Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.2 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ SƠN





QUAN HỆ GIỮA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY







Luận văn thạc sĩ triết học













Hà Nội - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ SƠN




QUAN HỆ GIỮA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



Luận văn thạc sĩ triết học




Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 60 22 85




Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Duyên








Hà Nội - 2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 1
NỘI DUNG………………………………………………………… 8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA NỘI LỰC
VÀ NGOẠI LỰC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM………………………………………. 8
1.1. Khái niệm và kết cấu của nội lực……………………………. 8
1.2. Khái niệm và kết cấu của ngoại lực…………………………. 27
1.3. Quan hệ giữa nội lực và ngoại lực………………………… 34
1.3.1. Nội lực là yếu tố quyết định tranh thủ ngoại lực………… 34
1.3.2. Tranh thủ ngoại lực tạo điều kiện phát huy nội lực……… 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY QUAN
HỆ GIỮA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY…………. 48
2.1. Thực trạng phát huy quan hệ giữa nội lực và ngoại lực
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những
năm qua…………………………………………………………… 48
2.1.1. Thành tựu của việc phát huy quan hệ giữa nội lực và
ngoại lực ở Việt Nam những năm qua…………………………. 49
2.1.2. Hạn chế của việc phát huy quan hệ giữa nội lực và ngoại
lực ở Việt Nam những năm qua.……………………………… 73
2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy quan hệ giữa nội lực và
ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay……………………………………………………… 85
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………… 98


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, sự ra đời của nước Việt
Nam dân chủ Cộng hoà ngày 02 - 09 - 1945 đã mở ra kỷ nguyên mới cho đất
nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng những năm 80 của thế kỷ XX, nước ta
rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước thực trạng đó, tại Đại
hội lần thứ VI (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo
sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng. Cho đến nay, sự
nghiệp đổi mới đã đi được chặng đường hơn 20 năm. Đó là khoảng thời gian
không dài nhưng những thành quả đạt được rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử
đưa nước ta vượt qua khủng hoảng, không những thế còn là cơ sở để nước ta
bước vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đòi

hỏi sự nỗ lực vượt bậc của cả dân tộc để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo
nàn, lạc hậu. Thời gian từ nay đến năm 2020 đã được Đảng ta xác định là thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa nhằm biến nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, khắc phục tình trạng tụt hậu so với các nước khác trong khu
vực và trên thế giới. Đây là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng
trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giải quyết mối quan hệ giữa nội
lực và ngoại lực đang là bài toán hóc búa cho mỗi quốc gia. Quốc gia nào giải
quyết tốt mối quan hệ này thì có thể khai thác được tiềm năng thế mạnh của
mình, đồng thời tranh thủ tối đa được nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn,
khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước để phát triển. Ngược
lại, nếu quốc gia đó không có nhận thức và giải quyết đúng mối quan hệ này

2
thì nguồn tài nguyên có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, nội lực bị suy giảm, bản
sắc văn hóa dân tộc bị phai nhạt, nền kinh tế đất nước trở nên khó khăn.
Việt Nam đã có những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ này. Điều
đó được thể hiện thông qua chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Đảng ta đã xác định đường lối phát triển kinh tế tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX là: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn
lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có
hiệu quả và bền vững” [18; 89].
Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã đưa ra đường lối phát triển đất nước
trong giai đoạn tới, để sớm đưa nước ta ra khỏi khu vực các nước đang phát
triển thu nhập thấp và tới năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Đó là một tiến trình phức tạp đòi hỏi những cố gắng to
lớn, trong đó việc phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực có ý nghĩa rất

quan trọng cho việc đạt được các mục tiêu như đã nêu ở trên. Vì vậy, một
trong những bài học kinh nghiệm mà Đảng và Nhà nước ta đã rút ra tại Đại
hội, đó là: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới” [22; 71].
Như vậy, có thể nói, vấn đề nội lực và ngoại lực có vai trò quan trọng
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua các kỳ Đại hội
Đảng, vấn đề này đều được nghiên cứu ở những góc độ và khía cạnh khác
nhau. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ giữa nội lực và ngoại lực hiện nay ở nước
ta là yêu cầu khách quan của thực tiễn phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu mối quan hệ này ở Việt Nam những năm qua thường được thể
hiện trong những bài báo khoa học, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, đề
cập tới những góc độ nghiên cứu khác nhau. Với mong muốn xem xét một
cách tổng thể mối quan hệ này, tôi chọn vấn đề “Quan hệ giữa nội lực và

3
ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội lực
và ngoại lực, chẳng hạn:
- Trần Văn Thọ (2004), Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển
kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu và thảo luận, số 3, tháng 11 - 2004.
Tác giả phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển
kinh tế. Ngoại lực như nguồn vốn, khoa học công nghệ, năng lực quản lý có
vai trò quan trọng trong phát triển nội lực. Nội lực vẫn là yếu tố quyết định
đối với ngoại lực. Có tranh thủ được ngoại lực hay không tùy thuộc vào chính
sách của mỗi quốc gia. Sử dụng ngoại lực có hiệu quả hay không phụ thuộc
vào cơ chế chính sách, năng lực quản lý, hiệu quả sử dụng, hiệu quả tiếp nhận
khoa học công nghệ của mỗi quốc gia.

