Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 100 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ






HÀ THỊ LÂM HỒNG






GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÁC NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KÝ KẾT VỚI NƯỚC NGOÀI



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC






HÀ NỘI 2009




.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
___________________________





HÀ THỊ LÂM HỒNG




GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÁC NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KÝ KẾT VỚI NƯỚC NGOÀI


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60-34-72


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ TẤT THẮNG





HÀ NỘI 2009



1
MỤC LỤC

Trang
Phần mở đầu

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN



1- Một số khái niệm chung
1
1.1 - Hội nhập và hợp tác
1.2 - Hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế về
khoa học và công nghệ
1
4

1.3 - Các dạng nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học
và công nghệ ký kết với nước ngoài.
1.3.1 - Hợp tác về mặt khoa học
1.3.2 - Hợp tác về mặt kỹ thuật
1.3.3 - Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

1.3.4 - Các nhiệm vụ thực hiện theo NĐT
6

6
7
7
8
2 - Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt
Nam
9
3- Kinh nghiệm quốc tế trong hội nhập quốc tế về khoa
học và công nghệ
12
3.1- Kinh nghiệm của Trung Quốc
12
3.2- Kinh nghiệm của Hàn Quốc
16


CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC
TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KÝ KẾT VỚI NƢỚC NGOÀI



1- Thực trạng về hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học
24

2

và công nghệ ký kết với nƣớc ngoài.
1.1- Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trước
những năm 2000.
1.2- Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ giai
đoạn 2000-2005.
a. Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế thực hiện theo Nghị
định thư
b. Hiệu quả của các nhiệm vụ hợp tác quốc tế thực hiện
theo Nghị định thư


24

26

27

33
2. Những hạn chế trong công tác quản lý các nhiệm vụ
hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nƣớc
ngoài.

38
3. Tổng hợp kết quả điều tra công tác quản lý các nhiệm
vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với
nƣớc ngoài.
47


CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC
NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ KY KẾT VỚI NƢỚC NGOÀI



1 – Quan điểm, mục tiêu của việc đẩy mạnh hội nhập quốc
tế về khoa học và công nghệ
54
1.1 – Quan điểm
55
1.2 – Mục tiêu
56
2 – Định hƣớng ƣu tiên trong hợp tác quốc tế về khoa học
và công nghệ
57


3 – Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ
hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nƣớc
60

3
ngoài
3.1 - Cải cách hành chính trong công tác quản lý.
60
3.2- Đề xuất mô hình quản lý các nhiệm vụ hợp tác
quốc tế về khoa học và công nghệ - Mô hình “Động học hệ
văng”.
62




KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ



1- Kết luận
70
2- Một số khuyến nghị
72


TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHỤ LỤC

- Phụ lục 1 – Phiếu điều tra
- Phụ lục 2 – Quyết định 14/2005/QĐ-BKHCN ngày
8/8/2005 về xây dựng và quản lý các nhiệm vụ hợp tác
quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư.


4
KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt

Ký hiệu
1.
Khoa học và công nghệ
KH&CN
2.
Khoa học kỹ thuật
KHKT
3.
Kinh tế - Xã hội
KT-XH
4.
Hợp tác quốc tế
HTQT
5.
Hội nhập kinh tế quốc tế
HN KTQT
6.
Tổ chức Khoa học và Công nghệ
TC KH&CN
7.
Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
DN KH&CN
8.
Nghiên cứu và phát triển
NC&PT
9.
Nghiên cứu và triển khai
NC&TK
10.
Nghiên cứu - Triển khai

NC-TK
11.
Nghiên cứu khoa học
NCKH
12.
Chuyển giao công nghệ
CGCN


5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “Phát huy cao độ nội lực,
đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Nghị quyết số 07-NQ/TW của
Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định mục tiêu của hội nhập
kinh tế quốc tế là “nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ,
kiến thức quản lý để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
Hiện nay, trên thế giới hội nhập quốc tế đang trở thành một xu thế tất
yếu diễn ra ngày một mạnh mẽ và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
thương mại, văn hoá và cả trong lĩnh vực KH&CN. Hội nhập quốc tế về
KH&CN được hiểu là một quá trình gắn kết các hoạt động KH&CN trong
nước với thế giới và khu vực. Thông qua hội nhập quốc tế về KH&CN, các
nước tham gia vào quá trình hội nhập có cơ hội để tiếp nhận tri thức mới,
công nghệ mới đặc biệt là công nghệ nguồn, thu hút đầu tư nước ngoài để
nâng cao tiềm lực, khả năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, phát triển năng lực nội sinh về

