Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ xây dựng chỉ dẫn địa lý miến dong Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 85 trang )



Lê Thị Hải Yến


NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO THỔ NHƢỠNG
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ MIẾN
DONG BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội, 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Lê Thị Hải Yến





NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO THỔ NHƢỠNG
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ MIẾN
DONG BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Địa mạo và cổ địa lý
Mã số: 60.44.72

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Nguyễn Hiệu




Hà Nội, 2013


i
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU iii
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ và nội dung đề tài 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO THỔ NHƢỠNG
VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 4
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 4

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến chỉ dẫn địa lý 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu 6
1.2. NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO - THỔ NHƢỠNG CHO CHỈ DẪN ĐỊA LÝ12
1.2.1. Khái niệm chung về địa mạo – thổ nhƣỡng 12
1.2.2. Vai trò nghiên cứu địa mạo - thổ nhƣỡng cho chỉ dẫn địa lý 16
1.3. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 21
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 22
Kết luận chƣơng 1 26
CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
SỰ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT SINH THỔ NHƢỠNG
Ở KHU VỰC HUYỆN BÌNH LIÊU 27
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT
SINH THỔ NHƢỠNG HUYỆN BÌNH LIÊU 28
2.2.1. Đặc điểm địa chất 28
2.2.2. Đặc điểm địa hình 29
2.2.3. Đặc điểm khí hậu 31
2.2.4. Điều kiện thủy văn và tài nguyên nƣớc ngọt 34
2.2.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội 38
2.2.6. Thực trạng thai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 43
CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO – THỔ NHƢỠNG
TRONG XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ”BÌNH LIÊU” CHO SẢN


ii
PHẨM MIẾN DONG CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH
49
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY DONG 49
3.1.1. Đặc điểm sinh học 49

3.1.2. Điều kiện sinh thái chung 50
3.1.3. Hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ miến dong tại huyện Bình Liêu
50
3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO – THỔ NHƢỠNG HUYỆN BÌNH LIÊU 53
3.2.1. Đặc điểm địa mạo 53
3.2.2. Đặc điểm Địa mạo - Thổ nhƣỡng huyện Bình Liêu 55
3.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm địa mạo – thổ nhƣỡng với sự phân
bố của cây dong Bình Liêu 65
3.3.2. Đề xuất quy hoạch vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Bình Liêu, cho sản phẩm
miến dong của huyện Bình Liêu 72
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77



iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Nhiệt độ, độ ẩm không khí và lƣợng mƣa trung bình các tháng trong
năm 2009 tại trạm Tiên Yên 32
Bảng 2.2. Chi tiết rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng sử dụng 40
Bảng 2.3. Biến động sử dụng đất huyện Bình Liêu giai đoạn 2000-2008 48
Bảng 3.1. Diện tích năng suất sản lƣợng cây dong riềng từ năm 2001 – 2010 51
Bảng 3.2. Tổng hợp phân hạng thích nghi đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Bình Liêu 56
Bảng 3.3. Hiện trạng trồng cây dong riền theo các năm 65
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu đất ở các điểm khác nhau tƣơng ứng với từng dạng
địa hình và sự thích nghi của cây dong riềng 66
Bảng 3.5. Mẫu phân tích các chỉ tiêu lý hóa của của dong riềng tƣơng ứng
với mẫu phân tích đất ở bảng 3.1 67

Bảng 3.6. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng từ năm 2012 – 2015 74
Bảng 3.7. Dự kiến diện tích, năng suất sản lƣợng dong riềng
của 4 xã từ năm 2012 – 2015 74















iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý hồng không hạt Bắc Kạn
Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa địa mạo – thổ nhưỡng và các khoa học khác
Hình 1.3: Sơ đồ thể hiện mối tương quan tạo thổ nhưỡng với độ dốc địa hình
Hình 2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Hình 2.2. Vùng đồi núi đông nam độ che phủ thấp
Hình 2.3. Vùng thung lũng sông Tiên Yên
Hình 2.4. Vùng đồi núi Tây
Hình 2.5. Biến trình nhiệt - ẩm trung bình các tháng trong năm 2009
Hình 2.6. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2010
Hình 2.7. Sông Tiên Yên

Hình 2.8. Biểu đồ mực nước bình quân tại trạm Bình Liêu năm 2005
Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Bình Liêu năm 2010
Hình 2.10. Tổ ng kim ngạ ch xuấ t nhậ p khẩ u qua cử a khẩ u Hoà nh Mô - Đồng Văn
Hình 2.11. Biểu đồ cơ cấu diện tích các nhóm đất chính huyện Bình Liêu, năm 2010
Hình 2.12. Biểu đồ cơ cấu diện tích nhóm đất nông nghiệp huyệ n Bì nh Liêu năm
2010
Hình 2.13. Đất trồng lúa (a) và đất rừng sản xuất (b)
Hình 2.14. Đất bằng chưa sử dụng (a) và Đất đồi núi chưa sử dụng (b)
Hình 3.1. Bản đồ địa mạo huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Hình 3.2. Biểu đồ diện tích các loại đất huyện Bình Liêu
Hình 3.3. Bản đồ địa mạo thổ nhưỡng huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Hình 3.4. Thành phần cơ giới của đất trồng dong là mùn, xen đá cuội tảng đang bị
phong hóa
Hình 3.5. Trồng dong trên ruộng bậc thang
Hình 3.6. Đất trồng dong xen kẽ đá cuội, tảng trên địa hình Bề mặt tích tụ Coluvi –
Deluvi – Proluvi ở xã Húc Động
Hình 3.7. Bản đồ thích nghi sinh thái cây dong riềng huyện Bình Liêu
Hình 3.7. Bản đồ vùng trồng dong nguyên liệu mang chỉ dẫn địa lý Bình Liêu cho
sản phẩm miến dong của huyện Bình Liêu - Tỷ lệ 1:350000
9
14
20

27

30

31
3
1

32
33
35
35
39
42
44
45
46
47
54
57
64
68

69

70
71
73
Comment [N1]:
Comment [N2]: Trích dẫn
Comment [N3]: Nguồn
Comment [N4]: Trích dẫn