- Đào Đình Thưởng (2005), Kết hợp giữa nguồn lực nội sinh và ngoại
sinh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà
Nội.
Tác giả nghiên cứu làm rõ một số vấn đề chung về nguồn lực nội sinh
và nguồn lực ngoại sinh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam hiện nay. Nguồn lực nội sinh bao gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn vốn
tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, nguồn lực con người, ổn định chính trị và văn
hóa. Nguồn lực ngoại sinh gồm nguồn lực con người, nguồn vốn nước ngoài
và khoa học công nghệ tiên tiến. Tác giả không phân tích vai trò quyết định
của nguồn lực nội sinh và vai trò quan trọng của nguồn lực ngoại sinh trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, mà chỉ rõ nội dung và đặc

4
điểm của sự kết hợp giữa nguồn lực nội sinh và nguồn lực ngoại sinh; từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn các nguồn lực này.
Cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nội lực và các yếu tố cấu thành
nội lực:
- Vũ Tuyên Hoàng (2007), Phát huy nội lực trong thời kỳ mới, Tạp chí
Tư tưởng - Văn hóa, số 4 - 2007.
Tác giả đề cập tới vai trò quyết định của việc phát huy nội lực nhằm
đáp ứng một cách toàn diện và sâu sắc sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo tác giả, nội lực bao gồm
nguồn lực con người, nguồn lực khoa học công nghệ và thể chế chính trị. Phát
huy nội lực trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quyết định qua lao động sáng
tạo, học hỏi tri thức và kinh nghiệm quốc tế, không ngừng tiến lên phía trước
để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Nguyễn Hữu Thắng (2008), Phát huy năng lực nội sinh cho phát triển
bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, tháng 1 - 2008.
Bài viết khẳng định vai trò quyết định của việc phát huy năng lực nội

sinh đối với năng lực ngoại sinh. Năng lực nội sinh gồm nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên, nguồn lực con người, nguồn vốn và nguồn lực khoa học công
nghệ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc sử dụng ngoại
lực là điều tất yếu khi điều kiện nguồn lực trong nước chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sử dụng năng lực nội sinh một cách
hợp lý cũng là việc không thể xem nhẹ. Năng lực nội sinh có thể được phát
huy thông qua việc huy động, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các
nguồn lực, nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực quản lý điều hành. Phát
huy năng lực nội sinh vì mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền
vững có ý nghĩa bao quát và quyết định.
- Theo ông Nguyễn Trần Bạt - Tổng Giám đốc InvestConsult Group,
nội lực của một dân tộc bao gồm sức mạnh tài chính (nguồn vốn và chính

5
sách tài chính), sức mạnh của nguồn lực con người tức lực lượng lao động (số
lượng và kỹ năng được đào tạo), sức mạnh trí tuệ (dân trí và năng lực sáng tạo
của toàn dân) và cuối cùng là sức mạnh của nhân tố lãnh đạo. Tác giả khẳng
định, nội lực là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí này làm nên sức sống
Việt Nam bất diệt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiệm vụ của chúng
ta là làm cho nguyên khí ngày càng sinh sôi nảy nở, ngày càng dồi dào hơn,
tạo tiền đề cho Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao về nhiều lĩnh
vực kinh tế - xã hội. Chúng ta sẽ không để nội lực như những mỏ vàng nằm
im trong lòng đất hoặc bị khai thác bừa bãi và lãng phí, mà ngược lại nội lực
sẽ là những nguồn lực vô giá giúp chúng ta đi nhanh hơn tới tương lai.
- Nguyễn Ngọc Long (2005), Vận dụng các bài học kinh nghiệm những
năm qua, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 4 -
2005.
- Phạm Tất Dong (2006), Thành tựu bước đầu và những vấn đề cấp
thiết đặt ra trong đào tạo nhân lực ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, tháng 5 -
2006.

- Bùi Sĩ Tiếu (2007), Phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, tháng 4 - 2007.
- Phạm Quang Nghị (1998), Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, tháng 7 - 1998.
Các công trình trên chủ yếu đề cập tới các yếu tố cấu thành nội lực như
nguồn lực con người, nguồn vốn, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực
tự nhiên và khẳng định vai trò quyết định của việc phát huy nội lực. Đồng
thời đề ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các nguồn lực
ấy đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhiều công trình nghiên cứu, làm rõ vai trò của ngoại lực theo những
hướng khác nhau:

6
- Hồ Quang Minh (2006), Nguồn lực đầu tư bên ngoài trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, tháng 2 -
2006.
Theo tác giả, ngoại lực bao gồm các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiều hối và những nguồn khác như
vay tín dụng ngắn hạn, trung hạn, chứng khoán, trái phiếu Bài viết tập trung
phân tích những nguồn lực bên ngoài mang tính đầu tư vật chất gắn liền với
việc chuyển giao, tiếp thu công nghệ, kỹ thuật và đã có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam.
- Vũ Khoan (2005), Đổi mới về đối ngoại, Tạp chí Cộng sản, tháng 8 -
2005.
- Nguyễn Văn Thanh (chủ biên) (2003), Những mảng tối của toàn cầu
hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đặng Hữu (2004), Những vấn đề mang tính toàn cầu gắn liền với sự
phát triển khoa học, công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hoá và một số giải
pháp mang tính định hướng cho việc giải quyết những vấn đề này ở nước ta

hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội, số 10 - 2004.
Điểm qua các công trình trên, chúng ta thấy vấn đề nguồn lực cho quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thực sự là đề tài thu hút sự chú ý
của nhiều nhà khoa học, nó gợi ra không ít vấn đề phải nghiên cứu không chỉ
trên phương diện lý luận mà cả tổng kết thực tiễn. Những công trình nói trên
đã tạo điều kiện lớn cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ khái niệm và kết cấu của nội
lực, ngoại lực và thực trạng giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam những năm

