ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN THỊ THANH HUYỀN
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI
TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THỊ TRẤN MẠO KHÊ
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ NỘI - 2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN THỊ THANH HUYỀN
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI
TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THỊ TRẤN MẠO KHÊ
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH)
Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số : 603130
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG BÁ THỊNH
HÀ NỘI - 2006
1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ quý báu của TS. Hoàng Bá Thịnh - ngƣời hƣớng dẫn luận
văn. Tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo ở khoa Xã hội
học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội; lãnh đạo, cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; lãnh đạo, cán bộ UBND thị trấn
Mạo Khê; Công an thị trấn Mạo Khê; Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
thị trấn Mạo Khê; Trƣờng THCS Mạo Khê II - huyện Đông Triều - tỉnh
Quảng Ninh.
Trong thời gian qua, gia đình và bạn bè luôn đem đến cho tôi
nguồn động viên to lớn để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó!
ĐOÀN THỊ THANH HUYỀN
2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
BTVH: Bổ túc văn hoá
CĐ: Cao đẳng
ĐH: Đại học
UBND: Uỷ ban nhân dân
CBNN: Cán bộ nhà nƣớc
BB, DV: Buôn bán, dịch vụ
3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Ý nghĩa của đề tài
4
2.1. Ý nghĩa lý luận
4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
3.1. Mục đích nghiên cứu
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi và thời gian nghiên cứu
4
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
4
4.2. Khách thể nghiên cứu
4
4.3. Phạm vi nghiên cứu
5
4.4. Thời gian nghiên cứu
5
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
5
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
5
5.2. Khung lý thuyết
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN
CỨU
7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
7
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
9
1.2.1. Phƣơng pháp luận
9
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
10
1.3. Những khái niệm công cụ
12
1.3.1. Khái niệm đạo đức
12
1.3.2. Khái niệm gia đình
14
1.3.3. Khái niệm nông thôn
16
1.3.4. Khái niệm giáo dục và giáo dục gia đình
17
1.3.5. Khái niệm chức năng và chức năng gia đình
21
1.3.6. Khái niệm xã hội hoá
22
1.3.7. Khái niệm vai trò
24
1.3.8. Khái niệm trẻ em
25
1.4. Lý thuyết tiếp cận: Lý thuyết xã hội hoá
26
4
Chƣơng 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH
NÔNG THÔN HIỆN NAY
31
2.1. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu
31
2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, dân số và nghề nghiệp
31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội
31
2.2. Đặc điểm trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở
35
2.2.1. Vài nét sơ lược về trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở
35
2.2.2. Vài nét về đạo đức trẻ em ở thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh
37
2.3. Giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình tại thị trấn Mạo Khê,
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hiện nay
42
2.3.1. Tầm quan trọng của gia đình trong giáo dục đạo đức cho con cái
42
2.3.2. Các nội dung của giáo dục đạo đức
50
2.3.2.1. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ
50
2.3.2.2. Tình yêu thƣơng và trách nhiệm đối với anh chị em trong gia đình
53
2.3.2.3. Lễ phép, kính trọng đối với ngƣời trên
55
2.3.2.4. Tôn sƣ, trọng đạo
57
2.3.2.5. Trung thực và thẳng thắn
58
2.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái
61
2.3.3.1. Nêu gƣơng thông qua hành động của ngƣời lớn
63
2.3.3.2. Khuyến khích, khen thƣởng
84
2.3.3.3. Chuyện trò, tâm sự
90
2.3.4. Thời gian dành cho con cái
99
2.3.5. Những khó khăn của gia đình trong giáo dục đạo đức cho con cái
103
2.3.5.1. Thiếu kiến thức
103
2.3.5.2. Khó khăn về phƣơng pháp
106
2.3.5.3. Thiếu thời gian
108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
116
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Tƣơng quan học vấn và việc đánh giá về tầm quan trọng của việc
giáo dục tình yêu thƣơng và trách nhiệm giữa con cái
54
Bảng 2: Tƣơng quan nghề nghiệp và việc đánh giá về tầm quan trọng của
việc giáo dục tình yêu thƣơng và trách nhiệm giữa con cái
55
Bảng 3: Tƣơng quan học vấn và việc đánh giá về tầm quan trọng của việc
giáo dục con cái sự lễ phép và kính trọng đối với ngƣời trên
56
Bảng 4: Tƣơng quan nghề nghiệp và việc đánh giá về tầm quan trọng của
việc giáo dục con cái sự lễ phép và kính trọng đối với ngƣời trên
57
Bảng 5: Tƣơng quan học vấn và sự đánh giá về tầm quan trọng của việc
giáo dục con cái tinh thần “Tôn sƣ trọng đạo”
58
Bảng 6: Tƣơng quan nghề nghiệp và sự đánh giá về tầm quan trọng của việc
giáo dục con cái tinh thần “Tôn sƣ trọng đạo”
58
Bảng 7: Tƣơng quan học vấn và sự đánh giá về tầm quan trọng của việc
giáo dục con cái lòng trung thực, thẳng thắn
60
Bảng 8: Tƣơng quan nghề nghiệp và sự đánh giá về tầm quan trọng của việc
giáo dục con cái lòng trung thực, thẳng thắn
60
Bảng 9: Tƣơng quan thu nhập và việc biếu quà cáp, tiền nong cho bố mẹ
68
Bảng 10: Tƣơng quan nghề nghiệp và mức độ đoàn kết của anh chị em
trong gia đình
73
Bảng 11: Tƣơng quan độ tuổi và việc xin lỗi con cái
80
Bảng 12: Tƣơng quan học vấn và việc xin lỗi con cái
81
Bảng 13: Tƣơng quan độ tuổi và việc khuyến khích, khen thƣởng con cái
khi có những hành vi, việc làm tốt
85
Bảng 14: Tƣơng quan nghề nghiệp và việc khuyến khích, khen thƣởng con
cái khi có những hành vi, việc làm tốt
87
Bảng 15: Tƣơng quan thu nhập và việc khuyến khích, khen thƣởng con cái
khi có những hành vi, việc làm tốt
88
6
Bảng 16: Tƣơng quan độ tuổi và mức độ chuyện trò, tâm sự với con cái
93
Bảng 17: Tƣơng quan nghề nghiệp và mức độ chuyện trò, tâm sự với con cái
94
Bảng 18: Tƣơng quan gia đình không có con và có con đang học THCS và
mức độ chuyện trò, tâm sự với con cái
95
Bảng 19: Tƣơng quan nghề nghiệp và vấn đề trao đổi giữa cha mẹ và con
cái khi rảnh rỗi
98
Bảng 20: Tƣơng quan gia đình không có con và có con đang học THCS và
