Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 114 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





VŨ THỊ HƢỜNG




NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH






Hà Nội, 2012





1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ VÀ TIỀM
NĂNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở NINH BÌNH 11
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ 11
1.1.1. Một số vấn đề về làng nghề và du lịch làng nghề 11
1.1.1.1. Khái niệm làng nghề 11
1.1.1.2. Phân loại làng nghề 13
1.1.1.3. Khái niệm du lịch làng nghề 15
1.1.2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề 17
1.1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề 20
1.2. TIỀM NĂNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở NINH BÌNH 21
1.2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình 21
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên 21
1.2.1.2. Điều kiện xã hội, nhân văn 24
1.2.2. Tài nguyên du lịch làng nghề 27
1.2.2.1. Tổng quan về làng nghề tại Ninh Bình 27
1.2.2.2. Một số làng nghề có khả năng phát triển du lịch 29
Tiểu kết chƣơng 1 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH BÌNH 37
2.1. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ 37
2.1.1.Khái quát chung 37

2.1.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh 40
2.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng làng nghề 43
2.2. THỰC TRẠNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ 45
2.2.1. Công tác tổ chức quản lý du lịch tại các làng nghề 45
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 47
2.2.3. Số lƣợng khách và cơ cấu khách du lịch làng nghề 51
2.2.4. Các hình thức của hoạt động du lịch làng nghề 54
2.2.5. Hệ thống sản phẩm du lịch của các làng nghề 57
2.2.6. Vai trò của du lịch làng nghề Ninh Bình trong phát triển kinh tế - xã hội 61



2
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
LÀNG NGHỀ Ở NINH BÌNH HIỆN NAY 62
2.3.1. Khả năng quản lý hoạt động du lịch của các làng nghề 62
2.3.2. Khả năng liên kết giữa các làng nghề ở Ninh Bình và các công ty du lịch. 64
2.3.3. Một số vấn đề khác 71
Tiểu kết chương 2 73
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
NGHỀ TẠI NINH BÌNH 75
3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN DỰ BÁO 75
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH
NINH BÌNH 77
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ THEO
HƢỚNG BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH 79
3.3.1. Hoạt động quản lý du lịch 79
3.3.2. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 81
3.3.3. Xây dựng hệ thống sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch 84
3.3.4. Xây dựng các chƣơng trình du lịch làng nghề 90

3.3.5. Xây dựng bản đồ du lịch làng nghề tại Ninh Bình 94
3.3.6. Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề 97
3.3.7. Bảo vệ cảnh quan môi trƣờng làng nghề 98
3.3.8. Gìn giữ phát triển các giá trị văn hóa của làng nghề 99
3.3.9. Mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch 100
Tiểu kết chương 3 101
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 106








3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT




UBND
Ủy ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhan dân
HTX
Hợp tác xã
TTCN

Tiểu thủ công nghiệp
TP
Thành phố
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
THPT
Trung học phổ thông
















4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


STT

Tên bảng biểu
Trang
1
Bảng 2.1: Thống kê các làng nghề đã được công nhận trên
địa bàn tỉnh phân theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố
(2006 - 2011)
37
2
Bảng 2.2: Số liệu phân bố các làng nghề theo nhóm nghề ở
Ninh Bình năm 2011
38
3
Bảng 2.3: Số liệu lao động làm nghề trong số lao động làng
nghề của Ninh Bình từ năm 2008 - 2011
39
4
Bảng 2.4: Số liệu giá trị sản xuất của nghề trên tổng giá trị
sản xuất chung của làng nghề Ninh Bình giai đoạn
2008 - 2011
40
5
Bảng 2.5: Số liệu khách du lịch vào Ninh Bình giai đoạn
2005 - 2011
51
6
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các hình thức du lịch làng nghề
55













5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là
sản phâ
̉
m độc đáo của nền văn hóa Viê
̣
t Nam - Một dân tộc đã có bề dầy lịch
sử hàng ngàn năm với nề n văn hóa lấy cô
̣
ng đồng làng làm đơn vị tô
̉
chức xã

̣
i cơ bản . Các làng nghề truyền thống đã tạo ra rất nhiều sản phâ
̉
m không
chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có mặt giá trị về văn hóa và lịch
sử. Đội ngũ nghệ nhân , hê

