏi nghèo khổ của những đối tượng này gắn liền với nguồn lợi từ khai thác tài
nguyên thiên nhiên.
Dù bằng cách nào và ở bất cứ đâu, trong quá trình phát triển cũng tạo nên hai
hệ thống: hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường.
Hệ thống kinh tế - xã hội bao gồm các thành phần: sản xuất, tiêu dùng, lưu
thông, phân phối và tích lũy. Từ đó tạo ra dòng nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa,
phế thải lưu thông giữa các thành phần cấu thành hệ thống.
Hệ thống môi trường gồm môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi
trường nhân tạo. Hai hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường song song
cùng tồn tại, cùng phát triển hoặc cùng suy thoái [16].
Hiện nay, việc sử dụng các thành phần môi trường phục vụ phát triển kinh tế
là chưa hợp lý, còn lãng phí, không thân thiện môi trường và thiếu quan tâm đến
tính bền vững. Nguyên nhân chính là do chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy
hoạch, kế hoạch phân bổ hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế ngay
từ những giai đoạn đầu ra quyết định phát triển. Về nguyên tắc thì quy hoạch cần
phải làm trước và các hành động phát triển diễn ra sau. Khi đã có quy hoạch hợp lý
và sau khi đã có cam kết thực hiện đúng quy hoạch sẽ giảm thiểu được những tác
động tiêu cực đến môi trường. Một nguyên nhân khác làm cho phát triển không bền
vững là trong quá trình phát triển thiếu sự giám sát hợp lý để có đủ thông tin phản
hồi cần thiết phục vụ việc điều chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cùng với những hậu quả về môi trường phát sinh trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, những tác động của biến đổi khí hậu với các thiên tai đã làm cho
môi trường hành tinh chúng ta nói chung và của Việt Nam nói riêng ngày càng xấu

đi cả ở quy mô và mức độ nguy hiểm. Vì vậy đòi hỏi phải có những chính sách mới
gắn kết chặt chẽ giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
hướng tới phát triển bền vững.

×