Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích họat động đầu tư du lịch ở Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 104 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐỖ GIA QUYẾT






Phân tích họat động đầu tư du lịch ở Hải
Dương







LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC











HÀ NỘI, 2007



1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của Luận văn
3
6
7
7
8
8
9
Chƣơng 1:
NHU CẦU ĐẦU TƢ DU LỊCH TẠI HẢI
DƢƠNG

10
1.1.
Tài nguyên du lịch tỉnh Hải
Dƣơng
11
I.1.1.
1.1.2.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch nhân văn
11
15
1.2.
1.2.1.

1.2.2.
Nhu cầu phát triển ngành du lịch Hải
Dƣơng
Xu hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam - cơ hội
phát triển ngành Du lịch Hải Dương
Vị trí của ngành Du lịch Hải Dương trong chiến
lược
phát triển kinh tế của tỉnh
21
21

24

Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ DU LỊCH TẠI HẢI
DƢƠNG

29
2.1.

Thực trạng đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực ngành
Du lịch Hải Dƣơng
29


2
2.2.

2.2.1.
2.2.2.
Thực trạng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch
32

32
38
2.3.

2.3.1.

2.3.2.
Quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch tại Hải
Dƣơng
Tình hình xây dựng quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh
trong nhưng năm qua

Một số dự án đầu tư du lịch điển hình
47

47

55
2.4.
Thực trạng xúc tiến quảng bá ngành du lịch Hải
Dƣơng
60
Chƣơng3:
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU
LỊCH HẢI DƢƠNG

65
3.1.
Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch, tăng cƣờng quản
lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh
65
3.2.
Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Hải
Dƣơng
68
3.3.
Tăng cƣờng công tác quy hoạch du lịch, phát triển
cở
sở hạ tầng
71
3.4.
Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, tạo nguồn vốn để phát

triển ngành du lịch Hải dƣơng
74
3.5.
Mở rộng thị trƣờng để thu hút đầu tƣ và phát triển du
lịch
75
3.6.
Đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du
lịch đặc thù
78

3
3.7.
Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hải
Dƣơng
81
3.8.
Các giải pháp khác
85
3.8.1.
Xã hội hoá du lịch để phát triển
85
3.8.2.
Khai thác tài nguyên du lịch theo hướng bền vững
86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
88
Một số hình ảnh về Du lịch Hải Dƣơng
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

97

4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, vị
trí tâm điểm của tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh, có diện tích 1.662 km
2
, dân số 1,7 triệu người. Trung tâm văn hoá kinh
tế chính trị lớn nhất của tỉnh là thành phố Hải Dương, ngoài ra còn 11 huyện
lỵ hành chính. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình của tỉnh tương đối bằng
phẳng, giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.
Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn
hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Lịch sử ngàn năm bồi đắp và hội
tụ đã để lại cho vùng đất này những tài sản vô cùng quý giá, đó là 1.098 di
tích lịch sử trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, có nhiều di
tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp bạc.
Hải Dương cũng là miền đất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều
anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới như: Trần Hưng Đạo, một trong
mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc sống mãi trong tâm thức của
nhân dân Việt Nam bằng những chiến công hiển hách ba lần chiến thắng quân
Nguyên; Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có
đức nghiệp lớn nhất; Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, có tầm tư
tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Mạc Đĩnh Chi với học vấn đứng đầu quần nho,
danh tiếng lẫy lừng, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã góp phần
làm dạng danh đất nước; Đại danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả
nước ngưỡng mộ. Trí tuệ, tài năng của người Hải Dương cũng đóng góp cho

sử sách Việt Nam 486 tiến sỹ trong tổng số 2.989 vị đỗ đại khoa các triều đại,
chiếm 16%, tiêu biểu là làng Mộ Trạch (Bình Giang – Hải Dương) được gọi
là “lò tiến sỹ xứ Đông” có 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu số người đỗ tiến sỹ

