Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 151 trang )





















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
……….*………





TRẦN LÊ NHẬT AN






NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG
LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS-F17





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƢƠNG MẠI


GVHD: TS.NGUYỄN THỊ TRÂM ANH





Nha Trang, tháng 07 năm 2013





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
……….*………





TRẦN LÊ NHẬT AN





NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG
LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS-F17





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƢƠNG MẠI










Nha Trang, tháng 07 năm 2013
























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
……….*………





TRẦN LÊ NHẬT AN





NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG
LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS-F17





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƢƠNG MẠI


GVHD: TS.NGUYỄN THỊ TRÂM ANH






Nha Trang, tháng 07 năm 2013




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………… *…………………

ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP

Kính gửi : - Ban Giám Đốc Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17
- Phòng Kinh doanh-xuất nhập khẩu
Em tên là : Trần Lê Nhật An
Sinh viên lớp : 51 kinh tế thương mại - Khoa: Kinh tế
Trường : Đại học Nha Trang
Trong thời gian vừa qua được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban Giám đốc, cùng các cô,
chú, anh, chị trong Công ty; em đã hoàn thành được đợt thực tập giáo trình tại Công ty.
Nay em viết đơn này kính mong Ban Giám đốc xem xét và đánh giá quá trình thực tập
của em tại Công ty trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty đã
hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập này.
Nha Trang, ngày 13 tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực tập
TRẦN LÊ NHẬT AN
 PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY:









NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN



















Nha Trang, ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ

i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập trong 4 năm vừa qua, em luôn nhận được sự giúp đỡ và
động viên từ gia đình, bạn bè và các thầy cô tại trường Đại học Nha Trang, trong đó em
luôn nhận được sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô của bộ môn Kinh doanh thương mại.
Đặc biệt, trong suốt thời gian thực tập vừa rồi, em luôn nhận được sự động viên khuyến
khích, cũng như sự chỉ dẫn rất tâm huyết của cô Nguyễn Thị Trâm Anh, đây là điều mà
bản thân em rất trân trọng. Nhờ có sự nhiệt tình chỉ bảo của cô, cô đã tạo cho em nhiều
cơ hội để tiếp cận được với đề tài mới, cũng như cung cấp cho em nhiều kiến thức thật sự
hữu ích.
Thông qua luận án này, trước tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô
Nguyễn Thị Trâm Anh. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các
anh chị, các cô chú tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em có cơ hội thực tập và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn đến chú Thiện – Trưởng phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu, chú Hùng – Trưởng
phòng thu mua nguyên liệu đã rất nhiệt tình và giành nhiều thời gian quý báu để giúp em
giải đáp những thắc mắc, cũng như giúp em hiểu rõ hơn về tình hình thực tế tại Công ty.
Cuối cùng, em xin được gởi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân luôn bên cạnh
động viên và ủng hộ em về mọi mặt để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin gửi đến Quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị tại Công ty cổ phần
Nha Trang Seafoods-F17 lời chúc sức khỏe dồi dào và gặt hái được nhiều thành công
trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện

TRẦN LÊ NHẬT AN

ii


MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI
CUNG ỨNG 5
1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 5
1.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh theo quan điểm của Michael E.Porter 5
1.1.2. Mô hình năm tác động của Michael E.Porter 6
1.2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 8
1.2.1. Chuỗi giá trị 8
1.2.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng 10
1.2.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng 10
1.2.2.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng 12
1.2.2.3. Thành phần chuỗi cung ứng 14
1.2.2.4. Các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng 16
1.2.2.5. Vai trò chuỗi cung ứng 20
1.2.2.6. Các vai trò phát triển của chuỗi cung ứng 20
1.2.2.7. Sự cần thiết của nghiên cứu chuỗi cung ứng 22
iii

1.3. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN 24
1.3.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng của công ty sản xuất và xuất khẩu thủy sản 24

1.3.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng của công ty sản xuất và xuất khẩu thủy
sản 25
1.3.2.1. Hộ nuôi tôm 25
1.3.2.2. Đại lý thu mua 26
1.3.2.3. Công ty chế biến 26
1.3.2.4. Nhà nhập khẩu 26
1.3.3. Vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS-F17 30
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-
F17 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-
F17 31
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 37
2.1.2.1. Chức năng 37
2.1.2.2. Nhiệm vụ 37
2.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 38
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 38
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 38
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức quản lý 40
2.1.4.3. Tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 44
2.1.4.4. Chức năng và nhiệm vụ trong cơ cấu sản xuất 45
2.1.5. Phƣơng hƣớng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nha
Trang Seafoods-F17 46
iv

