Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 100 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÊ THỊ THU MAI



HỌC THUYẾT CỦA V.I.LÊNIN
VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học





Hà Nội - 2013





2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÊ THỊ THU MAI



HỌC THUYẾT CỦA V.I.LÊNIN
VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân





Hà Nội - 2013




5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 10
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 16
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu 16
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn 17
6. Ý nghĩa của luận văn 17
7. Kết cấu của luận văn 17
Chƣơng 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI HỌC
THUYẾT CỦA V.I.LÊNIN VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI VÀ MỘT SỐ TƢ
TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA V.I.LÊNIN 18
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, cho sự ra đời học thuyết của
V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân 18
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời học thuyết của V.I.Lênin về Đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân 27
1.3. Một số tƣ tƣởng triết học chính trị của V.I.Lênin 33
1.3.1 Thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm triết học tiêu biểu của
V.I.Lênin 33
1.3.2. Tư tưởng triết học chính trị của V.I.Lênin 42
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG HỌC THUYẾT CỦA V.I.LÊNIN VỀ ĐẢNG 50
KIỂU MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 50
2.1. Những nội dung cơ bản trong học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu
mới của giai cấp công nhân và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của nó 50
2.1.1. Những nội dung cơ bản trong học thuyết của V.I.Lênin về Đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân 50



6
2.1.1.1. Nền tảng tư tưởng của Đảng 51
2.1.1.2 Xây dựng Đảng về chính trị 54
2.1.1.3. Nguyên tắc tổ chức của Đảng 61
2.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của học thuyết của V.I. Lênin về
Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân 72
2.2. Ý nghĩa học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp
công nhân đối với việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 77
2.2.1. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng 78
2.2.2.Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị 83
2.2.3. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức 86
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94



7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tƣ tƣởng của các nhà triết học mácxít, lý luận về Đảng cộng sản
có một vị trí hết sức quan trọng. Khi nghiên cứu, phân tích xã hội tƣ bản, các
giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đó, C. Mác đã xác định địa vị
và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ giai cấp tƣ sản thống trị và
thiết lập xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp này quy định, nhƣng để biến
khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua nhân tố chủ quan
của giai cấp công nhân. Trong những nhân tố chủ quan đó thì việc thành lập
Đảng cộng sản, một Đảng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của

dân tộc, vững vàng về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức là nhân tố giữ vai trò
quyết định nhất bảo đảm cho giai cấp công nhân hoàn thành đƣợc sứ mệnh
lịch sử của mình.
Là ngƣời kế tục vĩ đại sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong thời
kỳ chủ nghĩa đế quốc, thời kỳ cách mạng vô sản trở thành trực tiếp và trong
hoàn cảnh giai cấp vô sản Nga đã giành đƣợc chính quyền, V.I.Lênin đã phát
triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ănghen một cách toàn diện, làm phong phú
thêm các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác, trong đó đặc biệt phải kể tới
là lý luận về Đảng cộng sản. V.I.Lênin đã sáng lập ra học thuyết tƣơng đối
hoàn chỉnh về đảng, thảo ra một cách toàn diện những cơ sở lý luận và tổ
chức, chiến lƣợc và sách lƣợc của đảng, đề ra những tiêu chuẩn về sinh hoạt
đảng và những nguyên tắc lãnh đạo của đảng.
Học thuyết về đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân do
Lênin đề ra là một trong những di sản tƣ tƣởng có giá trị, trở thành nền tảng
tƣ tƣởng dẫn tới sự ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, giúp cho
giai cấp công nhân và nhân dân lao động Xôviết đạt đƣợc nhiều thành tựu


8
quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Liên Xô đã
mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đƣờng lối chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, bắt
đầu xa rời và từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Thất bại của mô hình chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã để lại cho nhân
dân tiến bộ thế giới nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc, trong đó có bài học về
vai trò quan trọng về việc tổ chức, xây dựng Đảng.
Việc nghiên cứu những tƣ tƣởng của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của
giai cấp công nhân có ý nghĩa lớn lao, có tầm quan trọng đặc biệt đối với
phong trào cách mạng thế giới, đối với các đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mác
- Lênin, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu học thuyết của

V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân là để bảo vệ và phát triển
những tƣ tƣởng của Ngƣời trong điều kiện mới, trƣớc sự tấn công, phá hoại
của kẻ thù. Nắm vững nguyên tắc của Đảng sẽ bảo đảm cho Đảng đó đúng là
Đảng của giai cấp công nhân, chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của giai cấp công
nhân. Những nguyên tắc đó là tiêu chuẩn, là điều kiện bảo đảm cho Đảng đi
đúng mục tiêu, con đƣờng đã chọn, thực thi đúng nhiệm vụ, vai trò to lớn,
trách nhiệm đƣợc giao, không đi chệch hƣớng, lầm đƣờng và tránh đƣợc
những đổ vỡ đớn đau.
Hiện nay, Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới trong bối
cảnh thế giới có nhiều thay đổi rất nhanh chóng, phức tạp, khó lƣờng. Trong
khi hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn thì xung đột sắc tộc, tôn
giáo, chiến tranh, cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các
yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục tăng.
Hàng loạt các vấn đề toàn cầu nhƣ an ninh tài chính, an ninh năng lƣợng, an
ninh lƣơng thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. . . đang có những diễn
biến phức tạp. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển


9
mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức.
Kinh tế thế giới vẫn đang khủng hoảng và có nhiều biểu hiện khó khăn, bất
ổn. . . Ở trong nƣớc, những thành tựu, kinh nghiệm của gần 30 năm đổi mới
đã tạo cho đất nƣớc thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trƣớc.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng trƣớc nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác
động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so
với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái
về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểu
hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có
diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mƣu “diễn biến

hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân
quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc ta. Trong bối cảnh đó, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh:
“Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” [10, 32].
Hơn bao giờ hết, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
trở thành mục tiêu và phƣơng hƣớng quan trọng hàng đầu trong định hƣớng
phát triển đất nƣớc ta theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện nhƣ vậy, những nguyên tắc cơ bản về một đảng kiểu
mới chân chính, cách mạng mà Lênin đã đặt nền móng vẫn là cơ sở trong quá
trình đổi mới và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta vƣơn lên có đủ trí tuệ, bản
lĩnh và năng lực, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong giai đoạn cách mạng mới.
Chính vì vậy, nghiên cứu học thuyết Lênin về Đảng kiểu mới, phân tích
sự vận dụng học thuyết V.I.Lênin về Đảng kiểu mới trong việc xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Học thuyết của V.I.Lênin về Đảng
kiểu mới” để nghiên cứu trong luận văn của mình.


10
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, có nhiều công trình
nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau. Có thể chia những
công trình nghiên cứu này thành một số mảng sau:
2.1.Các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng V.I.Lênin nói chung và
tƣ tƣởng của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới
- Có khá nhiều công trình nghiên cứu tƣ tƣởng của V.I.Lênin về nhiều
lĩnh vực, ở đó chúng ta tìm thấy những phân tích của các tác giả về những giá
trị lý luận trong di sản của V.I.Lênin. Có thể kể ra đây một số công trình:
Cuốn sách Tư tưởng chính trị của Lênin – từ cách mạng Nga đến cách mạng
Việt Nam do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản năm 2006, tác giả Đỗ

Tƣ đã khái quát, khẳng định những giá trị thực tiễn của tƣ tƣởng chính trị của
V.I.Lênin với cách mạng Nga cũng nhƣ cách mạng Việt Nam, không chỉ
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà cả trong sự nghiệp đổi mới
hôm nay; Cuốn sách Tư tưởng của Lênin về quyền con người và giá trị thực
tiễn ở Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật ấn hành năm
2011 của hai tác giả Hoàng Mai Hƣơng và Nguyễn Hồng Hải đã tập trung
phân tích và làm rõ lý luận và quan điểm của V.I.Lênin về một số quyền con
ngƣời nổi bật – dân chủ, quyền dân tộc tự quyết, quyền chính trị và quyền
tham gia, và những giá trị thực tiễn của những tƣ tƣởng này ở Việt Nam hiện
nay; Cuốn sách Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của V.I. Lênin
giá trị lịch sử và hiện thực của Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự tập
hợp một cách có hệ thống các bài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học quân sự
về những nội dung cơ bản của học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
của V.I. Lênin và việc vận dụng, phát triển học thuyết đó vào sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay; Trong cuốn
sách Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh


11
(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2009), tác giả Lê Minh Quân đã phân tích
một cách tổng quan tƣ tƣởng chính trị của V.I.Lênin cũng nhƣ giới thiệu một
số tác phẩm của V.I.Lênin về chính trị ở chƣơng 2 và chƣơng 5.
- Đối với việc nghiên cứu tƣ tƣởng V.I.Lênin về Đảng kiểu mới, có một
số chƣơng, phần của một số công trình dƣới đây đề cập tới vấn đề này:
+ Cuốn sách Di sản Lênin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam. Đây là cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia nhân kỷ niệm
140 năm ngày sinh V.I.Lênin do Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính xuất
bản năm 2010. Cuốn sách tập hợp 124 bài viết của các tác giả nghiên cứu
khá toàn diện về những di sản lý luận mà V.I.Lênin đã để lại cũng nhƣ sự
vận dụng những di sản đó vào công cuộc đổi mới đất nƣớc ta hiện nay.

Trong cuốn sách này có 10 bài viết của các tác giả xoay quanh chủ đề lý
luận của V.I.Lênin về xây dựng Đảng và việc vận dụng lý luận này để giữ
vững và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới.
+ Bộ sách 4 tập Lịch sử chủ nghĩa Mác của Viện Nghiên cứu lịch sử
phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin thuộc Trƣờng Đại học nhân dân Trung
Quốc do tác giả Trang Phục Linh chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia -
Sự thật phát hành năm 2003 là một bộ sách có ý nghĩa nhƣ cuốn chuyên sử về
lịch sử chủ nghĩa Mác, cuốn bách khoa thƣ về chủ nghĩa Mác trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể, trong đó có dành nhiều chƣơng thích đáng để trình bày,
phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin trong các bộ môn chuyên
biệt nhƣ triết học mácxít, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử tƣ tƣởng kinh tế
của Mác, lý luận về xây dựng đảng, lý luận về đấu tranh giai cấp và xây dựng
chính quyền vô sản. . . . . trong đó, các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy
những tƣ tƣởng về xây dựng Đảng của Lênin trong phần thứ nhất của tập III.



12
+ Bộ sách Phong trào công nhân quốc tế, những vấn đề lịch sử và lý
luận do tập thể tác giả của Viện Nghiên cứu phong trào công nhân quốc tế
thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật phát hành là một bộ sách quý, cung cấp cho chúng ta những
nhận thức quan trọng về lịch sử phong trào công nhân và phong trào cộng sản
quốc tế, góp phần làm giàu trí tuệ, kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng cộng sản
trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con
ngƣời, thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong sự
nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và nhân loại. Các nhà nghiên cứu có
thể tìm thấy những sự phân tích khá sâu sắc học thuyết Lênin về Đảng kiểu
mới và ý nghĩa của nó trong chƣơng thứ mƣời một, phần IV, tập III, Nxb.
Chính trị quốc gia – Sự thật phát hành năm 2009.

