Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HẰNG




GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HẰNG



GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY


Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC DIỆN



HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Đức Diện.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hằng
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Y ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Y
ĐỨC 10
1.1. Các khái niệm chung 10
1.1.1. Khái niệm y đức 10
1.1.2. Đặc điểm sinh viên trường Đại học Y Hà Nội 24
1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học
Y Hà Nội 29
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO
DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 35
2.1. Thực trạng giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội
trong điều kiện hiện nay 35
2.1.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 35
2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân 44
2.2. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học
Y Hà Nội trong điều kiện hiện nay 51
2.2.1. Đối với đất nước 51
2.2.2. Việc xây dựng nhân cách người thầy thuốc của trường Đại học Y
Hà Nội 58
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 63
3.1. Quan điểm 63
3.2. Giải pháp 73
3.2.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục 73
3.2.2. Giáo dục tư tưởng y đức Hồ Chí Minh 77
3.2.3. Giải pháp học tập quán triệt chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước 80
3.2.4. Tăng cường giáo dục y đức đồng thời phát huy vai trò tự giáo dục,
tự rèn luyện y đức của sinh viên Đại học Y Hà Nội 81

3.2.5. Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế cần đổi mới chính sách đối với cán bộ y
tế, sinh viên trường y 84
3.2.6. Vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong
nhà trường 85
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội. Đạo
đức có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Trong các chức năng của
đạo đức, thì chức năng giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị trí hết sức quan
trọng. Thông qua chức năng đó, giúp con người tự giác điều chỉnh hoạt động
của mình cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội.
Đạo đức ngành Y là một bộ phận của hệ thống đạo đức xã hội, nó
không chỉ có vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của dịch vụ y tế,
mà còn góp phần tạo nên kiến trúc thượng tầng xã hội.
Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các cá
nhân phát huy khả năng và thế mạnh của mình, trong đó có lực lượng học
sinh, sinh viên. Đó là lớp người có trình độ, có tri thức, đầy nhiệt huyết, nhạy
bén trong việc tiếp thu cái mới. Học sinh, sinh viên là lớp người chịu nhiều
ảnh hưởng của đời sống xã hội, của cơ chế thị trường và việc mở rộng hợp tác
quốc tế. Một trong số đó phải kể đến thế hệ học sinh, sinh viên ngành y -
những người sau khi ra trường sẽ trở thành những thầy thuốc người trực tiếp
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Điều đó đặt ra vấn đề là, làm thế nào để những
người “chủ tương lai của đất nước” định hướng đúng đắn những giá trị đạo
đức để họ hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục, rèn luyện y đức là một trong những nội dung đặc biệt quan
trọng và thường xuyên được đề cập trong mọi hoạt động của ngành y, dược.
Y đức chính là đạo đức của người hành nghề y, dược - những người trực tiếp
hay gián tiếp tác động đến sự khang kiện của giống nòi. Đối với sinh viên
ngành y, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải sáng về y đức. Song, sáng về y
2

đức không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi y, bác sĩ tương lai, mà phải
qua quá trình rèn luyện và tự đào tạo. Cũng không phải chỉ đến khi trở thành
một y, bác sĩ thì sinh viên ngành y mới biết thế nào là y đức. Trái lại, y đức là
kết quả của một quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện từ khi người sinh viên
ngành y còn ngồi trên ghế giảng đường.
Trước những thay đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, thang giá
trị đạo đức của con người cũng có nhiều biến đổi theo cả hai hướng tích cực
và tiêu cực. Cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình của
một số môn học, hình thức dạy và học cũng từng bước được cải tiến, làm cho
sinh viên tiếp nhận được nhiều tri thức mới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những ấn phẩm văn hóa không lành mạnh
đã tác động đến từng con người đó là tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo
đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong
lớp trẻ… Các hiện tượng này do nhiều nguyên nhân, song trong lĩnh vực học
đường, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được
quan tâm một cách đúng mức như nó cần phải có. Một số sinh viên chạy theo
lối sống thực dụng, chưa chú ý trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống mới,
nhiều giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn và xuống cấp. Không ít sinh viên thiếu
tích cực trong học tập và rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý
tưởng sống đã tạo hình ảnh không tích cực về sinh viên, đặc biệt là sinh
viên ngành y.
Mặt khác, nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến nhận thức

và hành động của một bộ phận thầy thuốc. Họ đã để đồng tiền xen giữa mối
quan hệ thầy thuốc và người bệnh, tác động đến lương tâm và trách nhiệm,
làm giảm phần nào đến phẩm chất cao quý của người thầy thuốc. Từ đó, làm
giảm lòng tin của người dân đối với người thầy thuốc - một nghề cao quý
3

