Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tiểu luận cao học Tư tưởng từ bi bác ái của phật giáo và tư tưởng khoan dung của nho giáo – sự thống nhất và khác biệti

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.79 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc và các chế độ
chính trị khác nhau chủ yếu được giải quyết bằng hình thức đối đầu. Do vậy,
nhiều cuộc chiến tranh, đấu tranh đã diễn ra ở rất nhiều khu vực trên thế giới.
Tuy nhiên, đôi khi một cuộc chiến tranh tàn khốc nào đó kết thúc thì một cơn
lốc bạo lực mới lại xuất hiện. Điều này xảy ra là do sự kích động và trỗi dậy
của những tư tưởng cực đoan. Nhiều cuộc khủng bố xảy ra, những sự căng
thẳng về vấn đề dân tộc, về sự phát triển của những trào lưu tư tưởng mới...
đang âm thầm tái diễn. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn và xung đột về văn
hóa phát sinh là do xu hướng áp đặt văn hóa, lấn át văn hóa từ phía các nước
có ưu thế về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ. Đồng thời, trên thế giới, xu
hướng đấu tranh chống lại sự áp đặt “đồng hóa” văn hóa cũng xuất hiện.
Chính vì vậy, vấn đề văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử giữa các quốc gia, các
dân tộc, các khu vực đang được đặt ra trên toàn cầu. Bước sang thế kỷ XXI,
con người hướng đến mong muốn xây dựng “thế kỷ đối thoại”, và tư tưởng từ
bi bác ái của Phật giáo giáo hay tư tưởng khoan dung của Nho giáo được nhắc
lại nhiều và được phát triển để trở thành nền tảng có thể thỏa mãn mong muốn
đó. Từ bi bác ái của Phật giáo và Khoan dung của Nho giáo đã là yêu cầu với
tư cách là vấn đề triết học hiện thời – là phẩm hạnh, đức tính đạo đức – chính
trị và văn hóa, chống lại mọi hình thức kỳ thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Tư tưởng Từ bi bác ái của Phật giáo và tư tưởng Khoan dung của Nho
giáo đã được tiếp thu trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam. Dù hơn 1000 năm chịu sự thống trị của chế độ phong
kiến phương Bắc, 100 năm dưới ách thống trị của thực dân và đế quốc, dân
tộc Việt Nam vẫn thể hiện một tinh thần nhân văn sâu sắc – kẻ thù vô cùng
tàn ác hung hãn với nhân dân nhưng khi chúng bại trận chúng ta vẫn “mở
đường hiếu sinh”. Và đến bây giờ, Việt Nam vẫn sẵn sàng làm bạn với các
1



nước trên thế giới, kể cả với những nước đã từng là kẻ thù trước đây của
mình, trên tinh thần hợp tác để cùng phát triển. Có thể nói, Phật giáo, Nho
giáo đã có con đường thâm nhập và phát triển lâu bền ở Việt Nam, và cùng
với văn hóa bản địa đã làm nên những giá trị tích cực. Đặc biệt trong xu thế hội
nhập quốc tế hóa hiện nay, những giá trị ấy lại càng được nâng lên sâu sắc, giúp
ích cho xu thế toàn cầu. Vì vậy, tìm hiểu hai dòng tư tưởng có những điểm khác
biệt nhất định nhưng cũng có sự thống nhất, đan xen để làm nên tinh thần hướng
thiện, cởi mở sâu sắc trong văn hóa giữa người với người.
Bên cạnh đó, UNESCO cũng không phủ nhận rằng sự khác biệt giữa
các nền văn hóa có thể dẫn đến tranh cãi bất đồng thậm chí xung đột. Vì vậy,
nhân loại cần phải đoàn kết, chống lại sự đồng hóa, thiếu khoan dung, không
từ bi bác ái cả trong tinh thần lẫn cách sống từ mỗi cá nhân cho đến toàn thể
nhân loại. Và cho đến những năm gần đây, thực trạng bất ổn trong đời sống
kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia và các khu vực cho thấy cần phải
nhìn nhận sắc nét về tư tưởng từ bi bác ái trong Phật giáo và tư tưởng khoan
dung trong Nho giáo, để thấy được sự thống nhất và khác biệt, song cùng
hướng đến mục tiêu chung là văn hóa hướng thiện, nhân ái trong cộng đồng.
Để chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tư tưởng từ bi bác ái
của Phật giáo và tư tưởng khoan dung của Nho giáo , em quyết định chọn đề
tài nghiên cứu: “Tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo và tư tưởng khoan dung
của Nho giáo – sự thống nhất và khác biệt”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo giáo và tư tưởng khoan
dung của Nho giáo hiện nay có rất nhiều các công trình, tài liệu đã công bố thuộc
nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất là trong những năm gần đây:
Nghiên cứu về tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo cũng có rất nhiều tác
phẩm và bài viết nghiên cứu: “Mấy vấn đề về Phật giáo trong lịch sử Việt
2