7
qua, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa mối quan hệ này
trong quá trình xây dựng đất nước ta những năm tới.
+ Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm và kết cấu của nội lực, ngoại lực, mối quan hệ giữa
nội lực và ngoại lực trong sự phát triển đất nước.
- Đánh giá thực trạng phát huy quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa mối quan hệ này
trong quá trình xây dựng đất nước ta hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng việc giải quyết quan
hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam từ ngày đổi mới đất nước đến nay, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
+ Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về nội
lực, ngoại lực, phát huy quan hệ giữa nội lực và ngoại lực. Luận văn cũng tiếp
thu những kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong
những năm gần đây.
+ Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp logic và
lịch sử, phân tích và tổng hợp, và một số phương pháp cụ thể của xã hội học
như thống kê, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

8
+ Ý nghĩa lý luận: Góp một phần vào việc nghiên cứu quan hệ giữa nội
lực và ngoại lực ở nước ta hiện nay nói chung.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài
liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến
luận văn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng
trong thực tiễn để khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của đất
nước và tranh thủ có hiệu quả hơn nữa sự hợp tác quốc tế trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương, 5 tiết.

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và kết cấu của nội lực
Nội lực trong các mối quan hệ khác nhau được hiểu khác nhau. Ở đây,

chúng ta xét khái niệm nội lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Có ý kiến cho rằng, nội lực của một dân tộc bao gồm sức mạnh tài
chính, sức mạnh của nguồn lực con người, sức mạnh trí tuệ và sức mạnh của
nhân tố lãnh đạo. Có ý kiến khẳng định các yếu tố cấu thành nội lực gồm vốn,
công nghệ và nguồn lực kinh doanh. Ý kiến khác nhấn mạnh vai trò của
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người, nguồn vốn và nguồn
lực khoa học công nghệ là các yếu tố tạo nên nội lực của một quốc gia.

9
Tựu trung lại, có thể khẳng định nội lực là tổng thể các nguồn lực bên
trong, quy định sự vận động và phát triển của quốc gia đó trong một giai đoạn
lịch sử nhất định. Nội lực bao gồm các yếu tố vật chất như điều kiện tự nhiên,
tài nguyên khoáng sản, nguồn lực con người, các yếu tố tinh thần như tinh
thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, Nội lực bao gồm cả những yếu tố
của quá khứ và hiện tại có thể huy động vào việc xây dựng và phát triển đất
nước. Về nội lực, ở đây xin nêu một số yếu tố cơ bản sau:
Một là, nguồn lực tự nhiên.
Nguồn lực tự nhiên như khí hậu, đất đai, tài nguyên khoáng sản, của
một quốc gia ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của quốc gia đó. Một đất nước
có tài nguyên phong phú, đất đai, khí hậu thuận lợi thường có điều kiện phát
triển hơn những quốc gia khác. Xét những yếu tố này, Việt Nam có những
thuận lợi nhất định cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Vị trí địa lý:
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam châu Á, giáp biển Đông với diện tích
331 nghìn km
2
đất liền và gần 1 triệu km
2
diện tích lãnh hải, được chia thành

63 tỉnh, thành phố theo 8 vùng kinh tế. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây
giáp Lào và Campuchia, phía Nam và Đông giáp biển Đông với 3260 km
đường bờ biển cùng hàng nghìn đảo lớn nhỏ với các quần đảo lớn như Hoàng
Sa, Trường Sa, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc
Vị trí địa lý của Việt Nam là một lợi thế địa - kinh tế, tạo điều kiện để
phát triển đa dạng các ngành nghề từ nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ và du lịch. Việt Nam có vùng lãnh hải rộng lớn chứa nguồn tài
nguyên phong phú và đa dạng từ hải sản, dầu mỏ, muối, Đặc biệt, Việt Nam
có bờ biển kéo dài, có nhiều đảo và phong cảnh đẹp có lợi thế phát triển du
lịch như Vịnh Hạ Long, Phú Quốc, Côn Đảo; ngoài ra còn có các cảng biển,
các loại hình vận tải biển, các ngành công nghiệp đóng tàu, khai thác nguồn
lợi từ đại dương như đánh bắt cá, tôm, khai thác dầu, muối,

10
Việt Nam nằm trong khu vực có lợi thế về địa - chính trị chiến lược gần
đường hàng hải quốc tế, giao lưu dễ dàng với các hải cảng lớn và các nước
trên thế giới. Nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Nam Á - khu vực đang có tốc
độ tăng trưởng cao, năng động nhất thế giới, thuận lợi giao lưu, hội nhập và
tiếp thu nguồn lực từ bên ngoài như nguồn vốn, khoa học, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý và hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu đi khắp nơi trên thế
giới.
Tuy nhiên, do nước ta có đường bờ biển dài nên trung bình hàng năm
cũng phải hứng chịu nhiều cơn bão, có những cơn bão lớn gây thiệt hại không
nhỏ cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cả con người. Nhưng
nhìn chung, nước ta ở vào vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế trong
nước và tiếp thu văn hoá, quan hệ kinh tế với bên ngoài. Vấn đề còn lại là
chúng ta phải có kế hoạch khai thác hợp lý nguồn lực này, tránh khai thác
lãng phí gây ô nhiễm môi trường làm cản trở sự phát triển đất nước.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là các yếu tố của tự nhiên có thể tham gia trực

