Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KT Cơ chế truyền dẫn từ việcc tiền đồng đến lạm phát việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 89 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


Phan Thành Hưng




CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỪ VIỆC PHÁ
GIÁ TIỀN ĐỒNG ĐẾN LẠM PHÁT
VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Thành Hưng




CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỪ VIỆC PHÁ
GIÁ TIỀN ĐỒNG ĐẾN LẠM PHÁT
VIỆT NAM

Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số : 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Thị Hải Lý



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012



Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc Sỹ Kinh Tế với đề tài “CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN
TỪ VIỆC PHÁ GIÁ TIỀN ĐỒNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hải Lý.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày
trong luận văn này.

Phan Thành Hưng

















Con xin ghi nhớ công ơn của Bố và Mẹ đã chắp cánh cho con những ước
mơ, hoài bảo và khát vọng.

Phan Thành Hưng


i
Mục lục

Mục lục i
Danh mục từ viết tắt và ký hiệu iv
Danh mục các hình v
Danh mục các bảng vii
Phụ lục viii
TÓM LƯỢC

TÓM LƯỢC


.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.


1
1


M
M





Đ
Đ


U
U


.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.


2
2


1. Vấn đề nghiên cứu 3
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Dữ liệu nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu đề tài 4
6. Những đóng góp của đề tài 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG TRUYỀN DẪN
CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT 5

1.1 Các lý thuyết về tác động truyền dẫn của tỷ giá (ERPT – Exchange rate pass
through) 5

1.1.1 Cơ chế tác động của tỷ giá đến giá trong nước 5

1.1.2 Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) và những nguyên nhân làm cho tỷ giá

lệch khỏi PPP 7

1.1.3 Sự khác biệt về hệ số truyền dẫn (ERPT) 9

1.2 Các bằng chứng thực nghiệm về tác động truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát 11


ii
1.2.1 Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới 11

1.2.2 Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam 14

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 20

2.1 Phương pháp nghiên cứu 20

2.1.1 Nghiên cứu định tính 20

2.1.1 Nghiên cứu định lượng 20

2.1.1.1 Mô hình nghiên cứu 20

2.1.1.2 Các bước thực hiện 23

2.2 Dữ liệu nghiên cứu 24

CHƯƠNG 3: LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG 28

3.1 Diễn biến Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 28


3.2 Các nhân tố tác động tới lạm phát Việt Nam 30

3.2.1 Sự sụt giảm tỷ giá (Depreciation) 30

3.2.2 Tỷ giá thực (Real Exchange Rate) và độ chênh lệch tỷ giá thực 35

3.2.3 Độ mở cửa của nền kinh tế (Oppeness) 38

3.2.4 Chênh lệch sản lượng (Output gap) 40

3.2.5 Phương pháp tính 41

3.2.6 Kỳ vọng lạm phát 43

3.3 Tranh luận về nguyên nhân lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu 43

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỪ VIỆC PHÁ GIÁ TIỀN
ĐỒNG TỚI LẠM PHÁT VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2011 46

4.1 Mô tả số liệu 46

4.2 Ước lượng các giá trị cân bằng 47

4.3 Kiểm định nghiệm đơn vị 49


iii
4.4 Tác động của sụt giảm tỷ giá đến lạm phát 53

4.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 58


Tài liệu tham khảo
Phụ lục




iv
Danh mục từ viết tắt và ký hiệu

Viết tắc Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asia Development Bank
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund
USD Đồng đô la Mỹ United States dollar
VND Việt Nam Đồng Viet Nam Dong
WB Ngân hàng Thế giới World Bank
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
ERPT Cơ chế truyền dẫn từ tỷ giá Exchange rate pass throught
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance
FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Foreign Portfolio Investment
IFS


Thống kê tài chính quốc tế International Financial
statistics
INS Hệ thống thông tin cảnh báo Information Notice System
GSO Tổng cục thống kê

General Statistics Office


Ký hiệu Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh
π Lạm phát Inflation
CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index
RER Tỷ giá hối đoái thực ban đầu Real Exchange rate
ADF Kiểm định ADF Augmented Dickey - Fuller
VAR Mô hình tự hồi quy Vectơ

ECM Mô hình sai số ECM Error correction terms
GDP de GDP điều chỉnh GDP deflator
GDPN GDP danh nghĩa Nominal GDP
GDPR GDP thực Real GDP
OPEN Độ mở của của nền kinh tế Openness
ê Mức độ sụt giảm tỷ giá Exchange rate depreciation

v

Danh mục các hình

Hình 1.1: Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát 5
Hình 2.1: Các kênh tác động đến lạm phát 23
Hình 3.1: Lạm phát Việt Nam tính theo CPI và GDP deflator 2000 - 2010 (%) 28
Hình 3.2: Tỷ lệ lạm phát hàng tháng ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010 (%) 30
Hình 3.3: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD (bên trái) và lạm phát ở Việt Nam (bên phải),
2000 – 2011 31
Hình 3.4: Tỷ giá VND/USD theo ngày và biên độ, 2008-2011 32
Hình 3.5: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do theo ngày, VND/USD, 2008 -
2011 34