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ thời xa xƣa, khi các sản phẩm chính của thƣơng mại quốc tế chủ yếu là

các nông sản, khoáng sản hay các mặt hàng thủ công đơn giản nhƣ đồ gốm hay vải
dệt lợi thế cạnh tranh trong thƣơng mại của một sản phẩm so với sản phẩm khác
chủ yếu là nhờ vào những đặc tính và chất lƣợng riêng biệt mà các điều kiện địa lý
nhƣ khí hậu và địa chất của các khu vực địa lý mang lại. Các vùng địa lý với các địa
danh nổi tiếng đã mang lại lợi thế cho các sản phẩm cùng loại nhƣ pho mát
Roquefort, rƣợu vang Bordeaux của Pháp, pha lê Bohemia của Cộng hoà Séc, xúc
xích Frankfurter của Đức, Oliu vùng Kalamata của Hy Lạp, thịt bò Scotland Ngay
cả ở Việt Nam, những sản phẩm quen thuộc với mọi ngƣời dân nhờ gắn kết với các
địa danh nhƣ vải thiều Thanh Hà, bƣởi Đoan Hùng, chè Tân Cƣơng, nƣớc mắm Phú
Quốc, gốm Chu Đậu Các địa danh đi kèm với các sản phẩm đã gợi cho ngƣời tiêu
dùng nhớ đến không chỉ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà còn nắm bắt đƣợc cả
đặc tính, chất lƣợng đặc biệt của sản phẩm nhờ nguồn gốc địa lý đó. Chỉ dẫn địa lý
dần trở thành một bộ phận vô hình của sản phẩm nhƣng góp phần làm gia tăng giá
trị cho sản phẩm và có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống nói chung và
trong hoạt động thƣơng mại nói riêng.
Việt Nam là nƣớc có nền nông nghiệp đa dạng, các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam chủ yếu là những sản phẩm từ nông nghiệp. Với truyền thống,
kinh nghiệm và phƣơng pháp sản xuất, canh tác lâu năm, mỗi vùng địa danh lại có
những nông sản đặc trƣng và có giá trị kinh tế cao.
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều đặc sản đặc thù mang tính vùng miền, trong
đó có sản phẩm miến dong Bình Liêu. Bình Liêu là huyện nghèo, miền núi biên
giới, ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 130km, cách
thị trấn Tiên Yên 40km, phía bắc có 48,2km đƣờng biên giới giáp Trung Quốc, phía
đông giáp huyện Đầm Hà, Hải Hà, phía tây giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, phía
nam giáp huyện Tiên Yên. Bình Liêu có diện tích tự nhiên 47.138ha, là nơi có địa
hình phân cắt mạnh, núi có sƣờn dốc lớn, cấu tạo bởi các vật liệu có nguy cơ trƣợt
lở cao. Địa hình gò đồi ven chân sƣờn núi – nơi phân bố các cụm dân cƣ và các diện
tích canh tác chính của nhân dân địa phƣơng.



2
Để khai thác và phát triển có hiệu quả sản phẩm miến dong của Huyện, và
đồng thời để nâng cao tính cạnh tranh , chất lƣợng của sản phẩm trên thị trƣờng.
Việc nghiên cứu địa mạo thổ nhƣỡng là cơ sở ban đầu để xây dựng Chỉ dẫn địa lý
cho sản phẩm miến dong Bình Liêu.
Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm Địa
mạo thổ nhưỡng phục vụ xây dựng chỉ dẫn địa lý miến dong Bình Liêu, tỉnh Quảng
Ninh” sẽ gó p phầ n nghiên cứu một cách sâu sắc về hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, việc sử dụng tài nguyên đất trong phát triển kinh tế xã hội
huyện Bình Liêu trong thời gian qua và định hƣớng quy hoạch vùng nguyên liệu
trồng dong trong những năm tới hƣớng tới phát triển bền vững nghề sản xuất dong
trong tƣơng lai củ a huyệ n Bì nh Liêu .
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Xác lập cơ sở khoa học của yếu tố Địa mạo thổ nhƣỡng về bảo hộ Chỉ dẫn
địa lý cho sản phẩm miến dong Bình Liêu, góp phần nâng cao danh tiếng sản phẩm,
đời sống của ngƣời trồng dong, chế biến và kinh doanh miến dong Bình Liêu.
2.2. Nhiệm vụ và nội dung đề tài
Nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các yếu tố Địa lý tạo nên chất lƣợng đặc thù của miến dong
Bình Liêu;
- Tổng hợp các kết quả điều tra, nghiên cứu về tài nguyên, môi trƣờng liên
quan với khu vực nghiên cứu;
- Khảo sát, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng khai thác, sử dụng
tài nguyên đất;
- Khảo sát, đánh giá các điều kiện kinh tế - xã hội; tập quán canh tác và kiến
thức bản địa trong việc trồng cây, sản xuất và kinh doanh miến dong;
- Điều tra, phân tích, đánh giá tiềm năng sản xuất, lập bản đồ quy hoạch vùng
bảo hộ chỉ dẫn địa lý.



3
- Xác lập các luận cứ khoa học, đề xuất đị nh hƣớ ng và mộ t số giải pháp phát
triể n bề n vƣ̃ ng trong việc trồng cây dong, sản xuất và kinh doanh miến dong huyệ n
Bình Liêu.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về mặt lãnh thổ: Phạm vi nghiên cứu gồm các xã Lục Hồn, Húc Động,
Đồng Tâm, Tình Húc, là bốn xã trồng và chế biến nhiều dong riềng nhất huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
- Về nội dung khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu tầm quan trọng của
yếu tố Địa mạo thổ nhƣỡng trong hoạt động bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý Bình Liêu cho sản phẩm miến dong của huyện Bình Liêu,
tỉnh Quảng Ninh.
- Về thời gian: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển
vùng nguyên liệu và thị trƣờng miến dong từ 2005 đến nay và định hƣớng trong
10 năm tới.
4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúccủa luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đƣợc
trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu địa mạo thổ nhƣỡng và chỉ dẫn địa lý
Chƣơng 2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành tạo địa hình và phát sinh thổ
nhƣỡng ở khu vực huyện Bình Liêu
Chƣơng 3. Nghiên cứu địa mạo – thổ nhƣỡng trong xây dựng chỉ dẫn địa lý
”Bình Liêu” cho sản phẩm miến dong của huyện bình liêu, tỉnh Quảng Ninh




4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO THỔ NHƢỠNG

VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến chỉ dẫn địa lý
a. Khái niệm chung trên thế giới
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (Protected Geographical Indication) là một hình thức
của quyền sở hữu trí tuệ - dấu hiệu để xác định một sản phẩm có xuất xứ từ một địa
điểm tạo ra sản phẩm có chất lƣợng đặc biệt, có uy tín hoặc có các đặc tính khác. Ví
dụ, "Darjeeling" (Ấn Độ cho chè) hoặc "Mocha" (Yemen cho cà phê) và
"Bordeaux" (Pháp cho rƣợu vang). Có nhiều khái niệm liên quan đến CDĐL mà
điển hình là Chỉ dẫn Nguồn gốc (Indications of Source và Tên gọi xuất xứ
(Appellations of Origin.
Chỉ dẫn Nguồn gốc (Indications of Source) xuất phát từ Công ƣớc Paris về
bảo hộ sở hữu công nghiệp (năm 1883), sau đó là Hiệp định Madrid về Chỉ dẫn giả
mạo hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng hoá (năm 1891). Chỉ dẫn nguồn gốc đƣợc định
nghĩa theo Điều 1 - Hiệp định Madrid nhƣ sau: Từ ngữ hoặc Dấu hiệu sử dụng để
chỉ ra một sản phẩm/dịch vụ đƣợc bắt nguồn từ một quốc gia, khu vực hoặc một nơi
cụ thể, nhƣng không bao hàm các yếu tố chất lƣợng và uy tín (E.g. Munchen Bier).
Tên gọi xuất xứ (Appellations of Origin) đƣợc quy định trong Hiệp định
Lisbon: Là tên địa lý của một quốc gia, hoặc vùng, hoặc địa phƣơng để chỉ một sản
phẩm có nguồn gốc ở đó, chất lƣợng và đặc tính của sản phẩm có đƣợc là do sự độc
quyền, hoặc do bản chất của môi trƣờng địa lý (bao gồm cả tự nhiên và các yếu tố
con ngƣời). Có thể suy ra rằng một sản phẩm đƣợc bảo hộ dƣới dạng tên gọi "xuất
xứ" phải thể hiện một tên địa lý trực tiếp hoặc một quốc gia, hoặc vùng, hoặc địa
phƣơng mà nó bắt nguồn (Ví dụ: Stilton Cheese). Các phần danh tiếng bị loại trừ
khỏi điều khoản của định nghĩa trên.
Định nghĩa mới nhất CDĐL (geographical indications): Chỉ dẫn xác định
nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là một lãnh thổ hoặc vùng hoặc địa điểm, nơi mà
chất lƣợng, danh tiếng hoặc các đặc tính của sản phẩm có đƣợc là do nguồn gốc địa
lý của nó (Điều 22,1 - Hiệp định TRIPS). Chỉ dẫn địa lý biểu thị nguồn gốc và chất



