Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 132 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ MINH

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỆ
THUẬT
MÚA RỐI NƯỚC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VIỆT NAM
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH



LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ MINH


KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỆ THUẬT
MÚA RỐI NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


Chuyên ngành : Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG



Hà Nội, 2012


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Múa rối nước là sản phẩm sáng tạo của cư dân nông nghiệp. Múa rối
nước được sinh ra từ ao làng, với cây đa, giếng nước sân đình, phục vụ dân
làng trong những kỳ lễ hội. Nội dung, chủ đề, cảm hứng được lấy từ trong
chính cuộc sống lao động, sinh hoạt, tín ngưỡng thường ngày như cày cấy,
chăn vịt, câu ếch, đánh bắt cá Từ hàng ngàn năm nay, múa rối nước đã ra
đời, rồi thăng, trầm cùng những biến cố của lịch sử nước nhà. Năm 2002, Bộ
Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) đệ trình
UNESCO xét duyệt công nhận Múa rối nước là di sản văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu của nhân loại. Dựa trên các tiêu chí: không gian của di sản, ảnh
hưởng của di sản đó đến truyền thống, tác động đến hiện tại, tương lai và
những nguy cơ bị mai một. Điều đó cho thấy Múa rối nước có giá trị văn hóa
to lớn. Mặc dù vì những lí do cụ thể, Múa rối nước hiện chưa được công nhận

là di sản văn hóa thế giới. Song, hiện nay Múa rối nước là loại hình nghệ
thuật truyền thống được yêu mến không chỉ trong dân gian và còn phát triển ở
các sân khấu chuyên nghiệp.
Nếu các du khách quốc tế đã đến Việt Nam được hỏi: Bạn có được giới
thiệu loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của Việt Nam không? Đó là
gì? Thì hầu hết các câu trả lời của du khách đã đến Hà Nội hoặc thành phố Hồ
Chí Minh là: Có, chúng tôi có được xem múa rối nước. Hiện nay Múa rối nước
đã được đưa vào các chương trình du lịch như một điểm tham quan điểm nhấn
tạo ấn tượng cho du khách khi đến Việt Nam. Điều này cho thấy sự cần thiết
nghiên cứu Múa rối nước trong phát triển du lịch.
Trong khi đó, ngành du lịch đang có xu hướng ngày càng tăng trưởng
cao, đóng góp về kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Ví dụ: Năm 2010, khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2009. Tám tháng
đầu năm 2011, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 18,4% so với
cùng kỳ năm 2010. Lượng khách du lịch từ tất cả các thị trường đều có mức


2
tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2010, trong đó cao nhất là khách Campuchia
với 74,2%, tiếp theo là Trung Quốc 53,5%, Malaysia 18,7%. Số khách du lịch
nội địa ước đạt 23 triệu lượt. Thu nhập từ du lịch vào khoảng 85 ngàn tỷ đồng,
đạt 77,3% mức kế hoạch cho cả năm là 110 ngàn tỷ đồng. Như vậy, cùng với
xu hướng gia tăng nhu cầu du lịch, việc duy trì, phát triển nghệ thuật múa rối
nước phục vụ phát triển du lịch đang là vấn đề ngày càng được quan tâm.
Với điều kiện tự nhiên và văn hóa đặc thù, đồng bằng Bắc Bộ là quê
hương, cội nguồn của múa rối nước; là cảm hứng, đề tài của rất nhiều công
trình nghiên cứu về văn hóa và du lịch.
Đã có nhiều nghiên cứu tổng quát về văn hóa truyền thống, nghệ thuật
dân gian; nghiên cứu cụ thể về múa rối nước, các điểm tham quan, sân khấu
chuyên nghiệp, nghiên cứu du lịch văn hóa Song chưa có nghiên cứu trùng

khớp nào về Múa rối nước tại đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển
du lịch. Cụ thể:
Trong Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 1998, Giáo sư Trần
Quốc Vượng (Chủ biên) hoặc Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb TP. Hồ Chí
Minh, 1997, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đã kiến giải về nguồn gốc, quá
trình hình thành và phát triển, khái quát đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam.
Trong Nghệ thuật múa rối Việt Nam, Nxb Văn hóa, 1974, nhà nghiên
cứu rối nước Nguyễn Huy Hồng hoặc trong Nghệ thuật múa rối nước, Nxb
Văn hóa Hà Nội, 1976, nhà nghiên cứu rối nước Tô Sanh đã đề cập tổng quát
nguồn gốc hình thành và phát triển, khái quát các đặc điểm, liệt kê các địa
phương có múa rối nước phát triển, các tích trò phổ biến…Tựu trung, các tác
phẩm như một giáo trình về nghệ thuật múa rối nước.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu riêng biệt về một đơn vị phường rối
tương đối đầy đủ nhưng chưa tập trung:
Trong Múa rối, môn nghệ thuật truyền thống của quê hương Nam
Định, (2000), Đỗ Đình Thọ đã giới thiệu Múa rối nước như một đặc sản của
quê hương Nam Định. Trong đó điển hình là phường Nam Chấn, Nam Giang,
Nghĩa Trung.


3
Trong Bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Thăng
Long – Hà Nội, (2004), tác giả Lê Văn Ngọ nêu bật tầm quan trọng của việc
bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước tại Hà Nội – trung tâm du lịch
quan trọng của cả nước, nơi tập trung hoạt động múa rối nước phục vụ phát
triển du lịch phổ biến nhất.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa múa rối và
du lịch xoay quanh các đề tài về Nhà hát múa rối nước Thăng Long, Nhà hát
múa rối Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học
Tuy nhiên, một nghiên cứu cụ thể về khai thác Múa rối nước trên phạm

vi đồng bằng Bắc Bộ phục vụ phát triển Du lịch chưa có nghiên cứu tiền
nhiệm. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “khai thác các giá trị văn hóa của
nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát
triển Du lịch” và cam kết đây là đề tài mới chưa có nghiên cứu trùng lặp.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài nhằm thấy được giá trị to lớn của rối nước
trong du lịch, từ đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của múa rối nước, vận
dụng khai thác trong du lịch.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hoạt động múa rối nước,
trong đó tập trung đi sâu vào một vài mẫu điển hình trên địa bàn các tỉnh
thành đồng bằng Bắc Bộ, trong đó việc khai thác các giá trị, đặc biệt là giá trị
văn hóa – nghệ thuật múa rối nước phục vụ hoạt động phát triển du lịch.
Phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài có phạm vi phân bổ rộng lớn. Trong khi đó thời gian và
năng lực cá nhân có giới hạn. Vì vậy, tác giả nghiên cứu việc khai thác nghệ
thuật múa rối nước trong phạm vi vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, tập
trung phân tích vào các đơn vị tiêu biểu, đại diện khái quát cho tình hình
chung của nhóm trong đề tài. Theo tiêu chí:


