Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Các hành động thuộc nhóm cầu khiến tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 228 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THANH NGÂN





CÁC HÀNH ĐỘNG THUỘC NHÓM
CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT






LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC









Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THANH NGÂN



CÁC HÀNH ĐỘNG THUỘC NHÓM
CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT


Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp








Hà Nội - 2012
197


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN





Nguyễn Thị Thanh Ngân


















198

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu 3
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4.2. Mục đích nghiên cứu 4
5. Đóng góp của luận án 4
5.1. Về mặt lý luận 4
5.2. Về mặt thực tiễn 4
6. Lịch sử vấn đề 4
6.1. Hành động ngôn từ và hành động cầu khiến 4
6.2. Câu cầu khiến, lời cầu khiến 9
7. Bố cục của luận án 11
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 12
1.1. Khái quát về hành động cầu khiến 12
1.1.1. Hành động cầu khiến và câu cầu khiến 12

1.1.2. Hành động cầu khiến và vấn đề tình thái 17
1.1.3. Hành động cầu khiến và lý thuyết lịch sự 18
1.1.4. Hành động cầu khiến và lý thuyết điển mẫu 20
1.2. Xác lập hành động cầu khiến 23
1.2.1 Điều kiện thuận ngôn 23
1.2.2. Dấu hiệu ngôn hành 29
1.3. Tiểu kết 50
Chương 2. CÁC HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN THIÊN LÝ TRÍ 51
2.1. Đặc trưng của tiểu nhóm cầu khiến thiên lý trí 51
2.1.1. Điều kiện thuận ngôn 51
2.1.2. Dấu hiệu ngôn hành 53
2.2. Xác lập các hành động cầu khiến thiên lý trí 57
199

2.2.1. Lệnh 58
2.2.2. Yêu cầu 63
2.2.3. Cấm 69
2.2.4. Buộc 73
2.2.5. Giao 78
2.2.6. Phân công 82
2.2.7. Cảnh cáo 85
2.2.8. Sai 89
2.2.9. Đe dọa 93
2.2.10. Vòi vĩnh 98
2.2.11. Đề nghị 103
2.3.Tiểu kết 106
Chương 3. CÁC HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN THIÊN TÌNH CẢM 108
3.1. Đặc trưng của tiểu nhóm cầu khiến thiên tình cảm 108
3.1.1. Điều kiện thuận ngôn 108
3.1.2. Dấu hiệu ngôn hành 111

3.2. Xác lập các hành động cầu khiến thiên tình cảm 115
3.2.1. Van 115
3.2.2 Xin 120
3.2.3. Nhờ 125
3.2.4. Nài (năn nỉ) 130
3.2.5. Cầu nguyện 134
3.2.6. Dỗ 139
3.2.7. Mời 142
3.3.Tiểu kết 147
Chương 4. CÁC HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRUNG HÒA 149
4.1. Đặc trưng của tiểu nhóm cầu khiến trung hòa 149
4.1.1. Điều kiện thuận ngôn 149
4.1.2. Dấu hiệu ngôn hành 151
4.2. Xác lập các hành động cầu khiến trung hòa 155
4.2.1. Khuyên 155
200

4.2.2. Can 160
4.2.3. Khuyến cáo 163
4.2.4. Hướng dẫn 166
4.2.5. Gợi ý 170
4.2.6. Dặn dò 172
4.2.7. Nhắc nhở 176
4.2.8. Giục 181
4.3.Tiểu kết 184
KẾT LUẬN 185
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
189
TÀI LIỆU THAM KHẢO 190
PHỤ LỤC 196






















201

DANH MỤC VIẾT TẮT


- CBĐ : cái biểu đạt
- CĐBĐ : cái được biểu đạt
- HĐNT : hành động ngôn từ
- IFIDs : Illocutionary force indicating devices

Các phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung (dấu hiệu ngôn hành)
- Sp1 : người nói
- Sp2 : người nghe
- VTNH : vị từ ngôn hành
















1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dụng học là chuyên ngành trẻ của ngôn ngữ học. Được đặt tên từ những năm
30 của thế kỷ trước- trong mô hình tam phân kết học- nghĩa học- dụng học của Ch.
Moris, nhưng đến những năm 50, với công trình “How to do things with words” của
J. Austin, chuyên ngành này mới thực sự có được nền tảng lí luận của nó. Dụng học
nghiên cứu việc sử dụng ngôn từ, cũng là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến

nói năng. Là hành động, nói năng được thực hiện theo một đích nhất định, bằng một
phương tiện đặc biệt- ngôn ngữ, nhằm tác động đến người nghe để đạt đến những
mục đích giao tiếp nhất định.
Trong các hành động nói năng, nhóm cầu khiến thể hiện bản chất hành động
tương tác rõ hơn các hành động khác, vì nó thể hiện quan hệ trực tiếp, tức thời giữa
người nói (Sp1) và người nghe (Sp2)
(
1
)
trong một thoại trường nhất định. Nhóm này
có bản chất hết sức phức tạp, bởi bản thân nó gồm nhiều hành động cụ thể, mà mỗi
hành động lại có bản chất cũng như các hình thức nhận biết riêng. Số lượng các
hành động cầu khiến đến nay chưa được thống kê chính xác, và số lượng các tiểu
nhóm hành động cũng là vấn đề khiến nhiều nhà nghiên cứu chưa thống nhất. Thật
không dễ dàng khi đề cập đến những vùng biên, những ranh giới mờ nhạt, những
khoảng giao nhau giữa hành động này với hành động khác. Không ít người né tránh
việc định nghĩa và nêu lên bản chất từng hành động, chỉ gọi là “hành động cầu
khiến” một cách chung chung Phức tạp là vậy, nhưng không ai có thể phủ nhận
rằng: việc phân loại hành động cầu khiến không những sẽ giúp các nhà dụng học
Việt ngữ “đong đếm” được số lượng “tài sản ngôn ngữ” mà người Việt đang sở
hữu, giúp các nhà ngôn ngữ học đối chiếu giải thích được những nét tương đồng, dị
biệt trong các hành động cầu khiến giữa tiếng Việt với các cộng đồng ngôn ngữ
khác mà còn giúp những người tâm huyết với lí thuyết hành động ngôn từ có cơ sở
tìm hiểu sâu về từng hành động cụ thể, từ đó có những đóng góp vào kho tàng lí luận
chung về lí luận ngữ dụng học.