vấn đề trao đổi giữa cha mẹ và con cái khi rảnh rỗi
98
Bảng 21: Tƣơng quan nghề nghiệp và thời gian dành cho con cái
102
Bảng 22: Tƣơng quan gia đình không có con và có con đang học THCS với
thời gian dành cho con cái
103
7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục lòng hiếu thảo của con
cái đối với bố mẹ
52
Biểu đồ 2: Đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục tình yêu thƣơng và
trách nhiệm giữa con cái
54
Biểu đồ 3: Đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con cái sự lễ phép và
kính trọng đối với ngƣời trên
56
Biểu đồ 4: Đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con cái tinh thần “Tôn
sƣ trọng đạo”
57
Biểu đồ 5: Đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con cái lòng trung thực,
thẳng thắn
59
Biểu đồ 6: Tƣơng quan học vấn và mức độ đoàn kết của anh chị em trong gia đình
72
Biểu đồ 7: Tƣơng quan học vấn và việc khuyến khích, khen thƣởng con cái khi
có những hành vi, việc làm tốt
86
Biểu đồ 8: Tƣơng quan gia đình không có con và gia đình có con đang học THCS
và việc khuyến khích, khen thƣởng con cái khi có những hành vi, việc
làm tốt
88
Biểu đồ 9: Tƣơng quan thu nhập và các hình thức động viên, khen thƣởng con
cái
89
Biểu đồ 10: Tƣơng quan giới tính và mức độ chuyện trò, tâm sự với con cái
92
Biểu đồ 11: Tƣơng quan học vấn và mức độ chuyện trò, tâm sự với con cái
94
Biểu đồ 12: Tƣơng quan học vấn và vấn đề trao đổi giữa cha mẹ và con cái khi
rảnh rỗi
97
Biểu đồ 13: Tƣơng quan giới tính và thời gian dành cho con cái
101
Biểu đồ 14: Tƣơng quan học vấn và thời gian dành cho con cái
102
Biểu đồ 15: Tƣơng quan học vấn và vấn đề khó khăn về mặt kiến thức
105
Biểu đồ 16: Tƣơng quan học vấn và vấn đề khó khăn về mặt phƣơng pháp
107
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử loài ngƣời đã chứng minh gia đình luôn giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống của mỗi cá nhân cũng nhƣ trong sự phát triển của xã hội.
Trong công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay, vai trò của gia đình lại càng
quan trọng hơn bao giờ hết. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con ngƣời
sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ đƣợc chăm lo về cả thể chất, trí tuệ, đạo đức
và nhân cách để từng bƣớc hoà nhập vào đời sống cộng đồng xã hội. Gia đình
không phải là nơi duy nhất có vai trò và trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ
em nhƣng nó là môi trƣờng đầu tiên tạo điều kiện tốt nhất và có tầm quan
trọng quyết định việc hình thành nhân cách con ngƣời. Giáo dục gia đình cho
đến nay vẫn khẳng định vai trò to lớn và không thể thay thế đƣợc do những
ƣu thế của nó so với giáo dục xã hội. Trƣớc hết ngƣời ta nhận thấy rằng, ở
giai đoạn đầu, đứa trẻ tiếp thu văn hoá, kinh nghiệm xã hội không phải bằng
lý trí tƣ duy mà đơn giản chỉ là bản năng bắt chƣớc thông qua cử chỉ, hành
động và tình cảm của những ngƣời xung quanh. Giáo dục thông qua tình cảm
là đặc trƣng của gia đình. Sự chăm sóc và dạy dỗ của bố mẹ chính là yếu tố
đầu tiên trong quá trình thích nghi dần với đời sống xã hội của trẻ. Xã hội vận
động và phát triển không ngừng, song giáo dục gia đình vẫn luôn luôn ảnh
hƣởng lâu dài và toàn diện nhất đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời của
họ. Giáo dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội là những môi trƣờng giáo dục rất
quan trọng, nhƣng vai trò của nó chỉ đƣợc phát huy một cách có hiệu quả khi
lấy giáo dục gia đình làm cơ sở.
Sau quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều quốc gia trên thế
giới đã trở thành những cƣờng quốc về kinh tế, song không ít quốc gia đã
phải trả giá vì sự đổ vỡ về quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Giàu có,
thịnh vƣợng là điều mà tất cả các quốc gia đều mong ƣớc và hƣớng tới,
nhƣng cuộc sống sẽ trở nên đáng sợ nếu nhƣ con ngƣời chỉ nghĩ đến đời sống
vật chất mà quên đi những giá trị nhân văn đích thực.
Việt Nam - một đất nƣớc vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài để
ngày nay trở thành một nƣớc tự do, độc lập luôn luôn đề cao truyền thống
giàu lòng nhân ái, thuỷ chung, trọng nghĩa, trọng tình và đặc biệt là đề cao
vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái. Mặc cho sự đổi
thay của xã hội, giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình vẫn đƣợc các bậc
cha mẹ quan tâm, chú ý. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc, nhân tố con ngƣời luôn giữ vai trò có tính chất quyết định. Vì vậy, giáo
9
dục và đào tạo con ngƣời trong gia đình càng trở nên bức thiết trƣớc yêu cầu
phát triển của xã hội. Muốn có một xã hội tốt trƣớc hết phải có những gia
đình tốt. Đó là điều đã đƣợc thừa nhận nhƣ một chân lý. Quá trình hình thành
nhân cách của mỗi cá nhân - thành viên của xã hội trƣớc hết đƣợc coi là cái
mốc khởi đầu, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng và định hƣớng cho sự phát
triển nhân cách, trí tuệ của con ngƣời sau này.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Muốn
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo
dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản của sự phát triển
nhanh và bền vững. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần
thứ Hai Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII: “Thực sự coi giáo dục
là quốc sách hàng đầu… Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của
Nhà nước và của toàn dân… Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và
tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh
tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần
phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài
lực cho giáo dục đào tạo” [37, tr.19].
Nhƣ vậy, muốn phát triển nguồn nhân lực con ngƣời, tạo động lực thúc
đẩy xã hội phát triển thì sự nghiệp giáo dục phải đƣợc chú trọng toàn diện cả
bề rộng lẫn chiều sâu, phải kết hợp giáo dục nhà trƣờng, gia đình và xã hội,
tạo nên môi trƣờng giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng,
từng tập thể và trong chính mỗi gia đình. Không thể có đƣợc những con
ngƣời phát triển toàn diện nếu thiếu sự giáo dục đúng đắn của gia đình. Chính
vì vậy mà vấn đề giáo dục gia đình giành đƣợc sự quan tâm của tất cả mọi
ngƣời vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của mỗi con ngƣời, đến mọi
tầng lớp xã hội, đến sự tiến bộ và vận mệnh của một quốc gia.