nhất. Vì thế, việc giáo dục ý thức về đạo đức nghề nghiệp cho học sinh - sinh
viên luôn là vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Thực tiễn hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu
hết sức to lớn và toàn diện. Bên cạnh những thành tựu to lớn ấy, Đảng ta cũng
chỉ ra thách thức mới liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống đó là: “…tình
trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm
trọng” [VKĐH 10]. Có thể nói, sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan
đến vấn đề đạo đức, lối sống.
Nghề y là một nghề đặc biệt, liên quan trực tiếp đến đời sống con
người. Thực tiễn cho thấy, mỗi sai lầm dù rất nhỏ của thầy thuốc cũng có thể
gây tác hại lớn cho con người… Do đó, xã hội luôn yêu cầu, đòi hỏi người
làm nghề y, bên cạnh trình độ chuyên môn vững vàng, còn phải có lương tâm
trong sáng. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, việc giáo dục, rèn luyện đạo
đức cho sinh viên y khoa ngay từ khi mới vào trường càng trở nên cấp bách.
Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học
Y Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề y đức và đạo đức của người thầy thuốc, không phải là vấn đề
mới. Từ thời xa xưa đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này ở những mức
độ khác nhau. Trong số các công trình nghiên cứu nói trên, tác giả chia làm 2
nhóm. Nhóm thứ nhất, một số công trình nghiên cứu về đạo đức, nhóm thứ
hai, những bài viết liên quan đến y đức,…

Nhóm thứ nhất: một số công trình nghiên cứu về đạo đức
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của Thành Duy (chủ biên), NXB
Chính trị Quốc gia (CTQG), Hà Nội, 1996;
4

2. Luận cương đạo đức học của Hoàng Ngọc Hiếu, Trường lý luận
nghiệp vụ, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1976;
3. Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo
đức hiện nay của PGS, TS Nguyễn Thế Kiệt, tạp chí Triết học, số 6, 1996;
4. Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở
Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Sỹ Thắng, tạp chí Triết học, số 5, 2002;
5. Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt nam trong điều kiện
của kinh tế thị trường do Thái Duy Tuyên chủ biên, NXB Hà Nội, 1994;
6. Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị của
Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, NXB Giáo dục, 4/1995;
7. Sự tác động hai mặt cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ
quản lý của Nguyễn Tĩnh Gia, tạp chí Nghiên cứu lý luận, 2-1997;
8. Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế
thị trường ở nước ta hiện nay của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 5, 1998;
9. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo
đức trong kinh tế thị trường của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998;
10. Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – PGS,TS Trần Sỹ Phán, Luận
án tiến sỹ triết học, 1999;
11. Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức? của
Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 4, 2000;
12. Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện
hiện nay - Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000;
13. Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội của
Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3, 2001;

14. Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho thanh niên trong
điều kiện hiện nay - Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001;
5

15. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân
loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường - Trần Nguyên Việt, Tạp chí
Triết học, số 5, 2002;
16. Một số biểu hiện của biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục của Nguyễn Đình Tường,
Tạp chí Triết học, số 6, 2002;
17. Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục
đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay - Lê Thị Hoài Thanh, Luận án Tiến
sỹ triết học, 2002;
18. Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện
pháp giáo dục lối sống cho sinh viên - Mạc Văn Trang, Đề tài nghiên cứu
khoa học, mã số B94-38-32, NXB Giáo dục, 1995;
19. Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt nam trong điều
kiện kinh tế thị trường của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5, 1995;
20. Một vài giải pháp duy trì và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Xuân Thanh,
Tạp chí Giáo dục, số 111, tháng 4, 2005.
Nhìn chung, các tác giả đã đề cập và luận giải nhiều góc độ khác nhau
của đời sống đạo đức xã hội và khẳng định tính bền vững, trường tồn của các
giá trị đạo đức truyền thống, cũng như vai trò, sự cần thiết phải bảo vệ, giữ
gìn, kế thừa và phát huy chúng trong quá trình xây dựng xã hội mới hiện nay.
Y đức - đạo đức của người thầy thuốc, không phải là vấn đề mới, từ xa
xưa đã có rất nhiều người đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau.
Qua các giai đoạn của lịch sử, các triều đại, y đức được đề cập tới bằng những
điều luật áp dụng cho nghề y, qua lời thề, qua các Tuyên ngôn về y tế của Tổ
chức y tế thế giới. Đến nay, vấn đề này đã được nhiều nước coi đó như nghĩa

vụ của thầy thuốc.
Lịch sử y học phương Tây vẫn luôn luôn nhắc đến lời thề Hippocrate
6