̣
thống bí quyết và quy trình công nghệ tạo ra các
sản phâ
̉
m được lưu truyền cùng với toàn bô
̣
cảnh qua n.
Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đặc thù hoạt động theo mùa vụ
nên đã tạo ra khoảng thời gian nông nhàn cho những người nông dân. Do nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày cần có các vật dụng cho nên những người nông dân
đã sử dụng thời gian nông nhàn của mình để làm ra các sản phẩm. Lúc đầu,
việc này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân họ. Sau đó,
chúng được đem đi trao đổi, buôn bán. Dần dần, hoạt động trao đổi tăng và có
nhiều trường hợp đưa lại nguồn lợi nhiều hơn so với nghề làm nông nghiệp.
Việc sản xuất sản phẩm dần được phát triển và chuyên môn hóa và từ đây
xuất hiện những làng có thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ trọng cao hơn
nghề nông nghiệp. Thu nhập của nông dân đồng thời là thợ thủ công của
những làng này trội hơn so với nông dân ở những làng thuần nông. Tuy nhiên,
không phải vì vậy mà người thợ thủ công thoát ly khỏi nghề làm nông nghiệp.
Những sản phẩm nông nghiệp luôn là sự đảm bảo, ổn định cần thiết cho họ.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh
mẽ đến cuộc sống của đại bộ phận người dân ở các làng nghề truyền thống.
Áp lực về sự thay đổi hình thức, mẫu mã, số lượng cùng với doanh thu sản
phẩm mang lại không đáp ứng được nhiều nhu cầu cơ bản trong đời sống xã
hội; trong khi đó các sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng máy móc, các
nguyên liệu nhân tạo, ngoại nhập khiến cho thị phần của các sản phẩm thủ
công truyền thống giảm mạnh. Nhiều giá trị văn hóa của làng nghề dần bị mai




6
một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của các nghệ nhân
lớn tuổi. Những ý nghĩa văn hóa truyền thống của mỗi sản phẩm không được
các thế hệ sau tiếp thu và phát huy một cách đúng mực dẫn đến mất bản sắc
nghề. Thậm chí còn có xu hướng thương mại hóa, chỉ hướng tới mục tiêu lợi
nhuận làm cho giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống bị suy
giảm, thương hiệu của làng nghề bị phai mờ.
Bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống đặt ra yêu cầu bảo lưu và
giải quyết hài hòa các loại nguồn vốn để làng nghề có thể tiếp tục phát triển
bền vững. Và một trong những giải pháp để đảm bảo yêu cầu này là gắn
việc phát triển làng nghề với phát triển du lịch để tạo sức hấp dẫn riêng đối
với du khách.
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Ninh Bình với đại đa số cư dân
nông thôn, là tỉnh có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi nên các ngành
nghề nông thôn, làng nghề ở Ninh Bình cũng có những giá trị đóng góp nhất
định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà và giúp giải quyết công ăn
việc làm, cải thiện đời sống cho người dân trong thời gian nông nhàn đồng
thời gìn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống. Điển hình là làng nghề
thêu ren Ninh Hải, làng nghề chiếu cói Kim Sơn, chạm khắc đá Ninh Vân
Tại đây, nhiều hộ gắn bó với nghề như một công việc mang lại thu nhập chính
trong gia đình.
Các làng nghề tại Ninh Bình có nhiều tiềm năng có thể phát triển
phục vụ trong một chương trình du lịch để du khách được tìm hiểu những
nét văn hóa của người dân bản địa, tham gia vào những công đoạn tạo sản
phẩm. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch làng nghề còn gặp nhiều khó khăn
hạn chế về khâu tiếp thị, trình độ, kinh nghiệm của hướng dẫn viên, ban
quản lý làng nghề cùng nhiều yếu tố khác chi phối; và thực tế hiện nay
cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu vấn đề này trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình.




7
Thực trạng trên chính là lý do để tác giả xác định việc “Nghiên cứu,
phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” làm đề tài cho
luận văn thạc sỹ của mình. Qua đề tài này, chúng tôi muốn tìm ra những giải
pháp tốt hơn cho việc phát triển làng nghề tại Ninh Bình, thông qua các hình
thức xây dựng, tổ chức các tuyến du lịch gắn với làng nghề; phát triển thêm
những làng nghề mới có triển vọng trên cơ sở phù hợp với điều kiện của từng
địa phương góp phần thu hút du khách, đem lại hiệu quả kinh tế và lưu giữ
được những giá trị văn hóa của làng nghề.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Làng nghề truyền thống luôn là một trong những đề tài hấp dẫn đối với
nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu về làng nghề với các đề tài như vai trò của làng nghề trong việc
phát triển kinh tế xã hội, sự biến đổi của các làng nghề trong giai đoạn mới
Hay các công trình nghiên cứu tổng quát về làng nghề truyền thống Việt Nam
như “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng
nêu lên một cách khái quát về các làng nghề truyền thống của Việt Nam;
“Phát huy nghề và làng nghề truyền thống” tác giả của Phạm Thị Thảo, Viện
Văn hóa Dân tộc, 2007; “Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội” của hai
tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo.
Việc nghiên cứu quan điểm phát triển du lịch làng nghề mới, có một số
công trình như “Phát triển du lịch làng nghề nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà
Tây” của Phạm Quốc Sử. “Làng nghề du lịch Hà Nội và vùng phụ cận” của
Lưu Duy Dần (Trưởng ban), Nguyễn Hữu Chính, Bạch Hồng Ân
Vấn đề phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
cũng đã được nhiều tỉnh và địa phương quan tâm, có thể kể đến một số bài
viết, hội thảo có liên quan đến vấn đề này như: Hội thảo “Bảo tồn và phát
triển làng nghề Hà Nội” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối

hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 17/9/2012 trong khuôn khổ Lễ hội
Làng nghề, Phố nghề diễn ra ở Hà Nội, các đại biểu đã tập trung bàn về các