Có thể nói đa số trẻ em hiện nay đều đƣợc giáo dục rất chu đáo về mặt
đạo đức. Đã có nhiều tấm gƣơng con ngoan trò giỏi, hiếu lễ với cha mẹ, thày
cô, tấm gƣơng giúp đỡ ngƣời khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn, quên mình
cứu bạn… Nhƣng bên cạnh đó, ngày nay, dƣới tác động mạnh mẽ của môi
trƣờng xã hội, của các loại văn hoá phẩm độc hại, của lối sống phƣơng Tây…
nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp đang bị mai một trong một bộ phận
gia đình Việt Nam nói chung và gia đình nông thôn nói riêng. Các quan hệ
gia đình tốt đẹp đang đứng trƣớc nguy cơ bị lấn át bởi những quan hệ hàng
hoá, thị trƣờng, lợi nhuận hoặc lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ. Tệ nạn xã
10
hội là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, là mối nguy cơ đang làm băng
hoại những giá trị đạo lý, phá vỡ nền tảng văn hoá truyền thống của dân tộc
và gây ra nhiều thiệt hại lớn lao về kinh tế. Thực tế, tình trạng vi phạm pháp
luật đến nay đã đến mức báo động. Một số loại tội phạm hình sự diễn biến
ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Các vụ trọng án do bọn côn đồ gây ra,
trong đó có thanh thiếu niên kết thành băng, nhóm đã làm ảnh hƣởng rất
nhiều đến trật tự xã hội.
Tình hình hoạt động tội phạm ma tuý, mại dâm cũng đang diễn biến
phức tạp, tình trạng nghiện hút, tiêm chích ma tuý ngày càng gia tăng, đặc
biệt tệ nạn ma túy đã tràn vào trƣờng học. Những băng nhóm thanh thiếu niên
tụ tập hút, hít hê-rô-in, ăn chơi sa đoạ, trộm cắp, cƣớp giật tài sản công dân…
ngày càng diễn biến nghiêm trọng.
Bên cạnh môi trƣờng xã hội phức tạp nhƣ vậy, một trong những nguyên
nhân chính đẩy một số thanh thiếu niên vào con đƣờng phạm pháp chính là do
sự buông lỏng việc quản lý con cái của gia đình. Ở nông thôn, hầu hết các gia
đình còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cuộc sống khó khăn nên đa số các bậc
cha mẹ mải miết làm ăn, do vậy mà việc giáo dục và đặc biệt là giáo dục đạo
đức cho con cái chƣa thực sự đƣợc coi trọng và đầu tƣ đúng mức. Cũng có một
số cha mẹ coi trọng việc giáo dục con, song do hạn chế về kiến thức, năng lực
và phƣơng pháp nên hiệu quả của việc giáo dục chƣa cao.
Chính vì những lý do trên mà giáo dục đạo đức trở thành vấn đề cốt lõi,
nền tảng trong toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách con ngƣời, thu
hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của mọi gia đình và của toàn xã hội. Chọn vấn
đề “Giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình nông thôn hiện nay” là đề tài
cho luận văn tốt nghiệp cao học xã hội học, chúng tôi muốn góp phần nhỏ của
mình vào việc khẳng định vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc và đặc biệt là trong giáo dục trẻ em.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Bằng cách phân tích các tác động của điều kiện kinh tế - xã hội làm
biến đổi văn hoá gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình, vai trò xã hội
của gia đình, đề tài góp phần bổ sung vào các lý thuyết đã có nhằm chứng
minh tính đúng đắn trong những luận điểm, lập luận của xã hội về vai trò của
gia đình trong giáo dục đạo đức cho con cái. Từ đó hy vọng luận văn cũng góp
một phần nhỏ vào quá trình nâng cao nhận thức lý luận xã hội học về vai trò
của gia đình trong việc thực hiện chức năng xã hội hoá con ngƣời.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
11
Khẳng định vai trò quan trọng của gia đình và giáo dục đạo đức trong
gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.
Nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình
nông thôn hiện nay.
Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tạo điều kiện cho gia đình phát
huy tốt nhất vai trò của mình trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức
cho con cái nói riêng góp phần vào công cuộc đào tạo con ngƣời mới đáp ứng
yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình
nông thôn Việt Nam dƣới tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội ở nƣớc
ta trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đạo đức trẻ em ở lứa tuổi THCS tại thị trấn Mạo
Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các gia
đình nông thôn hiện nay: nội dung, phƣơng pháp, thời gian dành cho giáo dục,
những khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho con cái…
Đƣa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao vai trò của gia đình
trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách ở trẻ em.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi và thời gian nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình nông thôn hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các gia đình đang sinh sống ở thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh, trong đó có một nửa số gia đình có con đang theo học THCS.
Đây là độ tuổi trẻ em có nhiều biến động về mặt tâm sinh lý, trẻ em không
hoàn toàn là trẻ con nhƣng cũng chƣa phải là ngƣời lớn, có thể nói đây là giai
đoạn quá độ từ trẻ con sang ngƣời lớn. Chính vì vậy mà trẻ em ở lứa tuổi này
chịu sự tác động rất mạnh mẽ bởi môi trƣờng bên ngoài trong việc phát triển
và hoàn thiện nhân cách của mình.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số mặt chủ yếu về nhận
thức và hành vi của gia đình nông thôn đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ
em ở lứa tuổi THCS. Địa bàn nghiên cứu, chúng tôi giới hạn tại các gia đình
đang sinh sống tại thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Lý do chọn địa bàn: Từ khi đất nƣớc đổi mới, nền kinh tế chuyển từ kế
hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế
12
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, kinh tế của đất nƣớc nói chung và của
tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã phát triển không ngừng, thị trấn Mạo Khê thuộc
huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh không nằm ngoài sự phát triển đó. Tuy
nhiên, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, sự cải thiện
đáng kể về đời sống vật chất của cƣ dân nơi đây cũng đồng thời xuất hiện
những vấn nạn của xã hội, trong đó sự xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức
của trẻ em là một vấn đề đáng báo động. Hiện tƣợng trẻ em bỏ học, lêu lổng,
đánh nhau và sa vào các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, trộm cắp, rƣợu chè… tăng
lên trong hơn 10 năm qua mà Mạo Khê là một trong những nơi điển hình. Bên
cạnh đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên ở đây đã rơi vào nghiện hút và
nhiễm HIV/AIDS, làm nảy sinh các tệ nạn khác nhƣ: lừa đảo, trộm cắp, cƣớp
giật, buôn bán ma tuý… Điều này tác động rất lớn đến việc giáo dục trẻ em ở
thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Mặt khác, thị trấn Mạo
Khê cũng chính là nơi tác giả luận văn sinh ra và lớn lên, do đó, tác giả có khá
nhiều thuận lợi trong việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế phục vụ tốt hơn cho
đề tài nghiên cứu. Chính vì các lý do trên tác giả đã chọn thị trấn Mạo Khê,
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh làm địa bàn nghiên cứu cho đề tài của
mình.