5
lƣợng của sản phẩm. Định nghĩa của TRIPS đã bao hàm cả Tên gọi Xuất xứ và Chỉ
dẫn nguồn gốc.
b. Những khái niệm cơ bản về chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Có thể nói, các thuật ngữ về CDĐL của Việt Nam đã bao hàm các qui định
về CDĐL của Hiệp định TRIPS. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ của nƣớc CHXHCN
Việt Nam (2005), CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL đƣợc xác định bằng mức độ tín nhiệm
của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi ngƣời tiêu
dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL đƣợc xác định bằng một
hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lƣợng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh
và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra đƣợc bằng phƣơng tiện kỹ thuật hoặc
chuyên gia với phƣơng pháp kiểm tra phù hợp.
Khu vực địa lý mang CDĐL có ranh giới đƣợc xác định một cách chính xác
bằng từ ngữ và bản đồ.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phƣơng, vùng
lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý.
Sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính chủ yếu do
điều kiện địa lý của khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với
chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
Chỉ dẫn địa lý của nƣớc ngoài mà tại nƣớc đó CDĐL không đƣợc bảo hộ, đã
bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn đƣợc sử dụng;



6
Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tƣơng tự với một nhãn hiệu đang đƣợc bảo hộ, nếu
việc sử dụng CDĐL đó đƣợc thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản
phẩm;
Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Chủ sở hữu CDĐL là Nhà nƣớc. Nhà nƣớc thực hiện quyền đăng ký và quản
lý trực tiếp CDĐL hoặc trao quyền đăng ký hoặc quản lý cho tổ chức đại diện
quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng CDĐL.
Ngƣời có quyền sử dụng CDĐL là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động
sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn đó tại vùng địa lý bảo hộ với điều kiện hàng hoá đó
phải bảo đảm uy tín, danh tiếng vốn có của loại hàng hoá đó.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu
a. Trên Thế giới
 Lịch sử phát triển Chỉ dẫn địa lý
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Protected Geographical Indication/PGI) và bảo hộ tên
gọi xuất xứ hàng hóa (Appellation of Origin Protected/AOP) xuất hiện ở Pháp từ
đầu thế kỷ XX. Sau đó, những khái niệm này đƣợc phát triển rộng trên thế giới và
đƣợc hiệp định TRIPS
1
thừa nhận vào năm 1994. Hiệp định TRIPS đã xây dựng các
tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu đối với các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (Geographical
Indication – GIs).
Để mở rộng việc bảo hộ GIs cho các sản phẩm khác ngoài rƣợu vang và rƣợu
mạnh
2
, mạng lƣới quốc tế về tên gọi xuất xứ (International Geographical Indications
Network) đã đƣợc thành lập tại Genève vào tháng 6 năm 2002.
GIs là bảo hộ độc quyền cho cƣ dân thuộc vùng sản phẩm có nguồn gốc từ
vùng đó. AOP là dạng GIs đặc biệt, áp dụng cho các sản phẩm có chất lƣợng đặc

thù và có yêu cầu cao về quản lý chất lƣợng.

1
Hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ
2
Hiện nay tổ chức thƣơng mại thế giới WTO mới chỉ đồng ý bảo hộ 2 dòng sản phẩm chỉ dẫn địa lý là rƣợu
vang và rƣợu mạnh.


7
Theo Viện Chất lƣợng và Xuất xứ Sản phẩm Cộng hòa Pháp (INAO, 2006),
châu Âu bảo hộ GIs cho các nông sản chƣa qua chế biến (55,6%) và bảo hộ AOP
cho các sản phẩm đã qua chế biến (54,1% tổng số sản phẩm bảo hộ). Tháng 6 năm
2006, châu Âu đã có 413 sản phẩm bảo hộ AOP và 297 sản phẩm bảo hộ GIs (Pháp
27%, Ý 17% và Bồ Đào Nha 13%).
Hiện nay, thế giới có ba hình thức bảo hộ CDĐL, cụ thể như sau:
i) Hệ thống luật pháp riêng: Các nƣớc đƣa ra những quy định pháp luật riêng
về bảo hộ CDĐL (Pháp, Thụy sĩ, Nga, Bồ Đào Nha, Việt Nam…).
ii) Hệ thống luật pháp về nhãn hiệu: GIs đƣợc bảo hộ thông qua việc đăng ký
nhãn hiệu tập thể và/hoặc nhãn hiệu chứng nhận hàng hóa (Mỹ, Canađa, Anh, Ấn
Độ …).
iii) Hệ thống luật pháp về kinh doanh: luật chống cạnh tranh không lành
mạnh, chống lại các chỉ dẫn sai lệch, gây nhầm lẫn về xuất xứ hàng hóa.
Trên thực tế, các nƣớc thƣờng kết hợp nhiều hình thức bảo hộ. Vùng Québec
– Canada (theo Luật tháng 1/2008) có 4 hình thức chỉ dẫn: Tên gọi sinh học; Tên
gọi xuất xứ; Chứng chỉ đặc thù và Chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ. Châu Âu sử dụng cả
hai hình thức AOP và GIs. Việc chọn hình thức đăng ký bảo hộ phụ thuộc vào loại
sản phẩm và chất lƣợng đặc thù của chúng.
 Quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý của các nước châu Âu
Xây dựng GIs cho hàng nông sản là cả 1 quá trình (khoảng 200 năm đối với

chè Ấn Độ và chè Sri Lanka, 300 năm cho fomat và rƣợu vang Pháp). Châu Âu có
nhiều kinh nghiệm nhất trên thế giới về GIs, tiêu biểu là Pháp, Ý và Thụy sỹ. Quá
trình này của họ đƣợc chia ra 4 giai đoạn cơ bản, cụ thể nhƣ sau:
1) Chống sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng: Thúc đẩy quá trình
xây dựng thể chế bảo hộ sản phẩm. Giai đoạn này rất quan trọng và diễn ra lâu nhất,
phụ thuộc vào điều kiện của từng nƣớc (Pháp: 65 năm, từ 1905 đến 1970; Ý: 246
năm, từ 1716 đến 1962; Thụy sỹ: 91 năm, từ 1890 đến 1981).
2) Điều tiết thị trƣờng: Duy trì sự ổn định và phát triển thị trƣờng các sản
phẩm mang GIs. Các thể chế, chính sách của nhà nƣớc, của các tổ chức sản xuất và


