Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 125 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ THU THUỶ




NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU
LỊCH VĂN HOÁ TỈNH NAM ĐỊNH



Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THUÝ ANH









Hà Nội, 2012




1
MỤC LỤC
PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ………………………………………………………… 06
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
VĂN HÓA 12
1.1. Các khái niệm cơ bản 12
1.1.1. Du lịch văn hóa 12
1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 13
1.1.3. Sản phẩm du lịch 14
1.1.4. Sản phẩm du lịch văn hóa 16
1.1.5. Tuyến điểm du lịch 19

1.1.6. Xúc tiến du lịch 20
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt
Nam. 20
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới 20
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN
HÓA TỈNH NAM ĐỊNH
29
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Nam Định 29
2.2. Điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam
Định 32
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 32
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 34
2.2.3. Cơ sở hạ tầng 37
2.2.4. Tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu 40
2.2.4.1. Tài nguyên văn hóa vật thể 40


2
2.2.4.2. Tài nguyên văn hóa phi vật thể 45
2.2.5. Đánh giá chung về điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch
văn hóa tỉnh Nam Định 51
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa và phát triển sản phẩm
du lịch văn hóa của Nam Định 53
2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 53
2.3.2. Nguồn nhân lực du lịch 57
2.3.3. Thị trường khách du lịch 61
2.3.4. Doanh thu du lịch 65
2.3.5. Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch 67
2.3.6. Sản phẩm và hoạt động du lịch văn hóa 68

2.3.6.1. Các tuyến, điểm du lịch 68
2.3.6.2. Các sản phẩm du lịch 71
2.4. Đánh giá hoạt động du lịch văn hóa và phát triển sản phẩm du
lịch văn hóa của Nam Định 74
2.4.1. Những kết quả đạt được 74
2.4.2. Những mặt hạn chế 75
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH NAM ĐỊNH
79
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Nam Định 79
3.2. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định 80
3.3. Một số giải pháp 83
3.3.1. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý về du lịch 83
3.3.2. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 85
3.3.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 86
3.3.4. Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tạo ra sản phẩm du lịch
đặc thù 87
3.3.5. Nghiên cứu phát triển thị trường 89
3.3.6. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch 92


3
3.4. Một số kiến nghị 94
3.4.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Nam Định và Sở VH – TT – DL
Nam Định 94
3.4.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương 95
3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch 95
3.4.4. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo du lịch 96
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 104



4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban Nhân dân
UNWTO: Tổ chức Du lịch thế giới
VHTTDL: Văn hóa Thể thao Du lịch



5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT
Bảng
Nội dung bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Các cơ sở lưu trú du lịch Nam Định giai đoạn 2006 – 2010
53
2
Bảng 2.2
Cơ cấu cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Nam Định năm 2010

54
3
Bảng 2.3
Lao động trong ngành du lịch Nam Định giai đoạn 2006 –
2010
57
4
Bảng 2.4
Cơ cấu khách phân theo mục đích du lịch của Nam Định giai
đoạn 2006 – 2010
60
5
Bảng 2.5
Khách du lịch quốc tế đến Nam Định giai đoạn 2006 – 2010
62
6
Bảng 2.6
Khách du lịch nội địa đến Nam Định giai đoạn 2006 - 2010
63



















6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, du lịch văn hóa trở thành xu hướng của các nước đang
phát triển vì loại hình du lịch này đã và đang đem lại giá trị lớn cho cộng
đồng xã hội. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa,
những lễ hội truyền thống dân tộc, những tín ngưỡng phong tục… để tạo
sức hút đối với khách du lịch. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nỗ lực
trong việc xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của đất nước
mình để có thể thu hút khách du lịch: Pháp thực hiện chiến lược quốc gia
chung về nâng cao chất lượng đón tiếp, Thái Lan sử dụng chiến lược
cạnh tranh giá và yếu tố lễ hội trong giai đoạn 2005 – 2006 hoặc
Inđônêxia dựa vào thế mạnh tài nguyên văn hóa để phát triển các làng du
lịch văn hóa. Như vậy, có thể thấy, trên cơ sở tiềm năng chính, các quốc
gia đã dựa vào đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
Trong xu hướng hội nhập, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có
những bước phát triển nhanh chóng để hòa mình vào xu hướng đó.
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ: “Phát triển du
lịch tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước theo hướng du lịch
văn hóa, sinh thái môi trường, xây dựng các chương trình và các điểm
hấp dẫn du lịch về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”. Với
tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, nhiều sản phẩm du lịch cụ thể
đã được hình thành, tạo ra các hình ảnh khác nhau của khách về du lịch