(Thế kỷ thứ IV TCN) như một bài học y đức đầu tiên cho người thầy thuốc
mới ra trường. Lời thề ấy cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, từ xưa tới nay đã không ít người thầy thuốc tiêu biểu cho
lòng nhân đạo, tính bất vụ danh lợi của nghề y. Chu Văn An (1292 - 1370) có
nói: “Chữ nhân là mấu chốt của người thầy thuốc, rồi mới đến chữ minh, chữ
tài”. Nghĩa là người thầy thuốc phải lấy lòng nhân đức làm đầu rồi mới đến sự
thông minh, khôn khéo tài năng xử lý bệnh tật. Hải Thượng Lãn Ông (1720 -
1791), vị danh sư của nước ta mà tài năng và đức độ đã được phong hàng “y
thánh”. Hải Thượng Lãn Ông đã để lại tấm gương sáng về đạo đức, y đức của
mình qua chín quan điểm di huấn. Ngoài ra, còn phải kể đến Nguyễn Đình
Chiểu có “Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp”.
Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt
quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên nói chung và
cán bộ ngành y tế nói riêng. Người đã để lại nhiều di huấn quý báu về y đức.
Trong Thư gửi trường Quân Y năm 1946, Hội nghị Quân Y năm 1948,
Trường Y tá liên khu I năm 1949, Hội nghị y tế toàn quốc 1953 Hồ Chí
Minh thường nhấn mạnh đến tình thương, lòng bác ái, đức hi sinh, lòng tận
tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập để tiến bộ, cũng như ý thức kỷ luật
tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên ngành y tế.
Hiện nay, hầu hết chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đối với công tác y tế vấn đề y đức đều được đề cập đến. Chẳng hạn,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII:
“Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ bảo vệ nhân dân”
(ngày 14/01/1993). Ngày 06-11-1996, Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương
đã có quyết định của về thực hiện 12 điều y đức cùng nhiều văn bản pháp quy

khác có liên quan đến y đức.
Nhóm thứ hai, những bài viết liên quan đến y đức và y tế
7

21. Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (NXB
Y học, Hà Nội, 1996), tác giả Đỗ Nguyên Phương nói về vấn đề y đức, y đạo
và đòi hỏi cấp bách phải nâng cao y đức của người thầy thuốc trong giai đoạn
hiện nay.
22. Trong cuốn Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển Việt Nam -
NXB Y học, Hà Nội, 1998, tác giả Đỗ Nguyên Phương đã dành một phần quan
trọng của cuốn sách để làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về y tế và đạo đức
của người thầy thuốc Việt Nam. Bên cạnh những nội dung trên, tác giả còn bàn
luận nhiều về tấm gương đạo đức của giáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Hoàng
Đình Cầu và truyền thống đạo đức của nhiều thầy thuốc tiêu biểu khác.
23. Y đức và đức sinh học - nguồn gốc và sự phát triển (NXB Y học,
1999), tác giả Ngô Gia Hy đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong công tác
và qua các quy chế, văn bản pháp quy về y đức.
24. Đạo đức của người cán bộ y tế trong quá trình phát triến kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp của tác giả Kim Thanh Hùng
(Luận văn cử nhân chính trị).
25. Vấn đề y đức của cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tế
tại Nam Định của tác giả Lê Thanh Thuỷ (Luận văn cao cấp lý luận chính trị).
Trong những năm gần đây, tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh đã có một số học viên quan tâm, nghiên cứu tới vấn đề đạo
đức của người cán bộ y tế như:
26. Tư tưởng triết học về con người qua các tác phẩm y học của Hải
Thượng Lãn Ông. Luận án Tiến sỹ của Phạm Công Nhất.
27. Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc
đổi mới. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của
Nguyễn Thị Hoà Bình.

28. Vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở thành phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Triết học của Hoàng Thị Kim
8

Oanh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2007.
29. Trang bị lý tưởng đạo đức nghề Y của Nguyền Hiền Lương, báo
nhân dân số 19976, ngày 11/5/2010;
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có liên quan
đến việc kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống và cũng có ý
nghĩa đối với vấn đề giáo dục y đức nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nghiên cứu
có tính hệ thống: Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội
hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp đề cập đến. Song,
những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng
trong quá trình thực hiện luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ về y đức và quá trình giáo dục y đức
từ đó nêu lên những giải pháp giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y
Hà Nội trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Một là, luận văn nêu ra khái niệm y đức và tầm quan trọng của việc
giáo dục y đức.
Hai là, đưa ra thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục y đức cho
sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
Ba là, luận văn đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại
học Y Hà Nội hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu y đức và tầm quan
trọng của y đức, đánh giá những thực trạng và giáo dục y đức cho sinh viên
9

trường Đại học Y Hà Nội. Từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp để
nâng cao giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ
nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về đạo
đức và y đức.
Luận văn còn tham khảo, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã đạt
được của các công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp luận chung của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp logic lịch sử, so sánh,
điều tra xã hội học… nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn
6.1. Đóng góp khoa học
- Luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trước đó về y
đức và nghiên cứu vấn đề y đức dưới lăng kính của một người giảng dạy lý
luận - chính trị tại trường Đại học y Hà Nội.
- Luận văn đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi vào giáo dục y
đức cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay.
6.2. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn là một công trình khoa học, có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong quá trình giảng dạy về y đức và giảng dạy các môn lý luận - chính
trị của chủ nghĩa Mác-Lênin trong các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta.
7. Kết cấu tổng quát của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.
10