4
+ Có hoạt động múa rối đang hoặc có khả năng tồn tại, hoạt động
thường xuyên,
+ Có khách du lịch đến tham quan hoặc đi biểu diễn phục vụ các mục
đích văn hóa xã hội, du lịch.
+ Có những nét độc đáo riêng, cơ sở vật chất đủ để duy trì và phát triển.
Theo đó, tác giả đề cập đến 14 phường rối nước dân gian; 04 phường
rối cạn, tiêu biểu là phường múa rối dân gian Đào Thục và Đồng Ngư; 02

trung tâm biểu diễn chuyên nghiệp là nhà hát múa rối Việt Nam và nhà hát
múa rối Thăng Long: điểm tham quan tiêu biểu Bảo tàng Dân tộc học. Do tính
thời sự, mọi cơ sở đều biến đổi thích ứng phù hợp với thời đại, tác giả tập
trung nghiên cứu hoạt động khai thác và bảo tồn nghệ thuật múa rối nước từ
những năm 2000 đến 2011.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở
đưa ra lập luận về mối quan hệ giữa khai thác và bảo tồn múa rối nước gắn
với phát triển du lịch. Các tác động của du lịch về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội
lên cộng đồng địa phương nơi khai thác múa rối nước.
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Từ các kết quả nghiên cứu, sách, báo, tạp chí,
các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý và hoạt động
múa rối nước và du lịch.
+ Thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp bằng việc điều tra, khảo sát thực địa,
phỏng vấn khách du lịch và người dân địa phương.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực trạng mối quan hệ
giữa múa rối nước và sự phát triển du lịch, từ đó đề xuất giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả khai thác.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến và kinh nghiệm bằng
việc phỏng vấn các chuyên gia về múa rối nước như chủ tịch liên chi hội múa


5
rối Việt Nam, những người phụ trách về múa rối nước như các trưởng
phường, các cán bộ bảo tồn văn hóa như cán bộ bảo tàng dân tộc học.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu gồm ba chương:

- Chƣơng 1: Tổng quan về Múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ và vai
trò của nó trong du lịch.
- Chƣơng 2: Thực trạng khai thác Múa rối nước trong du lịch
- Chƣơng 3: Một số giải pháp khai thác Múa rối nước trong phát triển
du lịch









6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ MÚA RỐI NƢỚC Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG DU LỊCH

1.1. Tổng quan nghệ thuật múa rối nƣớc ở đồng bằng Bắc Bộ
1.1.1.Đồng bằng Bắc Bộ - môi trường sản sinh ra múa rối nước
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, địa hình: Đồng bằng Bắc Bộ hay còn gọi là đồng bằng sông
Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34 Bắc (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) tới vùng
bãi bồi khoảng 19°5 Bắc (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), từ 105°17 Đông
(huyện Ba Vì, Hà Nội) đến 107°7 Đông (đảo Cát Bà, tỉnh Hải Phòng). Toàn
vùng có diện tích 15.000 km², chiếm 4,5% diện tích của cả nước.
Phía Bắc và Đông Bắc là vùng Đông Bắc, phía Tây và Tây Nam
là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ.
Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 -

15m xuống đến các bãi bồi từ 2 mét đến 4 mét ở trung tâm rồi các bãi triều
hàng ngày còn ngập nước triều. “Vùng được hình thành chủ yếu theo con
đường tam giác châu (Deta ∆)” [69, tr.95].
Khí hậu: Vùng quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí
hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí
hậu lục địa. Trong khi một phần khu vực duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính
chất khí hậu nhiệt đới và gió mùa ẩm từ đất liền. Trên toàn vùng có khí hậu
nhiệt đới gió mùa quanh năm với bốn mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Đồng
thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam và có khí hậu
giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Thời tiết
mùa hè từ tháng năm đến tháng chín nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi
lên. Mùa đông từ tháng mười tới tháng tư trời lạnh, khô, có mưa phùn. Nhiệt
độ trung bình hàng năm khoảng 25
o
C, lượng mưa trung bình từ 1700mm đến


7
2,400mm. Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng mười hai
và tháng giêng.
Do đặc thù vị trí địa lý, khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng
chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ sáu đến mười
cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe doạ trực tiếp đến cuộc sống và
ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng. Chính vì vậy, đề tài đắp
đê ngăn lũ cũng là một công việc quan trọng trong đời sống cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước trong vùng.
Địa chất: Toàn bộ miền nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại giống nền
đá ở vùng Đông Bắc. Cách đây 200 triệu năm, vào cuối đại Cổ sinh, lớp đá
này bị sụt xuống. Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các

vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan. Cửa sông Hồng lúc đó
ở Việt Trì. Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm. Các trầm tích Neogen lắng
xuống làm cho vịnh biển thu hẹp lại. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000
mét. Trên cùng là lớp phù sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm
vùng đồng bằng sông Hồng, và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần.
Bên cạnh đó, đồng bằng Bắc Bộ có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là
ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn
có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi
lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng
quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng
cũng tạo ra những đầm lầy và ao hồ.
Nước và sinh vật: Ngoài đặc điểm chung hệ thống sông ngòi dày đặc,
vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có hệ thống các sông lớn, lâu đời như sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy…bồi tụ nên phù sa màu mỡ, thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp từ rất sớm. Bên cạnh đó, đồng bằng
Bắc bộ có hệ thống sinh vật phát triển phong phú về số lượng và chủng loại.
Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp từ rất
sớm, hình thành nên nền văn hóa, văn minh nông nghiệp điển hình.


8
1.1.1.2. Điều kiện xã hội
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên quy định điều kiện lịch sử - xã hội. Chủ
thuyết này hay còn gọi là Địa – văn hóa; Địa - lịch sử [69,tr.95].
Đặc điểm dân cư: Đồng bằng Bắc Bộ có số dân là 19.577.944 người
(thời điểm 1/4/2009), chiếm 22,82% dân số cả nước. Đa số dân số là người
Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có
thêm dân tộc Mường. Dân cư đông nên có lợi thế nguồn lao động dồi dào, có
nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao,
tạo ra thị trường có sức mua lớn. Bên cạnh đó, đồng bằng Bắc Bộ có lịch sử

khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống.
Đặc điểm kinh tế - xã hội: Đồng bằng Bắc Bộ có cơ sở hạ tầng phát
triển mạnh, đồng đều. Đường bộ có hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc
nối liền các tuyến giao thông trong vùng, nội địa và quốc tế trong đó có quốc
lộ 1A xuyên Việt, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; quốc lộ 5 nối Hà Nội
tới Hải Phòng; quốc lộ 10 nối từ Ninh Bình đi Hải Phòng; quốc lộ 18 nối Hà
Nội - Bắc Ninh - Hải Dương; quốc lộ 21 nối Hà Nam đi Thịnh Long, quốc lộ
38 nối Bắc Ninh tới Hà Nam; Quốc lộ 38B nối Hải Dương tới Ninh Bình;
Quốc lộ 39 từ phố Nối tới cảng Diêm Điền, các quốc lộ khác như 2, 3, 6,
32, ; Tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; sân bay
quốc tế Nội Bài, sân bay nội địa Cát Bi, Hải Phòng; Các cảng lớn như cảng
Hải Phòng, cảng Diêm Điền; Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng
hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà
máy chế biến…; Khu vực có nhiều tuyến đường sông quốc gia được đưa vào
danh sách Hệ thống đường sông Việt Nam như: sông Hồng, sông Đuống,
sông Luộc, sông Đáy…Có thể nói, vùng có hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt và đường hàng không phát triển mạnh, thuận lợi cho giao thương
buôn bán và phát triển du lịch.
Như vậy, với lợi thế lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, dân cư
đông đúc, nền văn hóa có cơ hội bồi tụ bên bờ sông Hồng, lượng di tích lịch


