Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 107 trang )

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






HÀ THỊ PHƯƠNG LAN


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH VỊNH HẠ LONG – QUẢNG NINH






LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH






Hà Nội, 2012


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






HÀ THỊ PHƯƠNG LAN


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH VỊNH HẠ LONG – QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hải






Hà Nội, 2012
2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
DANH MỤC HÌNH 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1. Lý do chọn đề tài 10
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Kết cấu đề tài 12
Chương 1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG DU LỊCH 13
1.1. Du lịch biển, đảo 13
1.1.1. Khái niệm 13
1.1.2. Các loại hình du lịch biển, đảo 14
1.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam 16
1.2. Bảo vệ môi trường tự nhiên trong du lịch 18
1.2.1. Một số khái niệm 18
1.2.2. Nội dung 19
1.2.3. Nguyên tắc 20
1.3. Tác động giữa hoạt động du lịch với môi trường tự nhiên 20
1.3.1. Tác động tích cực 21
1.3.2. Tác động tiêu cực 22
1.4. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tự
nhiên 22
1.5. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên 23
1.5.1. Liên quan đến quản lý nhà nước 23

1.5.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch 24
1.5.3. Liên quan đến cộng đồng địa phương 25
3

1.5.4. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch. 26
1.6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 27
Tiểu kết chương 1 29
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ CÔNG
TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH 30
2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu 30
2.1.1. Vị trí địa lý 30
2.1.2. Giá trị du lịch 31
2.2.Thực trạng hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long 35
2.2.1. Cở sở hạ tầng 35
2.2.2. Cở sở kỹ thuật 36
2.2.3. Các loại hình du lịch chính ở Vịnh Hạ Long 38
2.2.4 Các tuyến, điểm du lịch có ý nghĩa với môi trường tự nhiên Vịnh
Hạ Long 40
2.2.5. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch 41
2.3. Thực trạng môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long 42
2.3.1. Môi trường đất 43
2.3.2. Môi trường nước. 43
2.3.3. Môi trường không khí 45
2.3.4. Hệ sinh thái và sinh vật biển. 45
2.3.5. Cảnh quan du lịch. 46
2.3.6. Chất thải trên Vịnh Hạ Long. 47
2.4. Những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường tự nhiên
Vịnh Hạ Long 48
2.5. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên Vịnh Hạ

Long 53
2.6. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long 54
2.6.1. Các văn bản pháp lý liên quan. 54
4

2.6.2. Tổ chức, quản lý môi trường. 56
2.6.3. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải 58
2.6.4. Thanh kiểm tra và giám sát 60
2.6.5. Thu phí cho bảo vệ môi trường 61
2.6.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục 62
2.7. Những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường tự
nhiên Vịnh Hạ Long. 63
2.8. Một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vinh
Hạ Long. 65
Tiểu kết chương 2 67
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VỊNH
HẠ LONG, QUẢNG NINH 68
3.1. Định hướng phát triển du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên
trong thời gian tới 68
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch 68
3.1.2. Định hướng bảo vệ môi trường tự nhiên 71
3.2. Một số giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên 73
3.2.1. Giải pháp về nguồn lực con người 73
3.2.2. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật 74
3.2.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý 77
3.3. Một số khuyến nghị 84
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường tự
nhiên 84
3.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch và các ngành kinh doanh

khác 85
3.3.3. Đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch 86
Tiểu kết chương 3 87
KẾT LUẬN 89
5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC




























6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT























BVMT Bảo vệ môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN - MT Tài nguyên - Môi trường
TW Trung ương
UBND Ủy ban Nhân dân
VH - TT - DL Văn hóa - Thể Thao và Du lịch
VSMT Vệ sinh môi trường
7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Thống kê tàu hoạt động trở khách tham quan trên Vịnh
Hạ Long 38
Bảng 2.2.Thống kê lượng khách du lịch tới Vịnh Hạ Long 2008 -
2010 40
Bảng 2.3. Bảng kết quả hoạt động du lịch Hạ Long năm 2008 - 2010 41
Bảng 2.4. Nước thải xả ra từ các tàu và đảo 44
Bảng 2.5. Đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch về
việc xả rác không đúng nơi quy định tại Vịnh Hạ Long 52
Bảng 2.6. Tổng lượng thu gom rác thải ở khu du lịch Hạ Long 59
Bảng 2.7. Đánh giá của người dân địa phương về cách thức xử lý rác
thải tại Vịnh Hạ Long 59
Bảng 2.8. Đánh giá của người dân địa phương về hoạt động tuyên
truyền, giáo dục BVMT tự nhiên ở Vịnh Hạ Long 63