8
thƣơng mại đều tập trung cho việc ổn định thị trƣờng và mở rộng phạm vi đƣợc bảo
hộ (Pháp từ năm 1970 đến 1985, Ý từ 1963 đến 1992…).
3) Khai thác giá trị của GIs để phát triển nông thôn bền vững: Phát triển
nông nghiệp và nông thôn dựa vào lợi thế của các nông sản đƣợc bảo hộ GIs gắn
với du lịch sinh thái/cộng đồng (Pháp từ 1985 đến 2000, Thụy sỹ bắt đầu từ 1997).
4) Xây dựng GIs thành giá trị di sản: Đàm phán và đề nghị công nhận những
sản phẩm GIs đặc thù của quốc gia thành những di sản của nhân loại (Pháp bắt đầu
từ năm 2000).
Việc xác định “các dấu hiệu địa lý áp dụng cho nông nghiệp” (la traçabilité
géographique appliqué à l’agriculture), trong đó các thông tin địa lý đã đƣợc số hóa,
mô hình hóa (géomatique) kết hợp với công nghệ thông tin địa lý (GIS), viễn
thám… đƣợc xử dụng phổ biến tại các nƣớc EU (nguồn: La géomatique, un outil
pour le développement local - CCI du Gers – France).
Canada là nƣớc đã thành công trong việc tạo lập đƣợc “ngân hàng điện tử”
các sản phẩm chỉ dẫn địa lý cho phép ngƣời tiêu dùng, cơ quan quản lý có thể truy
xuất 1 cách dễ dàng tất cả các thông tin có liên quan đến sản phẩm bảo hộ.
 Bản đồ mang chỉ dẫn địa lý và Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa


Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới đƣợc xác định một cách
chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên,
yếu tố về con ngƣời quyết định danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý đó.
Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ
sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
Yếu tố về con ngƣời bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời sản xuất, quy trình
sản xuất truyền thống của địa phƣơng.



9
b. Tại Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh
Hệ thống đăng ký bảo hộ CDĐL của Việt Nam đƣợc xây dựng từ năm 1995
và đƣợc coi là nƣớc đi đầu trong khối ASEAN. Nƣớc mắm Phú Quốc và chè Shan
tuyết Mộc Châu là 2 sản phẩm đầu tiên là của Việt Nam đƣợc đăng ký bảo hộ vào
năm 2001.
Sau 17 năm xây dựng, Việt Nam đã đăng ký 24 CDĐL cho 24 sản phẩm
trong nƣớc (Số liệu cập nhật ngày 10/8/2011, Cục SHTT). Có thể phân loại các sản
phẩm đƣợc bảo hộ này theo các nhóm sau:
1. Nhóm cây ăn quả: Có 11 sản phẩm, chiếm tỷ lệ cao nhất tới 46% trong
tổng số CDĐL đƣợc bảo hộ của Việt Nam, bao gồm: Bƣởi Đoan Hùng, Thanh long
Bình thuận, Vải thiều Thanh Hà, Cam Vinh, Vải thiều Lục Ngạn, Xoài cát Hòa Lộc,
Chuối ngự Đại Hoàng, Hồng không hạt Bắc Kạn, Bƣởi Phúc Trạch, Hạt dẻ Trùng
Khánh và Măng cầu Bà Đen.

Hình 1.1. Bản đồ vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý hồng không hạt Bắc Kạn



10
(Nguồn: Phòng Chỉ dẫn Địa lý – Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KHCN)
2. Nhóm cây công nghiệp: Có 6 sản phẩm, chiếm 25% số chỉ dẫn địa lý, bao
gồm: Chè Shan tuyết Mộc Châu; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột; Hoa hồi Lạng Sơn;
Chè Tân Cƣơng; Quế vỏ Vân Yên và Thuốc lào Tiên Lãng.
3. Nhóm sản phẩm thủy sản chế biến: Có 3 sản phẩm (12,5%), gồm: Nƣớc
mắm Phú Quốc, Nƣớc mắm Phan Thiết và Mắm tôm Hậu Lộc. Trong đó, nƣớc
mắm Phú Quốc là 1 trong 2 sản phẩm đầu tiên đƣợc đăng bạ.
4. Nhóm cây lương thực: Có 3 sản phẩm (13,0%), gồm: Gạo tám xoan Hải
Hậu, Gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân và Gạo Nàng Nhen Thơm Bảy Núi.
5. Nhóm tiểu thủ công nghiệp: Có 1 sản phẩm Nón lá Huế (4%)
Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng quy trình cho 21 sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý, trong đó có những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của các Huyện, Thị,
Thành phố trực thuộc Tỉnh, và có những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Quảng
Ninh; Bao gồm: 1. Nếp cái hoa vàng Đông Triều, 2. Na dai Đông Triều, 3. Vải chín
sớm Phƣơng Nam, 4. Tu hài Vân Đồn, 5. Chả mực Hạ Long, 6. Rƣợu mơ Yên
Tử, 7. Ngán Quảng Ninh, 8. Rau an toàn Quảng Yên, 9. Nƣớc mắm Cái Rồng,
10. Gà Tiên Yên, 11. Mực ống Cô Tô, 12. Rƣợu ba kích Quảng Ninh, 13. Miến
dong Bình Liêu, 14. Chè Đƣờng Hoa, 15. Mai vàng Yên Tử, 16. Trứng gà Tân
An, 17. Thanh long ruột đỏ Uông Bí, 18. Ghẹ Trà Cổ, 19. Tôm chân trắng Móng
Cái, 20. Thông Quảng Ninh, 21. Mía tím Quảng Ninh, 22. Mật ong Tiên Yên,
23. Sá sùng Vân Đồn.
Trong những năm tiếp theo, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục xây dựng thƣơng
hiệu cho các sản phẩm đặc sản của các địa phƣơng trong tỉnh, nhƣ: cua biển Quảng
Yên, nƣớc khoáng Quang Hanh, Thanh long Ba Chẽ, cá ruội Cô tô
Thống kê trên cho thấy các sản phẩm mang GIs đƣợc bảo hộ còn quá ít so
với trên 500 sản phẩm nông lâm thủy sản đặc sản có tiềm năng đăng bạ GIs của
Việt Nam (Nguồn: số liệu ƣớc tính của Cục SHTT). Hầu hết các sản phẩm sau
khi đƣợc xây dựng GIs đã bắt đầu phát huy đƣợc các giá trị kinh tế, văn hóa - xã
hội và khẳng định đƣợc ƣu thế của việc xây dựng, phát triển sản phẩm theo

hƣớng bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bên cạnh những thành công bƣớc đầu, việc xây


