Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HỊA

TRUYỀN THƠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Phúc Sơn và xã Tường Sơn,
huyện Anh Sơn, Nghệ An)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội-2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HỊA

TRUYỀN THƠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Phúc Sơn và xã Tường Sơn,
huyện Anh Sơn, Nghệ An)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 60 31 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS Hoàng Thu Hƣơng

Hà Nội-2013

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 8
1. Lý do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài.................................................... 8
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 10
3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 16
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................. 16
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. ............................................... 16
6. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 17
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 18
8. Khung lý thuyết ......................................................................................... 22
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................ 23
1.1. Khái niệm công cụ ................................................................................ 23
1.1.1. Truyền thông ....................................................................................... 23
1.1.2. Truyền thông dân số ............................................................................ 23
1.1.3. Sức khỏe sinh sản ................................................................................ 23
1.1.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản. ............................................................... 24
1.2. Các lý thuyết sử dụng trong đề tài nghiên cứu ................................... 25
1.2.1. Lý thuyết về hành động xã hội ............................................................ 25
1.2.2 Lý thuyết về truyền thông .................................................................... 27
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................. 11
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................ 30

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TRUYỀN THƠNG CHĂM SĨC SKSS CHO
PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ PHÚC SƠN VÀ XÃ TƢỜNG
SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY ........................ 33
2.1. Mức độ truyền thơng về chăm sóc sức khỏe sinh sản. ....................... 34

3


2.2. Nội dung truyền thơng về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An. ..................................................................................... 37
2.3. Hình thức truyền thơng về chăm sóc sức khỏe sinh sản. ................... 45
2.4. Phƣơng pháp truyền thơng về chăm sóc sức khỏe sinh sản. ............. 48
2.5 Một số yếu tố tác động tới hoạt động truyền thơng chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Phúc sơn và xã Tƣờng Sơn
hiện nay. ...................................................................................................... 50
2.5.1. Đặc trưng nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số ............................................ 50
2.5.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ DS/KHHGĐ.............................................. 56
2.5.3. Phong tục tập quán ............................................................................. 61
Chƣơng 3. NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH
SẢN CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ TƢỜNG SƠN, XÃ
PHÚC SƠN HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN ................................. 65
3.1. Nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về chăm sóc sức khỏe sinh sản .... 65
3.1.1. Nhận thức về các biện pháp tránh thai ................................................ 65
3.1.2. Nhận thức về hệ quả nạo phá thai ....................................................... 67
3.2. Hành vi chăm sóc SKSS của phụ nữ dân tộc thiểu số. ....................... 71
3.2.1. Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản trong thời gian mang thai ........... 71
3.2.2. Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản khi sinh con ............................... 78
3.2.3. Hành vi chăm sóc s ức khỏe sinh sản sau sinh c ủa phụ nữ
dân tộc thiểu số. ....................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 90

4


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

CSSKSS
DS-KHHGĐ
DS-SKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Dân số - kế hoạch hóa gia đình
Dân số - sức khỏe sinh sản

SKSS
SKSS/KHHGĐ

Sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1: Giới tính cán bộ CTV DS-KHHGĐ Huyện Anh Sơn ............... 57

Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân
số huyện Anh sơn. ........................................................................................ 58
Bảng 2.1. Số lần tổ chức truyền thơng về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ
nữ dân tộc thiểu số tại huyện Anh Sơn năm 2012 ......................................... 34
Bảng 2.2: Nhận thức về mức độ tổ chức truyền thông về DS/SKSS tại hai xã
Phúc Sơn, Tường Sơn trong một năm ........................................................... 35
Bảng 2.3: Nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Phúc Sơn, xã Tường
Sơn về các nội dung truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản..................... 43
Bảng 2.4:Nhận thức về các hình thức truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số qua đánh giá của người trả lời. ................... 46
Bảng 2.5. Cơ cấu nghề nghiệp của phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc
Sơn, xã Tường Sơn. ...................................................................................... 53
Bảng 2.6: Tự đánh giá về mức sống của gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số hai
xã Tường Sơn, Phúc Sơn huyện Anh sơn ............................................ 54
Bảng 2.7. Trình độ học vấn của cán bộ làm công tác DS/KHHGĐ tại hai xã
Phúc Sơn và xã Tường Sơn. ......................................................................... 59
Bảng 3.0: Tỷ lệ biết về các biện pháp tránh thai của phụ nữ dân tộc thiểu số
tại xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn .................................................................... 66
Bảng 3.1: Thống kê số liệu các ca nạo, hút thai giai đoạn 2008 -2010 .......... 69
Bảng 3.2: Nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về hệ quả nào hút thai tại hai
xã Phúc Sơn và xã Tường Sơn...................................................................... 70
Bảng 3.3: Tình hình khám thai trước khi sinh của phụ nữ dân tộc thiểu số
năm 2011 ..................................................................................................... 72

