Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 113 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÊ THỊ HƯỜNG





GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC











Hà Nội, 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÊ THỊ HƯỜNG





GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 602285




Người hướng dẫn:
PGS. TS. ĐỖ NHẬT TÂN








Hà Nội, 2010

108
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 11
Chương 1. BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC - VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 11
1.1. Một số khái niệm liên quan đến văn hóa Kinh Bắc 11
1.1.1. Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa 11
1.1.2. Văn hóa vùng, miền và bản sắc văn hóa vùng, miền 18
1.2. Khái niệm bản sắc văn hóa Kinh Bắc 20

1.2.1. Điều kiện hình thành bản sắc văn hóa Kinh Bắc 20
1.2.2. Bản sắc văn hóa Kinh Bắc và những đặc trưng của bản sắc văn hóa
Kinh Bắc 27
1.2.3. Mối quan hệ của bản sắc văn hóa Kinh Bắc với bản sắc văn hóa
dân tộc 33
1.3. Vai trò của văn hóa Kinh Bắc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc 36
1.3.1. Phát huy tính nhân văn trong đời sống xã hội 36
1.3.2. Phát huy tinh thần lạc quan yêu đời, yêu quê hương, đất nước, dũng
cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động sản xuất, góp phần to lớn
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 46
Chương 2. THỰC TRẠNG GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC 55
2.1. Ông cha ta giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc 55
2.2. Những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước nói chung, của Đảng
bộ, chính quyền địa phương nói riêng về giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa Kinh Bắc 68
2.2.1. Những quan điểm của Đảng, Nhà nước nói chung về giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa 68


109
2.2.2. Quan điểm của Đảng bộ, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh
nói riêng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc 73
2.3. Những nội dung chủ yếu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh
Bắc thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế (1986 đến nay) 74
Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN
SẮC VĂN HÓA KINH BẮC TRONG THỜI KỲ MỚI ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ 81
3.1. Dự báo xu hướng biến đổi bản sắc văn hóa Kinh Bắc những năm
tới 81

3.1.1. Xu hướng tích cực 81
3.1.2. Xu hướng tiêu cực 82
3.2. Những nguyên tắc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc
trong thời kỳ mới – đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế 83
3.2.1. Tuân theo những quan điểm của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp, toàn diện của Đảng. 84
3.2.2. Chủ động hội nhập để tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại
trên cơ sở giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc 85
3.2.3. Không bảo thủ giữ nguyên cái cũ, không chịu đổi mới, tiếp thu cái
mới, cái tiến bộ 87
3.2.4. Không tự ti phủ định sạch trơn cái cũ, bắt chước dập khuôn cái mới
89
3.2.5. Bảo đảm mối quan hệ biện chứng giữa giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa Kinh Bắc với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh
tế - xã hội ở Bắc Ninh – Kinh Bắc 89
3.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế 90


110
3.3.1. Nhóm giải pháp và kiến nghị về nâng cao, thống nhất nhận thức tư
tưởng 90
3.3.2. Nhóm giải pháp và kiến nghị về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý 92
3.3.3. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ 95
3.3.4. Nhóm giải pháp và kiến nghị về cơ chế, chính sách 95
3.3.5. Nhóm giải pháp và kiến nghị về xây dựng môi trường văn hóa,
thiết chế văn hóa, sinh hoạt văn hóa ở địa phương và cơ sở 96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102




1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài luận văn
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy xã hội phát triển. Văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng và tác động
đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó phải kể đến những ảnh hưởng và
tác động mạnh mẽ của văn hóa đến phát triển kinh tế. Giữa phát triển văn hóa
và phát triển kinh tế có quan hệ biện chứng với nhau. Văn hóa còn biểu hiện
trình độ văn minh của dân tộc và là bản sắc của từng vùng, miền. Bản sắc văn
hóa được xem như là chứng minh thư, là thẻ căn cước của từng dân tộc, từng
vùng, miền. Thông qua bản sắc văn hóa người ta có thể thấy được chiều
hướng phát triển kinh tế, cũng như cung cách phát triển kinh tế - xã hội nói
chung. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc – một nhiệm vụ quan trọng được đặt song song với sự phát triển
kinh tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang rất quan tâm.
Từ khi ra đời đến nay Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm
đến vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 khóa VIII về: “Phát triển văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và báo cáo chính trị tại đại
hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện đổi mới và
mở cửa.
Ngược dòng lịch sử, quê hương Quan họ có nhiều tên gọi khác nhau và
địa bàn rộng, hẹp khác nhau, qua các triều đại. Từ xa xưa đã nổi tiếng một
vùng Kinh Bắc, xứ sở của Quan họ. Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỉ XIX, từ
ngày 10/10/1895 bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ năm
1963 hai tỉnh đó lại được sáp nhập lại thành một tỉnh Hà Bắc rộng lớn. Gần

đây hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang lại được tách ra. Song nói đến xứ Bắc –