2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nha Trang
Seafoods-F17 46
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 51

2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm 51
2.2.2. Qui trình nuôi tôm thẻ 52
2.2.3. Sản xuất 54
2.3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG
LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 TRONG GIAI
ĐOẠN 2009-2011 55
2.3.1. Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 55
2.3.2. Cơ cấu thị trƣờng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Công ty cổ
phần Nha Trang Seafoods-F17 57
2.3.3. Cơ cấu mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha
Trang Seafoods-F17 giai đoạn 2009-2011 61
2.4. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS-F17 64
2.4.1. Nguồn cung ứng đầu vào 65
2.4.1.1. Con giống – nguyên liệu đầu vào 65
2.4.1.2. Thức ăn và thuốc dùng trên tôm giống 67
2.4.2. Các hộ nuôi 69
2.4.2.1. Tổng quát thực trạng chung 69
2.4.2.2. Vấn đề về tiêu thụ 70
2.4.3. Các trung gian 72
2.4.4. Nhà chế biến sản xuất (Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17) 75
2.4.5. Nhà nhập khẩu 85
2.4.6. Bảo quản và lƣu kho thành phẩm 86
v

2.4.7. Vận chuyển 87
2.4.7.1. Vận chuyển từ nhà cung cấp đến Công ty 87
2.4.7.2. Vận chuyển từ Công ty đến cảng 88
2.4.8. Quy trình giao hàng 88

2.4.9. Hệ thống thông tin 89
2.5. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ TRÊN TOÀN CHUỖI CUNG
ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 90
2.5.1. Chi phí – lợi nhuận của ngƣời nuôi tôm 90
2.5.2. Chi phí – lợi nhuận của đại lý 93
2.5.3. Chi phí – lợi nhuận của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 95
2.5.4. Phân tích chi phí – lợi nhuận của từng thành viên trong chuỗi cung ứng của
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 96
2.6. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC LÊN
CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH 99
2.6.1. Chức năng của các cơ quan hữu quan có liên quan trong ngành thủy sản 99
2.6.2. Tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan và các tổ chức đối với việc phát
triển chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng nói chung và tôm thẻ nói riêng 100
2.6.2.1. Những mặt đạt được 100
2.6.2.2. Những mặt tồn tại 103
2.7. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
CHUỐI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 105
2.7.1. Điểm mạnh – Điểm yếu 106
2.7.2. Cơ hội – Thách thức 110
vi

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT
HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA
TRANG SEAFOODS-F17 113
3.1. XU HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TRÊN THẾ GIỚI 113
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA
TRANG SEAFOODS-F17 114

3.2.1. Giải pháp 1: Thiết lập mô hình liên kết dọc giữa các nhân tố trong chuỗi cung
ứng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17. 114
3.2.2. Giải pháp 2: Tạo ra mối liên kết ngang giữa các hộ nuôi tôm thẻ nhỏ lẻ để tạo
nên một sức mạnh của tập thể và thực hành nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế 117
3.2.3. Giải pháp 3: Áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại ở Công ty cổ
phần Nha Trang Seafoods-F17. 120
KẾT LUẬN 124
KIẾN NGHỊ 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC 131









vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Catalog sản phẩm 34
Hình 2.2: Một số hình ảnh tôm thẻ chân trắng đông lạnh xuất khẩu tại Công ty cổ phần
Nha Trang Seafoods-F17 64



















viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nha
Trang Seafoods-F17 giai đoạn 2009-2011 47
Bảng 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2012 của Việt Nam 56
Bảng 2.3: Cơ cấu xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đông lạnh theo sản lượng và giá trị tại
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 giai đoạn 2009-2011 58
Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh theo giá trị giai
đoạn 2009-2011 61
Bảng 2.5: Cơ cấu các sản phẩm tôm thẻ chân trắng đông lạnh chính được xuất khẩu tại
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 năm 2012 63
Bảng 2.6 : Sản lượng và giá trị của nguyên liệu tôm thẻ được thu mua giai đoạn 2009-
2010 77
Bảng 2.7: Tỷ trọng tôm thẻ nguyên liệu được thu mua năm 2011 78
Bảng 2.8: Danh mục các lô hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh bị trả về do không đạt yêu
cầu chất lượng tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 83

