Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.59 KB, 96 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HOÀI




ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học










HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HOÀI




ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 60.22.85




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Văn Duyên







HÀ NỘI - 2012



1
MỤC LỤC


MỤC LỤC 1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 10
1.1. Cơ sở lý luận để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về
đoàn kết dân tộc 10
1.2. Cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về
đoàn kết dân tộc 30
CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA HIỆN NAY 39
2.1. Những nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc ta về đoàn kết dân tộc 39
2.2. Kết quả việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay 49
2.3. Khuyến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chính sách
đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay 75
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90











2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


- CNTB : chủ nghĩa tƣ bản
- CNXH : chủ nghĩa xã hội
- ĐĐKTDT : đại đoàn kết toàn dân tộc
- ĐQCN : đế quốc chủ nghĩa
- PTDTNT : phổ thông dân tộc nội trú
- TBCN : tƣ bản chủ nghĩa
- XHCN : xã hội chủ nghĩa












3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc
văn hóa riêng trong sự thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam,
nhƣng trong tiến trình lịch sử lâu dài dựng, giữ và phát triển đất nƣớc, các dân
tộc luôn kề vai sát cánh đấu tranh kiên cƣờng và giành thắng lợi trƣớc mọi kẻ
thù xâm lƣợc. Do đó, đoàn kết các dân tộc là một nhu cầu khách quan, cấp
thiết và trở thành truyền thống quý báu của nhân dân ta.
Ngày nay, công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc trong bối cảnh
trong nƣớc và quốc tế có nhiều thay đổi càng đòi hỏi chúng ta phải tăng
cƣờng đoàn kết các dân tộc hơn bao giờ hết. Để có thể thực hiện thắng lợi
mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, các dân
tộc trong cả nƣớc cần nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống vì lợi
ích tối cao của Tổ quốc, đồng tâm nhất trí đƣa đất nƣớc ta vững bƣớc tiến lên
phía trƣớc, vì tƣơng lai của Tổ quốc và tiền đồ của dân tộc, vì thế hệ hôm nay
và con cháu mai sau. Việc xây dựng và củng cố đoàn kết giữa các dân tộc có
ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa có thể phát huy hết tiềm năng và sức mạnh
nội lực của đất nƣớc tạo nên một thế trận vững chắc, một sức mạnh tổng hợp
vừa có thể khắc phục đƣợc mặt trái của những vấn đề nhƣ mâu thuẫn, xung
đột dân tộc hay sự lợi dụng của các thế lực thù địch
Hiện nay, đoàn kết các dân tộc nói riêng, vấn đề dân tộc nói chung đang
trở thành vấn đề quốc tế mang tính thời sự sâu sắc. Chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch của cách mạng ý thức rõ sức mạnh của đoàn kết dân tộc, luôn
luôn tìm cách phá hoại khối đoàn kết thống nhất dân tộc. Chúng ra sức lợi dụng
tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề dân tộc, đặc biệt là lợi dụng những khó
khăn của các dân tộc thiểu số, để kích động, chia rẽ, gây rối và can thiệp vào

công việc nội bộ của đất nƣớc, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân
Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam thực hiện đƣờng lối đổi mới, các thế lực thù


4
địch lại càng tăng cƣờng lợi dụng các vấn đề dân tộc để chống phá quyết liệt,
đã đôi lúc chúng gây cho ta những khó khăn nhất định. Vấn đề đoàn kết dân tộc
có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi đó, cuộc đấu tranh ngăn chặn các thủ
đoạn và hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá đất nƣớc, tuy đã có cố
gắng nhƣng vẫn còn có một số hạn chế, sai lầm nhất định.
Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, trƣớc âm mƣu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, hơn lúc nào hết, đồng bào các dân tộc Việt Nam phải đồng chí
đồng lòng, đoàn kết với nhau để tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.
Tuy nhiên để các dân tộc có thể tiếp tục phát huy đƣợc truyền thống đoàn kết
quý báu đã đƣợc vun đắp trong lịch sử thì điều kiện tiên quyết là Đảng và Nhà
nƣớc ta phải xây dựng đƣợc một hệ thống chính sách đoàn kết dân tộc đúng
đắn, kịp thời. Hệ thống chính sách này tác động vào quan hệ dân tộc, nhằm tạo
điều kiện cho sự tƣơng trợ, giúp đỡ nhau và đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa
các dân tộc ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở
điều kiện tiên quyết đó, hệ thống chính sách này nhằm làm cho mối quan hệ
giữa các dân tộc ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách
nhằm tăng cƣờng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta. Việc thực hiện các
chính sách đã đem lại những kết quả tốt đẹp đáng ghi nhận, kinh tế phát triển,
đời sống đồng bào các dân tộc đƣợc nâng cao hơn, chính trị ổn định, chất
lƣợng giáo dục, y tế đã có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa đƣợc giữ gìn và phát
huy, an ninh, quốc phòng đƣợc giữ vững Những biểu hiện đó đã cho thấy
những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã tác động tích cực tới việc củng
cố và tăng cƣờng sức mạnh của khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta. Tuy
nhiên, việc đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào

thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn một số hạn chế, bất cập,
cần nhanh chóng phát hiện và khắc phục kịp thời.
Trƣớc ý nghĩa to lớn và vai trò đặc biệt quan trọng của việc củng cố, tăng
cƣờng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta trong tình hình thế giới và trong