6


Bảng 3.4: Tỷ lệ khám thai trong thời gian mang thai của phụ nữ dân tộc thiểu
số xă Phúc Sơn và xã Tường Sơn. ................................................................ 73
Bảng 3.5: Tỷ lệ khám thai lần sinh đầu tiên và gần nhất của phụ nữ dân tộc

thiểu số tại xã Phúc Sơn và xã Tường Sơn.................................................... 75
Bảng 3.6: Tình hình tiêm vacxin của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Anh Sơn
năm 2012 ..................................................................................................... 76
Bảng 3.7: Tỷ lệ hiểu biết về chế độ dinh dưỡng phụ nữ khi mang thai của phụ
nữ dân tộc thiểu số huyện Anh Sơn. ............................................................. 77
Bảng 3.8: Nơi sinh con phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc sơn, xã
Tường Sơn ................................................................................................... 78
Bảng 3.9: Đánh gia tình hình kiêng kỹ trong quan hệ tình dục sau khi sinh
của phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn, Tường Sơn. ...................... 81
Bảng 4.0: Chế độ nghỉ ngơi sau khi sinh của phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã
Phúc Sơn và xã Tường Sơn. ......................................................................... 82
Bảng 4.1: Hiệu biết nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên của phụ nữ
dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn ..................................... 83

7


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài
Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh những tiềm lực kinh tế yếu tố con người giữ vai trò quan trọng. Nó
quyết định con đường đi lên của mỗi quốc gia. Quốc gia nào muốn phát triển
kinh tế xã hội thì nội dung cốt lõi chính là phát triển nhân tố con người về mọi
mặt. Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình phát triển.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng và hết sức quan tâm đến
công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế nghèo lạc hậu lại đông
dân cư nhất thế giới và khu vực. Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện về mọi
mặt nước ta đã và đang từng bước đổi mới và phát triển kinh tế chính trị

nhưng với sự bùng nổ dân số là 2,0 % như hiện nay thì chỉ trong vịng 30 năm
sau dân số nước ta lại tăng gấp đôi.
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã đặt vấn đề dân số lên hàng
đầu và coi đó nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Với
mục tiêu hàng đầu là giảm sinh, chương trình dân số nước ta chưa chú ý thích
đáng đến vấn đề chăm sóc SKSS, chưa có điều kiện gắn kết các yếu tố dân số
vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Để khắc phục hạn chế đó và đáp ứng
u cầu qúa trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần quan tâm đến vấn đề
chăm sóc SKSS và truyền thơng thay đổi hành vi chăm sóc SKSS để tạo ra
một lực lượng khỏe mạnh về thể chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước
có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khỏe cho đồng bào
dân tộc thiểu số bởi vì trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội

8


nhập quốc tế chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
đồng bào dân tộc thiểu số là sự đầu tư mang lại nguồn lợi lớn cho việc phát
triển nguồn nhân lực cho nước ta. Hơn nữa chăm sóc SKSS là một trong
những mục tiêu và nội dung quan trọng của công tác dân số. Đối với chiến
lược Dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc SKSS là một bộ phận tối quan
trọng. Nó có vai trị quyết định tới sự thành cơng hay thất bại của chiến lược
quốc gia này. Tuy nhiên mỗi vùng, mỗi dân tộc khác nhau, chính vì vậy kết
quả thực hiện chăm sóc SKSS cũng khác nhau.
Ở miền núi do điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều khó khăn như giao
thơng đi lại khó khăn, các dịch vụ sức khỏe và thuốc men, trang thiết bị y tế
cịn thiếu, trình độ dân trí thấp (đặc biệt là phụ nữ) đã hạn chế cơ hội chăm
sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt, là vấn đề chăm sóc SKSS đối với

