Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.39 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY VÂN

KHAI THÁC SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA
VÙNG VEN BIỂN THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

Hà Nội, 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY VÂN

KHAI THÁC SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG VEN
BIỂN THANH HĨA
Chun ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG

Hà Nội, 2008


2


Mục lục
Trang
Trang phụ bìa .....................................................................................................
Mục lục. ...............................................................................................
Lời cam đoan .......................................................................................................
Danh mục các ký hiệu viết tắt ..........................................................................
Mở đầu ........................................................................................................... ..
Chương 1: Tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven biển
Thanh Hãa ...................... ……………………………………………….4
1.1 Mét sè kh¸i niƯm .......... ........................................................................... 3
1.2. Giới thiệu khái quát Thanh Hoá và vùng ven biển Thanh Hoá.10
1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu vùng ven biển Thanh Hoá......23
1.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống.....23
1.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa mang tính hiện đại....................32
Tiểu kết chương 1 ...................34
Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa
vùng ven biển Thanh Hoá36

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thanh Hoá và sản
phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa36
2.1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thanh Hóa...36
2.1.2. Khái quát sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển.43
2.1.3. Các chương trình du lịch khai thác yếu tố tài nguyên DLVH..49

ii



2.2. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh
Hóa52
2.2.1. Đặc điểm của hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa được khai thác
trong kinh doanh du lịch.52
2.2.2. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hoá...53
2.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ tht phơc vơ du lÞch……………….62
2.2.4. HƯ thèng dÞch vơ trong khai thác sản phẩm du lịch văn hóa...67
2.2.5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch..................................................72
2.2.6. Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch văn hóa thành sản phẩm
DLVH của các DNLH...74
2.2.7. Quảng bá xúc tiến ...76
2.2.8. An toàn du lịch77
2.2.9. Văn hóa giao tiếp ứng xử.79
2.3. Đánh giá về hoạt động khai thác các sản phẩm du lịch văn hoá..81
2.3.1. Điểm thuận lợi.82
2.3.2. Điểm hạn chế..82
Tiểu kết chương 2.....86
Chương 3: một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả khai
thác sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển Thanh Hóa87

3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa..87
3.2. Định hướng khai thác và phát triển sản phẩm du lịch văn hoá vùng
ven biển.................................. ...89

iii


3.3. Một số giải pháp tăng cường khai thác sản phẩm du lịch văn hoá
vùng ven biển92
3. 4. Một số khiến nghị...104

3.4.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý104
3.4.2. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp du lịch......106
Tiểu kết chương 3...107
Kết luận.108
Tài liệu tham khảo...109
Phụ lục111

iv


Danh mục các chữ viết tắt

KDL

: Khách du lịch

DSVH

: Di sản văn hóa

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

UBND

: Uỷ ban nhân dân

GDP


: Tổng sản phẩm quốc nội

KT-XH

: Kinh tế - xà hội

DLVH

: Du lịch văn hóa

Mục lục bảng biểu:
Bảng 2.1 .......................................................................................................... 38
B¶ng 2.2 ..........................................................................................................39
B¶ng 2.3 ...........................................................................................................52
B¶ng 2.4 ...........................................................................................................61
B¶ng 2.5 ........................................................................................................... 62
B¶ng 2.6 ...........................................................................................................71
BiĨu ®å: 2.1…………………………………………………………………52

v


mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch văn hoá đà và đang trở thành xu hướng
phổ biến của du lịch toàn thế giới. Hơn nữa, du lịch văn hoá còn được xem là
sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển. Với nền tảng và qui mô phát
triển không lớn, các nước đang phát triển không có thế mạnh xây dựng những
điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại, đồ sộ như
các nước phát triển. Du lịch ở các nước đang phát triển dựa vào nguồn du lịch

tự nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc. Đối với nước ta, du lịch văn hoá cũng được xác định như một trong những loại hình du lịch có thế mạnh và tiềm năng
phát triển lớn.
Thanh Hoá được mệnh danh là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt", nơi phát tích
của "Tam vương nhị chúa", là vùng đất có truyền thống lịch sử oai hùng trong
chống giặc ngoại xâm, có nhiều danh nhân văn hoá tiêu biểu cùng với những
di sản độc đáo - đó là những tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn du khách đến
tham quan, nghiên cứu
Cùng với những bước phát triển của đất nước, để lại cho Thanh Hoá nói
chung, vùng ven biển Thanh Hóa nói riêng một lượng lớn các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm say lòng những du khách tới
thăm. Ngoài ra, giống mỗi vùng trong cả nước, vùng ven biển Thanh Hoá có
bản sắc văn hoá địa phương đặc sắc, đà tạo ra những nét riêng so với vùng
khác được thể hiện qua lễ hội, phong tục tập quán, nghề, làng nghề. Đây là
nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và mang đậm nét văn hóa của ngư
dân vùng ven biển, hiện đà và đang được khai thác thành sản phẩm du lịch văn
hóa. Đặc biệt, khi du lịch Thanh Hóa đang cố gắng đa dạng hóa các sản phẩm
du lịch nhằm thu hút khách du lịch và triển phát du lịch tỉnh nhà thành trọng
điểm du lịch quốc gia, mà phát triển sản phẩm du lịch biển là điểm nhấn mạnh
của du lÞch Thanh Hãa.