2
Kinh Bắc thì tỉnh Bắc Ninh ngày nay là địa bàn cốt lõi, trung tâm của xứ Bắc
– Kinh Bắc xưa.
Trải chiều dài lịch sử, Kinh Bắc – Bắc Ninh có vị thế và vai trò đặc biệt
quan trọng trong lịch sử dân tộc. Đó là mảnh đất vốn là một trong những cái
nôi sinh thành của dân tộc Việt, trung tâm diễn ra cuộc đấu tranh lâu dài và
khốc liệt của dân tộc chống xâm lược và đồng hóa trong suốt thiên niên kỷ
đầu công nguyên. Nơi đây là quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế -
triều đại mở nền văn minh Đại Việt, miền đất phên giậu phía Bắc của kinh
thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Dưới thời thuộc Hán - “thủ phủ”
vùng đất này - là cái nôi truyền bá Nho học và Phật học lớn nhất của người
Việt. Kinh Bắc - Bắc Ninh còn là một vùng đất lịch sử của những anh hùng,
cội nguồn của văn hóa - văn minh Đại Việt, đồng thời cũng là vùng đất cổ,
giàu truyền thống văn hiến, hiếu học, khoa bảng. Văn hóa Bắc Ninh – Kinh
Bắc phong phú và đặc sắc được thể hiện qua những công trình kiến trúc nghệ
thuật, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa, phong tục tập quán, các
sinh hoạt văn hóa dân gian.
Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, đặc biệt năm 2006, thị xã Bắc
Ninh chính thức được công nhận là thành phố đô thị loại 3, đã tạo những bước
tiến vững chắc trong quá trình xây dựng và phát triển của địa phương. Bắc
Ninh hiện đang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế,
tốc độ đô thị hóa với những biến đổi diễn ra mạnh mẽ nhanh chóng trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội làm cho đời sống nhân dân được cải thiện và
nâng lên đáng kể, hạ tầng cơ sở được kiến trúc, xây dựng khang trang hiện
đại; nhưng bên cạnh đó cũng khiến cho nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể bị mai một, lạm dụng, xâm hại và thương mại hóa. Quá trình đô thị hóa
cùng với mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế cũng hình thành nên những chuẩn
mực mới trong đời sống tinh thần, dẫn đến “sự va chạm” giữa lối sống, lối tư


3
duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống. Trong đời sống nhân dân
đang xuất hiện các xu hướng tự phát, một bộ phận nhân dân quay lưng lại với
truyền thống, xem thường những giá trị văn hóa của quê hương đất nước,
chạy theo đồng tiền, đạo đức bị xói mòn, một bộ phận khác lại có xu hướng
trở về cội nguồn, khôi phục những lễ hội, thậm chí kéo theo cả việc khôi phục
những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan … Trước thực trạng đó, các nhà lý luận
và chỉ đạo hoạt động thực tiễn phải chỉ ra được đâu là khuynh hướng có hại,
đâu là khuynh hướng có lợi; khuynh hướng nào cần bảo tồn, phát huy;
khuynh hướng nào cần phải hạn chế, cải tạo để Bắc Ninh có thể phát triển
đúng hướng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Những ngày cuối tháng 9 năm 2009 người dân Việt Nam nói chung và
nhân dân Bắc Ninh – Kinh Bắc nói riêng rất vui mừng tự hào đón nhận danh
hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại cho những làn điệu Dân ca
Quan họ - một giá trị văn hóa đặc sắc của quê hương do Ủy ban Liên Chính
phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể công nhận. Bên
cạnh niềm tự hào đó còn là trách nhiệm cần phải giữ gìn, phát huy và quảng
bá nét đẹp văn hóa đó với bạn bè quốc tế.
Từ góc độ Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnh
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nhằm sử dụng những giá trị tích cực của văn
hóa truyền thống của Kinh Bắc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
quê hương, đất nước. Và đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng,
góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Cho tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, bài viết về
vùng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, văn hiến Kinh Bắc. Tuy nhiên, vấn đề
“giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnh
hội nhập kinh tế quốc tế” thì chưa được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập


4
tới. Đây còn là một khoảng trống khoa học cần được nghiên cứu. Chính vì
vậy, tôi chọn đề tài “Giữ gìn bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới –
đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp bậc Cao
học của mình.
II. Lịch sử nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vùng quê Kinh Bắc và văn
hóa Kinh Bắc dưới nhiều góc độ: Lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học và ngôn
ngữ học như:
Cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, sách được viết xong năm 1435,
còn gọi là An Nam Vũ Cống. Trong tác phẩm sau phần giới thiệu qua vị trí
chung của toàn quốc, đơn vị hành chính, nhân khẩu, quốc hiệu, quốc đô qua
các thời đại, Nguyễn Trãi chép riêng các đạo thời Lê sơ. Riêng về Kinh Bắc
sách đã giới thiệu như sau: “Thiên Đức là tên sông, xưa là Bắc Giang, đời Lý
nhấc lên làm phủ. Vệ Linh là tên khác của núi Vũ Sơn. Đổng Thiên Vương
bay lên trời là ở nơi đây. Kinh Bắc xưa là bộ Vũ Ninh, tây và nam giáp
Thượng Kinh, Sơn Nam, đông và bắc giáp Thái Nguyên, Hải Dương. Đây là
trấn thứ tư trong bốn kinh trấn và là đứng đầu phên giậu phía bắc…”. Như
vậy, ngay từ thời đó, Kinh Bắc xưa đã được nhắc tới như một địa phương đất
tốt, vị trí quan trọng, với những nghề tiểu thủ công cổ truyền.
Cuốn thứ hai hết sức quan trọng là: Đại Nam nhất thống chí (Triều Tự
Đức, tập III, quyển XIX) khi giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh đã nêu lên những sự
cải tạo và sử dụng tự nhiên của nhân dân thời đó đối với các yếu tố tự nhiên
và việc phát triển các hoạt động sản xuất của địa phương.
Cuối thời Lê, đầu Nguyễn đã xuất hiện sách Kinh Bắc phong thổ ký (kí
hiệu R986, thư viện Quốc gia), nằm trong sách Thiên tải nhàn đàm của Đàm
Nghĩa Am, là sách địa lý Việt Nam về đời Gia Long – Minh Mạng. Riêng
phần Kinh Bắc phong thổ ký có ghi rõ tác giả là Nguyễn Thăng, tri phủ Lạng
Giang, viết năm 1807 in trong phần phụ dẫn của sách Thiên tải nhàn đàm.


