Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Một số giải pháp nhằm nân cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Đại Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 115 trang )

ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƢƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ THÙY DUNG




MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH
VÀ THƢƠNG MẠI ĐẠI DƢƠNG





LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃
DU LỊCH




H Ni, 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================




TRẦN THỊ THUỲ DUNG



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH
VÀ THƢƠNG MẠI ĐẠI DƢƠNG




Chuyên ngnh: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGUYÊN HỒNG




Hà Nội, 2013

1
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ 7
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 8
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 11
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 12

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 13
6. Kết cấu luận văn 16
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH 17
1.1. Du lịch và kinh doanh du lịch 17
1.1.1. Một số khái niệm 17
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh du lịch 18
1.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 20
1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp du lịch 20
1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp du lịch 20
1.2.1.2. Phân loại doanh nghiệp du lịch 21
1.2.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 23
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 25
1.2.3.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 25
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực 26
1.2.3.3. Một số chỉ tiêu khác 28
1.3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 30
1.3.1. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 30

2
1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
du lịch 31
1.3.2.1. Nhóm các nhân tố khách quan 32
1.3.2.2. Nhóm các nhân tố chủ quan 34
1.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thƣờng áp dụng trong doanh
nghiệp du lịch 36
Tiểu kết chƣơng 1 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH
VÀ THƢƠNG MẠI ĐẠI DƢƠNG 38
2.1. Khái quát về Công ty TNHH du lịch và thƣơng mại Đại Dƣơng và các nhân tố

ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh 38
2.1.1. Khái quát vể Công ty TNHH du lịch và thƣơng mại Đại Dƣơng 38
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 38
2.1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và thƣơng mại
Đại Dƣơng. 41
2.1.2. Tác động của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du
lịch và Thƣơng mại Đại Dƣơng 45
2.1.2.1. Các nhân tố khách quan 45
2.1.2.2. Các nhân tố chủ quan 54
2.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và thƣơng
mại Đại Dƣơng 61
2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trƣờng khách của Công ty TNHH du lịch và
thƣơng mại Đại Dƣơng 61
2.2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm 61
2.2.1.2. Đặc điểm về thị trƣờng khách hàng 63
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và
thƣơng mại Đại Dƣơng từ năm 2008 đến năm 2012. 65
2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 65
2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực 67

3
2.2.2.3. Một số chỉ tiêu khác 72
2.2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh các nghiệp vụ của Công ty
TNHH Du lịch và Thƣơng mại Đại Dƣơng 75
2.3. Một số kết luận về hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và thƣơng
mại Đại Dƣơng giai đoạn 2008 - 2012 76
2.3.1. Những ƣu điểm và nguyên nhân 76
2.3.1.1. Ƣu điểm 76
2.3.1.2. Nguyên nhân 77
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 77

2.3.2.1. Những hạn chế 77
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 79
Tiểu kết chƣơng 2 80
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƢƠNG MẠI ĐẠI DƢƠNG . 81
3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và thƣơng
mại Đại Dƣơng 81
3.1.1. Mục tiêu 81
3.1.2. Phƣơng hƣớng 82
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và thƣơng
mại Đại Dƣơng 84
3.2.1. Nhóm các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh 84
3.2.1.1. Hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của công ty 84
3.2.1.2. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn, đầu tƣ có hiệu quả 87
3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng, thu hút khách hàng 88
3.2.1.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công nhân viên 90
3.2.1.5. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động kinh
doanh 92
3.2.1.6. Triển khai chính sách Marketing – mix phù hợp với mỗi đoạn thị trƣờng
mục tiêu 93

4
3.2.1.7. Tăng cƣờng hoạt động liên doanh, liên kết 97
3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh 98
3.2.2.1. Xây dựng định mức chi phí trong hoạt động kinh doanh 98
3.2.2.2. Triển khai kiểm tra giám sát tiết kiệm chi phí 99
3.2.2.3. Khuyến khích tiết kiệm chi phí 99
3.2.2.4. Gắn trách nhiệm vật chất 100
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan 101
Tiểu kết chƣơng 3 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 109


5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ocean Tours
Công ty TNHH du lịch và thƣơng mại Đại Dƣơng
HTKT
Hỗ trợ kỹ thuật
KD
Kinh doanh
KS
Khách sạn
CSVCKT
Cơ sở vật chất kỹ thuật
O.B.R
Ocean Beach Resort


6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Ký hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ocean Tours
42

