Phân tích tình hình hoạt động của công ty sữa Vinamilk
1. Vòng quay hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán /Trị giá hàng tồn kho
bình quân
Số ngày của 1 vòng quay HTK = 365 ngày /số vòng quay HTK trong
kì
Bảng phân tích vòng quay HTK
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá vốn
hàng bán
6.735.062 10.579.208 15.039.305 17.484.830
Hàng tồn
kho bình
quân
1.543.553 1.831.559 2.811.925 3.372.670
Vòng quay
HTK (lần)
4.36 5.78 5.35 5.18
Số ngày của
1 vòng quay
HTK (ngày)
83.72 63.15 68.22 70.46
Đồ thị vòng quay hàng tồn kho của công ty Vinamilk từ năm 2009 -
2012
Nhận xét:
Ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2010 cao hơn năm 2009, số ngày
của một vòng quay có xu hướng giảm đi qua các kỳ, chứng tỏ qua các
năm Vinamilk bán hàng nhanh, tổ chức dự trữ, sản xuất và tiêu thụ hàng
tồn kho tốt hơn, ít có hàng tồn kho.
Nhưng từ năm 2010 cho đến nay, số vòng quay hàng tồn kho có xu
hướng giảm, số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng, đến năm
2012 đạt 70.46 ngày, điều này thể hiện việc công ty đã không tổ chức tốt
việc tiêu thụ hàng tồn kho.
2. Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = (Doanh thu + VAT đầu ra tương
ứng) / Các khoản phải thu bình quân.
Kì thu tiền bình quân = 365 ngày / số vòng quay các khoản phải
thu trong kì
Hệ số vòng quay khoản phải thu đo lường mức thu tiền nhanh hay
chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín dụng (tín dụng thương
mại). Vòng quay này còn nói lên một năm doanh nghiệp có bao nhiêu
lần đi đòi nợ. Khi vòng quay các khoản phải thu tăng lên hoặc kỳ thu
tiền bình quân giảm xuống qua các kì sẽ biểu hiện xu hướng rút ngắn
thời gian bán chịu và trình độ quản lý thu hồi công nợ được cải thiện
của doanh nghiệp.
Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu:
Đv: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 10.613.771 15.752.866 21.627.428 26.561.574
Các khoản
phải thu bình
quân
687.510 575.171 1.647.033 2.207.784
Vòng quay
các khoản
phải thu
(lần)
16.98 18.7 14.44 13.23
Kì thu tiền
bình quân
(ngày)
21.5 19.5 25.28 27.59
Đồ thị vòng quay các khoản phải thu của công ty Vinamilk từ năm
2009-2012
Nhận xét:
Ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2010 cao hơn năm 2009 và
kỳ thu tiền bình quân giảm, chứng tỏ công ty thu hồi nợ phải thu với tốc
độ nhanh, thời gian bán chịu được thu hẹp, không để ứ đọng vốn.
Tuy nhiên từ năm 2011 đến năm 2012, vòng quay các khoản phải thu có
xu hướng giảm, kỳ thu hồi vốn tăng, điều này thể hiện việc công ty để ứ
đọng vốn, năm 2012, công ty phải mất 27,59 ngày mới thu được tiền bán
chịu trong khi đó năm 2010 công ty chỉ mất có 19.59 ngày thu được tiền
hàng bán chịu.
3. Vòng quay tài sản ngắn hạn (vốn lưu động)
Vòng quay TSNH = (Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính)/ TSNH
bình quân
Số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động = Số ngày trong kỳ / TSNH (vốn
lưu động) bình quân
Bảng phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn (vốn lưu động)
Đv: triêu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu
thuần về bán
hàng hóa và
dịch vụ
10.613.771 15.752.866 21.627.428 26.561.57
4
Doanh thu tài
chính
439.936 448.530 680.232 475.239
TSNH bình
quân
4.128.382 5.494.480 7.693.742 10.289.14
6
Vòng quay
TSNH
2.68 2.95 2.9 2.63
Biểu đồ vòng quay TSNH (vốn lưu động) của công ty qua các năm
2009- 2012
Nhận xét
Vòng quay tài sản ngắn hạn cho ta biết, mỗi đồng vốn đầu tư vào TSNH
đã tao ra 2.68 đồng doanh thu năm 2009 và tạo ra 2,95 đồng doanh thu
năm 2010; 2,9 đồng doanh thu năm 2011 và 2,63 đồng doanh thu năm
2012.
4. Vòng quay TSDH
Vòng quay TSĐH = Doanh thu/ TSĐH bình quân
Vòng quay TSDH cho biết hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của
doanh nghiệp.
Bảng phân tích vòng quay TSDH của công ty
Đv: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu
thuần bán
hàng hóa và
dịch vụ
10.613.771 15.752.866 21.627.428 26.561.574
TSCĐ bình
quân
3.096.115 4.133.053 5.484.109 7.351.123
Vòng quay
TSCĐ (lần)
3,43 3,81 3,94 3,62
Biểu đồ vòng quay TSDH của công ty qua các năm 2009 - 2012
Nhận xét:
• Năm 2009, mỗi đồng vốn đầu tư vào TSCĐ tạo ra 3,43 đồng
doanh thu, năm 2010 tạo ra 3,81 đồng doanh thu. Năm 2011, tạo
ra 3,94 đồng doanh thu và năm 2012, tạo ra 3,62 đồng doanh
thu.
• Ta thấy qua các năm, vòng quay TSCĐ có xu hướng tăng lên,
tuy năm 2012 có giảm, điều này chứng tỏ công ty sử dụng một
cách có hiệu quả từng đồng vốn bỏ ra đầu tư vào TSCĐ để tạo
ra doanh thu.
5. Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản cho biết hiệu suất sử dụng tài sản hay vốn
kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu.
Bảng phân tích vòng quay tổng tài sản của công ty
Đv: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu
thuần bán
hàng hóa và
dich vụ
10.613.771 15.752.866 21.627.428 26.561.574
Doanh thu
tài chính
439.936 448.530 680.232 475.239
Tổng tài
sản bình
quân
7.224.497 9.627.534 13.177.851 17.640.269
Vòng quay
tổng tài sản
(lần)
1,53 1,68 1,69 1,533
Biểu đồ vòng quay tổng tài sản của công ty Vinamilk qua các năm
2009 – 2012
Nhận xét:
• Năm 2009, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 1,53
đồng doanh thu, năm 2010, tạo ra 1,68 đồng doanh thu. Năm
2011, tạo ra 1,69 đồng doanh thu và tạo ra 1,533 đồng doanh
thu năm 2012
• Ta thấy từ năm 2009 đến năm 2011, vòng quay tổng tài sản có
xu hướng tăng nhanh, tuy năm 2012 giảm, chứng tỏ công ty
Vinamilk sử dụng hiệu quả tài sản (vốn kinh doanh) vào việc
tạo ra doanh thu.