5
Dưới triều Nguyễn đã xuất hiện tiếp một số sách tỉnh chí như Bắc Ninh
tỉnh địa dư (1815), Bắc Ninh tỉnh chí (1876).
Cuốn Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 1, 2, 3, tác giả Thanh Hương,
Phương Anh, Ty Văn hóa Hà Bắc xuất bản từ 1973 đến 1976.
Cuốn Một Hà Bắc cổ trong lòng đất, của tác giả Trần Quốc Vượng,
Trần Đình Luyện, Nguyễn Ngọc Bích, Ty Văn hóa và Thông tin Hà Bắc xuất
bản năm 1981.
Cuốn “Địa lý hành chính vùng Kinh Bắc” của tác giả Nguyễn Văn
Huyên, Nguyễn Văn Trường, Nxb Văn hóa Thông tin, 1998.
Cuốn “Bắc Ninh làng cũ quê xưa- chiếc nôi của nền văn hóa Việt Nam”
của tác giả Ngô Thế Thịnh, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2000.
Cuốn “Bắc Ninh – Thế và lực trong thế kỷ XXI” của nhóm tác giả Chu
Viết Luận (cb), Trịnh Anh Vũ, Dương Mai Lan, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
Cuốn “Bắc Ninh lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 –
1954” của các tác giả Nguyễn Hữu Vinh (chủ biên), Ngô Thanh Tuấn,
Nguyễn Thành Hương, Nxb Quân đội Nhân dân, 2000.
Cuốn “Văn hiến Kinh Bắc” của nhóm tác giả Trần Đình Luyện, Lê
Danh Khiêm, Nguyễn Quang Khải, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, 1997…
Đây là những nghiên cứu mang tính khái quát chung về văn hóa và văn
hiến Kinh Bắc thông qua tìm hiểu về lịch sử vùng Kinh Bắc, về những phong
tục trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiếp cận các nghiên cứu đó ở nhóm các
công trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa vật thể và nhóm các nghiên cứu về
văn hóa phi vật thể.
Thứ nhất, nhóm các nghiên cứu về văn hóa vật thể của văn hóa Kinh
Bắc. Trong đó phải kể đến những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thìn

6

với những nghiên cứu về Đền Đô - một di tích lịch sử văn hóa trong các tác
phẩm “Chuyện kể ở Đền Đô” và cuốn “Di tích lịch sử Đền Đô”; nghiên
cứu về văn bia trên đất Kinh Bắc với các công trình “Văn bia văn miếu Bắc
Ninh” của Nguyễn Quang Khải, cuốn “Văn bia văn chỉ Yên Phụ”; tác giả
Nguyễn Hữu và Nguyễn Duy Hợp với nghiên cứu về “Chùa Dâu - Lịch sử
và truyền thuyết”.
Công trình nghiên cứu về “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” trong luận văn
Tiến sĩ của tác giả Trương Thị Minh Hằng, 2005,
Tác giả Vương Xuân Tình thì lại tìm hiểu văn hóa Kinh Bắc trong
nghiên cứu về “Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc”
Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí như: “Pho
tượng Pháp Điện một kiệt tác nghệ thuật thế kỷ XVII” (Trà Hải), “Về vùng
văn hóa Luy Lâu - hồi cố và mấy suy nghĩ tản mạn” (Nguyễn Hữu Toàn),
“Bắc Ninh đất trăm nghề” (Trần Đình Luyện), “Lịch sử chùa Bút Tháp qua
tư liệu Hán Nôm” (Phạm Tuấn), “Tìm hiểu về quả chuông cổ nhất xứ Kinh
Bắc ở chùa Diên Phúc” (Nguyễn Khắc Bảo), “Tranh Đông Hồ nét văn hóa
Kinh Bắc” (Văn Côn), “Di tích lịch sử Bắc Ninh - Công tác quản lý và phát
huy giá trị” (Lê Viết Nga), “Nét đẹp kiến trúc dân gian ở làng Đình Bảng”
(Hồ Sĩ Tá)…
Thứ hai, nhóm các nghiên cứu về văn hóa phi vật thể của văn hóa
Kinh Bắc.
Nhắc đến văn hóa phi vật thể của vùng văn hóa Kinh Bắc không thể
không nhắc tới những làn điệu dân ca Quan họ và các nghiên cứu về loại hình
văn hóa dân gian đặc trưng này.
Cuốn “Một số vấn đề về dân ca Quan họ” tập hợp một số bài tham luận
tại Hội nghị khoa học các năm từ 1965- 1971 do Ty Văn hóa Hà Bắc tổ chức
(Cuốn sách xuất bản năm 1972). Cuốn sách giúp người đọc cái nhìn tổng quát