Hình 3.6: Mối quan hệ tỷ giá danh nghĩa VND/USD (bên trái) và lạm phát Việt Nam
(bên phải), 2000 - 2011 35
Hình 3.7: Tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa VND/USD (%) theo quý 2000-2011 (Quý I
năm 2000 là kỳ gốc) 36
Hình 3.8: Độ chênh lệch tỷ giá hối đoái thực Việt Nam, 2000 – 2011 37
Hình 3.9: Mối quan hệ tỷ giá hối đoái thực VND/USD (bên trái) và lạm phát Việt Nam
(bên phải), 2000 - 2011 37
Hình 3.10: Độ mở cửa nền kinh tế Việt Nam theo quý 2000 – 2011 38
Hình 3.11: Mối quan hệ độ mở cửa của nền kinh tế (bên trái) và lạm phát Việt Nam
(bên phải), 2000 - 2011 39
Hình 3.12: GDP thực và GDP tiềm năng ở Việt Nam, 2000 – 2011 40
Hình 3.13: Mối quan hệ giữa GDP thực (%, bên trái) và lạm phát ở Việt Nam (%, bên
phải), 2000 - 2011 41


vi
Hình 3.14: Giá dầu thế giới trong giai đoạn 2000 - 2010 (USD/Thùng) 44
Hình 4.1: Giá trị cân bằng của RER và GDP 2001Q1 – 2011Q4 48
Hình 4.2: RER Misalignment và GDP gap dạng mức và I(1) 51
Hình 4.3: IFL và ERD dạng mức và I(1), I(2) 53



vii

Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Các biến cơ sở và ký hiệu sử dụng 26
Bảng 3.1: Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng giai đoạn 2003-2010 (%) 42
Bảng 4.1: Tóm tắt thống kê các biến 46

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định ADF các biến ước lượng giá trị cân bằng 49
Bảng 4.3: Giá trị tới hạn của thống kê ߬ cho mẫu nghiên cứu 50
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định ADF các biến đưa vào phương trình hồi quy 52
Bảng 4.5: Kỳ vọng về dấu các biến 54
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng cơ chế truyền dẫn thời gian t đến t + 3 54
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng cơ chế truyền dẫn thời gian t đến t + 6 55
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng cơ chế truyền dẫn thời gian t đến t + 9 55
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng cơ chế truyền dẫn thời gian t đến t + 12 56



viii

Phụ Lục

Phụ lục I – Công thức tính chỉ số giá 63
Phụ lục II – Tóm tắt về kiểm định ADF 64
Phụ lục III – Kết quả chi tiết kiểm định tính dừng ADF các biến 65
Phụ lục IV – Kết quả ước lượng 75

1

TÓM LƯỢC

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm ước tính hệ số truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá
đến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011. Trong bài nghiên cứu này các
yếu tố sau được coi là những yếu tố chính quyết định hệ số truyền dẫn: sự sụt giảm tỷ
giá hối đoái, chênh lệch sản lượng, độ mở cửa của nền kinh tế, mức độ định giá cao tỷ
giá hối đoái thực và lạm phát ban đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số truyền dẫn
độ sụt giảm tỷ giá tương quan thuận với lạm phát và đạt giá trị cực đại trong khoản

thời gian t đến t + 9, sai lệch trong tỷ giá hối đoái thực tương quan nghịch và là yếu tố
chính tác động tới lạm phát, hệ số truyền dẫn đạt giá trị cực đại trong khoản thời gian t
đến t + 12. Ngoài ra bài nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố lạm phát ban đầu tác động rất
mạnh tới lạm phát trong các giai đoạn sau đó và đạt giá trị cực đại tại thời gian t đến t
+ 12, độ mở cửa của nền kinh tế có tác động nhưng rất ít tới lạm phát và chỉ trong giai
đoạn t + 6 và t + 9.



