- 1 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ HUYỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT TỚI CÁC
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 60 22 85
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT
Hà Nội - 2010
- 3 -
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU - 1 -
NỘI DUNG - 10 -
Chƣơng 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG NỘI
DUNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CỦA NÓ - 10 -
1.1. Hoàn cảnh ra đời và ngƣời sáng lập ra Phật giáo - 10 -
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo - 10 -
1.1.2. Người sáng lập Phật giáo - 12 -
1.2. Những nội dung tƣ tƣởng cơ bản của triết học Phật giáo - 14 -
1.2.1. Vài nét khái quát về thế giới quan Phật giáo - 14 -
1.2.2. Quan niệm về nhân sinh quan và đạo đức Phật giáo - 17 -
Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TỚI
CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY - 36 -
2.1. Khái niệm giá trị đạo đức và giá trị đạo đức của ngƣời Việt Nam- 36 -
2.1.1. Khái niệm giá trị đạo đức - 36 -
2.1.2. Giá trị đạo đức của người Việt Nam - 38 -
2.2. Vài nét khái quát về ảnh hƣởng của Phật giáo tới đạo đức con ngƣời
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - 40 -
2.3. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo tới đạo đức con ngƣời Việt Nam
hiện nay - 54 -
2.3.1. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc bảo tồn và phát triển đạo
đức của người Việt Nam - 54 -
2.3.2. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc điều chỉnh hành vi của
con người Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường - 62 -
2.3.3. Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng đạo đức mới cho con
người Việt Nam hiện nay - 77 -
KẾT LUẬN - 93 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 98 -
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Phật truyền bá vào nước ta khoảng đầu công nguyên và đã trở
thành một trong những tôn giáo lớn, có sức sống lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống tinh thần con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại,
đồng thời trở thành một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền
văn hoá dân tộc.
Một thực tế cho thấy, sự hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị
trường đang mang lại cho đất nước ta nhiều cơ hội thuận lợi. Song bên cạnh
đó cũng có không ít thách thức, đặc biệt là lĩnh vực đời sống tinh thần của xã
hội. Nền kinh tế thị trường mặc dù theo định hướng xã hội chủ nghĩa, song
vẫn có những yếu tố tiêu cực mà ảnh hưởng của chúng không tốt, thậm chí ở
một số hoàn cảnh nhất định, đã làm thay đổi các giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc vốn được hình thành hàng thế kỷ.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, nền đạo đức mới mà
chúng ta đang xây dựng cần phải hướng tới một hệ thống giá trị tinh thần mà
ở đó, cái truyền thống và cái hiện đại phải được kết hợp với nhau một cách
chặt chẽ để nền văn hoá dân tộc nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống
nói riêng tham gia vào sự hoà nhập với các giá trị phổ biến toàn nhân loại mà
không bị hoà tan, điều mà Đảng ta kêu gọi là không làm mất đi bản sắc văn
hoá tốt đẹp của dân tộc.
Chính vì vậy, việc phát huy cái đúng, cái tốt, cái đẹp (chân, thiện, mĩ),
tiếp thu các giá trị tiến bộ và phổ biến toàn nhân loại trong quan hệ giữa con
người với con người, con người với tự nhiên, đồng thời phê phán những thói
hư tật xấu, lên án cái ác, chính là chuẩn mực các giá trị đạo đức của con người
Việt Nam hiện nay.
- 2 -
Đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo của nó đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu của nền văn hoá dân tộc và trong điều kiện hiện nay. Sự
tác động không nhỏ của nó theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực tới
đời sống xã hội đang trở thành mối quan tâm của các học giả trong và ngoài
giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Mặt khác, việc nghiên cứu, kế thừa những giá trị tích cực và khắc phục
những mặt tiêu cực, hạn chế trong nội dung tư tưởng triết học của Phật giáo
nói chung và nhân sinh quan, đạo đức Phật giáo nói riêng để lành mạnh hoá
các quan hệ xã hội là nhiệm vụ quan trọng của khoa học xã hội nước ta hiện
nay. Hơn nữa, đúng như Ph.Ăngghen từng viết rằng: “Tư duy lý luận chỉ là
một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy
cần phải được phát triển hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay,
không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”
[17, tr.487]
1
.
Xuất phát từ lập trường Mácxít và sự cần thiết phải nghiên cứu vai trò,
ảnh hưởng của đạo Phật tới nhân cách, đạo đức, lối sống con người Việt
Nam hiện nay, chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị
đạo đức con người Việt Nam hiện nay” với kỳ vọng góp phần nhỏ bé của
mình vào việc nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đạo Phật và vai
trò của nó ở nước ta. Ngoài những công trình do chính các tín đồ Phật giáo từ
các tổ chức Phật học và cá nhân, còn có các công trình khoa học của các học
giả ngoài Phật giáo. Các công trình đó đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác
1
- Từ đây trở đi, số đầu tiên trong móc chỉ thứ tự tài liệu tham khảo trong Danh mục các tài liệu tham khảo
của luận văn, số thứ hai chỉ trang tài liệu.
- 3 -
nhau của Phật giáo, cũng như ảnh hưởng của Phật giáo tới lối sống của con
người Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
Về vấn đề nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo đã có rất
nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể như:
Thích Tâm Thiện với cuốn Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo [Nxb
TP HCM PL 2538 - DL1994], trong đó tác giả lấy Duyên sinh - vô ngã làm
đối tượng để nghiên cứu. Đó chính là vấn đề mấu chốt, cốt lõi, thể hiện tinh
hoa của Phật giáo. Tác giả đã cho người đọc thấy được vị trí và giá trị của
Phật giáo với những nguyên lý nền tảng của nó.
Lưu Vô Tâm với cuốn Phật học khái lược [Phân viện nghiên cứu Phật
học Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2002], một cuốn sách giới thiệu cho
người đọc thấy được những nét cơ bản nhất về nguồn gốc, kết cấu, nội dung
cơ bản của đạo Phật, trong đó các học thuyết Tứ diệu đế, nhân quả, luân hồi,
vô ngã…chứa đựng giá trị đạo đức Phật giáo sâu sắc.
Cuốn sách Cây giác ngộ của TS. Peter Della Santina, do Thích Tâm
Quang dịch ra tiếng Việt [Nxb Tổng hợp TP HCM, PL: 2546 - DL: 2002].
Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề của cuốn sách như: Phật
giáo - một nhãn quan hiện đại, bối cảnh trước khi có Phật giáo, cuộc đời Đức
Phật, bốn chân lý cao quý của nhà Phật, giới, nghiệp, tái sinh, năm khối tập
hợp ngũ uẩn. Có thể nói, Cây giác ngộ là một bức tranh minh hoạ tổng thể
giáo lý Phật giáo.
Cuốn Tâm và Ta của Thích Trí Siêu [Nxb Phương Đông, Hà Nội, 2005]
là cuốn sách đã góp phần bổ túc rất nhiều kiến thức về giáo lý Vô ngã, trong
đó tác giả đã giải thích rõ Tâm là gì? Ta là gì? Vì sao mỗi người sinh ra trên
cõi đời này chỉ là Vô ngã?
- 4 -
Năm 2006, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội đã xuất bản cuốn Chân lý
sống của Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh. Đây là cuốn sách dành cho người muốn
tìm hạnh phúc và sự bình an qua con đường giác ngộ. Đó là con đường rất
đơn giản, thích hợp với mọi người, song nó đòi hỏi người tu hành cần phải
trang bị cả thân và tâm đề được giải thoát khỏi “Cái ngã”.
Danh nhân văn hoá Phật giáo Việt Nam đương đại - chân dung và đối
thoại là cuốn sách do Minh Mẫn chủ biên [Nxb Lao Động, Hà Nội, 2006] đã
thể hiện sự trân trọng, ghi ơn những bậc cao tăng, các tăng sĩ đã cống hiến hết
mình vì đạo pháp và dân tộc, nhất là trên lĩnh vực văn hoá xã hội. Cuốn sách
đã mang lại một vốn tri thức phong phú về Phật giáo thông qua các cuộc trao
đổi của các vị cao tăng. Đồng thời cũng là bài học quý giá cho những ai có
tinh thần dân tộc đang hướng đến bầu trời chân - thiện - mỹ.
Tác giả Vân Như Bùi Văn Nhự với Đạo Học [Nxb Phương Đông, Hà
Nội, 2007]. Trong công trình này, tác giả đã thâu tóm những điều căn bản và
cốt lõi của toàn bộ giáo lý nhà Phật mà nội dung của nó là Tứ diệu đế, Bát
chính đạo. Đây cũng là bài giảng trình bày một cách tổng thể tinh hoa của
Đạo Phật.
Trường Tâm - Thanh Long đồng biên dịch cuốn Đạo Phật với đời sống
[Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2008]. Cuốn sách đã làm rõ một cách căn bản chữ
"Hoà" trong quan hệ giữa người với người. Từ đó, tác giả trình bày những
đóng góp của Phật giáo đối với nền giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đạo
đức cho thế hệ trẻ.
Về ảnh hưởng của Phật giáo tới đạo đức, lối sống, nhân cách của
người Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể:
Năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội cho xuất bản
cuốn: Hồ Chí Minh với đạo Phật Việt Nam do PGS.TS. Phùng Hữu Phú (chủ
- 5 -
biên) cùng Đại đức Thích Minh Trí. Các tác giả cuốn sách đã trình bày mối
quan hệ giữa chủ tịch Hồ Chí Minh và Phật giáo Việt Nam mang tính tiền
định. Cuộc đời cao đẹp của Hồ Chí Minh được các tăng ni, phật tử kính
ngưỡng, xem đó như là hiện thân của triết lý nhà Phật thông qua một con
người cụ thể giữa cuộc sống nhân gian. Mặt khác, trong qúa trình hoạt động,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và phát triển những giá trị nhân bản
của triết lý nhà Phật để cứu dân, cứu nước.
Năm 2001, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội cho ra mắt cuốn Đạo phật
với tuổi trẻ của Thích Thanh Từ. Trong cuốn sách này, tác giả đã bác bỏ quan
niệm sai lầm cho rằng, đạo Phật chỉ dành riêng cho những bậc lão niên, những
người yếm thế nên thanh niên xem thường, bàng quan và tránh xa đạo Phật.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu của tác giả, hàng loạt vấn đề như: Đức hỷ xả, Đức
thanh tịnh, Đức tinh tấn, tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục được làm rõ. Từ đó,
tác giả đưa ra khẳng định cho rằng, đạo Phật là “đạo của tuổi thanh xuân đang
căng tràn nhựa sống và thiết tha yêu đời”. Tác giả khuyên tuổi trẻ nên học
Phật từ sớm vì đó là cách tốt nhất để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
Cuốn Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam [Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2006] của TS. Đặng Thị Lan đã khảo lược những nét
cơ bản nhất của đạo đức Phật giáo như: Từ bi là giá trị nền tảng của đạo đức
Phật giáo; Ngũ giới là các chuẩn mực cơ bản của đạo đức Phật giáo; các khái
niệm nhân quả, nghiệp báo, luân hồi…; mối liên hệ giữa đạo đức Phật giáo
với đạo đức truyền thống Việt Nam; vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc
xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Đề cập đến giá trị đạo đức Phật giáo, TS. Hoàng Thị Thơ có bài Giá trị
đạo đức của Phật giáo trong truyền thống và hiện đại, đăng trong kỷ yếu của
Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ II với chủ đề Việt Nam trên đường
- 6 -
phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại, TP HCM, 14 - 16/7/2004
(tập 3), (Nxb Thế giới & Đại học Quốc gia Hà Nội, VASS, 2007. Trong đó,
tác giả đã tập trung phân tích những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo tới đạo
đức truyền thống và hiện đại của Việt Nam. Đó là những vấn đề về tính
hướng nội - bình đẳng - phi thần quyền của đạo đức Phật giáo.
Năm 2008, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội đã xuất bản cuốn Sức
mạnh của Đạo Phật của tác giả Jean - Claude Carriere, người dịch là Nguyễn
Tiến Lộc. Đọc cuốn sách này chúng ta thấy được những mảng đề tài, những
câu chuyện dẫn giải gần gũi, giản dị, khúc triết và thực tiễn về Phật giáo. Tác
giả đã đề cập đến một thực tế hiện nay là khi con người tham vọng, chạy đua,
vươn tới những đỉnh cao danh vọng và giàu có vật chất, thì đời sống tâm linh,
cái Đạo, cái Tâm, cái Thiện trong mỗi người có khi bị thu nhỏ lại, nhường chỗ
cho những băn khoăn, trăn trở, lo toan, cho những ham muốn bất tận của cuộc
sống.