9
sử và truyền thống văn hóa dày đặc, đậm nét. Đồng bằng sông Hồng là quê
hương của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền, trong đó có nghệ
thuật múa rối nước.
1.1.2. Múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm
Múa rối: Các học giả trong và ngoài nước có quan điểm khác nhau về
rối và nghệ thuật múa rối. Nhưng nhìn chung đều có cùng một số nhận định

cơ bản về nghệ thuật rối như sau:
- Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi ngẫu nhiên và tự
phát đến những trò chơi có chủ định, có khả năng truyền cảm cao.
- Con rối là nhân vật chính, trung tâm để hoàn thành nhiệm vụ thể
hiện, diễn xuất nhưng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp giữa nghệ thuật điêu
khắc, kỹ thuật lắp ráp, bài trí sân khấu và nghệ thuật điều khiển con rối.
- Nghệ thuật múa rối nói chung có khả năng tập trung, quy tụ nhiều
loại hình nghệ thuật như điêu khắc, hội họa, các loại hình nghệ thuật sân khấu
như nghệ thuật chèo, tuồng, ca trù, quan họ trong nghệ thuật múa rối nước.
- Nghệ thuật múa rối phụ thuộc chủ yếu vào tài điều khiển của diễn
viên điều khiển con rối.
Nhà nghiên cứu rối nước Nguyễn Huy Hồng khái quát về nghệ thuật rối
như sau là một loại hình nghệ thuật truyền thống của hầu hết các dân tộc trên
thế giới, chuyên thể hiện nhân vật làm trò đóng kịch bằng các con nộm, con
giống hay diễn viên đội lốt, đeo mặt nạ, hóa trang…gọi chung là con rối, còn
mình phải che giấu kín.
Theo tác giả, khái niệm múa rối và múa rối nước của nhà nghiên cứu
Tô Sanh phản ánh tương đối đầy đủ mô tả tổng quát. Cụ thể như sau:
“Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền cảm một
cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình với kỹ
thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối ra làm phương tiện chủ yếu để hoàn
thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tưởng tượng loài người của
hiện thực khách quan. Nó có khả năng tập trung hòa hợp nhiều hình thức nghệ


10
thuật, không gian và thời gian kể cả các loại hình nghệ thuật sân khấu khác. Nó
phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thiếu nhi. Múa rối có rất nhiều loại.
Nhân vật rối là trung tâm. Người diễn viên điều khiển thường được che giấu kín.
Sân khấu của nó và bản thân của nó cần phù hợp với kích thước của cả người và

rối. Múa rối chủ yếu dùng tài năng của người diễn viên điều khiển con rối, chứ
không phải do hóa trang người thật hoặc máy móc quyết định”.
Múa rối nước: Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu múa
rối, mà chỗ diễn con rối là ở mặt nước (ao, hồ hay bể rộng). Buồng trò của
người biểu diễn là một cái nhà được cất giữa ao, hồ hoặc sát một mé hồ.
Người điều khiển ngâm mình dưới nước, nấp sau tấm mành mành điều khiển
con rối (thông thường được làm bằng gỗ hoặc chất liệu không thấm nước)
bằng cách khua sào có dính con rối ở dây và đầu sào. Nước che kín các loại
que, dây, máy. Có nhiều loại rối nước: rối ao, rối bể, rối nước kết hợp với rối
cạn v.v…Sân khấu hoặc nhà hát cố định của múa rối nước truyền thống là hệ
thống nhà hai tầng tám mái xây bằng gạch, có từ lâu đời. Múa rối nước là
một bộ môn nghệ thuật kỳ lạ chỉ thấy ở Việt Nam.[60, Tr.37]
1.1.2.2. Các loại hình múa rối trên thế giới
Múa rối bao gồm múa rối cạn và múa rối nước. Các loại hình múa rối
bao gồm:
+ Rối tay: Loại rối đơn giản làm bằng giấy, vải có tạo thành bằng một
hoặc cả hai bàn tay của người điều khiển lồng vào. Đầu và tay rối do những
ngón tay hoặc cả bàn tay của người điều khiển thể hiện, biểu diễn. Hạn chế
của loại hình rối này là không thể hiện được những động tác phức tạp. Ưu
điểm: do trực tiếp thể hiện bằng tay hoặc một phần bàn tay nên rối được biểu
diễn sinh động, có sức truyền cảm. Loại hình rối này phổ biến ở Tiệp Khắc cũ
(hiện nay là cộng hòa Séc và Slovakia).
+ Rối que: Loại rối do người điều khiển các động tác rối bẳng que
(thông thường là que thép – đính vào nơi ta muốn nó cử động, như hai bàn tay
rối, cổ, đuôi, hàm…). Ưu điểm: tạo hình to, rộng hơn, có thể thực hiện các


11
động tác phức tạp đòi hỏi độ cao, rộng. Nhược điểm: que được thiết kế lộ, nên
sẽ gây mất hứng thú cho người xem nếu để lộ quá nhiều. Loại này rất thông