7
về dân ca Quan họ trên nhiều phương diện khác nhau: nguồn gốc của dân ca

Quan họ, lề lối hát Quan họ, âm nhạc Quan họ, tình hình phong trào ca hát
Quan họ, Các phương hướng bảo tồn phát triển văn hóa Quan họ…
Năm 2006, Viện Văn hóa – Thông tin kết hợp với Sở Văn hóa – Thông
tin Bắc Ninh tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã
hội đương đại (qua trường hợp Quan họ ở Bắc Ninh, Việt Nam)”. Sau cuộc
hội thảo lớn này, tập kỷ yếu “Không gian văn hóa Bắc Ninh - Bảo tồn và phát
huy” được xuất bản. Với hơn 50 tham luận của nhiều tác giả trong và ngoài
nước, hội thảo đã tập trung nghiên cứu nội dung, lề lối sinh hoạt dân ca Quan
họ, nghệ thuật âm nhạc Quan họ. Có thể kể đến một số bài như “Nét đẹp riêng
trong lời ca Quan họ từ góc nhìn văn hóa ứng xử” (Phạm Thu Yến), “Những
khả năng và sự biến đổi” (Trần Thị An), “Lễ hội- môi trường xã hội nhân văn
bảo tồn và phát huy những giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh” của (Hoàng
Lương), “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian Việt Nam trong cơ chế thị
trường với trường hợp dân ca Quan họ Bắc Ninh” (Lê Thị Hoài Phương)
Ngoài ra còn cả một kho tàng truyện kể dân gian, ca dao, tục ngữ, là kết
tinh trí tuệ và tâm hồn của con người Kinh Bắc, thể hiện tinh thần hiếu khách,
nho nhã, trọng tình nghĩa, tinh thần lạc quan yêu đời, phản ánh niềm yêu say
mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật phong phú. Các tác phẩm, nghiên cứu về
mảng vấn đề này có thể kể đến cuốn “Phương ngôn xứ Bắc” của nhóm tác giả
Nguyễn Đình Bưu, Khổng Đức Thiêm, Nxb Văn hóa dân tộc, 1997, cuốn
“Bắc Ninh thi thoại” của tác giả Nguyễn Khôi, Nxb Văn hóa dân tộc, 2004,
cuốn “Danh nhân Kinh Bắc: truyện dã sử”, của hai tác giả Huy Cờ, Trần Đình
Luyện, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999.
Miền Kinh Bắc được mệnh danh là quê hương, là vương quốc của lễ
hội. Khắp các xóm làng trên quê hương xứ Bắc cứ mỗi độ xuân về lại tưng
bừng mở hội. Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa dân gian thể hiện sự

8
tài hoa, tinh tế, lịch lãm của mình trong giao tiếp ứng xử với bạn bè và quý
khách của con người Kinh Bắc. Trong mảng đề tài này có rất nhiều những

nghiên cứu tiêu biểu như cuốn “Lễ hội Bắc Ninh” của Trần Đình Luyện,
2003, Sở Văn hóa – Thông tin Bắc Ninh xuất bản, “Hội Lim, truyền thống và
hiện đại” (kỷ yếu hội thảo khoa học), Sở Văn hóa – Thông tin Bắc Ninh,
2004, “Một số sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng ở vùng Dâu” của (Nguyễn Hữu
Toàn), “Văn hóa truyền thống làng Viêm Xá” (Đỗ Thị Thủy).
Trong thời gian này còn có cuốn sách “Vùng văn hóa Quan họ Bắc
Ninh” là kết quả của chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa – Thông tin và
Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh xây dựng hồ sơ trình UNESCO công
nhận Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân
loại. Cuốn sách dày hơn 1000 trang, được tuyển chọn từ các công trình nghiên
cứu về Quan họ Bắc Ninh từ trước đến nay, đã giới thiệu toàn vẹn về văn hóa
Quan họ.
Trong quá trình nghiên chúng tôi thấy có rất nhiều công trình, sách báo,
tài liệu nghiên cứu về văn hóa Kinh Bắc ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau,
có một số nghiên cứu đã nêu được nhiều nét đặc trưng của văn hóa Kinh Bắc;
một số khác nghiên cứu một cách rời rạc, lẻ tẻ một vài đặc trưng bản sắc văn
hóa Kinh Bắc mà chưa có công trình nghiên cứu và sách báo nào đề cập một
cách hệ thống những đặc trưng của bản sắc văn hóa Kinh Bắc, đặc biệt là vai
trò của nó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và việc giữ gìn phát
huy nó trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
3.1. Mục đích
Thấy rõ được vai trò của bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của Kinh Bắc – Bắc Ninh nói riêng và xây dựng bảo
vệ Tổ quốc nói chung. Từ đó, có cách ứng xử phù hợp và giải pháp khả thi