Năm 2010, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn
Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam của PGS.TS. Trần Hồng
Liên. Trong cuốn sách này, tác giả đã làm rõ các vấn đề như: Chức năng của
Phật giáo đối với vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, giúp người đọc hiểu rằng dù
tác động trên bất cứ lĩnh vực nào thì tựu trung lại, Phật giáo cũng chỉ nhằm
vào việc mang lại sự an vui, niềm hạnh phúc về cả vật chất và tinh thần cho
con người.
Ngoài các công trình khoa học trên còn có rất nhiều bài viết đăng trên
các tạp chí thuộc các ngành khoa học xã hội bàn về đạo đức như: Đặng Hữu
Toàn, "Hướng các giá trị truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ
trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế thị trường" [Tạp chí triết
học, số 4 - 2001, tr 27- 32], Trần Nguyên Việt với "Giá trị đạo đức truyền
- 7 -
thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế
thị trường" [Tạp chí triết học, số 5 - 2002, tr.20 - 25]. Các bài bàn về nhân
sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống con
người Việt Nam như Hoàng Thị Thơ với: "Vấn đề con người trong đạo Phật"
[Tạp chí triết học, số 6 năm 2000, tr.41- 44], "Đạo đức Phật giáo với kinh tế
thị trường" [Tạp chí triết học, số 7 - 2002, tr 28 - 33, "Đạo đức Phật giáo với
vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam" [Tạp chí nghiên cứu tôn
giáo, Số 1- 2002, tr 44 - 49].
Nhìn chung, các nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật
giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống đạo đức con người Việt Nam hiện nay
không còn là một lĩnh vực mới mẻ, xa lạ. Số lượng các công trình cũng như
kết quả của các công trình đó rất lớn. Tuy nhiên, việc trình bày vai trò và ảnh
hưởng của Phật giáo tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam trong lịch sử
và hiện đại là vấn đề rộng lớn, cần phải tiếp tục làm rõ, đặc biệt là ảnh hưởng
của đạo Phật đến đạo đức của người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích:
Nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người
Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
- Nhiệm vụ:
+Trình bày sự ra đời của Phật giáo và những nội dung tư tưởng cơ bản
của nó.
- 8 -
+Trình bày một cách khái quát về khái niệm đạo đức, giá trị đạo đức, hệ
thống giá trị đạo đức của người Việt Nam trong truyền thống và hiện đại. Qua đó
thấy được hệ chuẩn các giá trị đạo đức của người Việt Nam từ xưa đến nay.
+Trình bày ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị đạo đức của người
Việt Nam trong lịch sử và đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về triết học và lịch sử triết học kết hợp với phương pháp luận nghiên cứu triết
học phương Đông.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp các phương pháp: phân tích
và tổng hợp, logic với lịch sử, quan sát, phỏng vấn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung tư tưởng cơ bản Phật giáo, đặc biệt
là nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới các
giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của Phật giáo đến các giá trị đạo đức
con người Việt Nam hiện nay, kế thừa các kết quả từ công trình nghiên cứu ở
nước ta về đạo Phật.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hoá những nội dung cơ bản về thế giới
quan, nhân sinh quan và đạo đức Phật giáo. Từ đó nêu lên được ý nghĩa lý
luận và thực tiễn của đạo Phật, những ảnh hưởng của nó đến các giá trị đạo
đức con người Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn nêu lên được những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của Phật
giáo tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam. Từ đó có hướng phát triển
- 9 -
đạo Phật một cách đúng đắn, hợp lý, phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam
hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dậy và tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Việt Nam.
8. Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, bản luận
văn gồm 2 chương, 5 tiết.
- 10 -
NỘI DUNG
Chƣơng 1
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO
VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CỦA NÓ
1.1. Hoàn cảnh ra đời và ngƣời sáng lập ra Phật giáo
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo
Phật giáo Ấn Độ ra đời trên cơ sở văn hoá truyền thống của nó, đó là
những điều kiện xã hội và tiền đề tư tưởng, trong đó tiền đề tôn giáo đóng vai
trò quyết định đến những nội dung tư tưởng cơ bản của Phật giáo. Ra đời
trong giai đoạn cuối của thời kỳ Vệ Đà, tức thời kỳ hình thành các bộ kinh
quan trọng của tôn giáo Vệ Đà với sự xuất hiện các dòng phái triết học - tôn
giáo chính thống, đồng thời làm xuất hiện giai đoạn mới của tôn giáo này là
Bà La Môn, Phật giáo cùng với Kỳ Na giáo (Jaina) đã trở thành những trường
phái triết học - tôn giáo chống lại chủ trương phân biệt đẳng cấp xã hội và đi
liền với nó là vấn đề giải thoát con người ra khỏi sự khổ đau. Sự phân chia
đẳng cấp do Bà La Môn thực hiện, có thể nói, là tiền đề quan trọng cho sự
xuất hiện các trường phái phi chính thống mà chúng ta cần tìm hiểu một cách
cặn kẽ hơn những đặc thù về vị thế, vai trò của các đẳng cấp xã hội Ấn Độ
thời đó.
Từ thế kỷ VI (TCN) đến thế kỷ I (SCN), chế độ chiếm hữu nô lệ mang
tính gia trưởng kiểu phương Đông đã khá phát triển ở Ấn Độ. Thủ công
nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp. Trên cơ sở của Luật "Ma Nu"
2
, xã hội Ấn
Độ được chia thành 4 đẳng cấp:
1. Brahmana (Tăng lữ, Bà Lamon)
2
- Ma Nu - một vị thần được xem là thuỷ tổ của người ấn Độ, trên cơ sở tín niệm ấy đã xuất hiện Luật Manu
thời Bà La Môn giáo về phân biệt đẳng cấp xã hội.
