Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang - Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.97 KB, 108 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ





NGUYỄN THỊ KIM LOAN



THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI
NHA TRANG – KHÁNH HÒA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH







Nha Trang, tháng 06 năm 2013




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ





NGUYỄN THỊ KIM LOAN



THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI
NHA TRANG – KHÁNH HÒA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH


GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO



Nha Trang, tháng 06 năm 2013



i
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô bộ môn Quản trị
du lịch, khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang đã tận tâm giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt quá trình học tập, đó chính là
những nền tảng cơ bản, là những hành trang quý giá cho tương lai. Đặc biệt,
em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Hồng Đào là người
trực tiếp hướng dẫn, tận tình quan tâm, giải đáp những thắc mắc và giúp em
hoàn thành khóa luận trong thời gian vừa qua.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, vì khả năng nghiên cứu và kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý thầy cô để đề tài
của em ngày càng hoàn thiện và giúp cá nhân em rút ra được những kinh
nghiệm bổ ích cho tương lai.
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cám ơn !
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Loan







ii

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH VÀ THỊ
TRƯỜNG DU LỊCH 4
1.1 Lý thuyết chung về du lịch 4
1.1.1 Khái niệm du lịch 4
1.1.2 Khái niệm khách du lịch 6
1.1.2.1 Khách du lịch quốc tế 7
1.1.2.2 Khách du lịch nội địa 9
1.1.3 Khái niệm thị trường du lịch 10
1.1.3.1 Khái niệm 10
1.1.3.2 Đặc điểm thị trường du lịch 11
1.1.4 Sản phẩm du lịch 12
1.1.4.1 Khái niệm 12
1.1.4.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch 13
1.2 Tổng quan du lịch Khánh Hòa 15
1.3 Tổng quan về thị trường khách du lịch Nga 19
1.3.1 Vài nét khái quát về đất nước Nga 19
1.3.2 Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của người Nga 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA . 26
2.1 Thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang – Khánh Hòa 26


iii
2.1.1 Số lượng và tốc độ tăng trưởng của khách du lịch Nga đến Nha
Trang 26
2.1.2 Thời gian đi du lịch của khách Nga trong năm 30
2.1.3 Mức độ chi tiêu của khách du lịch Nga 31

2.1.4 Số ngày du lịch trung bình của khách du lịch Nga 32
2.1.5 Cách tổ chức chuyến đi và hoạt động du lịch ưa thích của khách Nga 32
2.2 Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang –
Khánh Hòa 34
2.2.1 Mức độ thu hút của sản phẩm du lịch Nha Trang đối với khách Nga 34
2.2.2 Nguồn nhân lực du lịch tại Nha Trang 41
2.3 Các yếu tố tiềm năng cho sự phát triển thị trường khách Nga 44
2.3.1 Tiềm năng bên trong của Khánh Hòa 44
2.3.1.1 Kinh tế – văn hóa – xã hội 44
2.3.1.2 Tài nguyên du lịch 47
2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng 48
2.3.2 Tiềm năng từ bên ngoài đối với Khánh Hòa 50
2.3.2.1 Quản lý của nhà nước về du lịch 50
2.3.2.2 Hợp tác song phương về du lịch của hai nước Việt – Nga 51
2.3.2.3 Hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam 53
2.4 Các yếu tố còn hạn chế phát triển thị trường Nga trong thời gian qua 55
2.4.1 Trình độ tiếng Nga của nhân viên du lịch 55
2.4.2 Sản phẩm dịch vụ du lịch 57
2.4.3 Quảng bá du lịch còn hạn chế, ít thông tin về du lịch bằng tiếng Nga 59
2.4.4 Ô nhiễm môi trường và an toàn đối với khách du lịch 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA 63


iv

3.1 Xu hướng phát triển thị trường khách và định hướng phát triển của du
lịch Khánh Hòa. 63
3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch 63
3.1.1.1 Xu hướng phát triển của khách du lịch quốc tế 63