5
nƣớc có nhiều biến đổi hiện nay, trƣớc những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện
chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng ta hiện nay, đồng thời với niềm đam mê
nghiên cứu vấn đề này của bản thân đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Đoàn kết
dân tộc ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
*) Nhóm công trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc:
Đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung lớn trong hệ thống tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, chính vì vậy số lƣợng các công trình nghiên cứu về vấn đề này là
rất lớn và chuyên sâu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: Hồ Chí
Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc của Lê Ngọc Thắng (2005), Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của
Đảng ta trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Đức Ngọc (chủ biên)
(2007), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội;… Các công trình đó cũng cung cấp
cho tác giả luận văn những tƣ liệu hết sức quý báu, bởi tƣ tƣởng của Hồ Chủ tịch
về đoàn kết dân tộc là một trong những cơ sở lý luận quan trọng để Đảng và Nhà
nƣớc ta xây dựng chính sách đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.
*) Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc:
Để có thể tăng cƣờng củng cố và phát huy đƣợc truyền thống đoàn kết
của dân tộc ta, Đảng và Nhà nƣớc cần phải có một hệ thống chính sách dân
tộc phù hợp và hiệu quả. Chính vì thế, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
cũng thu hút đƣợc rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu. Năm 1995,
Tổng cục Chính trị - Cục Tƣ tƣởng – Văn hóa cho phát hành cuốn Một số vấn
đề dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội; sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm
khác nhƣ: Hệ thống các văn bản chính sách dân tộc và miền núi (2000), Về
công tác dân tộc trong 10 năm đổi mới (1990 – 2000) của Hoàng Đức Nghi
(2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Về vấn đề dân tộc và công tác dân
tộc ở nước ta (2001) của Ủy ban dân tộc và miền núi, Hà Nội; Ban Tƣ tƣởng
– Văn hóa Trung ƣơng cho ra đời cuốn Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc


6
của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Hay cuốn Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc
và miền núi do Vi Hoàng (chủ biên), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
Hệ thống các công trình trên đây tập trung làm rõ quan điểm, chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề dân tộc, đƣa ra những
đánh giá về thành tựu và hạn chế của công tác dân tộc ở nƣớc ta trong thời
gian qua. Tuy nhiên, trong hệ thống các công trình này, tác giả chƣa tìm thấy
có có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chính sách đoàn kết các dân
tộc nói riêng.
*) Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ giữa các dân tộc ở nƣớc ta:
Các công trình tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: Quan hệ giữa các tộc người
trong một quốc gia dân tộc (1993) của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội; Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay của
Trần Quang Nhiếp (1997), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Mấy vấn đề lý luận
và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam của Nguyễn Quốc
Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Mấy vấn đề
lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay của
Phan Hữu Dật (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;…
Ở nhóm công trình này các tác giả đã đƣa ra sự lý giải tƣơng đối thống
nhất về khái niệm dân tộc bao gồm 2 cấp độ: dân tộc – quốc gia, dân tộc - tộc
ngƣời, trên cơ sở đó đi sâu luận bàn về mối quan hệ giữa các dân tộc – tộc

ngƣời ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, các ấn phẩm này hầu hết ra đời cách đây
đã hơn một thập kỷ, vì vậy những hiện tƣợng nảy sinh trong quan hệ giữa các
dân tộc liên tục xuất hiện trong những năm gần đây vẫn còn bị bỏ ngỏ.
*) Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam:
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết giữa các dân
tộc, năm 1971 Nhà xuất bản Sự thật cho xuất bản cuốn Các dân tộc đoàn kết
bình đẳng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ tập hợp những bài nói và viết của Ngƣời
về chủ đề này. Tác giả Lê Ngọc Thắng cũng đã nghiên cứu về tƣ tƣởng này


7
của Ngƣời và cho xuất bản tác phẩm Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các
dân tộc (2005), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Trong những năm gần đây vấn
đề đoàn kết các dân tộc đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt chú trọng, đƣợc
đánh dấu bằng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất
(Tháng 5 năm 2010) và cho ra đời hai ấn phẩm Dưới ngọn cờ vẻ vang của
Đảng cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp
đỡ nhau cùng phát triển (Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các
dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất); Kỷ yếu Hội thảo quốc gia cộng đồng
các dân tộc thiểu số Việt Nam và chính sách đại đoàn kết dân tộc, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
Các công trình trên đây đã khẳng định bình đẳng là một trong những
điều kiện quan trọng của đoàn kết các dân tộc và biểu hiện sinh động nhất của
tình đoàn kết ấy là tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Có thể nói đó là một trong
những nội dung quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu và xây dựng
chính sách đoàn kết các dân tộc.
Hệ thống các công trình trên đây đã nghiên cứu nhiều khía cạnh xung
quanh vấn đề đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta: từ cơ sở lý luận (Khái niệm dân
tộc; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Chủ trƣơng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đoàn kết dân tộc…), cơ sở thực tiễn (đặc điểm của các dân tộc, quan

hệ dân tộc ở nƣớc ta…) đến một số giải pháp nhằm tăng cƣờng khối đoàn kết
dân tộc Việt Nam ta. Tuy nhiên có thể nói rằng số lƣợng các công trình
chuyên sâu tập trung nghiên cứu về vấn đề đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta là
chƣa nhiều. Đặc biệt là chúng tôi thấy rất ít tác giả công bố nghiên cứu về
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta, kết quả
thực hiện chính sách trong thời gian qua và hệ thống những giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả chính sách ấy, mà theo tác giả luận văn thì đây là
vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi khi lựa chọn đề tài “Đoàn
kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay” đã coi đây là đối tƣợng nghiên cứu chính
cần tập trung nghiên cứu.


8
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và đoàn kết dân tộc.
Phƣơng pháp luận: Đề tài sử dụng kết hợp các phƣơng pháp: phân tích,
tổng hợp, so sánh…
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Để đảm bảo và tăng cƣờng đoàn kết giữa các
dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc ta cần xây dựng hệ thống chính sách đúng đắn và
phù hợp. Chính sách đoàn kết các dân tộc và kết quả thực hiện chính sách
đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay là đối tƣợng nghiên cứu
của đề tài này.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề dân tộc ở cấp độ hẹp tức
dân tộc – tộc ngƣời và nghiên cứu ở nƣớc ta trong những năm đổi mới (giai
đoạn từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay).
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Khái quát những quan điểm, chính sách cơ bản
của Đảng và Nhà nƣớc ta về đoàn kết các dân tộc và kết quả thực hiện quan

điểm, chính sách đó ở nƣớc ta trong những năm đổi mới vừa qua, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách đoàn kết các
dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn cần giải
quyết một số nhiệm vụ sau:
Chỉ ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc ta về đoàn kết các dân tộc và những nội dung cơ bản trong
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về đoàn kết các dân tộc.
Khái quát kết quả việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc ở
nƣớc ta trong thời gian qua.
Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả chính
sách đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.