Chƣơng 1
Y ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Y ĐỨC
1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm y đức
Trong xã hội làm bất cứ nghề gì cũng cần phải có đạo đức, người ta gọi
đó là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp khác với đạo đức nói chung.
Nếu đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, “bao gồm những
nguyên lý (nguyên tắc), chuẩn mực do xã hội đặt ra nhằm điều tiết hành vi
của con người trong quan hệ với người khác và cộng đồng” thì đạo đức nghề
nghiệp lại là những nguyên tắc, chuẩn mực được cố định hóa nhằm điều tiết
những hành vi của con người trong các quan hệ nghề nghiệp. Trong xã hội có
bao nhiêu nghề nghiệp thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp tương ứng, mà
nội dung của các loại đạo đức này cũng không giống nhau, nhưng giữa chúng
vẫn có cái chung – cái chung của chuẩn mực, giá trị, đạo đức như: bổn phận,
danh dự, lương tâm, phẩm giá, làm điều thiện, tránh điều ác Do đó, giữa đạo
đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau. Những nguyên tắc của đạo đức nói chung là cơ sở hình thành nên
những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, còn bản thân đạo đức nghề nghiệp lại
là cơ sở để bổ sung hoàn thiện làm phong phú thêm các nguyên tắc đạo đức
nói chung.
Khác với nhiều ngành nghề khác, trong ngành y tế, đạo đức và lương
tâm nghề nghiệp phải được xếp lên hàng đầu. Có thể nói, đạo đức nghề y (hay
là y đức) luôn là điều cốt lõi của người thầy thuốc. Đã hành nghề Y thì ai
cũng phải quan tâm đến y đức. Nghề nghiệp càng tinh thông thì y đức càng
phải ngời sáng.
Tác giả cuốn sách Phát triển sự nghiệp y tế nước ta trong giai đoạn

hiện nay đã viết: “Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời sống xã hội điều
11

chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc đối với bệnh nhân cũng như
đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc
của người thầy thuốc”.
Trong cuốn Y đức và đức sinh học - Nguồn gốc và sự phát triển, tác giả
Ngô Gia Hy đã tổng kết một số quan niệm về y đức: Cốt lõi của y đức là ở
bổn phận của người thầy thuốc, bổn phận ấy thể hiện trong các quan hệ: nghề
nghiệp, bệnh nhân, đồng nghiệp, thầy học, học trò và đối với xã hội Đó là
nhưng tiêu chí cơ bản để người thầy thuốc điều chỉnh các hành vi ứng xử:
việc làm, thái độ, lối sống cho thích hợp đối với từng quan hệ cụ thể.
Có thể nói, y đức của người thầy thuốc là một bộ phận của đạo đức xã
hội, y đức mang đầy đủ tính chất của đạo đức nói chung, đồng thời cũng có
những đặc thù riêng do nghề nghiệp quy định. Xét về tâm lý học, y đức là
biểu hiện của các thuộc tính tâm lý cá nhân, đó là xu hướng, tính khí và tính
cách của người thầy thuốc. Do tính chất đặc thù của nghề y, nên những thuộc
tính tâm lý đó mang những nét riêng, đòi hỏi người thầy thuốc có những tính
cách, tính khí độc đáo để thực hiện lý tưởng cao cả là chữa bệnh cứu người và
chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Truyền thống y học từ xưa đã đòi hỏi ở người thầy thuốc kết hợp nhuần
nhuyễn tầm cao của trình độ y học với tầm cao đạo đức. Ở mỗi quốc gia, mỗi
thời đại, dù là phương Đông hay phương Tây, y đức đều có những điểm
chung, đó là: tinh thần, thái độ phục vụ, hành vi ứng xử, bổn phận của người
thầy thuốc với bệnh nhân và những quy tắc xử sự đối với đồng nghiệp. Đối
với nghề y thì các phẩm chất như lương tâm, trách nhiệm và bổn phận là
không thể thiếu trong việc hình thành nên y đức ở mỗi người thầy thuốc.
Quan niệm về lương tâm, trách nhiệm và bổn phận trong y đức đã được
đặt ra từ rất sớm trong lịch sử của nghề y.