Ngoài ra, hàng loạt các bài nghiên cứu về đề tài tƣ tƣởng của V.I.Lênin
về Đảng kiểu mới đƣợc đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ: Tạp chí
Cộng sản, tạp chí Nghiên cứu lý luận, tạp chí Triết học. . . . Có thể kể ra đây
một loạt các bài viết nhƣ: Nguyễn Thế Phấn: Tìm hiểu quan điểm khoa học
của Lênin trong công tác lãnh đạo Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị, 1990, số
146; Bùi Ngọc Thanh: V.I.Lênin với công tác xây dựng Đảng, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 6, 2001, tr.17-20; Nguyễn Quang Du: Giá trị bền vững của một
Đảng kiểu mới theo tư tưởng của Lênin, Tạp chí Cộng sản, số 15 (tháng 11-
1995); Trƣờng Sơn: Khôi phục quan niệm của Lênin về Đảng, Tạp chí Thông
tin Khoa học xã hội, 1989, số 01, tr.13-16. Dƣơng Xuân Ngọc: Vận dụng tư
tưởng của Lênin về Đảng cầm quyền vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn
đảng ta trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, 2005, tr.59-64;
Phạm Ngọc Quang: Nhận thức và vận dụng những chỉ dẫn của V.I.Lênin về
phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản trong giai đoạn hiện nay, Tạp
chí Lý luận Chính trị, 2008, số 2, tr.3-8.


13
Các bài viết trên nhìn chung đã phân tích ở nhiều góc độ tƣ tƣởng
Lênin về Đảng kiểu mới cũng nhƣ ý nghĩa của lý luận này đối với nƣớc ta
hiện nay ở những mức độ khác nhau
2.2. Các công trình nghiên cứu chính đảng cộng sản của giai cấp công
nhân và nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Các công trình đề cập ở góc độ lý luận về chính đảng cộng sản của
giai cấp công nhân có thể tìm thấy trong cuốn Giáo trình chủ nghĩa xã hội
khoa học của Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các
bộ môn khoa học Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Xây dựng
Đảng của Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999 hay trong các bộ sách Lịch sử chủ
nghĩa Mác và bộ sách Phong trào công nhân quốc tế, những vấn đề lịch sử

và lý luận đã nói ở trên. Về cơ bản, những nội dung nghiên cứu trong các
công trình trên có đề cập tới lý luận của Mác – Ăngghen, Lênin về tính tất
yếu của việc phải xây dựng chính đảng cộng sản của giai cấp công nhân
cũng nhƣ phân tích có mức độ nhất định những tƣ tƣởng cơ bản, chủ đạo
của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về vấn đề này. Tuy nhiên, các công
trình trên chủ yếu nhìn nhận vấn đề dƣới góc độ của khoa học xây dựng
Đảng, tức là nghiên cứu quy luật và cơ chế xây dựng và hoạt động của
Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh về phẩm chất, năng lực trí tuệ
và năng lực lãnh đạo, làm tròn vai trò tiên phong chính trị của giai cấp
công nhân, lãnh đạo xã hội phát triển toàn diện
- Nhiều công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng nhƣ phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Có thể kể ra đấy một số
công trình cụ thể sau:
+ Cuốn sách Đảng Cộng sản cầm quyền – nội dung và phương thức
cầm quyền của Đảng của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) đã làm rõ


14
những luận cứ khoa học về Đảng Cộng sản cầm quyền, về nội dung và
phƣơng thức cầm quyền của Đảng trong bối cảnh hiện nay trong đó chú trọng
đến quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; thực
trạng sự cầm quyền của Đảng… Đồng thời đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải
pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Đặc biệt, cuốn
sách còn bàn đến kinh nghiệm cầm quyền của một số đảng chính trị tiêu biểu
trên thế giới nhƣ: Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc phƣơng Tây.
+ Cuốn sách Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là kết quả nghiên cứu của đề
tài khoa học của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
do Viện Xây dựng Đảng là cơ quan chủ trì. Cuốn sách đã tập trung làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về bản chất giai cấp công nhân của Đảng

Cộng sản; phân tích thực trạng bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng
sản Việt Nam và thực trạng hoạt động tăng cƣờng bản chất giai cấp công
nhân của Đảng ta từ năm 1986 đến nay; đề xuất phƣơng hƣớng và những
giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng bản chất giai cấp công nhân của Đảng
ta trong những năm tới.
+ Cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam – Trách nhiệm trước dân tộc và
lịch sử của Hội đồng lý luận Trung ƣơng. Các bài viết trong cuốn sách đã
khẳng định rõ quan điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Đảng là duy nhất
cầm quyền trong điều kiện chính trị - xã hội ở Việt Nam; về vai trò lãnh đạo
không thể phủ nhận của Đảng, cả trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc, cũng nhƣ trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Các bài viết
trong cuốn sách cũng phản bác lại các luận điểm sai trái của các thế lực thù
địch về vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời cũng nêu
ra những đề xuất về các vấn đề xây dựng Đảng với mong muốn Đảng ta ngày