Bảng 2.9 : Chi phí bình quân trên 1 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tính trên 1 vụ
(75 ngày) năm 2012 91
Bảng 2.10: Lợi nhuận của người nuôi tôm thẻ chân trắng 92
Bảng 2.11: Chi phí và lợi nhuận của đại lý cấp 1 94
Bảng 2.12: Chi phí và lợi nhuận của đại lý cấp 2 94
Bảng 2.13: Chi phí – lợi nhuận của mặt hàng tôm thẻ thịt luộc (PTO Cooked) size 70/90
bán cho thị trường Mỹ năm 2012 tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 95
Bảng 2.14: Phân tích chi phí – lợi ích của từng thành viên trong chuỗi cung ứng mặt hàng
tôm thẻ thịt luộc (PTO Cooked) size 70/90 xuất qua thị trường Mỹ năm 2012, định mức
nguyên liệu là 1,44 tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 97
ix

Bảng 2.15: Sự phân phối về chi phí – lợi nhuận trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ
thịt luộc (PTO Cooked) size 70/90 xuất qua thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần Nha Trang
Seafoods-F17 năm 2012 97





















x

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 7
Sơ đồ 1.2: Chuỗi giá trị - Value chain 9
Sơ đồ 1.3: Chuỗi cung ứng điển hình 11
Sơ đồ 1.4: Liên kết dọc chuyển sang liên kết ảo 13
Sơ đồ 1.5: Chuỗi cung ứng đơn giản 13
Sơ đồ 1.6: Chuỗi cung ứng mở rộng 14
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ năm yếu tố chủ yếu của chuỗi cung ứng 19
Sơ đồ 1.8 : Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu 24
Sơ đồ 1.9: Quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cung ứng cho sản phẩm
thủy sản theo phương pháp nuôi trồng 28
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 39
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty 44
Sơ đồ 2.3: Qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh 52
Sơ đồ 2.4: Thị trường xuất khẩu tôm theo giá trị năm 2012 57
Sơ đồ 2.5: Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh 62
Sơ đồ 2.6: Chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần
Nha Trang Seafoods-F17 65
Sơ đồ 2.7: Quy trình thu mua nguyên liệu tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 77
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ quy trình sơ chế tôm thẻ thịt đông lạnh BLOCK/IQF 79
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ quy trình tinh chế tôm thẻ thịt đông lạnh IQF 80
Sơ đồ 2.10: Sơ đồ kênh phân phối mặt hàng tôm thẻ đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha
Trang Seafoods-F17 85

xi

Sơ đồ 3.1: Mô hình liên kết dọc của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông
lạnh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 116
Sơ đồ 3.2: Mô hình liên kết ngang giữa các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nhỏ lẻ 118
Sơ đồ 3.3: Ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống truy xuất 122














1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thủy sản được coi là một trong những nhóm ngành luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất
khẩu, mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước ta. Trải qua những thời kỳ đổi mới và
phát triển, ngành thủy sản đã đạt được nhiều thành quả đáng mong đợi, đóng góp tích cực
cho nền kinh tế nước nhà, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Có thể nói từ năm
2001 cho đến nay, ngành thủy sản có tốc độ phát triển tương đối tốt, vượt qua được
những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, rào cản thương mại cũng như những khó khăn