5
tính theo đơn vị làng xã trong cả nước. Vào thời Lê sơ, ở Hải Dương đã có
trường thi và Miếu thờ các vị đại nho, tiêu biểu là Văn Miếu Mao Điền.
Bên cạnh những nét văn hoá lịch sử, Hải Dương còn có nhiều cảnh quan
du lịch nổi tiếng như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Kính Chủ, An Phụ, đảo cò Chi
Lăng nên Hải Dương có vị trí khá quan trọng trong vùng du lịch Bắc Bộ và
cả nước, với tiềm năng du lịch đa dạng, với nguồn tài nguyên nhân văn phong
phú, du lịch Hải Dương nếu có nhiều điều kiện phát triển có thể trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay, trên toàn tỉnh đã có 83 cơ sơ lưu
trú với tổng số 1.550 phòng đạt tiêu chuẩn, gần 600 đầu xe du lịch, 14 điểm
đón khách du lịch, 18 công ty Lữ hành và Du lịch, hàng trăm nhà hàng trên
toàn tỉnh. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2007 toàn tỉnh đón và phục vụ khoảng
800.000 lượt khách, trong đó có 174.800 lượt khách lưu trú (tăng 14,25% so
với cùng kỳ năm 2006), khách quốc tế đạt 40.200 lượt khách (tăng 11% so với
cùng kỳ); khách do các điểm dừng chân đón ước tính 550.000 lượt (tăng
23,04% so với cùng kỳ). Ngoài ra vào các ngày lễ hội đầu năm, có khoảng 8
vạn lượt khách đi về trong ngày, tham quan tại các di tích, khu, điểm du lịch
trên phạm vi toàn quốc. Doanh thu từ du lịch ước tính trong 6 tháng đầu năm
2007 là 225,6 tỷ đồng, trong đó:
- Doanh thu lữ hành: 5,5 tỷ đồng
- Cho thuê buồng: 48 tỷ đồng
- Bán hàng ăn uống: 55 tỷ đồng
- Bán hàng hoá: 35,5 tỷ đồng
- Vận chuyển khách du lịch: 62 tỷ đồng
- Phục vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác: 19,6 tỷ đồng


Báo cáo 6 tháng đầu năm 2007 - Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương


6
Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, ngành du lịch Hải Dương cũng
bộc lộ nhiều hạn chế như:
- Vấn đề quy hoạch các khu, điểm du lịch chưa hoàn chỉnh; đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật còn ở mức khiêm tốn; sản phẩm du lịch thiếu tính độc đáo
nên chưa hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
- Hoạt động kinh doanh cũng bộc lộ nhiều hạn chế về trình độ, kỹ năng,
chất lượng phục vụ. Hầu hết các đơn vị kinh doanh du lịch ở Hải Dương là
những doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ, tính chuyên nghiệp chưa cao, cạnh
tranh thiếu lành mạnh.
- Nguồn nhân lực du lịch nhìn chung vẫn còn thiếu nên chưa đáp ứng được
nhu cầu hiện tại. Những yếu kém về mặt quản lý, nghiệp vụ, ngoại ngữ và nhận
thức về công tác du lịch đã làm giảm chất lượng phục vụ khách du lịch của các
đơn vị kinh doanh.
- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa phát huy hiệu quả, còn hạn
chế.
- Chưa có ý thức trách nhiệm của cộng đồng các địa phương trong tỉnh
tham gia thúc đẩy phát triển du lịch.
Với những lợi thế mà ngành Du lịch Hải Dương đang có thì hoàn toàn
có thể phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Hải
Dương, tuy nhiên so với các tỉnh khác, đặc biệt là với ba trung tâm lớn Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh thì hoạt động du lịch tại Hải Dương vẫn còn
quá nhiều hạn chế và yếu kém, nguyên nhân của điều đó là do Hải Dương
chưa đánh giá đúng mức vai trò du lịch đối với sự phát triển chung của kinh tế
– xã hội của tỉnh, đồng thời cũng chưa có biện pháp và phương thức khai thác
có hiệu quả các tài nguyên du lịch của tỉnh trên cơ sở đánh giá phân tích các
hoạt động đầu tư du lịch. Vì phân tích các hoạt động đầu tư du lịch chúng ta

mới có thể nhận thấy việc đầu tư đó đã phù hợp với tài nguyên du lịch sẵn có

7
chưa !, đã đủ để đưa một ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
chưa ! Trên cơ sở đó đề nghị với các cấp lãnh đạo những phương án đầu tư,
những giải pháp nhằm đưa ngành du lịch Hải Dương phát triển xứng với vị
thế của nó trong nền kinh tế xã hội của tỉnh, trong sự phát triển chung của
ngành Du lịch Việt Nam và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Hơn nữa là người sinh ra và lớn lên tại vùng đất Hải Dương; lại được đào tạo
chuyên sâu về du lịch tại khoa Du lịch học, trường Khoa học Xã hội và Nhân
văn, đại học Quốc gia Hà Nội; tôi luôn mong muốn được đóng góp một phần
trí tuệ nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển ngành Du lịch Hải Dương nói riêng và
của nền kinh tế – xã hội tỉnh Hải Dương nói chung. Chính vì vậy tôi quyết
định chọn vấn đề nghiên cứu: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ DU
LỊCH Ở HẢI DƢƠNG” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Du lịch của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở học hỏi, kế thừa những hướng nghiên cứu của các công
trình trước, đề tài bước đầu tổng hợp, liệt kê đầy đủ các tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn của tỉnh Hải Dương nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu du
lịch Hải Dương và các lĩnh vực liên quan.
Đề tài đã tập trung phân tích những khả năng và thực trạng đầu tư du
lịch tại Hải Dương, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế trong đầu tư, kiến nghị với các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý du lịch
những biện pháp thúc đẩy đầu tư du lịch, tạo bước phát triển mới cho sự phát
triển của ngành Du lịch Hải Dương nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hải Dương nói chung.
Việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động đầu tư du lịch ở Hải Dương góp
phần nâng cao nhận thức của các cấp quản lý du lịch, là tài liệu khoa học phục
vụ các nhà quản lý du lịch Hải Dương trong việc lập quy hoạch phát triển du
lịch, hoạch định các chiến lược thu hút đầu tư. Đồng thời đề tài còn là tài liệu


