Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt lưu vực sông vu gia thu bồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN

-----------------------

Trần Thị Ngọc Ánh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT LƢU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN

-----------------------

Trần Thị Ngọc Ánh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT LƢU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số

: 60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ HỮU TUẤN
PGS.TS. VŨ VĂN MẠNH

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, góp ý nhiệt tình
của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và anh chị em đồng nghiệp và những ngƣời
thân trong gia đình.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cùng các thầy
cô giáo Khoa Môi Trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tổ chức và thực hiện thành công khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa
học Môi trƣờng (2012 - 2014), tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ về lĩnh vực mà
tôi tâm huyết. Đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian
học tập tại trƣờng.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Hữu Tuấn và PGS.TS.
Vũ Văn Mạnh, ngƣời đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cƣơng
và hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến chủ nhiệm dự án và
các cán bộ tham gia dự án “Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến
môi trƣờng và đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông (sông Ba
và sông Vu Gia - Thu Bồn)” đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận đƣợc những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.


Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

Trần Thị Ngọc Ánh


Môc lôc

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các chữ viết tắt
Mở đầu ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ........................................................ 3
1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ...................................................................... 7
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 7
1.2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 7
1.2.1.2. Địa hình ............................................................................................... 8
1.2.1.3. Thổ nhƣỡng.......................................................................................... 9
1.2.1.4. Thảm thực vật .................................................................................... 10
1.2.1.5. Khí hậu, thủy văn............................................................................... 11
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 20
1.2.2.1. Dân cƣ và phân bố ............................................................................. 20
1.2.2.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội ........................................................... 22
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 29
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 29

2.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 29


2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 29
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 30
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................................ 30
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa .......................................... 30
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ........................................ 35
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc dựa vào chỉ số WQI ................... 38
2.4.5. Phƣơng pháp thống kê phân tích hệ thống ................................................. 42
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 43
3.1. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặtlƣu vực sông
Vu Gia - Thu Bồn ............................................................................................... 43
3.1.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt lƣu vực sông Vu Gia - Thu Bồn ............ 43
3.1.1.1. Nhiệt độ ............................................................................................ 43
3.1.1.2. Độ pH, độ đục, chất rắn lở lửng ....................................................... 43
3.1.1.3. Các chất dinh dƣỡng ......................................................................... 49
3.1.1.4. DO .................................................................................................... 52
3.1.1.5. Các chất hữu cơ ................................................................................ 53
3.1.1.6. Vi sinh vật ......................................................................................... 56
3.1.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt lƣu vực sông Vu Gia - Thu Bồn ............... 58
3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt lƣu vực sông
Vu Gia - Thu Bồn ........................................................................................ 63
3.2.1. Ô nhiễm nƣớc do hoạt động của các ngành công nghiệp .......................... 64
3.2.2. Ô nhiễm nƣớc do hoạt động của các ngành nông nghiệp .......................... 74
3.2.3. Ô nhiễm nƣớc do hoạt động sinh hoạt của các cụm dân cƣ và nƣớc thải của
các bệnh viện ........................................................................................................ 77
3.2.4. Ô nhiễm nƣớc do hoạt động du lịch ........................................................... 78
3.2.5. Ô nhiễm nƣớc do thủy điện ........................................................................ 81



3.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc mặt lƣu vực sông
Vu Gia - Thu Bồn ............................................................................................... 85
3.3.1. Giải pháp phi công trình ............................................................................. 85
3.3.1.1. Giải pháp về chính sách ..................................................................... 85
3.3.1.2. Giải pháp về quản lý .......................................................................... 86
3.3.1.3. Áp dụng các công cụ kinh tế và tiến bộ khoa học. ............................ 88
3.3.2. Giải pháp công trình ................................................................................... 89
3.3.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn .................................... 89
3.3.2.2. Thu gom và xử lý nƣớc thải .............................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.2

Lƣợng mƣa trung bình tháng, năm tại một số trạm trong LVS Vu GiaThu Bồn
Đặc trƣng dòng chảy trên sông Thu Bồn

Bảng 1.3

Dân số LVS Vu Gia - Thu Bồn

Bảng 1.4

Diện tích và sản lƣợng gieo trồng các loại cây trên LVS Vu Gia - Thu Bồn


Bảng 1.5

Diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Bảng 1.6

Số lƣợng gia súc, gia cầm trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Bảng 1.7

Bảng 1.9

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên LVS Vu Gia - Thu Bồn
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu phân theo loại hình kinh tế thành phố
Đà Nẵng
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu phân theo loại hình kinh tế tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.1

Vị trí quan trắc và lấy mẫu nƣớc trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Bảng 2.2

Bảng quy định các giá trị qi, BPi

Bảng 2.3

Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa

Bảng 2.4


Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH

Bảng 2.5

Bảng so sánh giá trị WQISI

Bảng 3.1

Tỷ lệ % số mẫu WQI

Bảng 1.1

Bảng 1.8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1

LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 1.2

Bản đồ địa hình LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 1.3

Mạng lƣới trạm khí tƣợng thủy văn trên LVS Vu Gia - Thu Bồn


Hình 1.4

Dân số LVS Vu Gia - Thu Bồn (ngƣời)

Hình 1.5

Cơ cấu sử dụng đất LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 2.1

Một số hình ảnh đo đạc, khảo sát tại LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 2.2

Vị trí lấy mẫu nƣớc

Hình 3.1

Biến đổi độ pH tại trạm Thành Mỹ

Hình 3.2

Biến đổi độ pH tại trạm Nông Sơn

Hình 3.3

Biến đổi độ pH trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 3.4


Biến đổi hàm lƣợng SS tại trạm Thành Mỹ

Hình 3.5

Biến đổi hàm lƣợng SS tại trạm Nông Sơn

Hình 3.6

Biến đổi hàm lƣợng SS trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 3.7