3.1.1.2 Xu hướng phát triển thị trường khách Nga tại Khánh Hòa 65
3.1.2 Định hướng phát triển của du lịch Khánh Hòa 69
3.2 Các giải pháp thu hút và phát triển thị trường khách du lịch Nga 71
3.2.1 Mục tiêu chung 71
3.2.2 Giải pháp 71
3.2.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực 71
3.2.2.2 Hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 76
3.2.2.3 Xúc tiến quảng bá du lịch Nha Trang – Khánh Hòa 79
3.2.2.4 Bảo vệ môi trường biển và an toàn cho du khách 83
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. APEC: Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
2. ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
3. ASEANTA: Hiệp hội du lịch Đông Nam Á.
4. ASTA: Hiệp hội du lịch Mỹ.
5. CHND: Cộng hòa nhân dân.
6. ĐTNN: Đầu tư nhà nước
7. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.
8. ODA: Viện trợ phát triển chính thức.
9. KDL: Khách du lịch.
10. QD: Quốc doanh
11. PATA: Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương.
12. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
13. TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.

14. UBND: Ủy ban nhân dân.
15. UNWTO: Tổ chức du lịch thế giới.
16. USTOA: Hiệp hội điều hành tour Hoa Kỳ.
17. VHTT & DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
18. VITM: Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam.
19. WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
20. JATA: Hiệp hội đại lý du lịch Nhật Bản.






vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê doanh thu và lượng khách du lịch của tỉnh từ năm 2009
đến 2012 17
Bảng 1.2: Thống kê lượng khách quốc tế và khách trong nước của Khánh Hòa
giai đoạn 2009 đến 2012: 17
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch Nga và khách du lịch quốc tế đến Nha Trang
giai đoạn 2009 – 2012 27
Bảng 2.2: Tỷ trọng khách du lịch Nga trong tổng lượt khách du lịch quốc tế
đến Nha Trang giai đoạn 2009 – 2012 27
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch Nga và khách quốc tế đến Nha
Trang giai đoạn 2009 – 2012 28
Bảng 2.4: Trình độ đào tạo khối kinh doanh ngành du lịch Khánh Hòa từ năm
2006 – 2010 42
Bảng 2.5: Trình độ đào tạo khối hành chính sự nghiệp du lịch Khánh Hòa từ
năm 2006 – 2010 43

Bảng 2.6: Cơ cấu các ngành kinh tế trọng điểm tỉnh Khánh Hòa từ năm 2009 –
2012 45
Bảng 3.1: Số lượng và tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
giai đoạn 2009 – 2012 64
Bảng 3.2: Thống kê lượng khách quốc tế từ các châu lục đến Khánh Hòa giai
đoạn 2009 – 2012 66
Bảng 3.3: Tỷ trọng lượng khách du lịch các châu lục trong tổng lượng khách
quốc tế đến Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2012 67
Bảng 3.4: Thống kê các nước Châu Âu có lượng khách đến Khánh Hòa đông
nhất (trên 15.000 lượt người) giai đoạn 2009 – 2012 68
Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch các nước Châu Âu đến
khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2012 68
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và xuất hiện
khá lâu. Từ xa xưa con người đã bắt đầu muốn khám phá thế giới, tìm tòi
những điều mới lạ ở những vùng đất mà họ đặt chân đến thông qua những
chuyến đi thám hiểm dài ngày. Cho đến ngày hôm nay, kinh tế ngày càng
phát triển, xã hội ngày càng văn minh cùng với sự thuận lợi về giao thông đã
đẩy du lịch phát triển một cách mạnh mẽ. Hòa nhập cùng với xu thế đó du
lịch Việt Nam cũng ngày càng khởi sắc. Việt Nam được nhắc đến với hình
ảnh một đất nước tươi đẹp được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi và là một
đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời. Con người Việt Nam thân thiện mến
khách.Phong cảnh Việt Nam có thể được xem là sự đúc kết hoàn hảo của tạo
hóa, sự kết hợp hài hòa giữa núi non hùng vĩ và biển cả bao la đã biến Việt
Nam trở thành một xứ sở khó quên. Chính vì vậy mà hàng năm Việt Nam thu
hút đông đảo lượng khách du lịch trong nước và quốc tế. Năm 2012, số khách
quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tổng