11
dựng và phát triển bảo hộ GIs của Việt Nam cũng còn có một số hạn chế. Hầu
hết các đề tài, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các giá trị kinh tế,
văn hóa - xã hội, mà chƣa Tiếp cận và khai thác ảnh vệ tinh, hệ thống GIS/GPS;
Tiếp cận và khai thác các tài liệu địa lý (khí hậu, thổ nhƣỡng, thủy văn, địa chất,
địa mạo…); Phân tích các tính chất đặc thù của sản phẩm và xác định mối quan
hệ giữa chúng với các yếu tố địa lý.
c. Các công trình nghiên cứu tại huyện Bình Liêu
- Nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội: đã có một số công trình
nghiên cứu về đất đai và tình hình kinh tế xã hội nhƣ Phân hạng thích nghi đất đai và đề
xuất cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Viện Quy hoạch và thiết kế nông thôn); Điều tra tình
tình kinh tế - xã hội và kinh doanh cây đặc sản (Viện điều tra quy hoạch rừng).
- Nghiên cứu về môi trường: đã có một số công trình nghiên cứu tập trung
vào đánh giá các vấn đề môi trƣờng liên quan đến tai biến thiên nhiên nhƣ: Quy
hoạch vùng bị lũ quét và sạt lở đất đá địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải
pháp phòng tránh giảm nhẹ cƣờng độ thiên tai và thiệt hại; Nghiên cƣ́ u , xây dƣ̣ ng
mô hình hệ thống tự độ ng giám sát và cả nh bá o thiên tai tại Quả ng Ninh ; Điề u tra ,
nghiên cƣ́ u , đá nh giá hiệ n trạ ng ô nhiễ m môi trƣờ ng vù ng biên giớ i tỉ nh Quả ng
Ninh.Và một số nghiên cứu liên quan đến lập các dự án về trồng rừng nhƣ: Đánh
giá tác động môi trƣờng dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Tiên Yên giai
đoạn 2005 - 2010 (Công ty TNHH Tài Nguyên).
- Nghiên cứu theo hướng quy hoạch lãnh thổ: Trong khu vực huyện Bình Liêu,
hƣớng nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình nghiên cứu đó là: Kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ cuối giai đoạn 2006 - 2010; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH huyện Bình Liêu đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 (UBND huyện
Bình Liêu).

Nhìn chung, những nghiên cứu về huyện Bình Liêu chủ yếu về quy hoạch đất
đai, môi trƣờng, tai biến thiên nhiên. Chƣa có công trình nghiên cứu về phát triển
các đặc sản địa phƣơng vốn rất nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ: hoa hồi, miến
dong, quế, trẩu Việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng, đặc điểm địa mạo thổ nhƣỡng
của Huyện để phát triển kinh tế nông nghiệp địa phƣơng là hết sức cấp thiết.


12
1.2. NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO - THỔ NHƢỠNG CHO CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.2.1. Khái niệm chung về địa mạo – thổ nhƣỡng
Địa mạo là một khoa học nhằm mục đích để nghiên cứu địa hình bề mặt Trái
đất và làm sáng tỏ nguyên nhân thành tạo và biến đổi của chúng.
Phạm vi nghiên cứu của địa mạo học là toàn bộ lớp vỏ địa lý; là bề mặt tiếp
xúc giữa thạch quyển với khí quyển, thủy quyển với sinh quyển; là nơi diễn ra sự
tƣơng tác lẫn nhau giữa các thành phần địa lý tự nhiên, trong đó địa hình là thành
phần chính có tác động chi phối sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần khác
trong các thể tổng hợp tự nhiên. Địa hình là sự phản ánh rất tinh tế của các cấu trúc
bên trong, thông qua địa hình chúng ta thấy đƣợc phản ánh một cách đặc biệt rõ
ràng trong sự tiến triển của các quá trình hình thành thổ nhƣỡng nghĩa là địa hình có
mối quan hệ mật thiết và tác động tƣơng hỗ với các yếu tố địa lý tự nhiên để phát
triển. Vì vậy những hiểu biết về địa hình sẽ giúp chúng ta giải thích về sự khác nhau
của các quá trình tự nhiên và xu hƣớng phát triển của chúng trong khu vực.
Dựa vào việc phân tích hình thái, nguồn gốc và lịch sử phát triển của địa
hình trong quá khứ cũng nhƣ động lực hiện đại sẽ đƣa ra các kết luận về độ ổn định
của nó để có thể lựa chọn vị trí thích hợp các công trình. Địa hình có vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành thổ nhƣỡng. Vì vậy, nghiên cứu địa hình giúp cho
các nhà thổ nhƣỡng có thể phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh và quy luật phân
bố vật chất, năng lƣợng bức xạ mặt trời để lựa chọn các loại cây trồng thích hợp với
điều kiện sinh thái đáp ứng nhu cầu sản xuất lƣơng thực thực phẩm…
Thổ nhƣỡng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vì nó là hợp phần quan

trọng trong nông nghiệp, là nhân tố không thể bỏ qua trong nghiên cứu sử dụng quy
hoạch không gian lãnh thổ. Thổ nhƣỡng là lớp vỏ của cảnh quan, còn địa hình là
nền móng của cảnh quan. Giữa địa hình và thổ nhƣỡng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau liên quan đến sự tiến hóa của địa mạo ở vị trí mà nó đƣợc hình thành. Đất là
kết quả của sự tác động tƣơng hỗ giữa các hợp phần địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, sinh vật và cả các hoạt động của con ngƣời trong một khoảng thời gian nhất
định. Vì vậy giữa thổ nhƣỡng và địa hình có mối quan hệ nguồn gốc, địa hình là
nhân tố phát sinh thổ nhƣỡng, khi nghiên cứu các loại đất không thể tách ra khỏi
việc nghiên cứu địa hình mà chúng nằm trên.
Thông qua việc nghiên cứu thổ nhƣỡng dƣới góc độ nguồn gốc phát sinh có
ý nghĩa quan trọng đối với quy hoạch không gian lãnh thổ, đặc điểm thổ nhƣỡng
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra. Những lãnh thổ có quá trình tạo
thổ nhƣỡng đang bị gián đoạn, đất đang bị thoái hóa, xói mòn trơ sỏi đá, đất kém
phì nhiêu không những không có khả năng tạo ra năng suất cây trồng cao mà còn
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra mạnh mẽ, hoặc là quá trình ngoại