Biến đổi hàm lƣợng N - NH4+ trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 3.8

Biến đổi hàm lƣợng P - PO43- trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 3.9

Biến đổi hàm lƣợng DO tại trạm Thành Mỹ

Hình 3.10

Biến đổi hàm lƣợng DO tại trạm Nông Sơn

Hình 3.11

Biến đổi hàm lƣợng DO trên LVS Vu Gia - Thu Bồn


Hình 3.12

Biến đổi hàm lƣợng BOD5 trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 3.13

Biến đổi hàm lƣợng COD trên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 3.14

Biến đổi hàm lƣợng Coliformtrên LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 3.15

Chất lƣợng nƣớc mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn (tháng VII/2011)

Hình 3.16

Chất lƣợng nƣớc mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn (tháng V - VI/2012)

Hình 3.17

Chất lƣợng nƣớc mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn (tháng IV/2014)

Hình 3.18

Kết quả tính WQI

Hình 3.19


Các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn

Hình 3.20

Khai thác cát trên sông Thu Bồn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5
CCN
CLN

Lƣợng oxy sinh hóa cần thiết để vi khuẩn sử dụng sau 5 ngày lấy mẫu
Cụm công nghiệp
Chất lƣợng nƣớc

COD

Lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nƣớc

CP
DO
KCN
KCX
KH&CN
KH KTTV&MT
KT - XH
LVS
NCKH

NGTK
NN&PTNT
TN&MT
TNHH
SS

Cổ phần
Lƣợng oxy từ trong không khí có thể hòa tan vào nƣớc
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khoa học và Công nghệ
Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng
Kinh tế - xã hội
Lƣu vực sông
Nghiên cứu khoa học
Niên giám thống kê
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tài nguyên và Môi trƣờng
Trách nhiệm hữu hạn
Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

WQI


Chỉ số chất lƣợng nƣớc (Water Quality Index)


MỞ ĐẦU
Lƣu vực sông (LVS) Vu Gia - Thu Bồ n là một LVS lớn ở vùng Duyên hải
Trung Trung bộ . Sông bắt nguồn từ địa bàn tin
̉ h Kon Tum chảy qua tỉnh Quảng
Nam, thành phố Đà Nẵng đổ ra biển Đông ở hai Cửa Đại và Cửa Hàn
lƣu vƣ̣c nằ m ở sƣờn Đông Trƣờng Sơn có tiề m nă

. Toàn bộ

ng lớn về đất đai, tài nguyên

nƣớc, thuỷ năng và rừng.
LVS Vu Gia - Thu Bồ n là nguồn cung cấp nƣớc chính cho các hoạt động
kinh tế - xã hội (KT - XH) và dân sinh cho tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng, là cơ sở cho việc phát triển về du lịch, công nghiệp, nông nghiệp cho vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung với mạng lƣới giao thông hàng không, đƣờng sắt,
đƣờng bộ Bắc - Nam lên Tây Nguyên, sang Lào, có cảng biển thuận tiện giao lƣu
quốc tế. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là tỉnh nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, tập trung đầu tƣ cao
nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH. Các khu công nghiệp
(KCN) Liên Chiểu - Hoà Khánh - Đà Nẵng - Điện Ngọc - Điện Nam đã và đang
đi vào sử dụng và khai thác thu hút đầu tƣ trong, ngoài nƣớc là những thuận lợi
và cơ hội rất lớn cho phát triển nền kinh tế lƣu vực.
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của các thành phần KT - XH, tăng
dân số cơ học, và đặc biệt là việc phát triển một cách ồ ạt số lƣợng lớn thuỷ điện
dọc theo LVS Vu Gia - Thu Bồn trong những năm gần đây đã làm cho chất lƣợng

môi trƣờng nói chung và chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt ngày càng suy giảm đi,
nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Nhiều vấn đề về môi trƣờng
cấp bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở qui mô địa phƣơng và trên toàn lƣu
vực cần đƣợc xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa.
Trƣớc yêu cầu phát triển bền vững KT - XH cho thành phố Đà Nẵng, Hội
An tỉnh Quảng Nam cũng nhƣ trên LVS Vu Gia - Thu Bồn, việc “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt LVS Vu Gia - Thu
Bồn” là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn, làm cơ sở quản
1


lý môi trƣờng tại địa phƣơng, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng, quản lý và
quy hoạch, khai thác nhằm bảo vệ môi trƣờng sông theo định hƣớng phát triển
bền vững.

2


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về LVS, dƣới đây là một số định nghĩa:
- Phần diện tích mặt đất giới hạn bởi đƣờng phân thủy, trên đó nƣớc chảy
vào một con sông hay một hệ thống sông nào đó gọi là lƣu vực. Phần diện tích từ đó
nƣớc mặt và nƣớc ngầm tập trung vào một hệ thống đƣợc gọi là diện tích tập trung
nƣớc của hệ thống sông.
- Theo Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998: LVS là vùng địa lý mà trong phạm
vi đó nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất chảy tự nhiên vào sông.
- Phần mặt đất bao gồm tất cả những vật tự nhiên và nhân tạo có trên đó và
cung cấp nguồn nƣớc nuôi dƣỡng cho hệ thống sông hay một con sông riêng biệt
gọi là lƣu vực của hệ thống sông hoặc là LVS. Lƣu vực của mỗi con sông bao gồm