doanh thu ngành du lịch 160.000 tỷ đồng. Việt Nam thu hút du khách đến từ
những nước như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đặc biệt trong khoảng thời
gian 5 năm trở lại đây, làn sóng du khách Nga đến Việt Nam năm sau tăng
hơn năm trước đang là tín hiệu vui. Họ đi du lịch vào hai kỳ nghỉ đông và
nghỉ hè và thường chọn các thành phố biển. Vì thế mà Nha Trang và Phan
Thiết là hai thành phố mà du khách Nga lựa chọn hàng đầu.
Nha Trang – Khánh Hòa – đất lành chim đậu. Nha Trang được biết đến là
một thành phố biển xinh đẹp và đầy mộng mơ, nằm trong danh sách những
vịnh đẹp nhất thế giới. Nha Trang – Khánh Hòa là nơi có nhiều hòn đảo đẹp
và nhiều khu di tích cũng như làng nghề truyền thống, là xứ sở của những đảo
2

yến cùng với khí hậu mát mẻ đã trở thành điểm đến lý tưởng của những du
khách đến từ những vùng lạnh giá như Nga, Úc, Mỹ, Pháp v.v Bên cạnh
những ưu thế về cảnh quan thì việc thuận lợi trong vận chuyển và những thủ
tục pháp lý nhập cảnh đơn giản cũng là điều kiện lớn để thu hút được số
lượng lớn khách Nga đến Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng. Từ
đầu tháng 1-2009, khách Nga có thể đến Việt Nam trong vòng 15 ngày mà
không cần Visa và hiện nay đã có những chuyến bay trực tiếp từ Nga đến sân
bay Cam Ranh là lợi thế của thành phố biển Nha Trang.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT & DL) thì
riêng tháng 1.2013, du khách Nga đến Nha Trang đạt 11.700 lượt, chiếm số
lượng lớn nhất các đoàn khách nước ngoài từ Châu Âu đến Nha Trang.
Qua đó có thể thấy rằng khách du lịch Nga hiện là thị trường tiềm năng đối
với Nha Trang – Khánh Hòa trong thời gian tới. Chính vì vậy mà Nha Trang
– Khánh Hòa phải nỗ lực khai thác hiệu quả thị trường khách Nga để đem lại
nguồn thu lớn cho ngành du lịch của tỉnh đồng thời sẽ quảng bá rộng rãi hình
ảnh Nha Trang tới các nước Châu Âu và thế giới. Đây chính là lý do em chọn
đề tài “Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga tại
Nha Trang – Khánh Hòa” cho khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ thực trạng và tiềm năng thị trường khách du lịch Nga tại
Nha Trang – Khánh Hòa, từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm phát triển thị
trường khách du lịch Nga tại Nha Trang – Khánh Hòa trong thời gian tới.
3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường khách du lịch Nga đến Nha Trang –
Khánh Hòa.
Phạm vi nghiên cứu:
+Về không gian: Nha Trang – Khánh Hòa.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thị tường khách Du lịch Nga đến Nha Trang –
Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập các thông tin liên quan
đến đề tài nghiên cứu rồi xử lý các thông tin đó nhằm chọn lọc các thông tin
tốt nhất. Các tư liệu có thể là các công trình nghiên cứu trước, các bài viết,báo
cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết, các bài báo liên quan đến đề tài.
Phương pháp tính toán và thống kê du lịch: Nhằm tính toán tốc độ tăng
trưởng, tỉ lệ % của khách du lịch qua các năm.
Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu thống kê hành năm nhằm đưa ra
nhận xét và giải pháp.
5. Kết cấu của luận văn
Bố cục đề tài chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch, khách du lịch và thị trường du lịch
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga
tại Nha Trang – Khánh Hòa
Chương 3: Giải pháp thu hút và phát triển thị trường khách Nga