Việt Nam. Các hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những
đặc điểm văn hóa của vùng miền như: Con đường di sản miền Trung,
Festival Huế, Du lịch Điện Biên, Carnaval Hạ Long, Festival biển Nha
Trang… đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển Nam châu thổ sông Hồng,
cách thủ đô Hà Nội 90km. Nam Định có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã


7
hội và những yếu tố nguồn lực thuận lợi để phát triển ngành du lịch với
tốc độ nhanh, bền vững.
Nam Định là mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều
danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triều Trần – một triều đại
hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến. Trên địa bàn tỉnh hiện
có trên hai nghìn di tích lịch sử văn hóa cách mạng, trong đó có gần 300
di tích đã được xếp hạng. Nhiều quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn
hóa và kiến trúc gắn liền với các lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và
quốc tế như: khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, Phủ
Giầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư
Trường Chinh…; các làng nghề truyền thống nổi tiếng được nhiều người
biết đến như làng nghề chạm khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc
đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa ươm tơ Cổ Chất, cây cảnh
Vị Khê…; các loại hình văn hóa phi vật thể mang nét đặc trưng riêng
gắn liền với cuộc sống lao động của cộng đồng cư dân nơi đây: các điệu
chèo cổ, những điệu hát văn, múa rối nước… Nam Định còn có 72km bờ
biển với những bãi biển đã được khai thác, xây dựng thành các khu du
lịch biển hấp dẫn như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thủy).
Đặc biệt, Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Việt
Nam, đồng thời là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ

sinh quyển châu thổ sông Hồng và là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, Nam Định có điều kiện
trở thành một địa danh du lịch có sức thu hút lớn bởi nhiều loại hình: du
lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch tham quan nghiên cứu tìm hiểu văn
hóa dân gian lễ hội, du lịch văn hóa.
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch của tỉnh còn chậm, quy mô nhỏ,
chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế để tạo bước đột phá. Sản phẩm


8
du lịch nghèo nàn, phần lớn còn khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được
quan tâm đầu tư phát triển một cách bài bản khoa học, chất lượng còn
hạn chế, chưa đủ sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách, trong đó có sản
phẩm du lịch văn hóa.
Tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch
văn hóa tỉnh Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đưa
ra được những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, xây dựng
sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Nam Định nhằm thúc đẩy du
lịch vùng đất này phát triển đúng với tiềm năng tài nguyên du lịch phong
phú, đa dạng của nó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề
liên quan đến đề tài như: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt
Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế (Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ của tác giả Đỗ Cẩm Thơ), Nghiên cứu xây dựng sản
phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc Bộ (Viện Nghiên cứu phát triển
du lịch), Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao -
mạo hiểm vùng núi phía Bắc (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tác
giả Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch). Bên cạnh
đó, có một số bài báo đăng tải trên các tạp chí trong nước viết về du lịch

Nam Định. Các bài viết, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phát triển
du lịch văn hóa, lễ hội tại Nam Định và những tác động tích cực và tiêu
cực của nó giữa văn hóa và du lịch đối với đời sống xã hội. Không dừng
lại ở việc kế thừa một số nghiên cứu về xây dựng sản phẩm du lịch của
Việt Nam, về du lịch văn hóa tại Nam Định, luận văn tập trung hướng tới
đối tượng là các tài nguyên du lịch văn hóa chính làm cơ sở cho việc
phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của Nam Định và triển khai đề tài
theo hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của Nam Định đa dạng
về chủng loại, nâng cao về chất lượng, tạo ra được những sản phẩm du