KH&CN của đất nước, đáp ứng các yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Như vậy, hội nhập KH&CN chính là động lực thúc
đẩy sự phát triển KH&CN trong nước. Điều này còn thực sự có ý nghĩa khi
KH&CN ngày càng trở thành nội lực, là động lực chính cho phát triển nhanh
và bền vững nền kinh tế, góp phần đảm bảo quốc phòng và an ninh.
Nhìn lại giai đoạn những năm đầu 90 của thập kỷ trước, những biến
động về chính trị - xã hội của Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã có tác động lớn
đến các nội dung HTQT của Việt Nam, trực tiếp tác động đến “nguồn viện

6
trợ không hoàn lại” mà các nước trong “khối” các nước xã hội chủ nghĩa đã
dành cho Việt Nam; đồng thời làm gián đoạn các mối quan hệ hợp tác đã tạo
dựng trước đây với các nước trong khối. Tuy nhiên, từ sau năm 1995, cùng
với những bước tiến mạnh mẽ của ngoại giao Việt Nam, HTQT về KH&CN
cũng đã chủ động từng bước hội nhập, nối lại các quan hệ truyền thống cũ,
mở rộng quan hệ, tìm kiếm các đối tác mới và xây dựng lòng tin. Tuy nhiên,
tốc độ hội nhập mạnh mẽ đòi hỏi hoạt động HTQT trong lĩnh vực KH&CN
cần thiết phải đẩy nhanh và đi vào chiều sâu, trong đó nhấn mạnh tính “chủ
động”.
Trên tinh thần đó, từ năm 2000 cho đến nay, Bộ KH&CN có chủ
trương dành một phần ngân sách sự nghiệp khoa học để hỗ trợ (đối ứng) cho
các nhiệm vụ hợp tác quốc tế đã được cam kết với các đối tác nước ngoài,
thông qua đàm phán và ký kết văn bản (được gọi là các nhiệm vụ hợp tác
theo Nghị định thư). Đây thực sự là một nét đổi mới trong giai đoạn kế hoạch
2001 - 2005, bước đầu tạo điều kiện cho việc tăng cường khai thác các thế
mạnh và tiềm năng khoa học và công nghệ của nước ngoài; thoát khỏi tình
trạng “ăn đong”, “xin xỏ”; tạo thế bình đẳng trong đối ngoại của ngành khoa
học và công nghệ
Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ cho đến nay đã có những
bước chuyền mới và mạnh mẽ – đó là quá trình Hội nhập quốc tế về

KH&CN, một bước phát triển cao hơn trong hoạt động hợp tác quốc tế. Như
vậy, chúng ta đã bước ra một sân chơi mới, rộng lớn hơn, thách thức lớn
hơn
2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam
đến năm 2010 là: "Tập trung xây dựng nền khoa học và công nghệ nước ta
theo hướng hiện đại và hội nhập, phấn đấu đạt trình độ trung bình tiên tiến

7
trong khu vực vào năm 2010, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành
nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước."
Để đạt được mục tiêu phát triển KH&CN nước ta đến năm 2010, chiến
lược đặt ra là phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ,
tạo bước chuyển biến căn bản trong quản lý khoa học và công nghệ theo
hướng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc
thù của hoạt động khoa học và công nghệ, với yêu cầu chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa
học và công nghệ; tăng cường và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và
công nghệ.
Như vậy rõ ràng là chủ động hội nhập quốc tế về KH&CN đã là một
trong các biện pháp chiến lược để phát triển khoa học và công nghệ của Việt
Nam.
Trên thực tế, cũng đã có một số nghiên cứu tổng kết về hợp tác quốc tế
về khoa học và công nghệ trong thời gian qua. Trong nghiên cứu xây dựng
“Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ” (Ban hành kèm theo
Quyết định số171/2004/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ), tác giả Đặng Ngọc Dinh trong nghiên cứu về “Những chỉ tiêu
đánh giá hội nhập về KH&CN” cũng đã điểm lại hiện trạng hội nhập quốc tế
về KH&CN, đưa ra quan điểm hội nhập, đề xuất nhiệm vụ và giải pháp cho
KH&CN. Nghiên cứu này nhìn chung là toàn diện và đã đề xuất những biện

pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về KH&CN, nhưng chưa
đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyên Danh Sơn trong đề tài nghiên
cứu cấp Bộ về Chiến lược phát triển KH&CN (2005) đã đi sâu đánh giá tác
động của hội nhập quốc tế về KH&CN, làm rõ và phân biệt sự khác nhau và
giống nhau giữa hợp tác quốc tế về KH&CN và hội nhập quốc tế về KH&CN