1


Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng như vậy có thể tạo ra
những sản phẩm du lịch biển (trong đó có sản phẩm du lịch văn hóa) đặc trưng
của vùng ven biển Thanh Hóa làm hài lòng và thỏa mÃn nhu cầu tìm hiểu của
khách du lịch. Tuy nhiên, hiện nay do chưa được qui hoạch, chiến lược trong
khai thác và quản lý, cho nên sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển chưa
thể phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Để nâng cao hiệu quả sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh
Hóa, cho nên tác giả đà chọn đề tài Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa

vùng ven biển Thanh Hóa làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá các tài nguyên có thể khai thác để phát triển sản phẩm du
lịch văn hoá vùng ven biển Thanh Hoá
- Đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển
Thanh Hoá
- Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả khai thác
sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển Thanh Hoá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tài nguyên du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch văn hoá
vùng ven biển Thanh Hóa
- Phạm vi và không gian: Nghiên cứu thực tế họat động khai thác sản
phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn các huyện, thị xà vùng ven biển Thanh Hoá
(Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xà Sầm Sơn), và
tại các doanh nghiệp lữ hành tại Thanh Hoá và Hà Nội.
Phạm vi vỊ thêi gian: Sè liƯu, tµi liƯu sÏ thu thập từ thời điểm (2004
7/2008). Các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển
Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010 và các giải pháp được đưa ra trong giai đoạn
2005-2010

2


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm, tổng hợp, phân tích tài liệu
- Phương pháp điền dÃ
- Phương pháp phỏng vấn
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương.

Chương 1: Tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hoá
Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven
biển Thanh Hoá
Chương 3: Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sản
phẩm du lịch văn hoá vùng ven biÓn Thanh Hãa.

3


Chương 1: Tài nguyên du lịch văn hóa
vùng ven biển Thanh Hóa
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1.Vùng ven biển ( Duyên hải)
Trước khi tìm hiểu và nghiên cứu về tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven
biển Thanh Hóa, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm vùng ven biển. Tuy
nhiên, hiện nay chưa có nhiều tác giả đưa khái niệm này. Theo các tác giả
cuốn sách Địa mạo bờ biển Việt Nam thì khái niệm vùng ven biển là:Là
một đại lục địa ven biển rộng lớn. Mà trên dải này tồn tại các đường địa hình
được tạo bởi biển, các mực nước biển có đường cao khác nhau. Nếu như trên
lục địa không có các diện tích nặng của địa hình thì ranh giới vùng ven biển
có thể là đường nối các đỉnh vũng vịnh. ở các bờ biên giới phần ranh giới này
có thể trùng với mép vạch dọc clif hoặc mép trong bậc thềm biển. Khi đó
thuật ngữ vùng ven biển chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý tự nhiên khái quát.1
1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa được hiểu là loại tài nguyên do con người tạo
ra hay có thể hiểu nó là những đối tượng, hiện tượng được tạo ra bởi con
người. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du

khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xà hội, kinh tế,
môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch văn hóa.
Tài nguyên du lịch văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch2.
1
2

Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa (2007), Địa mạo bờ biển Việt Nam, nxb Khoa học TN và CN, tr 12.
Luật du lịch 2006, điều 13, môc 1

4


1.1.3. Du lịch văn hoá
Trong vài chục năm trở lại đây, với sự phát triển của kinh tế và khoa hoặc
kỹ thuật đà xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù và ngày càng trở nên phổ
biến. Trong đó phải kể đến du lịch văn hóa. Đây là loại hình du lịch mà khách du
lịch đến đấy nhằm mục đích thăm quan, tìm hiểu giá trị của các di tích lịch sử
văn hóa, lễ hội, phong tục tập và các làng nghề truyền thống, các sự kiện văn hóa
do cộng đồng taọ ra có sức thu hút đặc biệt với khách du lịch.
Theo PGS. TS Trần Đức Thanh: Du lịch văn hóa là loại hình du lịch
dựa vào các giá trị văn hoá của một cộng đồng hay mét nhãm d©n téc, mét
quèc gia hay mét khu vực có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhận
thức của khách du lịch.
Theo GS, TS Nguyễn Văn Đính: Du lịch văn hóa là loại hình du lịch
dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch nhân văn, và hoạt động du lịch diễn
ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung
khai thác tài nguyên nhân văn, đặc biệt là các công trình kiến trúc văn hoá do

cộng đồng tạo ra có sức thu hút đặc biệt với du khách
Đây là loại hình du lịch có tác dụng giáo dục và nâng cao nhận thức
của khách du lịch và hiện đang phát triển mạnh ở Việt Nam, đất nước có 4000
năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
1.1.4. Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề là một khái niệm mới. Tuy nhiên, cũng được hiểu
một cách thông thường về du lịch làng nghề, đó là một loại hình du lịch
thuộc nhóm các loại hình du lịch được phân loại theo môi trường tài nguyên.
Theo tác giả Phạm Quốc Sử cuốn Phát triển du lịch làng nghề, nghiên
cứu trường hợp tỉnh Hà Tây: Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch sinh
thái nhân văn được tiến hành tại các làng tiêu biểu, mà ở đó còn lưu giữ tương