phần thu nƣớc bề mặt và phần thu nƣớc ngầm. Phần thu nƣớc mặt là phần diện tích
bề mặt trái đất mà từ đó tất cả lƣợng nƣớc sinh ra gia nhập vào hệ thống sông hoặc
một con sông riêng biệt. Phần thu nƣớc ngầm đƣợc tạo nên bởi tầng đất đá mà từ đó
nƣớc ngầm chảy vào lƣới sông.
- Một LVS là diện tích đất đƣợc giới hạn bởi đƣờng phân thủy mà trên đó tất
cả nƣớc sẽ tập trung chảy ra một cửa duy nhất. LVS cũng đƣợc gọi là diện tích lƣu
vực. Các cạnh của một LVS đƣợc gọi là đầu nguồn, ở phía bên kia đƣờng phân
thủy, sẽ có một LVS khác.
Tóm lại, LVS là vùng đất mà tất cả lƣợng mƣa rơi trên đó đều tập trung về
một sông hoặc suối. LVS đƣợc giới hạn bằng các đƣờng chia nƣớc. LVS đƣợc gọi
là lƣu vực kín khi có đƣờng chia nƣớc mặt và đƣờng chia nƣớc ngầm trùng nhau;
nếu không trùng nhau thì gọi là lƣu vực hở. Trong thực tế tính toán rất khó có thể
xác định chính xác đƣờng phân nƣớc ngầm nên thƣờng coi là trùng với đƣờng phân
nƣớc mặt. Lƣu vực tƣơng tự là lƣu vực có cùng điều kiện hình thành dòng chảy với
lƣu vực nghiên cứu.

3


Trên thế giới, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trƣờng và quản lý tổng hợp LVS đã đƣợc nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế
quan tâm nghiên cứu. Đối với các nƣớc phát triển vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trƣờng và quản lý tổng hợp LVS, đã đƣợc đặt ra từ giữa thế kỷ XX với
thuật ngữ "quản lý lƣu vực - Watershed Management". Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ
và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc trên lƣu vực, nhiệm vụ quản lý tổng hợp lƣu vực
đã đƣợc mở rộng cho các dạng tài nguyên liên quan nhƣ: đất, khoáng sản, rừng đa
dạng sinh học, cảnh quan sinh thái.
Đối với các nƣớc đang phát triển vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trƣờng và quản lý tổng hợp lƣu vực mới đƣợc quan tâm từ vài
chục năm trở lại đây. Việc hình thành các tổ chức LVS đƣợc nhiều quốc gia coi nhƣ

là một phƣơng tiện hữu hiệu để qui hoạch trị thuỷ các dòng sông và thực hiện các
nội dung phát triển KT - XH. Các dòng sông lớn chảy qua địa phận nhiều quốc gia
nhƣ sông Colorado ở Châu Mỹ, Tigris và Euphrate ở Trung Đông, sông Mê Kông
ở Châu Á..., đều có các tổ chức liên quốc gia để điều hoà việc khai thác và quản lý
lƣu vực.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1950, Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến việc sử
dụng hợp lý tài nguyên và quản lý tổng hợp các tài nguyên thiên nhiên trên các LVS
quan trọng. Trong chƣơng trình hành động 21 (Agenda 21) của Hội nghị thƣợng
đỉnh về Môi trƣờng Rio cũng đã ghi nhận một số đóng góp của Việt Nam. Luật Bảo
vệ Môi trƣờng (1993) và Luật Tài nguyên nƣớc (1999) đã xác định yêu cầu quản lý
thống nhất qui hoạch LVS kết hợp với địa bàn hành chính. Nhà nƣớc đã cho triển
khai biên soạn và phê duyệt các qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH phần châu
thổ sông Cửu Long (1993) và của đồng bằng sông Hồng (1995).
Vấn đề nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và
quản lý tổng hợp lƣu vực đã đƣợc nhiều nhà khoa học (Lê Quý An, Lê Thạc Cán,
Ngô Đình Tuấn, Nguyễn Trọng Sinh, Lê Bá Thảo, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn
Thƣợng Hùng, Tôn Thất Lãng, Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Văn Cƣ...) và nhiều cơ quan

4


(Cục Quản lý nƣớc và Công trình thuỷ lợi, Viện Địa lý, Viện Khoa học Thủy lợi
miền Nam, Hội Địa lý, Hội Thuỷ lợi, Trƣờng Đại học Thuỷ lợi, Trƣờng Đại học
Quốc gia Hà Nội, Viện Qui hoạch Thuỷ lợi, Uỷ ban sông Mê Kông...) quan tâm.
Hàng loạt các công trình khoa học có liên quan đã đƣợc công bố:
1. Chƣơng trình nghiên cứu khoa học (NCKH) “Quản lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường và phòng chống thiên tai” (2002) của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn (NN&PTNT). Một trong những đề tài đã đƣợc thực hiện của
Chƣơng trình này là đề tài “Nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý phát triển bền
vững LVS Vu Gia - Thu Bồn” do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện. Mục tiêu