9
nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – tiếp tục
đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ

Để đạt mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Làm rõ khái niệm bản sắc văn hóa Kinh Bắc và vai trò của nó đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (chương 1)
- Đánh giá thực trạng giữ gìn bản sắc văn hóa Kinh Bắc qua các thời
kỳ, nhất là thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế (chương 2)
- Dự báo xu hướng biến đổi bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ
tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong
thời kỳ này (chương 3)
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
Bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và
việc giữ gìn, phát huy nó.
V. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về văn
hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn: Điều kiện chính trị, văn hóa - xã hội trong giai đoạn
hiện nay ở Bắc Ninh.
- Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: phương
pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống
kê, so sánh…

10
VI. Ý nghĩa của đề tài luận văn
- Ý nghĩa về mặt lý luận:
+ Góp phần làm rõ khái niệm bản sắc văn hóa và bản sắc văn hóa Kinh
Bắc, cũng như vai trò động lực của nó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa bản sắc văn hóa Kinh
Bắc với mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng biến đổi bản sắc văn
hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới tiếp tục đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế
quốc tế; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa Kinh Bắc.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
+ Giúp cho đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói riêng; Đảng, Nhà
nước và các cơ quan chức năng nói chung những cơ sở và luận cứ để chỉ đạo
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ tiếp tục đẩy
mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
+ Có thể làm tài liệu nghiên cứu, học tập, giảng dạy.
VII. Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;
phần nội dung gồm 3 chương với 9 tiết.

11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC - VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC


1.1. Một số khái niệm liên quan đến văn hóa Kinh Bắc
1.1.1. Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa
- Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú. Mọi sự vật
hiện tượng, mọi quá trình trong thế giới vật chất lẫn tinh thần có mối liên hệ
với con người, được con người tìm hiểu, nhận thức, tác động và ảnh hưởng
trở lại con người đều có khía cạnh văn hóa của nó. Để có một quan niệm đầy

đủ, toàn diện về văn hóa không phải là điều đơn giản. Ngoài một số ngành
khoa học xác định văn hóa là đối tượng trực tiếp, còn có nhiều ngành khoa
học khác nghiên cứu góc độ này hay góc độ khác của văn hóa. Vì thế mà có
nhiều định nghĩa, nhiều cách tiếp cận văn hóa. Có những định nghĩa nói về
chức năng của văn hóa, có những định nghĩa nói về ý nghĩa của văn hóa, có
những định nghĩa văn hóa thiên về dân tộc học, xã hội hoc, tâm lý học, nhân
học… Có người cho rằng, văn hóa gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần;
văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc
cảm quyết định tính chất một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
Cũng có người cho rằng, văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ đời sống tinh
thần của xã hội, gồm tám lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục đào
tạo; khoa học công nghệ; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa; thông tin đại
chúng; thể chế văn hóa; đời sống văn hóa. Nghĩa hẹp gồm nếp sống, lối sống;
văn học nghệ thuật; thông tin đại chúng; xuất bản báo chí; phong tục tập
quán; đạo đức xã hội và chuyên ngành nghiệp vụ văn hóa.

12
Trong cuốn “Đại từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, trang 1744 đưa ra khái niệm văn hóa một
cách tổng quát trên nhiều khía cạnh:
- Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử (nền
văn hóa của dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc)
- Đời sống tinh thần của con người (phát triển kinh tế và văn hóa; chú ý
đời sống văn hóa của nhân dân)
- Tri thức khoa học, trình độ học vấn (trình độ văn hóa, học các môn
văn hóa)
- Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh (người có
văn hóa; gia đình văn hóa mới)
- Nền văn hóa một thời kỳ lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể
các di vật tìm được có những đặc điểm chung (văn hóa Đông Sơn; văn hóa rìu

hai vai)
Trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà
Nội, 2005, tập 4, trang 798 đưa ra khái niệm văn hóa một cách khái quát:
“Là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước”. Khái niệm văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa
nhân văn rất rộng [60, tr. 798].
Các - pốp nhà văn hóa thuộc Liên Xô định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ
của cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt động có tính chất xã hội
và lịch sử của loài người”.“Văn hóa là một hiện tượng nhiều mặt phức tạp,
có liên quan đến nền sản xuất và chế độ kinh tế của đời sống xã hội, văn hóa
biểu hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội”.
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, từ
việc phân tích đi đến xác định được bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa mà