(
1
)

Trong giao tiếp, người nói và người nghe liên tục đổi vai, do vậy, người nghe là người nói kế tiếp.
2

Việc xác lập các hành động nhóm này còn là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn
phép lịch sự và chiến lược lịch sự trong giao tiếp. Như đã nói ở trên, đây là nhóm
thể hiện rõ nhất cái bản chất hành động của ngôn ngữ: khi cầu khiến, Sp1 muốn Sp2
thực hiện / không thực hiện một việc gì đó trong tương lai (thường là tương lai gần).
Nói khác đi, Sp1, bằng các phát ngôn thuộc nhóm cầu khiến, tác động vào Sp2
khiến Sp2 phải thay đổi trạng thái vật lý, dẫn đến phản ứng tức thời là Sp2 phải
hành động theo những gì Sp1 muốn (hoặc phải có lời nói từ chối), đi kèm với tâm
trạng khác hẳn khi lời cầu khiến chưa phát ra. Xét theo bản chất, cầu khiến được liệt
vào nhóm hành động có nguy cơ “đe dọa thể diện (face threatening acts- FTA)” cao
nhất. Làm thế nào để Sp1 vừa đạt được đích của hành động, lại đảm bảo giữ thể
diện hoặc giảm thiểu tính chất đe dọa thể diện cho người đối thoại, sao cho cuộc
giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất- ấy là điều mà các nhà nghiên cứu về chiến lược lịch
sự rất mực quan tâm.
Xem xét ở phạm vi rộng hơn, ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hoá.
Nghiên cứu dấu hiệu nhận biết kèm điều kiện thuận ngôn của các hành động cầu
khiến cũng là nghiên cứu thói quen, nếp sinh hoạt và bản sắc văn hoá từng dân tộc.
Mối liên hệ ngôn ngữ và văn hoá cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu của ngôn
ngữ học làm cơ sở cho văn hoá học và ngược lại.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa
nhiều, chủ yếu dừng lại ở việc miêu tả, giải thích, nhận xét một số hành động cụ thể
trong nhóm, chưa có cái nhìn có tính khái quát, giúp các nhà nghiên cứu đưa ra
được những ý kiến tổng hợp về ngôn ngữ văn hoá bản ngữ trong quá trình so sánh,
đối chiếu với ngôn ngữ của các dân tộc khác.
Từ những lí do trên, chúng tôi cho rằng đề tài “Các hành động thuộc nhóm
cầu khiến tiếng Việt” sẽ nằm trong số những đề tài cấp thiết nhất của ngữ dụng học
trong bối cảnh hiện nay.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của luận án là các hành động cầu khiến trong tiếng Việt.
Việc xác lập các hành động dựa trên hai căn cứ: dấu hiệu ngôn hành- còn gọi là
phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung (IFIDs- illocutionary force indicating devices)-
và điều kiện thuận ngôn- còn gọi là điều kiện may mắn (felicity conditions). Trong
khuôn khổ luận án, chúng tôi tiến hành khảo sát, xem xét các hành động có câu/
3

phát ngôn cầu khiến tường minh
(
2
)
chứa từ một đến ba dấu hiệu: kết cấu thông
dụng, từ ngữ chuyên dụng khi cầu khiến và vị từ ngôn hành (VTNH)
(
3
)
của nhóm
cầu khiến. Riêng những hành động gắn liền với ngữ điệu- yêu cầu sự dày công
nghiên cứu với những phương thức công phu, đòi hỏi tiến hành thực nghiệm thì
chúng tôi xin dành để nghiên cứu tiếp trong công trình có phạm vi rộng hơn.
Khi xác lập các tiểu nhóm và hành động cụ thể, luận án chú trọng khai thác
các điều kiện thuận ngôn cơ bản sau: vị thế của Sp1 và Sp2; lợi ích của việc thực
hiện hành động; khả năng từ chối của Sp2. Đây cũng chính là những điều kiện cụ
thể thuộc hệ điều kiện thuận ngôn mà J. Searle đề xuất.
3. Phương pháp nghiên cứu
Miêu tả được coi là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án, trong đó:
- thủ pháp phân tích ngôn cảnh được áp dụng khi lý giải điều kiện thuận
ngôn của toàn nhóm, của các tiểu nhóm và của từng hành động cầu khiến;
- thủ pháp phân tích vị từ- tham tố được áp dụng khi lý giải các dấu hiệu
ngôn hành, đặc biệt là kết cấu thông dụng của nhóm/ tiểu nhóm/ từng hành động

cầu khiến cụ thể.
Phương pháp phân loại theo lý thuyết điển mẫu được áp dụng khi phân tích
các tiểu nhóm và từng hành động cầu khiến cụ thể trong mỗi tiểu nhóm.
Ngoài ra, các thủ pháp đặc trưng của ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng
như thay thế, cải biến giúp bộc lộ ý nghĩa và chức năng của đối tượng nghiên cứu
v.v cũng được áp dụng linh hoạt.
Bên cạnh đó, phương pháp khảo sát mang tính xã hội học- áp dụng cho các
phiếu điều tra dạng bảng hỏi (anket)- cũng được áp dụng trong quá trình thu thập cứ
liệu phục vụ luận án.
4. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, thu thập cứ liệu tiếng Việt bằng hai hình thức: trực tiếp (ghi âm từ
các cuộc thoại hàng ngày, từ các bộ phim, bản tin; lấy ý kiến thông qua phiếu điều


(
2
)
Theo J. Lyons, đây là “dạng phát- ngôn- thành- phẩm có chứa những từ ngữ dùng để biểu thị hoặc, bằng một
cách nào đó khác, chỉ rõ loại hành động được thực hiện” [51 , tr.261]
(
3
)
Thuật ngữ “vị từ ngôn hành” - performative verb (Vp) tương đương với các thuật ngữ “động từ ngôn
hành”/ “động từ ngữ vi” (xin xem [7], [12], [22]…)
4

tra…) và gián tiếp (lấy lại các đoạn thoại trong các tác phẩm văn học). Luận án sẽ
áp dụng lý thuyết điển mẫu để xử lý lượng cứ liệu này.
Thứ hai, thống kê các hành động ngôn từ thuộc nhóm cầu khiến tiếng Việt và

xác lập nhóm hành động cầu khiến tiếng Việt.
Thứ ba, căn cứ vào bộ tiêu chí của phạm trù cầu khiến để sắp xếp các tiểu
nhóm cầu khiến; căn cứ vào bộ tiêu chí của từng tiểu phạm trù (ứng với tiểu nhóm
cầu khiến) để sắp xếp các hành động trong mỗi tiểu nhóm theo thứ tự từ điển hình
đến kém điển hình.
Thứ tư, tiến hành xác lập các tiểu nhóm và từng hành động cầu khiến cụ thể.
4.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bức tranh khái quát về hành động cầu khiến, làm giàu cho lý
thuyết hành động ngôn từ (HĐNT) tiếng Việt.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Luận án phân tích, lý giải được những đặc trưng về bản chất và hình thức của
nhóm/ tiểu nhóm/ từng hành động cầu khiến, làm giàu cho lý thuyết hành động
ngôn từ.
Ngoài ra, bằng việc giải thích tác dụng của các thành phần điều biến lực
ngôn trung trong từng hành động, luận án có đóng góp ít nhiều cho lý thuyết lịch sự.
Hơn thế nữa, việc xác lập được các hành động cầu khiến trong mỗi tiểu nhóm (từ
điển hình đến kém điển hình) có thể xem là sự đóng góp cho lý thuyết điển mẫu ở
lĩnh vực hành động ngôn từ.
5.2. Về mặt thực tiễn
Từ việc miêu tả cặn kẽ về điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành, luận
án cung cấp các cách thức thực hiện hành động cầu khiến cơ bản, giúp người sử
dụng tiếng Việt đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp. Kết quả xác lập các hành
động cầu khiến tiếng Việt có thể coi là tư liệu để người nước ngoài học và tự học
tiếng Việt một cách hiệu quả.
6. Lịch sử vấn đề
6.1. Hành động ngôn từ và hành động cầu khiến
6.1.1. J. Austin là người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết HĐNT
với ba bước cơ bản: i. phân biệt câu nhận định và câu ngôn hành; ii. khẳng định mọi
5


câu đều mang bản chất hành động và đưa ra giả thuyết ngôn hành; iii. công nhận
thất bại của giả thuyết ngôn hành, khẳng định rằng khi thực hiện mỗi HĐNT là ta
thực hiện đồng thời ba hành động: tạo lời (locutionary act), tại lời (illocutionary
act), mượn lời (perlocutionary act). Lý thuyết này là sự bổ sung căn bản và cần thiết
cho lý luận của một ngành khoa học chân chính mà trước đó chỉ công nhận đối
tượng là ngôn ngữ, chưa nghiên cứu lời nói
(