9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề đoàn
kết dân tộc và chính sách đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tƣ
liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và 2 chƣơng, 5 tiết.





10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG

CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA VỀ
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

1.1. Cơ sở lý luận để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta
về đoàn kết dân tộc
1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm “dân tộc”:
Trong ngôn ngữ diễn đạt hay trong nhận thức, quan niệm của chúng ta,
khái niệm dân tộc đƣợc hiểu rất đa nghĩa, đa cấp độ. Dân tộc là đối tƣợng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong thực tiễn, khái niệm dân tộc liên
quan trực tiếp đến việc xác định thành phần dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc,
giải quyết các quan hệ dân tộc mà trực tiếp là việc đƣa ra và thực hiện đúng chính
sách dân tộc. Chính vì vậy, việc xác định khái niệm “dân tộc” là rất cần thiết và đã
có rất nhiều tài liệu đƣa ra định nghĩa về dân tộc:
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Dân tộc: 1. Cộng đồng ngƣời ổn định
hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời
sống kinh tế và tâm lý. Ví dụ: đoàn kết dân tộc. 2. Dân tộc thiểu số, ví dụ:
cách nói tắt: ƣu tiên học sinh dân tộc. 3. Cộng đồng ngƣời ổn định làm thành
nhân dân một nƣớc, một quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa
vụ và quyền lợi. Ví dụ: Dân tộc Việt Nam” [53, 520].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Dân tộc: 1. Dân tộc (nation) hay
quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội đƣợc chỉ đạo bởi một nhà nƣớc,
thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và
liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính tộc ngƣời (ethnie) của
bộ phận tộc ngƣời. Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phƣơng thức sản
xuất khác nhau. Bƣớc vào giai đoạn phát triển công nghiệp, rõ rệt nhất là ở các
nƣớc phƣơng Tây, do yêu cầu xóa bỏ tính chất cát cứ của các lãnh địa trong một
dân tộc, nhằm tạo ra một thị trƣờng chung, nên cộng đồng dân tộc đƣợc cấu kết



11
chặt chẽ hơn. Kết cấu của cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong khu vực và bản thân.
Một cộng đồng dân tộc thƣờng bao gồm nhiều cộng đồng tộc ngƣời,
với nhiều ngôn ngữ, yếu tố văn hóa, thậm chí nhiều chủng tộc khác nhau…
2. Dân tộc (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc ngƣời.
Ví dụ: dân tộc Tày, dân tộc Bana… Cộng đồng đó có thể là bộ phận chủ thể
hay thiểu số của một dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác
nhau, đƣợc liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất
là ý thức tự giác tộc ngƣời” [44, 655].
Qua một số định nghĩa trên có thể thấy đƣợc hai cấp độ hay hai phƣơng
diện khác nhau của khái niệm “Dân tộc”:
Cấp độ chung phổ quát: Dân tộc – quốc gia: dân tộc đồng nghĩa với
quốc gia (nation) hay đất nƣớc, Tổ quốc, ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc
Đức… Ở đây, khái niệm dân tộc đƣợc dùng để chỉ một cộng đồng ngƣời ổn
định, làm thành nhân dân một nƣớc, có một lãnh thổ quốc gia, một nền kinh tế
thống nhất, có ngôn ngữ chung và có tâm lý chung biểu hiện trong văn hóa
của quốc gia dân tộc.
Cấp độ hẹp hơn: Dân tộc – tộc ngƣời (ethnie), thƣờng đƣợc dùng nhƣ
khái niệm công cụ của các ngành dân tộc học, nhân chủng học, xã hội học,
văn hóa học, lịch sử… Ở đây, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng ngƣời
hình thành, phát triển trong lịch sử với ba đặc trƣng cơ bản đó là có chung
một ngôn ngữ tộc ngƣời, một bản sắc văn hóa tộc ngƣời và đặc biệt có ý thức
tự giác tộc ngƣời.
Thực tế cho thấy: một cộng đồng dân tộc (nation) thƣờng bao gồm
nhiều cộng đồng tộc ngƣời (ethnie) với những yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, thậm
chí yếu tố chủng tộc khác nhau. Vì vậy, xem xét vấn đề dân tộc, quan hệ dân
tộc đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích từng cảnh huống sử dụng khái niệm
một cách cụ thể. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi nghiên cứu và sử