8
giải pháp phát triển bền vững làng nghề, trong đó có vai trò của ngành Du
lịch; Bài viết “Ý Yên (Nam Định) phát triển làng nghề gắn với bảo tồn di sản
văn hóa” Báo Nam Định ngày 27/02/2011.
Về các làng nghề tại Ninh Bình, mới chỉ có những đề tài tiếp cận dưới
góc độ kinh tế - xã hội của làng nghề, như đề tài “Nghề thủ công truyền thống
chạm khắc đá ở xã Ninh Vân - Hoa Lư Ninh Bình từ 1986 đến 2003” (Luận
văn Th.S Khoa học Lịch sử) của Phạm Thị Loan. Các công trình nói trên cung
cấp rất nhiều thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên
cứu phát triển du lịch làng nghề tại Ninh Bình.
3. Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thiện đề tài cần thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Nghiên cứu diện mạo và phân loại làng nghề tại Ninh Bình.
+ Phân tích các tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề của
Ninh Bình.
+ Từ thực trạng và những vấn đề đặt ra đề xuất một số giải pháp cho sự
phát triển du lịch làng nghề ở Ninh Bình.
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Khai thác, phát triển một lợi thế của tỉnh Ninh Bình đó là làng nghề
nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Tìm ra một hướng đi ưu thế nhất cho các làng nghề trong xu thế hội
nhập và phát triển.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu các làng nghề có tiềm

năng khai thác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi:
+ Phạm vi không gian: Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
+ Phạm vi thời gian: Các làng nghề đang tồn tại, trong đó chủ yếu là
giai đoạn từ 2005- 2011.



9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Phương pháp tiến hành nghiên
cứu qua việc đi thực tế tại các làng nghề đó để đánh giá tiềm năng, hiện trạng
khai thác phục vụ du lịch. Phương pháp này giúp thu thập số liệu và có những
đánh giá khách quan.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu của các hiện
tượng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất
của hiện tượng nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê, ta có thể thấy được tính quy
luật của các hiện tượng và rút ra được nhận xét và kết luận đúng đắn.
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
+ Thu thập thông tin thứ cấp (thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn):
Thông qua các tài liệu văn bản, sách báo, tạp chí, sổ sách, báo cáo, website và
tư liệu do địa phương cung cấp có liên quan đến đề tài.
+ Thu thập thông tin sơ cấp (khảo sát điều tra): Thông qua việc tham
quan, khảo sát điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở các cơ sở sản xuất.
+ Thông qua các thông tin sơ cấp và thứ cấp, tác giả tiến hành phân tích
tổng hợp các số liệu làm cơ sở đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển hoạt
động du lịch.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn

6. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá đúng thực tiễn giá trị tài nguyên và thực trạng phát triển của
các làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một hướng đi có lợi nhất cho các làng nghề, đó là khai thác
phát triển gắn với phát triển du lịch bền vững.
- Công trình sẽ là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong
việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh.



10
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề và tiềm năng du lịch
làng nghề ở tỉnh Ninh Bình
Chƣơng 2: Thực trạng du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Chƣơng 3: Giải pháp góp phần phát triển du lịch làng nghề trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình.




11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ VÀ
TIỀM NĂNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở NINH BÌNH

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ
1.1.1. Một số vấn đề về làng nghề và du lịch làng nghề
1.1.1.1. Khái niệm làng nghề
Cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về “làng nghề”.

Theo cố giáo sư Trần Quốc Vượng, các làng nghề như: Bát Tràng (Hà Nội);
Phù Lãng, Đa Hội, Đồng Kỵ (Bắc Ninh); Vạn Phúc, Chàng Sơn (Hà Nội)… là
làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi (nuôi lợn, gà, vịt…)
cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm giấy, trạm khắc…) song đã nổi
trội một nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp
hay bán chuyên nghiệp có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả
cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm và có một quy trình công nghệ
nhất định, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng
thủ công, những mặt hàng này có tính mỹ nghệ cao đã trở thành sản phẩm
hàng hóa và có quan hệ tiếp thị, thủ công và tiến tới mở rộng ra thị trường
nước ngoài. [11, tr. 16]
Một số các quan niệm khác nhau về làng nghề như sau:
- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong
làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu.
- Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công,
nhưng không nhất thiết toàn bộ dân làng đều làm nghề thủ công. Người thợ
thủ công nhiều khi cũng làm nghề nông, nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa
họ chủ yếu sản xuất hàng thủ công ngay tại làng.
- Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy
tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu
đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội
và có cùng tổ nghề.