4
)
– sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ
trong đời sống hàng ngày- với tư cách một đối tượng đích thực.
Các HĐNT được J. L Austin chia thành năm nhóm lớn: i. phán xử
(verditives) gồm những hành động “đưa ra lời phán xét về một sự kiện hoặc một
giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào những lý lẽ vững chắc
như: xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả, phân tích…”; ii. hành xử (exercitives)
gồm những hành động “đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi
hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khẩn cầu, giới thiệu ” iii. cam kết
(commissives) gồm những hành động “ràng buộc Sp1 vào một chuỗi những hành
động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm…”; iv. trình
bày (expositives) gồm những hành động “trình bày quan niệm, lập luận, dẫn dắt,
giải thích các từ như khẳng định, phủ định, từ chối, trả lời, phản bác ”; v. ứng xử
(behabitives) bao gồm những hành động “phản ứng với cách xử sự của người khác,
đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành
vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán,
ban phước ” (dẫn theo [7, tr. 120])
Việc phân loại này có ý nghĩa nhất định đối với việc nhận diện các HĐNT
nói chung, xác lập các hành động cầu khiến nói riêng. Song, chỗ yếu của Austin là
tuy phân loại các HĐNT, nhưng thực chất việc này được thực hiện trên cơ sở các

động từ. Thêm vào đó, Austin không đưa ra một tiêu chí phân loại nào cụ thể, do
vậy, kết quả tuy khá thuyết phục nhưng vẫn mang màu sắc cảm tính. Ngoài ra, việc
xác định phạm vi từng nhóm không rõ ràng, khiến các hành động bị chồng chéo-
vừa ở nhóm này vừa thuộc nhóm khác, hoặc bỏ sót- nhất là các trường hợp hành
động trung gian giữa các nhóm.


(
4
)
Ngôn ngữ- lời nói là cặp phạm trù đối lập theo quan điểm của F. de Saussure.

6

6.1.2. J. Searle là người kế thừa và phát triển lý thuyết HĐNT của Austin.
Ông nhận định: thực hiện một HĐNT là thực hiện đồng thời ba hành động: phát
ngôn (utterance act), mệnh đề (propositional act), tại lời (illocutionary act). Trong
đó, hành động phát ngôn tương đương với hành động tạo lời của Austin- Sp1 dùng
các đơn vị ngôn ngữ để tạo ta lời nói; hành động mệnh đề là nội dung của lời nói và
nội dung này có thể đánh giá theo tiêu chí chân trị; hành động tại lời là sự bày tỏ
chủ ý, ý định của Sp1 trong câu.
Khi phân loại các HĐNT, khắc phục những điểm bất nhất của Austin, J.
Searle đã đưa ra 12 điểm khác biệt, có thể quy thành bốn tiêu chí chủ yếu là: đích ở
lời (the point of the illocution); hướng khớp ghép lời với hiện thực (direction of fit);
trạng thái tâm lý được thể hiện (expressed psychological states) và nội dung mệnh
đề (propositional content). Với bốn tiêu chí này, ông xác lập thành năm nhóm
HĐNT lớn như sau: i. tái hiện (biểu kiến- representatives) có “đích ở lời là miêu tả
lại một sự tình đang được nói đến; hướng khớp ghép là lời- hiện thực, trạng thái
tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Các
mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chí đúng/ sai logic”; ii. cầu khiến (khuyến

lệnh/ điều khiển- directives) có “đích ở lời là đặt Sp2 vào trách nhiệm thực hiện một
hành động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực- lời; trạng thái tâm lý là sự mong
muốn của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp2”. ;iii. cam kết
(ước kết- commissives) có “đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động
tương lai mà Sp1 bị ràng buộc; hướng khớp ghép hiện thực- lời; trạng thái tâm lý là
ý định của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp1”. iv. biểu cảm
(bày tỏ- expressives) có “đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở
lời (vui thích/ khó chịu, mong muốn/ rẫy bỏ…); trạng thái tâm lý thay đổi tuỳ theo
từng loại hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay tính chất nào đó của Sp1
hay Sp2”; v. tuyên bố (declarations) có “đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nội
dung của hành vi; hướng khớp ghép vừa là lời- hiện thực, vừa là hiện thực- lời; nội
dung mệnh đề là một mệnh đề”. (dẫn theo [7, tr. 126])
Cách phân loại của J.Searle được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ, bởi các
nhóm hành động lớn được phân loại rõ ràng dựa trên những căn cứ xác đáng, từ đó,
việc xác lập các hành động không bị chồng chéo. Luận án này đồng tình với cách
7

phân loại của J. Searle, từ đó ứng dụng một cách có chọn lọc để xác lập nhóm hành
động cầu khiến tiếng Việt trong mối tương quan với các nhóm HĐNT khác.
6.1.3. A. Wierzbicka, ở bình diện ngữ nghĩa, đã phân loại kèm theo giải
nghĩa 270 vị từ ngôn hành (speech acts verbs)
(
5
)
tiếng Anh bằng cách gắn chúng với
hành động. 270 vị từ được quy về 37 nhóm, tiêu biểu là : ra lệnh (order), cầu xin
(ask1), hỏi (ask2), mời gọi (call), cấm (forbid), cho phép (permit), tranh cãi (argue),
trách mắng (reprimand)…). Quan trọng là, trong quá trình miêu tả và giải thích, tác
giả đã bám theo những tiêu chí của điều kiện thuận ngôn như: cương vị của Sp1 và
Sp2; Sp1 dùng chiến lược nào (lý trí hay tình cảm) để hành động; Sp2 có quyền từ

chối việc thực hiện hành động được nêu ra trong nội dung mệnh đề hay không; khi công
việc hoàn tất, người hưởng lợi là Sp1 hay Sp2. [84]
Có thể nói, các tiêu chí phân loại của Searle và A. Wierzbicka không quá
khác biệt. Thực chất, chúng hỗ trợ nhau: các tiêu chí của Searle giúp định dạng
nhóm các hành động lớn, các tiêu chí của A. Wierzbicka giúp xác lập các hành động
cụ thể của từng nhóm, dựa trên sự khác biệt cụ thể của các điều kiện thuận ngôn,
chẳng hạn, phân biệt hành động ra lệnh, mời, khuyên, thỉnh cầu… trong nhóm hành
động cầu khiến. Đây là những gợi ý quý báu, giúp những người tâm huyết với việc
phân loại các HĐNT có cơ sở chắc chắn hơn để nghiên cứu và thực hiện sự phân
loại của mình.
Ngoài J. Searle và A. Wierzbicka, còn rất nhiều nhà nghiên cứu kế tục công
việc phân loại hành động ngôn từ của J. Austin theo các tiêu chí phân loại riêng,
chẳng hạn: D. Wunderlich, F. Recanati, K. Bach và R.M. Hanish, K. Allan… Tuy
nhiên, trong phạm vi có hạn, chúng tôi xin phép không bàn sâu đến các căn cứ cũng
như quan điểm cụ thể của từng tác giả.
6.1.4. Tác giả Đỗ Hữu Châu dành nhiều tâm huyết cho vấn đề HĐNT (tác giả
dùng thuật ngữ “hành vi ngôn ngữ”). Sau khi định nghĩa HĐNT, tác giả trình bày
khá kỹ lưỡng về “phát ngôn ngữ vi”, “biểu thức ngữ vi”, “động từ ngữ vi”
(
6
)
, về
biểu thức ngôn hành nguyên cấp và tường minh, về giả thuyết ngôn hành cũng như