12
dụng khái niệm dân tộc theo nghĩa hẹp: dân tộc – tộc ngƣời, tức khi nói đoàn
kết dân tộc ở đây có nghĩa là đoàn kết các dân tộc – tộc ngƣời ở nƣớc ta.
Trong tình hình hiện nay, trƣớc những biến động lớn và phức tạp của
đời sống chính trị - xã hội thế giới và ở nhiều khu vực, trong đó nhiều xung
đột, tranh chấp bắt nguồn từ quan hệ dân tộc – tộc ngƣời, từ nhu cầu nâng cao
nhận thức chung của cán bộ, nhân dân về dân tộc, các quan hệ dân tộc, về
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc… càng đặt ra yêu cầu phải đi sâu
làm rõ khái niệm dân tộc với tƣ cách là cộng đồng tộc ngƣời.
Khi đƣa ra khái niệm dân tộc – tộc ngƣời, các nhà khoa học đều quan
tâm đến những tiêu chí xác định dân tộc. Tuy nhiên, việc xác định tiêu chí tộc
ngƣời rất phức tạp, tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về xác định tiêu chí tộc
ngƣời hoặc khác nhau về tầm quan trọng, thứ bậc của các tiêu chí đó. Ở Việt
Nam, lãnh thổ hay địa vực cƣ trú và đặc trƣng kinh tế không đƣợc coi là tiêu
chí xác định thành phần dân tộc (do ở nƣớc ta, các dân tộc sống đan xen, và
do tình hình giao lƣu kinh tế, sinh hoạt kinh tế của các tộc ngƣời cũng ngày
càng thay đổi). Do vậy, hầu hết các tác giả đều tán thành ba tiêu chí xác định
thành phần dân tộc, đó là: Đặc trƣng về tiếng nói; Đặc trƣng về đặc điểm sinh
hoạt văn hóa; Đặc trƣng về ý thức tự giác tộc ngƣời.
* Khái niệm đoàn kết:
Đoàn kết đƣợc hiểu là sự tập hợp các thành phần thành một khối thống
nhất, đồng thuận vì công việc chung, lợi ích chung. Nhƣng đó không phải là
sự tập hợp có tính máy móc, giản đơn, tự phát. Khái niệm đoàn kết cần đƣợc
hiểu theo những nội dung sau:
Theo lý thuyết hệ thống, đoàn kết là sự tập hợp thành hệ thống các
nhân tố riêng lẻ, cá biệt thành một hệ thống có trật tự theo một quy trình vận
động nhất định, tạo nên một tổng hợp lực phát huy sức mạnh theo cấp số nhân
đối với từng cá nhân riêng lẻ. Đó không phải là một phép cộng giản đơn các
cá nhân lại với nhau. Đó chính là biểu hiện của những thay đổi về lƣợng dẫn

đến sự thay đổi về chất.


13
Từ góc độ xã hội, đoàn kết là thể hiện sự đồng thuận của các thành viên
trong xã hội. Mọi ngƣời chấp nhận nhau và thuận lòng gắn bó với nhau để
cùng hành động cho mục tiêu chung. Cho dù vẫn còn sự khác biệt nhất định,
nhƣng thông qua mục tiêu chung, các thành viên tìm thấy lợi ích của mình,
tìm thấy chỗ đứng của mình trong xã hội và tiến trình lịch sử. Đó là mối quan
hệ thống nhất giữa cái chung và cái riêng.
Từ góc độ kinh tế, đoàn kết là một quá trình giải quyết những mâu
thuẫn về lợi ích, những xung đột về quyền lợi, để đi đến hài hòa mà mọi
ngƣời có thể chấp nhận đƣợc, có thể thỏa mãn đƣợc quyền lợi của mình. Sự
đoàn kết đó chỉ có thể đƣợc xác lập trên cơ sở công bằng, bình đẳng. Đoàn kết
phải đƣợc xây dựng trên cơ sở lợi ích, coi lợi ích chính là động lực cho sự
phát triển của lịch sử.
Từ góc độ tâm lý, đoàn kết là sự bao dung, nhân ái, coi trọng tình thƣơng
và lẽ phải. Nó bắt nguồn từ tính nhân văn trong mỗi con ngƣời. Đồng thời đó
cũng là yếu tố để mỗi thành viên hòa mình vào cộng đồng, vào xã hội.
Từ góc độ văn hóa, đoàn kết chính là một giá trị đạo đức của con
ngƣời. Đoàn kết không chỉ là một bản năng bẩm sinh, mà còn là một đức tính,
một hành vi ứng xử thể hiện một giá trị nhân văn cao cả, thể hiện tính xã hội
của con ngƣời khác với tính bầy đoàn của động vật.
Về góc độ tổ chức, đoàn kết chính là một cấp độ cao của sự tập hợp.
Trong tập hợp đó, tính cố kết, tính ràng buộc, tính chế định lẫn nhau đƣợc
nâng lên đến mức nếu tách khỏi tổ chức thì mỗi cá nhân không có phát huy
đƣợc vai trò lịch sử của mình trong xã hội. Sự khác biệt và sự thống nhất của
tổ chức đoàn thể sẽ tạo nên tính năng động của tổ chức đó. Đó chính là cái
cần thiết cho công cuộc đổi mới
Với những nội hàm nhƣ thế, chúng ta không nên đơn giản hóa vấn đề

đoàn kết chỉ còn là những lời hiệu triệu hoặc những mệnh lệnh, dẫn đến kết
quả là tạo nên sự đoàn kết một cách hình thức.


14
Với cách hiểu dân tộc là những tộc ngƣời, cộng đồng tộc ngƣời thì
đoàn kết các dân tộc sẽ hình thành một khối thống nhất cao hơn, đó chính là
quốc gia, đất nƣớc (cách hiểu thứ hai của khái niệm dân tộc). Nhƣ vậy, đoàn
kết các dân tộc (theo cách hiểu thứ nhất của khái niệm dân tộc) chính là một
nội dung của đoàn kết dân tộc (dân tộc hiểu theo nghĩa thứ hai).
* Khái niệm “chính sách”: Chính sách là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng
rãi trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các tài liệu, các
nghiên cứu cho thấy khái niệm chính sách đƣợc thể hiện khác nhau, ví dụ:
Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích
nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra;
hoặc Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội.
Chính sách dân tộc là một hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
tác động vào các dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, trực tiếp nhất vào
các dân tộc thiểu số và miền núi. Chính sách dân tộc có nội dung rất cụ thể:
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Chính sách đoàn kết dân tộc là một hệ thống chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc ta tác động vào quan hệ dân tộc, nhằm tạo điều kiện cho sự tƣơng
trợ, giúp đỡ nhau và đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc ở Việt
Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở điều kiện tiên
quyết đó, hệ thống chính sách này nhằm làm cho mối quan hệ giữa các dân
tộc ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó.
1.1.2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết
dân tộc
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ nhất cuối thế kỷ XVII,

đầu thế kỷ XVIII đã chính thức đƣa thế giới bƣớc vào thời kỳ TBCN. Lúc
này, chế độ phong kiến với những lãnh địa cát cứ vốn là đặc trƣng của các
quốc gia thời Trung cổ không còn phù hợp để tồn tại nữa. CNTB ra đời trên
cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá đã khiến cho nền kinh tế