tiếp vào quá trình sản xuất xã hội. Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam tương đối
phong phú hơn một số nước trong khu vực, tạo lợi thế quan trọng để phát
triển. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam hầu hết có quy mô không
lớn và phân bố không đều giữa các vùng, nhiều tài nguyên ở dạng tiềm năng,
khả năng khai thác khó khăn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
+ Tài nguyên khoáng sản:
Về mặt nhiên liệu, ta có than và dầu lửa. Đối với khu vực Đông Nam
Á, trữ lượng than của ta có thể coi như đứng hàng đầu, còn đối với các bể
than lớn trên thế giới thì còn nhỏ. Riêng khu vực Quảng Ninh, trữ lượng than
thăm dò khoảng 3 tỷ tấn. Ngoài ra còn một số mỏ than khác như mỏ than Thái
Nguyên, mỏ than Nông Sơn thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhưng tài nguyên

11
quý giá nhất về mặt nhiên liệu là dầu lửa và khí đốt đang đi vào quy trình khai
thác hiện đại với nhiều triển vọng không nhỏ.
Về kim loại, ta có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khá lớn như
bôxit, crôm, thiếc, đồng, còn phần lớn là những mỏ nhỏ, rải rác khắp nơi.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có mănggan, titan, chì, kẽm, vonfram, molybden,
thuỷ ngân, ăngtimoan, vàng, bạc. Còn các mỏ phi kim loại ở nước ta phong
phú và có nhiều giá trị sử dụng, quan trọng hơn cả các mỏ apatit, sét, vật liệu
xây dựng. Đặc biệt, ta có một số đá quý, vân đẹp, có thể mài mỏng để làm ốp
lát có giá trị xuất khẩu cao.
Như vậy, Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản có ích và được phân bố
rộng khắp. Nhưng đa số các mỏ được thăm dò và khai thác cho đến nay chỉ là
các mỏ nhỏ so với ở nhiều nơi trên thế giới. Trong tương lai, ta cần tích cực
thăm dò trữ lượng chính xác và khai thác mạnh mẽ một số tài nguyên có giá
trị lớn như dầu khí, bôxit, than, apatit, vật liệu xây dựng, để làm giàu cho Tổ
quốc. Trước mắt, chúng ta cần khai thác hợp lý và tiết kiệm các mỏ hiện tại
tránh lãng phí các loại tài nguyên không thể tái tạo này và có quy hoạch sử
dụng các diện tích đã khai thác hết khoáng sản vào các mặt kinh tế có ích khác.

+ Tài nguyên khí hậu:
Khí hậu và thời tiết là những điều kiện thiết yếu cho sản xuất và sinh
hoạt. Nhưng coi khí hậu như một tài nguyên là một vấn đề mới mẻ. Không
phải mọi yếu tố khí hậu đều được sử dụng trực tiếp để sản xuất ra của cải vật
chất. Tương đối rõ có thể kể là bức xạ mặt trời, gió và lượng mưa.
Bức xạ mặt trời là nguồn gốc sản sinh ra vật chất hữu cơ nuôi sống con
người. Vị trí nội chí tuyến của lãnh thổ nước ta đã tạo ra nguồn tài nguyên
bức xạ dồi dào: “Tổng lượng bức xạ (tổng xạ) ở Việt Nam được từ 100 đến
130 kcal/cm
2
/năm” [28; 74]. Bức xạ mặt trời không những cần thiết cho sinh
vật, mà còn cần thiết cho nhiều quá trình tự nhiên khác, và do đó giá trị sử
dụng cũng rất đa dạng, mà hiện nay ta mới ứng dụng được rất ít. Trước mắt

12
nên đẩy mạnh việc sử dụng nhiệt năng của mặt trời vào trong sinh hoạt, tạo ra
nguồn điện, năng lượng rẻ tiền sẵn có và không bao giờ cạn ở mọi lúc, mọi
nơi. Tuy nhiên, bức xạ mặt trời lớn cũng có mặt tiêu cực của nó. Vì quang
hợp cần rất ít bức xạ, mà thực ra đến 90% bức xạ dùng để làm bốc hơi nước.
Do đó, nếu thiếu nước thì mặt trời thiêu đốt tất cả và cảnh tượng hoang mạc
sẽ diễn ra. Vì vậy, việc nghiên cứu bức xạ phải đi đôi với việc nghiên cứu
lượng mưa và trong mối tương quan với lượng mưa.
Ở Việt Nam, lượng mưa khá lớn, trung bình vào khoảng 1500 - 2000
mm. Ở các vùng núi cao chắn gió, lượng mưa còn có thể vượt quá 3000 mm,
thậm chí 4000 mm. Nước mưa là nguồn nước chính của sông ngòi và có thể
được giữ lại để trồng trọt và dùng trong sinh hoạt. Chế độ mưa ở Việt Nam là
mưa theo mùa, cho nên thực ra vẫn có lúc thiếu nước, nhưng lại có lúc quá dư
thừa. Mưa nhiều và mưa tập trung dễ xói mòn đất đai và gây úng lụt. Nhưng
nếu chế ngự được trước hoặc rải đều ra trong năm, thì lượng nước dồi dào là
nguồn tài nguyên quý giá, cần cho cả công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu

sinh hoạt của nhân dân. Biện pháp chính vẫn là xây dựng các hồ chứa, bố trí
hợp lý ở khắp các vùng đồi núi. Việc thiết kế, xây dựng đô thị và nhà cửa của
nhân dân cũng phải chú ý đến đặc điểm của lượng mưa và chế độ mưa để vừa
tận dụng được lượng mưa, vừa tránh được thiệt hại.
Khác với mưa, gió là tài nguyên ít được sử dụng, trừ việc để đẩy các
thuyền buồm. Gió bắt đầu có ý nghĩa kinh tế khi vận tốc vượt quá 2m/giây. Tuy
nhiên, gió từ 6m/giây (cấp 4) trở lên lại có hại, làm đổ cây cối, nhà cửa, hoa
màu.
+ Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước bao gồm tài nguyên nước trên mặt và nước ngầm. Do
các sông ngòi chảy qua lãnh thổ Việt Nam nhiều khi có phần thượng - trung
lưu trên lãnh thổ các nước láng giềng mà lượng nước trên đất nước ta rất phong
phú so với diện tích: “Tổng lượng nước mặt được tạo ra trung bình hàng năm

13
hơn 880 tỷ m
3
” [38; 6] nhưng phân bố không đều trong không gian và thời gian.
Do nằm ở vùng cuối hạ lưu sông Mê Công, sông Hồng, sông Mã, sông Cả nên
có tới “62,5% (xấp xỉ 570 tỷ m
3
) từ lãnh thổ các quốc gia thượng lưu đổ vào
nước ta; lượng nước được tạo ra từ trong lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 313 tỷ
m
3
/năm (chiếm 37,5%). Do vậy, khả năng đảm bảo có nước đầy đủ gặp khó khăn,
đặc biệt là trong mùa khô lượng nước chỉ còn khoảng 15% - 30% mà thôi” [38; 6].
Vì thế, chúng ta cần có kế hoạch giữ nước, tránh tình trạng cạn kiệt nước trong
mùa khô.
Lượng nước ngầm ở Việt Nam cũng khá phong phú, đủ để nuôi dưỡng

các dòng sông trong mùa khô và giữ cho cây cối xanh quanh năm, nếu chúng
ta khai thác tốt lượng nước ngầm còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất:
“Về tài nguyên nước ngầm, trữ lượng khoảng 50 - 60 tỷ m
3
và trữ lượng khai
thác khoảng 10 - 12 tỷ m
3
. Hàng năm có thể khai thác trên 1 tỷ m
3
(khoảng 2 -
3 triệu m
3
/ngày)” [38; 6].
+ Tài nguyên đất:
Đất là tài nguyên quý giá nhất mà ta cần bảo vệ và chăm sóc. Trên toàn
quốc: “Có hơn 33 triệu ha đất đai tự nhiên các loại, nhưng do đồi núi chiếm
đến 3/4 diện tích mà đất đai có khả năng nông nghiệp không nhiều lắm, chỉ
đến khoảng 8 triệu ha, trong đó diện tích cấy lúa còn ít nữa, tối đa không quá
5 - 6 triệu ha” [28; 79]. Vì vậy, trong thời gian tới, cần nâng cao chất lượng sử
dụng đất, tận dụng tối đa mọi loại đất phục vụ cho sự phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Tài nguyên thực vật:
Tài nguyên thực vật bao gồm thực vật hoang dại và thực vật trồng trọt.
Các sản phẩm chính lấy từ cây hoang dại là gỗ, sau đến tre nứa và một số lâm
sản khác, còn khối lượng cơ bản các sản phẩm cần thiết đều nhận được từ cây
trồng. Tuy nhiên, nếu tích cực tìm tòi khai thác thì từ một hệ thực vật phong

14
phú và đa dạng như hệ thực vật Việt Nam, chúng ta hy vọng có thể tìm thêm
nhiều nguyên liệu thực vật có ích nữa.

Hiện nay, ta đã thống kê được hơn 800 loài cây gỗ, trong đó có nhiều
loại gỗ quý bền cứng, có vân hay màu sắc đẹp hoặc có những công dụng đặc
biệt như chứa tinh dầu.
Ngoài hai sản phẩm chính với sản lượng lớn và giá trị cao là gỗ và tre
nứa, rừng còn cung cấp rất nhiều loại lâm sản có nhiều công dụng khác nhau,
nhưng quy mô khai thác nhỏ như nấm hương, mộc nhĩ, cây dược liệu, đặc
biệt một cây thuốc có nhiều tác dụng và rất thích hợp với khí hậu miền núi ở
Việt Bắc nước ta là cây thuốc phiện. Nhưng thuốc phiện nếu dùng bừa bãi thì
có hại cho sức khỏe nên việc trồng để chế dược liệu phải gắn liền với việc
kiểm soát nghiêm ngặt.
Tài nguyên thực vật có giá trị cao còn là cây trồng. Sản phẩm chính của
cây trồng là lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ: lúa,
ngô, khoai, sắn, rau, đậu, đay, gai,
Có thể nói, tài nguyên thực vật ở nước ta vô cùng phong phú, nhưng
còn nhiều loài có những tính chất quý mà ta vẫn chưa hiểu hết, nhiều loài
chúng ta còn sử dụng lãng phí, chưa nghiên cứu tận dụng tổng hợp và với
hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta cũng chưa chú ý đến vấn đề nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm bằng cách chọn giống, chuyên canh và tìm ra các
biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ tài nguyên thực
vật là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
+ Tài nguyên động vật:
Cũng giống tài nguyên thực vật, ở đây ta chú trọng đến động vật hoang
dại, tính chất tự nhiên hơn là đến vật nuôi. Giữa thực vật và động vật có mối
quan hệ chặt chẽ trong một hệ sinh thái thống nhất. Động vật sống dựa vào
thực vật, phụ thuộc vào các quần hợp thực vật, nhưng đồng thời cũng bảo vệ
thực vật, giúp thực vật phát triển, giữ cho hệ sinh thái được cân bằng.