9
lịch độc đáo mang đặc thù riêng của tỉnh. Vì vậy, nghiên cứu phát triển
sản phẩm du lịch văn hóa Nam Định là một hướng đi mới nên chắc chắn
còn nhiều thiếu sót, rất mong được các tác giả khác quan tâm, hoàn thiện
trong các công trình nghiên cứu lần sau.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa làm cơ sở cho việc phát triển
sản phẩm du lịch văn hoá tỉnh Nam Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam Định, tập trung nghiên cứu tại
thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên, huyện Nam Trực,
huyện Xuân Trường, huyện Trực Ninh – nơi có nhiều tài nguyên du lịch
văn hóa tiêu biểu cho tỉnh Nam Định .
4. Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu,
những bài học trong nước và quốc tế về phát triển du lịch văn hóa.
- Phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch văn hóa,
thực trạng hoạt động du lịch văn hóa và phát triển sản phẩm du lịch văn

hóa của tỉnh Nam Định về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và
khó khăn của Nam Định trong phát triển du lịch nói chung và phát triển
sản phẩm du lịch văn hóa nói riêng.
- Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng góp phần phát triển sản phẩm
du lịch văn hóa tỉnh Nam Định.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau đây:


10
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu: Luận văn sử
dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách
báo tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản
lý du lịch và chính quyền địa phương. Dựa trên cơ sở đó đưa ra được
những khái niệm chung nhất liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, đưa
ra được những đánh giá và những giải pháp để phát triển sản phẩm du
lịch văn hóa của Nam Định.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát thực địa, phỏng vấn
các cán bộ chuyên trách du lịch của tỉnh Nam Định và một số người dân
địa phương ở nơi có tài nguyên du lịch văn hóa.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được dùng
để phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch và văn hóa, phân tích
tuyến điểm du lịch tiêu biểu hiện đang khai thác thành sản phẩm du lịch
văn hóa của Nam Định, phân tích các số liệu, thông tin liên quan đến đề
tài, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện.
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đây là phương pháp nghiên
cứu nhằm góp phần làm cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực hơn.
Việc có mặt tại thực địa sẽ giúp tác giả có điều kiện đối chiếu, bổ sung

nhiều thông tin cần thiết và đưa ra được những giải pháp hợp lý và khả
thi. Trong quá trình nghiên cứu thực địa tác giả đã tiến hành thu thập ý
kiến của du khách, cư dân địa phương, ban quản lý khu di tích một số
vấn đề: công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, ý kiến của du khách về
điểm du lịch, hoạt động kinh doanh tại điểm du lịch.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch văn hóa


11
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh
Nam Định
Chƣơng 3: Một số giải pháp góp phần phát triển sản phẩm du lịch
văn hóa tỉnh Nam Định

























12
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN PHẨM
DU LỊCH VĂN HÓA
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch kết hợp giữa văn hóa và
du lịch. Có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch văn hóa.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch văn hóa bao
gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu,
khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ
thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm
các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ
thuật dân gian và hành hương”.
Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch
văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám những di tích và di chỉ.
Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy
tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực
bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn

hóa - kinh tế - xã hội”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du
lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng
nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.
“Du” có nghĩa là “đi chơi”, “lịch” có nghĩa là “trải nghiệm”, du
lịch là “đi chơi để trải nghiệm”. “Văn” có nghĩa gốc là làm cho đẹp
hơn, “hóa” có nghĩa gốc là biến hóa, biến đổi, “văn hóa” là biến đổi cho
thành đẹp. “Du lịch văn hóa” là “đi chơi để trải nghiệm cái đẹp”. [2,
tr.8]


13
Như vậy, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa vào việc
khai thác các tài nguyên nhân văn của một vùng, một quốc gia nhằm
thỏa mãn những nhu cầu nhận thức thẩm mỹ của con người khi đi du
lịch.
1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng do
con người tạo ra được sử dụng dưới nhiều hình thức trực tiếp và gián
tiếp phục vụ cho các hoạt động du lịch. Đặc trưng cơ bản của tài nguyên
du lịch nhân văn là [10]:
- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn là tác dụng giải trí.
- Thời gian du lịch tìm hiểu các đối tượng này thường diễn ra
ngắn. Số người quan tâm đến nguồn tài nguyên nhân văn thường có trình
độ văn hóa, thu nhập và yêu cầu cao.
- Các tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm
quần cư và các thành phố lớn.
- Quá trình khai thác cho mục đích kinh doanh du lịch không có
tính mùa vụ, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú, quan trọng