dụng ở các nước như: rượng đầu khổi lỗi của Trung quốc, Oa-yănggô-lách
(wayanggolek) của người Indoneisa. Nghệ thuật múa rối cạn của các đoàn
nghệ thuật múa rối Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng loại hình rối này.
+ Rối dẹt: Loại rối được tạo hình bằng các loại vật liệu mỏng (giấy bìa,
sắt tây mỏng, da thuộc, gỗ mỏng…) theo hình dáng nhìn nghiêng hoặc nhìn
thẳng của nhân vật, có thể cử động trên một vài phần có thể của rối. Động tác
được thể hiện bằng dây giật có dây chun lò xo và que trực tiếp điều khiển.
+ Rối bóng: Rối bóng bàn tay: Dùng bàn tay uốn, xếp tạo nên những
hình bóng trên tường màu. Người ta có thể thêm quần áo, mũ cắt bằng giấy để
tạo hình sinh động.
+ Rối bóng bìa, rối da: Nguyên liệu được làm bằng bìa, da, tạo hình cắt
trổ, được biểu diến trên tấm màn sân khấu trắng bằng vải, người điều khiển gí
sát con rối vào tấm màn làm cho nó cử động, khán giả liên tưởng đến những
nội dung nhất định như xem phim hoạt họa. Loại hình rối này phổ biến tại
Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ.
+ Rối cao su xốp: Loại rối có đầu bằng chất cao su xốp, do bàn tay
người điều khiển lồng vào trong, cử động bàn tay tạo hình con rối. Loại hình
rối này thường dùng cho các nhân vật có tính chất hài hước châm biếm.
+ Rối đặt trên đầu: Loại rối có đầu đặt vững trên đầu diễn viên điều
khiển. Quần áo phải trùm lên người, phần áo (ngang tầm mắt diễn viên) làm
bằng tuyn để có thể nhìn xuyên suốt qua và thở dễ. Hai tay rối có thể là hai
tay diễn viên.
+ Rối đeo lưng: Trụ thân của rối đeo sau lưng diễn viên (giống như đeo
ba lô). Đầu diễn viên điều khiển đầu rối thông qua một bộ máy đơn giản trên
cơ sở chuyển động của phần cổ (giống bộ máy của rối que). Phần đầu của rối
có thể cúi, ngửa, quay trái, quay phải. Hai tay rối có thể sử dụng trực tiếp hai
bàn tay người diễn viên điều khiển.


12

+ Rối sân khấu đen: Loại rối có cơ thể giống hình thức rối que, có chân,
điều khiển bằng những que xiên ngang, gắn liền với phần dưới cơ thể cần
chuyển động. Người điều khiển mặc quần áo đen đứng ngang tầm con rối. Do
ánh sáng chỉ chiếu trong phạm vi của rối nên khán giả không nhìn thấy người
điều khiển. Từ năm 1957 – 1972, bà con Thủ đô và một số tỉnh thành địa
phương khác trên miền Bắc, nếu ai được xem vở Thạch Sanh múa rối cạn
Trung Ương, sẽ thấy vai Thạch Sanh, đại bàng, cũng như rắn dưới hang,
những con rối sân khấu đen, có diễn viên điều khiển đứng trước mặt khán giả
mà không trông thấy (quần áo đen toàn cơ thể, chỉ để trống đôi mắt).
+ Rối dây: Loại điều khiển từ dưới lên. Loại này thường được áp dụng
với rối que, giật dây hỗ trợ với các động tác khác. Bao gồm: Loại điều khiển
từ trên xuống. Con rối bằng gỗ, chân, tay, đầu được mắc dây. Động tác được
đưa lên được kéo dây lên, động tác để xuống chỉ cẩn buông dây. Có con rối ít
dây, có con nhiều dây, có con trên hai mươi dây. Điều khiển thành thạo con
rối dây làm được nhiều động tác sinh động nhún nhẩy, đánh đu, nhào lộn;
Loại rối điều khiển ngang: Người ta gặp loại rối này ở một số hình thức rối
cạn và rối nước. [60, 30 – 33].
1.1.2.3. Nguồn gốc hình thành Múa rối nước
Nghệ thuật rối ở Việt Nam có từ lâu đời, phát triển khá cao trong kỷ
nguyên Đại Việt (thế kỷ XI). Bị thiệt hại nặng nề của chính sách hủy diệt văn
hóa bản địa của quân xâm lược Minh (Trung Quốc).
Theo nhà nghiên cứu rối nước Tô Sanh, Trung Quốc có hình thức múa
rối gần giống với Việt Nam, gọi là “Bù nhìn nước”. Qua những sử sách ghi
chép về nghệ thuật múa rối, thì bù nhìn nước có từ thời Tống – ngang với thời
Lý nước ta. Tuy nhiên, múa rối nước Việt Nam chủ yếu diễn trong ao, trong
khi đó múa rối nước Trung Quốc diễn trong bể với hình thức trò chơi hơn là
hí kịch. Rối nước Việt Nam diễn ở những nơi công cộng, trong khi rối nước
Trung Quốc chủ yếu diễn ở cung đình. Điều quan trọng hơn là sau đời Tống,
không thấy nói đến múa rối nước nữa. Còn ở Việt Nam thì đến tận ngày nay,
múa rối nước vẫn đang được duy trì. [60,60]



13
Ngoài Trung Quốc có thấy nhắc đến múa rối nước thời Tống, không
thấy tồn tại múa rối nước ở quốc gia nào nữa, chỉ đề cập đến rối cạn.
Như vậy, có thể khẳng định rằng múa rối nước không phải gốc ở Trung
Quốc. Và đối với thế giới, múa rối nước Việt Nam là một đóng góp độc đáo
và đầy sáng tạo, được giữ và duy trì lâu đời nhất. Với nghệ thuật múa rối
nước, Việt Nam đã có vị trí xứng đáng của mình trong lịch sử sân khấu nghệ
thuật của thế giới.
Về lịch sử hình thành nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam, có một số
kết luận như sau:
- Nghệ thuật múa rối cổ truyền dân tộc xuất phát từ nghệ thuật tạo hình,
từ trò chơi của nhân dân lao động Việt Nam, nhất là thợ thủ công và nông
dân, mà ra. Thời kỳ này có từ trước thời Lý [60,Tr. 66]
- Nghệ thuật múa rối nước cổ truyền dân tộc hoạt động từng nhóm, từ
trong một gia đình, một dòng họ, vua chúa cung đình biết đến và thụ hưởng,
sử dụng từ trước thế kỷ XII, rồi phát triển mạnh nhất vào thời Lý – Trần. Có
thể coi đó là thời kỳ cực thịnh của múa rối dân tộc.
- Hình thức hoạt động, sinh hoạt: Nghệ thuật múa rối nước hoạt động
thành từng gánh, từng phường, từng đội, biểu diễn lưu động từ trước thế kỷ
thứ XVIII, đến ngày nay.
- Những thuyết cho rằng múa rối nước có từ thời Hồng Bàng, thời
Thượng cổ, tiền Lý Nam Đế, thời Đinh, đều không có căn cứ.
- Phủ Hoài Đức, lộ Sài Sơn (vùng chùa Thầy) là nơi có điều kiện hơn
cả để phát sinh ra nghệ thuật múa rối nước dân tộc. Trong dân gian nhiều đời
vẫn lưu truyền thiền sư Từ Đạo Hạnh chính là thủy tổ múa rối nước.
Từ Đạo Hạnh (1072-1116) tục gọi là đức thánh Láng, là một thiền sư
nổi tiếng Việt Nam thời nhà Lý. Cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều màu
sắc huyền thoại. Dân chúng lập đền thờ ông tại chùa Thiên Phúc (chùa Thầy

nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội). Ngoài ra ông còn
được thờ tại chùa Láng và chùa Nền ở Hà Nội. Hàng năm, lễ hội chùa Thầy
được mở vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, tương truyền là ngày ông viên tịch.