13
sinh xảy ra mạnh, hoặc là do hoạt động của con ngƣời tác động rất lớn đến cảnh
quan. Từ đó có các biện pháp cải tạo sử dụng hợp lý tài nguyên đất, sử dụng hợp lý
không gian lãnh thổ.
Lớp phủ thổ nhƣỡng hay lớp đất nằm trên vỏ phong hoá là đối tƣợng nghiên
cứu của địa lý thổ nhƣỡng. Đất đƣợc hình thành từ đá bị phong hóa, bị biến đổi theo
thời gian dƣới tác động của sinh vật trong điều kiện khí hậu và địa hình khác nhau.
Xuất phát từ quan điểm khoa học của Docutraép coi đất là một vật thể thiên
nhiên độc lập, có lịch sử phát triển riêng, đƣợc hình thành do tác động tổng hợp của các
yếu tố hình thành tự nhiên: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Vì vậy,
nghiên cứu thổ nhƣỡng đƣợc xem xét trên quan điểm tổng hợp toàn diện của địa lý.
Xem xét các mối quan hệ tƣơng tác giữa các hợp phần của tự nhiên để thành tạo đất.
Địa mạo – thổ nhƣỡng là một khái niệm đƣợc định nghĩa theo nhiều cách

khác nhau. Trƣớc tiên, có thể hiểu đất trong mối quan hệ với cảnh quan địa lý, các
hệ sinh thái mà chúng đƣợc tạo thành đặc biệt là địa hình có vai trò rất quan trọng
trong sự hình thành đất. Các quá trình địa mạo di chuyển chất khoáng, chất hữu cơ
và hòa tan các ion trong đất. Các quá trình bóc mòn, quá trình sƣờn, rửa trôi bề mặt,
tích tụ vật liệu… đã tác động lên thành phần vật chất của đất, tích lũy các chất hữu
cơ trong đất.
Địa mạo – thổ nhƣỡng là một thuật ngữ chung cho các nghiên cứu mô tả và
giải thích mối quan hệ giữa đất và địa hình. Quá trình địa mạo và quá trình hình
thành đất có sự tƣơng tác với nhau trong cảnh quan, đặc biệt có liên quan đến sự di
chuyển của đất và nƣớc. Các quá trình địa mạo, xói mòn và tích tụ đã tạo ra các
dạng địa hình đặc biệt và có ảnh hƣởng lớn đến lớp đất trên bề mặt. Từ trƣớc đến
nay, khoa học đất đƣợc tiếp cận dƣới hai cách thông thƣờng:
+ Thứ nhất là tập trung vào việc nghiên cứu về thành phần vật chất, các trầm
tích quyết định thành phần của đất, liên quan đến sự di chuyển vật liệu từ nơi khác đến.
+ Cách thứ hai tập trung nhiều hơn vào sự hình thành và phát triển đất tại chỗ
theo các quá trình vật lý và hóa học.
Hiện nay, hƣớng nghiên cứu địa mạo – thổ nhƣỡng là hƣớng tiếp cận khoa
học đất trên quan điểm nguồn gốc phát sinh, không chỉ nghiên cứu sự lắng đọng của
vật chất mà còn giải thích quá trình phát triển của đất dựa vào các yếu tố thủy văn,
quá trình hóa học và quá trình sinh thái học.
Địa mạo – thổ nhƣỡng là một môn khoa học tổng hợp, là một thể tự nhiên
đầy đủ và hoàn chỉnh, là một bộ phận của khoa học địa lý, bao gồm các yếu tố phát
sinh hình thái địa hình, phát sinh hình thái thổ nhƣỡng và mối quan hệ của chúng
trong một động lực hình thành và phát triển theo không gian, thời gian ở mức độ ổn
định nhƣ nhau, trong mối liên quan nhất định với lớp phủ thực vật, khí hậu, thủy


14
văn… Địa mạo – thổ nhƣỡng có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học khác và
đƣợc Ruhe (1975) thể hiện bằng sơ đồ sau:


Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa địa mạo – thổ nhưỡng và các khoa học khác [15]
Địa mạo – thổ nhƣỡng đƣợc nghiên cứu từ rất lâu, từ những năm 1930 ở Hoa
Kỳ phản ánh tầm quan trọng của sự phát triển giữa địa lý, địa chất và khoa học thổ
nhƣỡng trên cơ sở mối quan hệ giữa đất và địa hình (Effland 1992). Birkeland
(1999) đã xác định địa mạo – thổ nhƣỡng là một khoa học nghiên cứu đất và sử
dụng chúng trong việc đánh giá sự tiến hóa, tuổi và sự ổn định của địa hình, các quá
trình bề mặt và khí hậu trong quá khứ. Wysocki (2000) định nghĩa rộng hơn, địa
mạo – thổ nhƣỡng là khoa học nghiên cứu nguồn gốc, sự phân loại và sự tiến hóa
của đất, cảnh quan và sự lắng đọng trầm tích các bề mặt, các quá trình tạo ra và thay
đổi chúng.
Địa mạo – thổ nhƣỡng phản ánh tổng thể các nhân tố hình thành đất. Trên
mỗi đơn vị địa mạo – thổ nhƣỡng phản ánh thành phần vật liệu gốc, các dạng địa
hình, các quá trình dòng chảy, chịu tác động bởi thủy văn và đƣợc phủ lên lớp thực
vật phù hợp với từng loại đất. Tuy nhiên, các nhân tố này chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ
bởi các thông số địa hình nhƣ hƣớng sƣờn, độ cao, độ dốc, độ chia cắt sâu, chia cắt
ngang… Mặc dù phạm vi nghiên cứu khá rộng, địa mạo – thổ nhƣỡng có thể nghiên
cứu một trong các lĩnh vực sau:



15
- Đất là chỉ thị của môi trƣờng/biến đổi khí hậu.
- Đất là chỉ thị của cảnh quan và sự ổn định địa mạo.
- Nghiên cứu nguồn gốc/sự phát triển của đất (chuỗi đất).
- Mối quan hệ giữa đất – lƣợng mƣa – dòng chảy, đặc biệt là khi chúng liên
quan đến các quá trình sƣờn.
- Đất là chỉ thị của quá trình thành tạo trầm tích và lắng đọng xảy ra trong
quá khứ và đang diễn ra.
- Đất là chỉ thị của địa tầng Đệ tứ và đá gốc.

Quá trình thành tạo đất và cảnh quan đất chịu ảnh hƣởng bởi các quá trình
địa mạo, giữa các quá trình phát sinh hình thái và sự hình thành phẫu diện đất có
mối quan hệ tƣơng quan lẫn nhau. Địa mạo – thổ nhƣỡng nghiên cứu về sự tiến hóa
(chiều thời gian) và sự phân bố (chiều không gian) của đất, vật liệu đất và cảnh
quan luôn đƣợc hình thành và biến đổi. Trên mỗi đơn vị địa mạo – thổ nhƣỡng cho
thấy quá trình lắng đọng trầm tích của một vị trí cụ thể. Sự phát triển của quá trình
lắng đọng trầm tích phản ánh các quá trình thủy văn, quá trình hóa học, các quá
trình sinh thái học ở cả quá khứ và hiện tại của một vị trí nghiên cứu. Qua đó đánh
giá đƣợc mối quan hệ nguồn gốc giữa đất và địa hình; kết quả của mối tƣơng quan
giữa chúng là hình thành các cảnh quan.
Những đặc điểm của đất quyết định đến sự bảo tồn của chúng. Địa mạo – thổ
nhƣỡng là một công cụ rất quan trọng cho việc tái thiết lại quá khứ. Nguồn gốc của
thổ nhƣỡng phụ thuộc vào trạng thái khác nhau của các nhân tố môi trƣờng. Đặc
điểm hóa học, vật lý và sinh học của đất phản ánh duy nhất sự phân tích của các
nhân tố. Do đó, đất trong điều kiện thích hợp có thể giúp chúng ta hiểu về các nhân
tố môi trƣờng đó trong quá khứ và chúng ảnh hƣởng nhƣ thế nào (Gerrard, 1992;
Birkeland, 1999).
Địa mạo – thổ nhƣỡng nghiên cứu quá trình phức tạp trong sự tiến hóa của
cảnh quan và ảnh hƣởng đến các quá trình này là sự hình thành đất trên cảnh quan.
Địa mạo – thổ nhƣỡng bắt nguồn từ địa mạo (nghiên cứu địa hình và các quá trình
bề mặt) và từ thổ nhƣỡng (nghiên cứu đất). Nó nhấn mạnh mối quan hệ giữa hình
thái đất và quá trình hình thành và phát triển cảnh quan. Địa mạo – thổ nhƣỡng
nghiên cứu 3 khía cạnh sau:
1. Hiểu biết về địa tầng bề mặt và vật liệu mẹ.
2. Đặc điểm địa mạo bề mặt trong không gian và thời gian.