chính của đề tài này là sử dụng hợp lý, tái tạo tài nguyên thiên nhiên kết hợp bảo vệ
môi trƣờng và xây dựng khung cơ chế, chính sách phục vụ công tác quản lý lƣu
vực. Cũng trong chƣơng trình này đã triển khai đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học
và phương pháp tính toán ngưỡng khai thác sử dụng nguồn nước và phương pháp
tính toán dòng chảy môi trường, ứng dụng cho LVS Ba và sông Trà Khúc” do
trƣờng Đại học Thủy lợi thực hiện. Đề tài này đã đánh giá đƣợc thực trạng về dòng
chảy môi trƣờng trên LVS Ba và sông Trà Khúc, đề xuất một số giải pháp khai thác
sử dụng hợp lý nguồn nƣớc trên lƣu vực.
2. Đề tài “Tình hình quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước LVS Vu Gia
- Thu Bồn” (2007) của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (TN&MT). Đề tài đã đánh giá
đƣợc tình hình khai thác nƣớc phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp cũng
nhƣ hiện trạng chất lƣợng nƣớc và môi trƣờng, hiện trạng quản lý tài nguyên nƣớc
LVS Vu Gia - Thu Bồn.
3. Báo cáo “Đánh giá tổng quan hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt trên
LVS Vu Gia - Thu Bồn”(2007) của Bộ TN&MT. Báo cáo đã đánh giá đƣợc hiện
trạng khai thác và sử dụng nƣớc mặt từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp bảo vệ nguồn
nƣớc mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn.
4. Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên đất và
nước LVS Thu Bồn - Vu Gia, Quảng Nam - Đà Nẵng”, do Trung tâm Nghiên cứu,
5


Ứng dụng và Chuyển giao Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Nam, chủ trì
thực hiện từ tháng 8/2005 đến tháng 4/2008. Mục tiêu của dự án là ứng dụng công
nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý tài nguyên đất và nƣớc LVS Thu
Bồn - Vu Gia, Quảng Nam - Đà Nẵng, phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn.
5. Bài báo “Đánh giá chất lượng nước (CLN) sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên
Huế dựa vào chỉ số CLN (WQI)”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 58, 2010 do
Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Thủy Châu Tờ - Trƣờng Đại học Khoa
học, Đại học Huế, Nguyễn Minh Cƣờng - Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế

nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng chỉ số WQI theo mô hình gốc
của Bhargava để đánh giá CLN cho LVS Bồ.
6. Bài báo “Xây dựng chỉ số chất lượng để đánh giá và quản lý CLN hệ
thống sông Đồng Nai” Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện Khoa
học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (KH KTTV&MT) (2010) TS. Tôn Thất
Lãng - Trƣờng Cao đẳng Tài nguyên Môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả
đã sử dụng phƣơng pháp Delphi để xây dựng các chỉ số đánh giá chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc sông Đồng Nai.
7. Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện
pháp thích ứng (phần LVS Thu Bồn)” dự án giữa Bộ TN&MT và Cơ quan phát triển
Quốc tế Đan Mạch (2010) do Viện KH KTTV&MT thực hiện. Dự án đã nghiên cứu
các mô hình đƣợc ứng dụng trong tính toán tác động của biến động khí hậu lên tài
nguyên nƣớc LVS, từ đó đƣa ra các kịch bản biến đổi khí hậu ở LVS Thu Bồn và
đánh giá tác động lên nguồn nƣớc, tác động của biến đổi khí hậu đến lũ và xâm
nhập mặn hệ thống sông, tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nƣớc và thủy
điện trên LVS Thu Bồn.
8. Báo cáo chuyên đề “Tổng quan về quản lý, khai thác tài nguyên nước,
định hướng phát triển kinh tế xã hội và những yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý
tài nguyên nước mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn” do TS. Tô Việt Thắng - Viện Khoa
học Thủy lợi Việt Nam chủ trì thuộc Đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu và
6


xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) phục vụ công tác quản lý và khai thác
tài nguyên nước ở Việt Nam” (2013) của Bộ KH&CN. Trong nghiên cứu này đề tài
đã sử dụng Bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tổng hợp LVS (DSS) để
hỗ trợ cho việc quy hoạch, quản lý tài nguyên nƣớc theo LVS, cụ thể thực hiện với
LVS Vu Gia - Thu Bồn.
9. Dự án “Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến môi
trường và đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường LVS (sông Ba và sông Vu

Gia - Thu Bồn)” dự án đang thực hiện từ năm 2010 - nay do TS. Nguyễn Thị Thảo
Hƣơng - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chủ trì.
Nhìn chung, có nhiều công trình khoa học đã công bố đều có giá trị khoa học
và thực tiễn, góp phần giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, hạn kiệt phục vụ cho việc khai thác
sử dụng hợp lý một số dạng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng trên các
LVS. Song các đề tài, dự án đó mới chỉ đề cập đến vấn đề môi trƣờng ở mức độ
tổng thể, chƣa có đề tài nào đề cập vấn đề môi trƣờng nƣớc cụ thể, số liệu điều tra
khảo sát chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trên LVS Vu Gia - Thu Bồn còn rất rời rạc,
không liên tục và thiếu đồng bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp bách về chất lƣợng
môi trƣờng nƣớc hiện nay. Luận văn này sẽ góp phần đƣa ra một cái nhìn tổng quan
và chung nhất về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt trên LVS Vu Gia - Thu Bồn.
1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
LVS Vu Gia - Thu Bồn nằm ở phần phía Bắc của vùng Nam Trung bộ, trong
phạm vi (107013'-108034') kinh độ Đông, (14058'-16004') vĩ độ Bắc; hợp thành bởi
dòng chính sông Thu Bồn và các sông nhánh Vu Gia, Ly Ly, Túy Loan.... Phía Bắc lƣu
vực giáp LVS Hƣơng, phía Tây giáp sông Xê Công (nhánh sông Mê kông) ở lãnh thổ
Lào, phía Nam giáp các LVS Tam Kỳ, Sê San, Ba, Trà Bồng, Trà Khúc, phía Đông
giáp biển. Với diện tích 10.350km2, LVS Vu Gia - Thu Bồn bao gồm phần lớn địa
phận tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và một phần tỉnh Kon Tum (hình 1.1).
7