8
định hướng cho các nhà đầu tư có một góc nhìn tổng thể về du lịch Hải
Dương: những cơ hội đầu tư khai thác; những tiểm năng phát triển du lịch của
tỉnh; những thách thức trong quá trình đầu tư phát triển ngành Du lịch ở Hải
Dương v.v
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên
quan tới đề tài như:
1. “Quy hoạch tổng thể du lịch Hải Dương đến năm 2020” của Viện
nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam.
2. “Đề án Khảo sát, xây dựng tour du lịch đường sông” của Sở Thương
mại và Du lịch Hải Dương.
Cho đến một số bài báo trong nước viết về tiềm năng phát triển của du
lịch Hải Dương. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của
tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức nhiều Hội thảo, Hội nghị về giải pháp phát
triển du lịch Hải Dương
Các nghiên cứu đó đã đề cập đến nhiều vấn đề về phân tích tài nguyên
du lịch Hải Dương, những công trình được đầu tư tôn tạo, khả năng khai thác
du lịch từ các nguồn tài nguyên sẵn có Tuy nhiên cho đến nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng đầu tư du lịch tại
Hải Dương. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích hoạt động đầu tư du lịch ở Hải
Dương, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du
lịch Hải Dương có một ý nghĩa hết sức thiết thực đối với ngành Du lịch Hải
Dương trong giai đoạn hiện nay.
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
4.1. Mục tiêu
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích các tài nguyên du lịch của hải
Dương và các hoạt động đầu tư du lịch ở Hải Dương trong thời điểm hiện tại.


9
Trên cơ sở đó đề tài đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
trong đầu tư, phát huy những điểm mạnh về đầu tư du lịch ở Hải Dương.
Đồng thời đề tài đưa ra những kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo, quản lý nhà
nước ngành Du lịch của Hải Dương.
4.2. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện những các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn tập
trung giải quyết những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Hải Dương
- Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tại Hải Dương
- Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch tại Hải
Dương.
- Quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch tại Hải Dương.
- Thực trạng xúc tiến quảng bá ngành du lịch Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển ngành Du lịch Hải
Dương
5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu lĩnh vực đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh
Hải Dương.
- Những văn bản pháp quy về lĩnh vực du lịch, những tư liệu liên quan
đến hoạt động và chiến lược phát triển ngành Du lịch Hải Dương trong
10 năm trở lại đây (đặc biệt là từ năm 2001 đến nay).
+ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động và dự án đầu tư
du lịch tại Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

10
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận

cho quá trình phân tích kết luận các vấn đề nghiên cứu. Để thu thập thông tin,
ngoài các nguồn tin thứ cấp được khai thác từ các tài liệu của các cơ quan
quản lý nhà nước về du lịch, mạng internet, đề tài sử dụng các phương pháp
đặc thù để thu thập nguồn thông tin sơ cấp như phương pháp khảo sát thực
địa, phỏng vấn trực tiếp, lấy ý kiến chuyên gia. Xử lý các thông tin thu thập,
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, từ đó
đưa ra các nhận xét, kết luận.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Nhu cầu đầu tư du lịch tại Hải Dương
Chương 2: Thực trạng đầu tư du lịch tại Hải Dương
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị để phát triển ngành Du lịch
Hải Dương