12
- Quan niệm thứ tư: Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành
nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với
nghề nông. Trong đó phải có từ 35- 40% lao động trở lên chuyên làm nghề thủ
công, thu nhập từ nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của họ và giá trị của

nghề phải chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương. [8, tr.6 ]
Có thể thấy khái niệm làng nghề là một danh từ ghép bao gồm hai yếu
tố là làng và nghề, trong đó:
Làng là một khối dân cư ở nông thôn lập thành một đơn vị có đời sống
riêng về nhiều mặt, là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến. Làng là
kiểu tổ chức dân cư đặc trưng, là nơi quần tụ sinh sống của những người có
cùng quan hệ huyết thống, có địa vực không gian sinh sống nhất định và có
phong tục tập quán riêng.
Phần lớn các làng xưa kia đều là nơi sản xuất nông nghiệp, sau này do
đòi hỏi của nhu cầu cuộc sống một số nghề phi nông nghiệp xuất hiện. Lúc
đầu mới là các nghề thủ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong
địa bàn như đan lát, thêu ren, gốm, nghề mộc… sau đó các ngành nghề được
mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ, và xuất hiện các làng làm nghề buôn bán.
Trong các làng nghề này có các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề vào
thời gian nông nhàn, hoặc có các hộ chuyên sản xuất nghề và tách ra khỏi
nông nghiệp dần dần trở thành nguồn thu nhập chính và chiếm ưu thế. Như
vậy, yếu tố nghề trong làng nghề là công việc chuyên môn được làm theo sự
phân công của xã hội. Bao gồm tất cả các nghề tạo ra thu nhập, tạo ra việc
làm và là những nghề phi nông nghiệp, chủ yếu là các làng nghề thủ công.
Làng nghề có thể hiểu đơn giản là làng của các cư dân nông thôn làm
nghề nông có thêm một hoặc một số nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số
lao động và thu nhập so với nghề nông chủ yếu là các nghề sản xuất thủ công
như dệt, đan lát, xây dựng, mộc, chạm khắc, gốm sứ…
Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định,



13
trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính,

giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Theo Quyết định số 1329/2005/QĐ-UB ngày 04/7/2005 của UBND
tỉnh Ninh Bình quy định về tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét công nhận làng
nghề tỉnh Ninh Bình thì khái niệm làng nghề được hiểu như sau: Làng nghề là
một cộng đồng dân cư sinh sống trong một làng (thôn hoặc tương đương
thôn) có hoạt động ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các hộ
gia đình hoặc các cơ sở sản xuất trong làng; có sử dụng nguồn lực trong và
ngoài địa phương phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu
nhập chủ yếu của người dân trong làng.
Các tiêu chí để công nhận làng nghề, gồm:
- Cộng đồng dân cư trong làng chấp hành tốt đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
- Số hộ hoặc lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp trong làng chiếm trên 50% số hộ hoặc lao động của làng.
- Giá trị các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong làng chiếm
trên 50% tổng giá trị sản xuất của làng.
Có thể nói rằng làng nghề là một môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội
có hoạt động nghề với công nghệ truyền thống lâu đời. Nơi đó bảo lưu những
tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền đời này sang đời khác, chung đúc ở các
thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, có
tính tiêu biểu và độc đáo cho cả một vùng miền hay một dân tộc. Các làng
nghề thu nhập từ thủ công ngày càng phát triển và từng bước chiếm phần lớn
kinh tế của các hộ dân. Với bí quyết và kỹ thuật riêng, mỗi làng nghề thổi hồn
cho sản phẩm mà mình sản xuất và tạo ra nét đặc trưng để phân biệt sản phẩm
của làng nghề này với làng nghề khác.
1.1.1.2. Phân loại làng nghề
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại làng nghề và có
những tên gọi làng nghề khác nhau. Trong đó có một số cách phổ biến sau:




14
Thứ nhất, dựa vào thời gian hình thành nghề ta có thể chia ra làng nghề
bao gồm có làng nghề mới với nghề mới được du nhập hoặc phát triển trong
điều kiện kinh tế phát triển đặc biệt trong thời kỳ đổi mới chuyển sang nền
kinh tế thị trường và làng nghề truyền thống với các nghề đã tồn tại từ lâu đời
trong lịch sử và tồn tại đến ngày nay. Có những làng nghề truyền thống đã
xuất hiện cách đây hàng trăm năm hay hàng nghìn năm.
Thứ hai, dựa vào nhóm ngành nghề sản xuất có thể phân thành một số
nhóm nghề lớn sau:
- Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ: nghề gốm, nghề chạm khắc đá, nghề
đúc đồng, nghề rèn, nghề dệt, nghề đóng thuyền, nghề kim hoàn, nghề dệt
chiếu, nghề may mặc, nghề thêu - ren, nghề làm tranh dân gian, nghề in, nghề
khảm trai, nghề làm trống, nghề sơn mài, nghề mây tre đan, nghề gốm …
- Nhóm nghề công cụ sản xuất, vũ khí: nghề làm cày, bừa; nghề làm
cung, súng, nỏ…
- Nhóm nghề làm thuốc và chế biến thực phẩm: nghề thuốc nam, nghề
nấu rượu, nghề làm nước mắm, nghề làm cốm, nghề làm bún, nghề giò - chả,
nghề làm bánh - mứt - kẹo…
Thứ ba, phân cấp theo mức độ phát triển, một cách khái quát có thể
chia các làng nghề thành bốn loại như sau:
- Những làng nghề có cấp độ phát triển mạnh và có sự lan tỏa sang các
vùng lân cận.
- Những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định.
- Những làng nghề có nhiều khó khăn, tiếp tục gặp nhiều khó khăn
nhưng vẫn có cơ hội tồn tại, phát triển.
- Những làng nghề đang trong quá trình suy thóai và có khả năng mất đi.
Việc phân loại các làng nghề giúp nhóm các làng nghề, theo những tiêu
chí nhất định, phù hợp với mục đích nghiên cứu để có những hướng tiếp cận
một cách có hiệu quả nhất.




15
1.1.1.3. Khái niệm du lịch làng nghề
Làng nghề được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm
trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Nhận thức được tiềm năng
phát triển du lịch tại các làng nghề sẽ góp phần gia tăng tỷ trọng của nhóm
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, phát triển du lịch làng
nghề giúp gia tăng thêm cơ hội cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng
nghề trong hoạt động giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ
truyền thống, nhằm góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân sản
xuất kinh doanh tại các làng nghề.
Tính đến thời điểm này, du lịch làng nghề vẫn là một khái niệm mới.
Thông thường, du lịch làng nghề được xếp vào nhóm các loại hình du lịch
phân theo theo tài nguyên môi trường. [ 17, tr. 67, 68]
Du lịch làng nghề có thể hiểu đơn giản là hoạt động du lịch diễn ra tại
các làng nghề nông thôn, du khách có thể tham quan thưởng thức các giá trị
văn hóa, giá trị cảnh quan môi trường xung quanh làng nghề.
Theo TS. Phạm Quốc Sử, “du lịch làng nghề là một loại hình du lịch
sinh thái nhân văn được tiến hành tại các làng nghề tiêu biểu, mà ở đó còn
lưu giữ tương đối nguyên vẹn những di sản văn hóa làng xã truyền thống (di
tích lịch sử văn hóa, phong tục, lễ hội…) đặc biệt là truyền thống công nghệ
cổ, thông qua những nghệ nhân tài giỏi. Đến với mỗi làng nghề, du khách sẽ
được khám phá và thẩm nhận những giá trị văn hóa vừa đậm đà bản sắc dân
tộc, vừa độc đáo mang tính đặc thù địa phương. Ngoài sự chứng kiến tận mắt
những thao tác công nghệ do các thợ thủ công thực hiện, du khách có thể tìm
hiểu sâu thêm về truyền thống công nghệ ở các nghệ nhân, có thể mua đồ lưu
niệm là những sản phẩm công nghệ với giá cả phải chăng, có thể tìm kiếm cơ

hội đầu tư, hợp tác kinh doanh (nếu du khách là thương gia), đồng thời đó
cũng là dịp để du khách lấy lại sự cân bằng về tinh thần sau những bức xúc
căng thẳng do nếp sống công nghiệp và cuộc sống đô thị gây ra. Thông qua