Bảng 2.2
Cơ cấu vốn của Ocean Tours
55
Bảng 2.3
Cơ cấu lao động của Ocean Tours năm 2012
58
Bảng 2.4
Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
66
Bảng 2.5
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn (đã loại trừ phần vốn
đầu tƣ xây dựng cơ bản dở dang)
68
Bảng 2.6
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động
70
Bảng 2.7
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
71
Bảng 2.8
Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh lƣu trú
72
Bảng 2.9
Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh lữ hành
73
Bảng 2.10
Bảng so sánh kết quả kinh doanh các nghiệp vụ
của Ocean Tours năm 2011 và năm 2012
75
Bảng 3.1

Bảng kế hoạch hoạt động kinh doanh Ocean Tours
81


7
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Ký hiệu
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ocean Tours
61

8
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề ti
Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization-WTO).
WTO đã mang lại những cơ hội, thách thức đối với kinh tế, chính trị và xã hội của
Việt Nam. Ngành du lịch là một bộ phận trong tổng thể của kinh tế và nó cũng chịu
tác động chung của sự gia nhập này. Chính sách mở cửa thông thoáng hơn để doanh
nghiệp du lịch nƣớc ngoài đầu tƣ vào du lịch Việt Nam đã mang lại một môi trƣờng
cạnh tranh với nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp du lịch trong nƣớc, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
mình. Tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu doanh nghiệp cần phải thực hiện trong công tác thực hiện mục
tiêu này.
Ở Việt Nam, chiến lƣợc phát triển cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam

không ngừng đƣợc nghiên cứu, bổ sung, hƣớng đến hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tiễn
hoạt động du lịch luôn diễn biến phức tạp theo hai khuynh hƣớng phát triển hoặc là
tụt hậu. Nhiều doanh nghiệp du lịch đã chuẩn bị tốt nguồn nội lực để chủ động đón
nhận những thách thức và cơ hội mới. Nhƣng còn rất nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ về quy mô, kém về quản lý, chất lƣợng nhân sự chƣa cao vẫn đang tham gia
vào cỗ máy du lịch đang hoạt động đã dẫn đến hệ quả tất yếu là một ngành du lịch
non trẻ, chứa đầy sự mâu thuẫn. Khắc phục tình trạng trên cần cả quá trình lâu dài
đƣợc thực hiện chắc chắn và từng bƣớc giải quyết triệt để từng vấn đề. Trực tiếp
nhất chính là ở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
Để tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, mang lại lợi nhuận tối đa cho
doanh nghiệp và xã hội, góp phần vào phát triển du lịch bền vững, ngoài bản thân
doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ từ các bên liên quan. Có nhƣ vậy, doanh nghiệp du
lịch không đơn phƣơng trên chặng đƣờng phát triển của mình và của toàn ngành.
Kết quả kinh doanh có lãi và tối đa hoá lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu
sống còn của các doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu đó đòi hỏi doanh nghiệp có

9
những tính toán cẩn trọng . Với chính sách, chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, phù
hợp với bối cảnh hiện tại sẽ tạo đà thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Nhƣ vậy lợi
nhuận đạt đƣợc khi và chỉ khi hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả. Chú trọng
vào nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là
hoạt động mấu chốt để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Nhƣ vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với doanh nghiệp.
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự bảo
toàn và phát triển của doanh nghiệp. Sự bảo toàn của doanh nghiệp đƣợc xác định
bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trƣờng, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân
tố trực tiếp đảm bảo sự bảo toàn đó. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là
một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và

tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp
phải tự tìm tòi, đầu tƣ tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh.
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự
thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng.
Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đƣờng nâng cao sức cạnh tranh và
khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Trong phân khúc thị trƣờng, khách du lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam –
thƣờng đi du lịch theo nhóm nhỏ dƣới 20 khách/đoàn – là đối tƣợng khách du lịch
có khả năng chi trả và tiêu dùng du lịch ở bậc trung. Thƣơng hiệu Ocean Tours Việt
Nam của Công ty TNHH du lịch và thƣơng mại Đại Dƣơng đƣợc nhiều du khách ở
Châu Âu, nhất là khu vực Tây Âu biết đến và đƣợc xếp thứ 3 trong cuốn sách
hƣớng dẫn du lịch nổi tiếng "Ngƣời bạn đƣờng của khách du lịch quốc tế đến thăm
Việt Nam" do nhà Nhà sách xuất bản hƣớng dẫn du lịch Lonely Planet phát hành
(www.lonelyplanet.com). Đồng thời thƣơng hiệu Ocean Tours liên tiếp đƣợc nâng
cao thứ bậc xếp hạng trên trang web du lịch www.tripadvisor.com và một vài trang