13
tổng hợp lại, đã nêu ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Học giả Đào Duy Anh định nghĩa: “Văn hóa là văn vật và giáo hóa,
văn hóa là giáo hóa con người trở nên đẹp đẽ” [1, tr. 13].
GS. Trần Quốc Vượng định nghĩa: “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như
lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử. Văn hóa theo nghĩa hẹp như văn hóa nghệ
thuật, học vấn… và tùy từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác
nhau. Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên, thì văn hóa là cái tự nhiên được biến
đổi bởi bản tay của con người” [57, tr. 16].
Văn hóa biểu hiện trong lý tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới
và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, trong tổ chức đời sống,
tạo dựng xã hội, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ. Có thể tìm thấy những biểu hiện

của văn hóa trong các phương thức và công cụ sản xuất, phương thức sở hữu,
các thể chế xã hội, phong tục tập quán, giao tiếp giữa người và người, trong
trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật, trong trình độ sáng tạo và thưởng thức
văn học, nghệ thuật. Vì thế nhà xã hội học văn hóa Anh Taylor cho rằng:
“Văn hóa là những tổng thể phức hợp, bao gồm các trí thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục, và tất cả những khả năng
thói quen, mà con người đã đạt được với tư cách là thành viên trong xã hội”
[62, tr. 13].
Nhân dịp phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988 - 1997),
tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) đã công bố một
định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao
gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần
túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật, mà bao gồm cả phương thức sống,
những quyền cơ bản về con người, truyền thống tín ngưỡng” [64, tr. 5].

14
Văn hóa được hiểu theo những góc độ tiếp cận khác nhau. Chủ tịch Hồ
Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã nói: “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn” [23, tr. 431]. Như vậy, lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi
điểm của văn hóa. Để trở thành văn hóa đích thực thì những sáng tạo đó phải
hướng về các giá trị nhân văn, hoàn thiện nhận thức, nhân cách con người.
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của
đời sống xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong
đó tính dân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan

hệ giữa dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Tính dân
tộc là nội dung quan trọng, luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là
tính chất cốt lõi của một nền văn hóa.
Như vậy văn hóa của một dân tộc hiểu theo nghĩa căn bản nhất là toàn
bộ những cái qua đó một dân tộc tự biểu hiện mình, tự nhận biết mình và giúp
các dân tộc khác tự nhận biết mình. Bởi vậy, văn hóa là nơi thể hiện rõ nhất
tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể hiện ý thức và
những phương thức tiếp nhận những giá trị của các dân tộc khác theo tinh
thần cùng tham dự và cùng chia sẻ.
Từ rất nhiều cách định nghĩa trên về văn hóa, song chúng ta có thể
thấy: văn hóa không chỉ là lối sống, là tổng hợp những lĩnh vực khác nhau
như: khoa học, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học nghệ thuật… mà nó còn là
những đặc trưng phổ quát nhất, tồn tại trong tất cả các giá trị vật chất, tinh

15
thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa không phải là một vật cụ thể, người ta
không thể tìm được sự vật hiện hình nào dưới cái tên văn hóa, nhưng ngược
lại sự vật hiện tượng nào kể cả trong tự nhiên, một khi đã đặt trong mối quan
hệ với con người đều biểu hiện mặt văn hóa của nó. Như vậy văn hóa vừa là
cụ thể, vừa là trừu tượng.
Từ những sự lý giải trên, theo chúng tôi: Văn hóa là hệ thống những
giá trị chuẩn mực xã hội biểu hiện ra trong mọi lối sống nếp sống vật chất và
tinh thần của một cộng đồng người hay một quốc gia.
- Khái niệm bản sắc văn hóa
Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa. Theo nghĩa từ điển (Hán Việt),
bản sắc được giải thích như sau: bản là gốc, cái thuộc về phần mình, gốc là
đầu mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo. Bản sắc còn có một nghĩa khác là
tính chất đặc biệt vốn có. Trong tiếng Anh, từ identity có nghĩa là đồng nhất.
Sự đồng nhất hoá làm nên bản sắc của một đối tượng…
Với những nghĩa trên, đã đưa đến nhiều cách giải thích khác nhau về

cụm từ “bản sắc văn hoá”, chẳng hạn:
- Bản sắc văn hóa gắn với quá trình hình thành và phát triển của đối tượng.
- Bản sắc văn hóa thể hiện sự đồng nhất qua hàng loạt sự vật, hiện tượng.
- Bản sắc văn hóa chứa đựng những nét riêng để có thể nhận ra diện
mạo và bản chất đối tượng.
- Bản sắc văn hóa có xu hướng tiến tới đồng nhất hoá nên không phải là
những cái riêng lẻ, chi tiết, vì vậy, càng khái quát càng dễ tiếp cận bản sắc của
một đối tượng.
Bản sắc văn hóa bao hàm trong nó tất cả những yếu tố trên. Bản sắc
văn hóa được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên,
bản sắc văn hóa không phải là các sự vật hiện tượng cụ thể, cũng không phải
là các phương thức về y dược, ẩm thực, âm nhạc, hội họa, Bản sắc văn hóa