- 11 -
2. Ksatrya (giai cấp quý tộc)
3. Vai'sya (giai cấp bình dân)
4. Sudra (giai cấp cùng đinh nô lệ)
Các đẳng cấp này được phân biệt bởi vị thế, màu sắc y phục, nguồn gốc
xuất thân của các thành viên, được sắp xếp từ cao xuống thấp. Ba đẳng cấp
trên đều là người Aria, nó cách biệt về mọi lĩnh vực đời sống so với Sudra,
đẳng cấp chủ yếu là người Ấn bản địa (Dravia). Những người đàn ông thuộc
ba đẳng cấp trên được quyền tiếp xúc với những lễ nghi tôn giáo và thông qua
đó mà có được tri thức như là điều kiện tiên quyết cho sự giải thoát. Vì thế, họ
được xem là những người được sinh ra lần thứ hai. Đẳng cấp nô lệ (Sudra) và
tất cả những người phụ nữ không có quyền nói trên. Do đó, họ không được
giải thoát, thậm chí những người thuộc đẳng cấp thứ tư này bị đối xử như súc
vật, bị các đẳng cấp khác xua đuổi hoặc giết chết một cách thản nhiên. Như
vậy, sự cách biệt không chỉ bởi đặc quyền tiếp xúc với các lễ nghi, tri thức
[Veda] của tăng lữ Bà La Môn, bởi sức mạnh thống trị, tàn sát, chiếm hữu về
mặt nhà nước của Ksatrya; bởi tầng lớp quốc nhân (tầng lớp nhân dân lao
động có một số thực quyền, mà còn bởi điều kiện giải thoát cho con người ra
khỏi cuộc đời khổ đau truyền kiếp).
Đề cập đến các tiền đề xuất hiện của Phật giáo không thể thiếu văn hoá
tư tưởng. Đó là các văn bản tư liệu cổ nhất của Ấn Độ được hình thành qua
hàng thế kỷ mà từ đó xuất hiện các trường phái triết học khác nhau, đặc biệt là
các dòng chính thống. Tuy Phật giáo là một học thuyết tôn giáo triết học phi
chính thống của Ấn Độ, song những khái niệm, phạm trù của nó đều có nguồn
gốc từ các văn kinh của Vệ Đà.
Vệ Đà có nghĩa là tri thức, là tập hợp các tập quán tín ngưỡng, các bài
văn ca ngợi thần linh từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN, còn gọi là các samhita. Tiếp
theo Vệ Đà hay còn gọi là lớp tư liệu thứ hai là Brâhmana chứa đựng những
- 12 -
nội dung kiến giải, chú thích cho các samhita. Lớp thứ ba là Aranyaka, còn
gọi là sách chú giải dành cho các cư sĩ sống trong rừng. Lớp thứ tư là
Upanishad, là bộ sách chú giải mang ý nghĩa triết học sâu sắc nhất.
Các samhita gồm có 4 bộ. Thứ nhất là Rigveda, hay còn gọi là Vệ Đà
của các bài thánh ca ca ngợi các thần linh, được hình thành từ thế kỷ 18 đến
thế kỷ 12 TCN. Thứ hai là Sammaveda, còn gọi là Vệ Đà của các giai điệu, đa
phần trùng hợp với các bài thánh ca trong Rigveda nhưng mang ý nghĩa lễ
nghi tôn giáo nhiều hơn. Thứ ba là Jadzurveda, còn gọi là Vệ Đà của các lễ
nghi hiến tế. Thứ tư là Atharvaveda, còn gọi là Vệ Đà của những yếu tố ma
thuật, phù chú.
Thế giới quan thần thoại, tín ngưỡng tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm trong
thánh kinh VêĐa, Upanishad đã trở thành hệ tư tưởng thống trị đời sống tinh
thần người Ấn Độ cổ.
1.1.2. Người sáng lập Phật giáo
Vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất, tại miền Bắc Ấn Độ thuộc lưu vực
sông Hằng và chân núi Hi Mã Lạp Sơn có một người từ dòng tộc Gautama
thuộc bộ lạc Aria được sinh ra. Đó là hoàng tử của vua Saddhodan nước Ca Tì
La Vệ (Capilavastu) tên là Siddhartha Gautama. Siddhartha mồ côi mẹ từ khi
mới sinh và tương truyền người cha được báo trước về thân phận của con
mình rằng, đứa trẻ về sau sẽ trở thành nhà tu hành, nếu nó bắt gặp những hiện
tượng ngoài đời như bệnh, lão và tử của con người. Người cha của Siddhartha
không muốn điều đó xảy ra đã cố gắng bằng mọi cách nuôi dạy người con trai
duy nhất của mình trong cung điện. Tuy nhiên, khi lớn lên, Siddhartha tỏ ra
băn khoăn bởi những mặt trái khổ đau trong cuộc sống của con người. Con
đường tu hành của Siddhartha có nguyên nhân liên quan đến điều tiên đoán
trước đây. Đó là những lần Siddhartha ra ngoài cung điện, bắt gặp hiện thực
cuộc sống của con người như những trường hợp Ngài thấy người bệnh tật, già
- 13 -
yếu, người chết và động lực thúc đẩy mạnh nhất dẫn đến quyết định của ông
là sự gặp gỡ nhà tu hành, một cách sống giúp con người thoát khỏi mọi phiền
não của cuộc đời.
Siddhartha trở thành nhà tu hành từ năm 29 tuổi. Sáu năm nghiên cứu
kinh Vệ Đà, sau đó thực hành cuộc sống tu hành khổ hạnh. Song, Ngài đã
nhận ra con đường tu hành khổ hạnh thông qua hành xác không đem lại kết
quả mà Ngài mong đợi, đó là nhận thức chân lý. Cuối cùng, bằng việc áp
dụng phương pháp thiền định dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài đã giác ngộ, trở
thành Phật (Budha).
Sau khi đạt đến chính quả, Sddhartha thực hiện việc truyền bá học
thuyết của mình. Các đệ tử của Ngài rất đông, dần dần hình thành nên cộng
đồng Phật giáo và họ tôn Ngài là Thích Ca Mâu Ni. Quá trình truyền bá của
Thích Ca Mâu Ni kéo dài 45 năm và Ngài viên tịch vào tuổi 80. Các tài liệu
khoa học hiện đại khẳng định niên đại của Phật là 563 - 483 tr.CN.
Là người sáng lập trường phái Phật giáo thuộc hệ phái phi chính thống
trong lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, song Phật không trước tác, tức không để
lại những tác phẩm giáo lý kinh điển của Phật giáo. Những kinh điển Phật
giáo mà hiện nay đang được lưu hành đều do các môn đệ của Ngài qua các
thế hệ biên tập và phát triển từ hình thức truyền miệng. Những tác phẩm kinh
điển đầu tiên được tập hợp trong suốt 300 năm sau khi Phật mất, đó là vào
thời thịnh vượng của Phật giáo, thời vua Asoka. Ông vua này được gọi là Phật
hoàng, người có công tiến hành ba cuộc kết tập và hình thành nên bộ kinh
điển quan trọng của Phật giáo mang tên Tam tạng kinh (Tripitaka - ba giỏ lớn
chứa đựng các nội dung giáo lý Phật giáo được viết trên những chiếc lá dừa).