16
3. Sự tƣơng quan đặc điểm của đất và đặc điểm cảnh quan.
Nghiên cứu địa mạo – thổ nhƣỡng ở Mỹ đã cung cấp môi trƣờng đầu tiên

nghiên cứu về tầng đất cổ và mối quan hệ của nó với cảnh quan. Sự kết hợp của địa
mạo và khoa học đất cho nghiên cứu cảnh quan đã cung cấp sớm nhất cho sự phát
triển và tiếp tục ảnh hƣởng đến nghiên cứu địa mạo – thổ nhƣỡng ngày nay.
Một trong những mục tiêu của địa mạo – thổ nhƣỡng là nghiên cứu mối
tƣơng tác phức tạp của sự hình thành đất và các quá trình địa mạo. Địa mạo – thổ
nhƣỡng về cơ bản là đánh giá các mối quan hệ về nguồn gốc của đất và địa hình.
Mối quan hệ giữa đất và các quá trình diễn ra trên bề mặt Trái đất cho phép nghiên
cứu nguồn gốc của đất và sự tiến hóa trong quá trình hình thành và phát triển đất.
Bên cạnh đó nghiên cứu địa mạo – thổ nhƣỡng còn tập trung vào hai khía cạnh sau:
- Địa mạo dựa trên mô hình cảnh quan cho phép sự phân biệt của đất liên tục có
nghĩa là nhóm đất tự nhiên giải thích cho sự phân loại đất từ sƣờn đồi đến chân sƣờn.
- Địa mạo – thổ nhƣỡng cung cấp nguyên lý cơ sở cho sự hiểu biết về lịch sử
địa mạo của cảnh quan (mối quan hệ giữa không gian và thời gian với đất, cảnh
quan và trầm tích bề mặt).
1.2.2. Vai trò nghiên cứu địa mạo - thổ nhƣỡng cho chỉ dẫn địa lý
a. Vai trò của địa hình đối với quá trình phát sinh thổ nhưỡng
Thổ nhƣỡng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vì nó là hợp phần quan
trọng trong nông nghiệp, là nhân tố không thể bỏ qua trong nghiên cứu sử dụng quy
hoạch không gian lãnh thổ. Thổ nhƣỡng là lớp vỏ của cảnh quan, còn địa hình là
nền móng của cảnh quan. Giữa địa hình và thổ nhƣỡng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau liên quan đến sự tiến hóa của địa mạo ở vị trí mà nó đƣợc hình thành. Đất là
kết quả của sự tác động tƣơng hỗ giữa các hợp phần địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, sinh vật và cả các hoạt động của con ngƣời trong một khoảng thời gian nhất
định. Vì vậy giữa thổ nhƣỡng và địa hình có mối quan hệ nguồn gốc, địa hình là
nhân tố phát sinh thổ nhƣỡng, khi nghiên cứu các loại đất không thể tách ra khỏi
việc nghiên cứu địa hình mà chúng nằm trên. “Giữa địa hình và thổ nhƣỡng có mối
quan hệ tay đôi. Về mặt phát sinh, mối quan hệ này mang tính chất một chiều, theo
cách nói của Nguyễn Công Tuyết “địa hình có nguồn gốc gì thì thổ nhưỡng được
thành tạo từ nguồn gốc đó”. Đúng hơn điều kiện địa mạo nào thì thổ nhƣỡng đó,
còn về mặt tƣơng quan giữa hai quá trình tạo hình thái và tạo thổ nhƣỡng thì chúng



17
có quan hệ nghịch – khi quá trình tạo hình thái xảy ra, mạnh mẽ thì quá trình tạo thổ
nhƣỡng kém hoặc ngừng hẳn, trái lại khi quá trình tạo hình thái yếu hoặc ngƣng
nghỉ thì quá trình tạo thổ nhƣỡng phát triển sâu sắc” .
Địa hình có vai trò đáng kể trong việc quyết định sự thể hiện cụ thể mối tác
động của các nhân tố khác trong việc tạo thành đất. Địa hình phân bố lại nƣớc nên
ảnh hƣởng đến chế độ nƣớc trong đất, quá trình phong hóa hóa học… Sự trao đổi
năng lƣợng giữa Mặt Trời và đất đá cũng nhƣ sinh vật sống trên đó và xác hữu cơ ở
đó, sự trao đổi ấy khác nhau ở các sƣờn đồi núi theo hƣớng đông, tây, nam hay bắc,
cụ thể là sƣờn tây hứng nhiều nhiệt hơn sƣờn đông khiến cho chế độ nhiệt trong đất
khác nhau ở các sƣờn ấy; nơi cao bị xâm thực, nơi thấp đƣợc bồi tụ bằng sản phẩm
của xói mòn. Tất cả những hiện tƣợng đó ảnh hƣởng đến sự hình thành đất .
- Vai trò quan trọng của địa hình trong sự hình thành đất là sự ảnh hƣởng đối
với sự chuyển động vật chất rắn của đất, đƣợc thể hiện dƣới tác dụng của trọng lực. Sự
ảnh hƣởng này liên quan đến mức độ rửa trôi và sắp xếp lại thành phần vật chất của vật
liệu. Qua đó có thể đánh giá độ dày mỏng của lớp đất trên các bề mặt địa hình.
- Sự phân đới các loại đất theo chiều thẳng đứng cũng đƣợc quyết định bởi
độ cao tuyệt đối của địa hình. Độ cao ảnh hƣởng đến nền nhiệt ẩm, do vậy ảnh
hƣởng tới tốc độ và mức độ các quá trình phong hóa đá và ảnh hƣởng đến sự hình
thành và phát triển của đất. Càng lên cao, quá trình phong hóa càng giảm, vỏ phong
hóa mỏng vì vậy các đất đƣợc hình thành có tầng dày mỏng hơn.
- Một trong những vai trò của địa hình đối với sự hình thành cảnh quan đó là
sự phân bố lại năng lƣợng Mặt Trời. Sự phân bố lại năng lƣợng Mặt Trời trên bề
mặt đất phụ thuộc vào độ cắt xẻ của địa hình. Hai yếu tố của địa hình quyết định
đến sự phân bố lại năng lƣợng Mặt Trời đó là độ dốc của sƣờn núi của các miền cao
và hƣớng phơi địa hình. Ở khu vực núi Ba Vì, sƣờn tây hứng nhiều nhiệt hơn sƣờn
đông khiến cho chế độ nhiệt trong đất khác nhau ở các sƣờn.
+ Sƣờn dốc đứng (dốc hơn 45

0
) thể hiện hầu nhƣ bằng sự mang đi hoàn toàn
các sản phẩm tạo thành đất.
+ Sƣờn dốc (20 – 45
0
) thể hiện bằng sự bóc mòn mạnh lớp đất, kết quả là lớp
đất trở nên đứt và giàu vật chất mảnh thô. Ở đây thƣờng lộ đá gốc.