của nền kinh tế. Giá trị sản xuất đạt mức tăng trưởng bình quân 9,4%/năm, xuất khẩu
tăng trưởng là 12,23%/năm. Theo như bảng xếp hạng của Tổ chức Nông Lương Liên
Hiệp Quốc (FAO), năm 2009 tới nay thì ngành thủy sản Việt Nam đứng hàng thứ 3 thế
giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản, đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản và đứng thứ 13
về khai thác thủy sản [12]. Bất chấp những khó khăn về kinh tế trong nước cũng như trên
thế giới, cuối năm 2012, theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 6,2 tỷ USD [13],
trong đó sản phẩm tôm của Việt Nam đã xuất khẩu sang 92 thị trường, với kim ngạch
xuất khẩu đạt được 2,25 tỷ USD. [14]
Có thể nói năm 2012 là một năm đầy biến động về nền kinh tế không chỉ ở trong nước
mà ở trên toàn thế giới, tuy thế kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại tăng được
1% so với cùng kỳ năm 2011, đây được coi là một nổ lực rất lớn của cộng đồng doanh
nghiệp[13]. Tuy nhiên, năm 2012, lại là một năm mà hai sản phẩm chủ lực của ngành
thủy sản là tôm và cá tra lại sụt giảm, theo VASEP kim ngạch xuất khẩu tôm giảm 6,3%
so với năm 2011[14]. Đây được biết là do trong năm 2012 vừa qua diện tích tôm nước lợ
(tôm thẻ và tôm sú) bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng tới 100.766 ha [13] nuôi tôm
mà chủ yếu là do dịch bệnh tôm chết sớm (EMS). Ngoài ra, ngành thủy sản lại gặp khó
khăn ở các thị trường xuất khẩu do bị vướng vào các vấn đề rào cản, dư lượng
Ethoxyquin và chất kháng sinh trong sản phẩm.
Điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhận thấy được sự cạnh
tranh với nhau trên thị trường thế giới hiện tại là khá gay gắt. Vì vậy, để doanh nghiệp
chúng ta có thể tồn tại vững chắc thì các doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm thủy sản
2

của mình phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm của Bộ thủy sản, qui định IUU về truy xuất nguồn gốc, sản xuất sản phẩm thân
thiện với môi trường…, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất ra được những sản phẩm
thủy sản đảm bảo được tiêu chí “sạch từ trang trại tới bàn ăn”. Đây được coi như là
những thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, phải có
cách quản lý hiệu quả hơn về mặt chất lượng của sản phẩm khi xuất khẩu để có thể vượt

qua những rào cản ngày càng khắt khe mà các nước đặt ra, từ đó nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong quản lý chất lượng sản phẩm không
chỉ được quyết định bởi doanh nghiệp mà nó được quyết định bởi tất cả các khâu trong
một chuỗi từ người nuôi đến đại lý thu mua…, vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có cách
tiếp cận mới trong hoạt động của mình mà cụ thể là việc tiếp cận và quản lý toàn bộ
Chuỗi cung ứng sản phẩm.
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 là một trong những công ty dẫn đầu trong
việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản không chỉ của tỉnh Khánh Hòa mà còn của cả nước,
với mặt hàng chủ lực là tôm thẻ chân trắng chiếm hơn 99% tổng sản lượng xuất khẩu của
Công ty. Trong suốt hơn 30 năm hoạt động, Công ty đã không ngừng nổ lực đổi mới
công nghệ, nâng cao quản lý cán bộ, tay nghề nhân công để đạt được những thành tựu
đáng tự hào như trên. Tuy nhiên, trong xu thế chung của toàn xã hội, Công ty cũng đã
vấp phải những khó khăn khi xuất khẩu vào những thị trường lớn trên thế giới. Vì vậy,
Công ty cần phải có cách tiếp tục duy trì, nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế
của mình trên thị trường thế giới.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm giúp Công ty quản lý tốt vấn đề về chất lượng
tôm thẻ chân trắng đông lạnh trong toàn chuỗi cung ứng và hoàn thiện chuỗi cung ứng,
em đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng
đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ bản về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.
- Phân tích các tác nhân trong chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh
tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.
3

- Đánh giá tình hình quản lý của các cơ quan có trách nhiệm trong việc thúc đẩy chuỗi
cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang
Seafoods-F17.
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng

mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.
- Đề xuất những biện pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng
đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Là chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Công ty cổ phần Nha
Trang Seafoods-F17.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sử dụng số liệu chủ yếu của 3 năm 2009, 2010, 2011 và các số liệu khác của
năm 2012 và năm 2013. Nghiên cứu chủ yếu các đối tượng chính trong chuỗi cung ứng
mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17: hộ nuôi tôm,
đại lý trung gian, Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu thực hiện tại người nuôi tôm, các đại lý trung gian, nhà sản
xuất và nhà nhập khẩu trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.
- Phương pháp mô tả: mô tả các hoạt động hiện tại của Công ty cổ phần Nha Trang
Seafoods-F17, các hộ nuôi tôm, các đại lý trung gian và nhà nhập khẩu.
- Phương pháp thống kê, phân tích: phân tích chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân
trắng đông lạnh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, từ đó rút ra điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức trong chuỗi cung ứng.
- Phương pháp điều tra: điều tra hộ nuôi tôm, đại lý thu mua, nhà sản xuất về các vấn đề
quản lý chất lượng, chi phí – lợi ích kinh tế, phương thức mua bán trong quá trình sản
4

xuất, chế biến thông qua các bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp qua điện
thoại.
5. Kết cấu của đề tài:
Nội dung chính của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
thì đề tài được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và chuỗi cung ứng
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty
cổ phần Nha Trang Seafoods-F17
Chương 3: Một số giải pháp để cải thiện chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng
đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17