Kinh điển được viết bằng tiếng Pali, do đó nó còn được gọi dưới tên khác là
kinh Pali.
- 14 -
Tam tạng kinh bao gồm: 1. Kinh tạng (Sutta-pitaka) - tập hợp các bài
giảng của Phật và những bài giảng của học trò được Ngài cho phép giảng
trong cộng đồng Phật giáo; 2. Luận tạng (Abhidhamma-pitaka) - phần phát
triển Kinh tạng về phương diện triết học, tâm lý - đạo đức bởi những bậc đạt
đức cao siêu; 3. Luật tạng (Vinaya - pitaka) tập hợp các giới luật, chuẩn tắc
cuộc sống của nhà tu hành và điều luật của các tổ chức giáo hội Phật giáo.
1.2. Những nội dung tƣ tƣởng cơ bản của triết học Phật giáo
1.2.1. Vài nét khái quát về thế giới quan Phật giáo
Phật Thích Ca đã né tránh một cách có ý thức những vấn đề lớn của thế
giới quan như cấu trúc của vũ trụ, linh hồn và mối quan hệ của nó với thể xác.
Những vấn đề khác như thế giới có vĩnh hằng hay không, nó hữu hạn hay vô
hạn, linh hồn có đồng nhất với thể xác không, linh hồn bất tử hay không bất
tử đều được Phật xem là không quan trọng. Phật chỉ quan tâm nhất đến điều là
làm thế nào để giải thoát con người ra khỏi thế giới đầy rẫy những khổ đau.
Tuy nhiên, để thực hiện điều đó, Phật kêu gọi phải có nhận thức đúng về thế
giới ngoại cảnh đang không ngừng biến đổi trên lập trường của thuyết duyên
sinh vô ngã.
Phật giáo bác bỏ Brahman và Atman nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân
hồi và nghiệp. Quá trình hình thành thế giới và sự vận động của nó theo luật
nhân quả, nhân duyên. Đạo Phật ra đời khi mà xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ đã có
một nền văn minh phát triển rực rỡ. Để cho triết thuyết của mình có thể đứng
vững trước thuyết tạo thần của Blamon, Đức Phật đã xây dựng thuyết duyên
sinh làm nền tảng cho học thuyết của mình. Đức Phật dạy rằng, vô ngã, vô
thường là một sự thực ở đời, nhưng xưa nay hầu như không ai hiểu được điều
đó. Do "vô minh" nên ai cũng nghĩ rằng mình tồn tại trên cõi đời này tức là sự
kết hợp của ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn) nhưng
sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, uẩn là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã mà
- 15 -
"Kinh vô ngã tướng" [58, tr.29 - 32] đã chỉ ra rất rõ, nên thật ra không có cái
Ta trên cõi đời này. Năm uẩn hình thành nên con người và cũng chính năm
uẩn hình thành nên thế giới. Trong vũ trụ, vạn sự, vạn vật được Phật giáo gọi
là vạn pháp không phải do một đấng thiêng nào sáng tạo ra bằng những phép
màu huyền bí, mà chúng được tạo nên bởi những phần vật chất nhỏ bé nhất,
đó là "bản thể", là thực tướng của thế giới vạn pháp. Các sự vật, hiện tượng,
các pháp trong vũ trụ không đứng yên mà luôn vận động, biến đổi gọi là vô
thường. Vạn pháp vô thường tức là không gì tồn tại vĩnh cửu mà tất cả tuân
theo chu trình: thành - trụ - hoại - không (với pháp vô tình) hay sinh - trụ - dị -
diệt (đối với các pháp hữu tình). Con người và vạn vật trong thế giới này luôn
luôn thay đổi từng giờ, từng phút, từng satna (thời gian búng móng tay). Vạn
pháp sinh diệt, tiếp diễn không ngừng. Vô thường là một tiến trình tự nhiên
của mọi sinh vật.
Vạn pháp trong vũ trụ không có tự tính (không có bản tính riêng của
mình) mà chỉ là sự hoà nhập của nhân duyên. "Nhân là nguyên do chính,
những nhân tố phụ gọi là duyên" [12, tr.470]. Các sự vật chuyển động, biến
động đều do nhân duyên chi phối. Nhân là mầm tạo quả, duyên là phương
tiện, điều kiện - Vạn pháp do nhân duyên mà thành. Một sự vật, hiện tượng
không phải là do một nhân duyên mà do nhiều nhân duyên. Vậy nên, các sự
vật, hiện tượng quan hệ mật thiết với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau.
Trong quá trình vận động, nhân duyên liên tục kết hợp, liên tục tan rã, cho
nên các sự vật, hiện tượng cũng liên tục sinh, liên tục diệt. Nguyên lý duyên
sinh vô ngã nói rằng tất cả những gì hiện hữu trên cõi đời này là hiện hữu của
tương duyên. Tương duyên là tính chất cơ bản của hiện hữu. Con người do
duyên sinh nên vô ngã. Con người vô ngã vì do duyên sinh. Lý duyên sinh
cho thấy con người không có Ngã, mà chỉ là một chuỗi dài mười hai nhân
duyên trôi chảy bất tận.Tiếng nói duyên sinh vô ngã của nhà Phật có ý nghĩa
- 16 -
vô cùng to lớn, mang lại một niềm tin lớn cho tất thảy chúng sinh và cũng là
điểm khác biệt giữa Phật giáo với tất cả các tôn giáo khác. "Đối với xã hội,
đây là một bước ngoặt trọng đại của lịch sử, giải thoát nhân sinh ra khỏi
những nô lệ huyễn hoặc mà các tà giáo đã buộc chặt số phận con người, xem
con người và vạn hữu như là những tôi đòi của những quyền năng vô hạn.
Cũng từ đây, tất cả muôn loài chúng sanh đều được nhìn dưới quan điểm mới,
đó là cái nhìn Vô Ngã, một cái nhìn vô cùng tiến bộ trong lịch sử văn minh
nhân loại, xuyên suốt hơn 25 thế kỷ qua cho đến thời đại ngày nay của chúng
ta" [62, tr.61].
Phật giáo đưa ra thuyết "sắc - không" để lý giải việc nhận thức thế giới.