Hình 1.1: LVS Vu Gia - Thu Bồn
1.2.1.2. Địa hình
Địa hình trong lƣu vực phần lớn là đồi núi, riêng phần hạ lƣu sông giáp biển
là đồng bằng. Phần phía Bắc là những dãy núi cao chạy song song với dãy Bạch
Mã, kéo dài từ Đông sang Tây với một số đỉnh cao trên 1.000 m (Núi Mang 1.708 m,
Bà Nà 1.483 m); phía Tây là dãy Trƣờng Sơn Nam với một số đỉnh cao trên 2.000 m

(A Tuất 2.500 m, Lum Heo 2.045 m, Tion 2.032 m,...); phía Nam là khối núi Kon
Tum thuộc dãy Trƣờng Sơn với đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m, chạy ra tới biển. Nhƣ
vậy, lƣu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đƣợc bao bọc bởi các dãy núi cao ở
ba phía: Bắc, Tây và Nam. Chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống đồng bằng là vùng
trung du với những đồi núi thấp có độ cao (100 - 800) m.
Vùng đồng bằng hẹp có địa hình thấp dƣới 30 m, phân bố ở một số huyện
thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam (Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Thăng Bình, Hội
An) và thành phố Đà Nẵng (huyện Hòa Vang, các quận Ngũ Hành Sơn và Hải Châu).
Tiếp giáp với biển là những dải cát có những cồn cát cao hơn 10 m (hình 1.2).
8


Vùng ven biển đƣợc đặc trƣng bởi sự xen kẽ những đoạn địa hình thoải, là
các cồn cát có nguồn gốc từ biển, cát đƣợc sóng gió đƣa lên bờ và nhờ tác dụng của
gió cát đƣợc đƣa đi xa bờ về phía Tây tạo nên các đồi cát có dạng lƣợn sóng chạy
dọc theo bờ biển.

Hình 1.2: Bản đồ địa hình LVS Vu Gia - Thu Bồn [4]
1.2.1.3. Thổ nhƣỡng
Trên lƣu vƣ̣c gồ m các loa ̣i đấ t chin
́ h sau:
- Cát địa hình: diê ̣n tić h 31.121 ha ở các huyê ̣n ven biể n , nghèo dinh dƣỡng.
- Đất cát ven biển : diê ̣n tić h 11.600 ha phân bố ở các huyê ̣n ven biể n đã
đƣơ ̣c cải ta ̣ o trồ ng tro ̣t hƣớng chính trồ ng dƣ̀a , đào lô ̣n hô ̣t , nế u bón phân và giải
quyế t thuỷ lơ ̣i ngăn mă ̣n có thể trồ ng lúa .
- Đất nhiễm mặn : đấ t nhiễm mă ̣n trung bin
̀ h tâ ̣p trung ở vùng đấ t ven biể n
Hô ̣i An loa ̣i này chủ yế u là trồ ng cói khoảng 800 ha. Đất mặn nhiều ở ven biển Hội
An, Duy Xuyên , Hoà Vang diện tích 8.930 ha. Đất mặn ít phân bố dọc các huyện
ven biể n có diê ̣n tích 9.360 ha nế u cải ta ̣o có thể làm đấ t trồ ng tro ̣t.

- Đất phù sa : diê ̣n tích 51.280 ha nằ m ở các huyê ̣n Điê ̣n Bàn , Duy Xuyên ,
Đa ̣i Lô ̣c, Hoà Vang, Quế Sơn loa ̣i này thić h hơ ̣p trồ ng lúa và màu .
9


- Đất và đất bạc màu có nguồn gốc Feralit : diê ̣n tích 58.980 ha nằ m ở các
huyê ̣n Tiên Phƣớc , Quế Sơn , Đa ̣i Lô ̣c , Hiê ̣p Đƣ́c , Tây Đa ̣i Lô ̣c có thể trồ ng cây
công nghiê ̣p ngắ n ngày .
- Đất trên đá Granit , đá vôi , đá biế n chấ t và trên sa thạch

: có diện tích

684.060 ha nằ m ở các huyê ̣n miề n núi nhƣ Duy Xuyên , Quế Sơn Tiên Phƣớc , Trà
My, Phƣớc Sơn, Giằ ng chủ yế u là đấ t rƣ̀ng.
- Đất dốc tụ: có diện tích 4.950 ha loa ̣i này chủ yế u trồ ng lúa và màu phân bố
rải rác trong lƣu vƣ̣c.
- Đất trên đá dăm , cuội kế t : diê ̣n tích 26.380 ha ở các huyê ̣n Hiên , Giằ ng,
Đa ̣i Lô ̣c.
- Đất có mùn trên núi : có diện tích 175.895 ha ở các vùng núi cao thuô ̣c
các huyện Giằng , Hiên, Trà My , Phƣớc Sơn , Đa ̣i Lô ̣c . Điạ h ình phức tạp chủ yếu
là rừng .
1.2.1.4. Thảm thực vật
LVS Vu Gia - Thu Bồn thuộc khí hậu ẩm, nhiệt đới, địa hình có sự phân hóa
mạnh, thảm thực vật phong phú và đa dạng, có kiểu rừng kín thƣờng xanh ẩm á
nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 800 m; kiểu rừng kín là rụng hơi ẩm nhiệt đới; kiểu
rừng cây thƣa, lá rộng hơi khô nhiệt đới và kiểu rừng cây lá kim hơi khô nhiệt đới.
Thảm thực vật LVS Thu Bồn - Vu Gia nhìn chung mang đậm tính chất
của thảm thực vật nhiệt đới nóng ẩm Nam Trƣờng Sơn với độ che phủ rừng tự
nhiên đạt 44,07% diện tích lƣu vực.
Phần lớn các kiểu thảm thực vật chính trong lƣu vực Vu Gia - Thu Bồn tồn

tại trên địa hình núi, đồi thoát nƣớc tốt, dƣới 800 m hay 1.000 m có rừng kín cây lá
rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm, rừng rụng lá, rừng thƣa cây lá rộng, lá kim, từ 700
(hay 1.000 m) đến 1.600 m có rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh á nhiệt đới ẩm,
rừng thƣa cây lá kim, trên 1.600 m có rừng kín cây lá rộng ôn đới ẩm. Còn ở các địa
hình vùng trũng ngập nƣớc có rừng đầm lầy hay các trảng cỏ chịu ngập; trên các
đụn cát có các cây bụi lá cứng hay rừng thƣa.
10