12

Quan niệm của phƣơng Tây về y đức
Galen (một trong những nhà y học nổi tiếng của La Mã cổ đại), đã có
những quan điểm đạo đức tiến bộ. Ông gay gắt chỉ trích, lên án sự dốt nát,
lòng tham lam đê tiện của một số thầy thuốc lúc bấy giờ. “Chỉ săn sóc bọn
giàu sang, kẻ quyền thế những kẻ khác thì cố gắng che dấu sự bất tài của
mình trước quần chúng bằng cái hào nhoáng của y phục, những kim cương
đắt tiền và những đồ trang sức xa hoa” [16, tr.85].
Hippocrate (thế kỷ IV trước công nguyên) người được coi là ông tổ của
ngành y cũng đã từng đề cao tới lương tâm và phẩm giá của người thầy thuốc
qua các lời thề về y đức (Lời thề Hippocrate) nổi tiếng, lời thề đó như sau:
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi.
Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những
nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và
nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng
không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học
truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các
thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một cam kết và một lời
thề đúng với y luật mà không truyền cho một ai khác.
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và
sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kì ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng
không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ
người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân. Tôi sẽ không thực
hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho những
người chuyên.
13


Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh
mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên
tự do hay nô lệ.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc
hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để
lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng
một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi
của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ chịu
một số phận khổ sở ngược lại.
Như vậy, ngay từ buổi bình minh của lịch sử y học phương Tây,
Hippocrate đã đưa ra những quan điểm quan trọng, cốt lõi cho y đức của
người thầy thuốc như chữa bệnh cho người nghèo, tận tâm, tận lực, hết lòng
vì người bệnh.
Lời thề trên của Hippocrate đã đề cập những vấn đề cơ bản về y đức
của người thầy thuốc. Đó là chỉ biết chữa bệnh cứu người, không chạy theo
đồng tiền, biết giữ gìn phẩm chất cao thượng của người thầy thuốc. Đã hơn
2300 năm qua, những lời thề của ông vẫn còn nguyên giá trị. Hầu hết các
trường y khoa trên thế giới vẫn lấy lời thề Hippocrate làm lời thề cho sinh
viên noi theo. Ở Việt Nam, lời thề của ông vẫn được sinh viên y khoa trân
trọng tuyên thệ trong lễ nhận bằng tốt nghiệp.
Ngoài lời thề của Hippocrate ra, lời thề Y khoa (Amates Lusitanus) của
Y sĩ Bồ Đào Nha (gốc Do Thái năm 1568) cũng để lại nhiều giá trị y đức tốt
đẹp: Nhân danh Chúa bất diệt và theo mười lời răn của thần thánh được
truyền từ núi Siai, qua Mosie cho dân tộc Isarael đã thoát vòng nô lệ của Ai
cập. Tôi xin thề là không có gì đã dẫn dắt tôi trong những điều tôi biết về y
học ngoài sự truyền đạt trung thực những việc đã xảy ra. Tôi không che dấu
14

thêm, bớt thay đổi sự việc vì mục đích hoa mỹ. Tôi không khen chê bất cứ ai,

hòng mưu cầu sự nhân nhượng hay vì thoả mãn cá nhân, mà đó chỉ là yêu cầu
của sự thật. Nếu tôi nhầm lẫn tôi hãy chịu sự giận giữ muôn đời của giáo
Chúa và của tông đồ Raphael và sẽ không bao giờ thành đạt trong nghề như
mong muốn. Riêng đối với thù lao mà người ta trả cho thầy thuốc tôi không
bao giờ đòi hỏi quá đáng. Tôi chữa bệnh không những tận tình cho nhiều
người mà còn thường không lấy tiền. Với lòng độ lượng và dũng cảm tôi đã
từ chối thù lao của nhiều người đưa cho tôi. Tôi muốn trả lại cho người bệnh
sức khoẻ mà họ đã mất chứ không phải vì tôi ham làm giàu bằng món tiền lớn
nhỏ. Tôi đối xử với mọi người ngang nhau, bất kể tôn giáo của họ, dù riêng
họ là người Hebrew, người Công giáo hay theo đạo Arub. Tôi không để địa vị
cao sang của bệnh nhân làm loá mắt. Tôi đã săn sóc người nghèo một cách tận
tình giống những người sinh trưởng trong gia đình rất danh tiếng. Tôi không
bao giờ gây ra hay kéo dài một bệnh, trong chuẩn đoán bao giờ tôi cũng bày
tỏ những điều tôi thực sự cảm nhận thấy.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở phương Tây, do khái niệm đạo
đức y học (éthique médicale) không thỏa mãn hết những yêu cầu đặc biệt
trong nội dung đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc, nên người ta đưa
ra khái niệm y đức học (déontológie) để nhấn mạnh thêm vai trò tự ý thức về
bồn phận của người thầy thuốc trong các quan hệ đối với nghề nghiệp. Khái
niệm bổn phận (déon) ở đây bao hàm một nghĩa vụ rất rộng, nó không chỉ là
lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là động cơ không vụ lợi của người
thầy thuốc khi quan hệ với bệnh nhân.
Quan niệm của phƣơng Đông về y đức
Ở phương Đông, y đức có nguồn gốc từ quan niệm cái đức của người
thầy thuốc phải rộng như biển cả, và tự mình phải minh. Nếu có cầu xin là cầu
xin tất cả những gì có thể cứu được bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ như Vêda:
15