8
trong đó nhấn mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN “là quá trình hoạt động
KH&CN trên thế giới liên kết lại với nhau tạo thành một bộ phận, thành phần
hữu cơ của hội nhập kinh tế quốc tế với những nguyên tắc, chuẩn mực hành
động hướng vào phục vụ cho sự vận động tự do và thuận lợi của các hoạt
động kinh tế - thương mại trên phạm vi toàn cầu”. Như vậy, không đề cập
trực tiếp, những khai niệm này đề cập gián tiếp đến nâng cao tính hiệu quả
trong hợp tác.
Trong báo cáo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về
KH&CN theo Nghị định thư ký với nước ngoài của Vụ Hợp tác quốc tế cho
rằng đây là loại hình hoạt động KH&CN mới. Báo cáo cũng đánh giá thời
gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức thực hiện chủ
trương hỗ trợ các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo NĐT. Để thống nhất
quản lý loại hình hoạt động này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành
"Quy định về việc xây dựng và quản lý các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo
NĐT" (Quyết định số 14/2005/QĐ-BKHCN ngày 8/9/2005 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN) và đây cũng là văn bản quản lý đầu tiên điều chỉnh cho hoạt động
này.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên chỉ mang tính tổng quan, nhưng chưa
có một nghiên cứu sâu và rộng đánh giá cụ thể từng tác nhân tham gia vào
hợp tác quốc tế và cũng chưa đề xuất ra một mô hình quản lý hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực KH&CN có hiệu quả cao.
Cho đến hiện nay giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý các

nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với nước ngoài chưa có công
trình nghiên cứu nào được thực hiện.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Luận văn tập trung nghiên cứu vào 3 mục tiêu chính:

9
- Đánh giá thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với
nước ngoài .
- Phân tích, chỉ rõ những hạn chế trong công tác quản lý các nhiệm vụ
hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với nước ngoài.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các nhiệm vụ
hợp tác quốc tế về KH&CN ký kêt với nước ngoài (cụ thể là đề xuất mô hình
quản lý – Động học hệ văng).
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu sẽ tiến hành xem xét toàn bộ về hoạt động hợp
tác quốc tế về KH&CN và công tác quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế ký
kết với nước ngoài nhằm đánh giá thực trạng của hoạt động này, chỉ rõ các
hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc
tế về KH&CN ký kết với nước ngoài,.
Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình quản lý các nhiệm vụ HTQT
về KH&CN cho giai đoạn 2000 - 2005. Đây là giai đoạn đầu tiên Bộ Khoa
học và Công nghệ thực hiện việc hỗ trợ kinh phí (đối ứng) cho các nhiệm vụ
hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với nước ngoài. Đồng thời, cũng là
khoảng thời gian nước ta chuẩn bị hoàn chỉnh các điều kiện để hội nhập, hệ
thống pháp luật về KH&CN của Việt Nam đã có nhiều đổi mới quan trọng,
hợp tác quốc tế về KH&CN cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
5. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong luận văn sẽ có hai vấn đề nghiên cứu được nêu ra:
- Thực trạng về công tác quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về

KH&CN ký kết với nước ngoài là như thế nào?

10
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc
tế về KH&CN ký kết với nước ngoài ?
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
- Việc xây dựng các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với
nước ngoài chưa bám sát sát với thực tế, chưa tận dung được thế mạnh của
các đối tác nước ngoài.
- Điều kiện kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, năng lực
của cán bộ quản lý, cách thức tổ chức là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với nước
ngoài.
- Với tình hình hiện nay, mô hình quản lý “Động học hệ văng” có thể là
mô hình quản lý có hiệu quả đối với các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về
KH&CN ký kết với nước ngoài.
7. LUẬN CỨ CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM
6.1- Luận cứ lý thuyết
Sử dụng các lý thuyết về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, quản
lý khoa học và công nghệ, chính sách khoa học và công nghệ, logic học.
Kế thừa cơ sở lý luận liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và hội
nhập quốc tế về KH&CN, hệ thống động cơ thúc đẩy.
Hợp tác quốc tế và các vấn đề có liên quan.
6.2- Luận cứ thực tiễn
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế
quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng.