16
là ý thức của chủ thể trong quá trình sáng tạo, giao lưu, tiếp biến, giữ gìn, phát
triển văn hoá dân tộc.
Tìm hiểu bản sắc văn hóa, người ta thường đi tìm những yếu tố ổn
định, ít biến đổi nhất của một nền văn hoá. Nói như vậy cũng có nghĩa là bản
sắc văn hóa không phải là cái bất biến. Bản sắc văn hóa là sản phẩm của một
chủ thể, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Cả 3 thành tố này
không ngừng vận động; vì vậy, bản sắc văn hóa cũng luôn có sự vận động. Do
cách nhận thức này mà những khái niệm như: “bất biến”, “bền vững” được
dùng một cách thận trọng khi bàn về bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa phải là
cái ít biến đổi nhất. Nếu nó biến đổi liên tục và biến đổi theo những chiều
hướng trái ngược nhau thì nền văn hoá đó trở thành không có bản sắc. Tuy
vậy, bản sắc văn hóa không thể là cái bất biến, vì trong thực tế đa số các nền
văn hoá trên thế giới đã tự “siêu chỉnh” bản sắc qua quá trình giao lưu và tiếp
biến. Nói là “siêu chỉnh” bởi lẽ, đây là sự vận động nội tại, vận động chậm,
quá trình vận động làm xuất hiện những biến đổi rất tinh tế, rất tự nhiên trong
quan điểm và tư duy của chủ thể. Sự biến đổi theo hình thức này là biến đổi

tích cực. Nó giúp chủ thể luôn có diện mạo mới mà không đánh mất sắc diện
của mình.
Trong mối quan hệ với văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, bản sắc
văn hóa được xếp vào văn hoá phi vật thể nhưng không có quan hệ “ngang
hàng” với văn hoá phi vật thể. Bản sắc văn hóa chi phối, định hướng cho văn
hoá phi vật thể. Quan hệ chi phối này không phải là quan hệ giữa cái bên
ngoài đối với cái bên trong mà là quan hệ nội tại. Có thể gọi đây là quan hệ
tâm và biên. Bản sắc văn hóa ở vị trí tâm. Nếu tâm thay đổi thì biên thay đổi
và ngược lại.
Giữa văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể có mối quan hệ hữu cơ
nhưng xét theo trục thời gian thì văn hoá phi vật thể là cái có trước. Cũng xét
theo trục thời gian, bản sắc văn hóa là cái tiềm ẩn, có tính xuyên suốt, nhưng

17
là cái chi phối, cái định hướng, cho nên nó là cái có trước văn hoá phi vật thể
(thuộc biên) và văn hoá vật thể.
Khi lần tìm bản sắc văn hóa, chúng ta chỉ có thể tập trung xem xét
những biểu hiện của cốt cách, tinh thần dân tộc đó trong đời sống thực tế.
Những biểu hiện đó không phải do ngẫu nhiên, không phải không có tính mục
đích mà thường gắn với những mối quan hệ cụ thể, vận động theo một thiên
hướng rõ ràng, có thể xác định tinh thần, cốt cách của một dân tộc qua 3 mối
quan hệ:
- Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với hiện thực khách quan (nhận thức và
ứng xử với thế giới khách quan).
- Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với môi trường xã hội, chủ yếu là
quan hệ với văn hoá ngoại nhập (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn
hoá ngoại nhập).
- Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với chính sản phẩm của mình - văn hoá
truyền thống (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá truyền thống).
Nếu làm rõ 3 mối quan hệ trên chúng ta có thể xác định bản sắc văn

hóa của một dân tộc. Trên thực tế, nhiều dân tộc có đủ 3 mối quan hệ trên
nhưng khi đặt các quan hệ này trong hệ trục không gian, thời gian văn hoá –
xã hội cụ thể để so sánh thì quy mô, mức độ, tính chất của các mối quan hệ
hoàn toàn khác nhau. Chính sự khác nhau đó làm nên nét khu biệt về bản sắc
văn hóa của các dân tộc.
Hiện nay trong giới nghiên cứu ở nước ta có rất nhiều cách hiểu và
cách tiếp cận khái niệm “bản sắc văn hóa”. Hiểu bản sắc văn hóa đã khó,
diễn đạt nó dưới hình thức định nghĩa càng khó hơn. Hiện nay người ta vẫn
chưa thống nhất về nội hàm và ngoại diên của cụm từ “bản sắc văn hoá”. Điều
này dẫn đến hiện tượng mỗi người sẽ hiểu và giữ gìn bản sắc văn hóa theo
cách nghĩ của mình.

18
Có ý kiến cho rằng, bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có
của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt
dân tộc này với dân tộc khác. Nó thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống – ý thức của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách
sống, dựng nước và giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học – kỹ thuật…
Ý kiến khác lại cho rằng, bản sắc văn hóa có thể tìm thấy trong những
sản phẩm văn hoá nhưng cụ thể và sinh động nhất vẫn là ở trong thái độ ứng
xử của chủ thể văn hoá. Chính lối sống, cách suy nghĩ, cách giải quyết các
quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội đã làm nên tinh thần, cốt cách
của từng dân tộc.
Do vậy, bản sắc văn hóa là cái định hướng cho mọi sáng tạo văn hóa,
là cái ổn định nhất nhưng không phải là cái bất biến. Nó là cái góp phần làm
nên các giá trị tinh thần và vật chất của một dân tộc.
Trong nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng đã đưa ra một
khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc mà theo tôi đó là một khái niệm phản ánh
được đầy đủ nhất, cô đọng nhất nói lên được cái rường cột, cái tinh thần của
bản sắc văn hóa dân tộc: “Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm

những giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp lên qua lịch sử hàng nghìn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trở thành những nét đặc sắc của cộng
đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn,
ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân,
gia đình, làng nước, lòng nhân ái bao dung, trọng tình đạo lý, đầu óc thực tế,
tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong
lối sống”. [67, tr. 30].
1.1.2. Văn hóa vùng, miền và bản sắc văn hóa vùng, miền
- Khái niệm văn hóa vùng, miền
Vùng, miền văn hóa là hiện tượng, thực thể xã hội – lịch sử đã được
các nhà văn hóa học nghiên cứu và phân định. Trong quá trình hình thành, tồn