phụ nữ thiểu số, thực trạng mức sinh cao và phong tục tập quán lạc hậu là một
trong nguyên nhân gây nên tình trạng tử vong ở sản phụ và trẻ sơ sinh hoặc
ảnh hưởng sức khỏe cho họ sau này. Bên cạnh đó, hệ thống chăm sóc y tế và
dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai còn hạn chế so với tình hình chung
cả nước. Mục tiêu chăm sóc SKSS phụ nữ dân tộc thiểu số là vấn đề giải
quyết lâu dài.
Truyền thơng chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số đã được chú
trọng song bên cạnh một số thành tựu đạt được vẫn cịn một số khó khăn,
huyện Anh Sơn, Nghệ An là một ví dụ, ở Anh Sơn hiện nay có mức sinh cịn
cao, trường hợp tảo hơn, nạo phá thai chui khơng an tồn cịn xảy ra, tỷ lệ áp
dụng BPTT kém hiểu quả vẫn còn cao, chăm sóc sức khỏe sinh trước sinh và
sau sinh cịn nhiều hạn chế.
Do đó, nghiên cứu truyền thơng chăm sóc SKSS và tác động của nó đến
nhận thức, hành vi chăm sóc SKSS đến nhóm đối tượng là phụ nữ dân tộc

9


thiểu số là hết sức cần thiết để điều chỉnh kế hoạch, nội dung truyền thơng có
hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dân số trong giai đoạn hiện nay.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thơng chăm sóc
SKSS và các yếu tố tác động hoạt động truyền thơng, đồng thời tìm hiểu nhận
thức, hành vi chăm sóc SKSS dân tộc thiểu số hiện nay, nhằm đề xuất một số
khuyến nghị nâng cao hiệu quả truyền thơng CSSKSS cho phụ nữ dân tộc
thiểu số. Vì vậy, mà tơi lựa chọn đề tài: "Truyền thơng chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay. (Nghiên cứu trường hợp tại xã
Phúc sơn và Tường sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An)”.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu xã hội học về “Truyền thơng về chăm sóc SKSS cho phụ nữ

dân tộc thiểu số hiện nay. (Nghiên cứu trường hợp tại xã Phúc Sơn và Tường
Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An)” nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền
thơng chăm sóc SKSS và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thơng
chăm sóc sức khỏe sinh sản, đồng thời đánh giá mức độ nhận thức, hành vi
chăm sóc SKSS của phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay. Qua đó làm sáng tỏ
hơn cho một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết hành động xã hội của
Max Weber... Đồng thời từ nghiên cứu này sẽ có một số đóng góp những
tri thức, kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm, minh họa tính tương thích
giữa lý thuyết và thực tiễn xã hội, làm sáng tỏ, củng cố và hoàn thiện thêm
một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học và truyền thông sức khỏe/ sức khỏe
sinh sản.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về truyền thông về SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số có ý
nghĩa hết sức thiết thực. Đề tài không chỉ làm sáng tỏ thực trạng truyền thơng
về chăm sóc SKSS mà cịn làm rõ tác động hoạt động truyền thông về chăm

10


sóc SKSS tới nhận thức, hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân
tộc thiểu số, hơn nữa chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng hoạt động truyền thơng về
chăm sóc SKSS. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài còn thể hiện ở chỗ sẽ là một sự
gởi mở, góp phần tìm ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao cơng
tác truyền thơng chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An hiện nay.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về truyền thơng chăm sóc SKSS được tiến hành rất sớm trên
thế giới, chủ yếu là ở các quốc gia Mỹ và châu Âu. Ở nước ta, do chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của nên văn hóa phương đơng, đặc biệt là Nho giáo cho nên
các vấn đề về sinh sản, tình dục...ít được đề cập. Vì vậy nghiên cứu về sức

khỏe sinh sản là lĩnh vực mới được nghiên cứu ở nước ta.
Ở trên thế giới vào những năm 1970, chưa có những nghiên cứu cụ thể
về khía cạnh SKSS, mà nghiên cứu tập trung nghiên cứu kiến thức, thái độ và
thực hiện về KHHGĐ đó là cơng trình nghiên cứu của Freedmkhan. Cùng thời
gian này W.Schramm đã xuất bản cuốn truyện trong KHHGĐ. Qua khảo sát
trong 11 nước, ơng đã tổng kết 3 yếu tố góp phần thành cơng trong chương
trình KHHGĐ. Đó là sự sẵn có của các dịch vụ, việc cán bộ dân số đến tận
nhà vận động và hoạt động của truyền thông đại chúng.
Tìm hiểu ảnh hưởng truyền thơng đối với mức sinh Freedmkhan cho
rằng do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa và truyền thơng đã dẫn
đến sự cải thiện đáng kể về sức khỏe, vị trí và vai trò của phụ nữ, tác động
hiểu quả đến tỷ suất sinh ở các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Nguyên nhân giảm sinh là vô cùng phức tạp. Song lời giải thích có thể nằm
trong tư tưởng mới nảy sinh nhờ hệ thống truyền thông.