"Sắc" dùng để chỉ sự vật ở trạng thái có hình tướng trong không gian mà con
người nhận biết được gọi là “có”. "Không" dùng để chỉ sự vật, hiện tượng ở
trạng thái không có hình tướng trong không gian. Theo thuyết "sắc - không",
thế giới luôn chuyển động, biến đổi. “Sắc - sắc”, “Không - không” đều là
những thuật ngữ của Phật giáo dùng để chỉ cái có mà không có, cái không có
mà lại là có. “Sắc”, “Không” là hai dạng tồn tại của thế giới vạn pháp.
Như vậy, thế giới trong quan niệm của Phật giáo là thế giới vật chất
luôn vận động, biến đổi vô thuỷ và vô chung. Sự biến đổi của thế giới, sinh
diệt của vạn vật bắt nguồn từ những nguyên nhân tự nó mà nhà Phật gọi là tự
kỷ nhân quả. Sự vật, hiện tượng mà con người nhìn thấy chỉ là ảo giả, không
có thực tướng. Tất cả đều được sinh ra từ cát bụi rồi cuối cùng lại trở về cùng
cát bụi. Đối với con người thì thế giới khách quan đang tồn tại cũng chỉ là hư
ảo, không có thực.
Tư tưởng về tam giới, nhân duyên, vô thường, vô ngã là cốt lõi của thế
giới quan Phật giáo. Những tư tưởng này đã quyết định đến việc hình thành
quan điểm của Phật giáo về nhân sinh và liên quan mật thiết đến quan niệm
của Phật giáo về con người và đời người.
- 17 -
1.2.2. Quan niệm về nhân sinh quan và đạo đức Phật giáo
1.2.2.1. Quan niệm về con người và cuộc đời con người
Phật giáo lấy con người làm trung tâm, coi bản chất con người là khổ
và mục đích là cứu chúng sinh thoát khổ. Để thức tỉnh và giáo dục con người,
Đức Phật đã đưa ra các thuyết: Duyên khởi, vô thường, vô ngã, nghiệp báo,
luân hồi để từ đó xây dựng một nhân sinh quan, một triết lý sống trong học
thuyết của mình. Theo quan điểm của Phật giáo thì không có cái Ta thực sự
trên cõi đời này nên cũng không có cái gì được gọi là "của Ta". Vì vậy, con
người không nên tham cầu quá, không nên chấp ngã. Vì con người không
hiểu được bản thân đang tồn tại trên cõi đời này là tồn tại của cái "vô ngã”,
cho nên cứ mải mê tham đắm với tiền tài, danh vọng, v.v. Con người cũng
như mọi vật, sở dĩ có là do nhân duyên hoà hợp. Con người chỉ là một cái tên,
là một giả danh để gọi cái hội hợp của năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Khi đủ nhân duyên, chúng tập hợp lại thì gọi là sống, khi nó tan ra thì chết.
Không thường mà tưởng là thường, không Ngã mà tưởng là có Ngã - điều đó
được xem là sự mê muội lớn nhất của con người. Và cũng chính do cái mê
muội ấy mà con người càng trở nên đau khổ thêm. Tuy nhiên, Phật không phủ
nhận hoàn toàn cái Ta mà chỉ phủ định quan niệm cái Ta tồn tại "bất di bất
dịch". Trường phái Trung Quán phân tích rõ về hai loại ta: cái ta tương đối và
cái ta tuyệt đối và chỉ ra rằng giáo lý vô ngã phủ định cái ta tuyệt đối chứ
không phủ định cái ta tương đối. "Cái Ta tương đối" là một danh từ giả hợp
(tạm lập ra) để chỉ năm uẩn. Mỗi khi năm uẩn hợp lại thì gọi đó là ta (ngã), nó
là một danh từ quy ước để xưng hô và chỉ định sự khác biệt giữa từng cá nhân
trong cộng đồng" [58, tr.73]. Còn "Cái Ta tuyệt đối " là cái Ta hiện hữu độc
lập, tự tánh, không lệ thuộc vào năm uẩn, thường còn, bất biến, nó hiện hữu
như là chủ của năm uẩn, điều khiển năm uẩn" [58, tr.74]. Do đó vấn đề cơ bản
của người phật tử là phải đi tìm diện mạo chân thật của chính mình, đó là
- 18 -
chân tâm, đó là cái "bản lai diện mục"
3
. Chỉ khi nào con người vứt bỏ được
mọi thứ phiền não để trở về chân tâm của mình thì lúc đó con người mới hết
khổ. Vì lẽ đó, Phật giáo kịch liệt bác bỏ thuyết định mệnh. Những người tin
vào thuyết định mệnh cho rằng, tất cả đều do trời sắp đặt, kể cả việc sống và
chết. Người đã có số thì dù cố gắng đến đâu cũng không thể thay đổi được số
mệnh của mình. Ngược lại Phật giáo cho rằng, tiền đồ và vận mệnh của một
cá nhân tốt hay xấu đều do việc làm hiện nay của mình quyết định, đó là tiền
đồ nằm trong tay chính mình, do mình quyết định. Đây là một quan niệm, có
thể nói là tiến bộ về nhận thức hành vi của con người và trách nhiệm cá nhân
trước hành vi đó. Phật giáo đưa ra học thuyết nhân quả: "Nhân là nguyên
nhân, quả là kết quả. Nhân là cái mầm, quả là cái hạt, cây trái là do mầm ấy
phát sinh. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát
động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có.
Nếu không có nhân thì không thể có quả và nếu không có quả thì không có
nhân" [61, tr.98]. Đây là một giáo lý đề cập đến mối quan hệ nhân quả, nhờ
đó giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật,
hiện tượng, đó là mối quan hệ nhân - duyên - quả. Nó cung cấp cho mỗi người
chúng ta một cách suy nghĩ sâu hơn về thế giới hiện tượng và thông qua đó để
điều chỉnh hành vi của mình. Nó cảnh tỉnh về hệ quả, hệ luỵ của những hành
vi của con người, rằng "ác giả” sẽ có “ác báo". Trong Kinh Pháp Cú, Đức
Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con
người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Cho nên, con người
phải lo trau dồi đức phước ngay cả những hành vi đối xử với môi trường
sống. Trong cuộc sống, mỗi con người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, làm tốt ở
hiện tại thì sẽ được hưởng thành quả ngọt ngào ở tương lai và ngược lại.
1.2.2.2. Vấn đề giải thoát
3
- Bản lai diện mục: nguyên nghĩa là nhận ra được diện mạo nguyên xưa, tức là hình dung được tính nguyên
sơ, cái tâm bản thể chứa trong mỗi sự vật để thấy tính, giác ngộ thành Phật.