5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI
CUNG ỨNG
1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
1.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh theo quan điểm của Michael E.Porter
Theo cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh” được Michael Porter biên soạn vào năm 1990, lý
thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia đã được ông định nghĩa là “ sự gia tăng mức sống và sự
thịnh vượng của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp

cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế. Nó không phát triển từ
sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất hay giá trị tiền tệ của một quốc
gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. Sự thịnh vượng phụ
thuộc vào việc tạo dựng một môi trường kinh doanh cùng với những thiết chế hỗ trợ cho
phép quốc gia sử dụng hiệu quả và nâng cấp nguồn lực đầu vào của nó”.
Micheal Porter đưa ra lý thuyết về lợi thế cạnh tranh như là nguồn gốc của sự giàu có,
như vậy ông đã bác bỏ đi vai trò của những lý thuyết trước đây như lợi thế tuyệt đối, lợi
thế so sánh. Ông cho rằng với nền kinh tế đang ngày càng được toàn cầu hóa với việc
mọi thứ đều có thể được chuyển dịch qua lại giữa các quốc gia, thì những yếu tố đầu vào
của những lý thuyết cũ như dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, nguồn
vốn tài chính đều không còn nhiều giá trị với nền kinh tế hiện nay. Ông cũng cho rằng
nguồn gốc của mức sống tăng lên phụ thuộc chủ yếu vào giá trị của sản phẩm (chất lượng
sản phẩm và sự khác biệt mà sản phẩm mang lại), và hiệu quả của sản xuất. Vì thế mà
một quốc gia được tính năng suất không thể chỉ dựa vào việc các doanh nghiệp của quốc
gia đó tham gia vào xuất khẩu được bao nhiêu mà nó còn được thể hiện ở việc các doanh
nghiệp của quốc gia đó có thể cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa được bao nhiêu.
Do đó nên lợi thế cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp có được vị thế nhất định trên
thị trường để đạt được thành công trong kinh doanh cũng như cạnh tranh. Lợi thế cạnh
tranh của một doanh nghiệp chính nằm ở khả năng cung cấp được các giá trị gia tăng
trong việc bán sản phẩm cho các đối tượng như khách hàng, nhà đầu tư, đối tác trong làm
ăn; và khả năng tạo ra được giá trị gia tăng cao cho chính doanh nghiệp đó.
6

Michael Porter đã nói rõ rằng “ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt
động, mà còn nằm ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của
nhà cung cấp và cả hoạt động của khách hàng nữa.”
Cho nên, trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu như ngày nay thì việc tự tạo ra cho mình
một lợi thế cạnh tranh dựa trên các mối liên kết dọc trong một doanh nghiệp, một ngành
hay còn gọi là sự liên kết giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng đóng một vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.2. Mô hình năm tác động của Michael E.Porter
Trước đây thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu nhằm mục đích phân
tích các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp, để từ đó sẽ tìm ra lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu
của Michael Porter về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay đang
được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới vì đây là nghiên cứu đi sâu vào thực tế và có
mức độ ứng dụng cao.
Yếu tố hàng đầu có tính chất quyết định đến khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp
đó là mức độ hấp dẫn của ngành. Vì thế mà mức độ hấp dẫn của ngành sẽ được quyết
định bởi những chiến lược cạnh tranh phải được xuất phát trên cơ sở những hiểu biết sâu
sắc về quy luật cạnh tranh trên thị trường. Từ đó dựa trên cơ sở là nền tảng của những lý
thuyết trên mà doanh nghiệp có thể chọn được cách đương đầu hợp lý nhất, thay đổi
những quy luật trên thị trường theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp. Do đó mà
Michael Porter đã nghiên cứu và đưa ra mô hình năm lực lượng cạnh tranh nhằm phân
tích các nhân tố cạnh tranh đang có trên thị trường, ta có thể áp dụng nghiên cứu đó
trong môi trường cạnh tranh của ngành thủy sản để từ đó doanh nghiệp có thể tăng cường
lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong cùng môi trường mà sức cạnh tranh
ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn như ngày nay.
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng lĩnh
vực sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Tất cả những hoạt động kinh doanh của các đối thủ
đều có tác động làm thay đổi trên thị trường, những tác động này có thể làm suy yếu hoặc
làm tăng thêm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
7