14
Tại tòa chùa Thượng của chùa Thầy, phía trái, có pho tượng Đức Ông
thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh được tạo tác theo dạng có thể cử động đứng lên,
ngồi xuống, khi đóng hoặc mở cửa khán thờ. [76].
Từ xưa xa, cứ ngày mồng năm đến mồng bảy tháng ba, dân nhiều làng xã
quanh vùng phúc địa Sài Sơn mở hội chùa Thầy, và ngày quan trọng nhất là
mồng bảy, vì tương truyền đó là ngày thiền sư Từ Đạo Hạnh tái sinh. Ngày hội
bao giờ cũng có trò múa rối nước để tưởng nhớ thủy tổ của loại hình nghệ thuật
này. Người đi hội xem rối nước vây quanh bờ hồ. Khi mặt hồ đang êm ả, lung
linh dưới ánh mặt trời, bỗng vụt lên tiếng nổ vang, tiếp đó là tiếng quả pháo bèo
rẽ nước. Chú Tễu hiền lành ngộ nghĩnh xuất hiện, khua chiêng, dùng loa đọc
bài Giáo trò: Trình làng trình chạ/Thượng hạ tây đông/ Tứ cảnh hòa trung/
Nghe tôi giáo trống/Trường không phong động/ Cũng bởi trống tôi/ Làng đã vào
rồi/ Tôi xin diễn tích… Sau bài Giáo trò, người xem bị cuốn vào các tích truyện
do những con rối ngộ nghĩnh diễn xuất trên mặt hồ Long Trì, qua sự điều khiển
của các nghệ nhân náu mình sau bức mành. Tương truyền rằng, bài Giáo trò và
nhân vật chú Tễu do chính tổ nghề Từ Đạo Hạnh sáng tạo nên. [76].
1.1.2.4. Quá trình phát triển Múa rối nước
Theo nhà nghiên cứu Tô Sanh, quá trình phát triển của nghệ thuật múa
rối nước dân tộc trải qua 6 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ này, múa rối nước vẫn còn được coi là một
trò chơi của nhân dân lao động, thợ thủ công, nông dân, không phổ biến rộng.
Phạm vi gói gọn trong một vài gia đình, dòng họ, địa phương. Xuất hiện rất
lâu, trước thời Lý.
- Thời kỳ thứ hai: Hình thành một nhóm người chơi rối của nhân dân

lao động, tiến lên xuất hiện gánh rối, phường rối, bắt đầu xuất hiện ở địa
phương đông người xem, trong xóm ngoài làng, lan rộng ra các vùng lân cận.
Có thể có trước thời Lý, nhưng phát triển cực thịnh vào thời này rồi phát triển
theo từng giai đoạn.
- Thời kỳ thứ ba: Phong trào lan rộng từ các vùng có nhiều cơ sở múa rối
nước hoạt động, tiến đến các địa phương xa hơn. Và lan rộng hầu như khắp


15
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đã có những sự gặp gỡ giữa các phường rối với nhau,
và đã có những cuộc thi đấu, học hỏi, từ đó ảnh hưởng lẫn nhau. Trải qua nhiều
cuộc xâm lược về tôn giáo, phong kiến, đế quốc, ngoại bang, nghệ thuật múa
rối nước có bị chế ngự. Tuy nhiên, nội dung tiết mục vẫn chủ yếu phản ánh
sinh hoạt đời sống nông thôn, với các tiết mục lệ thuộc về kỹ xảo. Trong thời
kỳ này, các phường rối ganh đua nhau, giấu nghề, giữ bí mật, tích cực sáng tạo
những trò hay, tiết mục lạ để đem lại vinh dự cho phường mình.
- Thời kỳ thứ tư: Mốc được đánh dấu từ sau cách mạng tháng Tám,
chính quyền thuộc về tay nhân dân. Toàn dân kháng chiến chống thực dân
Pháp, phường rối có nơi bị đình đốn, có nơi hoạt động được. Số còn hoạt
động được. Nhiều quân rối bị giặc đốt cháy, con rối mất, phường rối tan, một
số ít còn tồn tại. Tiết mục về lễ giáo phong kiến bị bãi bỏ dần, tiết mục lịch
sử, sản xuất và chiến đấu được tăng cường. Mục đích của rối nước chủ yếu
phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc, gây dựng phong trào, phục sự tổ quốc,
phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến, coi nhẹ về tính kinh tế.
- Thời kỳ thứ năm (1954 – 1975): Với các mốc lịch sử quan trọng:
+ Thời kỳ hòa bình lập lại trên miền Bắc Việt Nam (1954);
+ Thời kỳ phục hồi các phường rối nghiệp dư cổ truyền, chủ yếu phục
vụ đồng bào địa phương. Ngoài ra cũng có phường đi phục vụ đồng bào ở
tịnh lỵ và thủ đô;
+ Thời kỳ thành lập đoàn múa rối cạn Trung Ương (1956).

+ Từ năm 1957 – 1965: Đã tổ chức nhiều cuộc liên hoan hội diễn trao
đổi kinh nghiệm về múa rối nước. Những kịch bản rối nước đầu tiên tiến từ
trò lên chuyện của Nhà hát múa rối Trung Ương (vở Trần Hưng Đạo bình
Nguyên và vở thi hóa rồng) là những cố gắng bước đầu trong công cuộc
nghiên cứu phát triển và nâng cáo tiết mục rối nước. Đây cũng là thời kỳ xuất
hiện bể diễn lưu động đầu tiên, bằng chất liệu tôn.
+ Năm 1966: Phòng triển lãm chuyên đề giới thiệu về nghệ thuật múa
rối nước cổ truyền Việt Nam được thành lập (địa chỉ tại số 10 phố Hàng Đào)


16
+ Năm 1967: Thành lập phòng bảo tàng nghệ thuật múa rối dân tộc
+ Năm 1968: Đơn vị múa rối nước chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập
+ Năm 1969: Ủy ban hành chính Hà Nội ra quyết định chính thức về
việc Bộ Văn hóa được xây dựng nhà hát múa rối nước trong khu vực công
viên Thống Nhất.
+ Năm 1970: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ múa rối nước đầu tiên cho một
đoàn rối nước nghiệp dư được mở tại xã Nam Chấn (huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định). Lớp kéo dài trong ba tháng.
+ 01/01/1972: Đơn vị thể nghiệm múa rối nước sát nhập vào đoàn múa
rối cạn Trung ương. Đồng thời lớp múa rối nước chuyên nghiệp đầu tiên của
Trung Ương được khai mạc. Đến tháng 3/1972, vở diễn Trời biển của ta kết
hợp rối nước và rối cạn đầu tiên mang tính chuyên nghiệp được diễn ở ao làng
với hình thức quy mô. Đến 07/04/1972, vở diễn múa rối cạn kết hợp múa rối
nước trên bể tôn mang tên Sơn Tinh, Thủy Tinh đánh dấu bước ngoặt về sự
dàn dựng công phu, đầu tư về kỹ thuật và cơ sở vật chất.
+ 10/07/1973: Lớp múa rối nước khóa I Trung Ương về thực tập ở xã
Nguyên Xá, học được chín trò cổ.
Như vậy có thể nói rằng, ở thời ký thứ năm, hoạt động rối và một số
phường rối được phục hồi. Múa rối trở thành tài sản của dân tộc, được sự