11
Thực trạng về hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN và công tác quản
lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với nước ngoài.

Phân tích tài liệu.
Phân tích, đánh giá kết quả điều tra khảo sát
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Áp dụng các phƣơng pháp:
- Thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu, các lĩnh vực;
- Điều tra, khảo sát về tình hình thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế
về KH&CN ký kết với nước ngoài của các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ.
- Điều tra phỏng vân các chuyên gia có kinh nghiệm về công tác hợp tác
quốc tế và các cán bộ làm công tác quản lý hợp tác quốc tế về KH&CN ký
kết với nước ngoài.
- Tổng hợp đánh giá, phân tích thực trạng về công tác quản lý các nhiệm
vụ hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với nước ngoài.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày theo các phần sau:
- Phần mở đầu.
- Chương I- Cơ sở lý luận
- Chương II- Thực trạng về hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN ký
kết với nước ngoài
- Chương III- Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các
nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN ký kết với nước ngoài

12
- Kết luận và khuyến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Các Phụ lục

13
CHƢƠNG I


CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG.
1.1. Khái nhiệm “Hội nhập và hợp tác”.
Thuật ngữ “hội nhập” theo giải thich trong từ điển tiếng Anh Oxford
Interactive Encyclopedia được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa hẹp và nghĩa rộng,
được dùng trong các ngữ cảnh khác nhau. Các định nghĩa về gốc từ “hội
nhập” có điểm chung là hợp nhất lại với nhau thành một thực thể chung. Cá
ngôn ngữ quốc tế phổ biến đều có chung một gốc từ. Cụ thể tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Đức là Integration, tiếng Nga phát âm cũng tương tự. Thuật ngữ
Integration được dùng trong các lĩnh vực khoa học khác nhau như toán học,
kinh tế học, luật học, và được hiểu tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Trong
tiếng Việt thuật ngữ Integration được sử dụng trong toán học với sự dịch
thuật trong giáo trình giản dạy là “tích phân”. Còn trong kinh tế, trước đây
thuật ngữ này được dịch ra là “nhất thể hóa” với hàm ý là quá trình làm cho
sự khác nhau thống nhất với nhau. Hiện tại thuật ngữ “nhất thể hóa” ít được
dùng và trong các văn bản đối ngoại hiện nay của Nhà nước được thay thế
băng thuật ngữ “hội nhập”.
Như vậy, thuật ngữ “hội nhập” thường được dùng trong ngữ cảnh xã
hội. Theo cách giải thích của các từ điển quốc tế, trong ngữ cảnh xã hội, “hội
nhập” được giải thích như sau (Theo từ điển Oxford Interactive
Encyclopedia):
- Hội nhập là tổ hợp thành thực thể thống nhất (integration –
combination into a whole).

14
- Hội nhập là quá trình dẫn đến hoặc đạt tới thành viên bình đẳng của
cộng đồng hay nhóm xã hội (integration – the proces of bringhing about or
achieving equal membership of a pupulation or social group).
Trong ngôn ngữ xã hội, có một thuật ngữ nữa cũng hay đựoc dùng là

“Hợp tác”, tiếng Anh là “Co-operation”.
Thuật ngữ “Hợp tác”, theo nghĩa giải thích của các từ điển quốc tế,
được hiểu là sự phối hợp giữa các bên theo những mục tiêu chung, lợi ích
chung. Theo giải thích của Từ điển tiếng Anh (Oxford Interative
Encyclopedia) thì:
- Hợp tác là hành động làm việc cùng nhau vì cùng mục tiêu hoặc cùng
nhiệm vụ xác định (Co-operation – The Action of working together for the
same purpose or in the same task).
Như vây, có thể nói hội nhập bao hàm cả sự Hợp tác, nhưng không chỉ
là Hợp tác. Hợp tác trong hội nhập mang tính xác định hơn, ở trình độ cao
hơn, với sự giàng buộc, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và ổn định. Sự hợp tác
thường bao hàm hành động phối hợp giữa “các bên”, có sự tự chủ, độc lập, có
lợi ích và nghĩa vụ, trách nhiệm, sự ràng buộc chỉ trong khuôn khổ các cam
kết được thỏa thuận. Thí dụ như trong Hiệp định ký kết giữa các Chính phủ,
như là các bên hợp tác, và trong thời hạn xác định, thí dụ như 1 năm, 3 năm
hay 5 năm. Sau thời hạn ấy, các bên sẽ thỏa thuận lại và các nghĩa vụ, trách
nhiệm, hay ràng buộc có thể thay đổi.
Khái niệm hội nhập thường cũng bao hàm hành động phối hợp những
giữa “các thành viên” của một thực thể thống nhất có lợi ích và sự ràng buộc
về nghĩa vụ, trách nhiệm chặt chẽ, phụ thuộc cao hơn, ổn định lâu dài hơn.
Thậm chí, trong hội nhập, với tư cách là thành viên của cộng đồng, lợi ích
của các thành viên phải được xác định trên cơ sở ràng buộc và tuân thủ các