11
Chƣơng 1: NHU CẦU ĐẦU TƢ DU LỊCH TẠI HẢI DƢƠNG

Bản đồ 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương

Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

12

1.1. Tài nguyên du lịch tỉnh Hải Dƣơng
I.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Phần lớn đất đai của tỉnh Hải Dương thuộc đồng bằng Bắc bộ, phía
Đông bắc có hai huyện miền núi, tuy không rộng lớn nhưng có cảnh quan đa
dạng. Huyện Chí Linh đồi núi trùng điệp, độ cao không quá 700m, rừng cây
xanh tốt, rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình văn hoá. Huyện Kinh
Môn có nhiều núi đá vôi với những hang động kỳ thú, nơi còn lưu giữ dấu
tích của con người thời đại đồ đá mới. Từ lâu người xưa đã từng biết đến
những cảnh quan đặc biệt của hai huyện lỵ nhỏ này của Hải Dương. Côn Sơn,
Thanh Mai thế kỷ 14 đã trở thành trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm, đến thế
kỷ 15 được ghi danh trên bản đồ như một danh lam cổ tích. Động Kính Chủ,
động Tâm Long từ thời Trần đã được tôn tạo thành chùa, đến thế kỷ 17, Kính
chủ trở thành động nổi tiếng của đất nước, nơi để lại nhiều bút tích của nhiều
danh nhân thời đại.
1.1.1.1. Khu danh thắng Phượng Hoàng – Kỳ Lân
Khu danh thắng Phượng Hoàng thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh. Là
nơi có rừng thông bát ngát, suối nước trong chảy róc rách suốt đêm ngày, núi
đá lô xô, chùa tháp cổ kính. Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi ngoạn mục, có
mộ và đền thờ Chu Văn An – một người thầy tiêu biểu cho tài cao đức trọng
của nền giáo dục Việt Nam, có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu
Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trí và Giếng Soi [20]
Đây là nơi lý tưởng để tổ chức cho các loại hình du lịch dã ngoại, vãn
cảnh, leo núi, tham quan các di tích lịch sử, tìm hiều dấu chân danh nhân
1.1.1.2. Khu di tích danh thắng Côn Sơn
Khu di tích thuộc xã cộng hoà, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi
Phượng Hoàng – Kỳ Lân, cách thủ đô Hà Nội 80 km.

13
Khu danh thắng Côn Sơn có nhiều chùa tháp, rừng thông, khe suối và
các di tích gắn liền với nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa

Côn Sơn đã là một trong ba trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn –
Yên Tử – Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi của nhiều danh
nhân đát việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng
dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Ngày nay Côn Sơn còn
lưu giữ được những dấu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử:
* Giếng Ngọc
Giếng Ngọc nằm ở núi Kỳ Lân, bên phải lối lên Bàn Cờ Tiên, phía
dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền
Sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý.
Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ
chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước giếng được các nhà sư dùng làm
nước tế của chùa. [20]
* Bàn Cờ Tiên
Từ chùa Công Sơn leo lên khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn
(cao 200 m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tục gọi là Bàn Cờ
Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu Đình với hai tầng cổ các tám mái.
Đứng từ đây du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn. [20]
* Thạch Bàn
Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi chủ tịch Hồ
Chí Minh dừng chân nghỉ khi người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo
lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn
nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy
làm “chiếu thảm” nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.
1.1.1.3. Khu danh thắng An Phụ (Kinh Môn)

14
Một dãy núi nổi lên như một chóp nón khổng lồ xanh đậm một rừng
cây, mờ ảo vài công trình kiến trúc giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải
Dương. Núi còn có nhiều rừng cây thiên nhiên, đỉnh núi cao 246 m. Từ trên
đỉnh núi có thể nhìn được toàn bộ đồng bằng Hải Dương. Trên đỉnh núi là đền

thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là đền Cao, vẫn còn lưu lại văn bia của
An Phụ Sơn Từ với hai giếng nước mang đầy cổ tích Mới đây Bộ Văn hoá
đã cho xây dựng một tượng đài Trần Hưng Đạo hoành tráng với những tấm
phù điêu bằng gốm nung, bậc thềm bằng đá Với bàn tay khối óc của con
người đã làm cho danh thắng An Phụ có sức hấp dần lạ kỳ với khách du lịch
bốn phương.
1.1.1.4. Khu hang động Kính Chủ và vùng núi đá vôi Dương Nham (Kinh
Môn)
Nằm về phía Bắc của đỉnh Yên Phụ, nằm trong dãy Dương Nham như
một hòn Non Bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh
Thầy. Phía Bắc Dương Nham dòng sông lượn sát chân núi, sơn thuỷ hữu tình,
phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ kính Kính Chủ - quê hương của
những người thợ đá xứ Đông. Sườn phía Nam Dương Nham có một động lớn
gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếp vào hàng Nam
Thiên.
Khu núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ còn gắn liền với các
trang lịch sử hào hùng chống quân Nguyên Mông, vùng núi đá vôi Dương
Nham còn gắn liền với lịch sử sự hình thành người Việt cổ. Cảnh đẹp nơi đây
đang rất hấp dẫn đối với du khách trong tỉnh và cả nước.
1.1.1.5. Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn
Đây là một khu vực sông trải dài sát với các hệ thống di tích của Kinh
Bắc. Trên khúc sông này có khu vực bãi bồi gắn liền với các truyền thuyến
đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than còn in dấu trong sách sử

15
1.1.1.6. Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà
Đây là một miệt vườn nổi tiến với cây vải tổ hàng trăm tuổi. Giống vải
ở đây ngon và rất có giá trị đối với khách du lịch. Sản phẩm từ vải cũng được
chế biến một cách sinh động: Rượu vải, vải khô, làm vị thuốc. Vùng vải
thiều này hiện thời được trải rất rộng bám quanh dòng sông Hương (Thanh