5


đối nguyên vẹn những di sản văn hóa làng xà truyền thống (di tích lịch sử văn
hóa, phong tục, lễ hội,), đặc biệt là truyền thống công nghệ cổ, thông qua
các nghệ nhân tài giỏi.
Đến với mỗi làng nghề, khách du lịch sẽ được khám phá và thẩm nhận
những giá trị văn hóa vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,vừa độc đáo, mang
tính đặc thù địa phương. Ngoài sự chứng kiến tận mắt những thao tác công
nghệ do các thợ thủ công thực hiện, khách du lịch có thể tìm hiểu sâu thêm về
truyền thống công nghệ ở các nghệ nhân. Khách du lịch có thể mua đồ lưu
niệm là các sản phẩm công nghệ với giá cả phải chăng, thậm chí có thể tìm
kiếm các cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh, đồng thời đó cũng là dịp để du
khách lấy lại sự cân bằng về tinh thần sau những bức xúc, căng thẳng do nếp
sống công nghiệp và cuộc sống đô thị gây ra. Thông qua chuyến viếng thăm
làng nghề, KDL sẽ thu lượm được nhiều những giá trị văn hóa Việt Nam
truyền thống và hiểu sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam.
1.1.5. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch được hiểu là tập hợp các dịch vụ cần thiết như: lữ
hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và
các dịch vụ khác thoả mÃn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Đính: Sản phẩm du lịch là các dịch vụ,
hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai
thác các yêú tự nhiên, xà hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất ký
thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.3
Theo Luật du lịch Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thỏa mÃn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
và dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
3

GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hòa, Kinh tế du lịch, Trường ĐHKTQD, khoa Du lịch, NXB
LĐ - XH

6


1.1.6. Sản phẩm du lịch văn hoá
Sản phẩm du lịch được hiểu là toàn bộ những dịch vụ và hàng hóa mà
khách du lịch được hưởng thụ trong suốt chuyến đi. Sản phẩm du lịch văn hoá
là việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và các dịch vụ du lịch kèm theo
để hình thành các chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch có dấu ấn văn hoá
chủ đạo và cơ bản, phù hợp với việc xây dựng loại hình du lịch văn hoá và do
đó là sản phẩm trực tiếp từ loại hình du lịch văn hoá.
1.1.7. - Di tích lịch sử - văn hoá
Di tích lịch sử - văn hóa vẫn thường được quan niệm là tài sản văn hóa
quí giá của mỗi đại phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại.

Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của
mỗi nước. ở đó chứa đựng những gì thuộc về truyền thống văn hóa tốt đẹp,
những tinh hoa trí tuệ tài năng, văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích
lịch sử văn hóa được coi là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.
Còn theo các tác giả trong cuốn Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh :"Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách
thể, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân
con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng
cảnh công bố ngày 4/4/1984, di tích lịch sử văn hóa được quan niệm như sau: Di
tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng địa điểm, đồ vật, tài liệu và
các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến
các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa xà hội.4
Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: Di tích lịch sử văn hóa là
những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công
trình, địa điểm có giá trị văn hóa và khoa học
4

Luật DSVH và và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2003,tr 13

7


1.1.8. Nghề, làng nghề thủ công truyền thống
Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đà trở thành đối
tượng của hoạt động du lịch nơi người ta hướng tới để khám phá, tìm hiểu và
chiêm nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những giá trị vật chất và giá trị
tinh thần một cách hài hòa và sinh động nhất.
Làng nghề được quan niệm: Làng nghề nông thôn Việt Nam là làng
nghề có trên 30% tổng số dân tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông

nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất này chiếm trên 50% tổng doanh
thu cả làng.5
Tuy nhiên làng nghề thủ công truyền thống có thể được quan niệm:
Là những làng có các nghề sản xuất hàng hoá bằng các công cụ thô sơ
và sức lao động của con người đà được hình thành một thời gian dài trong lịch
sử, nghệ thuật sản xuất hàng hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
ở trong làng6.
Sản phẩm hàng hoá được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong
làng mà còn bán ở thị trường trong nước và qc tÕ.
1.1.9. Phong tơc, lƠ héi trun thèng
Theo chóng ta hiểu: Phong tục là những tập quán đà đi đến sự công
nhận của xà hội, được chuẩn mực trong những mức độ nhất định, được coi như
là một phần của lt lƯ. Nã rµng bc hµnh vi vµ chi phèi cuộc đời các cá
nhân hay cộng đồng, là sự biểu hiện cụ thể bản sắc văn hóa của cộng đồng ®ã.
Theo tõ ®iĨn tiÕng ViƯt:“Phong tơc lµ thãi quen ®· ăn sâu vào đời sống
xà hội, được mọi người công nhận và làm theo.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời
gian lao động vả. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên,
5
6