16
chuyến viếng thăm làng nghề, du khách sẽ thu lượm được nhiều nhất những
giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống (bởi tính điển hình của làng nghề), và
có thể hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước con người Việt Nam”. [11, tr.19]
Làng nghề nhìn từ góc độ du lịch có các khía cạnh cần lưu ý như sau:
Thứ nhất: Làng nghề mang tính chất nông thôn. Các làng nghề thường
nằm ở các vùng nông thôn, vùng ngoại ô hoặc có nguồn gốc nông thôn.
Thứ hai: Nét nổi trội của làng nghề là tài nguyên nhân văn với những
tinh hoa công nghệ truyền thống, những di tích lịch sử - văn hóa (ví dụ: miếu
thờ tổ nghề, đình ), phong tục tập quán, lễ hội Những tài nguyên nhân văn
này thường mang sắc thái đặc thù bởi truyền thống công nghệ của ngôi làng đó.
Thứ ba: Làng nghề cũng được coi như một cảnh quan du lịch mà du
khách khi tới đó được thưởng thức những yếu tố tự nhiên và nhân tạo cấu trúc
nên làng nghề đó.
Thứ tư: Làng nghề cũng giống như một môi trường sinh thái khi nó
nằm hoàn toàn trong một kiến trúc nông thôn với những đặc thù về cảnh quan
tự nhiên, môi trường, cách thức sinh hoạt của dân làng
Như vậy, hoạt động du lịch làng nghề vừa có tính chất của du lịch thôn
quê, vừa có tính chất của du lịch văn hóa đồng thời lại có cả những yếu tố của
du lịch sinh thái.
Tóm lại, du lịch làng nghề hay cụ thể hơn là du lịch làng nghề truyền
thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làng nghề còn đang hoạt động sản
xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu tìm hiểu, chiêm ngưỡng,
thưởng thức về các giá trị văn hóa, cảnh quan làng nghề và quá trình sản xuất

sản phẩm truyền thống với kỹ nghệ sản xuất đặc trưng. Là một hoạt động kinh
doanh tại các làng nghề có lợi ích về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết của khách
du lịch về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm
tình yêu quê hương đất nước; mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương
và giữ gìn các giá trị văn hóa trong làng nghề.



17
Phát triển du lịch làng nghề là khai thác các giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do lao động làng nghề làm
ra, như là một đối tượng tài nguyên du lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn
hóa, tham quan, vui chơi, giải trí. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề, đường giao thông, hệ
thống cấp thoát nước, bến cảng các công trình công cộng như viễn thông,
y tế. Du lịch làng nghề phát triển góp phần quảng bá các sản phẩm làng
nghề, thị trường sản phẩm được mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cư dân
làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa
phương có làng nghề.
1.1.2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề
Nghề thủ công truyền thống được duy trì và phát triển chủ yếu ở các làng
nghề, bởi các làng nghề thủ công truyền thống là những làng làm nghề thủ công
có truyền thống nghề về kỹ thuật, nghệ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh, truyền
nghề và bảo lưu bí quyết nghề từ nhiều thế hệ gia tộc, phường thợ. Những làng
nghề truyền thống nảy sinh, phát triển trên nền lịch sử văn minh và văn hóa dân
tộc, và chính nó góp phần tạo nên nền văn hóa, văn minh ấy.
Sản phẩm thủ công của các làng nghề chứa ẩn những giá trị văn hóa hết sức
to lớn [22, Tr. 37 – 43]. Trong sản phẩm thủ công, văn hóa tinh thần kết tinh trong
văn hóa vật thể. Ví dụ, những hình tượng rồng, phượng, hoa văn trang trí trên
trống đồng, cửu đỉnh, men màu trên đồ gốm sứ… trước hết là văn hóa vật thể,

nhưng chúng lại hàm chứa các quan niệm tư tưởng triết học phương Đông, triết lý
về trời - đất - con người, quan niệm về tôn giáo và thần quyền. Sản phẩm thủ công
truyền thống Việt Nam bao giờ cũng phản ánh sâu sắc tư tưởng, tình cảm và quan
niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của dân tộc.
Một đặc thù khác, rất quan trọng của hàng thủ công truyền thống, đó là tính
cá biệt, tính riêng mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng địa
phương tồn tại trong sự giao lưu với cộng đồng. Chẳng hạn, mỗi làng nghề dùng



18
những chất liệu khác nhau, riêng biệt, những nét riêng đó lại có sự thay đổi theo
thời gian lịch sử.
Hàng thủ công là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ nhứng thành tựu kỹ
thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo, với đầu óc sáng
tạo nghệ thuật. Mô hình có thể biểu diễn như sau:
Phương pháp thủ công tinh xảo + Sự sáng tạo nghệ thuật
=> Hàng thủ công mỹ nghệ
Những yếu tố văn hóa đậm nét của hàng thủ công truyền thống đã tạo nên
một vị trí quan trọng của các sản phẩm này trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, các sản phẩm thủ công truyền thống còn mang lại giá trị kinh tế cho
người thợ thủ công, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân
địa phương.
Như vậy, việc khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời
đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền là một yêu cầu quan trọng hiện nay.
Đối với những làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất
đi, xác định bảo tồn là chính, coi đó là tài sản văn hóa quốc gia; tiến hành điều
tra, xác định và xây dựng dự án để duy trì một vài hộ hoặc nhóm, nghệ nhân
hoạt động trình diễn nghề nhằm phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa. Thực hiện
quy hoạch và xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề trong cả

