ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN DUY BÌNH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TỈNH THANH HOÁ
TRÊN CƠ SỞ LIÊN KẾT CÁC NGUỒN THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính sách Khoa học & Công nghệ
HÀ NỘI - NĂM 2011
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN DUY BÌNH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TỈNH THANH HOÁ
TRÊN CƠ SỞ LIÊN KẾT CÁC NGUỒN THÔNG TIN.
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu
HÀ NỘI - NĂM 2011
2
MỤC LỤC:
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài: 5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài: 6
3. Mục tiêu nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng nghiên cứu 6
5. Phạm vi nghiên cứu: 7
6. Mẫu khảo sát (Phụ lục số 2): 7
7. Vấn đề nghiên cứu: 7
8. Giả thuyết nghiên cứu: 8
9. Phƣơng pháp nghiên cứu: 8
10. Cấu trúc luận văn 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản về thông tin, thông tin KH&CN. 9
1.1.1. Khái niệm thông tin 9
1.1.2 Thông tin trong hoạt động quản lý: 9
1.1.3. Khái niệm thông tin KH&CN. 11
1.2. Một số khái niệm về SHTT: 13
1.2.1.Nội dung quản lý SHTT 13
1.2.2. Chính sách SHTT 19
1.2.3. Cơ quan quản lý SHTT 21
1.2.4. Đối tượng của quyền SHTT: 22
1.2.5. Nội dung quyền SHTT. 26
1.3. Thông tin KH&CN trong quản lý và thực thi quyền SHTT. 36
1.3.1.Vai trò của thông tin KH&CN trong quản lý và thực thi quyền SHTT. 36
1.3.2. Các nguồn thông tin KH&CN trong quản lý và thực thi quyền SHTT. 38
1.3.3. Các tổ chức quản lý, khai thác các nguồn thông tin KH&CN. 39
1.3.4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin SHTT. 40
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ 42
VÀ THỰC THI QUYỀN SHTT TẠI THANH HOÁ. 42
2.1. Đặc điểm tình hình của tỉnh Thanh Hoá 42
3
2.2. Kết quả khảo sát về hiện trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại
các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 43
2.2.1 Chọn mẫu và phương pháp khảo sát 43
2.2.2. Kết quả thu nhận về hiện trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT
tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 44
2.2.3. Bàn luận kết quả về thực trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT . 52
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng các nguồn thông tin về SHTT tại Thanh Hoá. 56
2.3.1. Chọn mẫu và phương pháp khảo sát: 56
2.3.2. Kết quả thu nhận thực trạng các nguồn thông tin về SHTT. 57
2.3.3. Bàn luận, phân tích các kết quả 63
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
VÀ THỰC THI QUYỀN SHTT TẠI THANH HÓA 70
3.1. Nhóm giải pháp xây dựng các tiêu chí để liên kết các nguồn thông tin
KH&CN về quyền SHTT. 70
3.1.1. Giải pháp xây dựng các tiêu chí thông tin KH&CN về SHTT 70
3.1.2. Giải pháp xây dựng các tiêu chí công nghệ để liên kết các nguồn thông
tin KH&CN về SHTT: 83
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa. 87
3.2.1. Giải pháp xây dựng trang website cung cấp thông tin KH&CN phục vụ
công tác quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 87
3.2.2. Giải pháp về tăng cường sự phối hợp nâng cao năng lực quản lý và phát
triển hệ thống thông tin KH&CN về SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 91
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 94
I . KẾT LUẬN 94
II. KHUYẾN NGHỊ 95
Phần III: PHỤ LỤC 96
MẪU 01: Phiếu khảo sát hiện trạng về công tác quản lý và thực thi quyền SHTT 97
MẪU 02: Phiếu khảo sát về thực trạng và nhu cầu các hệ thống thông tin 100
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. SHTT góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của mỗi người dân, tăng sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và đem lại sự năng động cho nền kinh tế. Nước ta đang trong thời hội nhập quốc tế,
nên phải tuân thủ các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam, đặc biệt
là các Quy định về quyền SHTT của WTO và các cam kết của Việt Nam.
Hiện nay, nhiều tổ chức doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chưa
thực sự quan tâm bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình, nên
các đối tượng quyền SHTT được đăng ký bảo hộ của doanh nghiệp chưa nhiều; các nhãn
hiệu hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài trên thị trường là chủ yếu; tình trạng xâm phạm
quyền SHTT đặc biệt là hàng kém chất lượng, hàng giả nhãn hiệu, tranh chấp tên thương
mại,.đang xảy ra phổ biến. Nguyên nhân nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của quyền
SHTT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp và người dân
trên địa bàn còn nhiều hạn chế, do chưa tiếp cận được nhiều với các nguồn thông tin
KH&CN để nắm bắt hết các chủ trương và chính sách, pháp luật của Nhà nước và các cam
kết của Việt Nam với quốc tế. Mặt khác công tác quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá cũng còn nhiều khó khăn; Công tác phối hợp trong quản lý và thực thi
quyền SHTT giữa các ngành chức năng còn hạn chế nhất là việc hỗ trợ thông tin KH&CN,
hướng dẫn cho các doanh nghiệp và người dân đăng ký các quyền SHTT, do vậy, hoạt động
quản lý và thực thi quyền SHTT tại Thanh Hoá hiệu quả còn chưa cao.
Để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT tại tỉnh Thanh Hoá, một trong
những biện pháp quan trọng là cần liên kết các nguồn thông tin KH&CN về SHTT để trao
đổi, xử lý, khai thác các thông tin giữa các đơn vị được kịp thời, đầy đủ, chính xác. Đồng
thời thông qua việc liên kết làm giàu hệ thống thông tin về SHTT có thể thực hiện tuyên
truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về SHTT một cách đầy đủ; hướng dẫn các thủ
tục, trình tự đăng ký quyền SHTT đến các doanh nghiệp và người dân trên môi trường mạng
Internet một cách thuận lợi.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Hiện nay đã có một số luận văn nghiên cứu về vấn
đề có liên quan đến chính sách quản lý và thực thi quyền SHTT, cụ thể: Luận văn: Nâng cao
hiệu quả của các chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, bảo vệ năm
2000 của tác giả Đỗ Thanh Bình, nghiên cứu về các cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp ở Việt Nam; Luận văn: Chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong thương
mại điện tử, bảo vệ năm 2001 của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương, nghiên cứu về Phương
hướng hoàn thiện chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam đối với các
vấn đề phát sinh trong thương mại điện tử; Luận văn: Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở
hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, bảo vệ năm 2004 của tác giả Trần Minh Dũng
nghiên cứu về phương hướng hoàn thiện chính sách và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính. Các Luận văn trên chưa
đề cập nhiều đến vấn đề xây dựng hệ thống thông tin KH&CN cho quản lý và thực thi
SHTT, đặc biệt là việc xây dựng các tiêu chí thông tin KH&CN về quyền SHTT; chưa giải
quyết được vấn để liên kết được các nguồn thông tin KH&CN về quyền SHTT nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng các tiêu chí để liên kết các nguồn thông tin KH&CN về quyền SHTT
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT tại tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở liên kết các nguồn thông tin KH&CN
4
4. Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu các khái niệm thông tin, thông tin KH&CN,
đối tượng quyền SHTT, hoạt động quản lý và thực thi quyền SHTT, các tiêu chí thông tin
KH&CN về quyền SHTT, tiêu chí công nghệ để liên kết các nguồn thông tin KH&CN.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Chỉ xem xét những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng các tiêu chí thông tin
KH&CN về các đối tượng quyền SHTT (trừ quyền SHTT đối với giống cây trồng), tiêu chí
lựa chọn công nghệ để liên kết các nguồn thông tin KH&CN; các giải pháp liên kết các
nguồn thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT tại tỉnh Thanh Hóa.
Nghiên cứu tại các đơn vị: Sở KH&CN; Sở Công thương, Chi cục QLTT, Sở KH&ĐT, Hải
quan, Sở VH, TT&DL, Sở TT&TT thuộc tỉnh Thanh Hoá. Thông tin chỉ giới hạn phần
thông tin KH&CN có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Thời gian thực hiện: Năm 2011.
6. Mẫu khảo sát:
- Mẫu số 1: Mẫu khảo sát về thực trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại
các đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu.
- Mẫu số 2: Mẫu khảo sát về thực trạng và nhu cầu các hệ thống thông tin KH&CN
phục vụ công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại các đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu.
7. Vấn đề nghiên cứu:
7.1. Có các tiêu chí nào để liên kết các nguồn thông tin KH&CN nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
7.2. Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền
SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
8. Giả thuyết nghiên cứu:
8. 1. Để liên kết các nguồn thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực
thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần có các tiêu chí:
8.1.1. Các tiêu chí thông tin KH&CN về các đối tượng quyền SHTT:
- Tiêu chí thông tin KH&CN về quyền tác giả đối với: Tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, bản quyền phần mềm máy tính.
- Tiêu chí thông tin KH&CN về quyền liên quan đối với: Cuộc biểu diến; bản ghi âm,
ghi hình, phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoã.
- Tiêu chí thông tin KH&CN về quyền SHCN đối với: Sáng chế; kiểu dáng công
nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh.
8.1.2. Các tiêu chí công nghệ để đảm bảo liên kết các nguồn thông tin KH&CN về
quản lý và thực thi quyền SHTT giữa các đơn vị trên môi trường mạng:
- Tiêu chí công nghệ để xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo các tiêu chuẩn kết nối
liên thông, tích hợp, truy cập thông tin, an toàn thông tin, xây dựng CSDL.
8.2. Để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa phải có các giải pháp sau:
8.2.1. Xây dựng trang websites đảm bảo các tiêu chí để liên kết các nguồn thông tin
KH&CN về SHTT.
8.2.2. Giải pháp về tăng cường sự phối hợp, nâng cao năng lực và phát triển hệ
thống thông tin KH&CN về SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
9. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu, tổng kết tài liệu; Khảo sát điều tra xã hội học dùng bẳng hỏi,
phỏng vấn trực tiếp; lấy ý kiến chuyên gia; Quan sát trực tiếp thu thập số liệu có liên quan.