10
web du lịch thông dụng khác. Ocean Tours đang là một thƣơng hiệu ngày một lớn
mạnh và khẳng định vị trí của mình trong khối doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ
với vốn sở hữu một trăm phần trăm của tƣ nhân.
Bắt đầu khởi nghiệp năm 1999, trong hơn 12 năm tham gia vào thị trƣờng
du lịch, tuy đã có đƣợc một số thành tích nhất định trong kinh doanh nhƣng hiệu
quả kinh doanh của Ocean Tours vẫn còn nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu thực tiễn
hoạt động kinh doanh của Ocean Tours, có thể nhận thấy cần phải đƣa ra một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ocean Tours là việc làm quan trọng
và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế hoạt động kinh doanh của Ocean Tours bộc lộ một số vấn đề nhƣ
sau:
- Đối tƣợng khách tìm đến thƣơng hiệu Ocean Tours thực sự chƣa đa dạng
với phần lớn là khách Châu Âu trong đó chiếm phần lớn là khách quốc tịch Đức.

- Nguồn khách của Ocean Tours chủ yếu tự tìm đến qua giới thiệu của
ngƣời quen bạn bè, qua sách cẩm nang du lịch do các hoạt động xúc tiến về quảng
bá thƣơng hiệu, sản phẩm vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ xứng với tầm phát triển của thƣơng
hiệu Ocean Tours.
- Cơ cấu sản phẩm tập trung quá nhiều vào khai thác sản phẩm là các tour
du lịch ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
- Hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao, đặc biệt nguồn vốn đầu tƣ vào xây dựng
thêm, sửa chữa và bảo tồn các cơ sở vật chất tại khu nghỉ dƣỡng Ocean Beach
Resort trên đảo Cát Ông, huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng còn diễn ra dàn trải, lãng
phí do đầu tƣ không tập trung và không có quy hoạch cụ thể nên dẫn đến nhiều
công trình còn dang dở chƣa hoàn thiện trong khi nhiều công trình, đề mục công
việc cần đầu tƣ và triển khai thì lại chƣa có nguồn vốn đầu tƣ.
Do vậy tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và thƣơng mại Đại Dƣơng" để thực hiện
luận văn thạc sỹ.

11
2. Mục tiêu v nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
TNHH Du lịch và Thƣơng mại Đại Dƣơng. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh, tăng vị
thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng, đặc biệt là tăng vị thế của doanh nghiệp trong
thị trƣờng kinh doanh dịch vụ lữ hành và lƣu trú với đối tƣợng du khách là khách du
lịch đi theo nhóm nhỏ.
2.2. Nhiệm vụ thực hiện của luận văn
Từ những mục tiêu đã trên luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp du lịch.
- Đánh giá tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả kinh doanh trong một
doanh nghiệp cụ thể.

- Triển khai áp dụng vào Công ty TNHH du lịch và thƣơng mại Đại Dƣơng
cùng với việc nghiên cứu thực trạng và đƣa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty.
3. Đối tƣợng v phạm vi nghiên cứu
Dƣới góc độ nghiên cứu khoa học du lịch, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Luận văn nghiên cứu tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp du lịch và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Về phạm vi nghiên cứu bao gồm:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung đánh giá phản ánh hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH du lịch và thƣơng mại Đại Dƣơng, tập trung nghiên cứu hai lĩnh
vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là kinh doanh lữ hành và kinh doanh lƣu
trú.

12
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng kinh doanh của
Công ty TNHH Du lịch và Thƣơng mại Đại Dƣơng trong thời gian 5 năm từ năm
2008 đến năm 2012 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu uận văn đã vận dụng cơ sở lí luận của
phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong quá trình triển khai
nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể khác:
* Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
- Nguồn bên trong: Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến lịch sử thành
lập, báo cáo kết quả kinh doanh các năm của doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh
dài và ngắn hạn, số liệu về cơ cấu nguồn khách đến công ty trong các năm từ 2008
đến 2012, số lƣợng về cơ cấu trình đọ lao động tại công ty, chính sách tiền lƣơng,
tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, Nguồn thu thập thông tin, bao
gồm: Những thông tin về bộ máy tổ chức quản lý của Ocean Tours; Báo cáo kết quả