Các từ khoá: Lạm phát, Tỷ giá, Tác động truyền dẫn

2

MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Có rất nhiều nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá tiêu dùng (lạm
phát) như: Chhibber (1991) chỉ ra rằng tác động của việc phá giá tới lạm phát phụ
thuộc vào độ linh hoạt của tỷ giá, độ mở của tài khoản vốn và mức độ kiểm soát giá;
Bodart (1996) nghiên cứu các tác động của việc cải cách tỷ giá lên lạm phát ở một
nước nhỏ và mở bằng cách kết hợp giữa quan điểm tài khóa với các chế độ tỷ giá khác
nhau; Ilan Goldfajn và Sergio R.C. Werlang (1998) trong một nghiên cứu thực nghiệm
về Cơ chế truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá đến lạm phát theo khung dữ liệu bảng đã
thấy rằng có mối quan hệ giữa sự sụt giảm tỷ giá hối đoái và lạm phát; McCarthy, J.
(2000), sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái. Bài
nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) Việc nâng giá đồng nội tệ sẽ làm giảm giá cả nhập khẩu và
điều này kéo dài ít nhất trong khoản thời gian 1 năm ở các nước khảo sát. (2) Phản ứng
của chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng đối với chỉ số giá nhập khẩu là dương và
có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các nước được khảo sát; Agnès Belaisch (2003), nghiên
cứu Cơ chế truyền dẫn Tỷ giá hối đoái tại Brazil. Ông kết luận rằng: (1) Sau 2 quý xảy
ra cú shock về tỷ giá thì sẽ tác động đến giá tiêu dùng (consumer prices), với tỷ lệ

tương ứng là 6% sau 2 quý và 17% sau 1 năm…
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2000 – 2011, đồng tiền Việt Nam (VNĐ) liên tục bị phá
giá đi kèm theo nó là tỷ lệ lạm phát Việt Nam luôn ở mức cao. Cụ thể nếu lạm phát
trong năm 2000 là -0,5%, 2001 là 0,8% và giai đoạn 2003 – 2004 giao động ở mức 4%
thì trong năm 2004 đã tăng lên đến 7%, năm 2008 là 22,14% (đây là tỷ lệ lạm phát
cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2011 và cũng là tỷ lệ lạm phát cao nhất so các các nền
kinh tế trong khu vực Đông Nam Á) và tiếp tục duy trì ở mức cao này cho đến hiện
nay. Như vậy, câu hỏi đặt ra là có mối quan hệ nào giữa việc phá giá tiền đồng và lạm
phát ở Việt Nam hay không ? Và nếu có thì mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào ? Sau
khoản thời gian bao nhiều thì việc phá giá tiền đồng tác động mạnh nhất, ảnh hưởng
nhiều nhất đến lạm phát Việt Nam ?
3

Trong bối cảnh đó, một nghiên cứu thực nghiệm để giải thích mức độ truyền dẫn từ
việt sụt giảm tỷ giá tiền đồng đến lạm phát Việt Nam cần được thực hiện một cách
nghiêm túc. Nghiên cứu này cần được dựa trên một nền tảng lý thuyết cũng như các
bằng chứng từ những nghiên cứu trước đây một cách vững chắc và nhất quán tránh
những nhận định mang tính chủ quan và có tính sự kiện. Hơn nữa, lạm phát là một
hiện tượng tổng hợp của rất nhiều yếu tố và sẽ là sai lầm và không khách quan nếu chỉ
giải thích nó bằng một nguyên nhân duy nhất và bác bỏ các nguyên nhân còn lại.
Chính vì những nguyên nhân trên tác giả đã thực hiện nghiên cứu: “ Cơ chế truyền
dẫn từ việc phá giá tiền đồng đến lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm vào 2 mục tiêu sau:
Thứ nhất, xác định xu hướng biến động của mực độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào lạm
phát phát Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011 với các độ trễ tương ứng là sau 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng là như thế nào.
Thứ hai, xác định mực độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như: độ lệch GDP ((GDP
deviation from an estimated trend), tỷ giá hôí đoái thực ((RER – Real exchage rate),
môi trường lạm phát ban đầu, độ mở của của nền kinh tế (oppenness) ảnh hưởng đến

mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào lạm phát của Việt Nam.
3. Dữ liệu nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn sau:
thống kê tài chính quốc tế (International Financial statistics – IFS); hệ thống thống
thông tin cảnh báo (Information Notice System – INS của IFM; Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB); Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO); Ngân hàng thế giới (WB) trong
khoản thời gian từ 2000 – 2011. Các chỉ tiêu được xây dựng bằng cách sử dụng dữ liệu
hàng quý (từ quý I năm 2000 đến Quý IV năm 2011) có tổng cộng 48 quan sát hợp lệ
được tính toán và thu thập từ các nguồn khác nhau. Giai đoạn nghiên cứu có khá nhiều
dữ liệu bởi vì trong thời kỳ này diễn ra nhiều biến động mạnh giữa tỷ giá đồng đô la
Mỹ và đồng Việt Nam. Cũng có những giai đoạn bình lặng và xen kẽ vào đó là những
giai đoạn khủng hoảng tỷ giá nghiêm trọng. Việc phân tích dữ liệu theo từng bảng cho
4