“Hãy cứu sống kẻ này như các mẹ hiền và khi đó các thầy thuốc sẽ được
trọng vọng như bậc thần thánh”.

Phật giáo và thuyết nhân - quả luân hồi khuyên người thầy thuốc giỏi
phải có đức độ, vị tha như lời khuyên của Phật “y đức là niết bàn”.
Theo Lão học và Đạo học: Bản chất của y khoa là cứu người, cái đức
của ông thầy thuốc là cứu người mà không thấy rằng mình cứu người, không
nói rằng mình cứu người.
Với lòng nhân ái cao cả “Thương người như thể thương thân” nhân dân
ta rất quý trọng nghề y và tôn vinh những người thầy thuốc hết lòng vì người
bệnh mà các bậc danh y như Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh, thế kỷ XIV), Hải
Thượng Lãn Ông đều hết sức chú trọng xây dựng và truyền đạt y đức tới
người thầy thuốc.
Lê Hữu Trác (1720-1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, tục gọi là
Chiêu Bảy, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là
huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng). Năm 26 tuổi bỏ nghiệp binh về sống nơi quê
mẹ ở xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; năm 30 tuổi học nghề
chữa bệnh, bốc thuốc; năm 34 tuổi đi kinh đô Thăng Long tìm thầy học thuốc
và mua thuốc; năm 40 tuổi mở trường dạy nghề thuốc tại quê mẹ; năm 50 tuổi
viết bài tựa cho bộ sách Y tông tâm lĩnh, năm 61 tuổi lên kinh đô chữa bệnh
cho cha con chúa Trịnh Sâm.
Hơn hai thế kỷ nay, người ta không ngớt lưu truyền tên tuổi của danh y
Lê Hữu Trác. Nghề nghiệp chính của Lê Hữu Trác là thăm bệnh bốc thuốc,
chữa bệnh cho con người. Theo Lê Hữu Trác, nghề này không đơn thuần chỉ
là công việc kê cứu bệnh tật và thuốc thang, mà đằng sau nó còn có cả một hệ
thống y lý có liên quan tới thế giới quan chung của con người. Từ y lý đến
triết lý, rồi lại từ triết lý đến y lý, ở Lê Hữu Trác là cả một quá trình được lặp
đi lặp lại và được thực hiện một cách tự giác.
16

Trong truyền thống phương Đông, kể cả ở Việt Nam, y học và nho học
gán bó mật thiết với nhau. Nho học đề cập đến những quan niệm về con
người, về tự nhiên và xã hội. Y học cũng lấy những quan niệm chung về con

người, về tự nhiên và xã hội làm cơ sở cho y lý của mình. Muốn cho y lý
vững vàng phải học đạo Nho. Lê Hữu Trác cũng nhận thức như thế. Ông nói:
“Phàm những người học thuốc tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho thì học
thuốc mới dễ” (Y huấn cách ngôn). Không những thế, ông còn cho rằng, nghề
y cũng thực hiện chức năng của nghiệp Nho: “Sách thuốc làm ra tuy để dạy
chữa bệnh, song trong đó bao quát cả công trình phò vua giúp nước” (Tựa Y
tông tâm linh).
Để có cơ sở phát triển nghề y, Lê Hữu Trác không chú ý phần lý luận
chính trị và đạo đức phong kiến trong Nho, mà chỉ chú ý đến phần lý luận về
quan hệ và biến hóa trong con người và sự vật. Ông thấy ý nghĩa quan trọng
của thuyết âm dương trong Kinh Dịch, của thuyết ngũ hành trong Hồng phạm,
của quan niệm “thiên nhân hợp nhất” trong các tác phẩm Mạnh Tử và Trang
Tử, của thuyết “Thái cực đồ” của Chu Đôn Di đối với nghề nghiệp của
mình. Trong đó lý thuyết biến hóa của âm dương, ngũ hành có vai trò quan
trọng hơn cả. Ông khẳng định: “Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài
nguyên lý âm dương ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh nguy nan”
(Tiểu dẫn Y gia quan miện), “Nối học Kinh Dịch không phải là nói học những
hào, những quẻ, những từ của Kinh Dịch, mà chỉ cần học biết luật biến hóa
của âm dương, luật sinh khắc của ngũ hành ” (Tài liệu trên), “Phải học Kinh
Dịch trước rồi sau mới nói đến y Lý của âm dương là lý của y” (Luận về y ý
và y lý).
Nguồn gốc thì như vậy, nhưng Lê Hữu Trác không dừng lại ở các
nguyên lý chung trên. Trái lại, ông đã vận dụng và phát triển trong việc tìm
17