kinh doanh các năm 2008 đến 2012; Bảng trình độ và cơ cấu lao động của Ocean
Tours, website của Ocean Tours.
- Nguồn bên ngoài: Nghiên cứu, phân tích các công trình khoa học – tài liệu
khoa học liên quan đến kinh tế du lịch, hiệu quả kinh doanh, nguồn nhân lực du
lịch, marketing du lịch
* Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh thực trạng kinh doanh với đối thủ cạnh
tranh cùng cấp.
- Phân tích hệ thống: Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đánh
giá những ƣu nhƣợc điểm đang tồn tại.
- Phân tích nguyên nhân – hệ quả: Xác định đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu
của doanh nghiệp- đề xuất giải pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham vấn từ các chuyên gia kinh tế, chuyên gia
du lịch để hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.

13
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề ti
5.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh doanh du lịch, nƣớc ta đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu lớn đặc biệt chuyên sâu và đƣợc coi nhƣ là cẩm nang cho các
nhà nghiên cứu sau này. Trong nhiều công trình nghiên cứu phải kế đến cuốn Bài
giảng kinh tế khách sạn – du lịch do PGS. TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng và
PGS.TS Hà Văn Sự đồng chủ biên; cuốn sách Giáo trình kinh tế du lịch của hai tác
gỉa GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa. Ngoài ra, cuốn sách
giáo trình kinh tế du lịch – khách sạn của tác giả Đinh Thị Thƣ cũng góp phần cụ
thể hóa vấn đề lý luận và áp dụng vào lĩnh vực cụ thể là kinh doanh khách sạn.
- Nguyễn Thị Nguyên Hồng & Hà Văn Sự (1994), Bài giảng Kinh tế khách
sạn - du lịch, NXB Đại học Quốc gia.
Cuốn bài giảng này đƣợc coi là một những tài liệu nghiên cứu sớm nhất về

lĩnh vực kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh du lịch – khách sạn nói riêng.
Những vấn đề lý luận về kinh tế du lịch – khách sạn cuốn sách đề cập đến đƣợc các
nhà nghiên cứu sau này sử dụng nhƣ kiến thức nền tảng cho các công trình khoa học
của mình.
- Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du
lịch, Nhà xuất bản lao động và xã hội.
Cuốn sách đã trình bày những vấn đề khái quát nhƣ: Khái niệm về du lịch,
lịch sử hình thành, xu hƣớng phát triển, ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch, các loại
hình và lĩnh vực kinh doanh du lịch, điều kiện phát triển du lịch, tính thời vụ trong
du lịch. Ngoài ra, giáo trình còn bao hàm cả những vấn đề về kinh tế du lịch nhƣ:
lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch.
Mặt khác giáo trình cũng đề cập đến những vấn đề quản lý nhƣ quy hoạch phát triển
du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới. Tất cả những nội
dung này, giáo trình chỉ giới thiệu ở những kiến thức đại cƣơng, từ đó, các nhà
nghiên cứu, độc giả có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu theo từng chuyên ngành

14
cụ thể: Quản trị kinh doanh lữ hành, quản trị kinh doanh khách sạn, hƣớng dẫn du
lịch, kinh doanh dịch vụ nhà hàng
- Đinh Thị Anh Thƣ (2005), Giáo trình kinh tế khách sạn, Nhà xuất bản Hà
Nội.
Cuốn giáo trình này cung cấp một số kiến thức cơ bản, tổng quan về du lịch
– khách sạn và thị trƣờng du lịch khách sạn. Ngoài ra, vấn đề nguồn nhân lực trong
kinh doanh khách sạn cũng đƣợc cuốn sách phân tích chi tiết, cụ thể. Trong phần 2
của cuốn sách, vấn đề kinh tế trong một doanh nghiệp du lịch – khách sạn đƣợc tác
giả đi vào phân tích chuyên sâu. Cuốn sách ra đời có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp
đỡ các giáo viên trong các trƣờng trung học chuyên nghiệp biên soạn bài giảng và
cũng là tài liệu có ý nghĩa cho học sinh, sinh viên trong quá trình nghiên cứu học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp du lịch là đề tài khá phổ biến đƣợc rất nhiều sinh viên, học viên lựa
chọn. Phạm vi và không gian nghiên cứu đƣợc thu gọn trong một doanh nghiệp du
lịch, hay một lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh lữ hành hoặc
kinh doanh cơ sở lƣu trú. Tuy đã trở thành đề tài phổ biến, nhƣng phạm trù nghiên
cứu đòi hỏi ngƣời viết phải có một nền tảng kiến thức kinh tế chung thật vững chắc.
Do vậy, các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên du lịch mới dừng lại ở mức độ nêu
đƣợc ra vấn đề, những giải pháp còn chung chung, một số giải pháp chƣa có tính
khả thi. Với quy mô của một luận văn thạc sĩ du lịch, tác giả đã mạnh dạn nghiên
cứu nội dung “hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch” trên cả hai lĩnh vực
kinh doanh cơ sở lƣu trú và kinh doanh lữ hành. Những giải pháp đƣợc đề xuất
trong luận văn bao gồm những giải pháp chung cho cả doanh nghiệp và cụ thể hóa
cho từng lĩnh vực kinh doanh.
5.2. Tình hình nghiên cứu ngoi nƣớc
So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một ngành kinh tế ra đời sau. Tuy
nhiên, hoạt động kinh doanh du lịch thì đã diễn ra từ rất sớm. Những công trình
nghiên cứu về kinh doanh du lịch cũng có một chiều dài lịch sử nhất định. Các vấn