15
ràng buộc chung (“luật chơi chung”), đảm bảo không làm ảnh hưởng đến lợi
ích của các thành viên khác.
Trong chừng mực nhất định, để tiện hình dung, có thể quan niệm hôi
nhập là nấc thang cao hơn trong quá trình tiến hóa phát triển của các quan hệ
xã hội.
Các nấc thang tiến hóa cho đến nay bao gồm: Quan hệ (Relationship),

Hợp tác (Cooperation) và Hội nhập. Hình 1 thể hiện khái quát các nấc thanh
này, trong quan hệ là nấc thang thấp nhất mà ở đó chủ yếu là sự gắn kết, nối
kết (Linking) giữa hai chủ thể độc lập, ít sự cam kết và ràng buộc về nghĩa
vụ, trách nhiệm. Hình 2 thể hiện một sự hình dung khác về tương quan giữa
Quan hệ, Hợp tác và Hội nhập xét theo “độ đậm đặc”, tính chất chặt chẽ, ràng
buộc, phụ thuộc lẫn nhau.








Hình 1: Nấc thang tiến hoá trong quan hệ xã hội










Hình 2: Tương quan giữa Quan hệ, Hợp tác và Hội nhập
Quan hệ
Hợp tác



Quan hệ

Hợp tác
Hội nhập
Hội nhập

16
Trong các nấc thang tiến hoá nêu trên, xét theo tính ràng buộc và phụ
thuộc, có thể được cụ thể hoá hơn đối với mỗi quốc gia là:
-Ở nấc thang Quan hệ: nhiều “sân chơi” với nhiều “luật chơi” khác
nhau.
- Ở nấc thang Hợp tác: “sân chơi” và “luật chơi” chung trong những
thời gian nhất định trong khi vẫn có “sân chơi” và luật chơi riêng của mình.
- Ở nấc thang Hội nhập: “sân chơi” và “luật chơi” chung thống nhất,
ổn định, dài mà “sân nhà” và “luật nhà” của tất cả các thành viên phải được
điều chỉnh phù hợp với chuẩn chung.
1.2. Khái niệm “Hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế về
KH&CN”.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các nền kinh tế thế giới liên kết
lại với nhau thành một thị trường chung thống nhất, được tổ chức chặt chẽ
với những nguyên tắc, chuẩn mực hành động chung mang tính chất nghĩa vụ
và trách nhiệm phải tuân thủ để cùng nhau hướng tới từ sự phối hợp hành
động mang tính toàn cầu.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều cách lý giải về hội nhập
kinh tế quốc tế, nhưng có điểm chung là gắn với quá trình toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới, tuy rằng mức độ gắn kết này có khác nhau. Cụ thể có lý giải
cho rằng toàn cầu hóa kinh tế là mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Một lý
giải khác lại cho rằng thực chất của toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là tự do hóa
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó hội nhập quốc tế được hiểu “là
các quan hệ kinh tế không những được tự do phát triển trên phạm vi toàn cầu,

mà còn tuân theo những cam kết toàn cầu đa dạng”.
Cũng theo cách đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quá trình
toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các chuyên gia OECD cho rằng “toàn cầu