Nam” (2010) của Nguyễn Đức Sự và Lê Tâm Đắc, “Đại cương triết học Phật
giáo Việt Nam” (2002) của Nguyễn Hùng Hậu, “Cơ duyên tồn tại và phát
triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay” (2010) của Vũ Minh Tuyên...
Nghiên cứu về tư tưởng khoan dung của Nho giáo ở góc độ văn hóa có
rất nhiều tác phẩm, bải viết nghiên cứu: “Bao dung là một lối sống văn hóa”
(1994) của Đỗ Huy, “Tư tưởng khoan dung của Khổng Tử và sự thể hiện nó ở
Nguyễn Trãi” (2011) của Trần Nguyên Việt, “ Tư tưởng bao dung hòa hợp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh” (1993) của Ngô Phương Bá...
Và còn rất nhiều các tác phẩm công trình khác nữa. Nhìn chung, các tác
giả phân tích dưới góc độ học thuật của Phật giáo, Nho giáo hoặc dưới góc độ
ảnh hưởng đối với Phật giáo, Nho giáo Việt Nam, hoặc dưới thế đối sánh với
Phật giáo, Nho giáo của một số quốc gia khác, và đều thu được những thành
tựu rất lớn trong nghiên cứu. Nhưng chưa có tác phẩm nào phân tích sâu sắc
sự tác động qua lại giữa tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo và tư tưởng khoan
dung của Nho giáo. Đây cũng là một vấn đề có nhiều ảnh hưởng to lớn đối
với đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích làm rõ tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo và tư tưởng
khoan dung của Nho giáo dưới góc độ triết học, luận văn nghiên cứu sáng tỏ
vấn đề sự thống nhất và khác biệt giữa tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo và
tư tưởng khoan dung của Nho giáo
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra cho mình những
nhiệm vụ:
3


- Làm rõ tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo dưới góc độ triết học: sự ra
đời, nội dung tư tưởng.

- Trình bày tư tưởng khoan dung của Nho giáo dưới góc độ triết học:
khái niệm, cơ sở hình thành và yếu tố cấu thành, nội dung tư tưởng.
- Phân tích sự thống nhất và khác biệt giữa tư tưởng từ bi bác ái của
Phật giáo và tư tưởng khoan dung của Nho giáo.
- Khái quát được sự kế thừa và phát triển tư tưởng từ bi bác ái của Phật
giáo và tư tưởng khoan dung của Nho giáo trong thực tiễn Việt Nam hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình làm luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu,
trong đó chủ đạo đó là: Dựa vào những nguyên tắc phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, lôgic và
lịch sử, so sánh đối chiếu giữa Phật giáo và Nho giáo, giữa truyền thống và
hiện đại, hệ thống hóa các tri thức
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
- Làm rõ ảnh hưởng của sự tác động qua lại giữa tư tưởng từ bi bác ái
của Phật giáo và tư tưởng khoan dung của Nho giáo trong quá trình lịch sử
phát triển của dân tộc Việt Nam.
- Làm rõ ở giai đoạn lịch sử hiện nay, cần thiết phải phát huy tư tưởng
từ bi bác ái của Phật giáo và tư tưởng khoan dung của Nho giáo trong quá
trình Việt Nam hội nhập với thế giới.