Hà) khá thi vị.
1.1.1.7. Khu Ngũ Nhạc Linh Từ (Lê Lợi - Chí Linh)
Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người
Việt cổ. Trước đây đã từng có năm miếu nhỏ trên năm đỉnh quả núi, được tôn
tạo từ thời Nguyễn. Công trình mang tính cổ xưa.
1.1.1.8. Khu rừng Thanh Mai (bến Tắm)
Một khu vực gắn liền với những đền chùa, một trong những quê hương
của Trúc Lâm Tam Tổ.
1.1.1.9. Làng Cò (Chi Lăng Nam) Thanh Miện
Làng Cò thuộc xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện. Gọi là Làng Cò vì
làng có một đảo nhỏ nằm giữa hồ vực rộng mênh mông với hàng vạn con cò
về đây trú ngụ, xây tổ. Trên đảo có tới 9 loài cò; cò trắng, cò lửa, cò bộ, cò
ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc. Ngoài ra trên đó còn có tới
ba bốn ngàn con Vạc và các loại chim quý hiếm như Bồ Nông, Mòng Két,
LeLe cùng trú ngụ nơi đây. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là
lúc giao ca thú vị giữa cò và vạc trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày. [21]
1.1.1.10. Thiên nhiên của nền văn hoá lúa nước
Dường như mật độ các dòng sông, đình, đền, chùa miếu bố cục dày đặc
trên địa bàn toàn tỉnh. Những đình, đền, chùa này lại gắn liền với cây đa, bờ
nước hoặc những bến sông luôn luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng
đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây

16
đa, bến nước, sân đình đã gần như trở thành một biểu tượng của văn hoá
Việt. [21]
1.1.1.11. Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi
Đây là mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng. Nhiệt
độ nóng và đã được sử dụng để chữa bệnh. Cần có nghiên cứu sâu hơn về khu
vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này rất gần thành phố Hải Dương.
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

1.1.2.1. Tài nguyên du lịch văn hoá vật thể
1.1.2.1.1. Các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng
Qua nghiên cứu cho thấy các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền
thống, văn hoá dân gian chính là động lực, thế mạnh của Hải Dương để phát
triển du lịch. Vùng đất này đã để lại rất nhiều những dấu tích lịch sử, văn hoá
từ thời dựng nước đến lịch sử hiện đại hết sức sống động.
Mặc dù Hải Dương hiện nay so với “Thừa Tuyên”-Hải Dương thời Lê
Sơ hay Hải Dương khi mới thành lập, năm Minh Mạng 12 (1831) diện tích
chỉ còn 1.661km2 bằng 50% diện tích cũ với 11/18 huyện ban đầu, [08] đồng
thời bị hai cuộc chiến tranh gần đây tàn phá nặng nề cùng với những biến
động của thiên nhiên và xã hội, số di tích hiện còn cũng không nhỏ so với
tổng số di tích của quốc gia đã được đăng ký, trong đó có những di tích được
xếp hạng vào hàng đặc biệt quan trọng. Hiện nay ở Hải Dương đã có 1098 di
tích được kiểm kê, đăng ký, bảo vệ theo quy định của pháp lệnh, 127 di tích
và cụm di tích được xếp hạng quốc gia, bằng 4% số di tích được xếp hạng của
cả nước. Trong số những di tích đã được xếp hạng có 47 đình, 28 chùa, 19
đền, 4 miếu và nghè, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích về lịch sử cách mạng, 5
danh thắng, 7 lăng mộ, 1 văn miếu, trong đó có 2 di tích xếp vào hàng đặc
biệt quan trọng là Côn Sơn – Kiếp Bạc. Các di tích lịch sử văn hoá và danh

17
thắng tiêu biểu tại Hải Dương đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao
thoa của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây.
Đặc biệt tại Hải Dương các di tích văn hoá lịch sử đều gắn liền với các lễ hội.
1.1.2.1.2. Các làng nghề của Hải Dương
Hải Dương là vùng đất hình thành và phát triển lâu đời, ngày nay nhiều
làng nghề truyền thống nổi tiếng vẫn còn tồn tại và phát triển như: sản xuất
giầy, trạm khắc kim hoàn, trạm khắc gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm (làm
bánh kẹo), hàng thêu ren và tơ tằm.
* Làng nghề trạm khắc gỗ

Trạm khắc gỗ, đồ kim hoàn là nghề truyền thống mang tính gia truyền,
tập trung ở một số làng như Đồng Giao, thợ kim hoàn với những mặt hàng gia
công nổi tiếng góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm và phát triển
kinh tế nông thôn.
* Làng nghề làm bánh đậu xanh (Hải Dương), bánh Gai (Ninh Giang)
Làng nghề có truyền thống từ lâu đời, sản phẩm nổi tiếng không chỉ
trong nước mà cả quốc tế. Với quy mô sản xuất đã được mở rộng và thu hút
một lượng công nhân đông đảo trong vùng.
* Làng nghề đóng giầy da (Hoàng Diệu)
Nghề đóng giầy da ở Hải Dương có tín nhiệm cao, các nghệ nhân làng
nghề Hoàng Diệu có mặt hầu khắp mọi nơi trên cả nước. Ở Hải Dương nghề
đóng giầy da đang trên đà phát triển nhờ có một số điều kiện thuận lợi như
nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, yêu cầu vốn đầu tư không nhiều, người lao
động khéo tay…
* Làng nghề vàng bạc ở Châu Khê (Bình Giang)
ở Châu Khê có nghề làm vàng bạc từ lâu đời. Những thợ làm vàng bạc
ở đây thường phục vụ trên một địa bàn rộng đặc biệt với kinh đô Thăng Long
xưa.