15
càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả của
mình trƣớc dân tộc và lịch sử.
Ngoài ra còn có một số các công trình khác đề cập công tác xây dựng
Đảng trong thời kỳ mới nhƣ: Cuốn Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay
của GS. Đặng Xuân Kỳ, PGS.TS.Mạch Quang Thắng, TS.Nguyễn Văn Hòa
(Đồng Chủ biên) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005 tập
hợp các bài viết của các tác giả về tiếp tục đổi mới tƣ duy, nâng tầm tƣ tƣởng
và trí tuệ của Đảng; đẩy mạnh xây dựng Đảng về tổ chức và đội ngũ cán bộ,
đảng viên; đổi mới phƣơng thức lãnh đạo và công tác kiểm tra của Đảng.
Đặc biệt, cuốn Những việc cần làm ngay về xây dựng Đảng do Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Báo Nhân dân xuất bản tháng 2 –
2013 đã tập hợp những bài viết, ý kiến đóng góp về công tác xây dựng Đảng

của đồng chí, đồng bào cả nƣớc đƣợc đăng tải trên Báo Nhân Dân trong thời
gian vừa qua, trong đó đã cung cấp thêm cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XI
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, qua đó các tác giả đã
đánh giá tình hình và nguyên nhân, mục tiêu, phƣơng châm, nhất là các nhóm
giải pháp để thực hiện tốt các vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam hiện nay nhƣ: đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; đấu tranh ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập
quốc tế. . .
Tổng quát lại, vấn đề luận văn nghiên cứu đã đƣợc các tác giả đề cập ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Song, nhìn chung các nghiên cứu chƣa đi sâu
trình bày một cách có hệ thống những tƣ tƣởng của V.I.Lênin về Đảng kiểu
mới nhƣ một học thuyết cũng nhƣ phân tích sự vận dụng của Đảng Cộng sản


16
Việt Nam vào xây dựng Đảng hiện nay. Đây là hƣớng nghiên cứu chính mà
luận văn muốn hƣớng tới và giải quyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Trên cơ sở làm rõ bối cảnh, điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tƣ tƣởng
của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới, luận văn phân tích những nội dung cơ bản
của học thuyết này; từ đó chỉ ra những ý nghĩa của nó cũng nhƣ phân tích sự
vận dụng tƣ tƣởng này việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ
 Làm rõ những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành học thuyết của
V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
 Phân tích những nội dung cơ bản của học thuyết V.I.Lênin về Đảng

kiểu mới của giai cấp công nhân.
 Phân tích ý nghĩa cũng nhƣ sự vận dụng học thuyết V.I.Lênin về xây
dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân trong việc xây dựng Đảng Cộng
sản Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn lấy lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tác
phẩm kinh điển của Lênin, các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về
chính đảng cộng sản của giai cấp công nhân làm cơ sở lý luận để nghiên cứu
đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng
các phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp lôgic
và lịch sử, phƣơng pháp so sánh, hệ thống, phƣơng pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu.




17
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn chủ yếu phân tích học thuyết Lênin về Đảng kiểu mới thông
qua việc nghiên cứu tƣ tƣởng của ông trình bày trong các tác phẩm: “Làm gì?,
“Một bước tiến hai bước lùi”, “Hai sách lược của Đảng dân chủ -xã hội trong
cách mạng dân chủ”, “Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản và
một số tác phẩm tiêu biểu khác của V.I.Lênin.
- Luận văn tập trung phân tích quan niệm của V.I.Lênin thể hiện ở ba
vấn đề cơ bản là: nền tảng tƣ tƣởng của Đảng, bản chất giai cấp của Đảng và
những nguyên tắc tổ chức của Đảng
- Luận văn phân tích sự vận dụng học thuyết này trong việc xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay.
6. Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin về Đảng của giai cấp công nhân.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên
quan đến các vấn đề của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là các vấn đề xoay quanh
lý luận chính đảng của giai cấp công nhân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chƣơng 4 tiết.
Chƣơng 1: Những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời học thuyết của
V.I.Lênin về Đảng kiểu mới và một số tư tưởng triết học chính trị của
V.I.Lênin.
Chƣơng 2: Nội dung học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới và ý
nghĩa của nó trong việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.




18
NỘI DUNG

Chƣơng 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI
HỌC THUYẾT CỦA V.I.LÊNIN VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI
VÀ MỘT SỐ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA V.I.LÊNIN
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, cho sự ra đời học thuyết
của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ đánh dấu bƣớc
ngoặt quan trọng trong phong trào công nhân quốc tế. Giai cấp công nhân
cũng đã lớn mạnh về số lƣợng, về tổ chức và về chính trị, ý thức giác ngộ giai
cấp và vai trò của giai cấp này, vai trò của các đảng vô sản cũng đƣợc nâng
cao. Trong tình hình ấy, chủ nghĩa đế quốc tăng cƣờng việc phổ biến hệ tƣ

tƣởng tƣ sản, chúng tìm cách chia rẽ phong trào công nhân, phát triển chủ
nghĩa cơ hội trong hàng ngũ công nhân.
Với tƣ cách là những đại biểu xuất sắc của giai cấp công nhân thế giới,
ngay từ những ngày đầu của phong trào công nhân quốc tế, C.Mác và
Ph.Ăngghen kêu gọi: hãy thành lập ở khắp các thành phố và làng mạc các hội
liên hiệp công nhân và phải biến mỗi chi bộ của mình thành trung tâm của tất
các các hội liên hiệp công nhân, trong đó, lập trƣờng và lợi ích của giai cấp
công nhân có thể đƣa ra thảo luận độc lập với những ảnh hƣởng của giai cấp
tƣ sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiến hành cải tổ Đồng minh những người
chính nghĩa thành Đồng minh những người cộng sản. Khẩu hiệu “tất cả mọi
ngƣời đều là anh em” trong Đồng minh những người chính nghĩa đƣợc thay
bằng khẩu hiệu của chủ nghĩa quốc tế vô sản: Vô sản tất cả các nƣớc, liên
hiệp lại!. Đồng minh những người cộng sản đƣợc thành lập có ý nghĩa vô
cùng to lớn, đây là tổ chức công nhân quốc tế đầu tiên lấy chủ nghĩa cộng sản
khoa học làm ngọn cờ tƣ tƣởng của mình – đã mở đầu cho quá trình kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Sự ra đời và hoạt động tích
cực của Đồng minh những người cộng sản cùng với vai trò của C.Mác và