17
hóa kinh tế là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bố tối ưu
các nguôn lực trên phạm vi toàn cầu”. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì cho rằng
toàn cầu hóa là sự gia tăng không ngừng các luồng mậu dịch, vốn kỹ thuật
với qui mô và hình thức phong phú, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế trên thế giới
Như vây, với tất cả sự đa dạng trong cách tiếp cận và lý giải về toàn
cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế như đã nêu ở trên, có thể nhận
thấy ba hạt nhân làm nên sự đặc trưng của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế là sự vận động tự do của các yếu tố, các nguồn lực kinh tế trên
phạm vi toàn cầu, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới và
lợi ích lớn lao có thể khai thác và chia sẻ.
Hoạt động KH&CN là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Hội
nhập về KH&CN, do vậy là một bộ phận không thể tách rời của hội nhập
kinh tế quốc tế, chịu sự chi phối mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Tương tự như trong các lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực KH&CN cũng
đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ cuốn hút các hoạt động
KH&CN của các quốc gia trên thế giới tham gia hội nhập.
Nếu như hạt nhân của quá trình toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế là sự vận động tự do của các yếu tố, các nguồn lực kinh tế, sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và lợi ích có thể khai thác, chia sẻ thì hạt
nhân của toàn cầu hoá KH&CN cũng bao gồm những nội hàm như vậy, cụ
thể là sự vận động tự do của các yếu tố, các nguồn lực KH&CN, sự ràng buộc
chặt chẽ về nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động KH&CN và lợi ích to lớn
có thể khai thác, chia sẻ.

Hội nhập kinh tế quốc tế về KH&CN là quá trình hoạt động KH&CN
trên thế giới liên kết lại với nhau tạo thành một bộ phận, thành phần hữu cơ

18
của hội nhập kinh tế quốc tế với những nguyên tắc, chuẩn mực hành động
hướng vào phục vụ cho sự vận động tự do và thuận lợi của các hoạt động
kinh tế - thương mại trên phạm vi toàn cầu.
Hội nhập quốc tế về KH&CN có nghĩa là tham gia với tư cách một
thành viên bình đẳng vào “cuộc chơi” chung có tính toàn cầu trên cơ sở đáp
ứng và tuân thủ “luật chơi” chung. Hội nhập quốc tế về khoa học và công
nghệ là nấc thang cao hơn trong tiến trình phát triển các hoạt động khoa học
và công nghệ, không chỉ là hợp tác. Hợp tác trong Hội nhập mang tính xác
định hơn, ở trình độ cao hơn, với sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn
và ổn định.
Trong xã hội, hoạt động khoa học và công nghệ có mối liên hệ chặt chẽ
với hoạt động kinh tế. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm cả
đàm phán hội nhập, đều có nội dung liên quan tới hội nhập quốc tế về
KH&CN. Sự đa dạng của các mối liên quan này trong hội nhập, xét cho cùng,
đều quy chiếu, hội tụ vào 3 lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ chủ
yếu là : sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và dịch vụ khoa học và
công nghệ. Cũng lưu ý rằng, theo quan niệm quốc tế về hoạt động nghiên cứu
và triển khai (R&D) trong hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động nghiên cứu
thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng (R&D) được xếp vào loại dịch vụ hỗ trợ
phát triển kinh doanh.
1.3. Các dạng nhiệm vụ hợp tác quốc tế tế về KH&CN
Trên thực tế, xét về bản chất thì nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học
và công nghệ có thể chia thành một số dạng sau đây:
1.3.1. Hợp tác về mặt khoa học
Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ có thể chia thành hai loại
hình hợp tác: hợp tác chính thức và hợp tác không chính thức. Hình thức đầu


19
tiên là hợp tác giữa các nhà khoa học với nhau và họ làm việc theo những
mối quan tâm của họ. Hình thức hợp tác thứ hai là hợp tác nghiên cứu giữa
hai cơ quan khoa học với nhau thường thông qua hiệp định hợp tác hay thoả
thuận chính thức. Bản chất của những hợp tác đó thường là những hợp tác qui
mô nhỏ dưới dạng trao đổi hợp tác giữa các nhà khoa học của các tổ chức
nghiên cứu giữa Việt Nam và các nước đối tác thông qua những dự án chung.
Sản phẩm cuối cùng của hợp tác này là những sản phẩm nghiên cứu đồng tác
giả.
1.3.2. Hợp tác về kỹ thuật
Hợp tác về công nghệ thường diễn ra ở các công ty công nghiệp hoặc
là các tập đoàn lớn. Hợp tác này thường phụ thuộc vào thỏa thuận chính thức.
Những năm gần đây hợp tác này tăng lên thông qua việc các tập đoàn lớn đầu
tư vào Việt Nam. Nhưng những số liệu chính về loại hợp tác này cũng chưa
rõ lắm.
1.3.3. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Hiện nay, trên thực tiễn đang tồn tại 3 dạng quỹ hỗ trợ phát triển chính
thức ODA, bao gồm:
a) ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA không phải
hoàn trả lại cho nhà tài trợ;
b) Vốn ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay
với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo
đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35%
đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không
ràng buộc;
c) Vốn ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các
khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương

20

mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với
các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
1.3.4. Các nhiệm vụ thực hiện theo NĐT
Các nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thư là những đề tài hợp tác
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thoả thuận/cam kết giữa
lãnh đạo Nhà nước, trong khuôn khổ các Uỷ ban/tiểu ban hỗn hợp về
KH&CN giữa Việt Nam với các nước, hoặc trong biên bản của các Uỷ ban
chuyên trách về KH&CN của các tổ chức hợp tác đa phương mà Việt Nam là
thành viên.
Các nhiệm vụ này tập trung giải quyết một số vấn đề mà đối tác Việt
Nam và đối tác quốc tế cùng quan tâm. Nội dung chủ yếu của các nhiệm vụ
này bao gồm các hoạt động như: đào tạo; trao đổi chuyên gia, tài liệu, tri
thức (dưới dạng hội nghị, hội thảo); trao đổi phân tích mẫu nghiên cứu, mẫu
thử nghiệm; hỗ trợ trang thiết bị; nghiên cứu chung; chuyển giao công nghệ
(phần mềm, quy trình kỹ thuật); và thành lập các phòng thí nghiệm hỗn hợp.
Việc đề xuất, đàm phán và đi đến ký kết các nhiệm vụ hợp tác theo
Nghị định thư được xuất phát chủ yếu từ nhu cầu thực tiễn nghiên cứu trong
nước (như: các yêu cầu của các Chương trình Kinh tế-Kỹ thuật của Nhà
nước; các Chương trình KH&CN Nhà nước; các đề xuất để hình thành các
đề tài cấp Nhà nước; các đề xuất nghiên cứu của các nhà khoa học trong các
cơ quan nghiên cứu) và từ các đề nghị của các đối tác nước ngoài. Đến nay,
hình thức này đang được áp dụng rộng rãi và chủ yếu với tất cả các nước, và
đang mở rộng trong một số thể chế đa phương.
Ở góc độ tài chính, có thể chia các nhiệm vụ theo Nghị định thư thành
02 hình thức chính: (1) do phía nước ngoài hỗ trợ hoàn toàn kinh phí; (2)
cùng chia sẻ kinh phí (trong đó phía Việt Nam: nguồn hỗ trợ kinh phí đối
ứng từ ngân sách sự nghiệp khoa học và nguồn tự có của các đơn vị chủ trì).

21
Bên cạnh đó, đối với một số đối tác đặc biệt trong một số nhiệm vụ đặc biệt,

phía Việt Nam có thể đài thọ toàn bộ kinh phí.
2. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA
VIỆT NAM.
Cùng với các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, hoạt động
KH&CN nước ta cũng đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nếu như trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp, các hoạt
động hợp tác về KH&CN ở Việt Nam chủ yếu và tập trung vào các nước
thuộc khối xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế
(SEV). Hầu như không có quan hệ hợp tác về kinh tế và KH&CN với các
nước tư bản chủ nghĩa, nhất là với các nước tư bản, công ty tư bản có nền
KH&CN hùng mạnh, trình độ cao. Sự hội nhập quốc tế về KH&CN này, theo
đánh giá nhận định chung, ít đem lại tác động nâng cao trình độ công nghệ
của sản xuất, hỗ trợ nâng cao rõ rệt năng suất và hiệu quả của sản xuất và của
nền kinh tế nói chung bởi các lẽ sau:
Một là, sự hội nhập này diễn ra trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và
bao cấp, vốn ít có tác động động lực thúc đẩy cả cho hoạt động KH&CN, cả
cho hoạt động kinh tế phát triển.
Hai là, việc chuyên giao công nghệ mang đậm tính chất của chế độ
“xin-cho” dẫn đến hệ quả là các công nghệ nhập vào nước ta thường chỉ vào
loại trung bình, thậm chí dưới trung bình so với trình độ thế giới.
Ba là, năng lực nội sinh về KH&CN của Việt Nam lúc giờ chưa đủ để
khai thác tốt, mạnh mẽ và chủ động mở rộng các quan hệ hợp tác về KH&CN
ngay trong khối các nước xã hội chủ nghĩa.
Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
sang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, kết bạn với tất cả