4.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/ 2006 đến tháng 4/ 2006.
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Hầu hết các gia đình ở nông thôn đều nhận thức đƣợc vai trò quan
trọng của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái và họ có ý thức
giáo dục đạo đức cho con cái mình.
- Do hạn chế về trình độ học vấn, phƣơng pháp giáo dục, đời sống vật
chất và thời gian dành cho con cái chƣa nhiều cho nên việc giáo dục đạo đức
cho con cái trong gia đình nông thôn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi.
5.2. Khung lý thuyết (Xem hình trang sau)
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Gia đình luôn luôn là đối tƣợng có sức hấp dẫn đối với các đề tài
nghiên cứu về con ngƣời và các mối quan hệ giữa họ. Đã có khá nhiều đề tài
về gia đình đƣợc công bố ở trong nƣớc. Những vấn đề về gia đình cũng nhƣ
những khía cạnh liên quan có nội dung hết sức phong phú. Có nhiều vấn đề
13
đƣợc các nhà nghiên cứu tìm tòi, phát hiện và công bố trên các ấn phẩm
nghiên cứu chuyên ngành khác nhau.
Tiếp cận từ góc độ văn hoá học có công trình nghiên cứu “Nho giáo và
gia đình” của Vũ Khiêu (1995) đã cung cấp một khối lƣợng tri thức rất sâu
rộng về văn hoá gia đình, những tác động ảnh hƣởng của Nho giáo trong giáo
dục gia đình, những ƣu điểm và những hạn chế của Nho giáo đối với việc
củng cố gia đình, vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con
ngƣời và xã hội. Ngoài ra, “Nền nếp gia phong” của Phạm Côn Sơn (1996)
đề cập đến những nguyên tắc nề nếp gia phong trong gia đình và vấn đề kiến
tạo gia phong. “Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách
ở trẻ em” phân tích ảnh hƣởng của văn hoá gia đình đến sự hình thành và
phát triển nhân cách ở trẻ em. Đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc “Vấn đề văn
hoá gia đình” của Lê Minh (mã số KX.06-11) trong đó đề cập đến vấn đề
nhƣ: những tình huống trong ứng xử gia đình, thực trạng văn hoá gia đình Việt
Nam, văn hoá gia đình và sự phát triển xã hội.
Tiếp cận từ góc độ tâm lý học có “Dạy trẻ nên người” của Phạm Côn
Sơn (2004). Tác giả nghiên cứu dƣới góc độ tâm lý học các mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình ở mọi lĩnh vực và các phƣơng pháp giáo dục
trong gia đình. Cuốn “Dạy con theo lối mới” (2005) của Nguyễn Hiến Lê đã
nêu rất kỹ càng về cách dạy dỗ con cái từ khi chúng còn nhỏ, phân tích các
trạng thái tâm lý cũng nhƣ tính cách của trẻ từ đó đƣa ra cách thức giáo dục
hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ.
Tổng kết những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, có các
công trình nghiên cứu: “Gia đình và giáo dục gia đình” của Trần Đình Hƣợu,
“Tam giác gia đình” của Hồ Ngọc Đại, “Chữ hiếu trong giáo dục gia đình”
của Phan Đại Doãn… Đây là những công trình mang nhiều dấu ấn của
phƣơng pháp liên ngành. Cuốn sách “Trẻ em gia đình và xã hội” (2004) do
Mai Quỳnh Nam chủ biên có nhiều bài viết về vai trò của gia đình và xã hội
đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trong đó đề cập đến những trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, nêu ra những khó khăn và giải pháp. Cùng tác giả Mai
Quỳnh Nam, cuốn sách “Gia đình trong tấm gương xã hội học” (2004) đƣợc
tập hợp từ những nghiên cứu của nhiều tác giả về gia đình trong đó có nói tới
cấu trúc gia đình và những vấn đề về giới; các chức năng của gia đình; gia đình
và các ảnh hƣởng văn hoá; sự biến đổi của các quan hệ trong gia đình.
Cuốn sách “Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá” của Lê Ngọc
Văn (1996) đề cập đến gia đình Việt Nam truyền thống với chức năng xã hội
hoá, biến đổi chức năng xã hội hoá của gia đình, những khó khăn và giải
14
pháp cho gia đình Việt Nam trong việc thực hiện chức năng xã hội hoá. Tác
giả dựa trên quan điểm xã hội học để phân tích đánh giá, dự báo các hiện
tƣợng, các xu hƣớng diễn ra trong gia đình nói chung và chức năng xã hội
hoá của gia đình Việt Nam nói riêng.
Đề tài khoa học “Vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự
nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” (1999 - 2000) do Phạm Tất Dong
làm chủ nhiệm đã nghiên cứu nhiều vấn đề trong gia đình, công tác bảo vệ và
chăm sóc trẻ em trong gia đình và cộng đồng. Trong đó đề cập đến vị trí của
gia đình trong việc chăm sóc học tập của con cái, chăm sóc trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn và việc giáo dục văn hoá truyền thống cho trẻ em trong gia
đình. Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu phát triển của trẻ em Việt Nam
trong thời kỳ mới” do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm, thực hiện trong năm
2000 đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng gợi mở những nghiên cứu tiếp
theo về nhu cầu của trẻ em trong hoàn cảnh mới.
Các nghiên cứu khác, cuốn sách “Những vấn đề cấp bách trong giáo
dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” (2001) do
Nguyễn Thanh Bình chủ biên đề cập rất nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho
con cái trong các gia đình nói chung và gia đình thành phố nói riêng. Các bài
viết nói đến những yếu tố ảnh hƣởng đến trẻ em, những thay đổi của gia đình
Việt Nam, thách thức trong giáo dục gia đình, những quan điểm, nguyên tắc
giáo dục gia đình và những cấp bách trong việc giáo dục cho trẻ em ở lứa tuổi
thiếu niên hiện nay. Trong đó, vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em đƣợc nêu ra
sâu sắc. “Gia đình và người phụ nữ” của Lê Minh đề cập đến vấn đề gia đình
trong xã hội công nghiệp hoá, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn
hoá, trẻ em và sự phát triển công bằng. Bên cạnh đó còn có cuốn “ Vai trò gia
đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” của Lê Thi (1997)
đề cập rất nhiều đến con ngƣời và vấn đề xã hội hoá, vai trò gia đình và sự
hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ em. Đặc biệt, tác giả nói đến sự phát
triển của gia đình Việt Nam và chức năng giáo dục con ngƣời qua các giai
đoạn lịch sử của đất nƣớc một cách rất đa dạng và phong phú, nhất là trong
giai đoạn đổi mới hiện nay, về sự hợp tác giữa gia đình với nhà trƣờng và các
thiết chế xã hội khác, sự hỗ trợ của nhà nƣớc trong việc giáo dục và đào tạo
con ngƣời của gia đình. Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh là một
điều cần thiết.