11


Năm 1992 hai chiến dịch truyền thông quốc gia đã tiến hành đồng thời ở
Nigeria nhằm thúc đẩy việc chấp nhận và sử dụng KHHGĐ trong nam giới và
phụ nữ nông thôn ở độ tuổi sinh đẻ.
Tại hội nghị dân số thề giới Cairo (Ai cập) và hội nghị thế giới lần thứ tư
tại Bắc kinh (Trung Quốc) các đại biểu của nhiều quốc gia đã nhất trí cho rằng
bình đẳng giới và vấn đề sức khỏe sinh sản phụ nữ có mối liên hệ mất thiết
với nhau. Đây là vấn đề then chốt đánh giá sự tiến bộ của từng nước đối với
vấn đề phụ nữ.
Còn ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng của dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước đã
dành sự quan tâm đối với công tác dân số, đặc biệt từ khi có nghị quyết hội
nghị lần thứ IV của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII, trên cơ sở đặt

cơng tác dân số-kế hoạch hóa gia đình là một phận quan trọng của chiến lược
phát triển đất nước. Chính vì vậy, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và
nâng cao dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được chú trọng cả vùng đô thị, nông
thôn và các vùng xa, vùng sâu. Nhận thức nhân dân được nâng cao, tuy nhiên
mục tiêu chỉ dừng giảm tỷ lệ sinh, tăng việc sử dụng biện pháp tránh thai mà
chưa chú trọng chất lượng dân số.
Nắm bắt tình hình đó mà Đảng và nhà nước đưa ra chiến lược quốc gia
về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 đã đánh giá tình hình sức
khỏe sinh sản, cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đưa ra mục tiêu mới cho
vấn đề này.
Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản được nhiều ngành, nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm và coi đó là cơng việc cần thiết. Bởi lẽ sức khỏe nhân dân nói
chung và người phụ nữ nói riêng là rất quan trọng nó ảnh hưởng đến mọi yếu
tố kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Phụ nữ có vai trị là tác nhân quan
trọng đất nước. Chính vì lẽ đó tác giả của cuốn sách "phụ nữ, sức khỏe và môi

12


trường" (trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và mơi trường trong phát triển)
do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2001 đã tập trung nghiên cứu
vấn đề mối liên quan điều kiện, môi trường làm việc với sức khỏe lao động
nữ, đặc biệt quan tâm sức khỏe sinh sản của lao động nữ, nghiên cứu nhận
thức, thái độ và hành vi phòng ngừa bảo vệ sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh
sản nói riêng của phụ nữ.
Một cơng trình nghiên cứu đáng chú ý là phân tích tình hình phụ nữ và
trẻ em của UNICEP đã phản ánh tình hình kinh tế xã hội của nước ta có ảnh
hưởng đến hệ thống chăm sóc sức khỏe và tình trạng sức khỏe của phụ nữ và
trẻ em Việt Nam. Cùng thời gian này,Viện xã hội học đã tiến hành nghiên
cứu: "Hoạt động và ảnh hưởng của các kênh truyền thơng dân số-kế hoạch

hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) đối với đồng bào dân
tộc Mơng và Dao sống ở miền núi phía Bắc "Cơng trình đã khảo sát về đặc
điểm kinh tế-xã hội và nhân khẩu của cộng đồng dân tộc Mông và Dao ở hai
tỉnh Tuyên Quang và Lào Cai. Hoạt động của các kênh truyền thơng hiện có
về dân số-kế hoạch hóa gia đình và CSSKSS và mức độ tiếp cận nội dung
thông điệp quan các kênh truyền thông của đồng bào dân tộc Mông và Dao.
Hiểu biết và thực hiện CSSKSS và KHHGĐ của đồng bào dân tộc Mông và
Dao .
Phạm Tất Dong và Nguyễn Thị Kim Hoa đã nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố văn hoá địa phương đến việc tiếp nhận thông tin-giáo dục-truyền
thông về SKSS/KHHGĐ của một số nhóm dân tộc ở Tây Nguyên. Kết quả
cho thấy: số liệu cho thấy khả năng nói và hiểu tiếng Kinh của các nhóm phụ
nữ rất thấp, đặc biệt là nhóm phụ nữ Ba-na (71 phần trăm khơng biết tiếng
Kinh). Hai nhóm dân tộc có vẻ thạo tiếng Kinh hơn cả là nhóm dân tộc Ê-đê
và M'nơng. Mặc dù các nhóm dân tộc vẫn được coi là theo chế độ mẫu hệ,
nam giới vẫn có vai trị chủ gia đình thơng qua việc ra các quyết định quan