phép bài nghiên cứu này tập hợp được một lượng lớn lượng dữ liệu đã từng được sử
dụng trong các nghiên cứu trước đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn bắt đầu bằng những lý thuyết và
bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát. Tiếp sau đó tác giả
trình bày phương pháp nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định cơ chế truyền dẫn từ
việc từ sụt giảm tỷ giá đến lạm phát và nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này. Sau
đó là nghiên cứu định tính, kết quả kiểm định và các hàm ý từ kết quả nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục các chữ việt tắt, phụ lục,
tài liệu tham khảo, đề tài gồm 4 chương nội dung:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về tác động truyền dẫn của tỷ giá. Mục tiêu của
chương này là tóm tắt các lý thuyết có liên quan về cơ chế truyền dẫn của tỷ giá đến
lạm phát. Sau đó tác giả tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm gần đây trên Thế giới
cũng như ở Việt Nam về tác động truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát nhằm xác định
các yếu tố vĩ mô có thể tác động đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá (Exchange rate pass

thought). Chương này là cơ sở để tác giả thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm ở phần
sau.
Chương 2: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Mục tiêu của chương 2 là trình bày
phương pháp và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến sử
dụng trong bài nghiên cứu. Nội dung của chương này là cơ sở cho các phân tích,
nghiên cứu tiếp theo ở Chương 3 và Chương 4.
Chương 3: Lạm phát ở Việt Nam và các nhân tố tác động. Bằng phương pháp
thống kê mô tả, bảng biểu và hình. Trong chương này Tác giả thực hiện nghiên cứu
định tính, nhận định vấn đề theo lối diễn dịch, quy nạp nhằm xác định các nhân tố như:
Sự sụt giảm tỷ giá (Depreciation), tỷ giá thực (Real exchange rate - RER), độ chênh
lêch tỷ giá thực ( RER Misalighment), độ mở cửa nền kinh tế (Oppenness), chênh lệch
sản lượng (Output gap), phương pháp tính, kỳ vọng lạm phát có phải là các nhân tố
5

chính tác động tới lạm phát Việt Nam và tác động như thế nào trong giai đoạn nghiên
cứu.
Chương 4: Kiểm định cơ chế truyền dẫn từ việc phá giá tiền đồng tới lạm phát
Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011. Đây là chương quan trọng nhất và chuyển tải
được toàn bộ nội dung của đề tài này. Tác giả đã sử dụng mô hình ước tính sự truyền
dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá sang lạm phát ở Việt Nam theo khung dữ liệu bảng tương tự
như mô hình Ilan Goldfajn và Sergio R.C. Werlang (1998) đã sử dụng. Trong chương
này tác giả đã đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hệ số truyền dẫn
của tỷ giá hối đoái (ERPT) trong giai đoạn 2000 – 2011 tại Việt Nam.
6. Những đóng góp của đề tài
Thứ nhất, bằng cách sử dụng mô hình tương tư mô hình Ilan Goldfajn và Sergio R.C.
Werlang (1998) luận văn đã cung cấp thêm một phương pháp nghiên cứu định lượng
để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào lạm phát Việt Nam
trong thời gian 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.
Thứ hai, Luận văn đã xác định được mức độ truyền dẫn (hệ số truyền dẫn) từ việc phá
giá tiền đồng đến lạm phát Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ ba, Luận văn cũng đã ước lượng được tác động của các yếu tố vĩ mô khác vào
mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT).



5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG TRUYỀN DẪN
CỦA TỶ GIÁ ĐÊƵN LẠM PHÁT

1.1 Các lý thuyết về tác động truyền dẫn của tỷ giá (ERPT – Exchange
rate pass through)
1.1.1 Cơ chế tác động của tỷ giá đến giá trong nước
Milton Friedman (1953) lập luận rằng, cơ chế tỷ giá thả nổi có thể làm thay đổi nhanh
chóng giá tương đối giữa các quốc gia “Tăng tỷ giá làm giá hàng hóa nước ngoài trở
nên rẻ hơn khi tính bằng nội tệ, ngay cả khi giá của chúng tính bằng ngoại tệ không
thay đổi, và hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn khi tính bằng ngoại tệ, ngay cả khi
giá của chúng không thay đổi nếu tính bằng nội tệ. Điều này làm tăng nhập khẩu và
giảm xuất khẩu”.
Hình 1.1: Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát

áá








Trực tiếp
Gián tiếp
Hiệu ứng FDI
Giảm tỷ giá (Phá giá đồng nội tệ)
Tăng giá các nhân tố sản xuất
và hàng hoá nước ngoài
Tăng cầu nội địa và nước ngoài về
hàng hoá sản xuất trong nước
Tăng cầu lao động, tăng tiền
lương SX thay thế nhập khẩu
Tăng giá hàng hoá tiêu dùng
6