(
5
)
Dù đều được dịch là vị từ ngôn hành (xin xem [23]), nhưng “speech act verb” không đồng nhất với
“performative verb”- một trong những dấu hiệu ngôn hành mà luận án đang xem xét.

(
6
)
Các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân gọi “perrformative verb” là động từ ngữ vi. Trong mục “Lịch
sử vấn đề”, chúng tôi dùng nguyên văn thuật ngữ của các tác giả, với ý nghĩa tương đương “vị từ ngôn hành”
mà không giải thích lại.
8

sự thất bại của giả thuyết này. Tác giả cũng đã phân tích khá kỹ lưỡng các dấu hiệu
ngôn hành. Đặc biệt, khi giới thiệu động từ ngữ vi- một trong những dấu hiệu quan
trọng nhất, tác giả đã chia động từ nói năng thành 3 loại: động từ vừa có thể dùng
với chức năng ngôn hành vừa có thể dùng với chức năng miêu tả; động từ chỉ được
dùng với chức năng miêu tả và động từ chỉ được dùng trong hiệu lực ngôn hành-
các động từ cụ thể chỉ được dùng trong chức năng này thật sự ít ỏi.
Về hành động cầu khiến, tác giả giới thiệu với tư cách người truyền tải tư
tưởng của J. Austin và J. Searle thông qua việc trình bày cách phân loại HĐNT của
hai tác giả này [7, tr. 118- 126] . Dù phần trình bày này không dài, nhưng đó là sự
chắt lọc chính xác và rất hữu ích.
6.1.5. Tác giả Nguyễn Đức Dân, ngoài những nội dung giới thiệu quan điểm
của Austin, Searle, đã chỉ ra những hiện tượng mơ hồ giữa động từ ngữ vi và động
từ trần thuật [12, tr. 36-37], giữa câu ngữ vi và câu trần thuật [12, tr. 37] từ đó đề
xuất một số cách phân biệt hai loại câu này.
Về dấu hiệu ngôn hành, tác giả nhấn mạnh: “ngoài động từ ngữ vi còn có
những dấu hiệu ngữ vi khác nữa. Đó là những cấu trúc ngữ pháp và những từ ngữ
có quan hệ logic- ngữ nghĩa nhất định” [12, tr. 49], đồng thời cũng chỉ ra con
đường hình thành của những dấu hiệu này. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích một số
hành động cầu khiến. Chẳng hạn: được nhìn nhận dưới góc độ logic ngữ nghĩa, nên
hành động “cấm thực hiện P (P: nội dung mệnh đề) được tác giả lý giải là “không
được thực hiện P”; hành động “khuyên (thực hiện) P=> nên (thực hiện P; hành động
khuyên (không thực hiện P=> đừng, chớ, không nên (thực hiện) P; bắt buộc, cưỡng

bức (thực hiện) P=> phải (thực hiện) P; yêu cầu (thực hiện P => phải thực hiện P; ra
lệnh (thực hiện)P => phải (thực hiện P)” [12, tr. 50].
Tuy nhiên, ngoài những lời giới thiệu về hành động cầu khiến cùng một vài
ví dụ ít ỏi minh họa cho câu ngôn hành và dấu hiệu ngôn hành, tác giả chưa dành sự
ưu ái nào cho riêng nhóm hành động này.
6.1.6. Tác giả Nguyễn Văn Độ đã chỉ ra những thói quen thực hiện hành
động và những đặc điểm cơ bản của hành động thỉnh cầu giữa tiếng Anh và tiếng
Việt. Những đặc điểm có được thông qua sự đối chiếu ngôn ngữ này với ngôn ngữ
khác là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá.
9

Tác giả khẳng định: “… văn hoá quy định sự phát triển và đồng thời là cội nguồn
của các đặc trưng ngôn ngữ (cả trên hai phương diện: cấu tạo và sử dụng) thông
qua hành động thỉnh cầu” [15, tr. 120].
6.1.7. Tác giả Vũ Thị Thanh Hương [38, tr. 48]- căn cứ vào mức lợi thiệt mà
Sp1 và Sp2 nhận được- đã chia thành cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hoà đồng.
Từ những phân tích cụ thể, tác giả kết luận: các chiến lược lịch sự thay đổi mức lợi-
thiệt dùng trong lời cầu khiến cạnh tranh là giảm thiệt/ tăng lợi cho Sp2 hoặc giảm
lợi/ tăng thiệt cho Sp1 và trong lời cầu khiến hoà đồng là giảm thiệt/ tăng lợi cho
Sp2; tăng lợi/ giảm thiệt cho Sp1.
Theo đó, tác giả đưa ra các chiến lược cụ thể mà người Việt thường dùng cho
mỗi cách nêu trên. Đây là những gợi ý quý báu cho việc thực hiện đề tài này.
6.2. Câu cầu khiến, lời cầu khiến
6.2.1. Tác giả Bùi Mạnh Hùng trong quá trình phân loại câu, có nhắc đến câu
cầu khiến với tư cách là biểu hiện trực tiếp của hành động cầu khiến. Theo tác giả,
về nguyên tắc, câu cầu khiến không cần xác lập thành một kiểu câu riêng, bởi mục
đích có thể đạt được bằng các kiểu câu khác nhau như trần thuật, cảm thán, nghi
vấn. Nhưng một số hành động của nhóm cầu khiến mang tính thường xuyên và
quan trọng đến mức dường như không cộng đồng ngôn ngữ nào thiếu kiểu câu này.
Với tiếng Việt, dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến không được bộc lộ rõ. Tác giả

quan niệm chỉ cần hai tiêu chí sau là có thể nhận diện: i. có các từ cầu khiến như
hãy/ đừng/ chớ và chủ thể của hãy/ đừng / chớ bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ở
ngôi thứ nhất số nhiều, dạng ngôi gộp; ii. có khả năng thêm từ hãy/ đừng/ chớ ở
những ngôi đã nêu trên [36]. Tuy vấn đề kiểu câu thuộc lĩnh vực ngữ pháp nhưng
đây là những gợi ý quý báu để tìm hiểu về các dấu hiệu ngôn hành của nhóm hành
động cầu khiến với tư cách là nhóm hành động điển hình của kiểu câu cầu khiến.
6.2.2. Tác giả Đào Thanh Lan cũng dành nhiều công sức nghiên cứu lời cầu
khiến dưới góc độ ngữ pháp- ngữ nghĩa [44]. Dựa trên các phương tiện, phương
thức biểu hiện HĐNT, tác giả đi sâu xem xét lời cầu khiến chính danh với tư cách là
phương thức biểu thị trực tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt. Khi xem xét
lời cầu khiến chính danh, tác giả đã cố gắng xây dựng hệ thống lý luận, tỉ mỉ lý giải
các phương thức biểu hiện của lời cầu khiến cũng như miêu tả những biểu hiện của
16 hành động cầu khiến (căn cứ vào hai tiêu chí chủ yếu: mức độ cầu và khiến)…
10