18
* Nghề làm gốm
Nghề làm gốm đã được phát triển rộng rãi ở Hải Dương từ rất lâu đời
nổi tiếng với gốm Chu Đậu (Nam Sách) và gốm Cậy (Bình Giang).
Do địa hình sông nước trên những thềm đất sét nên đã từ lâu người dân Hải
Dương khá quen thuộc với nghề làm gốm. Nước men của gốm Chu Đậu có
một đặc thù khá riêng biệt và khá nổi tiếng nhất là đối với những người sành
chơi của người Hà Nội ngày xưa.
* Nghề thêu ren (Tứ Kỳ)
Người Hải Dương vốn có truyền thống khéo tay: đan lát, thêu thùa.
Nghề thêu ren ở Xuân Nẻo từng đã làm nên những sản phẩm của các mặt

hàng thêu ren xuất khẩu của nước ta.
* Nghề trạm khắc đá ở Kính Chủ (Kinh Môn)
Phía Đông Bắc Hải Dương có dải núi đá vôi (Dương Nham), có làng
Kính Chủ, nổi tiếng ở đây có nghề làm trạm khắc đá tạo nên những tác phẩm
về đá trên các công trình miếu mạo, đền chùa.
Ngoài ra còn có các nghề tiểu thủ công khác như: Dệt chiếu ở Tiên
Kiều (Thanh Hà), gốm, sứ rải rác khắp tỉnh, nghề làm thuốc tại quê hương
danh y Tuệ Tĩnh… đang phát triển mạnh góp phần làm phong phú thêm các
sản phẩm du lịch. Đó là đối tượng độc đáo có sức thu hút khách du lịch, đặc
biệt là khách du lịch quốc tế. Vì vậy, cần có kế hoạch đầu tư để duy trì phát
triển các làng nghề, biến chúng thành những điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
Mặt khác, cần nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm lưu niệm mang tính đặc thù
của Hải Dương để phục vụ du khách.
1.1.2.2. Tài nguyên văn hoá phi vật thể
1.1.2.2.1. Các lễ hội tiêu biểu tại Hải Dương
Lễ hội, sinh hoạt văn hoá dân gian cũng là một loại tài nguyên nhân
văn, có sự hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch cao, ở mức độ nào đó du

19
khách có thể thấy được, hiểu được phong tục tập quán của người dân địa
phương. Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống của mỗi
dân tộc, gắn với các di tích lịch sử, thường là một phần trong các chương trình
thu hút, quảng bá của khách du lịch. Không thể tách rời các nội dung lễ hội ra
khỏi các di tích, cũng như không thể tách nội dung lễ hội truyền thống ra khỏi
các chương trình du lịch. Vì vậy, cần khai thác di tích lịch sử và lễ hội truyền
thống như một loại hình du lịch văn hoá chuyên đề gắn với các tour du lịch.
* Lễ hội Côn Sơn (Chí Linh)
Chùa Côn Sơn ở huyện Chí Linh, thờ Huyền Quang (Lý Đạo Tái) một
trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm và NguyễnTrãi nhà thơ lớn của Việt
Nam thế kỷ 15, một nhà quân sự, một nhà chính trị thiên tài của nghĩa quân

Lam Sơn, hội xuân từ 16 đến 22 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ
thứ 13 của phái Trúc Lâm. Hội thu từ 15-20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm
Nguyễn Trãi. Khách thập phương đến với lễ hội để tưởng niệm và vãn cảnh
danh thắng. [21]
* Hội đền Kiếp Bạc (Hưng Đạo-Chí Linh)
Là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng rất hưng thịnh trước đây. Lễ hội đền
Kiếp Bạc diễn ra hàng năm từ 18-20 tháng 8 âm lịch tại đền Kiếp Bạc thờ
Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt suất thời Trần, tài đức song toàn. Lễ hội gồm
có lễ rước, diễn thuỷ binh trên sông Lục Đầu. Khách về dự hội rất đông vừa
để vãn cảnh, vừa để tham dự ngày giỗ của tướng quân Trần Hưng Đạo.
* Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh (Đồng Tâm – Ninh Giang)
Theo truyền thuyết đền thờ thần Sông Nước để thuyền bè đi ngang qua
được bình an, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 25 tháng 2 âm lịch gần bến
đò Tranh, Ninh Giang, Hải Dương để cúng thần sông cầu bình an. Ngoài nghi
thức lễ bái, hội có lên đồng, hát chầu văn.
* Lễ hội đền Yết Kiêu (Yết Kiêu – Gia Lộc)