Các giả thiết của Friedman là giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ của nhà sản xuất cố
định và tồn tại hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến người mua hàng hóa ở
mức độ lớn (trung chuyển toàn phần sang giá hàng nhập khẩu).
Hiệu ứng trực tiếp: Chuỗi hiệu ứng trực tiếp bao gồm thay đổi trực tiếp giá cả các
hàng hóa nhập khẩu trung gian và nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng do thay đổi tỷ giá.
Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu để nghiên cứu
hiệu ứng này một cách riêng biệt. Obstefeld và Rogoff (2000) và các tác giả khác đã
chứng minh rằng, giá cả các hàng hóa nhập khẩu có mức độ nhạy cảm hơn đối với
những thay đổi của tỷ giá so với giá cả hàng tiêu dùng nói chung.
Hiệu ứng gián tiếp: Chuỗi hiệu ứng gián tiếp dựa trên giả thuyết về sự thay thế lẫn
nhau của hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Hiệu ứng gián tiếp bao
gồm sự thay thế giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng
cuối cùng trên thị trường nội địa (sự thay thế bên trong - internal substitution) và trên
thị trường nước ngoài (sự thay thế bên ngoài - external substitution). Chẳng hạn ở
nước Nga, sau cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1998, sự thay thế bên trong đã làm
giảm tiêu thụ các hàng hóa nhập khẩu chất lượng cao đắt tiền và làm tăng việc tiêu
thụ hàng hóa sản xuất trong nước chất lượng thấp và rẻ hơn (“flight from quality”,

Burtein et al (2003)). Kết quả là giá cả hàng hóa nội địa tăng lên. Một số tác giả
(Engel (2002)) gọi hiệu ứng tăng tiêu thụ hàng hóa nội địa thay cho hàng hóa nhập
khẩu là “hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu do những thay đổi trong giá tương đối
(expenditure-switching effect of relative price changes)”. Hiệu ứng thay thế bên ngoài
cũng xẩy ra do hàng hóa sản xuất trong nước trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài
và cầu của họ đối với hàng hóa sản xuất trong nước tăng lên. Bởi vì tiền lương danh
nghĩa là cố định trong ngắn hạn, điều này làm giảm tiền lương thực tế, do đó, kích
thích tăng sản lượng, từ đó, khuyến khích xuất khẩu của quốc gia. Hiệu ứng thay thế
bên ngoài đòi hỏi nghiên cứu hành vi theo đuổi chiến lược dịch chuyển chi tiêu
(“expenditure-switching strategy”, Obstfeld& Maurice (2001) của các nhà sản xuất
trong nước. Các nhà sản xuất thay thế hàng hóa nhập khẩu trung gian bằng hàng hóa
sản xuất trong nước. Tuy nhiên, khi tiền lương thực tế tăng lại về mức ban đầu, chi
phí sản xuất tăng lên đẩy mức giá lên và làm giảm sản lượng. Trong dài hạn, hiệu
7

ứng này được minh họa bởi điều kiện Marshall- Lerner. Các dữ liệu cán cân vãng lai
trong cán cân thanh toán của nước Nga sau khủng hoảng 1998 khẳng định rằng sản
lượng trong nước gia tăng là kết quả của việc phá giá đồng Rúp năm 1998.
Hiệu ứng FDI: Năm 2008 nước Nga rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị một
cách toàn diện, trong năm này đồng Rúp đã giảm 2/3 giá trị, lạm phát tăng lên mức 2
con số, thị trường chứng khoán mất 80% giá trị…. Sự giảm giá mạnh của đồng Rúp
năm 1998 đã làm giảm mạnh cầu đối với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu và giảm
mạnh tiền lương danh nghĩa tính bằng ngoại tệ. Trước đó, các tập đoàn xuyên quốc gia
đã cung cấp nhiều hàng hóa vào nước Nga, trong thời gian khủng hoảng phải đối mặt
với tình thế lưỡng nan: hoặc đánh mất thị phần thị trường xuất khẩu của mình hay bắt
đầu xây dựng cơ sở sản xuất tại nước Nga nhằm tận dụng các lợi thế so sánh về tiền
lương và công nghệ. Nhiều tập đoàn đã mở chi nhánh và dịch chuyển các cơ sở sản
xuất vào nước Nga (FDI flows). Tăng trưởng sản xuất làm tăng cầu lao động và tăng
tiền lương. Đến lượt mình, điều này đã đẩy giá tăng lên.
Tóm lại, có một số cơ chế song hành, thông qua đó, giá cả trong nước phản ứng với

những thay đổi của tỉ giá danh nghĩa.
1.1.2 Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) và những nguyên nhân làm cho tỷ
giá lệch khỏi PPP
Cơ chế truyền dẫn tỉ giá hối đoái đến giá trong nước là nhân tố then chốt trong việc
lan truyền các cơn sốc trong một nền kinh tế mở. Nhưng các mô hình kinh tế vĩ
mô truyền thống lại ít quan tâm đến vấn đề này. Chẳng hạn, đa số các mô hình
tiền tệ với giá thả nổi ủng hộ học thuyết ngang giá sức mua và do đó, cơ chế
truyền dẫn từ tỷ giá (ERPT) sang giá trong nước là toàn phần (độ co giản phải bằng
100%).
Nhưng ngay cả trong một mô hình cung cầu giản đơn trong đó quy luật một giá được
tuân thủ thì vẫn có những khác biệt về tác động truyền dẫn (ERPT) của tỉ giá đối với
giá trong nước. Trong một nền kinh tế lớn, hiệu ứng lạm phát do sự giảm tỉ giá nội
tệ được kết hợp với sự giảm giá toàn cầu (do cầu thế giới giảm), từ đó làm
giảm ERPT. Trong một nền kinh tế nhỏ, một sự giảm tỉ giá nội tệ không ảnh
8