4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH VÀ THỊ TRƯỜNG
DU LỊCH
1.1 Lý thuyết chung về du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Từ những thế kỷ trước du lịch đã xuất hiện nhưng lúc này người ta chưa
đưa ra định nghĩa về du lịch. Lúc đó chủ yếu là sự khám phá những vùng đất
mới của các thương gia để tìm cơ hội buôn bán làm ăn, đồng thời với mục
đích chính ấy thì họ cũng kết hợp tham quan và nghỉ dưỡng. Du lịch phát
triển theo thời gian, đến nay thì du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong xã hội và nó đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế. Chính
vì điều này mà du lịch dường như được chú trọng và phát triển rộng rãi, bắt
đầu xuất hiện những khái niệm về du lịch được xét qua nhiều khía cạnh và từ
nhiều cá nhân hay tổ chức khác nhau.
Vào năm 1941, ông W. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa:
“Du lịch là tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ
việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú
thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất
kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến”
Theo nhà kinh tế Kalfiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân
hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo
đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.
Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent
Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa
5


khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá
trình thu hút và đón tiếp khách du lịch.
Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt động du
lịch bao gồm:
+ Khách du lịch;
+ Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch;
+ Chính quyền sở tại;
+ Cộng đồng dân cư địa phương;
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới:
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
không phải là nơi làm việc của họ.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa các khái niệm về du lịch xét
trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai
khía cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của
con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du
lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước
6

ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực
kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một
ngành kinh tế.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7,
Khóa XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2 Khái niệm khách du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch (KDL) là những người có
các đặc trưng:
- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình;
- Không theo đuổi mục đích kinh tế;
- Đi khỏi nơi cứ trú từ 24h trở lên;
- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng
nước.
Tại các nước đều có các định nghĩa riêng về khách du lịch. Tuy nhiên, điểm
chung nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là:
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục
đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24
giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời
gian một năm.
7

Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các
mục tiêu như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình.
Theo Luật du lịch Việt Nam:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch được chia thành 2 nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa.
1.1.2.1 Khách du lịch quốc tế

Năm 1937, Ủy ban thống kê của hội Quốc liên (tiền thân của Liên Hợp
Quốc ngày nay) đã đưa ra khái niệm về Khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc
gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ.
Theo khái niệm nêu trên, xét về mặt thời gian, khách du lịch quốc tế là
những người có thời gian viếng thăm (lưu lại) ở quốc gia khác ít nhất là 24
giờ. Trên thực tế, những người đến một quốc gia khác có lưu trú qua đêm mặc
dù chưa đủ thời gian 24 giờ vẫn được thống kê là khách du lịch quốc tế.
Bên cạnh khách du lịch có lưu trú qua đêm, có nhóm khách chỉ đi du lịch
trong ngày. Đối tượng này được gọi là khách tham quan.
Khách tham quan là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của
mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ
mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến
không quá 24 giờ, không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm.
8

Để thống nhất hai khái niệm “khách du lịch” và “khách tham quan”, năm
1963 tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về Du lịch được tổ chức ở Roma (Ý),
Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra một khái niệm về Khách du lịch
quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nước
cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu
nhập từ nước được viếng thăm.
Những khái niệm trên khá rõ ràng và chi tiết nhưng vẫn chưa xác định
giới hạn về thời gian lưu lại của khách du lịch tại các điểm đến. Năm 1989, tại
Hội nghị liên minh Quốc hội về du lịch được tổ chức ở Lahaye (Hà Lan) đã ra
“Tuyên bố Lahaye về du lịch”, trong đó đưa ra khái niệm về khách du lịch
quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là những người:
Trên đường đi thăm một hoặc một số nước, khác với nước mà họ cư trú

thường xuyên;
Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi không
quá thời gian 3 tháng phải được phép gia hạn;
Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý
muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại;
Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham
quan để về nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác.
Hiện nay trên thế giới, nhiều nước sử dụng khái niệm này. Như vậy, có thể
hiểu: Khách du lịch quốc tế là khách du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến
du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau.
9

Luật Du lịch Việt Nam đã khái niệm khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Như vậy, nhóm khách du lịch quốc tế được phân thành 2 loại:
Khách du lịch quốc tế đi vào (Inbound tourist): là người nước ngoài và
người của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó du lịch.
Loại khách này hay dùng ngoại tệ để mua hàng hóa dịch vụ.
Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound tourist): là công dân của một quốc
gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.
1.1.2.2 Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ nơi
đến của họ cũng chính là nước mà họ cư trú thường xuyên. Họ cũng được
phân biệt với những người lữ hành trong nước ở ngoài mục đích chuyến đi,
khoảng cách chuyến đi và thời gian lưu trú (tùy theo chuẩn mực của từng
quốc gia).
Khái niệm về khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở các
nước khác nhau.