quan tâm và đầu tư duy trì, phát triển. Đặc biệt, sự ra đời của múa rối chuyên
nghiệp đánh dấu cho sự phát triển về quy mô, trình độ tổ chức, vừa học hỏi,
vừa đào tạo lại các phường rối nước nghiệp dư. Đây chính là nguồn lực cho
phát triển du lịch sau này.
- Thời kỳ thứ sáu (sau 1975): Thống nhất nước nhà, độc lập tự do. Múa
rối nước trở thành mục tiêu phát triển của đất nước nhằm duy trì, đào tạo và
phát triển phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
+ Cuối năm 1973, lớp múa rối khóa I Trung Ương thi tốt nghiệp tại
xã Nguyên Xá (Đông Hưng, Thái Bình) với hai mươi trò cổ, tiến lên thành
lập đội thể nghiệm.


17
+ 29/06/1974: Ba đoàn nghệ thuật múa rối nước là phường Nam Chấn
(Nam Trực, Nam Định), Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Nguyên Xá biểu diễn nhiều
tiết mục phục vụ hội nghị chuyên đề về múa rối dân tộc tại số 32 đường Tàu
bay (Ngã Tư Sở), nay thuộc vị trí Nhà hát múa rối Việt Nam.
+ Ngày 03, 04 và 29/10/1974, biểu diễn phối hợp giữa đoàn múa rối
Đông Các và đội nghiên cứu thể nghiệm múa rối nước đoàn múa rối Trung
Ương tổ chức biểu diễn tại Hà Nội có doanh thu. Các tiết mục múa rối nước có
Hề cầm quạt, Lân tranh cầu, Múa Tễu, Múa tứ linh Sơn Hậu, Cu Tý đánh Tây.
+ Cuối năm 1974: Đội thể nghiệm múa rối nước đoàn múa rối Trung
Ương biểu diễn múa rối bể phục vụ phái đoàn văn hóa Liên Xô và phái đoàn
ca múa nhân dân Lào. Ngoài ra còn phục vụ cho tổ báo Hình ảnh Việt Nam
vói các chuyên gia người nước ngoài. Múa rối nước được ca ngợi trên các
trang báo. [60, tr.67-70].
Từ sau năm 1975 đến nay, nước nhà được độc lập, đội thử nghiệm múa
rối nước đoàn múa rối Trung ương và các phường rối nước nghiệp dư có cơ hội
được đầu tư quan tâm, có những vở diễn phục vụ nhân dân địa phương và công
chúng. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh đất nước mới hồi sinh sau chiến tranh, nền kinh

tế quan liêu, bao cấp còn trì trệ, múa rối nước vẫn gặp nhiều khó khăn. Các vở
diễn phục vụ công chúng chủ yếu của đoàn múa rối Trung Ương có sự đóng
góp của các đơn vị rối nghiệp dư. Chỉ từ sau khi đất nước đổi mới (1986) và
sau khi nền kinh tế thị trường mở cửa, du lịch nhen nhóm phát triển, nhân dân
có điều kiện phát triển kinh tế và chăm lo đời sống tinh thần, tri thức xã hội
nhiều hơn, các phường múa rối nghiệp dư lần lượt được thành lập. Các đơn vị
rối chuyên nghiệp cũng lần lượt đi vào hoạt động biểu diễn có thu phí.
1.1.2.5. Giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối nước
Ngoài giá trị văn hóa, nghệ thuật múa rối nước còn có giá trị lịch sử, giá trị
kinh tế. Như ở trên tác giả đã trình bày, nguồn gốc, nội dung và cảm hứng nghệ
thuật của múa rối nước lấy đề tài từ thiên nhiên, cuộc sống của cộng đồng dân cư
tại thời điểm nhất định. Vì vậy, qua múa rối nước, một phần bức tranh lịch sử


18
được tái hiện. Bên cạnh đó, rối nước hình thành từ tự phát đến có ý thức, có tổ
chức để duy trì và phát triển. Cùng với vai trò quan tâm tài trợ bảo tồn của một bộ
phận dân chúng hoặc tổ chức về tinh thần và vật chất. Các tổ chức múa rối dưới
tên gọi phường, hội này ngoài biểu diễn phục vụ các kỳ hội làng hoặc sự kiện đặc
biệt, một số đơn vị tổ chức thành các gánh rối đi biểu diễn có thu phí. Như vậy,
múa rối nước có làm kinh tế, mặc dù vậy tính kinh tế không rõ nét.
Có thể nói rằng, trong số những giá trị mà nghệ thuật múa rối nước
chứa đựng, giá trị văn hóa là yếu tố nền tảng, nổi bật nhất. Giá trị văn hóa
được biểu hiện thông qua nghệ thuật tạo hình con rối, nghệ thuật diễn xướng,
không gian sân khấu, công nghệ, kỹ thuật biểu diễn. Đây chính là các phần
hiện của giá trị văn hóa ẩn sau đó.
Giá trị tạo hình múa rối nước: Được thể hiện thông qua quy trình tạo hình
hệ thống các nhân vật rối hay còn gọi là các con rối. Bản thân con rối là một vật
thể vô tri, do con người sáng tạo ra nhằm mục đích mô phỏng chuyển động của
nhân vật nào đó trong tích diễn. Múa rối không thể thiếu con rối. Tuy nhiên con

rối nếu không có sự can thiệp, điều khiển của con người thì không biểu cảm
được. Như vậy, cặp đôi rối – nghệ sỹ điều khiển rối chính là diễn viên múa rối.
Quy trình đầu tiên là việc lựa chọn chất liệu làm con rối. Chất liệu làm
con rối chủ yếu là từ gỗ sung, hoặc gỗ thừng mực. Đây là những loại gỗ nhẹ,
chịu được nước, độ bền tương đối tốt, thớ gỗ mịn và không có các vết sâu
đục, không có mấu và không dễ gãy. Phù hợp với yêu cầu tác nghiệp trên bề
mặt nước, đồng thời cũng là môi trường nâng đỡ con rối để vật liệu có thể nổi.
Vậy, chất liệu chủ yếu tạo nên con rối, bản thân nó đã mang tính lựa chọn,
sàng lọc qua thời gian trải nghiệm.
Múa rối nước có hệ thống nhân vật rối phong phú, gần với cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, lao động và tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa
nước. Các con rối được tạo hình theo mô típ và các quy ước dân gian mang đậm
nét văn hóa Việt Nam cổ truyền: Tính ước lệ, cách điệu, không đi vào chi tiết
hoặc không cần tuân theo tỷ lệ, kích thước thật như phương Tây. Các nhân vật