Các kiểu thảm thứ sinh nhân tác nhƣ rừng Tre nứa, trảng cây bụi, cỏ; các
quần xã cây trồng. Thuộc loại kiểu rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh có lớp đất dày
hơn một mét với tầng mùn trên bề mặt. Hệ thống các tầng cây với hệ thống lá dày
đặc, hạn chế sự tác động trực tiếp của hạt mƣa, gió, dòng chảy mặt đến đất, ngăn
cản quá trình xói mòn đất, làm chậm đi sự tập trung nƣớc trong các lƣu vực. Do vậy
khi con ngƣời phá hủy thảm thực vật, hay thay thế chúng bằng các kiểu thảm trồng
với cấu trúc đơn giản hơn thì cân bằng giữa tầng dày đất và thảm bị phá vỡ.
LVS Vu Gia - Thu Bồn, địa hình dốc là khu vực có lƣợng mƣa lớn, biến
động mạnh và tập trung, nên ảnh hƣởng của thảm thực vật đối với chất lƣợng và
môi trƣờng nƣớc lƣu vực, trong những năm gần đây do khai thác chặt phá rừng
thƣờng đƣợc thể hiện rõ trong việc gây lũ quét ở thƣợng nguồn, gây úng ngập ở
khu vực thũng lũng và vùng đất thấp ở đồng bằng. Do vậy khi có mƣa bão hiện
tƣợng lũ lụt, sạt lở còn thƣờng xuyên xảy ra và hiện tƣợng hạn kiệt kéo dài trong
mùa khô đã thấy xuất hiện trong khu vực LVS Vu Gia - Thu là có phần không
nhỏ của việc điều tiết nƣớc thông qua thảm thực vật trong lƣu vực
1.2.1.5. Khí hậu, thủy văn
Trên LVS Vu Gia - Thu Bồn có: 2 trạm khí tƣơ ̣ng: Đà Nẵng, Trà My;15 trạm
đo mƣa, trung bình khoảng 600 km2 có một trạm đo mƣa , hầu hết các trạm có tài
liê ̣u tƣ̀ sau ngày miề n Nam hoàn toàn giải phóng 1975; 8 trạm thuỷ văn , trong đó 2
trạm đo lƣu lƣợng và 6 trạm đo mực nƣớc ; trong 6 trạm đo mực nƣớc có 4 trạm
nằm trong vùng ảnh hƣởng triề u . Nhìn chung, số liệu quan trắc tại các trạm bảo đảm

độ tin cậy (hình 1.3).

11


Hình 1.3: Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên LVS Vu Gia - Thu Bồn [10]
a. Khí hậu:
Do nằm ở phía Nam dãy Bạch Mã và phía Đông dãy Trƣờng Sơn Nam, nên
khí hậu trong LVS Vu Gia - Thu Bồn cũng có đặc điểm chung của khí hậu vùng
Nam Trung bộ với mùa đông không lạnh, nắng nhiều, chịu ảnh hƣởng bởi gió Tây
khô nóng, mùa mƣa vào cuối mùa hè, đầu mùa đông, ngoài ra còn có một vài yếu tố
khí hậu dị thƣờng. Dƣới đây là những yếu tố chính phản ánh đặc điểm khí hậu của
lƣu vực.
- Lƣợng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng (140-150) kcal/cm2. Cân
bằng bức xạ trung bình năm khoảng (75-100) kcal/cm2.

12


- Số giờ nắng trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ 1.800 giờ ở vùng núi
cao đến hơn 2.000 giờ ở vùng đồng bằng ven biển.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng (24 - 26)0C, giảm từ đồng bằng
ven biển lên miền núi theo sự tăng cao của địa hình và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Độ ẩm không khí vào các tháng mùa mƣa ở vùng đồng bằng ven biển có
thể đạt (85 - 88)%, vùng núi có thể đạt (90 - 95)%. Các tháng mùa khô vùng đồng
bằng ven biển chỉ còn dƣới mức 80%, vùng núi còn (80 - 85)%. Độ ẩm không khí
vào những ngày thấp nhất có thể xuống tới mức (20 - 30)%.
- Lƣợng mây tổng quan trung bình năm biến đổi trong phạm vi (5 - 7,7)/10
bầu trời, có xu thế tăng dần từ đồng bằng lên miền núi.
- Tốc độ gió bình quân hàng năm vùng núi đạt (0,7 - 1,3) m/s, trong khi đó