8

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch tại Hạ Long năm 2010 37
Hình 2.2. Lượng khách du lịch tới Hạ Long giai đoạn 2002-2010 42


























9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du
lịch. Môi trường vừa là điều kiện vừa là tài nguyên cho phát triển du
lịch. Ngược lại, môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên cũng chịu sự
tác động sâu sắc của hoạt động du lịch. Mặc dù môi trường tự nhiên có
khả năng tự phục hồi nhưng nếu du lịch phát triển ồ ạt sẽ gây lên những
suy thoái môi trường trầm trọng. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động du lịch.
Đối với Quảng Ninh, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Dựa trên quan
điểm chỉ đạo của Nhà nước về du lịch, công tác bảo vệ môi trường là
việc làm cần thiết của ngành du lịch Quảng Ninh. Một trong những khu
vực được ưu tiên trước nhất cho hoạt động bảo vệ môi trường đó là khu
du lịch Hạ Long, mà Vịnh Hạ Long đóng vai trò trọng tâm. Vịnh Hạ
Long được 2 lần công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới và là một trong
bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long đã và đang trở thành
một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và

tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Vịnh đang được các cấp, các ngành địa
phương, trung ương và nhân dân quan tâm bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn và
nhằm tôn vinh giá trị Di sản thiên nhiên này
Do điều kiện thuận lợi về địa lý và sự hấp dẫn về tài nguyên hoạt
động du lịch ở Vịnh Hạ Long phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của
hoạt động du lịch đã ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên tại Vịnh Hạ
Long. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động
du lịch Vịnh Hạ Long hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả còn
chưa cao dẫn tới chất lượng môi trường chưa đảm bảo cho sự thành công
của hoạt động du lịch . Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du
10

lịch Vịnh Hạ Long vừa là đòi hỏi cấp thiết cho bảo vệ Di sản thiên nhiên,
vừa có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của khu
vực. Vì vậy, các tổ chức du lịch, các nhà quản lý, các nhà khoa học,
những người tham gia vào hoạt động du lịch phải có trách nhiệm đóng
góp sức lực và trí tuệ vì sự tồn tại và phát triển Vịnh Hạ Long.
Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Bảo vệ môi trường tự nhiên trong
hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” làm luận văn tốt
nghiệp với hy vọng đề tài sẽ tìm ra những giải pháp tích cực nhằm bảo
vệ môi trường tự nhiên cho việc phát triển bền vững.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lich Vịnh Hạ
Long, Quảng Ninh, đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Từ đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
 Cơ sở lý luận các vấn đề về du lịch biển, đảo và bảo vệ môi trường tự
nhiên trong hoạt động du lịch
 Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trường tự nhiên
trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động
du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác bảo vệ môi trường tự
nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
 Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Do hạn chế về nguồn lực và thời
gian, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Mô tả hiện trạng một số thành phần tự
nhiên có thể quan trắc được và có số liệu thống kê và nghiên cứu của các
cơ quan chuyên môn; tác động của ngành du lịch đến môi trường tự
11

nhiên; tập trung vào các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt
động du lịch ở Vịnh Hạ Long.
- Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn nghiên cứu Vịnh Hạ Long là
điểm du lịch đã và đang phát triển và đã thực hiện một số hoạt động bảo
vệ môi trường tự nhiên ở đây.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu được
sử dụng chủ yếu được thống kê từ 2008- nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu
Thu thập số liệu, tài liệu của cơ quan quản lý nhà nước về qui định
của hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch (Báo cáo môi
trường quốc gia năm 2007, Báo cáo môi trường Vịnh Hạ Long năm
2010, Tài liệu khóa tập huấn về bảo vệ môi trường du lịch cho cán bộ
quản lý về du lịch, Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ
Long, Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường trong chương trình đào
tạo du lịch… )
Thu thập các số liệu, tài liệu tại cơ quan quản lý cấp địa phương
phục vụ cho tìm hiểu, nhận định các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu

du lịch.
 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân
Tác giả đã thực hiện phỏng vấn có sự tham gia thảo luận của
người khách du lịch và người làm du lịch về các vấn đề liên quan tới môi
trường tự nhiên tại một số điểm gần Vịnh Hạ Long. Tác động của du lịch
tới môi trường tự nhiên. Nhận thức của khách du lịch và người làm du
lịch về vai trò của môi trường với du lịch. Hiệu quả của các hoạt động
bảo vệ môi trường (tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức,
hỗ trợ kinh phí thực hiện bảo vê môi trường…) cũng được tác giả và
người làm du lịch tham gia thảo luận, trao đổi một cách khách quan.
12


* Phương pháp khảo sát thực địa
Học viên trực tiếp đến Vịnh Hạ Long quan sát thực tế về tình
hình hoạt động du lịch và hiện trạng môi trường tự nhiên tại đây (học
viên đã đến các điểm như Hang Đầu Gỗ, Động Thiên Cung, Động
Tam Cung, Hang Sửng Sốt, bãi tắm TitTop, Khu du lịch Bãi Cháy)
* Phương pháp phỏng vấn theo phiếu điều tra
Học viên xây dựng bảng hỏi tiến hành điều tra phỏng vấn các
đối tượng là khách du lịch và người làm du lịch để có số liệu thông
tin, đánh giá về môi trường và công tác bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch Vịnh Hạ Long.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu 3 chương:
Chương 1. Các vấn đề về du lịch biển, đảo và bảo vệ môi trường tư
nhiên trong du lịch.
Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi
trường tự nhiên trong hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long, Quảng

Ninh.
Chương 3. Định hướng và giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
trong hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.







13

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNGTỰ NHIÊN TRONG DU LỊCH
1.1. Du lịch biển, đảo
1.1.1. Khái niệm
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định.[50,tr.5]
Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch sinh thái mà dựa vào thiên
nhiên là bờ biển, đảo để tắm, vui chơi…kết hợp với văn hoá bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có sự đóng góp bảo tồn và phát triển bền vững
của cộng đồng địa phương [6,tr.4]
Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch biển, đảo thuộc ngành
dịch vụ, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết
thêm nhiều điều hay mới lạ. Du lịch biển, đảo cũng góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho người
lao động, phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên du lịch biển, đảo cũng có những nét khác biệt so với

các loại hình du lịch khác. Du lịch biển, đảo được xây dựng và phát triển
trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên là ven biển, nước biển,
cát biển,…và các hòn đảo tự nhiên.Trên cơ sở khai thác và phát triển
cùng với du lịch nhân văn.
Hoạt động du lịch biển thường gắn với các hoạt động nghỉ mát,
tắm biển, an dưỡng cũng như các dịch vu giải trí, thể dục thể thao Vì du
lịch biển, đảo thuộc loại hình du lịch sinh thái nên nó chịu ảnh hưởng rất
lớn đến sự biến động của tự nhiên như khí hậu, thủy triều,…nên nó cũng
mang tính chất mùa vụ. Đây cũng chính là mặt hạn chế rất lớn của du
lịch biển đảo. Một số nước có bãi biển, cát biển rất đẹp và phù hợp cho
du lịch tắm biển nhưng do khí hậu lạnh nên không khai thác được triệt để
14

tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. Ngược lại một số nước có khí hậu
nóng nhưng lại không có bờ biển thoải, cát xấu, sóng biển mạnh nên
cũng khó cải tạo và khó khai thác được du lịch tắm biển. Như Việt Nam
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm theo mùa, nên du lịch
biển đảo cũng chỉ được khai thác mạnh vào mùa nóng. Vào mùa đông ở
bắc bộ, du lịch biển bị hạn chế bởi thời tiết lạnh giá.
Tóm lại du lịch biển chịu sự tác động mạnh của tự nhiên và khí
hậu. Biển, đảo có rất nhiều yếu tố tiềm năng để chúng ta có thể khai thác và
phát huy được các loại hình du lịch khác nhau. Từ tài nguyên bãi biển, trên
biển, tài nguyên dưới đáy biển, các bãi san hô, các loại thủy hải sản rất
phong phú… là một hệ sinh thái mà ít người được tận mắt nhìn thấy, nếu
biết cách khai thác sẽ khơi dậy tính tò mò, tạo nên cầu du lịch rất lớn.
Biển, đảo còn có những thế mạnh riêng mà các ngành du lịch khác
không có được.Các món ăn ẩm thực cũng làm phong phú thêm cho du lịch
biển đảo. Chỉ có du lịch biển, hành khách mới có cơ hội thưởng thức những
món ăn, những đặc sản của biển.
Du lịch biển đảo, không chỉ là món ăn tinh thần mà nó còn giúp