15
đề liên quan đến kinh tế du lịch đã đƣợc các học giả nghiên cứu chuyên sâu, kèm
theo những ví dụ minh họa hết sức sinh động. Đặc thù phát triển du lịch của mỗi
quốc gia lại đặt ra những yêu cầu khác nhau cho các nhà nghiên cứu. Ngoài sự kế
thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu du lịch lớn trên thế giới, các công
trình nghiên cứu trong mỗi quốc gia vẫn cần phải có những đặc thù riêng của mình
để làm sao cho tính ứng dụng thực tiễn của các công trình là cao nhất.
Một số tác phẩm lớn trên thế giới viết về lĩnh vực kinh tế du lịch: Tourism
and sustainability của tác giả Mike Stable; Tourism and economic development:
Eroupean experiences của tác giả Allan M. Williams và tác giả Gareth Shaw; The
Economic of Tourism của tác giả William S. Reece Đây là những cuốn sách đề
cấp một cách khái quát về ngành công nghiệp du lịch, phân tích các nguyên tắc kinh
tế cơ bản, các vấn đề về kinh tế du lịch bao gồm điều kiện phát triển ngành, những

nguồn lực, chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, trình bày về thị trƣờng du lịch,
những khái niệm, định nghĩa thuật ngữ quan trọng, một số mô hình phân tích và kỹ
thuật dự báo với những ví dụ minh họa sinh động giúp đọc giả tiếp cận các kiến
thức căn bản một cách dễ hiểu nhất.
5.3. Nhận xét chung
Từ những cơ sở lý luận của các công trình khoa học nêu trên, rất nhiều thế
hệ tác giả đã vận dụng vào nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của du lịch, vào một đơn
vị kinh doanh cụ thể và có những đóng góp mang tính thực tiễn cho chính đơn vị
kinh doanh cụ thể đó.
Nhƣ vậy, nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh doanh du lịch không phải là một
đề tài mới mẻ hay mang tính tính chất đặc biệt. Đến nay, đã trở thành một lĩnh vực
nghiên cứu phổ biển đối với các tác giả. Nhƣng, dƣờng nhƣ các công trình nghiên
cứu của thế hệ tác giả trƣớc đó vẫn chƣa giải quyết đƣợc triệt để với những yêu cầu
của ngành Du lịch trong xu thế mới hiện nay.
Do vậy các nhà nghiên cứu vẫn tìm đến chuyên đề này để nghiên cứu, từ đó
tiếp tục tìm ra những phƣơng hƣớng, giải pháp khoa học hơn, mang tính thực tiễn

16
hơn, bám sát vào yêu cầu của thực tại hơn góp phần vào cho sự phát triển chung của
nganh du lịch.
Đối với một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh hiệu quả là vấn đề sống
còn. Dù vấn đề nghiên cứu đã có một bề dày lịch sử, tác giả vẫn mạnh dạn chọn viết
đề tài liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Sự khác biệt ở
đây là luận văn đi vào nghiên cứu lý luận trên cả hai lĩnh vực của du lịch là lữ hành
và cơ sở lƣu trú và phạm vi nghiên cứu lại là ở trong một doanh nghiệp cụ thể kinh
doanh cả hai lĩnh vực này.
6. Kết cấu luận văn
Nội dung chính của Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp du lịch

Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và
thƣơng mại Đại Dƣơng
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công
ty TNHH du lịch và thƣơng mại Đại Dƣơng

17
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH

1.1. Du lịch v kinh doanh du lịch
1.1.1. Một số khái niệm
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về du lịch vẫn chƣa có đƣợc sự thống
nhất về dấu mốc ra đời của hoạt động du lịch cũng nhƣ định nghĩa đầy đủ về thuật
ngữ du lịch. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới
(World Tourism Organization) sự bùng nổ của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu từ
thế kỷ XX và các tƣ liệu liên quan đến du lịch và số liệu về hoạt động du lịch mới
thực sự đƣợc bắt đầu quan tâm từ những năm giữa thế kỷ trở về đây. Những tranh
cãi quyết liệt về quan niệm, khái niệm du lịch, về lịch sử hình thành ngành du lịch
đã mang đến một cơ sở lý luận vững chắc cho các nhà nghiên cứu du lịch học sau
này.
Bởi sự bùng nổ nhanh chóng trong thời gian ngắn, sự tác động lan tỏa đến
mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, du lịch ngày nay đƣợc quan niệm là một hiện
tƣợng xã hội, một ngành kinh tế và là một ngành công nghiệp mang tính xã hội sâu
xắc.
Điều 4 chƣơng 1 Luật du lịch Việt Nam năm 2005 có giải thích một số thuật
ngữ nhƣ sau :
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài
nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi

học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du
lịch.

18
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh du lịch
Đề cập đến bất cứ hoạt động kinh doanh nào chúng ta cũng cần phải nhắc
đến sản phẩm của hoạt động kinh doanh đó. Nhƣ vậy khi nhắc đến hoạt động kinh
doanh du lịch, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem thế nào là sản phẩm du lịch, đặc
điểm của sản phẩm du lịch là gì?
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, đƣợc tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng
các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một sơ sở, một vùng hay một
quốc gia nào đó.
Nhƣ vậy qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy sản phẩm du lịch bao gồm
cả những yếu tố vô hình và những yếu tố hữu hình.Yếu tố hữu hình là hàng hoá, yếu
tố vô hình là dịch vụ. Điều này tạo ra cho sản phẩm du lịch những nét đặc thù nhƣ
sau:
Đặc điểm về sản phẩm du lịch là về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại
dƣới dạng vật thể, không thể lƣu kho. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là
dịch vụ (thƣờng chiếm 80% - 90% về mặt giá trị) và hàng hoá (chiếm tỷ trọng nhỏ).
Do vậy việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm du lịch rất khó khăn vì thƣờng mang tính
chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào ngƣời kinh doanh mà phụ thuộc vào
khách du lịch. Chất lƣợng sản phẩm du lịch đƣợc xác định dựa vào sự chênh lệch
giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lƣợng của khách du lịch.
Đặc điểm khách hàng trong kinh doanh du lịch là khách hàng khi lựa chọn
mua một sản phẩm du lịch ví dụ nhƣ tour du lịch hay đặt nghỉ tại một khách sạn nào
đó, trƣớc tiên đều chƣa biết gì về chất lƣợng của sản phẩm sẽ thế nào. Chỉ khi nào
kết thúc quá trình sử dụng dịch vụ, khách hàng mới có thể nêu ra đƣợc những cảm

nhận về chất lƣợng của sản phẩm mà họ đã bỏ tiền ra mua. Đặc điểm này rất khác
với hoạt động kinh doanh các sản phẩm hàng hoá khác. Khách hàng vừa là ngƣời sử
dụng hàng hoá vừa đƣợc xem là "nguyên liệu đầu vào" của chu trình sản xuất ra sản
phẩm du lịch.