Đặng Kim Chi, Xử lý nước thải tại làng nghề, tạp chí du lịch Việt Nam, số/2007
Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch, nxb Giáo dục

8


những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan tới những
nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền
thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử-văn hoá, kinh tế trọng đại của đại

phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí là dịp để tăng
thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn
dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân
vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa
của con người với thiên nhiên thần thánh và con người trong xà hội. 7
1.2. Giới thiệu khái quát Thanh Hoá và vùng ven biển Thanh Hoá
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106,09 km2, nằm ở phía Bắc Trung
Bộ Việt Nam (ở phía Nam vùng Du lịch Bắc Bộ, tọa độ địa lý từ 19018' đến
20040' vĩ độ Bắc và từ 104020' đến 10605' kinh độ Đông), cách thủ đô Hà Nội
trên150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc
giáp với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ
An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía
Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 102 km. Thanh Hoá nằm ở vị trí
cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có hệ thống giao thông
đường bộ khá thuận lợi.
Thanh Hoá cũng có hệ thống sông ngòi phân bố đều với 4 hệ thống
sông chính gồm Sông MÃ, Sông Hoạt, Sông Yên, Sông Lạch với 5 cửa lạch
chính thông ra biển thuận lợi cho khả năng phát triển giao thông vận tải biển
và việc giao lưu kinh tÕ cđa Thanh Ho¸ víi c¸c n­íc trong khu vực và Thế
giới. Ngoài ra, Thanh Hoá còn có nguồn nước khoáng nóng tuy chưa có điều
7

Dương Văn Sáu, Lễ hội VN trong sự phát triển du lịch, t35, Trường §HVHHN, 2004

9


tra quy mô lớn nhưng đây sẽ là một tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách

đến nghỉ ngơi, chữa bệnh.
Về hàng không, Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng là sân bay quân sự
nhưng có thể sử dụng vào mục đích dân sự, là những nhân tố mới thuận lỵi
trong thêi kú më cưa, héi nhËp qc tÕ. Thanh Hoá là tỉnh nằm trong vùng
giao thoa chịu ảnh hưởng của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác
động của các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, Nam Bộ.
Thanh Hoá là một miền đất có địa hình khá phức tạp. Nhìn chung có
thể chia ra các dạng địa hình sau: Địa hình miền núi và trung du; Miền đồng
bằng; Địa hình miền biển, đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch với đường
biển dài 102km. Tổng diện tích tự nhiên của Thanh Hoá là 11.106 km2, chiếm
3,37%/tổng diện tích tự nhiên cả nước. Trong đó đất rừng là thế mạnh của tỉnh
với 711.902ha, chiếm 63,7%, vùng bÃi bồi (kể cả đất bồi ven sông, bÃi bồi
sinh thái biển) khoảng 12.790ha.
Thanh Hoá là một tỉnh nằm trong khu vùc khÝ hËu nhiƯt ®íi, giã mïa,
nãng Èm, mưa nhiều, có sự phân hoá khí hậu giữa các vùng trong lÃnh thổ và
thay đổi theo độ cao. Tài nguyên khí hậu kết hợp với biển đà tạo ra tính chất
mùa vụ của du lịch. Hiện nay, Thanh Hoá đang khắc phục tình trạng này bằng
cách phát triển nhiều loại hình du lịch để khai thác điều kiện thuận lợi của khí
hậu và sự đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tài nguyên động, thực vật rừng ở Thanh Hoá rất phong phú và đa dạng.
Tài nguyên rừng đà trở thành nguồn tài nguyên du lịch quan trọng hiện đang
được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế, hấp dẫn du khách mỗi
lần đến với xứ Thanh.
1.2.2. Điều kiện xà hội, nhân văn
Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế của Thanh Hoá đà dần đi vào ổn
định, công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, nền kinh tế nhiều thành phần phát
triển với tèc ®é nhanh.