Theo quy định của Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một
nơi cách nơi ở thường xuyên của họ ít nhất là 50 dặm, tức khoảng 80km (tính
trên một chiều) với những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng ngày.
Theo quy định của Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi
nơi cư trú của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là bốn tháng với một
10

hoặc một số mục đích: giải trí, sức khỏe, công tác và hội họp dưới mọi hình
thức.
Theo quy định của Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến
một nơi xa 25 dặm, tức là khoảng 40km và có nghỉ lại đêm hoặc rời khỏi
thành phố và có nghỉ lại đêm tại nơi đến.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005):
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, tại một số nước còn phân biệt khái niệm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc gia:
Khách du lịch trong nước: Là tất cả những người đang đi du lịch trong
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (bao gồm khách du lịch nội địa và khách
du lịch quốc tế đi vào).
Khách du lịch quốc gia: Là tất cả công dân của một quốc gia nào đó đi du
lịch (kể cả đi du lịch trong nước và đi du lịch ra nước ngoài).
1.1.3 Khái niệm thị trường du lịch
1.1.3.1 Khái niệm
Khái niệm thị trường du lịch gắn liền với quan hệ sản xuất và trao đổi hàng
hóa, tồn tại trong điều kiện sản xuất hàng hóa.
Thị trường du lịch được hiểu là bộ phận của thị trường chung, một phạm
trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa và dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ
quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ
11


các mối quan hệ, thông tin kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du
lịch.
1.1.3.2 Đặc điểm thị trường du lịch
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung nên
nó có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, do đặc
thù của du lịch, thị trường du lịch có những đặc trưng riêng. Những đặc trưng
riêng này làm cho thị trường du lịch có tính độc lập tương đối so với thị
trường hàng hóa. Thị trường du lịch có những đặc điểm cơ bản sau :
Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hoá nói
chung. Nó hình thành khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến.
Trên thị trường du lịch, cung – cầu chủ yếu về dịch vụ. Hàng hoá vật chất
cũng được mua bán trên thị trường du lịch nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn.
Trên thị trường du lịch, đối tượng mua bán rất đa dạng. Ngoài dịch vụ và
hàng hoá vật chất thì còn những thứ không đủ các thuộc tính hàng hoá như
những giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu du
lịch.
Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách du
lịch quyết định mua hàng hoá đến khi kết thúc chương trình và khách trở về nhà.
Trong quá trình thực hiện người bán không trực tiếp quan hệ với người mua
hoặc ít quan hệ trực tiếp. Khi chương trình du lịch hoàn thành, người mua mới
thực sự nhận biết đầy đủ giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm.
Các quan hệ và cơ chế thực hiện các quan hệ giữa người mua và người
bán sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với địa điểm, thời gian, không gian cụ thể.
Không có sự di chuyển sản phẩm, dịch vụ du lịch từ nơi cung ứng đến
12

nơi thường trú của du khách. Người tiêu dùng (khách du lịch) phải chuyển
đến điểm du lịch để tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt. Điều đó thể hiện ở chỗ cung

hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định của một năm.
1.1.4 Sản phẩm du lịch
1.1.4.1 Khái niệm
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố, trong đó có 5 yếu tố chính:
- Điểm thu hút khách (các di sản văn hóa, vườn quốc gia, bãi biển, công
trình kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán…)
- Khả năng tiếp cận của điểm đến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện
vận chuyển, lịch trình hoạt động của các loại phương tiện đó…)
- Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các
cửa hàng bán lẻ, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao…)
- Hình ảnh của điểm đến.
- Giá cả hàng hóa, dịch vụ điểm đến.
Các dịch vụ thuộc sản phẩm du lịch rất đa dạng (lưu trú, ăn uống, vận chuyển,
tham quan, phục vụ hội nghị, vui chơi giải trí…)
Thông thường, mỗi đơn vị cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ cung
cấp một số sản phẩm du lịch đơn lẻ nào đó, chẳng hạn dịch vụ ăn, uống, lưu
trú, vận chuyển, tham quan. Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi
một sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm nhiều sản phẩm đơn lẻ được liên kết với
nhau một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm nhu cầu của từng đối tượng
13