15
tự cấp, tự túc bị xoá bỏ, thị trƣờng có tính chất địa phƣơng nhỏ hẹp, khép kín
đƣợc mở rộng thành thị trƣờng dân tộc. Cùng với quá trình đó, sự phát triển
đến mức độ chín muồi của các nhân tố ý thức, văn hoá, ngôn ngữ, sự ổn định
của lãnh thổ chung đã làm cho các quốc gia dân tộc xuất hiện.
Bằng những tài liệu khảo cổ học của Moocgan, C.Mác – Ph.Ăngghen
đã nghiên cứu xã hội cổ đại từ đó chỉ ra tiến trình hình thành của các dân tộc
nói chung. Đối với các ông, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển
lâu dài của xã hội loài ngƣời. Trƣớc khi dân tộc xuất hiện, loài ngƣời đã trải
qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Đến
khi dân tộc ra đời thì mối quan hệ giữa dân tộc và quốc gia đã chuyển lên một
hình thức cao hơn. Thông thƣờng, những nhân tố hình thành dân tộc chín
muồi không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia
- chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau.
Từ việc luận giải một cách khoa học vấn đề dân tộc, C.Mác –
Ph.Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa vấn đề giai cấp và
vấn đề dân tộc, từ đó nêu lên những tƣ tƣởng về đoàn kết dân tộc trong việc
tập hợp lực lƣợng cách mạng để thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ TBCN và
xây dựng thành công xã hội mới – xã hội XHCN.
Trƣớc hết, C.Mác – Ph.Ăngghen cho rằng chỉ có dựa trên lập trƣờng
của giai cấp công nhân, vấn đề dân tộc và các quan hệ dân tộc mới đƣợc giải
quyết đúng đắn. Bởi vì xét về nguồn gốc thì “các dân tộc hiện nay cũng là
sản phẩm của những giai cấp bị áp bức” [20, 532]. Ph.Ăngghen nói: “Không
một dân tộc nào có thể trở thành tự do trong khi còn tiếp tục áp bức những

dân tộc khác” [18, 528].
Vì thế, giải quyết vấn đề giai cấp gắn bó chặt chẽ với giải quyết vấn đề
dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN. C.Mác và Ph.Ăngghen từng nêu
luận điểm nổi tiếng trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (1848): “Hãy xóa
bỏ tình trạng ngƣời bóc lột ngƣời thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc
khác cũng sẽ bị xóa bỏ” [18, 624] và “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp


16
trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng
đồng thời mất theo” [18, 624].
Do đó, các ông đã khẳng định đoàn kết giữa giai cấp vô sản và những
giai tầng bị áp bức, bóc lột là tất yếu để tập hợp lực lƣợng cách mạng trong
cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tƣ sản và các thế lực áp bức, bóc lột. Đặc biệt,
khi giai cấp tƣ sản và các thế lực áp bức, bóc lột liên minh, liên kết với nhau
chống phong trào cách mạng thì các giai cấp, tầng lớp lao động bị áp bức muốn
giải phóng đƣợc cho mình phải đoàn kết, liên minh lại với nhau, dƣới sự lãnh
đạo của giai cấp vô sản, tạo nên một mặt trận cách mạng trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung là giai cấp tƣ sản. Bởi vì, trên phạm vi thế giới “thắng lợi
của giai cấp vô sản đối với giai cấp tƣ sản đồng thời còn là dấu hiệu giải phóng
tất cả các dân tộc bị áp bức” [18, 527]; trong phạm vi một quốc gia thì đoàn kết
giữa các giai cấp cũng sẽ là tiền đề cho việc giải quyết vấn đề dân tộc. Các ông
chứng minh: “Cuộc cách mạng Cra-cốp đã nêu một tấm gƣơng chói lọi cho
toàn thể châu Âu vì nó đã coi sự nghiệp dân tộc và sự nghiệp dân chủ cũng nhƣ
công cuộc giải phóng giai cấp áp bức là một” [18, 688].
Các ông nói rõ sự thống nhất về lợi ích chính là cơ sở để làm nên sự
thống nhất giữa vấn đề đoàn kết dân tộc và đoàn kết giai cấp. “Muốn cho các
dân tộc có thể thực sự đoàn kết lại thì họ phải có những lợi ích chung. Muốn
cho những lợi ích của họ trở thành lợi ích chung thì những quan hệ sở hữu hiện
có phải bị thủ tiêu, bởi lẽ những quan hệ sở hữu hiện tại tạo điều kiện cho một

số dân tộc này bóc lột một số dân tộc khác; chỉ có giai cấp công nhân là thiết
tha với việc thủ tiêu những quan hệ sở hữu hiện tồn. Duy chỉ có mình nó mới
có thể làm đƣợc việc này. Giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tƣ sản đồng thời
còn có nghĩa là khắc phục tất cả những cuộc xung đột dân tộc và xung đột công
nghiệp hiện nay đang sinh ra sự thù hằn giữa các dân tộc” [18, 526-527].
Ph.Ăngghen còn cho rằng sự đoàn kết này trƣớc hết phải dựa trên cơ sở
thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
“Bởi lẽ tình cảnh của công nhân tất cả các nƣớc đều giống nhau, bởi lẽ lợi ích