hưởng đến giá thế giới, do đó, ERPT phải là toàn phần (100%) trong mô hình
này. Do đó, ngay cả trong khuôn khổ mô hình đơn giản này (mô hình ủng hộ quy luật
một giá), ERPT không đồng nhất ở các quốc gia và sẽ cao hơn ở các nền kinh tế nhỏ
so với các nền kinh tế lớn.
Có nhiều lí thuyết giải thích tại sao ERPT không đạt mức toàn phần. Mô hình của
Obstfeld & Rogoff (2000) cho rằng sự tồn tại chi phí vận chuyển làm tăng giá
trị hàng hóa nhập khẩu và phân đoạn thị trường. Ngay cả khi hàng hóa nhập khẩu là
hoàn toàn có thể thay thế hàng hóa sản xuất ở trong nước, thì chúng cũng không thể
được tiêu thụ với khối lượng lớn (tỉ lệ nhập khẩu nhỏ), bởi vì giá của chúng tương đối
cao. Trong trường hợp này, sự thay đổi tỉ giá tác động yếu đến sự biến động của chỉ số
CPI.
Một phương pháp tiếp cận tương tự (McCallun & Nelson (1999) cho rằng bản thân
hàng hóa chỉ chiếm một tỉ lệ không lớn so với phần cá nhân tiêu thụ. Người tiêu dùng
cũng sẵn sàng thanh toán các dịch vụ marketing, các dịch vụ phân phối và dịch vụ

bán lẻ mà thông qua các kênh này, hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Có thể, các
khoản chi phí này chiếm tỉ trọng khá lớn trong giá trị của hàng hóa. Khi đó,
những thay đổi của tỉ giá sẽ không tác động lớn đến giá trị hàng hóa tiêu dùng
cuối cùng, bởi vì chúng chỉ tác động đến một phần không lớn giá trị của hàng hóa.
Burstein, Neves & Rebelo (2002) và Burstein, Eichenbaum & Rebelo (2002) cho rằng
vai trò của hàng hóa và dịch vụ trung gian nội địa trong khu vực phân phối là khá
quan trọng về mặt lượng, nhưng không thể giải thích đầy đủ những khác biệt của
ERPT.
Mức ERPT thấp có thể không phải là kết quả của sự cố định tương đối giá cả, mà là
chính sách phân biệt hóa về giá tối ưu. Bergin & Feenstra (2001) và Bergin
(2001) đã xây dựng các mô hình cân bằng tổng thể, trong đó, ERPT không bằng
100%, ngay cả khi giá cả là hoàn toàn thả nổi. Corsetti & Dedola (2001) xây
dựng một mô hình, trong đó, ERPT một phần phát sinh do những khác biệt trong
các mức chi phí phân phối trên thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Trong
mô hình của họ, ERPT đến giá hàng hóa nhập khẩu không đạt mức toàn phần, bởi vì
9

nhà xuất khẩu hoạt động trong ngành cạnh tranh độc quyền cho rằng cầu của
nhà nhập khẩu phụ thuộc vào chi phí phân phối trong nước.
Thay thế và bổ sung cho phương pháp tiếp cận nêu trên là mô hình Bachetta &
Wincoop (2002). Trong mô hình của mình, các tác giả bỏ qua chi phí phân phối và
tập trung vào chiến lược định giá tối ưu của công ty. Luận cứ của mô hình là ở chỗ,
đồng tiền được chọn để định giá phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh hàng nhập khẩu
với hàng hóa sản xuất trong nước. Nếu mức độ cạnh tranh là cao thì các công ty nhập
khẩu sẽ định giá bằng nội tệ, do đó, ERPT bằng 0. Ngay cả khi công ty đối mặt với
vấn đề rủi ro tỉ giá, nó cũng không muốn thay đổi giá cả hàng tiêu dùng cuối cùng để
bảo vệ thị phần. Như vậy, mức độ cạnh tranh giữa nhà nhập khẩu và nhà sản xuất
trong nước càng lớn thì ERPT trong ngành càng nhỏ.
Một phương pháp tiếp cận khác cho rằng hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa trung gian
và tồn tại sản phẩm thay thế được sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất trong nước