19
có thể có tỷ lệ giữa các bộ phận trên cơ thể không cân đối với nhau (các nhân
vật thường có đầu, mặt to hơn tỷ lệ người). Ở các nhân vật rối, người nghệ sỹ
tạo hình không đi sâu và tiểu tiết mà chủ yếu làm nổi bật lên những nét chính.
Tạo hình các con rối có hai công việc chính. Việc đầu tiên là tạo hình
bộ mặt, chân tay và thân hình con rối. Người nghệ nhân cắt gỗ thành những
khúc vừa kích thước con rối, bóc vỏ và để cho gỗ khô dần. Sau đó dùng đục,
bát, tỉa để chạm gỗ và nối chân tay rối, nối các máy dây điều khiển. Tiếp đến
là quy trình sơn. Thông thường, quy trình truyền thống bao gồm ba bước:
Bước 1: Sơn hom, hay còn gọi là bó hom. Ngày xưa thường được
người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền hơn
vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay
người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom,
chít các vết rạn nứt của tấm gỗ.

Bước 2: Sơn lót. Sau khi hom để gỗ khô kiệt mới sơn kín. Người thợ sơn
con rối thêm vài lần nữa để lấp kín mọi vết nứt. Sau khi khô, cứ mỗi lớp sơn lại
được người thợ dùng một viên đá để đánh bóng. Công đoạn này nhằm bảo vệ
đồ vật cần sơn, tấm gỗ không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ
thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ
vật cần sơn. Vì vậy, tùy từng phường mà việc sơn hom, sơn lót có thể nhiều ít
khác nhau. Thông thường, hom ba lần lót bảy lần được coi là đạt yêu cầu.
Bước 3: Thếp bạc. Lần này trong lúc sơn còn chưa khô, người thợ dán
lên các lá quỳ có chiều dài khoảng 4cm, chiều rộng khoảng 3cm. Người thợ
có thể dán thêm một lớp lá quỳ nữa trước khi sơn thêm hai, ba lần nữa bằng
sơn trộn với nhựa cây mủ.[74].
Các nguyên liệu khi sử dụng để trang trí cho rối ngoài sơn khai thác từ
cây sơn, nhựa dó, nhựa thông, dầu trám…còn có các loại màu. Màu cổ truyền
làm từ chất vô cơ như son: son trai, son thắm, son nhì. Các màu cơ bản bao
gồm: bích lục (xanh lá cây); hồng hoàng (màu vàng)…Ngày nay, các thợ thủ
công vẫn dùng sơn ta để sơn các màu da cam thẫm, nâu đậm, da cam nhạt, đỏ


20
và đen, nhưng với các màu xanh lá cây và đỏ son thì phải dùng sơn công
nghiệp của Thái Lan hoặc của Nhật Bản. Màu này có ưu điểm dễ dàng trong
sản xuất và màu sắc phong phú.
Tiếp đến là quá trình hóa trang cho rối. Đa số con rối có khuôn mặt cố
định. Việc tạo hình nhân vật theo các mô típ và quy ước dân gian. Ta có thể
gặp các quy ước trong nghệ thuật chèo, tuồng truyền thống: Nhân vật chính
diện nam có khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, cương trực; nam phản diện mặt
nhỏ, mắt lươn; nhân vật nữ mặt trái xoan, mày lá liễu…Bên cạnh đó, một số
nhân vật rối nước có trang phục cố định được vẽ, sơn trực tiếp lên thân gỗ.
Điển hình như nhân vật chú Tễu: nhân vật thiếu nhi mở màn các tiế mục rối:
miệng rộng, luôn luôn cười tươi, tóc để chỏm ba trái đào, thân hình bụ bẫm,

mặc khố, ở trần…thể hiện sự đáng yêu, hồn nhiên trẻ thơ. Nhìn chung, các
nhân vật rối được hóa trang tùy theo quy ước của nghệ thuật diễn xướng
truyền thống mà đơn vị biểu diễn lựa chọn. Phổ biến nhất có nghệ thuật chèo.
Ngoài ra, phường rối Đồng Ngư do ảnh hưởng của văn hóa quan họ nên việc
hóa trang các nhân vật theo mô típ quan họ như áo tứ thân, nón quai thao…
Như vậy, qua hình tượng rối, khán giả đã hình dung phần nào về bức
tranh văn hóa truyền thống Việt Nam. Và để có được thành quả là một con
rối, phải trải qua rất nhiều giai đoạn tỷ mỷ khác nhau. Các nghệ nhân dân gian
quả thực có óc sáng tạo tuyệt vời và đôi bàn tay thật sự khéo léo. Việc tạo
hình con rối, công với việc điều khiển rối, chính là bí quyết chính tạo nên sự
khác biệt giữa các phường rối, là bí mật nghề nghiệp không được phép để lộ.
Giá trị về công nghệ, kỹ thuật: Có thể nói rằng, mỗi con rối là một bộ
máy hoàn chỉnh, sản phẩm công nghiệp của nền văn minh nông nghiệp lúa
nước, là kết tinh của trí tuệ và sự sáng tạo tuyệt vời. Dưới bàn tay điều khiển
của người nghệ sỹ, những con rối từ những khúc gỗ vô tri biết hành động như
người thực, vật thực. Có thể gợi ý so sánh rối như những người máy (robot)
của nền văn minh khoa học kỹ thuật phương Tây.


21
Vậy múa rối nước được điều khiển như thế nào? - Người diễn viên
điểu khiển ngâm mình trong nước, đưa hai tay luồn xuống dưới mặt nước,
qua tấm mành mành làm cho con rối cử động theo ý mình bằng hai cách: trò
múa rối dây và trò múa rối sào.
Một số tích trò diễn cần phải đóng cọc chăng dây trước khi diễn. Các
trò dây hay trò máy, củi, thì phải đóng cọc căng dây gài máy, đặt củi trước
mà người ta gọi là máy ngầm…máy dây, máy dọc, bàn máy hay củi. Trước
khi có cuộc biểu diễn người ta theo sơ đồ đóng cọc để đóng những cọc gỗ sẵn
dưới đáy ao, bố trí trước đường đi lối lại của con rối – khoảng cách con rối,
giữa con rối và người điều khiển căng dây thép và dây thừng thật chặt thật