13


trọng. Có sự thay đổi trong phong tục, tập quán, quan niệm của các nhóm dân
tộc đối với những vấn đề liên quan đến hơn nhân, gia đình, con cái. Mơ hình
gia đình hạt nhân ngày càng phát triển, rất ít gia đình có nhiều thế hệ cùng
chung sống dưới một mái nhà. Đa số phụ nữ thiếu các kiến thức cơ bản về
chăm sóc khi có thai, trước, trong và sau khi sinh con. Phương tiện thông tin
đại chúng là nguồn cung cấp thông tin quan trọng trong chương trình TT-GDTT. Nhóm phụ nữ Êđê có tần suất tiếp xúc với các PTTTĐC nhiều hơn so với
các nhóm cịn lại. (19,0 % đọc báo ít nhất 1 lần, 73,0 % xem tivi ít nhất 1 lần,
51,0 % nghe radio ít nhất 1 lần và 59,0 % nghe loa truyền thanh ít nhất 1 lần
trong 1 tháng trước thời điểm nghiên cứu). Các tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ
M'nơng là 3,0%, 23 %, 10,0 % và 6,0 %; ở nhóm Gia-rai là 1,0%, 21,0 %, 2,0

% và 5,0%. Phụ nữ các nhóm dân tộc khơng có điều kiện tiếp cận thường
xuyên với các nguồn thông tin và dịch vụ về SKSS/KHHGĐ do cán bộ dân
số/y tế cơ sở chưa thường xuyên đến vận động phụ nữ tại nhà, thiếu các
PTTTĐC ở cơ sở.
Năm 2004, mơt cơng trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: "Nghiên cứu tác
động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến nhận thức, thái độ và
hành vi về SKSS /KHHGĐ của nhóm dân cư trong độ tuổi sinh đẻ" của trung
tâm xã hội học học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã cho thấy rằng
người ở đô thị tiếp cận các thông tin về SKSS trên phương tiện truyền đại
chúng nhiều hơn nông thơn. Các phương tiện trun thơng đại chúng có ảnh
hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của nhóm dân cư trong đô thị trong
độ tuổi sinh đẻ và các phương tiện truyền thông tác động đến nhận thức, thái
độ và hành vi ở vùng nông thôn mạnh hơn vùng đơ thị.
Bên cạnh đó cịn có ln văn nghiên cứu tìm hiểu thái độ của học sinh
THPT ở quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội năm 2008, qua đó bổ sung thêm
về thực trạng nhận thức đối với vấn đề SKSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy

14


rằng Nhìn chung nhận thức của các em về vấn đề SKSS có sự chuyển biến. Về
sinh lí, khoảng 50% các em biết về độ tuổi trưởng thành sinh dục. Về tránh
thai khoảng 85 % các em biết đến một biện pháp tránh thai bất kì. Các em mới
chỉ xác định được nguy cơ mang thai do quan hệ tình dục không được bảo vệ
và kể tên được các biện pháp tránh thai phổ biến, nhưng không nhận cách sử
dụng và nơi cung cấp chúng.
Nghiên cứu Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức,thực hành về
sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Bạch Thơng-tỉnh Bắc Kạn
năm 2012, qua tìm hiểu một số yếu tố liên quan về sức khỏe sinh sản của phụ
nữ 15 - 49 tuổi tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tơi có một số kết