tăng thêm thể chất, giúp tái sản xuất sức lực cho con người sau những
tua khám phá, chinh phục, đi chơi xa…
Một bất lợi của du lịch biển đảo là cải tạo hạ tầng khó, và thường
rất tốn kém so với các ngành du lịch khác.Ví dụ như cải tạo các bãi biển,
bảo tồn và nuôi trồng các khu san hô…đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, và
chi phí rất lớn.
1.1.2. Các loại hình du lịch biển, đảo
Sản phẩm du lịch biển, đảo được xây dựng trên cơ sở khai thác tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
Tùy vào điều kiện tự nhiên từng vùng và chính sách phát triển
khác nhau sẽ có các loai hình du lịch biển đảo khác nhau. Sau đây là một
sô loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu.
15

Du lịch tắm biển, nghĩ dưỡng là phổ biến nhất, tận dụng bầu
không khí trong lành, khí hậu dễ chịu và phong cảnh ngoạn mục sẽ làm
cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau một
thời gian làm việc căng thẳng.
Du lịch tắm biển kết hợp với văn hóa ẩm thực, mua sắm, là loại
hình du lịch tắm biển kết hợp với các món ăn đặc sản rất bổ dưỡng mới
lạ kết hợp với những cách chế biến các món ăn độc đáo để du khách có
thể thưởng thức.
Du lịch tắm biển kết hợp tham quan di tích văn hóa, lịch sử, danh
lam thắng cảnh, văn hóa lễ hội, phong tục tập quán bản địa. Là loại hình
du lịch dành cho du khách ham mê văn hoá, có nhiều thời gian để tham
quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể
Du lịch sinh thái biển là loại hình du lịch đưa du khách đến tham
quan những khu vực đảo núi, vụng áng hoang sơ, các vùng biển có dải
san hô ngầm quí hiếm
Du lịch mạo hiểm, khám phá và trải nghiệm là loại hình du lịch

phát huy các kỹ năng, khả năng chinh phục của con người trước thiên
nhiên. Loại hình du lịch này ngày càng được ưa chuộng và là niềm thích
thú của các bạn trẻ. Các loại chinh phục thiên nhiên, mạo hiểm như lặn
biển, bè mảng, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù
Hệ thống các sản phẩm du lịch biển và ven biển được phân bố
theo vùng lãnh thổ ở Việt Nam như sau:
- Du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, đảo tập trung ở khu vực Quảng Ninh-Hải
Phòng; Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng - Hội An; Khánh Hoà, Bình Thuận, Vũng
Tàu; Kiên Giang.
- Du lịch văn hoá, lịch sử cách mạng; tham quan tìm hiểu văn hoá dân
tộc, du lịch lễ hội tập trung ở Thừa Thiên - Huế, Quảng nam, Ninh
Thuận, Khánh Hoà.
- Du lịch thành phố, MICE, tập trung ở TP. Hạ Long, Hải Phòng, Đà
16

Nẵng, Hội An, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
- Du lịch sinh thái biển, vùng ngập mặn tại các địa phương Quảng Ninh-Hải
Phòng; Thái Bình; Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà; Bà Rịa- Vũng Tàu; ven
biển vùng đồng bằng Sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang.
1.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch biển, với trên
3000km bờ biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm
cát trắng, nước trong xanh trải dài trên ven biển Việt Nam đó tạo những
điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Việt Nam là 1
trong hơn 20 quốc gia có vịnh “đẹp nhất thế giới”, đó là: Vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh) và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Vịnh Hạ Long (2 lần
được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và là một trong
7 kỳ quan thiên nhiên thế giới), vịnh Nha Trang - một trong những vịnh
đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forber bầu chọn là