hiểu và giải thích những hiện tượng của trời đất và con người. Từ đó tạo nên
một thế giới quan đặc sắc và riêng biệt.
Trước hết là lý lẽ về âm dương. Lý lẽ này được ông thể hiện ra trên
nhiều mặt và ở đó chứng tỏ một phép biện chứng chất phác phù hợp với thực
tế khách quan, ông trình bầy mối quan hệ gắn bó và mâu thuẫn giữa âm và

dương. Ông nói âm dương mâu thuẫn nhau, nhưng lại gắn bó với nhau trong
một kết cấu thống nhất, âm dương đối lập nhau nhưng lại là điều kiện tồn tại
của nhau và đều là những mặt không thể thiếu được ở sự vật. Ông nói:
“Dương khí bắt rễ ở âm, âm khí bắt rễ ở dương. Không có âm thì dương
không thể sinh, không có dương thì âm không thể hóa. Hoàn toàn là âm thì
dương không thể nảy nở được, hoàn toàn là dương thì âm không thể phát sinh
được. Nuôi mầm thì phải giữ vững gốc. Chặt gốc ở dưới thì làm khô ngọn ở
trên, cho nên, phải điều tiết để thuận theo gốc âm dương” (Nội kinh yếu chỉ),
“Âm ở trong để giữ gìn cho dương, dương ở ngoài để bảo vệ cho âm” (Y hải
cầu nguyên).
Ông nêu lên tính chất phổ biến của âm dương. Cho âm dương có trong
trời đất và cả con người: “Người ta sinh ra khoảng giữa hai khí [âm, dương]
của trời đất thì trong thân thể con người cũng đủ hình thái cực, há không nên
lưu tâm xem xét đó sao?” (Huyền tẫn phát vi).
Ông giải thích âm dương là cơ sở để sản sinh ra các hiện tượng đối lập
và thống nhất nhau ở bên ngoài sự vật mà giác quan con người co thể cảm
nhận được, như thủy và hỏa, hàn và nhiệt, mặt trời và mặt trăng. Ông nói:
“Thủy hỏa là dấu hiệu của âm dương, là thực thể của âm dương; mặt trời, mặt
trăng là tinh hoa của thủy hỏa, lạnh và nóng là tác dụng của thủy hỏa. Làm
cho vật sống là hỏa, làm cho vật được vinh nhuận là thủy. Không có hỏa thì bị
diệt, không có thủy thì sẽ cháy khô, ” (Y hải cầu nguyên), “Chân hỏa là gốc
của dương, chân thủy là gốc của âm” (như trên).
18

Ông đề cao y đức, đòi hỏi ở người thầy thuốc “Tôi đã hiến thân cho
nghề thuốc nên lúc nào tôi cũng muốn dồn hết khả năng trí óc thật rộng rãi để
dựng lên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường”. “Tôi thường thấm thía rằng: Thầy
thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người ta, lẽ sống chết, điều
phúc hoạ điều ở trong tay mình xoay chuyển. Lẽ nào người có trí thức không
đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm

không thận trọng mà giám theo đòi bắt trước nghề Y”. “Đạo làm thầy thuốc là
nhân thuật, có nhiệm vụ là giữ gìn tính mạng cho con người, chỉ lấy việc giúp
mình mà không cầu lợi kể công”. Vui cái vui của người bệnh, lo cái lo của
người bệnh, làm hết những việc đáng là để giúp đỡ mọi người. Thế rồi lòng
này không hổ thẹn với trời đất”
Với những quan niệm trên, ông đã đưa ra các chuẩn mực của người
thầy thuốc cần phải có: nhân, minh, trí, đức, thành, lượng, khiêm, cần.
Nhân là sự nhân từ bác ái cộng hưởng mọi người và quan tâm đến
người khác, không cá nhân ích kỷ.
Minh là phải hiểu biết rộng, sáng suốt minh bạch, không nhầm lẫn.
Trí là khôn khéo nhạy bén, để tâm lo nghĩ việc làm, không cẩu thả
tuỳ tiện.
Đức là phải có đạo đức nhân hậu, cốt làm điều lành để của đức về sau,
chống điều ác.
Thành là thành thật, ngay thẳng, trung thực vô tư, không dối trá không
thiên lệch.
Lượng là phải độ lượng, hoà nhã, đúng mức vừa phải.
Khiêm là phải chuyên cần học hỏi và phải thực sự cầu thị, không tự phụ
chủ quan.
Cần là phải chuyên cần nhẫn nại và cần cù chịu khó.
19