10. Cấu trúc của luận văn:
Phần Mở đầu
Chương 1: Cở sở lý luận của đề tài
5
Nêu một số khái niệm cơ bản về thông tin, thông tin trong quản lý, thông tin KH&CN
và khái niệm về SHTT, các quy định, vai trò của SHTT trong sự phát triển của KH-XH.
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại Thanh Hoá.
Phân tích đặc điểm tình hình của tỉnh Thanh Hoá; chọn mẫu khảo sát; nhận định, bàn
luận về các kết quả công tác quản lý và thực thi quyền SHTT; hiện trang các nguồn thông
tin KH&CN về quyền SHTT tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3: Nội dung các giải pháp và chính sách nâng cao hiệu quả quản lý và thực
thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Nhóm giải pháp xây dựng các tiêu chí để liên kết các nguồn thông tin KH&CN về
quyền SHTT và Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản về thông tin KH&CN.
1.1.1. Khái niệm thông tin: Theo nghĩa rộng, thuật ngữ “Thông tin” thường có nghĩa
là mọi ý tưởng, sự kiện hay tác phẩm được sáng tạo ra. “Thông tin” cũng có thể được sử
dụng để nói đến một yếu tố dữ liệu nào đó, thông tin là một yếu tố có thể tác động đến hoạt
động nhận thức, làm thay đổi kiến thức của một người và đại diện vật chất cho những gì
trừu tượng có thể tạo ra được sự thay đổi đó. Có những quan niệm đã đồng nhất thông tin và
vật mang thông tin, nhưng theo nghĩa chung nhất thông tin là những tri thức được sử dụng
để định hướng, tác động tích cực và để điều khiển nhằm duy trì tính đặc thù về chất, hoàn
thiện và phát triển hệ thống.
1.1.2 Thông tin trong hoạt động quản lý: Trong hoạt động quản lý thông tin được
quan niệm là tất cả những gì có thể giúp cho con người nhận thức và hiểu được về đối tượng
quản lý, để trên cơ sở đó, có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời có hiệu quả
và đạt được mục đích của con người. Thông tin trong hoạt động quản lý bao gồm tất cả
những thu thập có tính ghi chép, sao chụp, thống kê, tổng kết; những nhận định, dự báo, dự
đoán; những dự kiến, kế hoạch, chương trình. Tập trung nghiên cứu, sử dụng 3 dạng: Văn
bản, âm thanh và hình ảnh.
Các tiêu chuẩn về thông tin trong hoạt động quản lý. Thông tin cần phải đáp ứng đủ 5
tiêu chuẩn sau: Thông tin phải đúng, nghĩa là phải chính xác, khách quan; Thông tin phải
đầy đủ; Thông tin phải kịp thời, sự trao đổi, gửi nhận thông tin phải nhanh chóng; Thông tin
phải gắn với quá trình, gắn với diễn biến của sự việc; Thông tin phải có nội dung, có giá trị.
Thông tin trong hệ thống quản lý: Thực chất của quá trình quản lý chính là quá trình
thông tin 2 chiều liên tục giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý trong một hệ thống, mà
cơ sở để hệ thống hoạt động có hiệu quả chính là hệ thống thông tin được tổ chức một cách
khoa học và hoạt động tự động dựa trên một nguyên tắc nhất định.
1.1.3. Khái niệm thông tin KH&CN.
Khái niệm về thông tin KH&CN theo Nghị định số 159/2004/NĐ-CP về hoạt động
thông tin KH&CN đã nêu rõ: “Thông tin KH&CN" là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức,
tri thức KH&CN (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân
văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản
lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội” và “Hoạt động thông
Thông tin chỉ đạo
Khách thể quản lý
Thông tin phản hồi
Chủ thể quản lý
6
tin KH&CN" là hoạt động nghiệp vụ về tìm kiếm, thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến thông tin
KH&CN; các hoạt động khác có liên quan trực tiếp và phục vụ cho các hoạt động nghiệp
vụ thông tin KH&CN.
Thông tin KH&CN về đối tượng quyền SHTT bao gồm các tư liệu liên quan đến các
chủ đề sau: Thông tin về quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
và công nghệ, thông tin về quyền SHCN; Tài liệu thiết kế, quy trình, phương án công nghệ,
hồ sơ kỹ thuật; Tài liệu chuyên môn dùng cho mục đích huấn luyện, đào tạo kỹ năng công
nghệ; Thông tin từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành; Kỷ yếu hội nghị, hội thảo; Giáo
trình, cẩm nang chuyên ngành; Catalo giới thiệu các máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ;
Các tài liệu khác: luận văn, đề tài, đề án,
1.2. Một số khái niệm về SHTT:
1.2.1. Nội dung quản lý SHTT (Theo Luật SHTT), gồm: Xây dựng chỉ đạo thực hiện
các chiến lược, chính sách bảo hộ SHTT; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật;
Tổ chức bộ máy quản lý SHTT; Cấp và thực hiện các thủ tục liên quan đến SHTT; Thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định; Tổ chức hoạt động thông tin, thông kê về SHTT;
Tổ chức hoạt động quản lý, giám sát về SHTT; Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức,
pháp luật về SHTT; Hợp tác quốc tế về SHTT.
1.2.2. Chính sách SHTT (Điều 8 Luật SHTT), gồm các nội dung: Công nhận và bảo hộ
quyền SHTT; Khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ; Hỗ trợ tài chính cho
chuyển giao, khai thác quyền SHTT; Ưu tiên đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực SHTT;
Huy động các nguồn lực
1.2.3. Cơ quan quản lý quyền SHHT (Điều 10, Điều 11 của Luật SHTT), gồm: Chính
phủ; Bộ KH&CN; Bộ VH,TT &DL, Bộ NN&PTNT, UBND các cấp.
1.2.4. Đối tượng của quyền SHTT, bao gồm:
a) Đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan:
- Đối tượng quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ( Điều
14 Luật SHTT, Công ước Berne).
- Đối tượng quyền liên quan: Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với:
cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa (điều 17 luật SHTT)
b) Đối tượng quyền SHCN: Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu (nhãn hiệu
hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
1.2.5. Nội dung quyền SHTT.
a) Nội dung quyền tác giả: bao gồm quyền nhân thân (bao gồm quyền không thể
chuyển giao, quyền có thể chuyên giao) và quyền tài sản.
Tác phẩm: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa
học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
b) Nội dung quyền liên quan: Quyền chủ sở hữu và quyền đối với cuộc biểu diễn; Quyền
đối với bản ghi âm, ghi hình; Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
c) Nội dung quyền SHCN: Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu (nhãn hiệu
hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
1.2.6. Vai trò của SHTT trong quá trình phát triển KT-XH
Thúc đẩy sáng tạo và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm,
hàng hoá. Sử dụng quyền lực nhà nước để bảo hộ chủ sở hữu và người có quyền sử dụng hợp
7
pháp; xử lý các hành vi phạm. Bảo hộ SHTT tạo sự công bằng có tác dụng kích thích, thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh.
1.3. Thông tin KH&CN trong quản lý và thực thi quyền SHTT.
1.3.1. Vai trò của thông tin KH&CN trong quản lý và thực thi quyền SHTT.
Hoạt động thông tin KH&CN về SHTT để tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức của doanh nghiệp và nhân dân về các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền
SHTT bằng nhiều hình thức đặc biệt là xây dựng các hệ thống thông tin trên Internet và
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để việc thực hiện các cam kết về
SHTT của Việt Nam thực sự có hiệu quả và đẩy mạnh bảo hộ quyền SHTT trong nước.
Hoạt động về thông tin giúp cho công tác quản lý và thực thi về các đối tượng quyền
SHTT được kịp thời, đầy đủ, thuận tiện; tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng
trong quản lý SHTT; giúp tra cứu, tìm kiếm thống kê, nhận diện đối tượng nhanh chóng,
chính xác giúp cho việc ra quyết định trong quản lý được chính xác, kịp thời, phù hợp với
quá trình sự việc đang diễn ra.
1.3.2. Các nguồn thông tin KH&CN trong quản lý và thực thi quyền SHTT.
- Nguồn thông tin quyền tác giả và quyền liên quan: Theo quy định, Cục bản quyền
tác giả thuộc Bộ VH,TT&DL là đầu mối tiếp nhận các thủ tục và cấp, sửa đổi, huỷ bỏ quyền
tác giả, quyền liên quan nên quản lý thông tin về quyền tác giả, quyền liên quan nếu các đối
tượng quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện đăng ký bảo hộ và Cục bản quyền tác giả là
đầu mối để cập nhật các thông tin quyền tác giả theo cam kết quốc tế. Ngoài ra còn có các
thông tin thông qua hệ thống báo chí, nhà xuất bản, các trang thông tin điện tử tổng hợp trên
Internet; hệ thống quản lý thông tin của các thư viện trong phạm vi cả nước; hệ thống kiểm
soát, giám sát của các cơ quan thẩm quyền.
- Nguồn thông tin KH&CN về quyền SHCN: Để bảo hộ quyền SHCN phải đăng ký tại
Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguồn thông tin giám sát các đối tượng
quyền SHTT xuất, nhập cảnh qua biên giới, các cảng biển cửa biển của Tổng cục Hải quan,
các Cục Hải quan của các tỉnh, thành phố. Nguồn thông tin Cục quản lý thị trường thuộc Bộ
Công thương; các Chi cục quản lý thị trường cấp tỉnh, thành phố,.
1.3.3. Các tổ chức quản lý, khai thác các nguồn thông tin KH&CN về quyền SHTT.
Kết luận Chƣơng 1:
Qua việc nghiên cứu, phân tích các khái niệm thông tin, thông tin trong quản lý, thông
tin KH&CN cho thấy vai trò của thông tin KH&CN trong hoạt động quản lý Nhà nước là rất
quan trọng; CNTT thực sự là công cụ tốt nhất để thực hiện cải cách hành chính, nó tác động
sâu sắc đến các hoạt động của cơ quan Nhà nước, giúp cho việc truyền nhận, điều hành, xử
lý công việc, nắm bắt thông tin về các đối tượng quản lý được kịp thời, chính xác, tiết kiệm
thời gian, công sức; đồng thời tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý hành chính Nhà nước; thông qua các hệ thống thông tin trên mạng Internet mà các doanh
nghiệp, người dân được tiếp cận với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước và thực hiện trao đổi thông tin với các cơ quan Nhà nước để giải quyết các thủ tục
hành chính một cách thuận lợi, nhanh chóng.