- 19 -
So với Bà La Môn giáo, đạo Phật mang tính bi quan hơn trong quan
niệm về cuộc sống. Nếu Bà La Môn giáo dạy rằng, sự khổ đau (duhkha) là sự
trừng phạt bởi tội lỗi của kiếp trước và chỉ có bằng lòng thành tín thực hiện
các lễ nghi tôn giáo con người mới thoát khỏi sự khổ đau ấy, thì Phật giáo cho
rằng, bất kỳ cuộc đời nào cũng đều là khổ đau và trong luân hồi không bao
giờ có cuộc sống hạnh phúc. Là người ai cũng phải trải qua lão, bệnh và tử.
Không có một thứ lễ nghi hiến tế nào có thể làm cho con người thoát khỏi khổ
đau. Cách duy nhất giúp con người thoát khỏi khổ đau là chấm dứt hoàn toàn
sự luân hồi.
Như vậy, bằng những quan niệm về thế giới được thể hiện trong thuyết
duyên khởi vô ngã, nhà Phật đã chỉ ra căn nguyên biến đổi không ngừng của
vạn pháp trong thế gian, tìm ra nguồn gốc khổ đau của cuộc đời con người, từ
đó vạch ra con đường giải thoát chúng sinh ra khỏi nghiệp báo luân hồi. Nội
dung nhân sinh quan căn bản và lý thuyết giải thoát của Phật giáo gồm “Tứ
diệu đế” (Catvary Arya Satya), “Thập nhị nhân duyên” (Dvadasanidanas) và
“Bát chính đạo” (Âryastangika mãrga).
"Tứ diệu đế được nhiều người nhìn nhận là nội dung chính yếu, cốt lõi,
căn bản của đạo Phật. Một nghệ thuật sống hoàn hảo, tuyệt vời, khôn ngoan
tuyệt đỉnh, thâm tuý cùng cực đã được diễn đạt bằng bốn sự thực rõ ràng,
minh bạch, hiển nhiên, chính xác, không thể phủ nhận: Khổ, Tập, Diệt, Đạo"
[44; lời tựa]. Trong thuyết Tứ diệu đế Đức Phật đã xếp Khổ đế thành chân lý
thứ nhất, đúng với bản chất cuộc đời con người là khổ đau. Theo Đức Phật,
khổ đau tồn tại ở ba dạng: đau đớn (về thể xác hay tinh thần), thay đổi và tái
sinh. Ngay giữa các cuộc vui, con người vẫn cảm thấy khổ vì sợ rằng cuộc vui
rồi sẽ tới lúc tàn. Kinh Chuyển Pháp Luân viết: “Sinh là khổ, già là khổ, bệnh
là khổ, chết là khổ, sống chung với người mình không ưa là khổ, chấp trước
- 20 -
thân ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) là khổ. Đó là chân lý cao thượng về
sự khổ” [Trích theo 13; tr.180].
Thứ hai là Nhân đế (Samudaya - Satya), còn gọi là Tập đế (tích tập,
tổng hợp). Phật giáo cho rằng, nguyên nhân của khổ đau chính là do lòng ái
dục của con người gây nên. Ái dục lại từ sự vô minh, thiếu sáng suốt, bị mê
lầm làm cho tâm của con người vọng động, sinh ra vọng tâm, vọng niệm
trong nhận thức về thế giới vạn pháp. Con người không nhận thức được tất
thảy trong thế giới này đều là giả tạm, bản thân con người như đã trình bày ở
trên cũng chịu sự tác động, biến đổi của ngũ uẩn mà trở nên vô ngã. Con
người muốn trường tồn nhưng thực tại và cuộc đời của nó bị cuốn theo sự vận
động luân chuyển trong vòng “thành - trụ - hoại - không”. Mọi cái khổ đều có
nguyên nhân. Vì thế, Phật giáo đã đưa ra thuyết “Thập nhị nhân duyên” bao
gồm: Vô minh, duyên hành, duyên thức, duyên danh - sắc, duyên lục nhập,
duyên xúc, duyên thụ, duyên ái, duyên thủ, duyên hữu, duyên sinh, duyên lão
- tử. Nói về nguồn gốc của khổ đau, kinh Chuyển Pháp Luân viết: “Bây giờ,
hỡi này các Tỳ kheo, đây là chân lý cao thượng về nguồn gốc của sự khổ.
Chính ái dục là nguyên nhân của sự tái sinh. Ái hợp với tâm tha thiết khao
khát, bám víu vào cái này cái kia [của đời sống]. Chính ái níu kéo theo nhục
dục ngũ trần, ái đeo níu theo sự sinh tồn, và ái đeo níu theo lý tưởng không
sinh tồn”. Như vậy, nguyên nhân của khổ đau đã được phát hiện, từ đó làm
xuất hiện chân lý thứ ba là Diệt đế.
Diệt đế (Nirodha - Satya) - là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Phật khẳng
định cái khổ có thể diệt được. Có thể chấm dứt đau khổ bằng cách diệt dục.
Đấy là trạng thái của sự an lạc hoàn toàn, ở đó mọi dục vọng bị tiêu diệt.
Trạng thái đó được gọi là Niết bàn (Nirvana). Theo Doãn Chính, “Niết bàn là
một khái niệm không thể dùng tư duy và ngôn ngữ để định nghĩa hay mô tả,
mà phải bằng chính sự chứng ngộ, trực giác. Theo chữ Phạn, Niết bàn gồm
- 21 -
hai phần, “ni” và “vãna”. “Ni” là hình thức phủ định, nghĩa là không, “vãna”
có nghĩa là ái dục. Cho nên: “Gọi Niết bàn vì Niết bàn là sự dứt bỏ, sự tách
rời (ni) ra khỏi ái dục (vãna) và sự thèm khát nhục dục” [13, tr.182]. Để diệt
được ái dục, vô minh, Phật đưa ra tám phương pháp, còn gọi là tám con
đường chính đi đến giải thoát. Đó là chân lý thứ tư với tên gọi là Đạo đế.
Theo triết lý giải thoát của Phật giáo có tới 37 phương pháp và cách
thức giải thoát, còn gọi là 37 đạo phẩm, song con đường căn bản nhất, tập
trung nhất vẫn là “Bát chính đạo”, thường được gọi là “trung đạo”. Tám con
đường đó là:
• Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn, nhất là tứ diệu đế
• Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn
• Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính
• Chính nghiệp: Giữ nghiệp không tác động xấu
• Chính mệnh: Phải tiết chế dục vọng, trì giới (giữ các điều răn)
• Chính tinh tiến: Rèn luyện tu tập không mệt mỏi
• Chính niệm: Thường ngày phải thờ Phật , niệm Phật.