căng, đặt đúng chỗ cần thiết cho diễn xuất. Đó là những bộ máy cố định đặt
sẵn lúc nào cần thì dùng đến. Cọc gỗ đóng ngầm dưới nước phải là tre chắc
hoặc các loại gỗ thật tốt. Tuỳ theo ao nước nông sâu mà đóng cọc cao hay
thấp. Một hệ thống dây có đính con rối được mắc theo những cọc này. Muốn
khi kéo được trơn và nhẹ, người ta còn mắc thêm ròng rọc. Bố trí rối đi theo
cọc và các đường dây trên máy dây. [60,118 -119].
Ở trò sào, con rối được đính trên đầu của cây sào, dài khoảng 2,5m – 3m.
Khi biểu diễn cây sào được nén xuống không cho lộ trên mặt nước. Bên cạnh
cây sào có thể có một vài sợi dây phụ thuộc để giật thêm động tác cho con rối.
Đây là một trong những bí quyết lớn nhất để tạo nên tính đặc sắc, thể
hiện trình độ và bản sắc riêng của mỗi phường rối, nói cách khác chính là
điểm đặc biệt của nghệ thuật múa rối nước.
Giá trị nghệ thuật diễn xướng: Nghệ thuật múa rối chiếm một vị trí
đặc biệt trong nền văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam, và trong hệ thống
các loại hình sân khấu dân tộc. Nghệ thuật múa rối nước được coi là sự tổng
hợp nhiều loại hình nghệ thuật. Trong đó, phổ biến bao gồm nghệ thuật Chèo
và Quan họ, các làn điệu dân ca cổ truyền – vốn là những di sản văn hóa có
giá trị to lớn đã được khẳng định.


22
Có thể nói rằng, sự phối hợp nghệ thuật diễn xướng dân gian với múa
rối nước là sự se duyên tự nhiên của lịch sử, bởi đều bắt nguồn từ trong dân
gian, được nuôi dưỡng, bảo vệ, sáng tạo, phổ biến, lưu truyền từ đời này sang
đời khác trong dân gian. Những loại hình nghệ thuật này cùng hình thành từ
điều kiện tự nhiên là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, chịu ảnh hưởng bởi
hệ thống phù sa sông Hồng, sông Thái Bình, hình thành và phát triển trong kỷ
nguyên phồn thịnh thời Lý – Trần.
Nghệ thuật múa rối nước có lối đối đáp, hình thức ứng diễn, hệ thống
các trò và tích trò xây dựng trên cơ sở dân ca hò vè. Múa rối nước còn bao

gồm việc trình diễn các sự tích, truyện cổ tích, lịch sử, kịch bản chèo…Ngoài
ra, một số phường rối (Đồng Ngư, Bắc Ninh) do xuất thân từ quê hương quan
họ, các làn điệu này được sử dụng chủ yếu.
Âm nhạc trong nghệ thuật múa rối nước: Trong nghệ thuật biểu diễn
rối nước, âm nhạc là một phần không thể thiếu. Dàn nhạc trong biểu diễn rối
nước chủ yếu là dàn nhạc của Chèo. Các nhạc cụ chủ yếu trong biểu diễn rối
nước là: sáo, đàn tranh hoặc tam thập lục, đàn bầu, bộ gõ (trống, thanh la,
mõ…). Trong biểu diễn rối nước người ta còn sử dụng nhiều loại pháo như
pháo nổ, pháo hoa, pháo dây, pháo vịt nhằm tạo ra không khí sôi động và màu
sắc lung linh huyền ảo cho buổi diễn. Ngoài các nhạc công còn có các kép hát
chèo. Đối với đoàn múa rối nước Bắc Ninh về cơ bản tương tự, có khác biệt
về làn điệu theo lối Quan họ, người hát được gọi là các liền anh liền chị.
Trang phục trong nghệ thuật múa rối nước: Bao gồm hóa trang cho
nhân vật rối nước và trang phục cho diễn viên điều khiển rối nước, dàn nhạc.
Về hóa trang đã được đề cập ở trên. Trong khi đó, người nghệ sỹ biểu diễn là
diễn viên điều khiển rối và nhạc công, ca nương, kép hát thì trang phục theo
thuyền thống. Tùy thuộc vào mỗi phường lựa chọn chất liệu diễn xướng chủ
đạo là Chèo, Quan họ…mà có trang phục phù hợp. Riêng diễn viên điều
khiển, do phải đứng dưới nước nên có trang bị thêm thiết bị hỗ trợ. Hiện nay
có quần áo cao su đến vai, chống thấm nước, mặc ngoài quần áo truyền thống
để chào khán giả khi kết thúc tiết mục giữ được sự đồng điệu.


23
Nghệ nhân múa rối nước: Người nghệ sỹ xuất thân dân gian, đa phần từ
nông dân làm các công việc đồng áng. Bên cạnh đó còn có một hệ thống nghề
thủ công phụ phong phú như mộc, chạm, gốm, đan, dệt Tùy thuộc vào khả
năng và thế mạnh có thể tham gia vào một trong các vị trí sau:
- Nghệ nhân tạo hình quân rối: người định hình, lên khung và tạo tác ra
con rối, đòi hỏi có năng khiếu và sự khéo léo. Người nghệ sỹ này thường là

những người có nghề phụ như tạc tượng, chạm, điêu khắc, mộc…
- Nghệ nhân sáng tạo tích trò và tích diễn: Hiện nay trong kho tàng
các tích truyện rối nước dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Bằng năng khiếu, đam mê, những nghệ sỹ không chuyên, không qua
đào tạo chuyên môn có thể sáng tạo ra những tích trò mới phù hợp với tính
chất của thời đại. Tại các sân khấu múa rối chuyên nghiệp có đạo diễn, biên
kịch được đào tạo chuyên sâu.
Nghệ sỹ biểu diễn:
+ Nghệ sỹ điều khiển rối: Làm nhiệm vụ trực tiếp điều khiển con rối.
Họ được coi là những người có đôi tay vàng, những phù thủy làm cho con rối
từ vô tri thành ra như người thật, vật thật. Nghệ sỹ điều khiển con rối chủ yếu
là nam giới. Tại các phường rối cổ truyền, việc tạo hình và điều khiển rối
không được truyền dạy cho con gái và con rể vì sợ mất tính bí mật. Đây là
yếu tố rất quan trọng đối với mỗi phường rối.
+ Nghệ sỹ trong đội nhạc: Họ là những nhạc công, kép hát, ca nương.
Nếu nghệ sỹ điều khiển rối là người thổi hồn cho rối từ vô tri thành thực, thì
những người nghệ sỹ này thực sự làm cho con rối từ vật trở thành người, trở
nên sống động. Nhạc công cần biết về nhạc lý, biết chơi nhạc cụ. Người nghệ
sỹ biểu diễn cần có chất giọng, năng khiếu và được đào tạo.
Giá trị về mặt không gian biểu diễn: Không gian biểu diễn của múa rối
nước là thủy đình sân khấu rối nước trên ao làng.
Sân khấu rối nước truyền thống
Sân khấu của nghệ thuật múa rối nước là mặt nước. Nhà hát múa rối
nước truyền thống là thủy đình. Thủy đình được xây dựng trên ao làng,

×