10



Hiện nay hệ thống giao thông của Thanh Hoá đà được cải thiện đáng
kể, cả tỉnh có trên 7.000 km đường bộ, trong đó nhựa hoá, bê tông hoá đạt
khoảng 25% tổng số đường bộ toàn tỉnh; phương tiện giao thông công cộng,
vận tải hành khách không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, đặc biệt
hiện nay Thanh Hoá đà đưa vào khai thác tuyến xe buýt nối Thành phố Thanh
Hoá với các huyện, thị xà trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của
người dân và du khách. Hiện nay được sự đầu tư, quan tâm của tỉnh, đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao với. Theo thống kê năm 2007:
. Về thông tin liên lạc: 3,7máy/100 dân, 100% xÃ, phường, thị trấn có
điện thoại
.Về văn hoá - Thể thao: Tính đến nay có 4.188 làng, bản, cơ quan văn
hoá. .Y tế: 60% số xà có bác sĩ, 30% số xà đạt chn qc gia vỊ y tÕ, 98,2%
x· cã tr¹m y tế
.Cấp điện: 90% tổng số hộ trong tỉnh đà được cấp điện lưới quốc gia.
Thanh Hoá là một miền đất cổ, có thể coi là cái nôi sinh ra những lớp
người cổ đầu tiên trú ngụ trên lÃnh thổ nước ta. Đây cũng là thời điểm bắt đầu
của lịch sử đất nước, của lịch sử định cư của các lớp cư dân Thanh Hoá. Vào
khoảng 6.000 - 5.000 năm trước đây họ đà tiến ra Đa Bút, Hoa Lộc để chinh
phục vùng ven biển và vào khoảng 2000 năm trước họ đà làm chủ vùng đồng
bằng và sáng tạo nên nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ nổi tiếng cả thế giới. Đấy
cũng là nền văn hoá thực chất của nước Văn Lang.
Về địa danh thì cái tên Thanh Hoá có từ thời Lý gọi là lộ Thanh Hoá,
trải qua các thời kỳ có đôi ba lần thay tên và đến năm Minh Mạng thứ 12
(năm 1831) thì gọi là tỉnh Thanh Hoá. Ai cũng biết Xứ Thanh là nơi sản sinh
ra biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt cho đất nước. Là vùng địa linh nhân kiệt,
đất phát tích của nhà Lê, nhà Hồ, chúa Trịnh.

11



Thanh Hoá là một trong những tỉnh đông dân của cả nước, chỉ sau
thành phố HCM và thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên mật độ dân số trung bình ở
Thanh Hoá không cao. Mặc dù vậy mức tăng dân số tự nhiên của Thanh Hoá
vẫn khá cao. Cơ cấu dân số của Thanh Hoá khá trẻ. Nhóm tuổi lao động
chiếm khoảng 45% toàn bộ dân số. Có tới 90,5 % cư dân sống ở vùng nông
thôn, chỉ có 9,5% sống ở thành thị. Tỷ lệ trên cho thấy nền kinh tế Thanh Hoá
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nhịp độ đô thị hoá chưa cao.
Theo thống kê có thể thấy Thanh Hoá là tỉnh có các dân tộc thiểu số
sinh sống. Trong cơ cấu dân tộc, dân téc Kinh chiÕm 84,7%; d©n téc
M­êng chiÕm 8,7%; d©n téc Thái chiếm 6,0%; còn lại khoảng 0,4% là các
dân tộc khác như: Hmông, Dao, Hoa... Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ
yếu ở các huyện miền núi phía Tây Thanh Hoá như: Quan Hoá, Bá Thước,
Lang Chánh...
Các dân tộc này tuy với số lượng không nhiều, nhưng lại có một nền
văn hoá đặc sắc, thể hiện trong tập tục, trong sinh hoạt văn hoá dân gian, trong
lễ hội và ngay trong các hoạt động canh tác, đặc biệt là dân tộc Mường. Thanh
Hoá đà được mệnh danh là thủ phủ của dân tộc Mường. Dưới góc độ du lịch
thì đây là một vốn quí, là nguồn tài nguyên đặc sắc được khách du lịch, đặc
biệt là khách du lịch quốc tế quan tâm.
Hiện nay toàn tỉnh có các loại đô thị gồm 1 thành phố loại II, 2 thị xà và
24 thị trấn. Các đô thị đang được đầu tư phát triển, nâng cấp trở thành các
trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, các trung tâm dịch vụ - du lịch thúc
đẩy sự phát triển của huyện và tỉnh. Thị xà Sầm Sơn đang dần trở thành đô thị
du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch.
Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, đứng hàng thứ 3 sau Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội, có nguồn lao động trong độ tuổi rất dồi dào với trình độ
học vấn tương đối cao so với cả nước. Hàng năm, con số tuyển sinh vào các
trường Đại học, Cao Đẳng, THCN và dạy nghề tăng nhanh đáng kể. Đây chính là
nguồn nhân lực quí giá cho các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.