nhất là: các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử văn hóa cách
mạng, các lễ hội, các làng nghề, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc
học, các hoạt động văn hóa thể thao.
Nhìn từ góc nhìn du lịch thì văn hóa là nguồn tài nguyên nhân
văn của du lịch. Vì thế, có thể coi các tài nguyên du lịch nhân văn cũng
chính là tài nguyên du lịch văn hóa và các loại tài nguyên du lịch nhân
văn đều được khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa. Như
vậy, chúng ta có thể hiểu “tài nguyên du lịch văn hóa gồm truyền thống
văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con


14
người và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng
với mục đích phục vụ du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Tài nguyên du lịch văn hóa gồm hai loại tài nguyên văn hóa vật
thể và tài nguyên văn hóa phi vật thể, trong đó [2, tr. 37]:
Tài nguyên văn hóa vật thể
Tài nguyên văn hóa phi vật thể
- Di sản văn hóa thế giới vật
thể.
- Di tích lịch sử văn hóa, danh
thắng cấp quốc gia và địa
phương.
- Các cổ vật và bảo vật quốc
gia.
- Các công trình đương đại.
- Di sản văn hóa thế giới truyền miệng và phi vật thể.
- Các lễ hội truyền thống.

- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
- Văn hóa nghệ thuật.
- Văn hóa ẩm thực.
- Thơ ca và văn học.
- Văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán.
- Văn hóa các tộc người.
- Các phát minh, sáng kiến khoa học.
- Các hoạt động văn hóa, thể thao, kinh tế, xã hội có
tính sự kiện.
1.1.3. Sản phẩm du lịch
Các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng do nhiều cách tiếp
cận khác nhau nhưng hầu hết đều có chung những đặc điểm của sản
phẩm du lịch.
Theo Michael. M. Cotlman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể
bao gồm các thành phần không đồng nhất vừa hữu hình vừa vô hình”.
Tính hữu hình được thể hiện cụ thể như: thức ăn, đồ uống, các sản phẩm
lưu niệm,… còn tính hữu hình được thể hiện là các dịch vụ du lịch, các
dịch vụ bổ trợ khác. Robert Christie Mill lại cho rằng sản phẩm du lịch


15
có 4 chiều định vị là điểm hấp dẫn du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch, vận chuyển du lịch, lòng hiếu khách.
Theo Luật Du lịch: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ
lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin
hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du
khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự

nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và
lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”. [8, tr. 27]
Sản phẩm du lịch được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Tổ chức Du
lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra hai nhóm chính cấu thành bản chất của
sản phẩm du lịch.
Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên như:
- Điều kiện khí hậu.
- Tính hấp dẫn, sự đa dạng của tài nguyên du lịch.
- Đa dạng về tài nguyên văn hóa lịch sử, khảo cổ.
- Nằm ở vị trí có khả năng tiếp cận tốt với thị trường mục tiêu
hoặc có hướng tốt dễ dàng cho nhu cầu phát triển các sân bay, cảng biển
cần thiết.
- Khả năng tiếp cận nguồn nước dồi dào.
- Lòng hiếu khách của người dân tại các điểm đến.
Nhóm thứ hai là nhóm các đặc điểm tự tạo:
- Hệ thống giao thông tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng tới các
vùng khác nhau trong cả nước, có sân bay tương xứng.


16
- Tập hợp các khách sạn, khu du lịch và các tiện nghi lưu trú khác,
các nhà hàng, quán bar và các dịch vụ giải trí.
- Đa dạng các tiện nghi thể thao, giải trí.
- Một chuỗi các tiện nghi vui chơi và mua sắm.
- Kinh tế địa phương tại mỗi điểm đến có thể cung ứng được các
dịch vụ cần thiết cho nhu cầu du lịch của du khách.
- Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch có đủ năng lực và có khả năng
phát triển thêm.
- Các dịch vụ cộng đồng đã phát triển tốt như cảnh sát, đội cứu
hỏa, các dịch vụ y tế, dịch vụ bưu điện, dịch vụ ngân hàng.

- Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đương đại phát triển rộng rãi
và sôi nổi.
- Dân số địa phương đủ đáp ứng nhu cầu về lao động du lịch gia
tăng.
Tất cả các đặc điểm đó tập hợp lại và hình thành lên sản phẩm du
lịch.
1.1.4. Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch được hiểu là tất cả các dịch vụ hàng hóa do các
doanh nghiệp có chức năng kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách
nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi sự
kết hợp giữa các yếu tố tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao
động. Sản phẩm văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra và được sinh ra
trước sản phẩm du lịch. Một sản phẩm du lịch trước hết phải là một sản
phẩm văn hóa. Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào
hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách.
[2, tr. 18]


17
Sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hóa có sự gắn bó nhưng cũng
có nhiều sự khác biệt như [23, tr. 33]:
Sản phẩm văn hóa
Sản phẩm du lịch
- Bền vững, tính bất biến cao.
- Mang nặng dấu ấn của cộng đồng
cư dân bản địa.
- Dùng cho tất cả các đối tượng
khác nhau, phục vụ mọi người.
- Sản xuất ra không phải để bán,
chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt

văn hóa – tinh thần của cư dân bản
địa.
- Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị
không đo được hết bằng giá cả.
- Quy mô hạn chế, thời gian và
không gian xác định.
- Sản phẩm mang nặng định tính,
khó xác định định lượng. Giá trị
sản phẩm mang tính vô hình thể
hiện qua ấn tượng, cảm nhận,…
- Thích ứng, tính khả biến cao.
- Mang nặng dấu ấn của các cá nhân, các nhà
tổ chức, khai thác.
- Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ những
đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch.
- Sản xuất ra phải được bán ra thị trường, bán
cho du khách, phục vụ nhu cầu của các đối
tượng du khách là cư dân của các vùng miền
khác nhau.
- Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế - xã
hội. Giá trị đo được bằng giá cả.
- Quy mô không hạn chế, thời gian và không
gian xác định.
- Định tính, định lượng được thể hiện qua
thời gian hoạt động. Giá trị của sản phẩm là
hữu hình, biểu hiện thông qua những chỉ số
kinh tế thu được.
Sản phẩm du lịch văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch vừa là một
sản phẩm văn hóa. Chúng có sự gắn bó với nhau nhưng cũng có sự khác
biệt. Sản phẩm du lịch văn hóa là một sản phẩm văn hóa được đưa vào

hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách.
Đồng thời sản phẩm du lịch văn hóa cũng là một sản phẩm du lịch được
khai thác và sử dụng trong các chương trình du lịch văn hóa [2, tr.19].
Cũng gần với đặc điểm của sản phẩm du lịch thì đặc điểm của sản phẩm


18
du lịch văn hóa là vừa hữu hình vừa vô hình, quá trình sản xuất và tiêu
thụ diễn ra gần như đồng thời, chỉ có thể đánh giá được sau khi đã sử
dụng xong.
Sản phẩm du lịch văn hóa được cấu thành bởi ba yếu tố chính là:
yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa (di tích, lễ hội, truyền thuyết…), yếu tố
dịch vụ (dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, ăn
uống, vận chuyển…), yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế
xã hội.
Tài nguyên du lịch văn hóa là yếu tố góp phần quan trọng nhất
trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho điểm du lịch và đóng vai trò
quyết định trong việc tạo ra sức hút đối với các thị trường khách du lịch.
Vì thế, có thể coi tài nguyên du lịch văn hóa là điều kiện tiên quyết tạo
nên hoạt động du lịch, là yếu tố cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch văn
hóa. Tất cả những gì con người sáng tạo ra thêm đều nhằm tăng thêm giá
trị cho điểm du lịch.
Quá trình du khách hưởng thụ các giá trị tài nguyên cũng là quá
trình du khách sử dụng các dịch vụ của du lịch. Dịch vụ du lịch là những
phương tiện làm cầu nối cho du khách để tiếp cận với các giá trị của tài
nguyên. Vì vậy, các hoạt động dịch vụ du lịch cần thông qua hình thức,
nội dung hoạt động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc
thù của tài nguyên.
Môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội là yếu tố có
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền vững của tài nguyên du

lịch văn hóa. Môi trường tự nhiên trong sạch có lợi cho sức khỏe con
người. Môi trường kinh tế - xã hội với các điều kiện kinh tế tốt, cơ sở hạ
tầng tiện nghi, người dân hiểu biết sẽ giúp du khách cảm thấy an tâm, dễ
chịu hơn khi đến điểm du lịch.