SHTT là tài sản trí tuệ của các tổ chức, công dân; trong thời đại công nghệ thông tin,
kinh tế tri thức, SHTT đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước. SHTT thúc đẩy sáng tạo, khuyến kích cạnh tranh lành mạnh,
tạo sự công bằng cho các tổ chức người dân, nâng cao sức cạnh của các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ; sử dụng quyền lực nhà nước để bảo hộ SHTT bằng các quy định của pháp luật và
bộ máy quản lý Nhà nước về SHTT từ cấp Trung ương đến các địa phương, do SHTT là
một lĩnh vực mới và khó vì có liên quan nhiều đến hệ thống luật pháp và các cam kết quốc
tế, SHTT lại tác động sâu sắc và ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; do
vậy, hoạt động quản lý và thực thi về SHTT của Nhà nước cần phải nâng cao hiệu lực, hiệu
8
quả đặc biệt là phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng hệ thống thông tin KH&CN
trong các hoạt động quản lý về SHTT.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ THỰC THI QUYỀN SHTT TẠI THANH HOÁ.
2.1. Đặc điểm tình hình của tỉnh Thanh Hoá.
Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về
phía Nam; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ
An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào; phía Đông giáp Vịnh Bắc
Bộ. Diện tích tự nhiên trên 11.000 km2, dân số trên 3,4 triệu người; có 27 huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc, tổng số có 637 xã, phường, thị trấn; có 21 sở, ban, ngành cấp tỉnh.
Cho đến hết năm 2010 có gần 7.800 doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2006-2010 đạt 11,3%. đến hết 2010 GDP bình quân đầu người ước đạt 810 USD.
- Thuận lợi: Nền kinh tế đang tiếp tục tăng trưởng nhanh, năm 2005 Tỉnh uỷ đã ban
hành Nghị quyết 10 về phát triển các doanh nghiệp nên số lượng các doanh nghiệp trong
những năm vừa qua tăng nhanh, các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển
mạnh; các lĩnh vực văn hoá - xã hội đang được quan tâm phát triển ngày càng phong phú, đa
dạng; do vậy, nhu cầu về bảo hộ các đối tượng quyền SHTT ngày càng lớn; Tỉnh đã có ban
phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác
quản lý và thực thi quyền SHTT.
- Khó khăn: Thanh Hoá là một tỉnh địa bàn rộng, dân số đông (trên 3,4 triệu), các chỉ
số tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tỉnh rộng lại có có 27 huyện
637 xã nhưng lực lượng chức năng phục vụ cho quản lý SHTT còn mỏng. SHTT là một lĩnh
vực mới, công tác tuyên truyền về SHTT chưa sâu rộng đến các tổ chức, công dân trên địa
bàn, do vậy nhận thức của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn còn chưa đồng đều,
việc xây dựng các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
2.2. Kết quả khảo sát về hiện trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại
các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
2.2.1 Chọn mẫu và phương pháp khảo sát
- Chọn Mẫu 01: Phiếu khảo sát hiện trạng về công tác quản lý và thực thi quyền
SHTT. Nội dung khảo sát: Các đối tượng quyền SHTT nào đơn vị đang quản lý và thực thi?
Hiện trạng tổ chức, bộ máy quản lý và thực thi sở hữu trí tuệ tại đơn vị? Công tác quản lý và
thực thi quyền SHTT tại đơn vị? Công tác phối hợp với các đơn vị? nhận xét đánh giá chung
về công tác quản lý, thực thi về quyền SHTT của đơn vị?
- Phương pháp khảo sát: Sử dụng phương pháp điều tra. Phỏng vấn trực tiếp; Sử dụng
phương pháp xin ý kiến chuyên gia; Phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Khảo sát 07 phiếu theo mẫu trên tại 07 đơn vị: Sở KH&CN; Sở Công thương, Chi
cục QLTT Thanh Hoá; Sở KH&ĐL, Hải quan Thanh Hoá, Sở VH,TT&DL; Sở TT&TT tỉnh
Thanh Hoá và tham khảo tài liệu, báo cáo có liên quan khác.
2.2.2. Kết quả thu nhận về hiện trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại các
cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
a) Về công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại Thanh Hoá.
Bảng 1: Tổ chức bộ máy quản lý và thực thi quyền SHTT tại Thanh Hoá.
TT
Tên đơn vị
Số lượng cán
bộ làm SHTT
Tổ chức
Tỷ lệ đã BD về
kiến thức SHTT
Có lãnh đạo phụ
trách
1
Sở KH&CN
03
Phòng
100%
01 - Kiêm nhiệm
2
Sở VH,TT &DL
02
Phòng
50%
01- Kiêm nhiệm
3
Sở KH&ĐT
08
Phòng
75%
01- Kiêm nhiệm
4
Sở TT&TT
04
Phòng
50%
01 -Kiêm nhiệm
5
Chi Cục QLTT
49
Phòng, đội
100%
01 -Chuyên trách
6
Cục Hải quan
07
Phòng
100%
01- Kiêm nhiệm
9
- Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật: Chủ tịch UBND tỉnh
Ban hành các quyết định kiện toàn thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm
SHTT và gian lận thương mại và Ban hành các Kế hoạch hàng năm để thực hiện. Các đơn
vị Sở KH&CN, Sở VH,TT&DL, Sở TT&TT đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực
hiện các Nghị định 100, NĐ 103, NĐ 105, NĐ 106, NĐ 97 của Chính phủ và Ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện các thông tư hướng của các bộ, ngành, liên quan.
- Cấp và thực hiện các thủ tục liên quan đến SHTT: Theo thống kê tại Sở KH&CN:
Số lượng Văn bằng được Nhà nước bảo hộ trên địa bản tỉnh Thanh Hóa, tính đến 7/2011:
Văn bằng SHCN được bảo hộ (2006-2010): 394 chiếc, trong đó: Bằng độc quyền sáng chế,
Giải pháp hữu ích: 04; Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp: 25; Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu: 362; Chỉ dẫn địa lý: 02. Về thời gian đăng ký: năm 2006: 33 nhãn hiệu; năm
2007: 57 nhãn hiệu; năm 2008: 64 nhãn hiệu; năm 2009:73 nhãn hiệu; năm 2010: 96 nhãn
hiệu và 07/2011: 67 nhãn hiệu. Một số doanh nghiệp có nhiều nhãn hiệu đăng ký như: Công
ty cổ phần Vật tư y tế: 77; Công ty thuốc lá Thanh Hóa: 31; Công ty đá Quý hảo: 17 nhãn
hiệu đăng ký. Trong thời gian từ 2008 đến nay, Sở TT&TT phối hợp hướng dẫn đăng ký
bảo hộ 180 tên miền Internet tiếng Việt; Trong lĩnh vực Bản quyền tác giả, cấp phép xuất
bản về bản tin hàng tháng là 24, cấp phép theo năm là 02; số lượng các trang thông tin điện
tử tổng hợp cho phép đăng tải thông tin các bài báo khoa học trên địa bàn tỉnh là 08;
Chương trình truyền hình của tỉnh đã phát qua kênh vệ tinh (qua VTC), nội dung phát sóng
ngày càng phong phú. Sở VH,TT&DL đã phối hợp với Cục bản quyền tác giả hướng dẫn,
cấp cho 12 tập thể và nhiều cá nhân xin cấp phép bản quyền: Tập sách Dư địa chí cho các
huyện, các tác phẩm chuyện, thơ của các tác giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Tổ chức hoạt động quản lý, giám sát về SHTT. Kết quả số liệu về tổ chức hoạt động
quản lý, giám sát về SHTT từ 01/2001 đến tháng 8/2011 của của tỉnh cho thấy:
Bảng 2: Thống kê số vụ vi phạm theo các cơ quan thực thi kiểm tra.
TT
Đơn vị kiểm tra
Số vụ vi phạm
1
Công an kiểm tra phát hiện
280
2
Chi cục quản lý thị trường.
2.621
3
Sở Khoa học và Công nghệ
526
4
Sở Y tế
670
5
Các cơ quan khác (VH,TT&DL, TT&TT, Cục hải quan,.).
293
Tổng số (giá trị hàng hóa cho các vụ 8,87 tỷ đồng)
4.390
Bảng 3: Thống kê số lượng vi phạm theo đối tường quyền SHTT
TT
Tên đối tƣợng quyền SHTT
Số lƣợng vi
phạm
Đơn vị
1
Vỏ đệm giả nhãn hiệu
256
chiếc
2
Rượi giả nhãn hiệu:
19.694
chai
3
Bia giả nhãn hiệu
16.638
chai/hộp
4
nước giải khát
13.530
chai
5
Mì chính, bột ngọt giả nhãn hiệu:
5.622
kg
6
Văn hóa phẩm vi phạm bản quyền
11.950
quyển/chiếc
7
Linh kiện xe máy vi phạm sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp
1.865
chiếc
8
Ke chống bão giả kiểu dáng
32.830
chiếc
9
Thuốc lá giả nhãn hiệu.
509.230
bao
10
Nước rửa chén giả nhãn hiệu.
3.457
chai
10
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định.
Bảng 4: Thống kê số vụ vi phạm theo số liệu của Chi cục quản lý thị trường Thanh Hóa
Thời
gian
Số vụ
xử lý
Số lượng đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
2006-
2007
38 vụ
Kiểu dáng công nghiệp (Vi phạm kiểu
dáng công nghiệp phụ kiện xe máy
Honda; vi phạm kiểu dáng công nghiệp
nước rửa chén của các cơ sở sản xuất,.
14
- Tổng tiền xử phạt:
131 triệu đồng.