quả như sau: Phương tiện thơng tin có liên quan chặt chẽ đến tình hình khám
thai, hành vi đẻ dày, đẻ nhiều của phụ nữ khu vực nghiên cứu; trình độ học
vấn của phụ nữ liên quan đến quá trình nhận thức tác hại của việc sinh con
sớm và sinh con thứ 3 trở lên; kinh tế hộ gia đình có liên quan đến tình hình
áp dụng các biện pháp tránh thai của các hộ gia đình trong khu vực nghiên
cứu.
Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và thế giới
liên quan vấn đề sức khỏe sinh sản và truyền thơng chăm sóc SKSS, đồng thời
kết hợp tình hình cụ thể huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An, tôi đã quyết định đề tài
nghiên cứu: "Truyền thơng về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc
thiểu số hiện nay. (Nghiên cứu trường hợp tại xã Phúc Sơn và Tường Sơn,
huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An)". Qua đó nghiên cứu thực trạng truyền thơng
chăm sóc SKSS và tìm hiểu các yếu tố tác động hoạt động truyền thơng, phân
tích nhận thức, hành vi chăm sóc SKSS của phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay
và trên cơ sở đó so sánh với cơng trình nghiên cứu trước đây về vấn đề này.

15


4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động truyền thơng về chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân
tộc thiểu số như thế nào?
- Phụ nữ dân tộc thiểu số đâ có nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe
sinh sản ra sao?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động truyền thơng về chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này hướng tới làm sáng tỏ thực trạng
hoạt động truyền thơng về chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số huyện

Anh Sơn, tỉnh Nghệ An hiện nay.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu hình thức, nội dung, phương pháp, mức độ truyền thông về
chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ
An.
- Đánh giá mức độ nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về chăm sóc
SKSS, đồng thời phân tích hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
dân tộc thiểu số tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động truyền thơng chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
6. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
6.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An..

16


6.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là những người thực hiện hoạt động truyền thơng
chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số, chương trình truyền thơng chăm
sóc SKSS dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ dân tộc thiểu số tại
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Đối tượng khảo sát: Phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh đẻ tại hai
xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Cán bộ làm công tác truyền thông dân số tại huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ
An.
6.3. Phạm vi nghiên cứu
Truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm nhiều nội dung như
truyền thơng làm về mẹ an tồn, kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, các bệnh

lây qua đường tình dục, giáo dục tình dục, bệnh viên nhiễm đường sinh sản,
vô sinh, sức khỏe vị thanh niên, phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh sản.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này do hạn chế về nguồn lực, thời gian tiến hành
nghiên cứu nên đề tài này chỉ tìm hiểu một số nội dung của truyền thông
CSSKSS như: truyền thơng về làm mẹ an tồn, các biện pháp tránh thai, nạo
hút thai.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013.
Giới hạn địa bàn khảo sát là hai xă Phúc Sơn và Tường Sơn thuộc huyện
Anh Sơn , Nghệ An.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt động Truyền thơng về chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu
số tại hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn được tổ chức thường xuyên với nhiều
nội dung khác nhau với các phương pháp, hình thức đa dạng tuy nhiên do
trình độ học vấn, điều kiện sống của phụ nữ dân tộc thiểu số cịn thấp, cán bộ
làm cơng tác truyền thơng cịn thiếu tính chun nghiệp với cịn tồn tại nhiều

17


phong tục lạc hậu là rào cản đối với công tác truyền thơng chăm sóc sức khỏe
sinh sản.
- Hoạt động truyền thơng về chăm sóc SKSS đã phần nào đó làm thay
đổi nhận thức, hành vi chăm sóc SKSS của phụ nữ dân tộc thiểu số.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu
phải nhìn các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng. Nghĩa là
phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại riêng biệt tách rời mà luôn

luôn trong mối quan hệ tương tác quyết định lẫn nhau. Trong quá trình xem
xét, đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ
toàn diện với điều kiện kinh tế- xã hội đang vận động, biến đổi trên địa bàn
nghiên cứu. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu người
nghiên cứu khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xã hội cần phải đặt trong
một giai đoạn lịch sử nhất định, trên quan điểm kế thừa và phát triển.
Nghiên cứu này được xuất phát từ thực tế lịch sử xã hội cụ thể ở trong
mỗi giai đoạn trong sự phát triển của nó, và thực tế lịch sử này được xem
xét như cơ sở mục tiêu, tiêu chuẩn của thông tin thực nghiệm.
Trong đề tài nghiên cứu này, khi tìm hiểu về thực trạng truyền thơng
chăm sóc sức khỏe sinh sản chúng ta chúng ta phải đặt trong bối cảnh kinh
tế- xã hội nước ta ở thời điểm hiện tại. Áp dụng lý luận này vào đề tài nghiên
cứu, tác giả muốn tìm hiểu, giải thích sự tác động của truyền thơng chăm sóc
sức khỏe sinh sản tời nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ
nữ dân tộc thiểu số. Chủ nghĩa Mac- Lênin cũng chỉ rõ, mọi sự vật hiện tượng
đều có tác động qua lại với nhau, chúng luôn biến đổi, vận động theo quy luật