vùng đồng bằng ven biển đạt (1,3 - 1,6) m/s.
- Lƣợng bốc hơi trung bình trên lƣu vực khoảng 680  1.040 mm, ở vùng núi
lƣợng bốc hơi khoảng (680 - 800) mm, vùng đồng bằng ven biển lƣợng bốc hơi
khoảng (880 - 1.050) mm.
- Lƣợng mƣa năm phân bố rất không đều trong lƣu vực, từ dƣới 2.000 mm ở
thung lũng sông Bung tăng lên tới trên 4.000 mm ở vùng núi, trong đó trung tâm
mƣa lớn Trà My - thƣợng nguồn sông Thu Bồn là trung tâm mƣa lớn nhất ở Nam
Trung bộ, và là một trong số trung tâm mƣa lớn ở nƣớc ta.
Mùa mƣa ở LVS Vu Gia - Thu Bồn kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, mùa
khô từ tháng I đến tháng VIII. Riêng tháng V và tháng VI xuất hiện đỉnh mƣa phụ,
càng về phía Tây đỉnh mƣa phụ càng rõ nét hơn, hình thành thời kỳ tiểu mãn trên
LVS Bung. Lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm (65 - 80)% lƣợng mƣa cả năm. Tuy
nhiên, thời kỳ mƣa lớn nhất vùng nghiên cứu thƣờng tập trung vào 2 tháng là tháng X
và tháng XI, thành phần lƣợng mƣa trong 2 tháng này chiếm (40 - 50)% lƣợng mƣa
cả năm. Trên toàn LVS, thời gian các tháng mùa mƣa, mùa khô nói chung là đồng
nhất. Ba tháng liên tục có lƣợng mƣa nhỏ thƣờng từ tháng II đến tháng IV, lƣợng
mƣa trong 3 tháng này chỉ chiếm khoảng (3 - 5)% lƣợng mƣa cả năm.
13


Lƣợng mƣa phân bố trên lƣu vực tăng dần từ đồng bằng lên miền núi. Do
ảnh hƣởng của địa hình mà lƣợng mƣa phân bố theo không gian rất phúc tạp. Các
sƣờn đón gió lƣợng mƣa tăng rõ rệt, ngƣợc lại các sƣờn khuất gió lƣợng mƣa giảm
đi đáng kể. Lƣợng mƣa hàng năm trên LVS thay đổi từ 2.000  4.000 mm, đƣợc
phân bố nhƣ sau: Từ 3.000  4.000 mm ở vùng núi cao nhƣ Trà My, Tiên Phƣớc.
Từ 2.500  3.000 mm ở vùng núi trung bình Khâm Đức, Nông Sơn, Quế Sơn. Từ
2.000  2.500 mm ở vùng núi thấp và đồng bằng ven biển: Tây Giang, Đông Giang,
Ba Na, Hội Khách, Ái Nghĩa, Giao Thuỷ, Hội An, Đà Nẵng... Tuy nhiên, thời điểm
bắt đầu mùa mƣa không đồng thời: Vùng núi mùa mƣa đến sớm hơn (do ảnh hƣởng
mùa mƣa Tây Trƣờng Sơn) và chậm dần về phía đồng bằng ven biển, những thời kỳ

mƣa lớn nhất trên lƣu vực thƣờng tập trung vào tháng X và XI (bảng1.1).
Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số trạm trong LVS Vu Gia- Thu Bồn [10]
TT

Tên

Thời kỳ

trạm

quan

Lƣợng mƣa trung bình tháng, năm (mm)

I

II III IV

V

VI VII VIII IX

X

XI

XII Năm

1


Đà Nẵng

1978-2013
trắc

71,4 24,0 21,5

2

Tam Kỳ

1977-2013

123,4 44,4 39,3

3

Trà My

1978-2013

133,2 72,1 66,3 103,0 280,9 226,5 169,4 203,6 383,1 975,9 967,0 514,7 4.095,8

4

Giao Thủy 1978-2013

72,5 34,1 32,4

51,5 140,0 142,3 101,4 162,6 297,9 678,3 488,5 223,4 2.424,8


5

Tiên Phƣớc 1977-2013

85,2 45,3 41,8

66,5 193,7 134,2

96,2 147,3 349,8 817,3 725,3 430,5 3.133,0

6

Hội An

1977-2013

74,5 34,2 20,8

34,2

88,0

89,3

61,2 124,1 319,2 596,8 470,0 247,0 2.159,3

7

Câu Lâu


1977-2013

65,7 25,3 20,0

33,4

81,9

94,1

73,7 137,0 276,6 590,8 429,2 227,0 2.054,5

8

Nông Sơn 1976-2013

62,8 36,5 31,4

88,6 227,3 202,5 155,2 190,8 330,4 696,2 594,6 274,8 2.891,0

9

Sơn Tân

1978-2013

80,5 44,0 37,6

82,4 233,2 170,7 127,5 173,4 398,1 673,4 619,7 299,8 2.940,3


10 Quế Sơn

1978-2013

74,1 34,3 28,4

43,8 157,1 146,5

95,5 192,3 315,0 688,8 502,9 252,3 2.531,0

11 Cẩm Lệ

1977-2013

61,2 20,7 20,2

33,6 100,7

64,3 132,6 325,0 602,7 407,2 210,2 2.078,0

12 Trao (Hiên) 1978-2013

18,6 17,7 37,0

94,4 217,4 162,2 128,3 169,3 282,2 490,7 263,2 104,2 1.985,3

13 Khâm Đức 1978-2013

63,5 40,8 46,9


78,7 153,8 125,0

36,0 101,7 106,5

78,3 147,1 323,3 634,3 452,7 221,3 2.206,9

44,9

79,4 115,9 325,0 713,6 580,9 372,6 2.634,8

93,3 102,1

14

99,6

75,4 144,5 368,7 785,3 722,2 346,0 2.950,8


TT

Tên

Thời kỳ

trạm

quan


Lƣợng mƣa trung bình tháng, năm (mm)