17
của họ thống nhất, những kẻ thù của họ cùng là một, cho nên họ cần hiệp lực đấu
tranh chung và họ cần đem liên minh anh em của công nhân tất cả các dân tộc
đối lập với cái liên minh anh em của giai cấp tƣ sản tất cả các dân tộc” [18, 529].
Bên cạnh đó, đoàn kết phải dựa trên cơ sở hiểu biết và tƣơng trợ lẫn
nhau. “Ngoài việc trao đổi ý kiến và đạt tới một sự hiểu biết lẫn nhau về các
nguyên tắc sẽ có thể phục vụ cho việc đoàn kết và tình hữu ái giữa các dân
tộc” [18, 532]. Hơn nữa, “Việc đoàn kết những ngƣời dân chủ thuộc các dân
tộc khác nhau không loại trừ sự phê bình lẫn nhau. Không thể có đoàn kết nếu
không có sự phê bình nhƣ vậy. Không có phê bình thì không có sự hiểu biết
lẫn nhau, và do đó cũng không có sự đoàn kết” [18, 543].
Mục đích cao nhất của đoàn kết dân tộc đã đƣợc các ông khẳng định
trong Thông báo của ban tổ chức về việc triệu tập đại hội công nhân XHCN
quốc tế là “mong muốn giải phóng lao động, tiêu diệt chế độ nô lệ làm thuê và
thiết lập một chế độ xã hội trong đó toàn thể công nhân, không phân biệt nam,
nữ và dân tộc, đều có quyền hƣởng những của cải do lao động chung của họ
làm ra” [20, 713]. Ở đoạn khác, các ông viết “Mục đích của chúng tôi là thiết
lập chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ sẽ đem lại cho mọi ngƣời công ăn việc
làm lành mạnh và có ích, sự bảo đảm về vật chất, thời giờ nhàn rỗi và tự do
đầy đủ thật sự” [20, 664].

C.Mác, Ph.Ăngghen cũng cho rằng vấn đề đoàn kết, tập hợp lực lƣợng
cách mạng, liên minh các giai cấp, các dân tộc là điều kiện cần cho thắng lợi
của cách mạng. Lực lƣợng của công cuộc cách mạng ấy chính là mọi thành
viên trong xã hội, không phân biệt nam nữ, dân tộc, quốc gia, “đoàn kết < mọi
công nhân trong toàn xã hội > tất cả mọi thành viên trong xã hội vào hiệp hội
dựa trên sự hiệp tác” [20, 664].
Sức mạnh của khối đoàn kết ấy không chỉ bảo đảm cho thắng lợi của
giai cấp vô sản trong giai đoạn giành chính quyền, mà nó còn bảo đảm cho
thắng lợi của giai cấp vô sản trong quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã
hội mới. Mác viết: “Đứng trƣớc giai cấp phản cách mạng đã liên minh lại thì


18
dĩ nhiên những phần tử đã đƣợc cách mạng hóa của giai cấp tiểu tƣ sản và giai
cấp nông dân phải liên minh với ngƣời đại biểu cho những lợi ích cách mạng,
tức giai cấp vô sản cách mạng” [19, 85].
Trong liên minh ấy, C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ rõ giai cấp vô sản là giai
cấp tiên phong có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng. Bởi vì đó là giai cấp
mà “trở nên đủ mạnh để đặt sự vƣơn mình của toàn dân tộc lệ thuộc vào sự
vƣơn mình của nó, sự tăng cƣờng lợi ích của mọi giai cấp khác lệ thuộc vào
sự tiến bộ và sự tăng cƣờng các lợi ích của nó. Lợi ích của một giai cấp đó lúc
này phải trở thành lợi ích dân tộc, bản thân giai cấp đó lúc này - phải trở thành
ngƣời đại biểu cho dân tộc” [18, 80]. Điều đó đòi hỏi giai cấp vô sản trong
mỗi nƣớc, cũng nhƣ giai cấp vô sản ở tất cả các nƣớc phải đoàn kết lại mới có
thể giành đƣợc thắng lợi. C.Mác, Ph.Ăngghen đã nêu ra khẩu hiệu chỉ đạo
chiến lƣợc: “Vô sản tất cả các nƣớc đoàn kết lại” [18, 646].
Tóm lại, những đóng góp của C.Mác, Ph.Ăngghen trên cả phƣơng diện
lý luận và thực tiễn của vấn đề đại đoàn kết dân tộc là rất quan trọng. Các ông
đã đặt nền tảng để xây dựng khối liên minh công nông, đoàn kết giai cấp vô
sản, đoàn kết các dân tộc bị áp bức, tập hợp lực lƣợng, đƣa cuộc đấu tranh của

giai cấp vô sản đi tới thắng lợi. Đó là cơ sở để Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam hình thành và xây dựng nên chiến lƣợc đại đoàn kết toàn
dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong đấu tranh
giải phóng dân tộc, cũng nhƣ trong xây dựng CNXH.
V.I.Lênin đã phát triển những tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác về vấn đề
dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử mới, xây dựng nên một hệ thống chặt chẽ các
quan điểm về dân tộc, quan hệ dân tộc, vấn đề dân tộc và thuộc địa, về phong
trào giải phóng dân tộc với cách mạng xã hội chủ nghĩa…
Nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của
CNTB, V.I.Lênin đã phát hiện ra hai xu hƣớng khách quan của sự phát triển
các dân tộc. Xu hƣớng thứ nhất, do sự thức tỉnh, sự trƣởng thành của ý thức
dân tộc mà các cộng đồng dân cƣ muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân


19
tộc độc lập. Xu hƣớng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các
dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Hai xu hƣớng này vận
động trong điều kiện của CNĐQ gặp nhiều trở ngại. V.I.Lênin tái khẳng định
quan điểm của chủ nghĩa Mác: chỉ trong điều kiện của CNXH, khi chế độ
ngƣời bóc lột ngƣời bị xoá bỏ thì tình trạng dân tộc này áp bức, đô hộ các dân
tộc khác mới bị xoá bỏ và chỉ khi đó hai xu hƣớng khách quan của sự phát
triển dân tộc mới có điều kiện để thể hiện đầy đủ. Quá độ từ CNTB lên
CNXH là sự quá độ lên một xã hội thực sự tự do, bình đẳng, đoàn kết hữu
nghị giữa ngƣời và ngƣời trên toàn thế giới.
Ông viết: “Chủ nghĩa xã hội không những xóa bỏ tình trạng nhân loại bị
chia thành những quốc gia nhỏ và xóa bỏ mọi trạng thái biệt lập giữa các dân
tộc, không những làm cho các dân tộc gần gũi nhau, mà cũng còn nhằm thực
hiện việc hợp nhất các dân tộc lại… Nhân loại chỉ có trải qua thời kỳ quá độ của
chuyên chính của giai cấp bị áp bức, mới có thể xóa bỏ đƣợc các giai cấp, cũng
giống nhƣ vậy, nhân loại chỉ có trải qua thời kỳ quá độ hoàn toàn giải phóng tất