khách du lịch. Vì vậy, khái niệm sản phẩm du lịch phải được hiểu theo nghĩa
sản phẩm hoàn chỉnh chứ không phải là sản phẩm riêng lẻ.
1.1.4.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp:
Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch được biểu hiện ở chỗ nó kết hợp các
loại dịch vụ do nhiều đơn vị cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch; Nó vừa bao gồm sản phẩm vật

chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và cả các tài nguyên tự
nhiên.
Hơn nữa, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố không thể tách rời. Có nhiều
đơn vị tham gia cung ứng sản phẩm du lịch, thậm chí đối với một sản phẩm
riêng lẻ cũng có nhiều bộ phận tham gia phục vụ. Đặc điểm này đòi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia phục vụ khách để tạo ra
một sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
- Sản phẩm du lịch tồn tại chủ yếu ở dạng vô hình:
Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: các hàng hóa bán
lẻ, các đồ uống… Hầu hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống,
tham quan…đều tồn tại ở dạng vô hình, khách du lịch chỉ cảm nhận được
chúng chứ không nhìn thấy việc chúng mang lại cảm giác phấn chấn, dễ chịu
hay khó chịu, không cầm nắm được các dịch vụ đó như hàng hóa khác, không
mang được chúng về nhà sau khi mua. Do tính chất không cụ thể nên khách
hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gặp khó khăn
trong việc lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất
quan trọng.
14

Ngoài ra, nhà cung ứng không dễ dàng đánh giá chất lượng sản phẩm
trước khi bán chúng. Thông thường, chất lượng sản phẩm du lịch được đánh
giá theo cảm nhận của khách hàng. Với tính chất đó, việc nghiên cứu nhu cầu
của khách hàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp để cung ứng là rất quan
trọng.
- Phần lớn sản phẩm du lịch tự tiêu hao, không thể để tồn kho:
Hầu hết các sản phẩm du lịch chưa bán được hôm nay không thể để bán
vào dịp khác trong tương lai (phòng ngủ khách sạn, chỗ ngồi nhà hàng…).
Đặc điểm này của sản phẩm du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ du lịch phải có chính sách giá cả, cách thức quảng bá, kỹ thuật bán hàng
phù hợp mới có thể đạt công suất sử dụng cao, giảm tổn thất, nâng cao hiệu

quả kinh doanh.
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời:
Khác với các sản phẩm thông thường khác, việc sản xuất hầu hết các sản
phẩm du lịch chỉ được thực hiện khi khách du lịch có mặt tại nơi cung cấp
dịch vụ; việc tiếp nhận và tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách du lịch cũng
được thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất.
- Sản phẩm du lịch có tính không thể chuyển dịch:
Việc đi du lịch có thể được xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, nhưng
gần như không thể thiếu hoạt động tham quan, du ngoạn tại điểm đến. Chính
vì vậy, khách du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch
tại nơi sản xuất chứ không phải như những sản phẩm vật chất khác là có thể
chuyển khỏi nơi sản xuất đến nơi khác để tiêu thụ.
15

Tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch còn được thể hiện ở chỗ
không có sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm giữa người bán và người mua.
Khách du lịch chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong
một thời gian, địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm. Với
đặc điểm này, khách du lịch không được nhìn thấy sản phẩm du lịch trước khi
mua nó. Khách du lịch chỉ biết về sản phẩm thông qua các kênh quảng cáo,
qua Internet, qua tranh ảnh, sách báo, giới thiệu của người khác… Chất lượng
thông tin có tác động rất lớn đến quyết định chọn điểm đến của khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch có tính không đồng nhất:
Sản phẩm du lịch không thể tiêu chuẩn hóa được. Các nhân viên cung cấp
sản phẩm du lịch không thể tạo ra được các sản phẩm như nhau trong những
thời gian làm việc khác nhau. Hơn nữa, khách du lịch là người quyết định
chất lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ. Trong những thời gian, bối cảnh
khác nhau, sự cảm nhận của họ cũng khác nhau; những khách du lịch khác
nhau cũng có những cảm nhận khác nhau về cùng một sản phẩm.
Một dịch vụ sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của khách du