Tuy nhiên, công trình có một số điểm mà chúng tôi cho là cần thảo luận lại.
Thứ nhất, theo tác giả, trong lời cầu khiến chính danh có những phương tiện chỉ dẫn
“bán nguyên cấp”, “bán tường minh”. Đây là hai thuật ngữ hoàn toàn riêng biệt của
tác giả mà chúng tôi chưa thấy trong bất kỳ tài liệu ngôn ngữ học nào, ở Việt Nam
cũng như trên thế giới. Thực tế thì, các phương tiện chỉ dẫn có vai trò chỉ ra rằng
lực ngôn trung đang tồn tại ở mức độ mạnh hay yếu, và chúng có vẻ không liên
quan đến nội hàm tường minh (có thể nhận diện trực tiếp bằng các yếu tố từ ngữ)
hay nguyên cấp (phải nhờ đến thao tác suy ý). Khái niệm này dẫn đến cách phân
loại không thống nhất: các dấu hiệu bán tường minh, bán nguyên cấp mà tác giả lý
giải đều là những từ ngữ tồn tại hiển ngôn bằng câu chữ. Đó là chưa kể: nội hàm
của những khái niệm này gây mâu thuẫn- giữa hai hiện tượng “tường minh”,
“nguyên cấp” chỉ có một (chứ không thể có hai) khoảng trung gian, cũng như chỉ có
thể có một dải hiện tượng đáng gọi là “bán”- nửa. Điểm cần lưu ý thứ hai, là tác giả
đã nói rất nhiều đến mức độ “cầu” và mức độ “khiến” nhưng không định lượng
được các mức độ này, vì thế tiêu chí “tính/ mức độ cầu” và “ tính/ mức độ khiến”

khá mơ hồ. Theo chúng tôi, không có căn cứ về mặt tình thái (ngữ nghĩa), điều kiện
sử dụng (ngữ dụng) nào cho biết có sự tồn tại của những tham số đó trong câu.
Điểm thứ ba, các lý giải về lời cầu khiến vẫn mang tinh thần của ngữ pháp truyền
thống: câu được tách khỏi ngữ cảnh để xem xét các yếu tố chỉ dẫn, do vậy không
tính đến những khả năng lực cầu khiến bị biến đổi, thậm chí bị triệt tiêu do tác động
nhiều mặt của ngữ cảnh.
Dù còn nhiều điểm chưa thực sự tương đồng, song, không thể phủ nhận rằng,
công trình của Đào Thanh Lan là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho chúng tôi khi
thực hiện luận án này.
Tóm lại, các tác giả nêu trên đã đề cập tới vấn đề cầu khiến ở các khía cạnh:
xác nhận sự tồn tại của các hành động cầu khiến; những dấu hiệu cơ bản để nhận
biết chúng; những chiến lược lịch sự trong lời cầu khiến; câu cầu khiến và một số
dấu hiệu hình thức của câu… Tuy nhiên, từ những trình bày trên đây, chúng tôi cho
rằng vẫn thiếu một công trình khái quát để nhận diện một cách có chiều sâu bản
chất của nhóm cầu khiến, đặc biệt là phân biệt được các tiểu nhóm cũng như các
hành động cụ thể trong nhóm này. Và đây cũng là mục đích khoa học mà công trình
của chúng tôi hướng tới.
11

7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1- Cơ sở lí luận
Luận án giới thuyết những vấn đề đóng vai trò nền tảng của luận án như:
hành động cầu khiến và câu cầu khiến; hành động cầu khiến với vấn đề tình thái, lý
thuyết lịch sự, lý thuyết điển mẫu… Trong chương này, luận án đưa ra hai tiêu chí
quan trọng: điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành, từ đó xác lập được nhóm
hành động cầu khiến trong sự đối sánh với các nhóm hành động ngôn từ khác.
Ngoài ra, dựa trên tham số lý trí và tình cảm, luận án tiến hành phân loại nhóm hành
động cầu khiến thành ba tiểu nhóm: thiên lý trí, thiên tình cảm và trung hòa (kết hợp
cả lý trí và tình cảm).

Chương 2- Các hành động cầu khiến thiên lý trí
Luận án xem xét các hành động cầu khiến thiên lý trí ở hai khía cạnh: các
đặc trưng của toàn tiểu nhóm và đặc điểm từng hành động cầu khiến cụ thể của
nhóm (như lệnh, yêu cầu, cấm, ép buộc…). Việc xem xét các đặc trưng của tiểu
nhóm và của mỗi hành động được thực hiện trên cơ sở chủ yếu là điều kiện thuận
ngôn và dấu hiệu ngôn hành.
Chương 3- Các hành động cầu khiến thiên tình cảm
Trong chương 3, đặc trưng của tiểu nhóm cầu khiến thiên tình cảm và đặc
điểm của từng hành động cầu khiến thiên tình cảm (như van, xin, can, nhờ…) được
phân tích, miêu tả trên cơ sở điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành.
Chương 4- Các hành động cầu khiến trung hòa (vừa lý trí, vừa tình cảm)
Điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành tiếp tục được lấy làm cơ sở để
miêu tả đặc trưng của tiểu nhóm hành động cầu khiến trung hòa, để xác lập từng
hành động cụ thể thuộc nhóm (như khuyên, can, khuyến cáo, gợi ý…)
Việc lựa chọn điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành làm tiêu chí
xuyên suốt giúp luận án có cái nhìn khái quát và khách quan về tất cả các hành động
cầu khiến tiếng Việt.




12

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái quát về hành động cầu khiến
1.1.1. Hành động cầu khiến và câu cầu khiến
1.1.1.1. Hành động cầu khiến
Hành động này được giới nghiên cứu Việt ngữ gọi bằng nhiều thuật ngữ
khác nhau: cầu khiến/ khuyến lệnh/ điều khiển… Mỗi thuật ngữ đều phản ánh được