cả các dân tộc bị áp bức, nghĩa là thời kỳ các dân tộc đƣợc tự do phân lập, thì
mới có thể đạt tới sự hợp nhất tất nhiên giữa các dân tộc” [16, 328].
Vậy rõ ràng mối quan tâm thời đó mới chỉ dừng lại các dân tộc lớn mà
chƣa chú ý đến dân tộc nhỏ trong từng quốc gia. C.Mác và V.I.Lênin khi bàn về
vấn đề này có đề cập đến vấn đề liên bang trong điều kiện các quốc gia độc lập
trong một khu vực hoặc hoàn cảnh cụ thể nào đó khi phát triển đến trình độ nhất
định có nhu cầu liên kết lại với nhau trong một liên bang vì sự phát triển kinh tế
xã hội. Còn đối với các dân tộc hay tộc ngƣời chƣa phát triển trong một quốc gia
dân tộc hay nhiều dân tộc, ý kiến của V.I.Lênin trong điều kiện đó là đồng tình
hợp nhất trên cơ sở tự nguyện.
Sự nóng vội hợp nhất mà không chú ý đến xu thế tự khẳng định của tộc
ngƣời, dùng những biện pháp không dựa trên tự nguyện của các dân tộc có thể
dẫn đến những nghi kỵ, thậm chí những xung đột của các tộc ngƣời thiểu số
trong một quốc gia – dân tộc đa tộc ngƣời. Trên quan điểm của giai cấp vô sản,


20
V.I.Lênin đã chỉ rõ “không có gì kìm hãm sự phát triển và củng cố sự đoàn kết
giai cấp của giai cấp vô sản hơn là sự bất công dân tộc và đối với những ngƣời
của dân tộc “bị xúc phạm” thì họ dễ nhạy cảm nhất đối với ý thức về quyền bình
đẳng và sự vi phạm quyền ấy, ngay dù chỉ vì sơ ý, ngay dù chỉ vì bông đùa…
Chính vì vậy, trong trƣờng hợp này, thà nhân nhƣợng và mềm mỏng quá mức
đối với các dân tộc ít ngƣời còn hơn là không đủ mức” [17, 411].
C.Mác – Ph.Ăngghen đã đƣa ra khẩu hiệu cho giai cấp cần lao toàn thế
giới: “Vô sản tất cả các nƣớc đoàn kết lại”. Trong điều kiện CNTB chuyển
sang giai đoạn ĐQCN, tiến hành xâm chiếm thuộc địa, câu kết chặt chẽ với
nhau để chống lại phong trào cách mạng, V.I.Lênin đã mở rộng nội hàm cũng
nhƣ các đối tƣợng cần phải đoàn kết. Ngƣời chủ trƣơng: Vô sản tất cả các
nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại.
Vì vậy, khi bàn về chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, Stalin cũng nói lên

mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế với đại ý
rằng: nguyên tắc đoàn kết quốc tế của công nhân là một yếu tố không thể thiếu
trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Tƣ tƣởng đoàn kết đó của chủ nghĩa Mác-
Lênin chính là một thứ vũ khí quan trọng mà giai cấp vô sản và những ngƣời
cần lao phải đƣợc trang bị trong cuộc đấu tranh giải phóng bản thân mình.
Sức mạnh của khối đoàn kết ấy không chỉ bảo đảm cho thắng lợi của
giai cấp vô sản trong giai đoạn giành chính quyền, mà nó còn bảo đảm cho
thắng lợi của giai cấp vô sản trong quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã
hội mới. V.I.Lênin còn cho rằng, đoàn kết các lực lƣợng cách mạng, liên minh
giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là nguyên tắc tối cao
của chuyên chính vô sản, là cái bảo đảm cho những thắng lợi của sự nghiệp
cách mạng. Ngƣời chỉ rõ: “Liên minh công nông, đó là cái mà Chính quyền
Xô viết đem lại cho chúng ta. Sức mạnh của Chính quyền Xô viết chính là ở
chỗ đó. Đó là cái bảo đảm cho những thành công của chúng ta và cho thắng
lợi cuối cùng của chúng ta” [17, 71].


21
Trong những quan điểm của V.I.Lênin về đại đoàn kết, vấn đề đoàn kết
trong Đảng có ý nghĩa nổi bật. Bởi theo V.I.Lênin, Đảng Cộng sản phải là hạt
nhân để quy tụ, tập hợp, đoàn kết quần chúng nhân dân và các lực lƣợng tiến bộ,
cách mạng. Sự trong sạch, vững mạnh, thống nhất của Đảng quyết định cả vận
mệnh và tƣơng lai của CNXH. Nhận rõ những nguy cơ làm mất vai trò cầm
quyền của Đảng Cộng sản, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm và nhắc nhở những
ngƣời cộng sản phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, không để xảy ra
tình trạng bè phái, chia rẽ, không để kẻ thù lợi dụng, vì kẻ thù đã “… trông chờ
vào sự chia rẽ trong Đảng ta, và… trông chờ vào những bất đồng ý kiến cực kỳ
nghiêm trọng trong Đảng” [17, 394].
Nhƣ vậy, đoàn kết dân tộc là một trong những điều kiện quan trọng nhất
để thực hiện thành công cách mạng vô sản. Vì thế, V.I.Lênin làm rõ đối với

thực tiễn bấy giờ của nƣớc Nga nói riêng và phong trào cách mạng thế giới nói
chung, thực hiện tốt đoàn kết dân tộc cũng chính là giải quyết đƣợc vấn đề dân
tộc và mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc.
Vận dụng tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc; dựa
vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và
cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hƣớng khách quan của phong trào dân
tộc gắn liền với quá trình phát triển của CNTB, nhất là khi đã bƣớc vào giai đoạn
ĐQCN, V.I.Lênin đã khái quát lại thành "Cƣơng lĩnh dân tộc" của Đảng Cộng
sản. Cƣơng lĩnh này gồm ba nội dung cơ bản.
1. Các dân tộc có quyền bình đẳng
Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay
thiểu số, trình độ kinh tế, văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc,
màu da Quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong
đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây cũng là cơ sở pháp lý chung
giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới, trong các khu vực hay trong một
quốc gia.