19
Ph.Ăngghen đã làm cho vị trí, ảnh hƣởng của giai cấp công nhân đối với
phong trào cách mạng, nhất là ở những nƣớc tiên tiến đƣợc nâng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, trƣớc sự phản kháng của giai cấp tƣ sản ở những nƣớc châu Âu,
Đồng minh những người cộng sản gặp phải rất nhiều khó khăn và tuyên bố tự
giải tán. Mặc dù chƣa trở thành một Đảng cộng sản có tính chất quần chúng,
một Đảng gắn bó chặt chẽ với phong trào công nhân và là ngƣời lãnh đạo
phong trào đó, nhƣng Đồng minh những người công sản có vai trò to lớn đối
với phong trào công nhân quốc tế. Có thể coi đó chính là kiểu mẫu đầu tiên
của đảng vô sản, hình thức tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân và
là tiền thân của Hội liên hiệp công nhân quốc tế.

Sự ra đời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) năm 1864 là
đòi hỏi khách quan trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.
Đồng thời, đó cũng là kết quả sự đấu tranh không mệt mỏi của C.Mác,
Ph.Ăngghen cho sự thống nhất phong trào công nhân trên phạm vi quốc tế.
Quốc tế I ra đời đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá tƣ tƣởng khoa
học vào phong trào công nhân, giác ngộ giai cấp công nhân, xây dựng tình đoàn
kết quốc tế giữa các tầng lớp, giai cấp trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ
bản. Tuy nhiên, sau sự thất bại của Công xã Pari (1871) và sự phản kháng mạnh
mẽ của giai cấp tƣ sản, Quốc tế I tuyên bố tự giải tán vào năm 1876.
Sự tan rã của Quốc tế I đã một lần nữa đẩy phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế đứng trƣớc những khó khăn, đặc biệt là sau khi C.Mác qua
đời (1883). Lúc này, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã nảy sinh nhiều
khuynh hƣớng khác nhau, khuynh hƣớng cơ hội, xét lại, cải lƣơng và sự
xuyên tạc, phá hoại của giai cấp tƣ sản. Để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của
C.Mác, bảo vệ những thành quả cách mạng mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã dày
công xây dựng, Ph.Ăngghen đã kiên quyết chống lại bọn cơ hội chủ nghĩa và
tập hợp lực lƣợng tiên phong của giai cấp công nhân, lập ra một hội Liên hiệp


20
vô sản quốc tế thật sự cách mạng, đó là Hội liên hiệp các đảng xã hội chủ
nghĩa (Quốc tế II) năm 1889.
Trong giai đoạn đầu hoạt động, Quốc tế II đã lên án mạnh mẽ và đấu
tranh quyết liệt chống chủ nghĩa cơ hội và cải lƣơng, khẳng định đấu tranh
chính trị, phản đối âm mƣu gây chiến tranh, chống ngân sách quân sự, chống
các trào lƣu say mê nghị trƣờng mà bỏ qua cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân. Tuy nhiên, sau khi Ph.Ăngghen mất (năm 1895), Quốc tế II đã rơi vào
tay bọn cơ hội chủ nghĩa, điển hình là Bécxtanh và Cauxky. Lúc đó, những
ngƣời đứng đầu Quốc tế II và những ngƣời đứng đầu các đảng dân chủ - xã
hội chủ nghĩa ở Tây Âu ngày càng lún sâu vào vũng lầy của chủ nghĩa cơ hội.

Họ đòi xét lại chủ nghĩa Mác, từ bỏ những nguyên tắc cách mạng của chủ
nghĩa Mác, âm mƣu hạn chế phong trào công nhân trong khuôn khổ đấu tranh
đòi những cải cách cục bộ, không đụng đến nền móng của chế độ tƣ bản.
Cần khẳng định rằng, sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cộng sản
đầu tiên của giai cấp công nhân đã có vai trò to lớn trong việc truyền bá tƣ
tƣởng khoa học vào phong trào công nhân, giác ngộ giai cấp công nhân, loại
bỏ ảnh hƣởng của những tƣ tƣởng phi chủ nghĩa xã hội, những tƣ tƣởng bè
phái, chia rẽ, cơ hội chủ nghĩa trong phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế. . . Tuy nhiên, nó chƣa thể đảm đƣơng vai trò lãnh đạo giai cấp công nhân
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là lật đổ giai cấp tƣ sản, xây dựng một
xã hội mới trong đó sự phát triển tự do của mỗi ngƣời là điều kiện cho sự phát
triển tự do của tất cả mọi ngƣời. Hơn nữa, những tổ chức đó hoặc là tự giải
tán, hoặc là rơi vào tay bọn cơ hội chủ nghĩa. Điều đó do nhiều nguyên nhân
nhƣng quan trọng nhất là do những tổ chức trên chƣa trở thành một chính
đảng thật sự của giai cấp công nhân. Đó chỉ là những tổ chức cách mạng, tổ
chức tuyên truyền và giác ngộ giai cấp công nhân. Nó chƣa đề ra đƣợc cƣơng
lĩnh cũng nhƣ nguyên tắc hoạt động chung, thống nhất.