19
1.1.5. Tuyến, điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi đến của khách du lịch trong thời gian nhất
định trên tuyến du lịch, là nơi có tài nguyên du lịch được khai thác cho
các hoạt động du lịch. Xét về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ
nhưng khi thể hiện trên bản đồ du lịch đó sẽ là những điểm riêng biệt.
Dù có quy mô nhỏ nhưng trong thực tế điểm du lịch cũng chiếm một
diện tích có quy mô khác nhau, có thể tương đối lớn, ví dụ: điểm du lịch
Ngũ Hành Sơn, điểm du lịch Hội An, điểm du lịch địa đạo Vĩnh Mốc,
điểm du lịch cố đô Huế,…
Theo Luật Du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp
dẫn có khả năng thu hút khách du lịch”.
Điểm du lịch là một đơn vị lãnh thổ du lịch, nơi tập trung tài
nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một
loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hay kết hợp cả hai. Vì thế,
điểm du lịch có thể được phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm
chức năng. Với mỗi điểm du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch
tương đối ngắn (không quá 1 – 2 ngày). Một điểm du lịch tốt cần phải có
môi trường (tự nhiên và văn hóa xã hội) trong lành, có các điều kiện đảm
bảo các dịch vụ tối thiểu cho du khách (khách sạn, thông tin liên lạc, ăn
uống, mua sắm hàng lưu niệm…)
Các tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt. Dựa vào
hệ thống đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, hệ

thống đô thị và các cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm đến du
lịch để hình thành nên các tour du lịch đáp ứng được nhu cầu tham quan
du lịch của khách quốc tế và khách trong nước.
Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo
bởi nhiều điểm du lịch khác nhau. Cơ sở để xác định tuyến du lịch là các
điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện. Do vậy, tuyến du lịch có


20
thể là tuyến đường bộ, tuyến đường sắt, tuyến đường thủy, tuyến đường
hàng không. Đối với cấp quốc gia có thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến
liên vùng. Đối với cấp tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và tuyến du lịch liên
tỉnh. Tuyến du lịch cũng có thể là tuyến du lịch tổng hợp với các điểm
du lịch có chức năng khác nhau (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du
lịch thể thao,…) hoặc là tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch có
cùng chức năng.
1.1.6. Xúc tiến du lịch
Xúc tiến du lịch có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động
marketing. Bản chất của các hoạt động xúc tiến này chính là truyền tin
về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ đưa ra
quyết định mua hàng. Vì vậy, có thể gọi đây là các hoạt động truyền
thông marketing. Nó cung cấp thông tin cho khách hàng và những giải
pháp về những mối quan hệ nội bộ cũng như mối quan hệ thị trường.
Truyền thông thiết lập sự rõ ràng, sự định vị và giúp du khách nhận thức
đầy đủ hơn về giá trị của sản phẩm, dịch vụ.
Theo Luật Du lịch thì: “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch”.
Các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam hiện nay đều có một hệ
thống các biện pháp xúc tiến du lịch và một trong số dạng chủ yếu của
hoạt động xúc tiến du lịch là: quảng cáo, marketing trực tiếp, quan hệ

công chúng và tuyên truyền, kích thích tiêu thụ, bán hàng trực tiếp,
Internet và truyền thông tích hợp.
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới [36]
♦ Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Malaysia