I

II III IV

V

VI VII VIII IX

X

XI

XII Năm

14 Hội Khách 1980-2013
trắc

47,8 27,1 23,4

82,0 218,3 180,7 148,7 169,4 282,2 489,6 411,4 134,0 2.214,5

15 Thành Mỹ

33,1 19,0 33,7

89,1 248,7 203,6 146,3 195,3 274,2 512,5 341,9 104,9 2.202,3

1976-2013


Có thể thấy mối quan hệ khá phức tạp của đặc điểm khí hậu với môi trƣờng
nƣớc trong lƣu vực. Chế độ mƣa trong lƣu vực ảnh hƣởng rất lớn đến hàm lƣợng
các chất trong nƣớc sông và có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Lƣợng bốc hơi gia tăng
cũng là nguyên nhân tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm nƣớc. Còn nhiệt độ gia
tăng lại làm khả năng hòa tan các chất khí trong nƣớc giảm.
b. Thủy văn
Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn bắt nguồn từ vùng núi cao sƣờn phía Đông
của dãy Trƣờng Sơn, với các đỉnh núi có cao độ từ 1.500 - 2.000 m, hạ thấp nhanh
để tiếp giáp với vùng đồi và xuống đồng bằng, vì thế tất cả sông suối trên lƣu vực
đều có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Ở vùng núi, lòng sông rất hẹp, bờ sông dốc
đứng, lòng sông có nhiều ghềnh thác, độ uốn khúc từ 1 - 2 lần. Phần giáp ranh giữa
trung lƣu và hạ lƣu, lòng sông tƣơng đối rộng và nông, có nhiều cồn bãi giữa dòng.
Về phía hạ lƣu lòng sông thƣờng thay đổi, bờ sông thấp và có bãi rộng, nên hàng
năm vào mùa lũ nƣớc tràn vào đồng ruộng, làng mạc gây ngập lụt. Hệ thống sông
Vu Gia - Thu Bồn đƣợc hình thành từ 2 sông chính là Vu Gia và Thu Bồn [4].
* Sông Vu Gia:
Sông Vu Gia đƣợc hợp thành từ nhiều sông nhánh, mà đáng kể là các sông
Đăk Mi (sông Cái), sông Bung, sông A Vƣơng và sông Kon. Sông Vu Gia, theo
nhánh Đăk Mi, có chiều dài đến cửa ra tại Đà Nẵng là 204 km; ngƣợc lên thƣợng
lƣu, đến Cẩm Lệ là 189 km và đến Ái Nghĩa là 166 km. Diện tích lƣu vực đến Ái
Nghĩa là 5.180 km2. Lƣu vực Vu Gia có độ dốc bình quân 21,3%, chiều dài lƣu vực
85,0 km, chiều rộng bình quân lƣu vực 43,4 km, mật độ lƣới sông 0,41 km/km2.
Sông Vu Gia sau khi chảy qua Ái Nghĩa phân ra 2 nhánh chính, một nhánh chảy
sang sông Thu Bồn, một nhánh khác đƣợc tách ra làm nhiều nhánh nhỏ nhƣ các

15


sông Yên, La Thành, La Thọ, chảy qua đồng bằng Bắc sông Thu Bồn rồi tập trung

ra biển ở cửa Hàn.
Thƣợng lƣu sông Vu Gia có các nhánh sau:
- Sông Cái (Đăk Mi): Bắt nguồn từ những đỉnh núi cao trên 2.000 m (Ngọc
Linh 2.598 m), thuộc tỉnh Kon Tum. Sông có chiều dài 129 km, với diện tích lƣu
vực 2.602 km2, chảy theo hƣớng chính Bắc - Nam sau nhập vào sông Bung.
- Sông Bung: Bắt nguồn từ những dãy núi cao ở phía Tây - Bắc, chảy theo
hƣớng Tây - Đông, với chiều dài 131 km và diện tích lƣu vực 2.530 km2. Sông
Bung có nhiều nhánh nhỏ nhƣng đáng kể là sông A Vƣơng có diện tích lƣu vực 898
km2, chiều dài sông 84 km.
- Sông Kon: Bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Tây Giang, có diện tích
lƣu vực 627 km2 và chiều dài sông 47 km, với hƣớng chảy chính là Bắc - Nam.
* Sông Thu Bồn:
Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vùng ven biên giới thuộc 3 tỉnh Quảng Nam,
Kon Tum và Quảng Ngãi, ở độ cao hơn 2.000 m. Sông chảy theo hƣớng Nam - Bắc,
về đến Phƣớc Hội sông chuyển theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc và khi đến Giao
Thuỷ thì chảy theo hƣớng Tây - Đông rồi đổ ra biển tại Cửa Đại. Đến Nông Sơn,
sông có chiều dài 126 km và diện tích lƣu vực 3.150 km2. Đến Giao Thuỷ, sông có
chiều dài 152 km và diện tích lƣu vực 3.825 km2. Độ dốc bình quân LVS Thu Bồn
là 25,5%, chiều dài lƣu vực 148 km, chiều rộng bình quân lƣu vực 70 km, mật độ
lƣới sông 0,47 km/km2. Sông Thu Bồn cũng hợp thành từ nhiều sông suối nhỏ, đáng
kể là các sông sau:
- Sông Tranh có diện tích lƣu vực 644 km2, chiều dài 196 km.
- Sông Khang có diện tích lƣu vực 609 km2, chiều dài 57 km.
- Sông Trƣờng có diện tích lƣu vực 446 km2, chiều dài 29 km.
Nhƣ vậy, toàn bộ lƣu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tính từ thƣợng
nguồn đến cửa sông có diện tích là 10.350 km2. LVS có dạng phát triển hình bầu
với chiều dài lƣu vực gấp 2 lần chiều rộng bình quân lƣu vực. Phần thƣợng du LVS
Vu Gia - Thu Bồn có thể tính đến km 130 của dòng chính. Sông suối ở phần thƣợng
16



×