- Đưa ra toà: 01 vụ. tên
TM
"KIMCHUNG"
Nhãn hiệu hàng hóa: Mỳ chính giả nhãn
hiệu Aone, Vedan; bình ga giả nhãn hiệu;
mực in giả nhãn hiệu HP, canom, Epson;
bàn là giả nhãn hiệu; đề can giả nhãn hiệu
24
2008-
2009
138 vụ
Bản quyền tác giả ( tác phẩm, sách lậu)
06
- Tiêu hủy 351 quyển
sách; Tịch thu trên 3.140
cuốn sách vi phạm bản
quyền do in lậu.
Bản quyền phần mềm máy tính
3
Tiêu huỷ 371 đĩa phần
mềm chương trình máy
tính
Băng đĩa
24
Tiêu huỷ 10.171 băng đĩa
nhạc, biểu diễn nghệ thuật
Kiểu dáng công nghiệp
16
Xử phạt tiền
Nhãn hiệu hàng hóa
88
Xử phạt tiền
Tổng kinh phí xử phạt
242 triệu đồng.
Phân tích số liệu kiểm tra, thanh tra của các cơ quan từ 2006 đến 2010 cho thấy chiều
hướng vi phạm về quyền SHTT trên địa bàn tỉnh có chiều hướng ngày càng gia tăng, do một
số tác động của quá trình hội nhập, ngoài các tác động tích cực vẫn có những tác động tiêu
cực: Người tiêu dùng ham giá rẻ không chú ý đến thật giả của nhãn hiệu; các công nghệ làm
hàng giả mạo nhãn hiệu, kiểu dáng ngày càng cao, dùng nhiều hình thức để dánh lừa người
tiêu dùng: hàng ngoại giả ngoại; nội giả ngoại, ngoại giả nội,. miễn sao là đối tượng vi phạm
lợi dụng được các nhãn hiệu nổi tiếng để làm giả vì mục đích siêu lợi nhuận.
- Tổ chức hoạt động thông tin KH&CN về SHTT trên Websites:
Bảng 5: Thống kê các trang Website cung cấp thông tin về SHTT cho tổ chức, công dân.
TT
Tên cơ quan
Có
Websites
Thời gian
Mở chuyên mục hoặc đưa tin về SHTT
1
Sở KH&CN
Đã có
2007
Có chuyên mục, không cập nhật thông tin
2
SởVH,TT& DL
Đã có
2011
Chưa có chuyên mục.
3
Sở TT&TT
Đã có
2008
Có chuyên mục, cập nhật thông tin báo
chí có liên quan đến Thanh Hoá.
4
Cục QLTT
Chưa có
Có CSDL chưa đưa được lên Internet.
5
Sở KH&ĐT
Đã có
2010
Chưa liên kết CSDL đăng ký kinh doanh
đưa lên mạng Internet.
6
Cục hải quan
Đã có
2010
Cập nhật còn hạn chế
2.2.3. Bàn luận kết quả thực trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại các đơn vị.
a) Những mặt mạnh: Đến nay toàn tỉnh có 394 văn bằng bảo hộ SHCN; các doanh
nghiệp lớn đã quan tâm trong bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ; công tác tuyên truyền đã
11
có nhiều triển biến tích cực, tuy chưa phong phú đa dạng; công tác phối hợp đang được tăng
cường theo Ban phòng chống buôn lậu là chính; công tác giám sát, thanh tra kiểm tra được
đẩy mạnh; trong 5 năm thanh tra kiểm tra phát hiện 4.390 vụ xâm phạm quyền SHTT. đã
hình thành được tổ chức, bộ máy quản lý và thực thi quyền SHTT tại các ngành chức năng;
một số đơn vị quan tâm cử cán bộ đi đào tạo, huấn về SHTT thường xuyên, tuy chưa được
đào tạo nâng cao; một số đơn vị đã có trang Websites tuy còn mức độ đơn giản; đã ban hành
các văn bản hướng dẫn thực thi quyền SHTT.
b) Những tồn tại hạn chế:
- Thanh Hóa là một tỉnh đông dân trên 3,4 triệu dân, đến nay có gần 7.800 doanh
nghiệp, nhưng mới có 394 văn bằng được bảo hộ SHTT, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần
như chưa quan tâm bảo hộ; nhận thức của doanh nghiệp và người dân về vai trò của SHTT
trong thời kỳ hội nhập kinh tế còn nhiều hạn chế; công tác phối hợp trong quản lý và thực
thi của các ngành chức năng tại tỉnh còn nhiều bất cập; tỷ lệ vi phạm bản quyền tác giả,
băng đĩa lậu còn cao, bản quyền phần mềm vi phạm trên 80%.
- Bước vào hội nhập các nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của các nước ngoài bảo hộ vào
nước ta rất lớn; phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, sử
dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao cũng rất khó khăn trong công tác
giám sát, quản lý SHTT.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý và thực
thi về quyến SHTT còn nhiều hạn chế, nhất là kỹ năng khai thác sử dụng CNTT. Hệ thống
giám định về xâm phạm quyền SHTT chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều vi phạm về quyền SHTT
phải gửi mẫu đi các cơ sở của Trung ương.
- Sự phối hợp trao đổi thông tin chuyên môn, nghiệp vụ giữa các đơn vị còn đơn giản
chủ yếu là theo phương thức thủ công; Thực hiện chế độ thông tin báo cáo giữa một số
huyện với các đơn vị quản lý cấp tỉnh còn không kịp thời. Có đến 70% người tiêu dùng
vùng nông thôn chưa tiếp cận được với thông tin về hàng thật, hàng giả
c) Nguyên nhân:
- Cơ sở vật chất, thiết bị đo lường, thiết bị CNTT, mạng máy tính, phần mềm hỗ trợ,
hệ thống giám định SHTT chưa được quan tâm đầu tư cho các đơn vị chức năng.
- Địa bàn Thanh Hoá rộng, lực lượng quản lý và thực thi còn quá mỏng, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao, thiếu thông tin, thiếu các công cụ, phương tiện kỹ thuật để
kiểm tra, giám định SHTT; Thông tin về quyền SHTT, các tiêu chí để đánh giá, nhận diện
các đối tượng quyền SHTT chưa cung cấp đầy đủ đến các tổ chức, doanh nghiệp kịp thời.
- Tỉnh chưa có chính sách thông tin KH&CN về SHTT, chính sách hỗ trợ kinh phí cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng và đăng ký các nhãn hiệu, chính sách đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý và thực thi quyền SHTT.
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng các nguồn thông tin KH&CN về quyền SHTT
tại Thanh Hoá.
2.3.1. Chọn mẫu và phương pháp khảo sát:
- Chọn Mẫu 02: Phiếu khảo sát về thực trạng và nhu cầu hệ thống thông tin KH&CN
phục công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại các đơn vị. Nội dung khảo sát về: Phương
thức trao đổi thông tin? Thực trạng về ứng dụng CNTT? Ý kiến đánh giá khả năng đáp ứng
của các hệ thống thông tin? các kiến nghị, đề xuất các nhu cầu ứng dụng CNTT phục vụ
công tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại đơn vị?
- Phương pháp khảo sát: Sử dụng phương pháp điều tra; Phỏng vấn trực tiếp; Quan sát
trực tiếp tại các đơn vị; Số lượng phiếu điều tra: 06 phiếu, nội dung theo Mẫu 02.
- Khảo sát tại 06 đơn vị: Sở KH&CN; Chi QLTT Thanh Hoá thuộc Sở Công thương;
Sở KH&ĐT, Cục Hải quan Thanh Hoá, Sở VH,TT&DL; Sở TT&TT tỉnh Thanh Hoá.
12
2.3.2. Kết quả thu nhận thực trạng các nguồn thông tin KH&CN về quyền SHTT tại
các đơn vị.
Bảng 6: Thực trạng việc trao đổi khai thác thông tin KH&CN về SHTT tại các đơn vị.
TT
Tên cơ
quan
Các phương thức trao đôi thông tin
Thực trạng ứng dụng CNTT
trong quản lý về SHTT
Với CQ TW
Các đơn vị
chức năng
của tỉnh
Các tổ chức
DN, công dân
Số
máy
tính
Phần mềm
chuyên
ngành
Cán bộ
biết
dùng
CNTT
1
Sở
KH&C
N
Văn bản giấy tờ;
thư điện tử,
Websites, điện
thoại, gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ; thư điện
tử, điện thoại,
gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
01
Chưa có,
đang khai
thác PM từ
Cục SHTT
03
2
Sở VH,
TT&DL
Văn bản giấy tờ,
điện thoại, gặp
trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
04
Chưa có
03
3
Sở
TT&TT
Văn bản giấy tờ;
thư điện tử, điện
thoại, gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
04
Có nhưng
còn đơn
giản, chưa
liên kết
02
4
Cục
QLTT
Văn bản giấy tờ;
thư điện tử, điện
thoại, gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
168
Có nhưng
còn đơn
giản, chưa
liên kết
49
5
Sở
KH&
ĐT
Văn bản giấy tờ;
Websites, điện
thoại, gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
08
Có, nhưng
chưa liên
kết.
06
6
Cục hải
quan
Văn bản giấy tờ;
Websites, điện
thoại, gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
Văn bản giấy
tờ, điện thoại,
gặp trực tiếp
07
Khai thác
PM, từ Tổng
cục
07
2.3.3. Bàn luận, phân tích các kết quả.
Về khả năng đáp ứng về công tác thông tin trong quản lý và thực thi quyền SHTT của
các đơn vị.
- Các phương thức gửi nhận và xử lý thông tin về SHTT giữa các đơn vị chủ yếu là
vẫn theo phương thức truyền thống, là gửi các văn bản giấy tờ theo đường Bưu điện, một số
thông tin có gửi qua thư điện tử và điện thoại.
- Phần lớn các hệ thống thông tin còn đơn lẻ, chưa có sự liên thông theo chiều ngang
để trao đổi thông tin nâng cao tính phối hợp giữa các đơn vị. Một số đơn vị đã có Websites
nhưng chưa có chuyên mục riêng cho công tác quản lý và thực thi quyền SHTT, nên thông
tin KH&CN về quyền SHTT đến các doanh nghiệp và công dân còn nhiều hạn chế.