21
Malaysia là đất nước giàu tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc hấp dẫn. Tất
cả các yếu tố trên tạo thành một điểm độc đáo trong các sản phẩm du
lịch của Malaysia.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Malaysia đã đầu tư rất
nhiều cho việc bảo tồn các khu rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn quốc
gia nhằm duy trì một môi trường trong lành và tính hấp dẫn cho các sản
phẩm du lịch sinh thái của đất nước mình. Mặc dù vậy, bán đảo còn có
một giá trị hấp dẫn khác đối với mỗi du khách đến thăm, đây là nơi quy
tụ của hầu hết các nền văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Lịch sử đất nước
đã ghi nhận sự tồn tại của các nền văn hóa của các quốc gia đã từng xâm
chiếm quốc gia này như Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Chiêm Thành, Thái
Lan, Nhật Bản và văn hóa Malay bản địa. Tất cả các dân tộc trên đều đã
lưu lại các dấu ấn văn hóa để hình thành nên nền văn hóa của Malaysia
ngày nay. Các giá trị văn hóa bản địa kết hợp với các giá trị văn hóa để
hình thành nên nền văn hóa ngoại lai đã được nội địa hóa đã tạo thành
một sản phẩm du lịch độc đáo khác của Malaysia - du lịch văn hóa bản
địa.
Với những lợi thế nói trên, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch của
Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịch là
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn các nguồn gen

quý hiếm, duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc văn hóa Malay
truyền thống nhưng không phủ nhận sự pha trộn của các dòng văn hóa
ngoại lai nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch bền vững độc đáo.
Người dân Malaysia có truyền thống mến khách, ưa thích giao du
kết bạn với mọi người và sẵn lòng mời bạn bè, du khách bốn phương về
nghỉ tại nhà của mình. Bên cạnh đó, đối với du khách thì các khu nhà
truyền thống của thổ dân Malay luôn luôn là yếu tố thu thút, hấp dẫn họ.


22
Chính vì vậy, chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân tại khu làng Desa
Murni, ngoại ô Kualar Lumpur được xây dựng như một phần trong hành
trình du lịch trên đất nước Malaysia.
Bắt đầu từ năm 1988, chương trình du lịch này được Bộ Văn hóa -
Nghệ thuật và Du lịch phê duyệt và tiến hành tại 5 làng: Desa Murni
Sanggang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa Murni
Ketam và Desa Murni Perangap. Chỉ với 90 phút đi ô tô từ trung tâm
Kuala Lumpur là du khách có thể tiếp cận được với khu làng này. Mục
đích chính của chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân nhằm giúp cho du
khách có điều kiện được tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời
sống sinh hoạt của cộng đồng người Malaysia bản địa và nhằm tạo điều
kiện duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người dân
Malaysia cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa
phương.
Trong năm đầu tiên, dự án nghỉ tại nhà dân tại 5 làng này chỉ thu
hút được 10 người khách, tuy nhiên chỉ 10 năm sau số lượng các gia
đình trực tiếp tham gia đón khách đã tăng lên hơn 100 gia đình đón tiếp
một năm khoảng 3.000 đến 4.000 khách. Ban đầu, cơ cấu khách đến khu
vực này chủ yếu là người Nhật - những người đã có thời gian dài đô hộ
tại mảnh đất này, ngày nay số lượng du khách đến từ Châu Âu, Châu Úc,

Châu Mỹ cũng bắt đầu tăng dần.
Khách du lịch tham gia vào chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân
được người dân bản địa đón tiếp nồng hậu, được mọi người trong khu
làng coi như thành viên trong gia đình và trực tiếp tham gia vào các hoạt
động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Du khách có thể được tham gia
trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của người bản xứ trong vai trò của người
làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các chương trình dã ngoại ngoài
trời như câu cá, cắm trại của học sinh phổ thông, tham gia vào các trò