21
Trong điều kiện nhƣ vậy, đòi hỏi phải đập tan chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ
sự trong sáng của chủ nghĩa Mác, thành lập Đảng kiểu mới. Có thể nói, kết
quả có tính quy luật của sự phát triển xã hội, của sự lớn mạnh của phong trào
công nhân Nga và toàn bộ phong trào công nhân là học thuyết Lênin về Đảng
vô sản kiểu mới. Các nhà hoạt động cách mạng của phong trào dân chủ - xã
hội quốc tế đã thấy rằng nhu cầu về một đảng nhƣ thế là cấp thiết.
Nƣớc Nga nằm trong xu thế chung của thế giới, trở thành trung tâm mâu
thuẫn của hệ thống đế quốc chủ nghĩa và là khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế
quốc. Từ nƣớc Nga, trung tâm của cách mạng thế giới, V.I.Lênin bƣớc lên vũ đài
chính trị với tƣ cách là ngƣời bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống lại các trào lƣu cơ

hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới.
V.I.Lênin tham gia phong trào cách mạng khi hệ tƣ tƣởng của chủ
nghĩa Mác đã chiếm ƣu thế trong phong trào công nhân Tây Âu và đã bắt đầu
phát triển ở Nga. Đại hội I của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga họp
năm 1898 đã chính thức ghi nhận xu hƣớng đoàn kết những ngƣời dân chủ -
xã hội Nga trên cơ sở của chủ nghĩa Mác cách mạng, xu hƣớng biến họ thành
đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân. Nhƣng không lâu sau Đại hội
đã bắt đầu có sự tan rã, Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga đã biến thành
“một cái nhóm ô hợp những tổ chức đảng địa phƣơng” [61,63]. Những
nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này bắt nguồn từ chỗ đông đảo thanh niên
cách mạng gia nhập các tổ chức dân chủ - xã hội, là lớp thanh niên chƣa đƣợc
khổ luyện quan điểm xã hội chủ nghĩa chân chính, họ chỉ tiếp thu quan điểm
đó qua các bài bình luận những tác phẩm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác,
mà nhiều khi những bài bình luận này lại tầm thƣờng hoá thực chất của lý
luận cách mạng. Đa số lớp thanh niên này sùng bái tính tự phát của phong
trào công nhân, chỉ quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế của giai cấp công nhân,
coi thƣờng khả năng của công nhân là một lực lƣợng chính trị tích cực, phủ
nhận vai trò của đảng là ngƣời truyền bá những tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa và


22
là ngƣời tổ chức quần chúng công nhân đấu tranh vì những lợi ích trƣớc mắt
và mục đích cuối cùng. G.V.Plê kha nốp đã nhận xét: “Xu hƣớng “kinh tế
hoành hành trong “lớp trẻ” nhƣ một bệnh dịch” [59, 883]. Trong Đảng công
nhân dân chủ - xã hội Nga, khuynh hƣớng cơ hội chủ nghĩa – “chủ nghĩa kinh
tế” – tạm thời chiếm ƣu thế.
Khuynh hƣớng ấy không nhằm liên kết những nhà cách mạng vô sản
trong phạm vi toàn nƣớc Nga, không quan tâm đến việc đề ra những cơ sở
chính trị và cƣơng lĩnh cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì chủ nghĩa xã
hội, không quan tâm củng cố tổ chức đảng. V.I.Lênin viết: sau khi thành lập

đảng, tức là “sau khi đã tiến bƣớc khổng lồ này Đảng dân chủ - xã hội Nga
dƣờng nhƣ tạm thời bị kiệt hết sức lực và đã quay trở lại với lối hoạt động phân
tán ngày xƣa của các tổ chức địa phƣơng riêng rẽ” [20, 236].
“Chủ nghĩa kinh tế” một mặt đẩy công nhân Nga vào những hoạt động
đấu tranh tản mạn, những hy sinh vô ích, vào tình trạng mò mẫm trong tăm tối;
mặt khác, nó hạ thấp vai trò của phong trào dân chủ - xã hội xuống thành một
ngƣời đơn thuần ghi nhận những sự kiện. Đó là lý luận và sách lƣợc chia rẽ
phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội. Việc truyền bá rộng rãi “chủ nghĩa
kinh tế” vào nửa cuối những năm 90 thế kỷ XIX đã gây thiệt hại to lớn cho
phong trào công nhân cách mạng ở Nga, và đã quy định những kết quả hạn chế
của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, kìm hãm sự phát triển của nó. Vì
vậy, nghĩa vụ trực tiếp của tất cả những ngƣời dân chủ - xã hội cách mạng là
phải tuyên bố đấu tranh không khoan nhƣợng với mọi biểu hiện của “chủ nghĩa
kinh tế”. Lúc đó, G.V.Plêkhanốp đã viết: “Bất kỳ bằng giá nào, chúng ta cũng
phải thoát khỏi tình trạng hỗn loạn và nhục nhã này” [59, 888].
Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh chính trị và tƣ
tƣởng chống mọi loại chủ nghĩa cơ hội lại càng cấp thiết vì đảng của những
ngƣời dân chủ - xã hội Nga còn cần phải thảo ra và kiểm nghiệm trong thực
tiễn, trong quá trình đấu tranh cách mạng, cƣơng lĩnh của mình, những