15
Giới thực vật Việt Nam đã phong phú, đa dạng, thì giới động vật cũng
vậy, đồng thời do khả năng thích nghi cao với hoàn cảnh, giới động vật là

thành phần phản ánh rõ nét nhất tính chất nội chí tuyến của tự nhiên Việt
Nam, do đó mà cung cấp nhiều đặc sản có giá trị xuất khẩu cao: “Việt Nam có
đến gần 200 loài thú, gần 800 loài chim, gần 100 loài lưỡng cư và trên 150
loài bò sát, 1000 loài cá biển, 200 loài cá nước ngọt. Trong số đó có nhiều
loài đặc hữu và quý hiếm” [28; 89].
Nhìn chung, nguồn lực tự nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng về đất
đai, khí hậu, thảm thực vật, động vật, nguồn nước, khoáng sản, là tiền đề để
thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, dịch vụ theo hướng đa dạng, phù
hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái phát triển cây, con có giá trị cao để
xuất khẩu và phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nặng
như than đá và dầu khí.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta những năm gần đây
do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan đã có những biến đổi theo hướng
tiêu cực: Tài nguyên rừng hầu như cạn kiệt, tài nguyên nước và khí hậu có
nguy cơ ô nhiễm, tài nguyên khoáng sản phân bố không đều và có trữ lượng
không lớn trừ than đá và dầu khí nên rất bất lợi cho khai thác. Đất nông
nghiệp có thể được mở rộng nhưng rất khó khăn bởi muốn phát triển công
nghiệp lại phải thu hẹp đất nông nghiệp. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải khai thác một số tài nguyên có điều kiện
thuận lợi, góp phần quan trọng tích lũy trong giai đoạn đầu của quá trình phát
triển. Về cơ bản và lâu dài, chúng ta không thể tạo ra một cơ cấu kinh tế phát
triển nhanh và bền vững chỉ dựa vào nguồn lực tự nhiên, mà phải đi theo
hướng phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn lực con người, tận dụng
tối đa nguồn vốn và áp dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào sản xuất.
Hai là, văn hóa và nguồn lực con người.

16
Văn hóa và nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng trong sự phát
triển của thời đại ngày nay - thời đại khoa học, công nghệ. Thực tế đã chỉ ra
rằng, quốc gia nào có chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ tạo điều kiện thuận

lợi cho sự phát triển. Chúng ta biết rằng, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa
học, công nghệ và nguồn vốn có vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi
quốc gia. Song, những nguồn lực đó ở dưới dạng tiềm năng, tự chúng là
những khách thể bất động. Chúng chỉ trở thành nhân tố “khởi động” và phát
huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người.
Cho đến nay, có nhiều định nghĩa về văn hóa và quan niệm khác nhau
về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Trên nền tảng văn hóa
truyền thống Việt Nam, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm và đề cao vai trò của
văn hóa trong phát triển đất nước, phát triển xã hội và phát triển con người.
Đảng ta khẳng định: Văn hóa - nghệ thuật là nơi đáp ứng tốt những nhu cầu
cao của nhân dân và phát triển những phẩm chất cao quý của con người.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định:
“Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội” [15; 110]. Đây là nhận thức mới của Đảng ta về văn hóa, nó thể hiện trí
tuệ và tầm lý luận cao của Đảng. Đảng ta coi văn hóa không chỉ là mục tiêu
phấn đấu vươn tới những giá trị cao đẹp cho cuộc sống, là bản chất của nền
chính trị Việt Nam, mà còn đặc biệt quan tâm vai trò và sức mạnh của văn
hóa trong phát triển kinh tế - xã hội: Văn hóa là sức sống, là động lực thúc
đẩy mọi hoạt động sống của con người, từ kinh tế, chính trị đến xã hội.
Văn hóa được Đảng ta coi là mục tiêu của xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời, văn hóa cũng là nội lực mạnh mẽ của
việc xây dựng nền kinh tế đó. Truyền thống văn hóa, sức mạnh văn hóa trong
lực lượng sản xuất (nguồn lực con người); trình độ tổ chức lao động sản xuất,
quản lý kinh tế - xã hội là động lực bên trong sự phát triển của mỗi quốc gia.