sử dụng hàng hóa nhập khẩu trung gian để sản xuất hàng hóa tiêu dùng cuối cùng. Giá
cả hàng hóa tiêu dùng cuối cùng có thể được ấn định bằng nội tệ, còn hàng hóa nhập
khẩu trung gian có thể được ấn định bằng đồng tiền nhà xuất khẩu. Do đó, nhà nhập
khẩu có thể thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng hóa sản xuất trong nước nếu như tỉ
giá thay đổi theo hướng bất lợi. Obstfeld (2001) khẳng định trong một nền kinh tế
như vậy, có thể tồn tại “hiệu ứng chuyển đổi chi tiêu” đáng kể (expenditure -
switching effect), theo đó, không phải người tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu
bằng hàng sản xuất trong nước mà là nhà sản xuất trong nước. Mặt khác,
Devereux, Engel & Tille (1999) lưu ý rằng khả năng thay thế hàng nhập khẩu
bằng hàng hóa sản xuất trong nước của các nhà phân phối hàng hóa nhập khẩu được
định giá bằng ngoại tệ là nhỏ. Do vậy, mức độ thay thế hàng hóa xác định độ lớn “hiệu
ứng chuyển đổi chi tiêu” và ERPT.
1.1.3 Sự khác biệt về hệ số truyền dẫn (ERPT)
Nhiều kiểm định thực nghiệm cho thấy rằng ERPT có sự khác biệt tùy thuộc vào mỗi
nước và thời gian, cũng như giữa giá cả ở các mắt xích của dây chuyền sản xuất (giá
10

nhập khẩu, giá nhà sản xuất và giá tiêu dùng) và giá cả của các ngành trong phạm vi
một quốc gia.
Trên phạm vi ngành, ERPT phụ thuộc vào chiến lược định giá của công ty, đến
lượt nó, chiến lược định giá lại phụ thuộc vào cơ cấu ngành. Nhiều nghiên cứu
gần đây tập trung vào nghiên cứu chiến lược định giá và thay đổi mức lợi nhuận của
công ty (hiệu số giữa giá bán và giá thành sản phẩm) nhằm đối phó với sự thay đổi của
tỉ giá.
Cơ sở lí luận của đa số các nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của Donbursch
(1987), trong đó, những khác biệt về ERPT được lí giải thông qua các mô hình lí
thuyết tổ chức công nghiệp, mà cụ thể là mức độ tập trung hóa của thị trường, mức
độ thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu và tính thay thế giữa hàng hóa nhập khẩu
và hàng hóa sản xuất trong nước. Donbursch cho rằng các ngành có tính cạnh
tranh càng cao (lợi nhuận biên nhỏ) và tỉ trọng hàng nhập khẩu trong tổng doanh thu

bán hàng càng lớn thì ERPT càng lớn.
Nếu thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và được phân đoạn, phản ứng của các
công ty đối với biến động của tỉ giá có thể khác nhau. Ví dụ, nếu công ty có quyền
lực thị trường, và họ kì vọng tối đa hóa lợi nhuận của mình, ERPT sẽ phụ thuộc
nhiều vào các nhân tố khác (Phillips, 1998). Ngược lại, nếu công ty hướng đến
mục tiêu tối đa hóa thị phần của mình, ERPT sẽ nhỏ hơn (Hooper & Mann, 1989;
Ohno, 1990). Hơn nữa, nếu tồn tại khả năng phân biệt hóa giá cả giữa các thị trường,
có thể phát sinh tình huống “định giá theo thị trường”, dẫn đến việc hình thành ERPT
khác nhau trên các phân đoạn thị trường khác nhau (Krugman, 1986; Gagnon &
Knetter, 1992). Cuối cùng, chiến lược định giá của công ty phụ thuộc vào kì vọng biến
động tương đối của tỉ giá trong tương lai và khung thời gian dự báo (Froot &
Klemperer, 1988; Ohno, 1990).
Trên cơ sở các nguyên tắc này, Feinberg (1986, 1989) kết luận, ERPT đến giá của nhà
sản xuất trong nước sẽ mạnh hơn ở các ngành có mức độ tập trung nhỏ hơn và ở
các ngành, nơi có tỉ trọng nhập khẩu cao hơn. Yang (1997) cho rằng, ERPT có
mối tương quan cùng chiều với mức độ phân biệt hóa sản phẩm (nghĩa là có mối tương
11

quan nghịch với khả năng thay thế của hàng hóa) và có mối tương quan nghịch với độ
co giản của chi phí biên theo sản lượng.
Menon (1996) đã đánh giá ERPT đến giá cả một số nhóm hàng hóa riêng biệt và phát
hiện rằng, ERPT tỉ lệ nghịch với các hạn chế định lượng (quota) đối với nhập khẩu,
kiểm soát của nước ngoài (sự hiện diện của tập đoàn đa quốc gia), mức độ tập trung
hóa sản xuất, mức độ phân biệt hóa sản phẩm và tỉ lệ nhập khẩu trong tổng doanh thu
bán hàng và tỉ lệ thuận với độ co dãn thay thế giữa hàng nhập khẩu và hàng trong
nước. Một phần kết luận của Menon có sự đối lập với kết luận của Yang và một số tác
giả khác.
Trên phạm vi quốc gia, ERPT phụ thuộc vào ba nhân tố chính: độ co dãn tương đối
của cầu và cung, môi trường kinh tế vi mô và các điều kiện kinh tế vĩ mô (Phillips,
1988).