một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh…
Bên cạnh những giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sắc
văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm…
vùng ven biển cũng có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch biển. Nhiều
địa bàn ven biển và hải đảo như Hải Phòng - Quảng Ninh, Huế - Đà Nẵng -
Quảng Nam… hội tụ đủ những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn có giá trị tạo nên sức hấp dẫn lớn về du lịch
Lịch sử kiến tạo địa chất qua nhiều niên đại đã chạm khắc nên bộ
mặt lãnh thổ nước ta nhiều đường nét hình khối độc đáo và không đơn
điệu: núi trẻ và núi già, núi đất và núi đá, cao nguyên cổ, đồng bằng phù
sa mới, các vết đứt gãy và hang động, thềm lục địa và hải đảo. Đặc biệt
địa hình Việt Nam là những tài nguyên có giá trị. Địa hình đá vôi phân
bố rộng khắp từ vĩ tuyến 160 trở lên với nhiều hệ thống hang động như:
Phong Nha, Hương Tích, Bích Động,
17

Đặc biệt hơn cả là địa hình núi và hang động ngập nước nhiệt đới
điển hình ở Vịnh Hạ Long mà giá trị của nó đã góp phần làm cho địa
danh này được ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới, kỳ
quan thiên nhiên thế giới. Với 3/4 là đồi núi và địa hình bờ nước, nước ta
nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu ổn định, chênh lệch
nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa không cao, dồi dào tiềm năng về du
lịch chữa bệnh nên được du khách rất ưa thích. Đặc biệt những du khách
đến từ xứ lạnh hay đến Việt Nam để tránh rét, những du khách đến từ xứ
nóng tìm đến các “phòng lạnh thiên nhiên” như: Đà Lạt, SaPa, Tam
Đảo,…
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong số 106 quốc gia có biển
trên thế giới với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm đẹp và
thuận lợi cho khai thác du lịch. Ngoài ra, theo các nhà địa chất thủy văn
Việt Nam, ở nước ta có trên 400 điểm nước khoáng có giá trị du lịch như

Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), suối nước nóng Bình
Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tháp Bà (Nha Trang)… [6,tr.41]
Ngoài các tiềm năng có sẵn, du lịch Việt Nam có những điều kiện
thuận lợi để thu hút khách quốc tế: Việt Nam được xem là một trong
những nước có điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội được đảm
bảo.
Nhìn chung, du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển. Những năm gần đây, ngành du lịch đã và đang thu hút nhiều du
khách trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập
quốc dân. Mặt khác, bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng thêm
nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đang cố gắng nhằm tạo ra
thuận lợi để ngày càng nhiều du khách có dịp khám phá các điểm đến
của non nước Việt Nam.


18

1.2. Bảo vệ môi trường tự nhiên trong du lịch
1.2.1. Một số khái niệm
Luật Bảo vệ Môi trường (2005) đã đưa ra khái niệm môi trường,
theo đó: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”(Điều 3). Theo khái niệm này, môi
trường được hiểu là sự tổng hòa của các thành phần tự nhiên. Nói cách
khác, môi trường được hiểu là môi trường tự nhiên.
Xuất phát từ khái niệm trên, trong Luật Bảo vệ môi trường (2005),
thành phần môi trường được xác định là những yếu tố vật chất tạo thành
môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ
sinh thái và các hình thái vật chất khác. Đối với hoạt động du lịch, các
môi trường thành phần của môi trường du lịch thường được xem xét bao

gồm: môi trường địa chất, môi trường nước, môi trường không khí, môi
trường sinh thái, sự cố môi trường…
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường. Hoạt
động du lịch khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát
triển và tác động trở lại, góp phần thay đổi các đặc tính của môi trường.
Môi trường tự nhiên là một trong những tài nguyên du lịch quyết định tới
sự hình thành, tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch. Bảo vệ môi
trường tự nhiên cũng là bảo vệ, đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển
theo hướng bền vững.
Bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường (2005) được chỉ
ra là những hoạt động góp phần gìn giữ cho môi trường tự nhiên trong
lành; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu tới môi trường; phục hồi môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường.
Môi trường du lịch được hiểu theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự
nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và
phát triển”. Do đó, “Bảo vệ môi trường tự nhiên trong lĩnh vực du lịch
19