Công trình nghiên cứu “Giáo dục một số giá trị đạo đức truyền thống
cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”
(2003) (mã số B 2001 - 49 -14) do Lƣu Thu Thuỷ chủ nhiệm nói đến một số
15
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và tầm quan trọng của việc giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh. Đề tài luận án tiến sĩ của Nghiêm
Sỹ Liêm (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) “Vai trò của gia đình
trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” lại quan tâm nhiều về hiện
trạng và những yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ hiện
nay, trong đó tác giả có đề cập đến phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của gia đình đối với trẻ em. Công trình khoa học “Khoa học giáo dục
con em trong gia đình” (1979) do Đức Minh chủ biên cũng đề cập đến một số
quan điểm giáo dục trẻ em và những phƣơng pháp giáo dục trẻ em trong gia
đình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học và các bài
viết phản ánh khá cơ bản và toàn diện về gia đình Việt Nam từ truyền thống
đến hiện đại. Nhiều công trình nghiên cứu thể hiện sự tìm tòi nghiên cứu rất
sâu của các tác giả, đã cung cấp cho ngƣời đọc, những cái nhìn tổng quát về
hình ảnh gia đình Việt Nam xƣa và nay. Nhiều công trình nghiên cứu có thể
giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo để xây dựng, hoạch định các
chính sách xã hội về gia đình đặc biệt trong thời kỳ hiện nay khi đất nƣớc
đang bƣớc vào công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện ở thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề cập tới trẻ em ở lứa tuổi THCS, trong đó nói về
thực trạng đạo đức của trẻ em; về việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các
gia đình nông thôn đƣợc thể hiện ở các nội dung, phƣơng pháp, thời gian
dành cho giáo dục và cuối cùng là những khó khăn trong việc giáo dục con
cái. Trong nghiên cứu, chúng tôi kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả
nghiên cứu của các công trình trƣớc có liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức
đối với trẻ em trong gia đình, đồng thời cung cấp thêm những số liệu mới
nhằm làm rõ hơn vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em hiện
nay.
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đóng vai trò nền tảng,
là cơ sở phƣơng pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Theo quan điểm tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu gia đình với tƣ cách là
một thiết chế đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội trong việc
thực hiện chức năng xã hội hoá con ngƣời. Gia đình là một tế bào của xã hội,
là một thiết chế quan trọng cấu thành xã hội, có liên quan trực tiếp tới sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Nghiên cứu vai trò của gia đình đối với giáo dục
16
đạo đức trẻ em ở nông thôn phải đƣợc xem xét trong tổng thể các yếu tố tác
động đến vấn đề này nhƣ: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, tôn giáo
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận để nghiên
cứu các vấn đề gia đình và giáo dục trẻ em ở nƣớc ta trong điều kiện hiện
nay. Tƣ tƣởng của Ngƣời về vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em đƣợc
thể hiện nhƣ sau:
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của giáo dục trẻ em là: “Xây
dựng cho con cháu chúng ta đời sống sung sướng, vui tươi, thái bình, hạnh
phúc để mai sau nhi đồng ta thành những công dân có tài, có đức, xứng đáng
là người chủ của đất nước Việt Nam” [18, tr.564]. Muốn thực hiện đƣợc mục
đích trên, ngoài phƣơng pháp giáo dục tốt thì trƣớc hết mỗi ngƣời lớn, đặc
biệt là những ngƣời trong gia đình cần phải là một tấm gƣơng sáng trong cách
sống. Chính vì vậy mà “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần,
cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên tấm gương thực tế là rất
quan trọng” [44, tr.69].
Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá cao vị trí của gia đình: “Trước hết gia
đình (tức ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm tốt công việc ấy” [17, tr.257]. Tại
Hội nghị Cán bộ thảo luận về Luật Hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959,
trong khi nhấn mạnh mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, Ngƣời nói: “Rất
quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của
xã hội là gia đình. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp thì phải chú ý đến
hạt nhân gia đình cho tốt” [18, tr.728]. Ngƣời chỉ ra rằng: “Giáo dục các em
là việc chung của gia đình, nhà truờng và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người
lớn phải cùng nhau phụ trách” [18. tr.74]. Ngƣời nhấn mạnh vai trò giáo dục
của gia đình: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục
trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [48, tr.13].
Ngƣời đề ra biện pháp giáo dục: “Các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà
trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập,
sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích cho nhân dân” [18. tr.81].
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập và xử lý các tài liệu, số
liệu và kết quả sẵn có ở các nghiên cứu trƣớc về gia đình và trẻ em. Tham
17
khảo và sử dụng số liệu của một số báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê, khảo
sát của các cơ quan nhà nƣớc về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Việc phân tích tài liệu hỗ trợ cho các phƣơng pháp khác đem lại cho
ngƣời nghiên cứu thấy đƣợc nhiều mặt của vấn đề mình nghiên cứu. Phƣơng
pháp này đƣợc sử dụng nhằm phân tích, so sánh kết quả nghiên cứu của mình
với những kết quả nghiên cứu của các công trình, các đề tài trƣớc đó.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Phƣơng pháp này đƣợc tiến
hành với cỡ mẫu 200 phiếu tại 3 khu: Vĩnh Tân, Đoàn Kết, Phố 1 của thị trấn
Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Số bảng hỏi đƣợc thực hiện
thông qua việc điều tra viên đi hỏi và điền thông tin vào bảng hỏi. Bảng hỏi
tập trung vào đối tƣợng từ 30 tuổi trở lên, đã lập gia đình, trong đó gần một
nửa đối tƣợng đang có con theo học THCS tại thị trấn Mạo Khê, huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đối tƣợng đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên nhƣng chia đều
theo cơ cấu giới, trình độ học vấn, qui mô gia đình, ngành nghề, thu nhập…
+ Cơ cấu giới
Mẫu phiếu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong
đó nam là 91 ngƣời (chiếm 45,5%), nữ là 109 ngƣời (chiếm 54,5%). Đây là
một tỷ lệ hợp lý, phản ánh tỷ lệ giới tính trong dân số của thị trấn Mạo Khê.