nước và ở từng địa phương; đánh giá tình hình khai thác, tổ chức quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh, hiện trạng, kiến trúc và cơ sở hạ tầng.
Khi gắn kết các làng nghề với hoạt động du lịch, không thể chỉ nhìn
thấy lợi ích trước mắt là nguồn lợi kinh tế, khai thác cạn kiệt các sản phẩm
văn hóa, mà bỏ qua việc khai thác kết hợp với tái đầu tư cho hoạt động bảo
tồn và cho bản thân các làng nghề. Nguyên tắc này liên quan tới khâu tổ chức
quản lý, khai thác sản xuất và lưu thông các sản phẩm du lịch. Tại các làng
nghề cần hình thành tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý bảo tồn và phát huy
các giá trị của các làng nghề.



19
Trong hoạt động bảo tồn thường có nhiều cấp độ khác nhau nguyên
trạng, trùng tu, phục hồi, tái tạo Bảo tồn nguyên trạng đề cao những giá trị
nguyên bản trong lưu giữ và phục hồi làng nghề; bảo tồn không nguyên trạng
ghi nhận những giá trị đổi thay của làng nghề, theo hai hướng kế thừa và phát
triển. Mô hình “bảo tồn phát triển” đang là xu hướng được lựa chọn trong
điều kiện hiện nay, gắn với chủ trương tạo sức sống, sinh khí mới cho làng
nghề, gắn làng nghề với hoạt động du lịch nhằm khai thác tiềm năng. Tuy
nhiên, đây là xu hướng gây nên nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến trái chiều trong
việc trùng tu, phục dựng, quản lý và khai thác làng nghề.
Khai thác và phát huy làng nghề, văn hóa phải được coi là một nguồn
tài nguyên tạo nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Chính vì
vậy, bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề phải gắn với phát triển du lịch bền
vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường,
bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Việc phát triển du lịch luôn luôn phải đi đôi với việc bảo tồn các giá trị
văn hóa. Trong loại hình du lịch làng nghề cũng vậy, muốn phát triển du lịch
làng nghề cũng đòi hỏi phải gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề

bao gồm các giá trị cảnh quan môi trường, các giá trị văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần của làng nghề. Giao lưu là một trong những thuộc tính cơ bản
của văn hóa và được biểu hiện sinh động trong các giá trị văn hóa trong làng
nghề mà du lịch đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ để thực hiện sự kết nối.
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc bảo tồn di
sản văn hóa làng nghề bằng nguồn thu từ các hoạt động. Nhưng sự bùng nổ số
lượng khách tham quan, sự phát triển các dịch vụ thiếu kiểm soát, sự buôn
bán trái phép đồ cổ, sự mai một truyền thống do giao lưu, tiếp xúc… lại là
mối nguy cơ đối với các giá trị văn hóa làng nghề. Bởi vậy, việc bảo tồn, khôi
phục, gìn giữ những tài sản quý báu đó vừa là nhu cầu tự thân, vừa là yêu cầu
bắt buộc đối với hoạt động du lịch.



20
Quan điểm của ngành du lịch là trong bảo tồn nên tuân thủ triệt để các
quy định quốc tế và trong nước, tránh tác động nhiều vào di tích và cố gắng
duy trì, bảo quản nguyên trạng di tích như khi phát hiện là tốt nhất. Đặc biệt
ngày nay, khách du lịch quốc tế và ngay cả trong nước có trình độ văn hóa
cao nên thường quan tâm nhiều hơn đến giá trị xác thực của làng nghề.
Tóm lại, đối với các làng nghề hiện nay, việc bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị các làng nghề cần được quan tâm đúng mức. Phát triển du lịch là
yêu cầu tự nhiên nhằm phát huy giá trị các làng nghề. Tuy nhiên phát triển du
lịch cần tuân thủ những nguyên tắc về bảo tồn. Việc nghiên cứu phát triển
những sản phẩm du lịch mới tại các khu vực có làng nghề là cần thiết nhằm
làm tăng thêm giá trị cho các làng nghề, làm đa dạng hóa các hoạt động du
lịch tại những nơi này, có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho bản thân làng
nghề và cho cộng đồng dân cư.
1.1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và có sự liên kết chặt chẽ với các

lĩnh vực khác. Du lịch làng nghề có vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Nhờ có hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa làng nghề thực sự đã trở thành
những sản phẩm có giá trị kinh tế khi có sự tham gia của hoạt động du lịch.
Vai trò của du lịch làng nghề góp phần vào giữ gìn và phát huy các giá trị bản
sắc văn hóa làng nghề, đồng thời nâng cao ý thức của người dân đến việc bảo
tồn các giá trị văn hóa đi đôi với việc giữ gìn bảo vệ môi trường, hạn chế các
tác động tiêu cực của hoạt động du lịch
Du lịch làng nghề phát triển tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người thợ thủ công, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thông qua du lịch làng nghề, những giá trị văn hóa làng nghề thực sự
đã trở thành những sản phẩm giá trị kinh tế để làm giàu cho quốc gia. Các giá
trị văn hóa bản địa được giữ gìn, khôi phục và phát huy tạo ra thu nhập lớn
cho đất nước. Địa phương có hoạt động du lịch làng nghề phát triển sẽ đem lại