một/ vài trong số các đặc trưng của nhóm: cầu khiến (mong muốn + ép buộc);
khuyến lệnh (gợi ý + bắt buộc); điều khiển (làm cho) người nghe thực hiện một việc
nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ là một tên gọi, chức năng
chính là định danh, chứ không phản ánh toàn bộ bản chất hành động của nhóm
(cũng như một cái tên người không đủ nói hết tính cách phức tạp của một cá nhân).
Chúng tôi không phân tích sự khác nhau giữa các thuật ngữ này vì cho rằng trong
phạm vi đề tài này, điều đó không thực sự cần thiết.
Hành động cầu khiến được giới nghiên cứu nhìn nhận như sau:
Một số tác giả như S. Evrin- Tripp (1976) và S.C. Levinson (1983) cho rằng
đó là “hành động mà Sp1 thực hiện nhằm buộc Sp2 làm một điều gì đó theo ý muốn
của mình để đem lại lợi ích cho Sp1 và thường gây thiệt hại cho Sp2, ví dụ như ra
lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ vả…” (dẫn theo [37, tr. 35]).
Một số tác giả khác thì cho rằng cầu khiến “biểu thị thái độ của người nói
đối với hành động trong tương lai của người nghe, đồng thời cũng biểu thị một dự
định (khát vọng, niềm mong mỏi, nỗi ước mong) của người nói rằng điều mình nói
hay muốn truyền đạt trong lúc nói phải được xem như một lý do để người nghe thực
hiện một hành động nào đó” (K. Back và R. M. Hanish) (dẫn theo [15, tr. 5]). Quan
điểm này cho thấy thái độ, dự định của Sp1 đóng vai trò quan trọng, đồng nghĩa với
việc cho rằng Sp1 có những trông chờ nhất định vào sự chấp nhận sẽ thực hiện hành
động tương lai của Sp2.
Số đông những tác giả còn lại không thoả mãn với những cách hiểu theo
nghĩa hẹp đó. Điển hình là J. Searle (1979) - người coi hành động cầu khiến “là
những cố gắng của Sp1 sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó. Nó có thể là những cố
gắng ở mức độ thấp ví như khi ta gợi ý ai đó làm việc gì, nhưng cũng có khi là
những cố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải
13

làm một việc cụ thể nào đấy (dẫn theo [15, tr. 5]). Điều này cho thấy J. Searle chỉ ra
đích thị cầu khiến là một dải hành động xét theo mức độ ép buộc của Sp1 từ thấp
đến cao hoặc ngược lại, chứ không đơn thuần là hai hành động (cầu và khiến;

khuyến và lệnh…) như một số tác giả đã nhận định. Sau này, trong quá trình phân
loại các HĐNT, ông đã dùng 4 tiêu chí cơ bản (đích ở lời; hướng khớp ghép hiện
thực và lời nói; nội dung mệnh đề và trạng thái tâm lý của Sp1) để phân biệt nhóm
cầu khiến với bốn nhóm còn lại (xin xem trình bày của chúng tôi ở phần Mở đầu,
mục 5. Lịch sử vấn đề). Chung quan điểm với J. Searle là các tác giả: P. Brown, S.
Levinson, Cao Xuân Hạo…. Trong luận án này, chúng tôi chọn quan niệm của J.
Searle làm điểm tựa để phân tích, lý giải các hành động cầu khiến.
1.1.1.2. Câu cầu khiến- phương tiện quan trọng của hành động cầu khiến
Thuật ngữ “hành động cầu khiến” và “câu/ phát ngôn cầu khiến”
(
7
)
không
đồng nhất. Nói đến hành động cầu khiến thực chất là nói đến cả một quá trình tương
tác giữa Sp1 và Sp2, bao gồm từ khâu chuẩn bị (các điều kiện thuận ngôn), thực
hiện, tới hậu thực hiện (các phản ứng, sự chấp nhận/ từ chối của Sp2), trong khi câu
cầu khiến chỉ là một trong những phương tiện quan trọng và trực tiếp nhất
(
8
)
để thực
hiện hành động cầu khiến.
Câu cầu khiến được xác lập khi phân loại kiểu câu. Các tác giả theo xu
hướng phân loại theo mục đích nói đã định nghĩa: “câu cầu khiến nêu lên ý muốn
của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động” [38, tr. 35].
Nói cách khác, loại câu này “chứa đựng ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của
người nói đối với người nghe” [38, tr. 35]. Tuy nhiên, cách định nghĩa này không
thuyết phục, không giúp phân biệt được câu cầu khiến với các kiểu câu khác, bởi để
biểu đạt một mục đích duy nhất, sẽ có nhiều cách thể hiện khác nhau với các kiểu
câu khác nhau, thông qua các hàm ý hội thoại. Chẳng hạn, Sp1 có thể thể hiện yêu

cầu, ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh bằng câu cảm thán (VD: Ngột ngạt quá!),
câu hỏi (Sao cậu chưa mở cửa ra?), thậm chí câu trần thuật (Trong phòng ngột ngạt


(
7
)
Đứng trên lập trường của ngữ pháp chức năng- xem câu là đơn vị của lời nói, chúng tôi coi “câu”
và “phát ngôn” tương đương nhau. Trong luận án này, cứ liệu được trích dẫn và phân tích không phải là đơn
vị được mổ xẻ về cấu trúc cú pháp, mà là đơn vị được xem xét trong hiện thực giao tiếp.
(
8
)
Còn có thể dùng các kiểu câu khác để cầu khiến thông qua cái gọi là “hành động tại lời gián tiếp”.
14

hơn ở ngoài). Ngoài ra, bản thân các tác giả cũng không thể giải thích được vì sao
lại chỉ có 4 kiểu câu, trong khi mục đích nói thực tế vô cùng phong phú.
Theo xu hướng kết hợp giữa hình thức và mục đích nói, tác giả Đào Thanh
Lan nhận định về loại câu này như sau: “câu cầu khiến (chính danh) là câu có ý
nghĩa cầu khiến (hành vi cầu khiến bao gồm cả cầu và khiến hoặc cầu, hoặc khiến)
được biểu hiện bằng hình thức cầu khiến: bằng phương tiện ngữ pháp hoặc phương
tiện từ vựng- ngữ pháp [41, tr. 12]. Theo chúng tôi, quan điểm này xác định phạm
vi ý nghĩa của câu cầu khiến khá hẹp, chỉ gồm “cả cầu và khiến hoặc cầu, hoặc
khiến”, trong thực tế bản chất của nhóm này phức tạp hơn rất nhiều (trong một bài
báo gần đây, chính tác giả Đào Thanh Lan đã mở rộng khái niệm cầu khiến, đưa
thêm vào nhiều loại hành động ngôn từ khác).
Theo xu hướng chỉ căn cứ vào hình thức, tác giả Bùi Mạnh Hùng cho rằng
chỉ nên căn cứ vào dấu hiệu hình thức, sau khi định ra kiểu câu thì mới định danh
câu theo công dụng. Đó là cách “phân loại câu theo dấu hiệu hình thức gắn với mục