23
nguyên lý sách lƣợc và những nguyên tắc tổ chức. Theo V.I.Lênin: “Trong
những điều kiện nhƣ thế, một sai lầm thoạt trông “không quan trọng” có thể đƣa
đến những hậu quả tai hại nhất. . . Việc củng cố “sắc thái” này nọ có thể quyết
định tƣơng lai của đảng dân chủ - xã hội Nga trong rất nhiều năm” [22, 31].
V.I.Lênin là ngƣời đầu tiên lên tiếng bảo vệ xu hƣớng cách mạng trong
phong trào dân chủ - xã hội Nga, chống những sự xuyên tạc và tầm thƣờng
hóa chủ nghĩa Mác theo tinh thần “chủ nghĩa kinh tế”.
Vào cuối năm 1899, V.I.Lênin đã vạch ra chƣơng trình đẩy mạnh đấu

tranh nhằm biến Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga thành một đảng chiến
đấu của giai cấp vô sản, lấy những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học
làm cơ sở cho hoạt động của mình.
Trong những bài viết Cương lĩnh của chúng ta, Nhiệm vụ trước mắt
của chúng ta và Một vấn đề cấp bách, V.I.Lênin rất kiên quyết đề ra cho
những ngƣời dân chủ - xã hội Nga nhiệm vụ bảo vệ học thuyết Mác khỏi mƣu
đồ xuyên tạc và tầm thƣờng hóa nó, nhiệm vụ phát triển học thuyết đó một
cách thƣờng xuyên, sâu sắc và độc lập, phù hợp với điều kiện của phong trào
công nhân ở nƣớc Nga. V.I.Lênin viết: “Không thể có một đảng xã hội chủ
nghĩa vững mạnh, nếu không có lý luận cách mạng. . .” [20, 232]. Trong
những bài viết này, Ngƣời đặc biệt chú ý đến những vấn đề chủ yếu của lý
luận và thực tiễn cách mạng: về tƣơng quan giữa đấu tranh kinh tế và đấu
tranh chính trị của giai cấp công nhân, về những tiền đề để thực hiện độc
quyền lãnh đạo của họ trong phong trào giải phóng quần chúng nhân dân Nga,
về tƣơng quan giữa những yếu tố tự phát và tự giác trong phong trào công
nhân, về sự cần thiết phải thống nhất chủ nghĩa xã hội khoa học với phong
trào công nhân, về những tiền đề để thực hiện đọc quyền lãnh đạo của họ
trong phong trào giải phóng quần chúng nhân dân Nga, về tƣơng quan giữa
những yếu tố tự phát và tự giác trong phong trào công nhân, về sự cần thiết
phải thống nhất chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.


24
Cũng trong thời gian cuối năm 1899, tuy bị lƣu đày nhƣng V.I.Lênin đã
đề ra kế hoạch đấu tranh nhằm biến Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga
thành một đảng chiến đấu của giai cấp công nhân hoạt động trên những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Ngay sau khi đƣợc trả tƣ do, V.I.Lênin liền bắt
tay vào việc tổ chức ra một tờ báo mang tên “Tia lửa” – tờ báo mà theo
V.I.Lênin, đó là việc tổ chức ra “một cơ quan ngôn luận của đảng ra đều đặn
và liên hệ chặt chẽ với tất cả các nhóm địa phương” [20, 241]. Việc tổ chức

ra một tờ báo của toàn đảng, việc phát hành và phổ biến nó là rất quan trọng,
trƣớc hết là vì nếu không có cơ quan ngôn luận đó thì phong trào dân chủ - xã
hội sẽ không thể tránh đƣợc “lề lối thủ công”, mà chỉ tiến hành mọi công việc
trên cơ sở những quan hệ cá nhân, điển hình của tác phong tiểu tổ, quá lãng
phí lực lƣợng cách mạng. Chỉ có tờ báo đƣợc những ngƣời mácxít cách mạng
xuất bản đều đặn, có ảnh hƣởng và gắn bó với mọi hoạt động của đảng thì
mới có khả năng đoàn kết phong trào dân chủ - xã hội Nga. Đó là cách đặt
vấn đề hoàn toàn mới về những biện pháp và phƣơng pháp thống nhất hàng
ngũ Đảng. Tuy thế, ngay một tờ báo của toàn đảng do những ngƣời mácxít tổ
chức tốt, tự nó cũng không thể bảo đảm đạt đƣợc sự thống nhất về mặt tƣ
tƣởng của phong trào dân chủ - xã hội Nga trên cơ sở lý luận cách mạng.
Muốn thế, cần phải chuẩn bị cƣơng lĩnh của đảng có tính chất mácxít triệt để.
Bài viết của V.I.Lênin “Dự thảo cƣơng lĩnh của đảng ta” chính là để luận
chứng nguyên lý đó. V.I.Lênin viết rằng cần có cƣơng lĩnh để khôi phục sự
thống nhất thật sự trong đảng, cƣơng lĩnh đó “phải nêu lên đƣợc những quan
điểm căn bản của chúng ta, định ra chính xác những nhiệm vụ chính trị trƣớc
mắt của chúng ta, chỉ ra những yêu sách cấp thiết mà công tác cổ động của
chúng ta phải xoay quanh đó, làm cho công tác cổ động có sự thống nhất, làm
cho nó mở rộng và sâu sắc thêm…” [20, 270].
Năm 1902, để tiến tới thành lập một Đảng vô sản kiểu mới, đồng thời
với việc thanh toán chủ nghĩa dân túy tự do ở Nga, cần thiết phải đập tan


25
những âm mƣu của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại quốc tế muốn phủ
nhận chủ nghĩa Mác, xem đó là học thuyết không đầy đủ và đã lỗi thời,
V.I.Lênin viết tác phẩm Làm gì?. Trong tác phẩm này, một mặt V.I.Lênin đã
luận chứng và phát triển phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới, những tƣ tƣởng
của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng nhƣ một lực lƣợng cách mạng của phong
trào công nhân, lãnh đạo và tổ chức phong trào đó; mặt khác, đã đập tan tƣ