12


1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Thanh Hoá
Lịch sử hình thành tỉnh Thanh Hoá là một lịch sử lâu dài, gắn liền với
lịch sử hình thành và dựng nước của nước ta. Đó cũng là lịch sử hàng ngàn
năm với nhiều lần sát nhập, tách, đổi tên. Có điều về cơ bản, địa giới của tỉnh
không thay đổi nhiều so với ngày nay.
- Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân của nước Văn Lang.
- Nhà Hán: Thanh Hãa thc qn Cưu Ch©n.
- Thêi thc Tam Qc, nhà Đông Ngô tách quận Cửu Chân thành 2
quận: Cửu Chân và Cửu Đức. Quận Cửu Chân thuộc đất Thanh Hóa ngày nay
và một phần phía Ninh Bình.
- Thời nhà Lương: Lương Võ Đế đổi Cửu Chân thành ái Châu
- Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận
*Thời Đinh, Tiền Lê, Lý
- Nhà Đinh và Tiền Lª gọi là đạo Ái Châu
- Nhà Đinh và Tiền Lê gọi là đạo Aí Châu
- Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Aí Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1
thì gọi là phđ Thanh Hãa ( Thanh: trong s¸ng; Hãa: biÕn hãa).
*Thêi Trần, Hồ
Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7
huyện: Châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu
Aí ( gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga); Châu Cửu Chân(
gồm: Cố Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cố Đằng; huyện
Cố Hoằng, huyện Đông Sơn; huyện Vĩnh Ninh, huyện Yên Định; huyện
Lương Giang, huyện Cố Lôi
*Thuộc Minh
Nhà Minh đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi

Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi

13


*Thời Nguyễn
- Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa, gồm phần đất tỉnh Thanh
Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình ( thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc)
và tỉnh Sầm Nưa của Lào ( thời kỳ đó gọi là Châu Sầm).
- Năm 1802 (năm Gia Long 1), gọi là trấn Thanh Hóa
- Năm 1831 ( năm Minh Mệnh 12), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là
tỉnh Thanh Hoa ( Hoa: tinh hoa)
- Năm 1841 ( năm Triệu Trị 1), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa và không
đổi từ đó cho tới nay.
Thời thuộc Pháp, tỉnh Thanh Hoá thuộc quản lý của triều đình Huế. Ngày
1/5/1994, tại Nghị định số 07/CP, Chính phủ quyết định thành lập thành phố
Thanh Hoá trên cơ sở hành chính thị xà Thanh Hoá.
Ngày 18/11/1996, Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đà ra
Nghị định số 72/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện.Ngày
6/12/1996, UBND tỉnh Thanh Hoá đà có chỉ thị số 31 TC/UB thực hiện Nghị
định 72/CP. Theo chỉ thị này, từ ngày 1/1/1997, các huyện chính thức hoạt
động theo đơn vị hành chính mới gồm 24 huyện, 2 thị xÃ, 1 thành phố.
Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, được sự quan tâm và đầu
tư của Chính phủ, cùng với sự đổi mới của đất nước Thanh Hóa đà dần phát
trển mạnh về kinh tế xà hội và đạt những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng
trưởng vượt với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, kết cấu hạ tầng được
quan tâm đâu tư, nhiều dự án quan trọng đà và đang được xây dựng. Lĩnh vực
văn hóa - xà hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân được cải thiện và nâng cao, tiềm lực quốc phòng an ninh được củng

cố, trật tự an toàn xà héi cã chun biÕn tÝch cùc. Thanh Hãa ®· trë thành một
điểm phát triển kinh tế năng động của Nhà n­íc

14


1.2.4. Vùng ven biển Thanh Hoá
Thanh Hóa không chỉ là mảnh đất Địa linh nhân kiệt mà còn tỉnh có
biển bạc, rừng vàng, ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên như lời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm xứ Thanh.
Nói đến Thanh Hóa không thĨ kh«ng nãi tíi vïng ven biĨn. Vïng ven
biĨn Thanh Hóa gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng
Xương, Tĩnh Gia và thị xà Sầm Sơn. Chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy
ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông MÃ, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển
dài, tương đối bằng phẳng, có bÃi tắm nổi tiếng Sầm Sơn.
Mặc dù cả 5 huyện đều thuộc vùng ven biển nhưng mỗi huyện đều có
những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, xà hội riêng ảnh
hưởng đến tình hình khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh.
*Huyện Nga Sơn
Huyện Nga Sơn nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố
Thanh Hoá 42km, phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình và thị xà Bỉm Sơn,
phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc. Với đường bờ
biển dài 20km, mỗi năm Nga Sơn lÊn ra biĨn tõ 80 ®Õn 100m do phï sa sông
Hồng và sông Đáy bồi lắng.
Nga Sơn là huyện mới thµnh lËp do lÊn biĨn mµ thµnh. Theo trun
thut Mai An Tiêm, thời các vua Hùng, đất Nga Sơn chỉ là hòn đảo ngoài
biển khơi, gồm các dÃy núi như: núi Thiết Giám, núi Vạn Sơn, núi Vân Nham,
núi Thần Đầu, núi Song Ngư, núi Chích Trợ và các con sông như sông Hoạt,
sông Báo Văn, sông Lèn. Diện tích đất tự nhiên 15.617,95ha. Trong những
năm gần đây, Nga Sơn đà có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế: tốc

độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7,2%/năm, tăng 1,7% so với
giai đoạn 1990 - 1995. Riêng năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP
đạt 9,5%/năm. GDP tính theo đầu người đạt mức 2,94 triệu đồng/người/năm,
tăng 16,2% so với năm 2000, lương thực (quy thóc) đạt 367 - 370
kg/người/năm.