19
Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch là mang tính thời vụ sâu sắc và điển
hình nhất so với các loại hình kinh doanh khác: Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ
là chủ yếu (hoạt động kinh doanh ở đây chủ yếu là phục vụ chứ không phải là sản
xuất). Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà họat động du lịch mang tính
thời vụ. Tính thời vụ đã gây ra những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh
du lịch.
Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh du
lịch là quá trình sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh du lịch diễn ra đồng thời.
Khách hàng có thể đƣợc xem là một yếu tố của nguyên liệu đầu vào của quy trình
sản xuất sản phẩm du lịch. Và khách hàng cũng là mục tiêu hƣớng tới để tiêu thụ
sản phẩm du lịch đó. Do vậy, bản thân khách hàng trong kinh doanh du lịch là một
bộ phận không thể tách rời của quá trình sản xuất sản phẩm du lịch. Không chỉ đóng
vai trò là đối tƣợng sẽ tiêu thụ những sản phẩm đƣợc tạo ra, việc đánh giá về chất
lƣợng của sản phẩm, những đóng góp về chất luợng dịch vụ còn đặt một vai trò
khác cho ngƣời tiêu dùng sản phẩm du lịch, đó là vai trò của ngƣời đồng sản xuất,
vai trò của ngƣời quản lí của chu trình sản xuất.
Đặc điểm về nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch : Kinh doanh du lịch
sử dụng một đội ngũ lao động dồi dào. Hay nói cách khác, ngành du lịch đã và đang
tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. Lao động trong lĩnh vực kinh doanh du
lịch có những đặc điểm :
- Lao động trong kinh doanh du lịch có thể đƣợc chia thành hai nhóm : sản
xuất vật chất và sản xuất phi vật chất (dịch vụ). Trong đó lao động phi sản xuất vất
chất chiếm tỷ trọng lớn hơn.
- Mức độ chuyên môn hóa cao của ngƣời lao động đòi hỏi ngƣời lao động

phải có trình độ kỹ năng và kỹ xảo cao. Mức độ chuyên môn hóa của ngƣời lao
động thể hiện ở từng nghiệp vụ, từng chuyên môn : hƣớng dẫn viên du lịch, phục vụ
buồng phòng, lễ tân khách sạn
- Thời gian làm việc của ngƣời lao động mang tính chất thời điểm, thời vụ,
phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng. Giờ làm việc của lao động du lịch đa phần bị

20
gián đoạn và tƣơng ứng với thời gian phục khách hàng từ lúc đến đến lúc rời đi.
Vào mùa du lịch, giờ làm việc phải phân theo ca để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách
hàng 24/24. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống riêng cũng nhƣ ngƣời
lao động không có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hội.
- Cƣờng độ lao động không cao nhƣng chịu nhiều áp lực tâm lý do môi
trƣờng làm việc phức tạp cũng là một đặc điểm của lao động du lịch. Khách du lịch
có nhiều quốc tịch, tập tục văn hóa khác nhau, do vậy môi trƣờng làm việc rất phức
tạp. Đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc trang bị kiến thức sâu rộng, am hiểu về
khách hàng.
- Lao động trong các doanh nghiệp du lịch hiên nay tƣơng đối trẻ. Họ là
nguồn nhân lực có sức khỏe, có tinh năng động, và có những nhiệt huyết với công
việc. Tuy nhiên, hạn chế ở đây lại là sự thiếu kinh nghiệm, đòi hỏi doanh nghiệp
thƣờng xuyên chú ý đến công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ cho lao động.
- Yêu cầu đối với lao động du lịch trong thời đại mới là phải biết ứng dụng
thuần thục các thành tựu khoa học – kỹ thuật công nghệ phục vụ cho công việc. Là
một ngành kinh doanh tổng hợp, đòi hỏi lao động du lịch phải có kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ sâu, am hiểu rộng, tinh tế, có lòng yêu nghề nghiệp và gắn bó với
nghề. Ngoài ra, yêu cầu về ngoại ngữ trong xu thế hiện nay đang trở thành một tiêu
chí bắt buộc phải có đối với một lao động chuẩn bị vào nghề hay lao động đang làm
việc trong lĩnh vực du lịch.
1.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp du lịch
1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp du lịch

Từ những khái niệm về doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các khái niệm về hoạt động kinh doanh du lịch; các
khái niệm kinh doanh du lịch… có thể suy ra khái niệm về doanh nghiệp du
lịch nhƣ sau : Doanh nghiệp du lịch là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt
Nam nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch.

21
- Doanh nghiệp du lịch là một tổ chức có chủ thể hoạt động kinh doanh du
lịch, là đơn vị kinh tế cơ sở của ngành du lịch, sản xuất và cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ du lịch trên thị trƣờng và tạo ra thu nhập quốc dân.
- Doanh nghiệp du lịch là một hệ thống mở có quan hệ chặt chẽ với môi
trƣờng kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong hệ thống phân công lao
động nói chung và ngành du lịch nói riêng, doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung
ứng trên thị trƣờng du lịch, đồng thời là một đơn vị tiêu thụ
1.2.1.2. Phân loại doanh nghiệp du lịch
a. Phân loại theo hình thức sở hữu
- Doanh nghiệp tƣ nhân là một đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch do
một cá nhân làm chủ, chủ doanh nghiệp tƣ nhân chịu trách nhiệm vô thời hạn về các
khoản nợ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp Nhà nƣớc, về địa vị pháp lí thì doanh nghiệp nhà nƣớc
trong du lịch cũng giống nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung. Trong hoạt động
kinh doanh của ngành du lịch thì doanh nghiệp nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng
phát triển, điều tiết trong quan hệ cung cầu và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc
và cộng đồng dân cƣ.
- Doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: là doanh nghiệp do
hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên
doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ hợp tác với doanh nghiệp
Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên

cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh đƣợc thành lập theo hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm
vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên
doanh có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, đƣợc thành lập và hoạt động
kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép đầu tƣ.
- Doanh nghiệp khác: Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty có vốn 100%
nƣớc ngoài

22
Với việc phân loại theo hình thức sở hữu giúp nhà đầu tƣ lựa chọn cho
mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp với những điều kiện hiện có để đăng ký
kinh doanh trƣớc pháp luật và hoạt động trên thị trƣờng để đem lại hiệu quả tối ƣu.
Thông thƣờng những doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng chú trọng đến hiệu
quả xã hội, trong khi những doanh nghiệp tƣ nhân và liên doanh lại chú trọng đến
hiệu quả kinh tế. Với việc xác định hiệu quả cần đat đƣợc khác nhau nhƣ vậy, nên ở
mỗi hình thức doanh nghiệp lại có những mục tiêu kinh doanh đặc thù khác nhau.
b. Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh
Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh, hiện nay kinh doanh du lịch bao gồm
các lĩnh vực kinh doanh:
- Kinh doanh lữ hành
- Kinh doanh cơ sở lƣu trú
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Sự phân loại theo lĩnh vực kinh doanh thể hiện sự chuyên sâu trong phân
chia sản xuất các sản pẩm dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn tối đa những nhu cầu, thị
yếu của khách hàng. Trên thực tế, không phải một doanh nghiệp du lịch chỉ kinh
doanh một lĩnh vực, mà có thể vừa là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vừa kinh
doanh cơ sở lƣu trú, hay kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên sự kinh
doanh chuyên sâu vào một lĩnh vực vẫn thể hiện tính ƣu việt hơn cả về chất lƣợng
dịch vụ. Các đơn vị kinh doanh theo lĩnh vực kể trên luôn có sự liên kết chặt chẽ

với nhau.
c. Phân loại theo quy mô
Bao gồm :
- Doanh nghiệp lớn
- Doanh nghiệp vừa
- Doanh nghiệp nhỏ
Hầu hết doanh nghiệp du lịch Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên theo xu hƣớng toàn cầu hiện nay và theo nhu cầu phát triển của nghành

23
du lịch trong nƣớc và thế giới thì loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ dần đƣợc
phát triển mạnh hơn. Thông thƣờng các tiêu chí phân loại sẽ dựa vào nguồn vốn, số
lƣợng lao động, doanh thu Với cách phân loại này, nhà đầu tƣ cũng sẽ lựa chọn
đƣợc cho mình mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp. Về phía Nhà nƣớc sẽ dễ dàng
hơn trong công tác phân loại quản lý doanh nghiệp.
1.2.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
kinh doanh, cũng cần phân biệt hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh.
a, Kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà
doanh nghiệp đạt đƣợc sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần
đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lƣợng cân đong đo đếm đƣợc nhƣ
số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có thể là
các đại lƣợng chỉ phản ánh mặt chất lƣợng hoàn toàn có tính chất định tính nhƣ uy
tín của doanh nghiệp, là chất lƣợng sản phẩm, Nhƣ vậy, kết quả bao giờ cũng là
mục tiêu của doanh nghiệp.
b, Quan niệm về “hiệu quả kinh doanh” :
Hiệu quả theo quan điểm của lý thuyết hệ thống là một phạm trù phản ánh

yêu cầu các quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này hoạt động theo nhiều phƣơng
thức sản xuất xã hội. Ở đâu, lúc nào con ngƣời cũng muốn hoạt động có hiệu quả
nhất.
Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế đƣợc phản ánh thông qua các chỉ
tiêu đặc trƣng kinh tế - kỹ thuật đƣợc xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa nguồn lực
đầu ra và nguồn lực đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực và tạo ra các lợi ích nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt đƣợc kết
quả kinh doanh cao nhất các chi phí thấp nhất.

×