tƣởng “chủ nghĩa kinh tế”, một thứ biến dạng chủ nghĩa cơ hội quốc tế ở Nga.
Tác phẩm Làm gì? đã đóng vai trò to lớn trong việc đoàn kết những cán
bộ Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác, chuẩn bị thành lập Đảng Mác xít Nga.
Cùng với sự chuẩn bị tích cực về tƣ tƣởng, lý luận, V.I.Lênin đã hoạt động
không mệt mỏi trong việc tổ chức, tập hợp lực lƣợng, đặc biệt là việc tranh
thủ lực lƣợng cánh ta trong Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga. Sau một
thời gian chuẩn bị, tháng 7 – 1903, Đại hội II của Đảng Công nhân dân chủ -
xã hội Nga họp tại Brucxen. Đại hội đã thông qua cƣơng lĩnh, điều lệ và bầu
ra các cơ quan trung ƣơng của Đảng. Đây chính là đại hội thành lập Đảng
Công nhân dân chủ - xã hội Nga.
Sự ra đời của Đảng dân chủ - xã hội Nga năm 1903 đã chứng tỏ rằng
V.I.Lênin không chỉ bảo vệ và phát triển xuất sắc lý luận về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân mà V.I.Lênin còn là ngƣời thông qua các cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa cơ hội, bè phái, xét lại đủ mọi màu
sắc để xây dựng một học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân –
một đảng cách mạng chiến đấu của giai cấp công nhân.
Sau Đại hội II, Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga bị chia thành hai
phái: Bônsêvích và Mensêvích. Sự tấn công điên cuồng, toàn diện của bọn
Mensêvích đã đẩy Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga vào thời kỳ khủng
hoảng nghiêm trọng. Để vạch trần những hành động thù địch của bọn
Mensêvích đối với Đảng và những luận điệu xuyên tạc của chúng chống
Đảng, đồng thời, để thống nhất tổ chức và hành động trong Đảng trƣớc yêu


26
cầu của hoàn cảnh lúc bấy giờ, V.I.Lênin đã viết tác phẩm Một bước tiến, hai
bước lùi (1904). Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa Mác, tác
phẩm đã phê phán triệt để chủ nghĩa cơ hội trong lĩnh vực tổ chức và đề ra
nguyên tắc tập trung dân chủ. Cùng với việc chuẩn bị cho Đảng về tổ chức và
những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới, V.I.Lênin đã xây dựng lý luận về

cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu mới, về sự chuyển biến của nó thành cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Tháng 4 – 1905, trong điều kiện cách mạng dân chủ
tƣ sản ở Nga tiếp tục lớn mạnh, Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội
Nga đã đƣợc tổ chức. Ý nghĩa của Đại hội và những nghị quyết của nó đã
đƣợc V.I.Lênin trình bày trong tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ
trong cách mạng dân chủ (1905). Tác phẩm này có thể coi là sự chuẩn bị cho
Đảng vô sản kiểu mới về mặt đƣờng lối chính trị. Sau cùng, tác phẩm Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đã chuẩn bị về mặt lý luận
cho Đảng. Với những hoạt động tích cực đó của V.I.Lênin, tại Hội nghị đại
biểu lần thứ VI của Đảng tại Praha (1912), phải Mensêvích đã bị trục xuất ra
khỏi Đảng dân chủ - xã hội Nga.
Nhƣ vậy, có thể nói, toàn bộ quá trình đấu tranh chống các trào lƣu cơ
hội chủ nghĩa là một quá trình V.I.Lênin chuẩn bị thành lập và hoàn chỉnh
một Đảng mácxít kiểu mới. Trong lịch sử, chƣa có một nhóm chính trị nào lại
có sự chuẩn bị chu đáo để tiến tới xây dựng một Đảng độc lập nhƣ những
ngƣời mácxít Nga dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của V.I.Lênin. Trên nền tảng tƣ
tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, đồng thời trên cơ sở thực tiễn của phong
trào công nhân quốc tế và phong trào công nhân Nga, V.I.Lênin đã xây dựng
một học thuyết hoàn chỉnh về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, một
Đảng kiểu mới. Nhƣ V.I.Lênin viết: “Chúng ta cần có những Đảng mới,
những đảng khác. Chúng ta cần những đảng có liên hệ thực tế thƣờng xuyên
với quần chúng và biết lãnh đạo những quần chúng đó” [36, 285 – 286]. Đồng
thời, Ngƣời cũng nhấn mạnh, trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc và các cuộc


27
cách mạng vô sản đang chín muồi ở nhiều nƣớc, cần phải có một Đảng kiểu
mới thực sự cách mạng, thực sự cộng sản thay thế cho những Đảng kiểu cũ –
các Đảng kiểu đại nghị của châu Âu.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời học thuyết của V.I.Lênin về

Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
Học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân bắt
nguồn từ những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vai trò của đảng
cộng sản trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ việc nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội tƣ bản chủ nghĩa,
C.Mác và Ph. Ăngghen đã luận chứng một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Đó là giai cấp có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tƣ bản chủ nghĩa,
giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi
mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa
văn minh. Hai ông cho rằng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện
một cách khách quan, song để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực
cần phải thông qua những nhân tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan,
việc thành lập Đảng cộng sản trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp
công nhân là yếu tố quyết định nhất bảo đảm cho giai cấp công nhân có thể
hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình.
C.Mác và Ph.Ăngghen là những ngƣời đầu tiên đã nêu lên những tƣ
tƣởng cơ bản về chính đảng, đồng thời từ việc xác định vai trò và sứ mệnh
lịch sử của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến xác định sự cần
thiết phải thành lập đảng cách mạng của giai cấp vô sản, một Đảng độc lập
của giai cấp mình. Những luận điểm mà C.Mác và Ph.Ăngghen đƣa ra bắt
nguồn từ việc nghiên cứu thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân, từ luận
điểm khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với tƣ cách là
ngƣời đào huyệt chôn chủ nghĩa tƣ bản, đồng thời sáng tạo ra một xã hội
mới không còn giai cấp, không còn tình trạng ngƣời áp bức, bóc lột ngƣời.

×