15


* Hun HËu Léc
HËu Léc (Thanh Hãa) cã bê biĨn dài 12,4 km, 1 xà chuyên nghề biển, 5
xà có nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, 2 xà sản xuất muối. Vùng
biển Hậu Lộc rộng hơn 2.000 km2, có rất nhiều loài hải sản quý. BÃi tôm he
Hòn Nẹ có trữ lượng lớn trong số các bÃi tôm trên Vịnh Bắc bộ. Từ xa xưa,
người dân Hậu Lộc đà có câu nhất biển, nhất nghề. Sản lượng hải sản khai
thác của huyện Hậu Lộc nhiều năm qua luôn chiếm vị trí cao trong tổng sản
lượng của cả tỉnh, tuy nhiên so với tiềm năng vẫn đang ở mức hạn chế vì đa
phần phương tiện đánh bắt, khai thác của ngư dân đà đà cũ kỹ, lạc hậu. Những
năm gần đây huyện đà chú trọng hơn đến việc tăng công suất các phương tiện
khai thác nên hiện toàn huyện có 717 phương tiện đánh bắt hải sản (tổng công
suất 47.035 CV, bình quân mỗi phương tiện đạt 65,6 CV) Bên cạnh nghề khai
thác, đánh bắt trên biển, nghề nuôi trồng thủy sản ở Hậu Lộc đà có những
bước phát triển mạnh. Những năm 80, nghề nuôi trồng thủy sản nơi đây còn
nhỏ lẻ, manh mún; đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện có
gần 1.100 ha; trong đó diện tích nuôi nước mặn, nước lợ là hơn 400 ha; giải
quyết cho 4.275 lao động có công ăn, việc làm, mang lại thu nhập bình quân
hơn 9 triệu đồng/người/năm. Khu nuôi tôm công nghiệp Đa Lộc, khu bÃi triều
ven biển nuôi nhuyễn thể Hải Lộc, Đa Lộc với diện tích hàng trăm ha đang
dần phát huy tác dụng và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, do đặc điểm của vị trí địa lý, hàng năm Hậu Lộc phải hứng

chịu nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai, làm tụt giảm đáng kể tốc độ phát
triển kinh tế của huyện trong nhiều năm. Song mấy năm gần đây, GDP của
Hậu Lộc luôn tăng trưởng trên mức 10%, mặc dù vẫn phải đối chọi với bÃo lụt
và tình trạng nhiễm mặn nặng nề. Người Hậu Lộc đang cố gắng thoát nghèo
để vươn lên làm giàu, trong đó có phần đóng góp quan trọng từ kinh tÕ biÓn.

16


*Huyện Hoằng Hóa
Hoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển, phía đông giáp biển, phía
Bắc giáp huyện Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Yên Định và Vĩnh
Lộc, phía Nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và một phần
huyện Đông Sơn. Với ưu thế về vị trí địa lý cùng tiềm năng về đất đai, tài
nguyên và con người, trong những năm đổi mới, đảng bộ, chính quyền và
nhân dân huyện Hoằng Hoá đà phát huy truyền thống anh hùng cách mạng,
nỗ lực phấn đấu vươn lên, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp, ngành nghề phát triển dịch
vụ du lịch.
Hoằng Hoá được coi là một huyện đất rộng người đông, giàu tiềm năng
để phát triĨn kinh tÕ - x· héi. ChÝnh v× vËy, trong những năm qua, cùng với sự
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm
là 9,8%) Hoằng Hoá có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ công nghiệp,
ngành nghề: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
rất phong phú, đa dạng; trữ lượng tài nguyên thiên nhiên tương đối lớn (cát
xây dựng có khả năng khai thác 200.000 m3/năm, sản xuất gạch, ngói 50 triệu
viên/năm); kết cấu hạ tầng thuận lợi (hệ thống lưới điện quốc gia với 94 trạm
tiếp áp hạ thế, hệ thống trung thế có dung lượng gần 9.000 kVA phủ kín 100%
số xÃ, thị trấn, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trên địa bàn). Nhiều ngành nghề
có chiều hướng ổn định và phát triển. Theo thống kê của uỷ ban nhân dân

huyện Hoằng Hoá, ngành chế biến nông sản thực phẩm với quy mô sản xuất
như hiện nay đà chiếm tỷ trọng 28,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngành
nghề của huyện. Ngành chế biến lâm sản như mây tre đan, hàng mộc dân
dụng được duy trì và ngày càng mở rộng. Nghề dệt may được khôi phục. Bên
cạnh đó, huyện còn mở thêm nghề dệt thảm, chiếu cói vì mặt hàng này có thị
trường tương đối ổn định, có khả năng chiếm tỷ trọng tới 10%. Ngành vật liệu
xây dựng đà đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng cơ bản. Nhiều xà đà tạo điều kiện