là các hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trường du lịch; phòng ngừa,
khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi
trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. [41, tr.22]. Nói cách khác, theo
quan điểm của Luật Bảo vệ Môi trường Quy chế BVMT trong lĩnh vực
du lịch, bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch là bảo vệ, ngăn ngừa,
khắc phục các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch tới các thành phần
môi trường tự nhiên.
1.2.2. Nội dung
Những nội dung cơ bản về BVMT ở Việt Nam đã được quy định
trong Luật Bảo vệ Môi trường (2005), điều 3, bao gồm:
Phòng chống ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nội
dung quan trọng cơ bản của công tác BVMT ở Việt Nam. Những hoạt

động chính của nội dung BVMT này bao gồm: Thu gom và xử lý chất
thải ( rác thải, nước thải); Xử lý chất thải công nghiệp; Hạn chế và xử lý
chất thải khí; Thực hiện vệ sinh môi trường ở nơi công cộng và khu dân
cư, khu du lịch, khu sản xuất; Thực hiện đánh giá tác động của môi
trường khi triển khai dự án phát triển; Sử dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ sạch hạn chế chất thải ra môi trường
Phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường. Bảo vệ các
công trình phòng chống sự cố môi trường, không sản xuất, vận chuyển,
buôn bán sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có khả
năng gây sự cố môi trường; Thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi
trường do hậu quả của các sự cố như tràn dầu, rò rỉ hóa chất, phóng
xạ
Phòng chống, hạn chế tai biến môi trường. Bảo vệ các công trình
BVMT, công trình có liên quan đến BVMT; Hạn chế, phòng chống xói
mòn, sụt lở, trượt đất, phèn hóa,
Hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái, đặc
biệt là hệ sinh thái rừng, biển. Không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các
20

nguồn nước, khoáng sản; Trồng cây xanh; Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu
tự nhiên trong sinh hoạt đời sống, sản xuất.
Bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật
hoang dã; Không khai thác các nguồn lợi sinh vật đúng thời vụ, địa bàn,
phương pháp và bằng công cụ thủ công, phương tiện đã được quy định;
Không sử dụng các phương pháp, công cụ hủy diệt trong khai thác đánh
bắt các nguồn động thực vật.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường. Tham gia các
hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường trong xã hội;
Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về môi trường.
Thực hiện những cam kết quốc tế về BVMT mà Việt Nam tham gia

như Công ước về giảm khí thải vào bầu khí quyển, Công ước về bảo vệ
các loài chim di cư …
1.2.3. Nguyên tắc
1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo
đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường
quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm
của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là
chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng
môi trường.
4. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn
hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng
giai đoạn.
5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác
theo quy định của pháp luật
1.3 Tác động giữa hoạt động du lịch với môi trường tự nhiên
21

1.3.1 Tác động tích cực
- Bảo tồn thiên nhiên. Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần
vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu
bảo tồn và Vườn Quốc gia…
- Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn bỏ trống hoặc sử
dụng không hiệu quả.
- Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân
sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên…)
- Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển

du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp
dụng.
- Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có
yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước
nhân tạo…
- Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du
lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim
thú…hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục
vụ du lịch.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông
qua việc trao đổi và học tập với du khách
- Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các
giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được áp dụng (như đối với các làng
chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu du lịch
biển…)
1.3.2 Tác động tiêu cực
- Hoạt động du lịch làm tăng áp lực chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các
trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất,
nước.
22

- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước. Tăng mức độ suy thoái và
ô nhiễm các nguồn nước ngầm do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của
du khách, đặc biệt ở các vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao
khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì khai thác quá mức cho phép.
- Tăng sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế tại
vùng ven biển, miền núi trung du…
- Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do
sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên biến đổi theo chiều
hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc

sắc bị thay đổi hay suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch
mới.
- Khu vực có tính đa dạng cao (khu rừng nhiệt đới, hang động, cảnh
quan…cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch quá tải.
- Ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách
gây phiền hà cho người dân địa phương và du khách khác.
1.4. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tự
nhiên
Toàn bộ các sự việc, hiện tượng, hoạt động trong hoạt động du lịch
và những hoạt động liên quan đến dự án du lịch là những nguồn tác động
đến môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm 4 nhóm yếu tố sau:
 Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng
trong dự án phát triển du lịch:
+ Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú, công viên
giải trí, nhà hàng…);
+ Các công trình đặc thù riêng cho mỗi nội dung dự án phát triển du lịch
cụ thể (thể thao núi, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học chuyên đề, sinh
thái, mạo hiểm…)
 Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:
23

+ Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây dựng mới các cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (đường giao thông, hệ thống cung
cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải…);
+ Các hoạt động khai thác vật liệu và hoạt động xây dựng của công
nhân;
+ Các hoạt động dịch vụ (vận chuyển, bưu chính viễn thông, y tế, bảo
hiểm…)
 Nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển:
+ Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi…)

+ Thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng, xây lắp…
+ Các hoạt động du lịch sau xây dựng: thể thao, thăm quan Vườn Quốc
gia, khu bảo tồn, các hoạt động dịch vụ du lịch, hoạt động quản lý,
chương trình hoạt động khác…
 Các tác động đầu ra:
+ Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở dịch vụ du lịch;
+ Các nguồn nước đã bị ô nhiễm (nước thải, nước sông hồ);
+ Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải, hoạt
động tham quan…làm ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí, môi
trường nước, đất và các hệ sinh thái
1.5. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên
1.5.1. Liên quan đến quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước có vai trò quyết định đối với phát triển du lịch
nói chung và bảo vệ môi trường du lịch nói riêng. Ngoài việc đưa ra hệ
thống pháp luật hoàn thiện giúp cho việc quản lý tốt tài nguyên và môi
trường du lịch, nhà nước có thể xem xét đưa ra các chính sách ưu tiên
nhằm tạo điều kiện tiền đề để tiến hành các công tác này. Nhà nước là
đầu mới phối hợp với các Tổ chức bảo tồn quốc tế để xây dựng các dự
án bảo vệ tài nguyên, môi trường. Với quyền lực của mình, nhà nước
24

đưa ra các quy định ưu đãi về thuế và cho phép lập ra các loại quỹ phục
vụ cho mục đích bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tại Nepal, dự án bảo tồn khu vực Annapuna (ACAP) là một ví dụ
điển hình về việc xây dựng Quỹ bảo tồn từ các hoạt động du lịch, dự án
được sử dụng tiền từ nguồn thu vé vào cổng khu bảo tồn Annapuna (15
USD/khách nước ngoài và 1,5 USD/khách từ các nước trong khu vực
Nam Á) cho các chương trình bảo vệ tài nguyên, môi trường trong khu
vực. Trong dự án Upper Mustang (phần mở rộng của các chương trình
ACAP), Chính phủ Vương quốc Nepal đã quyết định trích trả loại

60%lợi nhuận du lịch vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường
trong khu vực [41,tr.107]
1.5.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch
Một trong những vấn đề mấu chốt đặt ra đối với mục tiêu bảo vệ
môi trường tại các khu du lịch là tránh hiện tượng quá tải mà biện pháp
hữu hiệu là quản lý mật độ và công suất phục vụ của các cơ sở lưu trú tại
các khu, điểm du lịch.
Một trong những kinh nghiệm được phổ biến cho lĩnh vực này là
dự án Du lịch sinh thái bản địa ở Ryo Blanco tại Ecuador. Dự án này đã
có biện pháp xây dựng các điểm đón khách cách trung tâm cộng đồng
khoảng 1km, để giảm bớt mật độ xây dựng các cơ sở lưu trú tại các khu
trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực xảy ra giữa khách du lịch và
người dân địa phương. Tại Senegan, dự án Du lịch Nông thôn tổng hợp ở
Casamance lại chú ý đến vấn đề hạn chế công suất phục vụ của các nhà
trọ, “khống chế công suất được đón tối đa 20-40 khách/lần và chỉ được
xây dựng ở các làng có số dân bằng hoặc lớn hơn 1000 người” chứ
không cho phép tăng công suất các cơ sở lưu trú cũ.
Vấn đề khác liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch là phải
tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng thay thế củi đốt. Nhận thức được vấn
đề này, tại Nepal dự án ACAP đã đưa ra chương trình năng lượng thay

×