đích phát ngôn điển hình”. Theo đó, câu cầu khiến là câu: “a. Có từ cầu khiến như
hãy / đừng / chớ và chủ thể của hãy / đừng / chớ bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc
ngôi thứ nhất số nhiều dạng ngôi gộp (tức là dạng ngôi thứ nhất có gộp cả ngôi thứ
hai, chỉ người nghe như: chúng ta, chúng mình, hoặc một tổ hợp từ tương đương như:
mẹ con mình, bố con ta, lớp mình, v.v.); b. Có khả năng thêm từ hãy / đừng / chớ ở
những ngôi đã nêu trên.” [36, tr. 12]. Với một căn cứ duy nhất, việc phân chia thành
các kiểu câu sẽ nhất quán và mang tính thực thi hơn.
Như vậy, các nhà ngữ pháp học đã khái quát các dấu hiệu hình thức (kết
học), tạo cơ sở quan trọng cho việc xem xét mặt nội dung (nghĩa học) và công dụng
(dụng học) của câu cầu khiến, phục vụ việc nghiên cứu của luận án.
Trên quan điểm chức năng, tác giả Cao Xuân Hạo, cho rằng “câu cầu khiến
là câu có lực ngôn trung tác động đến ngôi thứ hai, yêu cầu ngôi này thực hiện một
hành động đơn phương hay hợp tác”. [24, tr. 132]. Định nghĩa này không đóng
khung câu cầu khiến ở những dấu hiệu hình thức, mà nhấn mạnh lực ngôn trung của
hành động- linh hồn của câu trong giao tiếp. Bản chất của câu cầu khiến, theo đó, là
sự mong muốn hoặc ràng buộc Sp2 vào việc thực hiện một hành động nào đó.
Trên quan điểm ngữ dụng học, chúng tôi cho rằng câu cầu khiến là câu có
lực ngôn trung tác động đến Sp2 nhằm điều khiển Sp2 thực hiện hành động X, có
15

hình thức là sự có mặt của một/ một vài dấu hiệu ngôn hành như VTNH cầu khiến
(trong câu đơn hai sự tình); các vị từ tình thái nên, cần phải, các vị từ tình thái
tính
(
9
)
hãy, đừng, chớ…, các tiểu từ tình thái
(
10
)

cuối câu thôi, nào, đi, nhé… (trong
câu đơn một sự tình có chủ thể ứng với Sp2) và một số kết cấu thông dụng.
Từ các quan điểm về câu cầu khiến và hành động cầu khiến nêu trên, chúng
tôi đi đến nhận định: hành động cầu khiến là hành động đáp ứng các điều kiện
thuận ngôn của nhóm cầu khiến, được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng (nói ra/
phát ra) câu cầu khiến có sắc thái lý trí hoặc tình cảm (hoặc cả lý trí và tình cảm),
khiến cho Sp2 có trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong tương lai.
Theo đó, việc thỏa mãn các điều kiện thuận ngôn thuộc về khâu chuẩn bị,
việc nói ra lời cầu khiến thuộc về khâu thực hiện
(
11
)
và việc Sp2 thực hiện hành
động X theo mong muốn của Sp1 hay không thuộc về khâu hậu thực hiện.
(
12
)

1.1.1.3. Vấn đề phân loại hành động cầu khiến
Có thể phân loại hành động cầu khiến từ nhiều góc độ hay cách tiếp cận khác nhau.
Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, tác giả Vũ Thị Thanh Hương căn cứ vào
mức lợi thiệt mà Sp1 và Sp2 nhận được, đã phân ra hai loại: cầu khiến cạnh tranh
và cầu khiến hoà đồng [37]. Theo đó khi cầu khiến cạnh tranh, lợi ích của Sp2
tuơng phản tiêu cực với lợi ích của Sp1- Sp2 thường bị thiệt, còn Sp1 thì được lợi
hay chí ít cũng trung hoà; còn khi cầu khiến hoà đồng, lợi ích của Sp1 và Sp2 không
trái ngược hoặc tương phản tích cực. Có thể coi đây là phương án khả quan với
những căn cứ xác đáng, phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu các chiến lược lịch sự.
Từ góc độ ngữ dụng, tác giả Nguyễn Văn Độ- căn cứ vào bản chất của hành
động X, chia thành hai loại: thỉnh cầu để nhận được thông tin và thỉnh cầu để nhận
được hành động. Theo đó, “thỉnh cầu để nhận được thông tin là những phát ngôn

tìm hiểu thông tin về một thực tế khách quan như thời gian, tin tức… Thỉnh cầu để
nhận được hành động là những phát ngôn có nội dung yêu cầu người nghe thực
hiện một hành động nào đó…” [15, tr.61]


(
9
)
Vị từ tình thái (modal verb) và vị từ tình thái tính (modallity verb) không đồng nhất. Vị từ tình thái tính
(với một danh sách phong phú) có thể được miêu tả theo tham số hiện thực , còn vị từ tình thái (với một số
lượng ít ỏi) không thể miêu tả theo tham số này (xin xem [29, tr.129- 141])
(
10
)
Tiểu từ tình thái (modal particle) là những yếu tố có nghĩa, thường rất ngắn gọn, có tác dụng “biểu thị ý
nghĩa bổ trợ cho phát ngôn (Platt J)” (dẫn theo [29, tr.137])
(
11
)
Chúng tôi xin trở lại vấn đề này ở mục 1.2. Xác lập hành động cầu khiến
(
12
)
Do phạm vi có hạn, chúng tôi không đi sâu xem xét khâu hậu thực hiện của hành động cầu khiến

16

Từ góc độ ngữ nghĩa, tác giả Nguyễn Văn Hiệp căn cứ vào tính chủ quan của
tình thái đạo nghĩa, cho rằng: cầu khiến là nhóm các hành động mà Sp1“thể hiện ý
chí, mong ước người nghe thực hiện hành động” [ 29, tr. 110]. Theo tinh thần đó,

khi cầu khiến, Sp1 hoàn toàn có thể dùng lý trí để thể hiện ý chí, hoặc dùng tình
cảm để thể hiện mong ước Sp2 thực hiện hành động X trong tương lai. Trong công
trình của mình, tác giả J. Searle cũng thừa nhận sự tồn tại của hai yếu tố này khi
phân tích điều kiện chân thành của hành động cầu khiến. Đây chính cơ sở khoa học
để luận án chọn tham số lý trí, tình cảm của Sp1 làm căn cứ phân loại nhóm hành
động cầu khiến tiếng Việt. Kết quả thu được như sau:
- Tiểu nhóm thiên lý trí: Sp1 dùng lý trí để cầu khiến (gồm: lệnh, sai, ép
buộc, yêu cầu, cấm đoán, giao (khoán), phân công, vòi vĩnh, đòi hỏi, đề nghị )
- Tiểu nhóm thiên tình cảm: Sp1 dùng tình cảm (quan hệ thân cận) để cầu
khiến (gồm: cầu, xin, nài, van, nhờ, mời, rủ )
- Tiểu nhóm trung hòa: Sp1 kết hợp cả lý trí và tình cảm để cầu khiến (gồm:
khuyên, khuyến cáo, gợi ý, hướng dẫn, dặn dò, nhắc nhở ).
Luận án xem xét mỗi tiểu nhóm nêu trên là một phạm trù với các tính chất
đặc trưng. Các tính chất này được khai thác trên cơ sở hai tiêu chí: điều kiện thuận
ngôn và dấu hiệu ngôn hành (hai tiêu chí này được giới thiệu kỹ trong mục 1.2.1.1
và 1.2.2.1.). Dấu hiệu ngôn hành được khai thác theo trình tự giảm dần của tác dụng
biểu thị lực ngôn trung, gồm: VTNH, từ ngữ (tổ hợp) chuyên dụng, kết cấu thông
dụng. Riêng điều kiện thuận ngôn được xem xét trên cơ sở những yếu tố gây ra sự
khác biệt, có tác dụng phân biệt hành động này với hành động khác, tiểu nhóm này
với tiểu nhóm khác. Thực tế cho thấy tất cả các hành động cầu khiến đều giống
nhau ở điều kiện căn bản (Sp1 quy cho Sp2 cái trách nhiệm thực hiện X) và một vài
yếu tố của điều kiện chuẩn bị (Sp1 biết/ cho là Sp2 có khả năng thực hiện X, nếu
Sp1 không nói ra thì không chắc Sp2 sẽ thực hiện X). Chúng chỉ khác biệt ở những
yếu tố sau:
- lợi ích do kết quả của việc thực hiện hành động X (điều kiện chuẩn bị) có
thể thuộc về Sp1 (ví dụ: hành động cầu nguyện, nhờ, lệnh, yêu cầu…); thuộc về Sp2
(ví dụ: khuyên, can, khuyến cáo…) hoặc thuộc về cả Sp1 và Sp2 (ví dụ: mời, rủ );
- vị thế của Sp2 (điều kiện chuẩn bị) có thể cao hơn Sp1 ( ví dụ: nhờ, van, cầu …),
thấp hơn Sp1 (ví dụ: lệnh, yêu cầu, sai…), hoặc ngang bằng với Sp1 (ví dụ: rủ….);
17