- Hạ tầng trang thiết bị máy tính, mạng máy tính phục vụ công tác cập nhật, quản lý,
lưu trữ, trao đổi thông tin về SHTT trong các đơn vị chức năng của tỉnh còn thiếu, một số
máy tính đã cũ chưa được nâng cấp, nhiều đơn vị kết nối Internet nhưng đường truyền giá rẻ
nên rất chậm, khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn thông tin từ trong nước và quốc tế.
- Về nhân lực SHTT tại các đơn vị trình độ khai thác, kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin của cán bộ làm công tác quản lý và thực thi quyền SHTT còn yếu.
Về nhu cầu thông tin KH&CN phục vụ quản lý quyền SHTT của các đơn vị trong tỉnh
13
Cần phải liên kết được thông tin từ nhiều nguồn để làm giàu tài nguyên thông tin
KH&CN về SHTT, công tác quản lý và thực thi có hiệu quả cao: Thông tin tuyên truyền về
đối tượng quyền SHTT; Thông tin SHTT của quốc tế và các nước trong khu vực; Thông tin
SHTT từ các Bộ, ngành chức năng; Thông tin chỉ đạo điều hành về công tác SHTT của tỉnh;
Thông tin phối hợp trong quản lý và thực thi quyền SHTT tại các đơn vị trong tỉnh; Thông
tin về tiêu chí, tiêu chuẩn, giám định sản phẩm; Thông tin về kiểm tra và xử lý các vi phạm,.
Kết luận chƣơng 2:
Qua kết điều tra, khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý và thực
thi quyền SHTT, và thực trạng hệ thống thông tin thực hiện công tác quản lý Nhà nước về
SHTT tại các đơn vị cho thấy: Trong những năm vừa qua các cơ quan đơn vị được giao
nhiệm vụ quản lý thực thi về quyền SHTT trên địa bàn tỉnh đã bước đầu quan tâm triển khai
được nhiều công việc, tổ chức bộ máy quản lý đã hình thành và đang tiếp tục đào tạo để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyên truyền đang được thực hiện thông
qua nhiều hình thức; các văn bản hướng dẫn về SHTT đã được các đơn vị quan tâm triển
khai thực hiện, một số doanh nghiệp lớn trong tỉnh đã quan tâm đến bảo hộ SHTT; công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý xâm phạm quyền SHTT đã được triển khai tích cực,.Tuy nhiên
trong quản lý và thực thi quyền SHTT của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể: Nhận thức
về quyền SHTT có triển biến nhưng chưa đồng đều, các văn bản Luật đang phải sửa đổi,
điều chỉnh nhiều lần; các hình thức phổ biến, tuyên truyền còn chưa phong phú đa dạng, các
văn bản hướng dẫn phát hành chưa đến đủ được các doanh nghiệp, công dân; các doanh
nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm đến bảo hộ SHCN nên tổng số văn bằng bảo hộ SHTT
còn khiêm tốn so với qui mô, số lượng các doanh nghiệp của tỉnh; Cơ sở vật chất, trang thiết
bị đo lường, thiết bị CNTT, mạng máy tính, phần mềm hỗ trợ, hệ thống giám định SHTT
chưa được quan tâm đầu tư cho các đơn vị chức năng. SHTT là lĩnh vực mới; công tác phối
hợp thông tin trong quản lý và thực thi quyền SHTT giữa các đơn vị chưa chặt chẽ; các tổ
chức doanh nghiệp và công dân chưa tiếp cận được nhiều thông tin về SHTT, nên còn thiếu
các tiêu chí đánh giá các đối tượng quyền SHTT để xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm
đảm bảo chất lượng và được bảo hộ SHTT; trong hoạt động thực thi việc cung cấp các
thông tin hỗ trợ để phân biệt, so sánh, giám sát các đối tượng quyền SHTT đã đăng ký bảo
hộ và các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường còn chưa kịp thời và đầy đủ; hệ thống
thông tin về SHTT trong các cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có
giải pháp để liên kết các nguồn thông tin để nâng cao hoạt động quản lý và thực thi quyền
SHTT tại các đơn vị. Do vậy, cần phải có giải pháp để xây dựng hệ thống thông tin
KH&CN về SHTT và thực hiện liên kết các nguồn thông tin nâng cao công tác quản lý và
thực thi quyền SHTT cho các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ
THỰC THI QUYỀN SHTT TẠI THANH HÓA.
3.1. Nhóm giải pháp xây dựng các tiêu chí để liên kết các nguồn thông tin
KH&CN về SHTT.
3.1.1. Giải pháp xây dựng các tiêu chí thông tin KH&CN về quyền SHTT
3.1.1.1 Mục đích xây dựng hệ thống các tiêu chí thông tin KH&CN về quyền SHTT.
Tiêu chí thông tin KH&CN về quyền SHTT gồm 03 hệ thống tiêu chí:
- Hệ thống tiêu chí thông tin KH&CN đánh giá các đối tượng quyền SHTT nhằm:
Phục vụ cho các cơ quan thẩm quyền chuẩn hoá thông tin KH&CN về các đối tượng SHTT;
Tuyên truyền, phổ biến trên môi trường mạng (Internet) để công khai, minh bạch các tiêu
chí giúp các tổ chức, cá nhân xây dựng, hoàn thiện đối tượng quyền SHTT của mình đảm
bảo chất lượng và thực hiện đăng ký bảo hộ quyền SHTT với các cơ quan thẩm quyền.
14
- Hệ thống tiêu chí thông tin quản lý làm cơ sở cho xây dựng các CSDL các đối tượng
quyền SHTT trong hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý các đối tượng quyền SHTT
được chính xác, khoa học, thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, có thể cung cấp thông tin hỗ
trợ cho việc so sánh, kiểm tra, đối chiếu với thực tế để xác định xâm phạm quyền SHTT
đảm bảo hiệu quả công tác quản lý.
- Hệ thống tiêu chí thông tin về quy trình xác định xâm phạm quyền SHTT của các đối
tượng quản lý phục vụ cho công tác thực thi quyền SHTT được thực hiện theo các chuẩn
mực, thông qua các quy trình và có sự hỗ trợ của hệ thống thông tin quản lý để xác định
xâm phạm quyền SHTT được kịp thời, chính xác, đặc biệt hỗ trợ cung cấp thông tin để so
sánh, đánh giá, nhận diện thông tin, hình ảnh, sơ đồ phân biệt hàng thật, hàng giả của các
nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ cho cán bộ làm công tác chống buôn lậu tại các Chi cục quản lý
thị trường và thanh tra các đơn vị chức năng ở các cấp quản lý.
Hệ thống các tiêu chí còn là cơ sở để phân tích, thiết kế các CSDL, phần mềm, trang
Websites phục vụ cho công tác quản lý và thực thi quyền SHTT có hiệu quả cao.
3.1.1.2. Nội dung các tiêu chí thông tin về các đối tượng của quyền SHTT:
a) Tiêu chí thông tin về quyền tác giả và quyền liên quan.
1. Tiêu chí thông tin về quyền tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Qua các khái niệm Tác phẩm ta thấy cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá, phân biệt
quyền tác giả đối với các tác phẩm, đặc biệt là việc hỗ trợ cho xử lý các tranh chấp.
Các tiêu chí đánh giá một tác phẩm:
TT
Tên tiêu
chí
Cơ sở để xây dựng
tiêu chí
Ý nghĩa của nội dung tiêu chí
1
Sự sáng
tạo của
con ngƣời
Điều 14, khoản 3 Luật
SHTT qui định tác phẩm
“phải do tác giả trực tiếp
sáng tạo bằng lao động trí
tuệ của mình mà không sao
chép từ tác phẩm của người
khác”.
Khi đánh giá các tác phẩm phải xem xét
khía cạnh có phải đây là sự sáng tạo của
con người hay không? Đặc biệt các tác
phẩm tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng
dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến
trúc; bản họa đồ
2
Nội dung
tinh thần
Bất kỳ một tác phẩm do con
người tạo ra phải chứa đựng
nội dung tinh thần nhất định.
Tác phẩm Văn học thể hiện thông qua
ngôn ngữ thể hiện tư tưởng, tình cảm của
tác giả; Tác phẩm âm nhạc là cảm xúc,
cảm nhận, tình cảm thể hiện qua sự sắp
đặt âm thanh, tạo giai điệu. Trong tác
phẩm hội họa là cảm xúc nẩy sinh khi
ngắm bức họa,.
3
Thể hiện
bằng
phƣơng
thức hay
hình thức
con ngƣời
có thể tiếp
cận:
Luật SHTTđịnh nghĩa: Tác
phẩm là các sản phẩm sáng
tạo trong lĩnh vực văn học,
nghệ thuật và khoa học thể
hiện bằng bất kỳ phương
thức hay hình thức nào
Một ý tưởng chưa được thể hiện, chưa
được trình bày thì không thể được bảo hộ.
Thông qua các hình thức: Bằng chữ viết,
các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố
cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh dưới
dạng vật chất nhất định,. để từ đó có thể
nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt được
tác phẩm
4
Mang đặc
trƣng
riêng của
tác giả:
Luật SHTT năm 2005, sửa
đổi năm 2009 tại Điều 8.
“Tác giả là người trực tiếp
sáng tạo ra một phần hoặc
toàn bộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học”
- Đặc trưng riêng mang tính cá nhân của
tác giả sẽ giúp ta phân biệt những tác
phẩm văn học với các bức thư, những
công văn trao đổi, bài thuyết trình.
15
5
Tính mới
của tác
phẩm
“Sáng tạo” đã bao hàm tính
mới
Quyền tác giả không bảo hộ một sản
phẩm mới, mà bảo hộ thành quả sáng tạo
của tác giả. Phát minh khoa học không
được bảo hộ với tư cách sáng chế vì nó
thiếu 01 tiêu chí cơ bản “Tính mới”.