22
các nước, các nền kinh tế trên thế giới, cùng hợp tác để phát triển, nền kinh tế
Việt Nam đã dần mở rộng các quan hệ kinh tế, hội nhập với nền kinh thế giới
và khu vực. Cùng với việc khôi phục và mử rộng quan hệ với các tổ chức

quốc tế lớn như Ngân hàng thế giới (WB), một số tổ chức của Liên Hiệp
Quốc (UNDP, UNIDO, FAO,…) và khu vực Cộng đồng Châu Âu (EU), Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN),…. Các quan hệ kinh tế song phương của Việt
Nam với từng nước, từng thị trường của các nước trên tất cả các châu lục và
trong khu vực cũng được thiết lập và tăng cường. Trong các quan hệ quốc tế
đa phương và song phương ấy, sự hội nhập quốc tế về KH&CN cũng đựơc
thiết lập, mở rộng và tăng cường.
Cho đến nay, Việt Nam đã hợp tác về KH&CN với khoảng 70 nước và
các tổ chức quốc tế, ở những mức độ khác nhai đã chính thức thiết lập mối
quan hệ hợp tác về KH&CN với hầu hết các nước trong khu vực, như các
nước ASEAN, APEC, kể cả các một số nước thuộc nhóm G7, Các mối quan
hệ này đã có những bước phát triển theo hướng hội nhập.
Việc tổng kết, đánh giá gần đây nhất về hội nhập kinh tế về KH&CN
do Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện đã khái quát những kết quả nổi bật
trong hợp tác quốc tế về KH&Cn như sau:
- Hợp tác quốc tế về KH&CN đã có những bước phát triển năng
động theo xu hướng đổi mới để hội nhập, góp phần đáng kể
vào việc tiếp thu và cập nhật tri thức mới của thế giới, tăng
cường tiềm lực, nâng cao trình độ KH&CN, hiện đại hóa trang
thiết vị cho các cơ quan KH&CN; đã có những đóng góp cụ
thể cho các chương trình phát triển KTXH và góp phần giải
quyết các nhu cầu cấp thiết cảu sản xuất và đời sống trong
nước.

23
- Mối quan hệ hợp tác quốc tế về KH&CN đã từ chỗ thụ động,
dựa vào viện trợ không hoàn lại, tài trợ của các nước, các tổ
chức quốc tế, chuyển dần sang chủ động, tích cực, bình đẳng
và cùng có lợi. Cá vấn đề hợp tác KH&CN đã xuất phát từ các

yêu cầu thực tiễn của đất nước, phục vụ trực tiếp các nhiệm vụ
của hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư nước ngoài, góp phần
giải quyết một số nhu cầu bức bách của sản xuất, đời sống và
nghiên cứu khoa học trong nước. Nhiều công nghệ mới thông
qua các dự án đầu tư nước ngoài, từ đầu tư trực tiếp đến nhập,
bổ sung thiết dị đã được chuyển giao vào nước ta góp phần
nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật
và dịch vụ.
- Phương thức và nội dung hợp tác KH&CN đã được phát triển
đa dạng hơn, không chỉ hạn chế ở việc cử các đoàn đi tham
quan, khảo sát, thực tập mà đã tăng cường các hình thức trao
đổi tài liệu thông tin, giống cây con, vật mẫu kỹ thuật, tham dự
các hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi chuyên gia, hợp tác
nghiên cứu theo chương trình, dự án, hình thành các tập thể
khoa học, các phòng nghiên cứu hỗn hợp. Thông qua những
hoạt động đó, hợp tác quốc tế về KH&CN đã góp phần đáng kể
vào việc tiếp thu và cập nhật tri thức mới của thế giới, tăng
cường tiềm lực KH&CN của đất nước.
- Huy động và khai thác các nguồn lực về chất xám và tài chính
cho tăng cường năng lực nội sinh về KH&CN ở trong nước.
- Chủ trương của Nhà nước danh một khoản ngân sách sự
nghiệp KH&CN để hỗ trợ cho việc nhập kết quả nghiên cứu từ
nước ngoài vào Việt Nam và hỗ trợ cho việc thực hiện một số
dự án nghiên cứu trong khuôn khổ các hiệp định, nghị định thư

×