17


thuận lợi để ngành nghề phát triển, từ việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
quy hoạch các điểm tập trung công thương, khôi phục nghề truyền thống, đến
tìm kiếm thị trường tiêu thụ...
*Huyện Quảng Xương
Là một huyện đồng bằng ven biển có diện tích đất tự nhiên 227,63 km2,
Quảng Xương đà từ lâu được coi là trọng điểm lúa của tỉnh. Với chiều dài bờ
biển gần 18km, Quảng Xương là một trong những huyện có tiềm năng về
thuỷ, hải sản. Hơn nữa, nằm trên các trục quốc lộ 1A, quèc lé 45, 47, tØnh lé
sè 4, phÝa b¾c là thành phố Thanh Hoá với khu công nghiệp Lễ Môn, phía nam
là Khu công nghiệp động lực Nghi Sơn - Tĩnh Gia, đồng thời là huyện có vị trí
trọng yếu về an ninh - quốc phòng của tỉnh. Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng
để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.
Quảng Xương được xem là một huyện nghèo của tỉnh Thanh Hoá, đồng
đất không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai. Song, hiện nay, kinh tế của
huyện vào diện khá của tỉnh, GDP liên tục tăng qua các năm, thu nhập bình
quân đầu người có mức tăng khá (498,7 USD năm 2006), đời sống nhân dân
ngày càng cải thiện. Thêm nữa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo
hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ thương mại. Sự đổi thay kỳ diệu đó có được là do

Quảng Xương đà đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cánh làm.
* Thị xà Sầm Sơn
Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 16 km về phía đông. Diện tích tự
nhiên khoảng 18 km2, phía Bắc giáp sông MÃ, phía đông và Nam giáp biển
đông, phía Tây giáp huyện Quảng Xương. Sầm Sơn có 3 phường (Bắc Sơn,
Trường Sơn, Trung Sơn), 2 xà (Quảng Tiến, Quảng Cư)
Thiên nhiên đà ưu ái cho Sầm Sơn một bÃi biển kỳ thú, nên thơ cùng với
nhiều tích sử - một tài sản vô giá của Sầm Sơn từ ngàn xưa để lại.

18


Nằm trên bờ vịnh Bắc Bộ, địa hình Sầm Sơn tương đối bằng phẳng, là
vùng sơn thuỷ hữu tình với khí hậu trong lành, dải bờ biển cát vàng thoai
thoải, n­íc trong xanh soi bãng nói Tr­êng LƯ víi nh÷ng di tích văn hoá đÃ
được xếp hạng quốc gia (đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái...). Hơn
nữa, biển Sầm Sơn bao la là nơi trực tiếp cung cấp nguồn hải sản phong phú
như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản quý khác... Mặt khác, Sầm Sơn có bề
dày lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời, với các hoạt động văn hoá mang
đậm bản sắc quê hương như lễ hội bánh chưng - bánh dày (ngày 12-5 âm lịch
hàng năm). Với những lợi thế này, Sầm Sơn có nhiều ưu thế trong sự phát triển
của ngành du lịch và thuỷ sản. Sầm Sơn là một trong những địa danh nổi tiếng,
là niềm tự hào của ngành du lịch Thanh Hoá và cũng là của ngành du lịch Việt
Nam. Ngay từ thời Pháp thuộc, làng núi Sầm Sơn cùng bÃi biển chân núi Sầm
được coi là khu nghỉ mát cho các quan chức người Pháp, dần dần trở thành bÃi
tắm lý tưởng thu hút khách du lịch thập phương. Sau năm 1960 và nhất là từ
1980 đến nay, Sầm Sơn thực sự trở thành thị xà du lịch, nghỉ mát nổi tiếng.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chính quyền và
nhân dân thị xà Sầm Sơn đà phát huy thế mạnh sẵn có, lấy du lịch làm ngành
kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế - xà hội. Do vậy, kể từ năm 1996

trở lại đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh và sự đóng góp của nhân
dân địa phương, Sầm Sơn đà đầu tư hàng trăm tỷ đồng phát triển kết cấu hạ
tầng như: khách sạn, giao thông, điện, nước và khu vui chơi giải trí,... Hầu hết
các khách sạn đều được đầu tư xây dựng khang trang với những trang thiết bị
hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. đặc biệt, thị xà đà tập trung xây dựng kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, hoàn thiện và đưa vào sử dụng Khu du lịch
văn hoá - vui chơi giải trí "Huyền thoại thần Độc Cước" và "Khu nhà luyện
tập và thi đấu thể dục thể thao tổng hợp, Khu sinh thái Quảng Cư"; tiến hành
quy hoạch: Khu du lịch văn hoá núi Trường Lệ. Vì vậy, số lượng khách đến
với Sầm Sơn ngày một tăng. Nếu như năm 1996 là 506.740 khách/ngày thì đến

19


×