18


nhất định. Vận dùng nguyên lí này vào đề tài tác giả muốn tìm hiểu những
nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho phụ nữ dân tộc thiểu số, đặc biệt nhân tố vị trí địa lý, đặc điểm cá nhân,
chất lượng dịch vụ y tế, tập quán.
8.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
8.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành chọn mẫu với số lượng là 200 phụ nữ
dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 tại 4 bản Tiến, bản Gia hóp,
bản Ồ Ồ, bản Vều tại hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn.
Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm thơng tin về nội dung, hình

thức, phương pháp, tần suất truyền thơng, nhận thức, hành vi chăm sóc sức
khỏe sinh sản và một số thông tin cá nhân. Số phiếu thu về được xử lí trên
phần mềm SPSS 16.0.
Cơ cấu mẫu:

19


Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát
Tiêu chí

Số lƣợng

Tỷ lệ(%)

Độ tuổi

200

100

15 - 49

200

100

Bản

200


100

2.1

Bản Ồ Ồ xã Tường Sơn

50

25,0

2.2

Bản Gia hóp xã Tường Sơn

50

25,0

2.3

Bản Tiền xã Phúc Sơn

50

25,0

2.4

Bản Vều xã Phúc Sơn


50

25,0

Trình độ học vấn

200

100

3.1

Khơng biết đọc và biết viết

3

1,5

3.2

Tiểu học

136

68,0

3.3

Trung học cơ sở


37

18,5

3.4

Trung học phổ thông

16

8,0

3.5

CĐ, ĐH

8

4,0

STT
1
1.2
2

3

8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích phỏng vấn sâu: Tìm kiếm thêm những thơng tin định tính liên

quan thực trạng truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản, các tác động hoạt
động đó đến nhận thức, hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ dân tộc
thiểu số và các nhân tố tác động tới hoạt động truyền thông mà trong bảng hỏi
chưa trả lời được.
Đối tượng được phỏng vấn: Phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh đẻ,
cán bộ chuyên trách dân số, Cộng tác viên dân số, giám đốc trung tâm dân số
và giám đốc trạm y tế.

20


Nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề về thực trạng truyền thơng
chăm sóc sức khỏe sinh sản, các tác động hoạt động truyền thông đến nhận
thức, hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động truyền thơng đó.
Số lượng phỏng vấn: 11 phỏng vấn sâu trong đó 8 phụ nữ dân tộc thiểu
số, giám đốc trung tâm DS-KHGĐ, giám đốc trạm y tế.
8.2.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, với
phương pháp này tác giả có thể nắm bắt được một số thông tin sơ bộ tại địa
bàn nghiên cứu.
Thông qua q trình tri giác trực tiếp để thu thập thơng tin cần thiết liên
quan đến đề tài, những hành động, biểu hiện bên ngoài của phụ nữ dân tộc
thiểu số, những biểu hiện trong động cơ, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe
sinh sản phụ nữ dân tộc thiểu số.
8.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng nhằm bổ sung thông tin đề
tài luận văn. Đề tài sử dụng những tài liệu, sách báo, cơng trình nghiên cứu có
nội dung liên quan tới đề tài nghiên cứu để có thể đưa ra những so sánh giữa
những kết quả nghiên cứu đã có và kết quả nghiên cứu của luận văn.