+ Trình độ học vấn
Qua điều tra có: 6% số ngƣời đƣợc hỏi có trình độ tiểu học; 47%
THCS; 32,5% THPT (BTVH); 14,5% ĐH, CĐ.
+ Số thế hệ trong gia đình
Kết quả điều tra cho thấy đa số ngƣời dân ở Mạo Khê hiện nay sống
theo kiểu gia đình hai thế hệ, chiếm 63,5%; gia đình ba thế hệ chiếm 35% và
gia đình bốn thế hệ chỉ chiếm 1% số ngƣời đƣợc hỏi.
+ Số con trong gia đình
Theo kết quả điều tra, hầu hết các gia đình ở Mạo Khê hiện nay có 2
con, chiếm 79,5%; gia đình có từ 3 con trở lên chiếm 13,5%; số gia đình có 1
con chiếm 7%, về cơ bản những ngƣời này đang ở độ tuổi còn trẻ, mới có
một con nhỏ.
+ Nghề nghiệp của gia đình
48% số ngƣời đƣợc hỏi là công nhân; 17,5% là nông dân; 9,5% là cán
bộ nhà nƣớc; 14,5% buôn bán, dịch vụ và 10,5% làm các nghề tự do khác.
+ Thu nhập của gia đình
Theo kết quả điều tra, thu nhập của các gia đình nhìn chung vào loại
trung bình. Mức thu nhập phổ biến là từ 500.000 - 1.000.000 đồng/tháng
(38%); từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng/tháng (32%); từ 2 triệu đồng trở lên
18
(24%) và có 5,5% số ngƣời đƣợc hỏi có mức thu nhập dƣới 500.000
đồng/tháng.
+ Tình trạng hôn nhân của gia đình
Đa số các gia đình có cuộc sống hôn nhân ổn định: gia đình có cả vợ và
chồng chiếm 98,5%; 0,5% goá và 1% vợ đi lao động ở nƣớc ngoài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Là một trong những phƣơng pháp
chính của đề tài nhằm thu thập thông tin cụ thể và chi tiết với mong muốn
tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc. Phƣơng pháp thu thập
thông tin định tính này góp phần bổ sung vào sự chính xác cho những phân
tích số liệu của cuộc khảo sát điều tra. Đối tƣợng phỏng vấn là 25 gia đình ở
thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Với mục đích có
đƣợc thông tin định tính đa dạng ở các thành phần gia đình khác nhau nên đối
tƣợng nghiên cứu đƣợc lựa chọn có chủ định. Các thông tin thu thập bao
gồm: đặc điểm nhân khẩu; nghề nghiệp chính của gia đình; tình hình kinh tế
của gia đình; nhận xét của gia đình về tình trạng đạo đức của trẻ em tại khu
vực trong 5 năm gần, đây đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi THCS; nội
dung, phƣơng pháp và thời gian dành cho việc giáo dục đạo đức cho con cái;
những khó khăn của gia đình trong việc thực hiện chức năng giáo dục nói
chung và giáo dục đạo đức nói riêng đối với con cái.
1.3. Những khái niệm công cụ
1.3.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một phạm trù không dễ định nghĩa, tuy nhiên nó cũng có
thể đƣợc hiểu theo những cấp độ sau:
Đạo đức, theo nghĩa hẹp, là luân lý, những qui định, những chuẩn mực
ứng xử trong quan hệ của con ngƣời. Nhƣng trong điều kiện hiện nay, chính
quan hệ của con ngƣời cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những qui định,
những chuẩn mực ứng xử của con ngƣời với con ngƣời, với công việc và với
bản thân, kể cả với thiên nhiên và với môi trƣờng sống.
Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù
chính trị, luật pháp, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách,
phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân đã đƣợc xã hội hoá. Đạo đức đƣợc
biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động góp phần
giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng
lớp, giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn
đề đang tồn tại.
19
Đạo đức ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm trù luân lý, những quy
định, qui ƣớc đối xử với con ngƣời từ vi mô đến vĩ mô (nhƣ cha mẹ với con
cái, thầy trò, bạn bè, hàng xóm láng giềng, dân tộc…) mà còn bao quát cả ý
thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ hoà bình, biết hợp tác cùng phát triển với các
dân tộc khác. Đó là điểm mở rộng của quan hệ con ngƣời trong điều kiện hiện
nay.
Đạo đức còn thể hiện ở hiệu quả lao động của cá nhân trong quá trình
hoàn thiện nhân cách suốt đời, là trách nhiệm của con ngƣời trong việc thực
hiện nghĩa vụ công dân góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội, thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc,
xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trong việc tham gia giải
quyết những vấn đề bức xúc của thời đại, tham gia xây dựng, giữ gìn, bảo vệ
môi trƣờng tự nhiên, xã hội lành mạnh cho con ngƣời vì sự phát triển bền
vững của toàn nhân loại.
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức thuộc lĩnh vực đời sống tinh
thần của đời sống xã hội, có cơ sở từ tồn tại xã hội. Lẽ sống, niềm hạnh phúc,
nghĩa vụ và lƣơng tâm của con ngƣời, những quan hệ hành vi đạo đức chỉ nảy
sinh, tồn tại khi chủ thể đạo đức ý thức đƣợc điều đó, xây dựng cho mình có
đƣợc lý trí và tự nguyện hành động, phù hợp với những tiêu chuẩn, nguyên
tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận. Trong cuốn “Đạo đức học” do Trần Hậu
Kiêm chủ biên cho rằng: “ Đạo đức là một hình thái ý thức đặc biệt, bao gồm
một hệ thống quan điểm, quan niệm, những quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra
đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu xã hội. Nhờ đó, con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và
sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa
cá nhân và xã hội”. [13, tr.12]
Nhƣ vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bị chi phối bởi điều
kiện kinh tế - xã hội và lịch sử. Đặc trƣng của đạo đức là ý chí, năng lực và
hành vi tự giác, tự nguyện của con ngƣời. Tiêu chuẩn của đạo đức phải phù
hợp với lợi ích chung của xã hội, của gia đình, theo đó mỗi ngƣời phải điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Đạo đức có nguồn gốc từ tồn tại xã hội
nhƣng thƣờng bảo thủ và biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội. Không phải
lúc nào đạo đức phản ánh và tác động thuận chiều, thậm chí, nó có thể tác
động tiêu cực trở lại xã hội.