20
Còn gọi là hội đền Quát. Đền Yết Kiêu ở làng Hạ Bì, Gia Lôc, Hải
Dương thờ Yết Kiêu là tướng tài của Trần Hưng Đạo. Hạ Bì là quê hương
ông, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 15 tháng giêng âm lịch để ghi nhớ
công ơn của ông trong cuộc khánh chiến chông quân Nguyên. Sau phần nghi
lễ, phần hội có đánh cờ, bơi, đánh đáo đĩa. Hội có bơi trải, bơi triềng trình
làng.
* Lễ hội đền Cao (An Lạc – Chí Linh)
Lễ hội đền Cao mở trong 3 ngày từ 22-24 tháng Giêng âm lịch hàng
năm. Ngày rước thánh là ngày 22, tất cả kiệu rước, nghi trang, cờ quạt tán
lọng đều được sắm sửa ở đền Cả, đến ngày 23 sẽ rước về đền Cao và làm lễ
dâng hương. Sáng 23, lễ hội bắt đầu bằng đám rước kiệu. Đi trước là đội cồng
và kỳ lân, tiếp sau có 6 kiệu. Kiệu thứ nhất rước bài vị sắc phong của năm anh

em họ Vương. Kiệu thứ hai rước ông anh cả là Vương Đức Minh. Kiệu thứ ba
rước ông Vương Đức Xuân. Kiệu thứ tư rước ông Vương Đức Hông và thứ
năm rước bà Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu. Ngoài ra còn có kiệu rước
Thành Hoàng làng. Đoàn rước xuất phát từ đền Cả qua đền Bến Cả, đền Bến
Tràng rồi dừng ở đền Cao. Sau đó là lúc mọi người trẩy hội và thắp hương.
Ngày cuối cùng của lễ hội, bốn kiệu rước được đưa về đền Cả. Cảnh lễ hội
diễn ra thật tưng bừng và náo động. [21]
* Lễ hội đền An Phụ (Kinh Môn)
Cũng gọi là lễ hội đền Cao (trên núi An Phụ có chùa Tường Vân cổ
kính tục gọi là chùa Cao) được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch, kỷ
niệm này mất của An Sinh vương Trần Liễu, việc chảy hội trở thành tập quán
của nhân dân từ nhiều thế kỷ.
1.1.2.2.2 Các trò chơi tiêu biểu tại Hải Dương
Từ xa xưa người dân Hải Dương đã tạo nên nhiều trò chơi nhất là trong
những ngày hội xuân. Ngoài những trò chơi thường có ở những lễ hội như hát

21
xướng, đấu vật… thì ở mỗi lễ hội lại có một trò chơi riêng thường diễn ra như
các hội thi. Nổi tiếng như:
- Lễ hội Kiếp Bạc có trò chơi thuỷ chiến
- Lễ hội Côn Sơn có hát quan họ, đu tiên, lập đàn Mông Sơn.
- Lễ hội đền Sượt (thành phố Hải Dương) có tục nấu rượu Hoàng
Tửu.
- Lễ hội đình Vạn Niên (thị trấn Nam Sách) có trò chơi xông hệ
- Lễ hội Chùa Hương (Thanh Hà) có thi mâm ngũ quả
- Lễ hội đền Quát có thi bơi trải
- Lễ hội chùa Bạch Hào (Thanh Xá- Nam Sách) có thi nấu cơm
- Lễ hội đền Bia (Văn Thai-Cẩm Văn-Cẩm Giàng) có thi bốc thuốc
- Lễ hội đền Cuối (Gia Lộc) có thi đánh thó, thi bày cỗ
- Lễ hội đình Đinh Văn Tả (thành phố Hải Dương) có cỗ hát [21]

Trong các lễ hội nổi tiếng nhất là lễ hội đền Kiếp Bạc và lễ hội Côn
Sơn, hai lễ hội này hoàn toàn có thể tổ chức thành những sản phẩm du lịch
độc đáo của tỉnh vì chiến thắng chông quân Nguyên thắng lợi là mang tầm
quốc tế.
1.1.2.2.3. ẩm thực
Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, lại có những loại cây
đặc sản như Vải Thiều, lại có vùng sông nước rộng lớn, có những vùng nước
lợ… bởi vậy ẩm thực của Hải Dương cũng có những nét độc đáo riêng biệt.
Nổi tiếng là:
- Rượu nếp cái hoa vàng Kinh Môn, rượu Phú Lộc
- Vải Thiều Thanh Hà
- Dưa hấu Gia Lộc