• Chính định: Phải tĩnh lòng, tập trung tư tưởng mà suy nghĩ về tứ diệu
đế, vô ngã, vô thường.
Tám nguyên tắc trên có thể được thâu tóm vào “Tam học” đó là: Giới
học - Định học - Tuệ học.
Giới có nội dung rộng gồm (Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh) là
những điều răn cấm, những quy định giúp cho con người trên đường tu hành
tránh được những lỗi lầm, trở nên trong sạch. Giới luật có những quy chế cụ
thể cho từng đối tượng tu hành. Yêu cầu chung là giữ cho được năm giới
(không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống
rượu) và mười thiện.
- 22 -
Định (tức là thiền định) bao gồm: Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính
định. Đó là những phương pháp giúp người tu hành không tán loạn thân tâm,
nhờ đó mà loại trừ những ý nghĩ xấu, tạo điều kiện cho trí tuệ bừng sáng
Tuệ tức là trí tuệ gồm: Chính kiến, Chính tư duy. Phật giáo coi trọng
khai mở trí tuệ để thấy rõ thực tướng các pháp thì mới giải thoát sinh tử ra
khỏi "ba giới"
4
. Người có trí tuệ sáng suốt sẽ diệt trừ được vô minh, tham dục,
chứng ngộ được chân lý, làm điều thiện, mưu lợi cho chúng sinh.
Phật giáo lấy giải thoát làm lý tưởng cuối cùng cho chúng sinh. Giải
thoát là không có ô nhiễm, không có chấp trước, là được tự do, tự tại, cũng
gọi là cõi Niết Bàn. Phật giáo cho rằng, chúng sinh có nhiều phiền muộn như
ba cái độc: tham, sân, si (tam độc). Chúng là trở ngại cho sự sinh trưởng của
thiện căn, làm cho chúng sinh lưu chuyển trong nỗi khổ sinh tử không bao giờ
hết. Giải thoát theo Phật giáo có nhiều tiền đề khác nhau, nhưng tựu trung giải
thoát tự ngã trong thân năm uẩn giả hợp và cũng có nghĩa giải phóng ra khỏi
khổ bằng cách tri kiến nguyên nhân của khổ và tận diệt nó tức là thực hiện tứ
diệu đế và đoạn diệt ô nhiễm. Giải thoát tức là thoát khỏi ảo tưởng và khổ,
thoát khỏi sự tái sinh trong luân hồi và đạt Niết Bàn. Danh từ "giải thoát"
được dùng như nghĩa giác ngộ. Trong kinh tạng AHàm, một tín đồ BàLamôn
hỏi Xá Lợi Phất rằng: "Niết bàn là gì?" Xá Lợi Phất trả lời rằng: "Đã diệt trừ
lòng tham, đã diệt trừ lòng nóng giận, oán thù, đã diệt trừ được si mê (vô
minh), đó là Niết Bàn". Vậy Niết Bàn không phải là một nơi chốn nào đặc
biệt mà có thể thực hiện ngay ở thế gian này, do sự tu hành nghiêm túc mang
lại cho con người một trạng thái tinh thần đặc biệt: an lạc, siêu thoát, tịch diệt.
Đạo Phật bao gồm rất nhiều những quan điểm nhân sinh độc đáo trong
đó Tứ diệu đế - Tam học - Bát chính đạo - Ngũ giới - Lục độ - Niết bàn -
Nhân quả, Nghiệp báo là nội dung cơ bản của giáo lý Phật giáo, thể hiện quan
4
- Ba giới: còn gọi là tam giới, gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
- 23 -
điểm về nhân sinh và con đường giải thoát con người ra khỏi sự trầm luân của
"bể khổ". Tam học của nhà Phật không phải đề ra để con người đạt được sự
giải thoát sau khi chết, mà ngược lại, nhà tu hành có thể đạt được sự giải thoát
ngay tại thế giới bên này, nếu người đó biết tuân thủ tam học để diệt ái dục và
vô minh. Một điểm khác đáng lưu ý là nhà tu hành khi đắc đạo, đến với cõi an
lạc Niết bàn, nơi không sinh cũng không diệt, nơi chấm dứt sự luân hồi thì
Bát chính đạo đến đó cũng được coi là những phương pháp, con đường đi đến
giác ngộ “hoàn thành sứ mệnh” đưa “người qua sông mê”. Sự tu tập đó khác
hẳn với lý luận giải thoát của Bà La Môn giáo, một tôn giáo đề cao nghi thức
tế lễ, kể cả sự tế lễ man rợ nhất. Đức Phật vẫn thường khuyên con người hãy
ít tụng niệm và nên tập trung thực hành đạo pháp. Thậm chí Thiền Tông còn
cho rằng, Phật tức tâm, tâm tức Phật! “Không nên bỏ Phật tại gia mà cầu ma
ngoài đồng”, ý nói Phật tính trong tâm của mỗi con người, chỉ cần con người
có chí tiến thủ (chính tinh tiến), phải có niềm tin vào giáo lý của Phật và tập
trung thiền định sẽ đạt được giác ngộ. Ở nước ta, cả ba yếu tố “thiền, tịnh,
mật” đều có mặt, đều được giới phật tử nước ta tin theo bởi ở ba phái ấy chứa
đựng những nội dung tư tưởng gần gũi với tư tưởng bản địa của nước ta, đặc
biệt là Mật tông. Dù là Thiền tông, Tịnh Độ tông hay Mật tông cũng đều chứa
đựng những nội dung đạo đức tiến bộ, và ở mức độ khác nhau đều có ảnh
hưởng đáng kể đến lối sống của các cộng đồng dân cư Việt Nam trong lịch sử
và hiện tại.
1.2.2.3. Những nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo
Đời sống con người chỉ có thể tồn tại bền vững, đạt được an vui, hạnh
phúc lâu dài khi được dựa trên nền tảng đạo đức chân chính. Trong đạo đức
học, luân lý học, triết học, văn học thì khái niệm về đạo đức không còn mới
mẻ nhưng trên thực tế, những ảnh hưởng tích cực bởi khuynh hướng đạo đức
và đời sống đạo đức thì luôn làm mới cuộc sống và con người. Một triết gia