17
Đảng ta chủ trương văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội. Văn hóa nằm trong và hiện thân trong lực lượng sản xuất, trong từng cá
nhân có tri thức, trí tuệ, kỹ năng lao động; văn hóa nằm trong và hiện thân cả
trong trình độ và năng lực tổ chức nhà nước, tổ chức cơ quan, trong doanh

nghiệp. Chỉ có một tổ chức, một cơ quan, một xí nghiệp, doanh nghiệp có văn
hóa mới đem lại hiệu quả trong hoạt động, quản lý và sản xuất.
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì
thế, không chỉ là mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa. Nói đầy đủ, đó là
xây dựng năng lực, sức mạnh của văn hóa Việt Nam, từ đó xây dựng sức
mạnh của dân tộc, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đất nước tiến nhanh cùng các
nước trong khu vực và thế giới. Sự phát triển của dân tộc trong thế giới đương
đại rõ ràng không thể thiếu yếu tố văn hóa. Chúng ta có ưu thế của việc thực
hiện mục tiêu đó, đó là bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhận diện về bản sắc dân
tộc Việt Nam, Đảng ta đã chỉ rõ:
“Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý
chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân
- gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình,
đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử,
tính giản dị trong lối sống” [17; 56].
Yêu nước, thương người là sự cao quý của tư tưởng và tâm hồn Việt
Nam, là giá trị nhân cách của con người Việt Nam, đó là truyền thống dân tộc
trải qua bao biến thiên của lịch sử vẫn tồn tại một cách bền bỉ và tỏa sáng trên
gương mặt tinh thần của cả dân tộc. Cốt cách Việt Nam định hình trong thử
thách khắc nghiệt chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm, đoàn kết và cố kết
cộng đồng, nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển, bởi sức mạnh của hợp

18
tác và đồng thuận. Sức mạnh ấy chẳng những được quy định thành văn mà
còn được tổng kết thành triết lý sống, thành phương châm ứng xử, chỉ dẫn
hành động, sự khẳng định các giá trị đạo đức, tình thương yêu nhân ái, vị tha.
Biểu hiện cụ thể trong đời sống hàng ngày, con người Việt Nam và dân tộc

Việt Nam, tỏ rõ một thái độ văn hóa trong lựa chọn giá trị, đề cao phẩm giá
con người, trọng chân lý và đạo lý, biết giữ trọn khí tiết, biết đề cao giá trị
làm người và tìm thấy được động lực sống, động lực phát triển không chỉ là
lợi ích vật chất mà còn là các giá trị tinh thần, đạo đức, lương tâm, danh dự.
Để văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, về nguyên
tắc, phải thực hiện phát triển năng lực của văn hóa - sức mạnh bên trong của
văn hóa. Văn hóa không chỉ là các giá trị và nền tảng tinh thần, nó là sức
mạnh bản chất người, là trình độ con người, khả năng hoạt động của các chủ
thể xã hội trong hoạt động sống của mình. Với tư cách là sức mạnh bản chất
người, văn hóa biểu hiện sức mạnh của mình trong năng lực và trình độ lao
động sáng tạo ra của cải xã hội và các giá trị văn hóa quý báu. Sức mạnh văn
hóa ấy được biểu hiện trong lao động. Nguồn lực con người chính là năng lực
của lực lượng sản xuất. Phát triển năng lực lao động của nguồn lực con người
chính là tạo ra sức mạnh của văn hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị -
xã hội.
Vấn đề nguồn lực con người là một trong những vấn đề nổi bật nhất khi
loài người bước vào thời đại mới - thời đại thông tin điện tử, toàn cầu hóa,
kinh tế tri thức và ở nước ta - công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội
nhập quốc tế.
Khái niệm nguồn lực con người được sử dụng từ những năm 60 ở nhiều
nước phương Tây và một số nước châu Á. Quan niệm về nguồn lực con người
được đề cập phổ biến ở Việt Nam từ những năm 1990. Đặc biệt, đến Đại hội
VIII, lần đầu tiên, thuật ngữ “nguồn lực con người” được sử dụng trong văn
kiện của Đảng, đồng thời trở thành một trong những định hướng phát triển

19
lớn của Việt Nam: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanh và bền vững” [15; 85].
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm nguồn lực con người tuỳ theo từng
góc độ nghiên cứu khác nhau, nhưng chung nhất nguồn lực con người là

những yếu tố ở trong con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát
triển xã hội. Nguồn lực con người không chỉ là lực lượng lao động hay nguồn
lao động mà là tập hợp các yếu tố từ số lượng, chất lượng dân số về thể chất
và tinh thần, sức khoẻ, trí tuệ, năng lực và tổ chức kỷ luật lao động, Từ đó,
có thể định nghĩa:
“Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh
thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, tạo nên năng
lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt
động xã hội” [4; 271-272].
Nghiên cứu về nguồn lực con người, thực chất là đề cập đến mặt số lượng và
chất lượng của nguồn nhân lực.
Số lượng nguồn lực con người của bất kỳ quốc gia nào cũng đều được
hình thành dựa trên quy mô dân số, mà trước hết là từ lực lượng lao động của
quốc gia đó, cụ thể là số lượng người đang trong độ tuổi lao động và có khả
năng tham gia lao động sản xuất. Từ cuộc Tổng điều tra dân số đầu tiên sau
khi nước nhà thống nhất (1975) đến nay, “bức tranh dân số” nước ta đã thay
đổi nhanh chóng. Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề
xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân): Quy mô dân số đã tăng từ 52,742 triệu
năm 1979 lên 85,155 triệu năm 2007; cơ cấu dân số cũng thay đổi mạnh, đặc
biệt là cơ cấu dân số theo nhóm tuổi; tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động
tăng từ 51% lên 65%, tương ứng, tỷ lệ những người ngoài độ tuổi lao động
giảm từ 49% xuống còn 35%.