22
- Bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn thành phố Hải Dương
- Bánh Gai Ninh Giang
- Giò chả Gia Lộc
- Mắm rươi, chả rươi Kinh Môn, Kim Thành
- Mắm cáy Thanh Hà
- Bánh đa Kẻ Sặt [21]
Các món ăn này đều có thể tổ chức trình diễn công nghệ sản xuất, chế
biến cho khách du lịch tham quan hoặc cùng tham gia chế biến.
1.1.2.2.4. Văn nghệ dân gian
Nền văn hóa của đồng bằng sông hồng đã tác động rất lớn đến văn
nghệ dân gian của Hải Dương. Các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc còn
đuợc lưu giữ trong nhân dân Hải Dương là hát chèo, hát tuồng ở thạch lỗi, hát
đối ở Gia Xuyên, Gia Lộc, hát trống quân ở Tào Khê-Bình Giang, xiếc ở
Thanh Miện, Ninh Giang, múa rối ở Thanh Hà (Thanh Hà), Lê Lợi (Gia Lộc),
Hồng Phong (Ninh Giang)…
1.1.2.2.5. Các nghi lễ, rước, cưới hỏi, khao vong gắn liền với trang phục

Đối với những người dân Hải Dương các tục lệ về cưới hỏi, khao vong
dường như đã được định hình. Nhưng với tình hình mới những tục lệ này
cũng đã bớt những phần nghi thức rườm rà cho phù hợp.
Các lễ rước nhất là trong các lễ hội dường như đang được khôi phục
dần. Tuy nhiên cũng có một bước nâng cao để các lễ rước này vừa mang tính
dân tộc lại vừa mang tính hiện đại, đây cũng là dịp trình diễn những trang
phục dân gian, truyền thống.
1.1.2.2.6. Truyền thống hiếu học và đỗ đạt

23
Truyền thống này đã có từ xưa, được ghi nhận qua rất nhiều di tích lịch
sử như: di tích về Chu Văn An, về Đinh Văn Tả, đền thờ Mạc Đĩnh Chi, làng
Mộ Trạch người ta thường gọi là làng Tiến Sỹ… Tạo nên bề dày về truyền
thống học hành. Có những thầy thuốc đã đưa sự học hành vào với cuộc sống
thực tế một cách nhuần nhuyễn như Tuệ Tĩnh. Trong thời đại hiện nay số
lượng những người có học cao, có đóng góp với xã hội nói chung dường như
thời kỳ nào cũng có. Ghi nhận những thành công này hiện thời còn Văn Miếu
Mao Điền đang được tôn tạo, nâng cấp là một điểm du lịch rất đáng chú ý.
1.2. Nhu cầu phát triển ngành du lịch Hải Dƣơng
1.2.1. Xu hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam - cơ hội phát triển
ngành Du lịch Hải Dương
Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà lữ hành Mỹ thì Đông Nam Á trong
đó có Việt Nam là điểm nóng du lịch trọn gói, thứ hai là Trung Quốc, Ấn Độ
và Croatia cùng xếp vị trí thứ ba. Du lịch trọn gói ở Đông Nam Á vượt lên vị
trí đầu là nhờ những người xa xứ về thăm nhà và các nhà đầu tư đến đây để
làm ăn. Ngoài ra còn các du khách phương Tây quan tâm đến văn hoá, lịch sử
và đền đài châu Á hoặc sự suy yếu của đồng USD so với đồng Euro và đồng
bảng Anh cũng tạo điều kiện cho du khách Mỹ tìm kiếm những điểm du lịch
mới, thay cho các nước châu Âu truyền thống. [28]
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế

giới, Việt Nam được xếp vào nhóm mười nước có sự phát triển du lịch và lữ
hành hàng đầu thế giới trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2016 [28]. Trên thực
tế, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO và là
thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an – Liên hợp quốc, nên Việt
Nam ngày càng có vị thế to lớn trên trường quốc tế, hình ảnh của một Việt
Nam an toàn và thân thiện đang được thế giới quan tâm và tìm hiểu.

24
Nhờ những điều kiện về tài nguyên du lịch, lịch sử văn hoá, chính sách
mở cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là uy tín và hình ảnh của nước Việt
Nam trên trường quốc tế, đã hấp dẫn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt.
Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2001 – 9/2007
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
9 tháng
2007
Số
khách
2330.800
2.628.200
2.429.600
2.927.876
3.467.757
3.583.486

3.171.763
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam [29]

Biểu đồ 1.1: Sự tăng trưởng khách du lịch quôc tế đến Việt Nam
từ năm 2001 đến tháng 9 năm 2007
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 9
th¸ng
2007
Sè kh¸ch

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Trong tháng 9/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 358.000
lượt. Trong 9 tháng năm 2007 lượng khách quốc tế Việt Nam đạt 3.171.763
lượt, tăng 18,5 % so với năm 2006. [29]

×