NỘI DUNG
Chương 1: Khái niệm khoan dung – sự ra đời và phát triển trong lịch sử
4


1.1. Khái niệm Khoan dung
1.2. Cơ sở hình thành và các yếu tố cấu thành Khoan dung
1.3. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Khoan dung trong lịch sử triết học
Chương 2: Tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo và tư tưởng khoan dung
của Nho giáo

2.1. Tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo
2.1.1. Thân thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
2.1.2. Nội dung tư tưởng Từ bi bác ái của Phật giáo
2.1.3. Tư tưởng giải thoát – nội dung cốt lõi trong Từ bi bác ái của Phật giáo
2.2. Tư tưởng khoan dung của Nho giáo
2.2.1. Thân thế và sự nghiệp của Khổng Tử
2.2.2. Nội dung tư tưởng khoan dung của Nho giáo
(Nhân, Trung dung, Xã hội lý tưởng)
Chương 3: Văn hóa khoan dung – sự tác động qua lại giữa Phật giáo và
Nho giáo trong truyền thống và hiện đại
3.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa tư tưởng từ bi bác ái của Phật
giáo và tư tưởng khoan dung của Nho giáo
3.1.1. Tư tưởng khoan dung của Phật giáo và Nho giáo đều chú trọng đến tính
chỉnh thể, tổng thể nhưng Phật giáo mang tính xuất thế, Nho giáo mang tính
nhập thế
3.1.2. Tư tưởng khoan dung của Phật giáo và Nho giáo đều chú trọng đến tính
cộng đồng, tập thể nhưng Phật giáo mang tính cộng đồng nhân loại chung,
Nho giáo cộng đồng trong tính huyết thống.
5


3.1.3. Tư tưởng khoan dung của Phật giáo và Nho giáo phát triển trên tư duy
phi lý tính nhưng Phật giáo nhấn mạnh trực giác, tâm linh, Nho giáo nhấn
mạnh tình nghĩa giữa người với người.
3.1.4. Tư tưởng khoan dung của Phật giáo và Nho giáo chú trọng con người là
trung tâm nhưng Phật giáo hướng vào con người giải thoát khỏi xã hội hiện
thực, Nho giáo hướng vào con người hiện thực.
3.1.5. Tư tưởng khoan dung của Phật giáo và Nho giáo về tư duy không cực
đoan “trung đạo” và “trung dung”, về phương pháp hành động không chủ
trương đấu tranh quyết liệt nhưng Phật giáo nhấn mạnh “hòa” giữa con người

với vũ trụ, Nho giáo nhấn mạnh “hòa” giữa con người với con người.
3.2. Những đặc điểm của văn hóa khoan dung ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Cơ sở hình thành văn hóa khoan dung ở Việt Nam hiện nay
3.2.1.1. “Tam giáo đồng nguyên” trong lịch sử Việt Nam
3.2.1.2. Sự nghiệp đổi mới và sự thay đổi quan điểm giá trị
3.2.1.3. Việt Nam hội nhập với thế giới
3.2.2. Những đặc điểm của văn hóa khoan dung ở Việt Nam hiện nay
3.2.2.1. Công bằng bình đẳng, coi trọng tính cộng đồng và cá thể,
3.2.2.2. Chú trọng giáo dục đạo đức, truyền bá văn hóa khoan dung trong đời
sống xã hội
3.2.2.3. Nhấn mạnh độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế
3.2.2.4. Sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
3.2.2.5. Xây dựng văn hóa khoan dung phải tạo ra được môi trường xã hội tốt
và gia đình văn hóa mới

6



×