- khả năng từ chối của Sp2 (điều kiện chuẩn bị) có thể trung bình (ví dụ: nhờ,
mời…), thấp (ví dụ: lệnh, sai…) cao (ví dụ: khuyên, khuyến cáo…).
Sự khác biệt cơ bản này là căn cứ vững chắc để xác lập các hành động cầu
khiến cụ thể, cũng là cơ sở để phân biệt các tiểu nhóm cầu khiến (sẽ được trình bày
kỹ trong các chương 2, 3, 4 của luận án).
1.1.2. Hành động cầu khiến và vấn đề tình thái
1.1.2.1. Sơ lược về tình thái
Trong cấu trúc nghĩa của câu có hai thành phần cơ bản là nội dung mệnh đề
(ứng với ngôn liệu -dictum) và tình thái, trong đó, nội dung mệnh đề là cái khung sự
tình ở dạng tiềm năng, còn tình thái là “thái độ của người nói đối với nội dung mệnh
đề mà câu biểu thị hay sự tình mà mệnh đề đó miêu tả (J. Lyons), là “thông tin ngữ
nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến
trong câu” (Palmer), (dẫn theo [29, tr. 85 ]). Trong hành động cầu khiến, thái độ, ý
kiến của người nói là một trong những điều kiện chuẩn bị cơ bản nhất làm nên thành
công, do vậy, tình thái đóng vai trò hết sức quan trọng.
Người ta thường nhắc đến hai phạm trù tình thái cơ bản là nhận thức và đạo
nghĩa. Tình thái nhận thức “thể hiện sự đánh giá của cá nhân người nói đối với tính
chân thực của điều được nói đến trong câu, dựa trên những bằng chứng
(evidence/warrant) hoặc cơ sở suy luận (judgment) nào đó mà người nói có được”.
Tình thái đạo nghĩa “liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay những ràng buộc
xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện
(Palmer) (dẫn theo [29, tr. 110]). Trong khuôn khổ tình thái đạo nghĩa, Sp1 có thể
biểu hiện ý chí, mong ước của mình, muốn người nghe thực hiện hành động (ở hành
động cầu khiến) hay tự mình cam kết hành động (ở các hành động kết ước).
Nếu như tình thái nhận thức có mặt thường xuyên trong các hành động bày
tỏ, thông báo…, thì tình thái đạo nghĩa có mặt trong các hành động cầu khiến và kết
ước. Việc phân tích phạm trù tình thái đạo nghĩa là cần thiết, phục vụ trực tiếp cho
luận án này.
1.1.2.2. Tình thái đạo nghĩa trong hành động cầu khiến

Cũng như phạm trù nhận thức, tình thái đạo nghĩa được thể hiện qua các
tham số: khả năng, tất yếu và hiện thực. Trong hành động cầu khiến, tiểu phạm trù
đạo nghĩa khả năng tương ứng với sự mong muốn (tình cảm) của Sp1 đối với hành
18

động dành cho Sp2; tiểu phạm trù đạo nghĩa tất yếu thì ứng với sự bắt buộc (ý chí)
của Sp1 đối với hành động cho Sp2; còn tiểu phạm trù đạo nghĩa hiện thực thì ứng
với hành động được nêu trong nội dung mệnh đề được hoàn thành, được hiện thực
hoá hay bị ngăn cản, bị cấm đoán. “Tất cả các phát ngôn thuộc nhóm khuyến lệnh
đều có thể được phân tích như là những phát ngôn áp đặt ai đó có nghĩa vụ phải
làm cho mệnh đề nêu trong phát ngôn trở thành hiện thực (hoặc ngăn cản nó trở
thành hiện thực) trong một tương lai nào đó” [29, tr.111]. Mức độ áp đặt mạnh hay
yếu phụ thuộc vào phạm vi tất yếu hay khả năng; nội dung công việc được nêu
trong mệnh đề có hoàn thành hay bị cưỡng chế không hoàn thành là phụ thuộc vào
phạm vi hiện thực hay không hiện thực. Mặc dù trên thực tế, phổ tình thái đạo nghĩa
từ khả năng đến tất yếu, từ hiện thực đến phi hiện thực hết sức phức tạp, có nhiều
mức độ, nhiều ô chuyển tiếp, nhưng theo Lyons (1977), tất cả đều có thể quy về
mấy dạng căn bản: bắt buộc, được phép, cấm đoán, miễn trừ.
Như vậy, vấn đề tình thái đạo nghĩa trong hành động cầu khiến là cơ sở để
phân loại, miêu tả từng tiểu nhóm cũng như từng hành động cụ thể.
1.1.3. Hành động cầu khiến và lý thuyết lịch sự
1.1.3.1. Sơ lược về lý thuyết lịch sự và chiến lược lịch sự
Thực chất, lịch sự là sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình giao tiếp. Lý
thuyết lịch sự ra đời nhằm phục vụ cho lý luận về giao tiếp.
Nhắc đến lý thuyết lịch sự phải kể đến các tác giả R Lakoff, G.N Leech, Brown
và Levinson R Lakoff nêu ba quy tắc lịch sự: không được áp đặt (quy tắc lịch sự quy
thức), dành cho người đối thoại sự lựa chọn; khuyến khích tình cảm bạn bè. Tác giả
cũng chỉ ra rằng, mỗi quy tắc thích hợp với một ngữ cảnh nhất định: quy tắc thứ nhất
phù hợp với những hành động mà vị thế của Sp1 cao hơn Sp2, lợi ích hành động thuộc
về Sp1; quy tắc thứ hai phù hợp với những hoàn cảnh mà Sp1 và Sp2 có vị thế tương

đương nhau nhưng không thân cận; quy tắc thứ ba thích hợp với những hoàn cảnh mà
nhân vật giao tiếp có vị thế ngang bằng và có quan hệ thân cận.
G. N Leech thì đưa ra sáu quy tắc lịch sự: khéo léo; hào phóng; tán thưởng;
khiêm tốn; hòa đồng; thiện cảm. Sáu quy tắc này xoay xung quanh những mặt đối
lập: lợi/ thiệt; khen/ chê; hòa đồng/ bất đồng; thiện cảm/ ác cảm giữa Sp1 và Sp2
Mỗi quy tắc nêu trên, theo Leech, lại ứng với những hành động cụ thể. Chẳng hạn,

×