Đạo đức là nền tảng chủ yếu của đời sống tinh thần của gia đình, xã
hội. Là sản phẩm của tồn tại xã hội, đạo đức không ngừng biến đổi cùng với
sự biến đổi của xã hội. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức luôn mang tính giai
20
cấp. Mỗi giai cấp có quan niệm đạo đức phù hợp với lợi ích của giai cấp
mình. Trong quá trình quản lý và cai trị xã hội, giai cấp thống trị xã hội luôn
áp đặt chuẩn đạo đức của giai cấp mình cho toàn bộ xã hội. Đạo đức của giai
cấp vô sản là đạo đức cộng sản chủ nghĩa, phụ thuộc vào lợi ích đấu tranh
giai cấp của giai cấp vô sản. Đó là đạo đức của những ngƣời lao động đƣợc
giải phóng, đoàn kết và tƣơng trợ theo nguyên tắc “mỗi ngƣời vì tất cả mọi
ngƣời, tất cả mọi ngƣời vì mỗi ngƣời”, nó đặt lên hàng đầu lợi ích của toàn xã
hội, đòi hỏi sự tôn trọng lao động, con ngƣời và phẩm giá con ngƣời, loại trừ
hằn thù dân tộc và chủng tộc, kết hợp lòng yêu nƣớc với tinh thần quốc tế và
lòng yêu nhân loại. Cùng với tính chất giai cấp, đạo đức cũng mang tính lịch
sử, cùng với sự thay đổi của tồn tại xã hội, cơ sở hình thành đạo đức, những
chuẩn giá trị về đạo đức cũng biến đổi.
Theo quan niệm về đạo đức của các nhà mác - xít thì các hình thái ý
thức xã hội đều là những tồn tại xã hội đƣợc phản ánh trong quan hệ giữa
ngƣời với ngƣời, đặc biệt là quan hệ lợi ích nhƣng trên phƣơng diện bình giá
thiện - ác, từ đó hình thành nên hệ thống những phạm trù, những nguyên tắc,
những chuẩn mực xã hội dùng để điều chỉnh hành vi của con ngƣời trong
quan hệ với ngƣời khác và với cộng đồng một cách tự nguyện, tự giác, đó là
đạo đức. Khác với pháp luật, các quy tắc đạo đức không ghi thành văn bản
pháp quy có tính cƣỡng bức, song đều đƣợc con ngƣời thực hiện do sự thôi
thúc của lƣơng tâm cá nhân và của dƣ luận xã hội. Xoá bỏ những quan điểm
chủ quan, duy tâm, thần bí về nguồn gốc, bản chất của đạo đức, đạo đức học
mác - xít vạch ra “cơ chế” của sự hình thành các giá trị, các phạm trù đạo
đức, đó chính là sự chuyển hoá cái tất yếu thành cái tự do, những quy định
hiển nhiên của xã hội thành ý thức tự giác của con ngƣời. Chính vì vậy,
G.Bandzeladze coi đạo đức con ngƣời là năng lực phục vụ một cách tự giác
và tự do những ngƣời khác và xã hội. Tạm thời đồng nhất đạo đức với nhân
phẩm, ông quan niệm: “Nơi nào không có hành động tự nguyện tự giác của
con người thì nơi ấy không có nhân phẩm, không thể thực sự có đời sống xã
hội. Đặc trưng của đời sống con người và bản thân tính người (hoặc nhân
phẩm) là ở đạo đức và nội dung đạo đức chính là năng lực phục vụ tự nguyện
tự giác lợi ích của người khác và toàn thể xã hội”. [2, tr.49]
Nhƣ vậy, có thể hiểu quan niệm tổng quát về đạo đức nhƣ sau: đạo đức
là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn
mực xã hội nhằm điều chỉnh cách đánh giá của con ngƣời trong quan hệ với
nhau và trong quan hệ với xã hội, chúng đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân,
bởi truyền thống và bởi sức mạnh của dƣ luận xã hội.
21
1.3.2. Khái niệm gia đình
Gia đình là một phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài
ngƣời và đã không ngừng biến đổi cùng với bƣớc tiến của nền văn minh
nhân loại. Là thiết chế cơ sở của xã hội, gia đình từ lâu đã thu hút đƣợc sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu. Gia đình là một tế bào xã hội và là một
thiết chế xã hội có tính lịch sử và tính toàn cầu. Là một yếu tố năng động,
một khái niệm phức tạp, vì vậy khái niệm gia đình có nhiều cách biểu đạt và
có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Gia đình là một tổ chức xã hội, đƣợc hình thành bởi một nhóm gồm ít
nhất hai thành viên, tồn tại có tính lịch sử, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận nuôi; các thành viên có các
quyền và nghĩa vụ với nhau tuân theo chuẩn mực xã hội và pháp luật quy
định nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tƣ và thoả mãn những nhu cầu của
xã hội cả trên phƣơng diện vật chất và tinh thần.
Theo quan điểm của nhà nhân chủng học ngƣời Pháp Levy Straus thì,
gia đình là một nhóm xã hội đƣợc quy định bởi ba đặc điểm thƣờng thấy
nhiều nhất:
+ Hôn nhân
+ Quan hệ huyết thống
+ Những ràng buộc về mặt pháp lý, nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất
kinh tế, sự cấm đoán tình dục gắn với các thành viên và những ràng buộc về
tình cảm, tâm lý, tình yêu, tình thƣơng và sự kính trọng sợ hãi [1,tr.189].
Trong tác phẩm “Hệ tƣ tƣởng Đức” (1845), khi luận chứng về những
tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại của con ngƣời, Các Mác và Ph. Ăngghen đã
cho rằng: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người còn
tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ,
cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [4, tr.41]. Quan niệm này cho thấy, thứ
nhất, gia đình ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội
loài ngƣời, con ngƣời cùng với quá trình tái tạo ra bản thân mình thì đồng
thời cũng tạo ra gia đình. Thứ hai, chức năng chính của gia đình là tái tạo ra
con ngƣời - chức năng tái sản xuất con ngƣời. Thứ ba, gia đình đƣợc cấu
thành bởi hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ hôn nhân (vợ - chồng) và quan
hệ huyết thống (cha mẹ - con cái).
Gia đình có thể đƣợc hiểu theo quan điểm của A. G. Kharchep, trong tác
phẩm “Hôn nhân và gia đình ở Liên Xô” ông đã coi gia đình là một hệ thống
cụ thể lịch sử các mối quan hệ qua lại giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con
cái, là một nhóm nhỏ xã hội trong đó các thành viên liên quan với nhau bởi các
22
mối quan hệ hôn nhân, họ hàng và nhận con nuôi, bởi sự chung sống và có
trách nhiệm đạo đức với nhau và tính tất yếu của nhóm xã hội này đƣợc quy
định bởi nhu cầu của xã hội về tái sản xuất dân số, về thể chất và tinh thần.