18
+ Sƣờn dốc thoải (5 – 20
0
), đặc trƣng bằng những dấu hiệu rửa trôi lớp đất,
độ dày giảm và có nơi lộ trơ đá gốc.
+ Sƣờn thoải (dƣới 5
0
), đƣợc đặc trƣng bằng lớp thổ bì liên tục, do đó lớp đất
đƣợc bảo vệ nên còn khá dày.
Ở những sƣờn có độ dốc lớn, xảy ra quá trình xói mòn mạnh mẽ, ngƣợc lại đối
với những sƣờn lõm xói mòn ít, nơi trũng thấp chủ yếu là tích tụ vật liệu; vì vậy ảnh
hƣởng tới phẫu diện và tính chất đất. Nằm trong cùng một cảnh quan, thƣờng cách
nhau chỉ khoảng mấy chục mét, các đất ở các bộ phận địa hình lồi lõm sẽ khác nhau
một cách cơ bản về chế độ nƣớc, không khí, trị số pH, lƣợng các dạng di động của
các nguyên tố hóa học, về các đặc điểm của vòng tuần hoàn lớn và nhỏ của vật chất.
- Chế độ ẩm của đất và sự chuyển của các dạng vận động trong nƣớc của các
nguyên tố hóa học cũng chịu tác động của địa hình. Đối với các dạng địa hình lớn
ảnh hƣởng đến chuyển động của các khối khí; sự phân bố lƣợng mƣa rơi lại chịu chi
phối mạnh mẽ bởi các dạng trung và tiểu địa hình.
Những nhận xét trên có ý nghĩa rất quan trọng, từ những nghiên cứu địa mạo
về mặt phát sinh và động lực để khoanh ra các kiểu địa hình, trên đó thổ nhƣỡng sẽ

đƣợc phát triển.
Thông qua việc nghiên cứu thổ nhƣỡng dƣới góc độ nguồn gốc phát sinh có
ý nghĩa quan trọng đối với quy hoạch không gian lãnh thổ, đặc điểm thổ nhƣỡng
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra. Những lãnh thổ có quá trình tạo
thổ nhƣỡng đang bị gián đoạn, đất đang bị thoái hóa, xói mòn trơ sỏi đá, đất kém
phì nhiêu không những không có khả năng tạo ra năng suất cây trồng cao mà còn
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra mạnh mẽ, hoặc là quá trình ngoại
sinh xảy ra mạnh, hoặc là do hoạt động của con ngƣời tác động rất lớn đến cảnh
quan. Từ đó có các biện pháp cải tạo sử dụng hợp lý tài nguyên đất, sử dụng hợp lý
không gian lãnh thổ.
b. Mối quan hệ giữa quá trình địa mạo và thổ nhưỡng
Sự hình thành và phát triển thổ nhƣỡng gắn liền với sự phát triển của địa hình
hay nói cách khác quá trình tạo thổ nhƣỡng có tƣơng quan với quá trình tạo hình
thái. Trên dạng địa hình nào sẽ hình thành nên loại thổ nhƣỡng đó. Mối quan hệ


19
giữa địa mạo và thổ nhƣỡng là mối quan hệ trái ngƣợc nhau: Khi quá trình tạo hình
thái mạnh, tức là bề mặt địa hình bị biến đổi mạnh thì quá trình tạo thổ nhƣỡng sẽ
giảm yếu, hơn nữa đất còn bị bào mòn, cắt cụt và trẻ hóa liên tục. Điều này đặc biệt
thấy rõ trong các miền bán khô hạn. Khí hậu khắc nghiệt làm cho lớp phủ thực vật
nghèo nàn thƣa thớt, sƣờn bị các quá trình phong hóa vật lý và trọng lực bóc lộ liên
tục. Lớp thổ nhƣỡng do đó mỏng dần, vì phần đƣợc tạo mới không bù lại đƣợc phần
đã bị bóc đi.
Vào những giai đoạn khí hậu khô nóng là giai đoạn diễn ra quá trình phong
hóa vật lý phát triển mạnh làm phá hủy đá gốc, tích tụ vật liệu, vỏ phong hóa khá
dày. Vào giai đoạn khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều, tập trung làm cuốn trôi, vận
chuyển vật liệu theo cả dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, hình thành các khe xói
chia cắt bề mặt địa hình, khi đó quá trình tạo hình thái diễn ra mạnh mẽ. Các sản
phẩm phong hóa đƣợc vận chuyển từ trên núi cao, những nơi địa hình cao xuống

những nơi địa hình trũng thấp tích tụ ở đó.
Vật liệu ở những nơi có địa hình cao – nơi có quá trình tạo hình thái mạnh –
bị vận chuyển đi nơi khác, có khi bị lộ trơ cả đá gốc tạo điều kiện cho quá trình
phong hóa đá tiếp tục xảy ra vào những giai đoạn khí hậu khô nóng; còn những nơi
có địa hình thấp trũng, quá trình tạo hình thái diễn ra yếu hoặc không diễn ra sẽ tập
trung vật liệu kết hợp với lớp phủ thực vật dày hình thành lớp vỏ phong hóa khá
dày, lớp thổ nhƣỡng dày mà không bị vận chuyển đi nơi khác.
Do đó, khi xem xét mối tƣơng quan giữa quá trình tạo hình thái và quá trình
tạo thổ nhƣỡng không thể tách rời yếu tố khí hậu của môi trƣờng địa lý và yếu tố
vật chất, thạch học. Quá trình trên mới chỉ dừng lại ở mức bóc mòn di chuyển vật
liệu ở dạng thô. Còn quá trình laterit liên quan đến sự di chuyển của các oxit chứa
trong thành phần thạch học của từng loại đá. Trong cùng một điều kiện khí hậu, trên
cùng một loại đá nhƣng có nơi hình thành loại đất này có nơi lại hình thành loại đất
khác do đó sẽ ảnh hƣởng tới loại cây trồng và hƣớng sử dụng tài nguyên đất.
Trên mỗi đơn vị địa hình khác nhau sẽ xảy ra quá trình tạo hình thái khác
nhau quyết định đến tính chất và độ dày của thổ nhƣỡng. Trên bề mặt đỉnh các núi
thấp thƣờng thoải, độ dốc không lớn có khả năng lƣu giữ các sản phẩm phong hóa,
vì vậy tầng đất khá dày và thực vật phát triển mạnh.

×