22
Theo V.I.Lênin thì nguyên tắc bình đẳng phải gắn chặt chẽ với việc
đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số, và bất cứ một sự vi phạm nào đến
quyền lợi của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ.
Bình đẳng dân tộc phải đƣợc thể hiện trong nội dung kinh tế hay bình
đẳng về kinh tế. Lợi ích kinh tế gắn liền với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia,
bởi vậy giải quyết các mối quan hệ liên quan đến dân tộc – quốc tế, dân tộc –
tộc ngƣời đều phải tính đến quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế.
Bình đẳng chính trị cũng là quyền của mỗi dân tộc, tộc ngƣời. Đối với
các dân tộc bị áp bức, bị lệ thuộc, đấu tranh giành quyền bình đẳng về chính trị
chính là điều kiện để có bình đẳng trên các phƣơng diện khác của đời sống xã
hội. Nhận thức và giải quyết đúng vấn đề bình đẳng chính trị và quyền tự quyết

trong các quốc gia cụ thể, nhất là các quốc gia đa dân tộc là vấn đề đặc biệt
quan trọng đối với giai cấp vô sản và những ngƣời mác xít chân chính trong
thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa – xã hội có tầm quan trọng đặc biệt và
liên quan đến nhiều yếu tố dân tộc – tộc ngƣời. V.I.Lênin khẳng định: “Đối
với những ngƣời mác xít, vấn đề khẩu hiệu văn hóa dân tộc có một ý nghĩa to
lớn, chẳng những vì nó xác định nội dung tƣ tƣởng của toàn bộ công tác tuyên
truyền và cổ động của chúng ta về vấn đề dân tộc, là khác với công tác tuyên
truyền tƣ sản mà còn vì toàn bộ cái cƣơng lĩnh về tự trị dân tộc về văn hóa trứ
danh đều dựa trên khẩu hiệu đó” [15, 166].
Bình đẳng trong văn hóa phải luôn luôn gắn với bình đẳng về kinh tế,
chính trị. Xác định đúng quan hệ giữa bình đẳng kinh tế với bình đẳng về
chính trị và văn hóa sẽ giúp chống lại các chiêu bài mị dân thông qua khẩu
hiệu đòi tự trị dân tộc về văn hóa mà giai cấp tƣ sản đang lợi dụng để phá hoại
công cuộc đoàn kết các dân tộc do giai cấp vô sản khởi xƣớng.
Bình đẳng dân tộc trong văn hóa còn bao hàm bình đẳng về ngôn ngữ,
đó là nhu cầu máu thịt, thiêng liêng của cƣ dân các dân tộc, đây cũng là cơ sở
để tạo nên sự đoàn kết giữa các giai cấp, dân tộc. Theo V.I.Lênin: “Việc tuyên


23
truyền cho quyền bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc và các ngôn ngữ chỉ
tập hợp đƣợc, trong mỗi dân tộc, những phần tử dân chủ triệt để (nghĩa là chỉ
có những ngƣời vô sản) bằng cách liên hợp họ lại không phải theo dân tộc mà
theo nguyện vọng muốn có những sự cải thiện sâu sắc và quan trọng về cơ
cấu chung của nhà nƣớc” [15, 178].
Tôn trọng quyền bình đẳng của các dân tộc nói chung và của cả dân tộc
– tộc ngƣời thiểu số nói riêng cũng chính là tạo điều kiện xóa bỏ hoàn toàn
tình trạng nô dịch hay đồng hóa đối với các dân tộc thiểu số và cũng là điều
kiện đầu tiên trong hợp tác, đoàn kết, tƣơng trợ đối với các dân tộc.

2. Các dân tộc đều có quyền tự quyết
Quyền tự quyết dân tộc chính là quyền tự chủ đối với vận mệnh và con
đƣờng phát triển của các dân tộc, bao gồm quyền tự quyết định về thể chế
chính trị, kể cả quyền phân lập về mặt chính trị (vì mục đích chung của dân
tộc – quốc gia và dân tộc – tộc ngƣời) hoặc quyền tự nguyện liên hiệp lại
thành khối liên minh các dân tộc đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân
dân lao động các dân tộc và vì mục tiêu phát triển hòa bình, phồn thịnh, hữu
nghị giữa các dân tộc.
Tuy nhiên V.I.Lênin cũng nhấn mạnh vấn đề tách ra hay phân lập thành
quốc gia độc lập phải xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân lao động vì sự
phát triển xã hội và lợi ích của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì chủ nghĩa
xã hội: “không đƣợc lẫn lộn vấn đề quyền dân tộc tự quyết (nghĩa là hiến
pháp nhà nƣớc đảm bảo một phƣơng thức giải quyết hoàn toàn tự do và dân
chủ vấn đề phân lập) với vấn đề xem xét một dân tộc nào đó có nên tách ra
không. Trong mỗi trƣờng hợp riêng biệt, vấn đề thứ hai này phải đƣợc Đảng
dân chủ - xã hội giải quyết một cách hoàn toàn độc lập, căn cứ vào lợi ích của
toàn bộ sự phát triển xã hội và lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản vì chủ nghĩa xã hội” [15, 78].
Quyền tự quyết gắn liền với quyền bình đẳng của các dân tộc, tác động
tƣơng hỗ lẫn nhau: quyền tự quyết để thực hiện quyền bình đẳng và ngƣợc lại.

×