Sơ đồ 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Các đối thủ tiềm năng của doanh nghiệp là những doanh nghiệp sẽ tham gia vào cùng
một thị trường hoặc lĩnh vực kinh doanh với doanh nghiệp đó. Đối với thị trường sản
xuất và xuất khẩu thủy sản hiện nay, các đối thủ tiềm năng đang có nhiều cơ hội gia nhập
ngành hơn khi mà các điều kiện và rào cản xâm nhập ngành đang dần được gỡ bỏ. Điều
này sẽ gây ra sức ép cạnh tranh mạnh mẽ lên thị trường, chính vì thế nó đòi hỏi những
doanh nghiệp trong ngành cần phải thực hiện những chiến lược đủ mạnh để nắm giữ thị
trường của mình.
- Sản phẩm và dịch vụ thay thế
Trong ngành thủy sản mà cụ thể là trong ngành xuất khẩu tôm thẻ đông lạnh thì sản
phẩm có thể thay thế là rất nhiều như cá, mực, ghẹ,…, từ đó khách hàng sẽ có rất nhiều
lựa chọn mua hàng khác nhau. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh thủy sản thì không
phải doanh nghiệp nào cũng có thể thông thạo và nắm giữ toàn bộ các sản phẩm, vì thế
mà tính cạnh tranh ở đây là không hề nhỏ.
- Khách hàng
Khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản không phải
là những khách hàng cá nhân, mà hầu hết khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức. Vì
đặc thù đó cùng với tình hình thị trường thủy sản hiện nay với nhiều biến động thì sức ép
CÁC ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH TRONG
NGÀNH



Cuộc cạnh tranh giữa các

đối thủ hiện tại
CÁC ĐỐI THỦ
TIỀM NĂNG
SẢN PHẨM
THAY THẾ
Nguy cơ đe dọa từ những
người mới vào cuộc
KHÁCH
HÀNG
NHÀ
CUNG ỨNG
Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm
và dịch vụ thay thế
Quyền lực
thương lượng
của người mua
của nhà cung
ứng
Quyền lực
thương lượng
8

từ khách hàng lên các doanh nghiệp ngày càng lớn. Họ sẽ tác động đến việc kinh doanh
của doanh nghiệp bằng cách sử dụng sức mạnh từ việc mặc cả hạ giá mua sản phẩm, tạo
sức ép về giá cạnh tranh lên doanh nghiệp.
- Nhà cung ứng
Nhà cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thủy sản là các đại lý thu
mua và các hộ dân nuôi thủy sản. Các doanh nghiệp phải tạo được mối liên hệ tốt và gắn
bó với các nhà cung cấp để có thể ổn định nguồn hàng dù ở thời điểm nào. Có được mối
quan hệ tốt với các nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế để kiểm soát

được số lượng và chất lượng của nguyên liệu đầu vào, đây là một yếu tố quan trọng tác
động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các nhà cung ứng với tình hình
giá cả thủy sản biến động không ổn định, dịch bệnh, đây sẽ là cơ hội tốt để họ tăng giá
đầu vào nhằm tạo sức ép lên doanh nghiệp.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải
ngày càng nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình không những trên thị trường nước ngoài
mà còn ở thị trường trong nước. Các chiêu thức tiếp thị như chiến lược giá,
marketing…vẫn có thể dùng như một lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên các chiêu thức này đã
được nhiều doanh nghiệp khác cũng có thể áp dụng vào sản phẩm của mình. Vì thế nên
doanh nghiệp phải tạo ra được một lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho mình, để mang lại
hiệu quả cao và chắc chắn hơn mà khó có đối thủ nào làm được bằng cách xây dựng cho
riêng mình một “ chuỗi cung ứng” phù hợp với các đặc điểm hoạt động của công ty để từ
đó công ty có thể tạo ra các mối liên kết chặt chẽ giữa các mắc xích trong toàn chuỗi.
1.2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.2.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được biết như một khái niệm từ quản trị kinh doanh đầu tiên được phát
biểu bởi Michael E.Porter vào năm 1985 trong cuốn sách “ Lợi thế cạnh tranh”. Theo như
ông, chuỗi giá trị là tổng hợp các hoạt động có liên quan đến nhau mà công ty phải thực
hiện để tạo ra được giá trị cho bản thân của công ty. Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp
bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ, dựa vào cơ sở đó các công ty có
thể tự tạo nên được lợi thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường thế giới khi được cấu
hình một cách thích hợp.
9