20
Chất lượng nguồn lực con người là sự tổng hợp, kết tinh của nhiều yếu
tố và giá trị cùng tham gia tạo nên, trong đó, gồm ba yếu tố cơ bản là thể lực,
trí lực và tâm lực.
Thể lực là tình trạng sức khỏe của con người, biểu hiện ở sự phát triển
bình thường, có khả năng lao động. Đây là cơ sở quan trọng cho hoạt động

thực tiễn của con người, có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức
lao động trong quá trình sản xuất với những công việc cụ thể khác nhau và
đảm bảo cho con người có khả năng học tập, lao động lâu dài.
Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng
tạo thích ứng với xã hội của con người. Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh
thần, trình độ văn hóa và học vấn của con người, biểu hiện ở khả năng vận
dụng những điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt
hiệu quả cao, đồng thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân
để đạt được mục tiêu. Trí lực là yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi
của con người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp
phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác trong cấu trúc chất
lượng nguồn nhân lực. Trí lực là yếu tố quyết định phần lớn khả năng sáng
tạo của con người, là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết định
trong chất lượng nguồn lực con người.
Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự
hoàn thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động
sản xuất và sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và
hành động cụ thể của con người, tạo nên chất lượng nguồn lực con người.
Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt
động của con người. Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai
trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con người với tư cách nguồn nhân lực
của xã hội.

21
Số lượng và chất lượng nguồn lực con người có quan hệ với nhau một
cách chặt chẽ. Nếu số lượng nguồn lực con người quá ít sẽ gây khó khăn cho
phân công lao động xã hội và do vậy, chất lượng lao động cũng bị hạn chế.
Chất lượng nguồn lực con người được nâng cao sẽ góp phần làm giảm số
lượng người hoạt động trong một đơn vị sản xuất, kinh doanh hay giảm số
người hoạt động trong một tổ chức xã hội, đồng thời cũng tạo điều kiện nâng

cao hiệu quả hoạt động của tập thể trong lao động sản xuất, hoạt động xã hội.
Tóm lại, nói đến văn hóa là nói đến con người, con người gieo trồng
nên văn hóa, văn hóa biểu hiện qua con người. Không có con người - không
có văn hóa, và không có văn hóa, con người mất tính người. Chăm lo và sử
dụng con người là nội dung cốt yếu của đường lối phát triển văn hóa. Cho
nên, khi nói đến vai trò của văn hóa thường gắn liền với vai trò của con
người. Trong thời đại ngày nay, vai trò của văn hóa và con người được coi
trọng hơn bao giờ hết. Đó là yêu cầu khách quan của thời đại - của xã hội
công nghiệp, của kinh tế tri thức. Ngày nay, văn hóa được coi là một chiều
kích không thể thiếu của công cuộc phát triển đất nước, con người được đặt
vào vị trí trung tâm của sự phát triển.
Ba là, nguồn vốn trong nước.
Vốn là yếu tố sản xuất cơ bản. Với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay
gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ và mở
rộng sản xuất. Máy móc ngày càng hiện đại, do vậy, nguồn vốn cần thiết cho
quá trình sản xuất càng có xu hướng gia tăng. Quốc gia nào có nguồn vốn dồi
dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới công nghệ, cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, giành thắng lợi trong cạnh tranh. Vì vậy, tích lũy vốn, tranh thủ
mọi nguồn vốn đang là chiến lược của nhiều quốc gia hiện nay.
Nguồn vốn nói chung bao gồm vốn vật chất và vốn tài chính:
“Vốn vật chất là toàn bộ tư liệu vật chất tích lũy được trong nền kinh tế
như nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử

22
dụng như những yếu tố đầu vào của sản xuất. Vốn tài chính là nguồn vốn
tích lũy chủ yếu dưới dạng tiền từ các nguồn tích lũy cơ bản trong nền
kinh tế như tích lũy từ ngân sách nhà nước, tích lũy của doanh nghiệp và
các tầng lớp dân cư” [66; 66].
Nói về vai trò của nguồn vốn, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã
chỉ rõ: “Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối đổi

mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và
ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết
định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng” [15; 228].
Nguồn vốn tích lũy trong nước của Việt Nam những năm qua không
ngừng tăng lên. Trong những năm 1986 - 1990, nguồn vốn tích luỹ của nền
kinh tế nước ta là con số âm, tức phải đi vay toàn bộ vốn để đầu tư. Từ năm
1991 tăng lên 10,1% GDP, năm 1992 là 13,8, năm 1993 là 14,8, năm 1994 là
16,7. Từ năm 1995, chúng ta đã nâng tỷ lệ đầu tư là 22,8% GDP, nhờ vậy mà
tăng trưởng kinh tế đã đạt tốc độ cao vào những năm gần đây.
Theo dự báo từ năm 2001 - 2020, nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phát
triển với tốc độ bình quân khá cao, nhưng sẽ không đều trong từng thời kỳ.
Trong những năm 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vẫn ở
mức cao khoảng 7 - 8%, do đó, nhu cầu tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế cần
phải cao hơn trong những năm trước.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ được bố trí ưu
tiên cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình
mục tiêu quan trọng, đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện
đời sống nhân dân: “Vốn trong nước (ngân sách nhà nước, trái phiếu chính
phủ, tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, của doanh nghiệp tư nhân và
dân cư) chiếm 73,3% tổng vốn đầu tư (vốn ngoài nước chiếm 26,7%)” [23; 17].
Bốn là, nguồn lực khoa học, công nghệ.

×