6
Mục đích
ý nghĩa
của tác
phẩm
Bất kỳ tác phẩm nào con
người sáng tạo ra đều có
mục đích
Tác giả của một tác phẩm đương nhiên
hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm do
mình sáng tạo, không phụ thuộc vào mục
đích, ý nghĩa của tác phẩm.
7
Chất
lƣợng và
khối
lƣợng:
Chất lượng là quan điểm
đúng, sai; tốt - xấu được thể
hiện ngay trong tác phẩm.
Khối lượng là lượng từ ngữ,
trang viết; khối lượng tác
phẩm điêu khắc,
- Quan điểm đúng- sai, tốt-xấu của tác giả
không ảnh hưởng đến quyền tác giả. Tuy
nhiên, để đánh giá, phân biệt tác phẩm
cũng cần đến yếu tố chất lượng và khối
lượng như số lượng từ ngữ, trang viết,.
cần lượng vật chất nhất định trong thể
hiện tác phẩm.
8
Công sức
và chi phí
"sáng tạo" là hoạt động trí
tuệ của con người nên phải
tốn công sức và chi phí.
Quyền tác giả không bảo hộ sự đầu tư.
Tuy nhiên khi đánh giá tác phẩm cũng
cần phải có tiêu chí này để phân biệt các
tác phẩm đặc biệt là bảo hộ phần mềm
máy tính.
9
Phạm
pháp hoặc
vi phạm
đạo đức
Theo các cam kết của Việt
Nam về bảo hộ quyền SHTT
Hiệp định TRIPS
Các tác phẩm sẽ không được bảo hộ nếu
trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng
hoặc tổn hại đến an ninh quốc gia.
2. Tiêu chí các thông tin phục vụ cho quản lý và thực thi về quyền tác giả.
Cơ sở xây dựng: Nếu có giấy phép đăng ký sẽ dễ dàng kết nối thông tin với Cục bản
quyền qua mạng Internet để xác định quyền tác giả cho tác phẩm; nếu không đăng ký phải
dựa vào các thông tin đặc tả của tác phẩm để cập nhật các thông tin.
a) Tiêu chí thông tin quản lý về đối tƣợng quyền tác giả
TT
Tên tiêu chí thông tin của
đối tƣợng quyền tác giả
Mục đích sử dụng trong công tác quản lý và thiết kế
CSDL.
1
Tên tác phẩm
Xác định tên tác phẩm cần quản lý.
2
Loại hình tác phẩm
Các loại tác phẩm VH, NT, KH, phần mềm máy tính.
3
Tên tác giả
Xác định tên cá nhân hoặc tên của đồng tác giả
4
Chủ sở hữu quyền tác giả:
Xác định chủ sở hữu quyền tác giả
5
Nội dung chính tác phẩm
Thông tin mô tả nội dung tác phẩm cần bảo hộ
6
Thời điểm công bố
Thời điểm phát sinh quyền
7
Ngày đăng ký
Ngày đăng ký (nếu có)
8
Địa điểm công bố
Nơi công bố hoặc tên và địa chỉ các phương tiện thông
tin đại chúng sử dụng để công bố.
9
Số đăng ký
Để tra cứu, tìm giấy phép nếu có.
10
Đơn vị cấp giấy chứng
nhận
Đơn vị cấp giấy chứng nhận hoặc xuất bản, nếu có giấy
phép đăng ký.
b) Tiêu chí thông tin xác định xâm phạm quyền tác giả: Mục đích phục vụ công tác thực
thi, kiểm tra về đối tượng quyền tác giả.
16
1
Tên tác phẩm
Căn cứ theo tên tác phẩm theo giấy phép hoặc tác
phẩm đã công bố được phát sinh quyền.
2
Loại hình
Căn cứ vào loại hình tác phẩm theo giấy phép hoặc tác
phẩm đã công bố.
3
Tác giả, đồng tác tác giả của
tác phẩm
Xác định người đứng tên hoặc tên của các đồng tác giả
của tác phẩm.
4
Tính nguyên gốc
Do tác giả sáng tạo, không sao chép; căn cứ vào các
tiêu chí đánh giá tác phẩm để phân biệt nếu có xâm
phạm quyền.
5
Mục đích sử dụng tác phẩm,
một phần tác phẩm
Kinh doanh, học tập, nghiên cứu, giảng dạy, truyền đạt
đến công chúng,.
6
Các trích dẫn nếu là bản sao,
trích;
Tính hợp lý của của trích dấn so với ý tác giả, mục
đích sử dụng của bản sao, trích dẫn.
7
Tính nguyên vẹn của tác
phẩm
Căn cứ hành vi sửa chữa, cắt xén có gây phương hại
đến danh dự và uy tín của tác giả.
8
Có phép hoặc có hình thức
cho phép khác để sử dụng
tác phẩm
Căn cứ theo giấy phép sử dụng hoặc hình thức cho
phép sử dụng của tác giả, đồng tác giả.
9
Thông tin tố cáo, khởi kiện
xâm phạm quyền
Căn cứ theo đơn tố cáo, khởi kiện các hình thức xâm
phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Căn cứ vào các nội dung trên có thể đánh giá, xác định được các hành vi xâm phạm
quyền tác giả hay không, theo điều 25 Luật SHTT Việt Nam.
3. Tiêu chí các thông tin về quy trình để thực thi quyền liên quan:
a) Tiêu chí thông tin quản lý về quyền liên quan (Theo giấy chứng nhận đăng ký)
1
Tên chương trình
Tên của chương trình đăng ký
2
Loại hình.
Cuộc biểu diễn của người biểu diễn; bản ghi âm,
ghi hình; cuộc phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hoá
3
Chủ sở hữu
Người sở hữu chương trình
4
Ngày đăng ký:
Ngày đăng ký sử dụng quyền.
5
Đơn vị cấp giấy chứng nhận.
Tên đơn vị cấp chứng nhân
6
Số đăng ký.
Số giấy chứng nhận nếu có
7
Thời hạn bảo hộ quyền
Theo giấy chứng nhận
b) Tiêu chí thông tin xác định xâm phạm quyền liên quan
(trên cơ sở so sánh với thông tin đang quản lý về đối tượng quyền liên quan)
1
Tên chương trình
Căn cứ tên chương trình đăng ký theo giấy phép và
chương trình đang thực hiện.
2
Loại hình.
Xác định loại hình theo đối tượng quyền liên quan.
3
Chủ sở hữu
Người sở hữu chương trình theo giấy phép đăng ký.
Thời hạn bảo hộ quyền
Theo giấy phép đăng ký.
4
Ngày đăng ký
Ngày đăng ký sử dụng quyền.
5
Đơn vị cấp giấy chứng nhận.
Tên đơn vị cấp chứng nhân
6
Mục đích sử dụng quyền liên
quan
Sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, giảng dạy, học
tập, truyền đạt đến công chúng,
17
7
Các hình thức sử dụng quyền
liên quan
Thuê, mượn hoặc không có
8
Có phép hoặc có hình thức
cho phép khác để sử dụng
quyền
Căn cứ theo giấy phép, giấy uỷ quyền hoặc hình thức
khác hợp lệ.
9
Thông tin tố cáo, khởi kiện về
xâm phạm quyền liên quan;
Căn cứ vào nội dung đơn tố cáo, khởi kiện về hình
thức xâm phạm quyền.
Căn cứ vào các nội dung trên có thể đánh giá, xác định được các hành vi xâm phạm
quyền tác giả hay không, theo điều 35 Luật SHTT Việt Nam.
b) Tiêu chí các thông tin KH&CN về SHCN:
1. Tiêu chí thông tin bảo hộ các đối tượng quyền SHCN
a) Tiêu chí bảo hộ cho sáng chế
1
Tính mới;
2
Trình độ sáng tạo;
3
Có khả năng áp dụng công nghiệp;
b) Tiêu chí bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp
1
Tính mới;
2
Trình độ sáng tạo;
3
Có khả năng áp dụng công nghiệp;
c) Tiêu chí bảo hộ cho nhãn hiệu:
1
Yếu tố độc đáo, dễ nhận biết;
2
Không trùng hoặc không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang
được bảo hộ;
3
Không trùng với nhãn hiệu của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ bảo hộ
chưa quá 5 năm;
4
Không trùng với nhãn hiệu nổi tiếng;
5
Không trùng với tên thương mại với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
6
Không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người khác trừ
trường hợp được người đó cho phép
Các tiêu chí đánh giá dấu hiệu tương tự của nhãn hiệu
1
Tương tự về cấu trúc;
2
Tương tự về cách phát âm;
3
Tương tự về ý nghĩa.
4
Kênh tiêu thụ hàng hóa
5
Giá trị hàng hóa.
Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
1
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử
dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2
Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3
Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng
hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4
Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5
Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
18
6
Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7
Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8
Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư nhãn hiệu.
d) Tiêu chí bảo hộ cho tên thƣơng mại
1
Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh;
2
Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;
3
Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Đánh giá khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1
Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác
đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc
với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
e) Tiêu chí bảo hộ cho Chỉ dẫn địa lý
1
Điều kiện tự nhiên (địa chất, khí hậu, thủy văn): làm cho sản phẩm khác biệt với sản
phẩm cùng loại mà không có nguồn gốc xuất xứ từ vùng địa lý đó.
2
Điều kiện xã hội: Phương pháp canh tác, chế biến (nhấn mạnh đến yếu tố truyền
thống) vùng này làm được nhưng vùng khác không làm được.
g) Tiêu chí bảo hộ cho Bí mật kinh doanh
1
Thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ;
2
Không phải là hiểu biết thông thường;
3
Được bảo mật bằng những biện pháp cần thiết;
4
Có giá trị thương mại (tạo lợi thế cho người sử dụng).
2. Tiêu chí thông tin KH&CN về quy trình kiểm tra đối tượng quyền SHCN.
a) Xâm phạm quyền nhãn hiệu: Việc xác định xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ phải căn
cứ vào kết quả so sánh Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó và các thông tin liên quan đến hành vi
bị coi là xâm phạm quyền.
1. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu xác định đƣợc các thông tin:
1.1
Nhãn hiệu được bảo hô
Căn cứ theo mẫu nhãn hiệu thể hiện được thể hiện tại Văn
bằng bảo hộ;
1.2
Chủ nhãn hiệu được bảo hộ
Căn cứ theo tên và địa chỉ của người được cấp hoặc được
chuyển giao quyền SHCN
1.3
Sản phẩm dịch vụ mà nhãn
hiệu áp dụng:
Căn cứ theo danh mục sản phẩm, dịch vụ thể hiện tại
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
1.4
Thời hạn hiệu lực Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ theo ngày cấp.
1.5
Văn bản pháp luật có hiệu
lực
vào thời ngày cấp điểm cấp. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu
hàng hóa, dịch vụ cũng bao gồm các nội dung như trên
nhưng bằng tiếng Pháp (Đăng ký quốc tế nhãn hiệu) với
nội dung ghi bằng ký hiệu số
2. Căn cứ các thông tin trên có thể xác định xâm phạm nhãn hiệu hay không dựa vào
các yếu tố sau:
19
2.1
Đối tượng được sử dụng tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ.
2.2
Người sử dụng không phải là chủ nhãn hiệu được bảo hộ hoặc chuyển giao quyền sử
dụng nhãn hiệu được bảo hộ (chuyển giao Li-xăng).
2.3
Hành vi sử dụng thuộc phạm vi hiệu lực của quyền nhãn hiệu được bảo hộ và việc sử
dụng là trái phép.
3. Đối tƣợng cần xác định:
3.1
Mẫu nhãn hiệu sử dụng trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, giấy tờ giao dịch hoặc cho các
dịch vụ;
3.2
Hành vi sử dụng cụ thể đối với nhãn hiệu bị coi là vi phạm;
3.3
Thời gian thực hiện hành vi sử dụng nhãn hiệu;
3.4
Chủ thể thực hiện hành vi đó (lưu ý đến giao dịch điện tử).
b) Xâm phạm quyền sáng chế: Cơ sở xác định hành vi xâm phạm quyền kiểu dáng công
nghiệp: Phải căn cứ vào kết quả so sánh các nội dung: Văn bằng bảo hộ là Bằng độc quyền
sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được ghi nhận
1.Văn bằng bảo hộ sáng chế xác định các thông tin
1.1
Sáng chế được bảo hộ
Căn cứ theo mô tả sáng chế được thể hiện tại Bằng
độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp
hữu ích và theo bản mô tả được ghi tại đơn đăng ký
1.2
Chủ sáng chế được bảo hộ:
Căn cứ theo tên và địa chỉ của người được cấp hoặc
được chuyển giao quyền sở hữu sáng chế;
1.3
Thời hạn hiệu lực của sáng chế:
Căn cứ theo ngày cấp và ngày nộp đơn yêu cầu bảo
hộ sáng chế (nhằm xác định quyền sử dụng trước);
1.4
Văn bản pháp luật có hiệu lực
vào thời điểm cấp
Ngày hiệu lực
2. Căn cứ vào các nội dung thông tin ghi tại văn bằng bảo hộ có thể xác định:
2.1
Đối tượng sử dụng không khác biệt đáng kể so với sáng chế, giải pháp được bảo hộ.
2.2
Người sử dụng không phải là chủ sáng chế, giải pháp được bảo hộ hoặc chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế bảo hộ (chuyển li-xăng).
2.3
Hành vi sử dụng thuộc phạm vi hiệu lực của quyền sáng chế được bảo hộ và việc sử dụng
là trái phép
c) Xâm phạm quyền kiểu dáng công nghiệp: Phải căn cứ vào kết quả so sánh các nội dung
thông tin: Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
ghi nhân
1. Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp xác định đƣợc các thông tin
1.1
Kiểu dáng công nghiệp được
bảo hộ
Căn cứ theo mẫu kiểu dáng thể hiện được thể hiện tại
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và theo bản
mô tả được ghi tại đơn đăng ký;
1.2
Chủ kiểu dáng công nghiệp
được bảo hộ
Căn cứ theo tên và địa chỉ của người được cấp hoặc
được chuyển giao quyền sở hữu kiểu dáng công
nghiệp;
1.3
Thời hạn hiệu lực của kiểu dáng
công nghiệp:
Căn cứ theo ngày cấp và ngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ
kiểu dáng công nghiệp để xác định quyền sử dụng.
1.4
Văn bản pháp luật có hiệu lực
vào thời điểm cấp:
Ngày có hiệu lực theo văn bằng
20
2. Căn cứ vào các nội dung thông tin ghi tại văn bằng bảo hộ có thể xác định.
2.1
Đối tượng được sử dụng không khác biệt đáng kể với kiểu dáng được bảo hộ.
2.2
Người sử dụng không phải là chủ kiểu dáng được bảo hộ hoặc chuyển giao quyền sử
dụng kiểu dáng bảo hộ (chuyển li-xăng).
2.3
Hành vi sử dụng thuộc phạm vi hiệu lực của quyền kiểu dáng được bảo hộ và việc sử
dụng là trái phép.
d) Xâm phạm quyền với chỉ dẫn địa lý: Phải căn cứ vào kết quả so sánh các nội dung thông
tin ghi trong văn bằng, giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
1. Giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý xác định đƣợc các thông tin
1.1
Chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ cho sản phẩm:
Căn cứ theo chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm thể hiện
được thể hiện tại Giấy chứng nhận và theo bản mô tả được ghi
tại đơn đăng ký;
1.2
Chủ Chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ
Căn cứ theo tên và địa chỉ của người, đơn vị được cấp hoặc
được chuyển giao quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm
được bả hộ
1.3
Thời hạn hiệu lực của
chỉ dẫn địa lý được cấp
Căn cứ theo ngày cấp và ngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ;
2.Căn cứ vào nội dung thông tin ghi tại văn bằng bảo hộ và ngƣời sử dụng xác định:
2.1
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu
vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính
chất, chất lượng đặc thù sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
2.2
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín chỉ dẫn địa lý;
2.3
Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản
phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý;
2.4
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu
mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn đó.
3.1.2. Giải pháp xây dựng các tiêu chí công nghệ để liên kết các nguồn thông tin
KH&CN về quyền SHTT: Xây dựng các tiêu chí công nghệ để đảm bảo lựa chọn được các
công nghệ hiện đại xây dựng các CSDL, trang Websites và các phần mềm hỗ trợ cho công
tác quản lý và thực thi quyền SHTT.
TT
Tiêu chí
Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần lựa chọn
1
Tiêu chí về lựa chọn các tiêu chuẩn kết nối
1.1
Truyền siêu văn
bản
Liên kết trong việc truyền các dữ liệu văn bản, âm thanh, đồ họa,
video,
1.2
Truyền tệp tin
Truyền các tệp dữ liệu giữa các hệ thống máy tính qua FTP khi
liên kết mạng thông tin về SHTT
1.3
Truyền, phát
luồng âm thanh/
hình ảnh
Đảm bảo truyền, khai thác các dữ liệu hình ảnh, âm thanh mô tả
đối tượng quyền SHTT.
1.4
Truy cập thư
mục
Đảm bảo cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin trong các hệ
thống thông tin trực tiếp trong mạng LAN hoặc từ xa qua
Internet tạo sự liên kết một các linh hoạt, mềm dẻo.
1.5
Liên mạng
Liên kết các mạng nội bộ, mạng diện rộng qua Internet Protocol
21
LAN/WAN
1.6
Mạng cục bộ
không dây
Sử dụng IEEE 802.11g để cho các thiết bị máy tính cầm tay, điện
thoại di động của người sử dụng truy cập vào trang Websites khai
thác, tra cứu và cập nhật thông tin từ xa trong phạm vi gần.
1.7
Truy cập
Internet thiết bị
không dây
Sử dụng Wireless để cho các thiết bị máy tính cầm tay, điện thoại
di động của người sử dụng truy cập vào trang Websites tra cứu và
cập nhật thông tin từ xa
1.8
Dịch vụ đồng bộ
thời gian
Có dịch NTP để đồng bộ thời gian trên các hệ thống máy tính để
thống nhất về mặt thời gian, thời điểm cập nhật, khai thác dữ liệu.
2
Tiêu chí lựa chọn các tiêu chuẩn về tích hợp dữ liệu
2.1
Ngôn ngữ định
dạng văn bản
Có các định dạng văn bản XML giúp tạo cấu trúc dữ liệu, chia sẻ
dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trên môi trường mạng.
2.2
Định nghĩa lược
đồ trong văn bản
Có định nghĩa cấu trúc, nội dung, và ý nghĩa của các văn bản cần
tích hợp.
2.3
Biến đổi dữ liệu
Đảm bảo tiêu chuẩn để định nghĩa việc biến đổi và cách trình bày
của các văn bản, truy cập; định dạng các văn bản cần tích hợp.
3
Tiêu chí lựa chọn các tiêu chuẩn về truy cập thông tin
3.1
Chuẩn nội dung
web
Sử dụng HTML để xây dựng trang Website chuẩn; Biểu diễn các
thông tin siêu văn bản, tin tức, tài liệu, thông tin đa phương tiện.
3.2
Giao diện người
dùng
Đảm bảo xây dựng giao diện giữa người và máy tính; trình bày
các tài liệu siêu văn bản, tài liệu tích hợp trên trang thông tin.
3.3
Văn bản
Các định dạng không có cấu trúc để soạn thảo các tệp tài liệu; có
thể gắn trên trang thông tin; sử dụng để tạo các tệp thông tin về
mẫu, đơn, tờ khai về bảo hộ SHTT.
3.4
Trình diễn
Các dạng trình diễn, trình bày cần phải để định dạng cập nhật và
khai thác dữ liệu trên trang Websites.
3.5
Ảnh đồ họa
Định dạng sử dụng để số hoá các kiểu dữ liệu hình ảnh, âm thanh;
sử dụng để thể hiện các ảnh, sơ đồ của các đối tượng quyền
SHTT, như các nhãn hiệu.
3.6
Phim ảnh, âm
thanh
Có các hệ thống hiển thị tài liệu các kiểu dữ liệu hình ảnh, âm
thanh; sử dụng để thể hiện các ảnh, sơ đồ, bản ghi âm, ghi hình.