lịch. Sự thỏa mãn của khách du lịch phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của họ.
Những người cung ứng dịch vụ cần biết cách phán đoán tâm lý khách du lịch
để cung cấp dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách.
- Quá trình tạo ra sản phẩm du lịch có sự tham gia của khách hàng.
1.2 Tổng quan du lịch Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện
tích tự nhiên trên đất liền là 5.205 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn
200 hòn đảo lớn nhỏ. Khánh Hòa có bờ biển dài khoảng 385 km, nhiều vịnh
16

biển đẹp như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh và nhiều di tích lịch sử văn
hóa đặc trưng.
Với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26 độ C, có hơn 300 ngày nắng
trong năm rất lý tưởng cho những hoạt động vui chơi và tham quan. Ngoài ra,
Khánh Hòa lại là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất
Việt Nam và nằm trên trục giao thông Bắc – Nam thuận lợi cả về đường bộ,
đường sắt, đường thủy và đường hàng không với sân bay quốc tế Cam Ranh.
Với những lợi thế đó, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du
lịch lớn của Việt Nam.
Tận dụng những ưu thế đó mà Khánh Hòa đã nắm bắt và chú trọng phát triển
du lịch ngày càng mạnh và đạt được nhiều thành quả to lớn.
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tỷ trọng GDP của dịch vụ - du lịch chiếm
42,8%, đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh. Mặc dù còn khá nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới song du lịch Khánh Hòa
vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 2 triệu lượt khách lưu trú chỉ trong
vòng hơn 10 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy với những ưu thế về
điều kiện tự nhiên, khí hậu cùng sự đa dạng các loại hình du lịch, chất lượng
dịch vụ, Khánh Hòa đã và đang khẳng định là điểm đến ưa thích trên bản đồ
du lịch Việt Nam, là sự lựa chọn của nhiều du khách đặc biệt là lượng khách
quốc tế ngày càng tăng.

Trong năm 2012, Khánh Hòa đón hơn 2,3 triệu lượt khách lưu trú (đạt
106,28% so với cùng kỳ), trong đó có hơn 530 ngàn lượt khách quốc tế (đạt
hơn 120% so với cùng kỳ), dẫn đầu là khách Nga. Tổng doanh thu du lịch cả
năm đạt gần 2.570 tỷ đồng tăng 14,04% so với năm 2011. Ngày khách lưu trú
bình quân đạt 2,25 ngày/khách, công suất sử dụng phòng đạt 60,68%. Trong
17

năm, lượng khách tham quan du lịch đến Khánh Hòa đạt gần 9 triệu lượt
người. Trong số gần 50 quốc gia có khách du lịch đến Khánh Hòa thì 12 quốc
gia có lượng khách hơn 10 ngàn người/năm.
Bảng 1.1: Thống kê doanh thu và lượng khách du lịch của tỉnh từ năm 2009 đến
2012
Năm 2009 2010 2011 2012
Doanh thu (Triệu đồng) 1.561.030 1.875.788 2.256.483 2.568.371
Lượng KDL (Lượt
người)
1.581.080 1.840.168 2.180.008 2.318.071
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2013)
Bảng 1.2: Thống kê lượng khách quốc tế và khách trong nước của Khánh Hòa
giai đoạn 2009 đến 2012:
Đơn vị: Lượt người.
Năm 2009 2010 2011 2012
Khách quốc tế 279.981 384.979 440.390 532.112
Khách trong
nước
1.301.099 1.455.189 1.867.142 1.785.959
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2013)
Qua 2 bảng số liệu 1.1 và 1.2 cho thấy doanh thu và lượng khách du lịch
của tỉnh Khánh Hòa tăng qua từng năm trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm
2012. Điều đó thể hiện được sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch tỉnh

Khánh Hòa trong thời gian qua.

×