23
chơi cổ truyền của người bản xứ, hoặc tham gia vào chế biến các món ăn
cho các thành viên trong gia đình.
Chương trình đón khách du lịch về nghỉ tại nhà dân tại khu làng
Desa Murni được xây dựng đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống của Malaysia phục vụ mục tiêu phát
triển bền vững. Theo lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Nghệ
thuật và Du lịch Malaysia Dato’ Sabbaruddin Chik: “Sự thành công
bước đầu của dự án Desa Murni đã đem lại các cơ hội phát triển mới cho
nền công nghiệp du lịch của Malaysia cũng như lợi ích cho cộng đồng
địa phương, là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng các mô hình tương
tự tại các làng quê trên toàn bộ lãnh thổ Malaysia”.
♦ Du lịch văn hóa bản địa ở Rio Blanco (Ecuador)
Do vị trí xa cách nên việc tiếp cận của du khách tới khu vực này
còn nhiều khó khăn, chính vì vậy lượng du khách tới đây còn chưa đáng
kể. Khi bắt đấu giới thiệu về ý tưởng dự án, người dân cộng đồng còn
chưa tin phát triển du lịch sinh thái bền vững sẽ đem lại lợi ích cho họ
cũng như về khả năng tham gia của họ. Nhiều ý kiến trả lời rằng họ cảm
thấy rụt rè khi tiếp xúc với khách nước ngoài. Tuy nhiên, sau một số
buổi họp trao đổi giữa dân làng, họ đã đồng ý thử nghiệm dự án này.

Ngay sau khi quyết định, những người dân Rio Blanco đã thành
lập một Ủy ban, bao gồm một chủ tịch và phó chủ tịch cộng đồng. Họ
dựa vào mô hình du lịch sinh thái bền vững ở Capirona (một khu du lịch
sinh thái gần đó) và cải tiến nó bằng các kinh nghiệm của mình. Trong
năm đầu hoạt động, họ đã đón được 150 khách và thu được 6.000USD.
Thay vì giữ doanh thu du lịch ở một quỹ chung để sử dụng cho các dự án
của cộng đồng, họ đã phân phối đều cho mọi thành viên. Họ đầu tư lại
khoảng 60% vào dự án - thức ăn, dầu ca nô và hoàn trả các khản vay
mua giường, chăn đệm, bát đĩa và các đồ đạc khác. Một sửa đổi nữa là


24
các điểm đón khách ở đây được xây cách trung tâm cộng đồng khoảng
1km. Một phần là do khách thích ở gần rừng nguyên sinh hơn là gần các
khu trung tâm, ngoài ra còn để xóa bỏ những nhu cầu không đáng có như
rượu chè và mại dâm. Khi du khách tới đây, việc nấu nướng, dọn dẹp và
biểu diễn văn hóa được giao công bằng cho mọi người qua một lịch làm
việc luân phiên. Qua đó, mỗi thành viên thường chỉ cần khoảng 4 giờ để
phục vụ khách. Qua thực tế năm đầu tiên, hầu hết mọi người được phỏng
vấn đều không còn rụt rè như trước. Họ có suy nghĩ tích cực về du lịch
sinh thái, du lịch bền vững và tin rằng du lịch có tác dụng tốt đến cộng
đồng. Du lịch thực sự vừa giúp cộng đồng có ý thức trách nhiệm bảo tồn
bản sắc văn hóa, gìn giữ các nét đẹp truyền thống, vừa tạo ra công việc
và thu nhập cho họ.
♦ Du lịch nông thôn ở Hạ Casamance (Senegal)
Năm 1971, với sự giúp đỡ của một tổ chức phi Chính phủ quốc tế
thuộc hội các nước nói tiếng Pháp - Tổ chức Hợp tác về Văn hóa và Kỹ
thuật (ACCT), Chính phủ Senegal đã xây dựng một dự án phát triển du
lịch cộng đồng. Tên của dự án này là “Du lịch khám phá” nằm ở Hạ
Casamance, nằm giữa Zambia và biên giới phía nam của Senegal. Đây là

nơi định cư của bộ tộc Diola trong các ngôi làng truyền thống có một hệ
sinh thái đa dạng và văn hóa dân gian phong phú, là nơi lý tưởng cho dự
án thử nghiệm.
Nhằm giảm bớt lượng khách đến trong các làng để hạn chế sự quá
tải và các tác động về văn hóa - xã hội, các nhà trọ ở đây bị khống chế
công suất, chỉ được đón tối đa 20 - 40 khách/lần và chỉ được xây dựng ở
các làng có số dân bằng hoặc lớn hơn 1.000 người. Để giải quyết áp lực
do lượng khách đến đông, dự án đã xem xét xây thêm các nhà trọ ở nơi
khác chứ không cho phép tăng công suất ở các nhà trọ cũ. Việc điều
hành và quản lý các nhà trọ do dân làng tự tổ chức dưới hình thức “hợp

×