Hƣớng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ chức UNESCO của
Liên hợp quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm Quốc tế về gia đình và
khẳng định: Gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của
xã hội. Gia đình đƣợc coi nhƣ một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại, cần
đƣợc gìn giữ và phát huy. Trên tinh thần đó, UNESCO đã đƣa ra định nghĩa
về gia đình: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống
chung và có ngân sách chung” [24, tr.10].
Gia đình theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, (năm 2000): “Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi
giữa họ với nhau” [40, tr.288].
Dƣới khía cạnh xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã
hội. Các nhà xã hội học đƣa ra khái nhiệm về gia đình nhƣ sau: “Gia đình là
một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó
gắn với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau
nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực
hiện tính chất tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người” [7, tr.306].
Nhƣ vậy, khi bàn tới khái niệm gia đình còn rất nhiều vấn đề phải tìm
hiểu và nghiên cứu. Nhƣ trên đã trình bày, có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về gia đình nhƣng khái quát lại chúng ta có thể thống nhất: về cơ bản, gia đình
là một nhóm xã hội cơ bản hình thành trên hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ
hôn nhân và quan hệ huyết thống được nhà nước và xã hội thừa nhận.
1.3.3. Khái niệm nông thôn
Nông thôn và đô thị là những vùng lãnh thổ có những nét nổi bật cơ
bản ở chỗ cả hai không có một ranh giới rõ rệt. Nhƣng cả hai đều có một mối
liên hệ khăng khít với nhau ở chỗ các khu vực nông thôn luôn gắn liền với
một trung tâm của nó - đó là những vùng đô thị, hay chí ít ra mang những nét
căn bản của đô thị. Trong lòng các vùng nông thôn luôn tồn tại một trung tâm
nhƣ thế. Khi đó cần chú ý đến sự giáp ranh giữa hai khu vực. Trong hiện thực
phát triển xã hội giữa nông thôn và đô thị có một vùng “mờ” pha tạp giữa
nông thôn và đô thị - vùng đô thị hoá và vùng ven đô.
Theo quan niệm của xã hội học Trung Quốc, thị trấn “đầu là nông
thôn, đuôi là thành phố” và vì vậy thị trấn và dƣới nó là thị tứ không thuộc
vào đô thị [5, tr.177]. V. Staroverov - nhà xã hội học ngƣời Nga đã đƣa ra
một định nghĩa khá bao quát vê nông thôn khi ông cho rằng: “nông thôn với
tư cách là khách thể nghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ
xác định đã định hình từ lâu trong lịch sử. Đặc trưng của phân hệ xã hội này
là sự thống nhất đặc biệt của môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý tự
nhiên ưu trội, với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian”. Đồng
23
thời, ông phân biệt nông thôn với đô thị bởi những đặc điểm sau: a) trình độ
phát triển kinh tế - xã hội thấp kém hơn; b) thua kém hơn về mức độ phúc lợi
xã hội, sinh hoạt, điều này thể hiện rõ trong cơ cấu xã hội và trong lối sống
của cư dân nông thôn; c) thua kém về độ đa dạng của hoạt động lao động;
d) có độ thuần nhất cao hơn về xã hội cũng như về nghề nghiệp. Nông thôn là
hệ thống độc lập tương đối ổn định, là một phân hệ xã hội xét về mặt phân
biệt lãnh thổ. Các thành phần cơ bản của nó đồng nhất với đô thị, song mặt
khác lại chia cắt với đô thị. Nông thôn và đô thị hợp lại thành chỉnh thể xã
hội và lãnh thổ” [5, tr.398].
Chính vì thế, có thuật ngữ “sự tiếp nối cộng đồng - đô thị” (folk -
urban continuum), một thuật ngữ chỉ sự chuyển đổi các xã hội nông thôn
thành đô thị.
Một trong những lĩnh vực nghiên cứu chủ chốt của xã hội học nông
thôn là “các vấn đề hoạt động của các hệ thống xã hội ở nông thôn và sự biến
đổi giá trị”, điều này càng quan trọng đối với Việt Nam, khi mà quá trình “đô
thị hoá cƣỡng bức” thƣờng diễn ra (sau một đêm tỉnh dậy, xã trở thành
phƣờng). Chính quá trình đô thị hoá gấp gáp này mới chỉ đạt đƣợc đô thị về
mặt hành chính chứ chƣa đạt đƣợc nếp sống đô thị. Nói cách khác, dù đã
thành ngƣời dân đô thị, nhƣng về bản chất và các giá trị xã hội, phong tục,
tập quán và thói quen vẫn là nông dân, sự biến đổi giá trị trong lối sống, quan
hệ xã hội của ngƣời dân vẫn đậm chất nông dân, nông thôn.
Chúng tôi quan niệm thị trấn Mạo Khê vẫn là vùng nông thôn bên cạnh
những phân tích trên, còn vì một số lý do khác: dân cƣ của thị trấn chỉ hơn
36.000 ngƣời (đô thị là những khu vực mà dân cƣ từ 50.000 ngƣời trở lên);
nơi đây cách xa các thị xã, thành phố và thuộc vùng đông bắc với một bộ
phận cƣ dân là công nhân khai thác than. Đặc điểm đó cũng đã đƣợc các
nghiên cứu xã hội học chỉ ra: ngày càng có không ít nông dân công nghiệp,
ngƣời lao động phi nông nghiệp và cả phi sản xuất vật chất đang sinh sống ở
nông thôn. Tình hình này thấy rõ nhất ở vùng có khu công nghiệp khai thác.
Thợ mỏ than, mỏ dầu lửa, công nhân lâm nghiệp cứ ở tại chỗ sinh sống, ít
khi di chuyển hẳn ra thành phố. Hàng triệu công nhân, viên chức của các xí
nghiệp đóng ở các thành phố, thậm chí ở các thành phố lớn vẫn tiếp tục sống
ở nông thôn, hàng ngày đi làm ở đô thị [5, tr.411].
Nếu nhƣ trƣớc đây, nông thôn đồng nhất với nông nghiệp và nông dân,
thì ngày nay điều này không đúng nữa. Ngƣời ta bắt đầu nói đến một “nông
thôn đa chức năng” ngoài sản xuất nông nghiệp thì đó còn là “nông thôn công
nghiệp”, “nông thôn cƣ trú”, “nông thôn nghỉ ngơi và giải trí” Rõ ràng,
quan niệm nông thôn từ cách tiếp cận xã hội học “mở” và linh hoạt hơn các
tiếp cận khác.
1.3.4. Khái niệm giáo dục và giáo dục trong gia đình
* Giáo dục
“Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng
đó dần có những phẩm chất và năng lực do yêu cầu đề ra” [46, tr.140].