Sơ đồ 1.2: Chuỗi giá trị - Value chain
*Các hoạt động chính
- Hậu cần đầu vào: gắn liền với các hoạt động nhận, kiểm soát, vận chuyển, dự trữ, trả lại
cho nhà cung cấp và quản lý các yếu tố đầu vào.
- Vận hành: bao gồm các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm
cuối cùng với giá trị cao hơn. Các hoạt động này bao gồm: vận hành máy móc thiết bị,
bao bì đóng gói, lắp ráp bảo dưỡng thiết bị và kiểm tra.
- Hậu cần đầu ra: bao gồm các hoạt động tồn trữ, quản lý hàng hóa, phân phối và xử lý
các đơn đặt hàng.
- Marketing và bán hàng: đề cập chi tiết những sản phẩm nào doanh nghiệp mang tới cho
khách hàng? Sản phẩm đó được định giá như thế nào? Được giới thiệu ra sao? Và được
bán ở đâu để khách hàng mua? Đây là nguyên tắc trong marketing mix-sản phẩm
(Product), giá (Price), xúc tiến (Promotion) và phân phối (Place).
- Dịch vụ là hoạt động được đánh giá cao hiện nay vì nó góp phần quan trọng tạo ra giá
trị. Bao gồm các hoạt động như: lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện khách hàng, cung cấp các
linh kiện, bộ phận và điều chỉnh sản phẩm cũng như thái độ phục vụ, nhanh chóng đáp
ứng các khiếu nại từ phía khách hàng.
*Các hoạt động hỗ trợ
- Cấu trúc hạ tầng công ty: bao gồm các hoạt động riêng lẻ như tài chính – kế toán, những
vấn đề chính quyền và pháp luật, hệ thống thông tin và quản lý chung.
Cấu trúc hạ tầng công ty
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Mua sắm/Thu mua
Hậu
cần
đầu
vào

Vận
hành
Hậu
cần
đầu
ra
Marketing
và bán
hàng
Dịch
vụ
Hoạt
động
hỗ trợ
tạo ra
giá trị
Đầu vào
Đầu ra
10

- Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động liên quan đến việc tuyển mộ, huấn
luyện, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá và khuyến khích lòng trung thành của người lao động
đối với doanh nghiệp.
- Phát triển công nghệ: có ảnh hưởng đến các hoạt động trong doanh nghiệp từ việc
nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới tới việc nhận đơn hàng, phân phối sản phẩm và
dịch vụ tới khách hàng.
- Mua sắm/Thu mua: là chức năng mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá
trị của doanh nghiệp. Những hoạt động cụ thể bao gồm: nguyên liệu, năng lượng, nước
và những yếu tố đầu vào khác được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất cũng như
máy móc thiết bị và nhà xưởng.

Như ta thấy thì hậu cần đầu vào và hậu cần đầu ra là các thành tố quan trọng then chốt
của chuỗi giá trị, đây chính là những yếu tố tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh
nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty.
1.2.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.2.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Trong kinh doanh khái niệm về chuỗi cung ứng chỉ xuất hiện vào những năm cuối
thập niên 80 và trở nên phổ biến vào những năm 90. Ngày nay, chuỗi cung ứng ngày
càng được sử dụng phổ biến với những khái niệm sau:
- “ Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc
dịch vụ ra thị trường.” - theo Lambert, Stock và Ellram (Lambert, Douglas M., James
R.Stock và Lisa M.Ellram, 1998, “ Những nguyên tắc cơ bản của Quản trị Logistic ”,
Boston, MA:Irwin/McGraw-Hill, Chương 14).
- “ Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất
và người phân phối mà còn có cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân
khách hàng…” – theo Chopra và Meindl (Chopra, Sunil và Peter Meindl, 2003, “ Chuỗi
cung ứng ”, tái bản lần hai, Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc., Chương 1).
- “ Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực
hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những vật liệu này thành bán thành
phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến các khách hàng.” –

×