Ông khuyên rằng: “không nên thấy người giàu sang quyền quý thì hết
lòng phục vụ, thấy người khổ tàn tật thì thờ ơ”.
“Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau
hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình không thành thật thì khó
lòng thu được hiệu quả”.
Theo ông, người thầy thuốc phải có “lòng nhân”, lòng nhân này là nhân
ái vị tha, phải có lương tâm nghề nghiệp. “Khi người thầy thuốc khoanh tay
trước một bệnh hiểm nghèo thì đó là thầy thuốc chỉ nghĩ đến danh tiếng cá

nhân. Vì sợ chết mà bệnh nhân tìm đến thầy thuốc, bây giờ đứng trước tình
trạng vô vọng mà người thầy thuốc lại khoanh tay, thì thầy thuốc để làm gì”.
Người thầy thuốc phải có trí tuệ đầy đủ, đó là yêu cầu của nghề nghiệp. Bởi
lẽ, trí là cơ sở để thực hiện điều nhân. “Đạo làm thầy thuốc là một nhân thuật
chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và phải vui cái
vui của người, phải lấy việc cứu mạng người làm cái vui của mình, không nên
cầu lợi, không kể công, tuy không có báo ứng ngay nhưng để lại ân đức cho
đời sau. Người thầy thuốc là “nơi để người ta gửi gắm tính mạng” nên phải
“nhiệt tình khám chữa bệnh, không phân biệt sang hèn, không cầu lợi kể
công, không đem nhân thuật làm chước lừa dối, đem lòng nhân ra đổi lòng
mua bán”.
Những đức tính của người thầy thuốc là yêu nghề, yêu người, nhân từ,
khiêm tốn lạc quan, thận trọng, biết cách đối xử. Hải Thượng Lãn Ông cho
rằng, khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người
nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với
những kẻ giàu sang, tính khí thất thường, mà mình cầu cạnh hay sinh ra khinh
rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh chuyện, cho nên
nghề thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ khí tiết cho trong sạch. Ông
cũng đưa ra tám tội của người thầy thuốc:
20

Tội lười: là chẩn đoán qua loa đại khái, ngại vất vả không chịu đến nơi
khám bệnh cho cẩn thận mà vội kê đơn, bốc thuốc cho xong.
Tội keo kiệt: bủn xỉn, sợ bệnh nhân không có đủ tiển trả cho mình đủ
vốn mà không cho thuốc tốt, cần thiết.
Tội tham: là trường hợp bệnh nhân đã chết rõ ràng mà không báo thật
với gia đình mà nói lờ mờ để làm tiền.
Tội lừa dối: là khi thấy người bệnh đã nói ngay là bệnh khó, bệnh nặng,
làm cho người bệnh sợ để lấy nhiều tiền.
Tội bất nhân: là khi thấy bệnh khó, đáng lý nói thật rồi hết lòng cứu

chữa, nhưng sợ thất bại, không được lợi lộc gì nên từ chối cứu chữa để người
bệnh phải bó tay chịu chết.
Tội hẹp hòi: là gặp trường hợp người bệnh ngày thường có chuyện xích
mích với mình, khi mắc bệnh phải nhờ cậy, vì nảy sinh thù oán mà không
chạy chữa bệnh hoặc chạy chữa không hết lòng.
Tội thất đức: gặp người bệnh mồ côi, nghèo hèn, tàn tật không nơi
nương tựa từ chối chữa bệnh hoặc chữa bệnh không hết lòng.
Tội dốt: là kiến thức còn non kém, kinh nghiệm ít, chẩn đoán bệnh lờ
mờ đã dùng thuốc, có khi dùng thuốc nhầm làm nguy hại cho người bệnh.
Theo ông, đó là biểu hiện “suy đồi” về đạo đức. Đối với đồng nghiệp
Hải Thượng Lãn Ông luôn thể hiện đức tính của mình trong việc kết thừa
cũng như học hỏi giúp đỡ lẫn nhau. “Khi gặp bạn đồng nghiệp cần nên khiêm
tốn hoà nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn không khinh nhờn. Người hơn tuổi mình
thì kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì nên
nhân nhượng, người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế
sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình”
Như vậy, có thể thấy, Hải Thượng Lãn Ông là một trong những danh y
nối tiếng trong lịch sử y học dân tộc ta. Ông đã nêu ra những chuẩn mực sâu

×