1.2 Các bằng chứng thực nghiệm về tác động truyền dẫn của tỷ giá đến
lạm phát
1.2.1 Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới
Đã có rất nhiều nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá tiêu dùng
(lạm phát). Các tác giả đã ứng dụng nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau để đo
lường mức độ truyền dẫn và các yếu tố khác có liên quan ảnh hưởng đến truyền dẫn.
Trong khuôn khổ bài luận văn này tác giả sẽ trình bày sơ lược về các kết quả nghiên
cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đó.
Chhibber (1991) chỉ ra rằng tác động của việc phá giá tới lạm phát phụ thuộc vào độ
linh hoạt của tỷ giá, độ mở của tài khoản vốn và mức độ kiểm soát giá.
Bodart (1996) nghiên cứu các tác động của việc cải cách tỷ giá lên lạm phát ở một
nước nhỏ và mở bằng cách kết hợp giữa quan điểm tài khóa với các chế độ tỷ giá khác
nhau. Ông thấy rằng chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh tỷ giá chính thức chỉ có tác động
ngắn hạn đối với lạm phát trong khi phá giá lại có tác động dài hạn hơn đối với lạm
phát dưới chế độ điều chỉnh tỷ giá chỉnh tỷ giá chính thức liên tục theo tỷ giá thị
12

trường tự do. Đồng thời, sự gia tăng dài hạn của thâm hụt ngân sách cũng dẫn đến lạm
phát kéo dài hơn.
Ilan Goldfajn và Sergio R.C. Werlang (1998) trong một nghiên cứu thực nghiệm về Cơ
chế truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá đến lạm phát theo khung dữ liệu bảng đã thấy rằng
có mối quan hệ giữa sự sụt giảm tỷ giá hối đoái và lạm phát. Bài nghiên cứu của 2 tác
giả này sử dụng số liệu thu thập từ 71 quốc gia trong giai đoạn 1980-1998. Bài nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố chính quyết định đến hệ số truyền dẫn từ sụt giảm
(hoặc sự gia tăng) tỷ giá hối đoái đến lạm phát bao gồm các yếu tố mang tính chu kỳ
cấu thành đầu ra của nền kinh tế, mức độ mở cửa kinh tế, mức độ định giá cao tỷ giá
hối đoái thực ban đầu (RER – Real Exchange rate), tỷ lệ lạm phát ban đầu (Initial
inflation). Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tìm ra hệ số truyền dẫn tăng khi thời
gian đo lường tăng lên và đạt đến đỉnh điểm tại thời điểm 12 tháng. Tác giả cũng chỉ ra
sự sai lệch trong việc đánh giá tỷ giá hối đoái thực là nhân tố quan trọng nhất ảnh

hưởng đến lạm phát tại các quốc gia thị trường mới nổi trong khi tỷ lệ lạm phát ban
đầu là nhân tố quan trọng nhất đối với các quốc gia phát triển. Bằng cách sử dụng mô
hình ước tính, bài nghiên cứu của hai tác giả này dự báo một tỷ lệ lạm phát hơi cao
hơn một chút so với thực tế quan sát được trong nhiều trường hợp các quốc gia bị sụt
giảm tỷ giá hối đoái mạnh, thậm chí ngay cả khi có tính đến những phương pháp ước
tính kỳ vọng tỷ giá hối đoái. Điều này cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách
nên thận trọng khi sử dụng các mô hình trong quá khứ để dự báo tỷ lệ lạm phát sau khi
tỷ giá hối đoái bị mất giá mạnh.
McCarthy, J. (2000), sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu về truyền dẫn của tỷ giá
hối đoái. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) Việc nâng giá đồng nội tệ sẽ làm giảm giá cả
nhập khẩu và điều này kéo dài ít nhất trong khoản thời gian 1 năm ở các nước khảo
sát. (2) Phản ứng của chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng đối với chỉ số giá nhập
khẩu là dương và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các nước được khảo sát.
Agnès Belaisch (2003), nghiên cứu Cơ chế truyền dẫn Tỷ giá hối đoái tại Brazil. Ông
kết luận rằng: (1) Sau 2 quý xảy ra cú shock về tỷ giá thì sẽ tác động đến giá tiêu dùng
(consumer prices), với tỷ lệ tương ứng là 6% sau 2 quý và 17% sau 1 năm.

×