3.7
Chuẩn nội dung
cho thiết bị di
động
Có chuẩn ngôn ngữ cho phép các thành phần văn bản (text) của
các trang web thông thường có thể hiển thị trên máy điện thoại di
động hay thiết bị cầm tay PDA thông qua các truy cập không dây.
3.8
Bộ ký tự và mã
hóa cho tiếng
Việt
Định dạng Font chữ -Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001
được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 24/09/2001 dựa
trên bảng mã Unicode và chuẩn Quốc tế ISO 10646.
3.9
Kết nối với cổng
thông tin điện tử
Đảm bảo các tiêu chuẩn để kết nối được với các cổng thông tin
điện tử công nghệ IBM, Microsft để cập nhật thông tin tự động.
4
Tiêu chí lựa chọn các tiêu chuẩn về an toàn thông tin
4.1
An toàn tầng
giao vận
Sử dụng các giao thức mạng để thiết lập kết nối mạng một cách
bảo mật, liên kết các mạng, các CSDL một cách an toàn, bảo mật.
4.2
An toàn truyền
tệp tin
Có khả năng cung cấp thêm mã hóa dữ liệu của người sử dụng
user và server thông qua việc sử dụng các giao thức truyền thông.
4.3
An toàn tầng mạng
Đảm bảo an toàn thông tin truyền, nhận trên Internet.
22
4.4
An toàn thông
tin cho mạng
không dây Wi-fi
Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng không dây; chống
sự truy cập trái phép lấy cắp thông tin dữ liệu; làm sai lệch thông
tin các đối tượng quyền SHTT đang quản lý trong các CSDL.
4.5
Giải pháp xác
thực người sử
dụng
Đảm bảo hỗ trợ người sử dụng trong việc xác thực, chứng nhận;
đăng nhập một lần có thể truy cập đến các mục thông tin khác
trong trang Website trừ các CSDL có khoá bảo vệ riêng.
4.6
An toàn trao đổi
bản tin XML
Đảm bảo sử dụng để an toàn, an ninh thông tin có chữ ký số để
bảo vệ khi trao đổi, truyền nhận qua Internet.
4.7
Giao thức an
toàn thông tin cá
nhân
Sử dụng được giao thức P3P cho phép website đưa ra dự định sử
dụng thông tin thu thập từ các trình duyệt của người sử dụng; cho
phép kiểm soát chính xác loại thông tin.
4.8
An toàn cho dịch
vụ web
Chọn tiêu chuẩn Web Services Security có các tính năng mở rộng
và linh hoạt trong việc bảo mật các dịch vụ Web
5
Tiêu chí về lựa chọn các CSDL
5.1
Độ ổn định
Cần phải chọn CSDL có độ ổn định, có khả năng mở rộng độ lớn
của thông tin trong tương lai
5.2
Tính dư thừa dữ
liệu
Sử dụng để thiết kế các CSDL tập trung; tránh nhiều cơ quan cập
nhật cho một nội dung gây ra trùng lặp khi đồng bộ dữ liệu.
5.3
An toàn dữ liệu
Do phục vụ cho việc truy xuất thông tin cho nhiều người sử dụng
nên dữ liệu phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn.
5.4
Tính độc lập của
dữ liệu
Thiết kế các CSDL quản lý đối tượng SHTT phải có tính độc lập
tương đối với các phần mềm để đảm bảo tích hợp, dễ nâng cấp.
5.5
Khả năng tích
hợp
Đảm bảo tích hợp với hệ thống mã nguồn mở, nguồn đóng tại các
đơn vị chức năng trong quản lý quyền SHTT
6
Tiêu chí về dữ liệu đặc tả cho các phân hệ thông tin
6.1
Đặc tả về tập
hợp, quan hệ
Đặc tả rõ các luồng dữ liệu đi, đến; sơ đồ chức năng; các quan hệ
trong các CSDL; các hệ thống thông tin,
6.2
Đặc tả về định
dạng
Tên tác giả, tên chủ sở hữu; ngày; trích yếu; nội dung; người cập
nhật; trích dẫn; ảnh đối tượng quyền SHTT
6.3
Các thuộc tính
bổ sung
Các thuộc tính phụ trợ, bổ trợ cho quá trình sử dụng, thống kê,
kiểm soát việc xuất, nhập thông tin trong CSDL.
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
3.2.1. Giải pháp xây dựng trang websites cung cấp thông tin KH&CN phục vụ công
tác quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3.2.1.1. Cơ quan đảm nhiệm chủ trì xây dựng và vận hành trang Websites:
Tại cấp tỉnh, theo quy định Sở KH&CN là cơ quan quản lý Nhà nước chung về SHTT,
hiện tại các Sở KH&CN có phòng quản lý SHCN và thông tin tư liệu là nơi quản lý và cung
cấp các thông tin về SHTT. Do vậy Sở KH&CN là đơn vị chủ trì trong việc xây dựng trang
Websites cung cấp thông tin KH&CN phục vụ công tác quản lý và thực thi quyền SHTT
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là đúng theo quy định; đồng thời công tác phối hợp để thiết lập
hệ thống thông tin về SHTT từ cấp Bộ thông qua Cục SHTT và đến các Tỉnh thông qua Sở
KH&CN rất thuận lợi.
3.2.1.2. Các cơ quan phối hợp để xây dựng và vận hành trang Websites:
23
Sở VH,TT&DL có bộ phận quản lý SHTT về quyền tác giả, quyền liên quan; Cục Hải
quan có nhiệm vụ giám sát SHTT trong hoạt động xuất, nhập khẩu, hiện có có phòng SHTT,
Chi cục QLTT, Sở Công thương phối hợp với các sở ngành, UBND cấp huyện thực thi công
tác phòng, chống buôn lậu; Sở KH&ĐT thực hiện nhiệm vụ quản lý tên thương mại, có
phòng quản lý đăng ký kinh doanh; Sở TT&TT phối hợp để thực hiện nhiệm vụ quản lý về
tên miền trên Internet, bản quyền phần mềm, chương trình phát sóng mang tín hiệu vệ tinh,
bản ghi hình, cấp phép xuất bản các bản tin,. Đây sẽ là các đơn vị phối hợp để xây dựng
trang Websites về sở SHTT của tỉnh Thanh Hoá.
3.2.1.3. Phương thức phối hợp:
Sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng để xây dựng và vận hành trang Websites phải
theo nguyên tắc căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công về công tác quản lý và các
hoạt động thực thi về SHTT cho các đơn vị chức năng; mỗi đơn vị phân công một lãnh đạo
phụ trách để chỉ đạo việc xây dựng, cập nhật, khai thác thông tin; mỗi đơn vị có một bộ
phận chuyên trách hoặc phòng chức năng làm đầu mối để phối hợp trong việc xây dựng, cập
nhật liên kết thông tin KH&CN về SHTT của đơn vị mình và đảm bảo vận hành duy trì hoạt
động của trang Websites; hàng tháng, hàng quý các cơ quan chức năng tổ chức giao ban để
đánh giá các hoạt động thông tin KH&CN, công tác phối hợp trong việc cập nhật, liên kết,
khai thác sử dụng thông tin trên trang Websites.
3.2.1.4. Trình tự và quyền truy cập, sử dụng thông tin của từng loại đối tượng:
- Trình tự cập nhật tin bài: Để đảm bảo cho trang Websites hoạt động cần có Ban biên
tập, trưởng ban là lãnh đạo Sở KH&CN, Sở VH,TT&DL có 01 thành viên làm Phó ban, các
ngành chức năng có các thành viên là lãnh đạo ngành, thành viên thư ký Ban biên tập là
trưởng phòng quản lý SHCN và thông tin tư liệu; mỗi ngành có 01 cán bộ giúp việc cho Ban
biên tập. Trình tự cập nhật tin bài, xuất bản thông tin theo trình tự của ban biên tập.
- Phân quyền khai thác thông tin:
Trưởng ban, phó ban biên tập (uỷ quyền một số chức năng), bộ phận thường trực
(được uỷ quyền) được sử dụng toàn bộ các quyền: Cập nhật mới; chỉnh sửa bổ sung; tra
cứu; loại bỏ (xoá); quản trị nội dung.
Đối với các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân có các quyền: Khai thác; tìm kiếm thông
tin; gửi tin bài; tải mẫu đơn, tờ khai; gửi hồ sơ đăng ký qua trang Websites.
Đối với quản trị trang Websites: Đảm bảo kỹ thuật vận hành; an ninh thông tin; quản
trị kỹ thuật; xuất bản, loại bỏ thông tin khi có yêu cầu của Trưởng ban hoặc Phó ban.
3.2.1.5. Nội dung chính các mục của trang Websites, gồm:
- Giao diện trang Websites: Thiết kế đảm bảo thuận tiện cho người truy cập, bằng công
nghệ hiện đại theo bộ tiêu chí lựa chọn công nghệ; có bố cục hợp lý, có sự liên kết hữu chặt
chẽ với các mục của thông tin.
- Thông tin chung: Giới thiệu chức năng nhiệm vụ các đơn vị quản lý và thực thi về
quyền SHTT trên địa bàn tỉnh; Vai trò, tầm quan trọng của SHTT trong thời kỳ Hội nhập
kinh tế quốc tế; Các tin về hoạt động quản lý và thực thi quyền SHTT.
- Các văn bản pháp luật: Cập nhật, phổ biến các văn bản Luật quốc tế, các cam kết của
Việt Nam về quyền SHTT. Luật SHTT, các Nghị định các Thông tư, Văn bản hướng dẫn.
- Phổ biến các tiêu chí đánh giá, xác lập quyền SHTT: Tiêu chí đánh giá, công nhận
quyền tác giả, quyền liên quan; Tiêu chí đánh giá, công nhận quyền SHCN
- Hướng dẫn các thủ tục hành chính về đăng ký quyền SHTT: Mẫu đơn, tờ khai; Quy
trình thủ tục hành chính.
- Thông tin quản lý quyền SHTT tại Thanh Hoá: Liên kết cập nhật CSDL Quản lý
quyền tác giả, quyền liên quan; CSDL Quản lý quyền SHCN