19
tại và phát triển, mỗi nền văn hóa thường được hợp thành bởi các vùng, miền
văn hóa với những đặc trưng, sắc thái riêng làm thành tính thống nhất và đa
dạng của các nền văn hóa.
Về khái niệm văn hóa vùng, miền, cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam,
Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005, trang 818 viết: “Là một thực thể văn
hóa bao gồm những nét đặc trưng, những sắc thái riêng và các vùng khác
không có hoặc có mà không điển hình, không tiêu biểu. Những nét đặc trưng
văn hóa vùng thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể trên các
lĩnh vực kinh tế (làm ruộng nước hay nương rẫy, trồng trọt hay tiến hành kinh
tế chiếm đoạt, thừa hưởng của cải sẵn có của tự nhiên ), văn hóa vật chất
(nhà cửa, y phục, trang sức, ăn uống, phương tiện di chuyển), văn hóa xã hội
(các chu kỳ trong đời người: cưới xin, sinh đẻ, ma chay, nếp sống), văn hóa
tinh thần (tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng,…) [61,
tr. 818].
Học thuyết của các nhà dân tộc học Xô Viết trước đây về khu vực
lịch sử - dân tộc học, hay lịch sử - văn hóa, thực chất là học thuyết về vùng
văn hóa.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và đa vùng miền. Kết quả nghiên cứu
của các nhà lịch sử và văn hóa học Việt Nam đã phân chia nước ta có từ 6 đến
9 vùng văn hóa, với những đặc trưng và sắc thái riêng, làm thành tính thống
nhất và đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam. Có nhà khoa học Việt
Nam đã phân chia văn hóa Việt Nam làm 7 vùng văn hóa lớn: 1 – Vùng văn
hóa Trung du và đồng bằng Bắc bộ với trung tâm là Thăng Long – Hà Nội. 2
– Vùng văn hóa Việt Bắc. 3 – Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung
bộ. 4- Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung bộ. 5 – Vùng văn hóa
duyên hải Trung và Nam Trung bộ. 6 – Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây
Nguyên. 7 – Vùng văn hóa Nam bộ mà trung tâm là Sài Gòn – Gia Định.

20
Lại có nhà khoa học Việt Nam tách văn hóa Thăng Long – Hà Nội;
Văn hóa Phú Xuân – Huế; văn hóa Sài Gòn – Gia Định ra làm ba vùng văn
hóa riêng biệt, tiêu biểu cho ba trung tâm văn hóa Việt Nam, trong đó văn hóa
Thăng Long – Hà Nội đóng vai trò cội nguồn và lan tỏa, tiêu biểu cho văn hóa
Việt Nam.
Như vậy, việc phân vùng văn hóa không căn cứ và tùy thuộc vào đơn vị
hành chính hiện tại, mà căn cứ vào quá trình hình thành các vùng không gian
văn hóa do những đặc điểm địa lý và điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của mỗi
vùng đã hình thành nên các vùng, miền văn hóa với những đặc trưng và sắc
thái riêng được phản ánh ở các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể. Hay
nói như Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Nam “Tự nhiên và con người hòa đồng, kết
thành một thể thống nhất, dù là thống nhất tương đối, tạo thành các vùng văn
hóa” [33, tr. 49].
- Khái niệm bản sắc văn hóa vùng, miền
Theo cách tiếp cận và lý giải khái niệm bản sắc văn hóa ở phần đầu thì
bản sắc văn hóa vùng, miền là cái định hướng cho mọi sáng tạo văn hóa của
vùng, miền, là cái ổn định nhất, nhưng không phải là cái bất biến. Nó là cái
góp phần làm nên các giá trị tinh thần và vật chất của con người ở một vùng,

miền nhất định.
1.2. Khái niệm bản sắc văn hóa Kinh Bắc
1.2.1. Điều kiện hình thành bản sắc văn hóa Kinh Bắc
Có một vùng quê nằm ven sông Cầu, trên vùng châu thổ sông Hồng
nặng phù sa xanh rờn ngô lúa, xóm làng quần tụ bao đời, một vùng lịch sử và
văn hóa, nơi có truyền thống khoa bảng và là nơi lưu giữ những huyền thoại
đẹp với bao di tích và lễ hội dân gian. Trên bản đồ Việt Nam đó là tỉnh Bắc
Ninh thuộc xứ Kinh Bắc trong lịch sử. Vùng đất này chẳng những là nơi trù
phú về kinh tế, là trung tâm giao lưu văn hóa, mà còn là nơi có phong cảnh

×