21


9. Khung lý thuyết
Bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội

Đặc điểm của
nhóm phụ nữ
DTTS

Đặc điểm
đội ngũ cán bộ
dân số

Hoạt động truyền thơng
CSSKSS
- Mức độ
- Nội dung
- Hình thức
- Phương pháp

Nhận thức
về chăm sóc
SKSS

Hành vi chăm
sóc SKSS

Phong tục

tập quán

NỘI DUNG CHÍNH

22


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Truyền thông
Truyền thông là một q trình giao tiếp trao đổi thơng tin, tư tưởng,
tình cảm…chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, cộng đồng và
xã hội. [4].
1.1.2. Truyền thơng dân số
Các tổ chức truyền thông quốc tế thống nhất sử dụng định nghĩa dưới
đây như định nghĩa về TTDS: "Truyền thơng là một q trình liên tục trao đổi
và chia sẻ thơng tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng nhăm tạo ra sự
hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn đến sự thay đổi trong
nhận thức và hành vi".[20,tr .1].
1.1.3. Sức khỏe sinh sản
Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ICPD tại Cairo (Ai cập) năm
1994 đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản như sau:
“Sức khoẻ sinh sản là một trạng thỏi khỏe mạnh, hài hòa về thể chất,
tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống, chức
năng và quá trình sinh sản chứ khơng phải chỉ là khơng bệnh tật hay tổn
thương hệ thống sinh sản”. [33,tr .5].
Theo định nghĩa trên thì sức khỏe sinh sản bao gồm hai khía cạnh, một
khía cạnh là những vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, những chức

năng và quá trình của nó như mang thai, sinh con… Mặt khác, sức khỏe
sinh sản còn là vấn đề liên quan đến quyền lựa chọn các biện pháp tránh
thai, quyền được tiếp cận thông tin với những phương pháp khác mà cả hai

23


lựa chọn. Như vậy, có thể nói khía cạnh thứ nhất hàm ý những vấn đề liên
quan đến bản năng sinh học của con người đối với quá trình sinh sản; khía
cạnh thứ hai đề cập đến quyền được quyết định của con người đối với q
trình đó.
Nội dung chính của sức khỏe sinh sản bao gồm các yếu tố
sau:[33,tr.9.10].
1. Làm mẹ an tồn; 2. Kế hoạch hóa gia đình; 3. Nạo hút thai; 4. Bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản; 5. Các bệnh lây qua đường tình dục; 6. Giáo
dục tình dục; 7. Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh sản; 8.Vô sinh; 9.
Sức khỏe vị thành niên; 10. Giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản- kế
hoạch hóa gia đình
Như vậy, sức khỏe sinh sản chỉ là một thành tố trong sức khỏe của
con người, song vai trị của nó rất quan trọng, nó khơng chỉ tác động tới thế
hệ hiện tại mà tác động cả tới thế hệ tương lai. Các vấn đề về sức khỏe sinh
sản trở nên rất quan trọng đối với người phụ nữ, vì người phụ nữ có vai trị
rất quan trọng trong việc tái sản xuất xã hội. Cho nên, những kiến thức về
sức khỏe sinh sản không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân họ mà còn
ảnh hưởng tới gia đình và cuộc sống tương lai.
1.1.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tổng thể các biện pháp, kỹ thuật và
dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa
và giải quyết những vấn đề về sức khỏe sinh sản. nó bao gồm : sức khỏe
tình dục với mục đích đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, tư

vấn, chăm sóc liên quan đến vấn đề sinh sản và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục [1].
Những vấn đề chung áp dụng chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế:

24


- Đảm bảo sự chấp nhận của hai bên cung và cầu các tiêu chuẩn quốc gia về
chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và cộng đồng ở
các tuyến (Xã, Huyện, Tỉnh, Trung ương).
- Đảm bảo đúng về mặt nguyên tắc, yêu cầu, kỹ năng và các bước tư vấn
trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu và các dịch vụ thay máu an toàn
trong sản phụ khoa.
- Hướng dẫn sử dụng kháng sinh an toàn, đảm bảo cung cấp đầy đủ
các thuốc thiết yếu ở tất cả các tuyến cũng như các ngun tắc vơ khuẩn
trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Làm mẹ an toàn:
Đảm bảo các chuẩn cho Trạm Y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản sản
phụ trước, trong và sau khi đẻ, các bất thường trong thai nghén và chuyển
dạ.[1]
Phá thai an toàn:
Đảm bảo chuẩn quốc gia về dịch vụ phá thai an toàn bao gồm: Tư vấn
và việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật về việc phá thai an toàn. Các
chuẩn quốc gia về kiến thức, kỹ năng, trình độ chun mơn của người tư
vấn và cán bộ y tế, điều kiện thuốc men, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở y tế,
phòng khám thai và sự phân tuyến phục vụ theo các loại đối tượng khác
nhau [1].

1.2. Các lý thuyết sử dụng trong đề tài nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết về hành động xã hội
Lý thuyết về hành động xã hội bắt nguồn từ V. Pareto, M. Weber,
Znaniecki, G. Mead, T. Parsons… Các tác giả này đều cho rằng hành động xã

25


×