21
diện mạo mới về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua việc đầu tư
đồng bộ để phục vụ khách du lịch tới tham quan và mua sản phẩm làng nghề.
Thông qua việc tham quan tại các di tích lịch sử tại làng nghề, các sản
phẩm làng nghề, quy trình tạo sản phẩm… du lịch làng nghề góp phần giáo
dục tinh thần, ý thức duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng
nghề. Việc đưa du khách tham quan làng nghề, tham gia vào quá trình tạo ra
sản phẩm làng nghề giúp du khách hiểu biết hơn các giá trị của sản phẩm
nghề và tạo nên sức hấp dẫn trong chương trình du lịch làng nghề.
1.2. TIỀM NĂNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở NINH BÌNH
1.2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng,

có tọa độ 19º 50’ đến 20º 27’ vĩ độ Bắc, 105º 32’ đến 106º 27’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa,
phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Nam Định.
Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², với bờ biển dài hơn 15km.



22


















Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình (Nguồn: Website tỉnh Ninh Bình)
(nguồn: website Sở Văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình)
Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh
tế và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng

bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có
quốc lộ 1A, quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, cùng hệ
thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông
Vạc, Sông Vân tạo thành mạng lưới giao thông thủy, bộ rất thuận tiện cho
giao lưu phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh.
- Địa hình:



23
Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng đồi núi, đồng bằng và ven
biển tương đối rõ nét, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba
vùng có thể bổ sung hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hóa toàn diện
cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy, hải sản, công
nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cùng
với tiềm năng về công, nông, lâm nghiệp, Ninh Bình còn có thế mạnh phát
triển đa dạng các loại hình du lịch. Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh
và di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: cố đô Hoa Lư (tại xã Trường Yên -
Hoa Lư) - là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền giai đoạn sơ kỳ ở
Việt Nam; khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (tại xã Ninh Hải - Hoa Lư) đã
được tặng chữ: “Nam thiên đệ nhị động” hay “Vịnh Hạ Long cạn”; Vườn
Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích rừng nguyên
sinh khoảng 22.000ha, có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây Chò ngàn
năm tuổi, có động Người xưa; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân
Trình, nước nóng Kênh Gà, khu hang động Tràng An, nhà thờ đá Phát Diệm,
khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu phòng tuyến Biện Sơn - Tam
Điệp rất hấp dẫn khách du lịch.
- Khí hậu:
Là một tỉnh phía Bắc có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, với nhiệt độ trung
bình năm khoảng 24,2º C; có chế độ mưa được chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa

mưa diễn ra vào mùa hạ tập trung đến trên 85% lượng mưa trong năm, mùa
khô lượng mưa thấp chiếm khoảng 15%) với lượng mưa trung bình năm trên
1.800mm, phân bố không đều trong năm nhưng phân bố khá đều trên toàn bộ
diện tích; có thời gian triều lên ngắn (khoảng 8 giờ) và chiều xuống dài
(khoảng 16 giờ) với biên độ triều trung bình từ 1,6m đến 1,7m. Nhìn chung,
khí hậu và chế độ thủy văn tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
- Tài nguyên sinh vật:
Ninh Bình có sinh thái rừng đặc sắc, như: vườn quốc gia Cúc Phương,
khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, rừng đặc dụng núi đá Hoa



24
Lư và rừng ngập mặn ven biển. Nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao, với các
loài động thực vật đặc hữu như voọc quần đùi trắng ở Vườn quốc gia Cúc
Phương được ghi vào sách đỏ. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển
nghiên cứu về gen, các giống loài sinh học, phát triển đa dạng dịch vụ du lịch
sinh thái rừng.
- Tài nguyên nước:
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông
Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng
Tài nguyên nước mặt khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển
sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thủy. Nguồn nước ngầm
chủ yếu thuộc địa bàn huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp. Đặc biệt nước
khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho
Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch
với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở
độ nóng 53–54độ C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần
Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.
1.2.1.2. Điều kiện xã hội, nhân văn

- Điều kiện dân cư:
Với quy mô dân số năm 2009 là gần 900 nghìn người. So với dân số
khu vực đồng bằng Sông Hồng, dân số tỉnh Ninh Bình chiếm 5,6% và bằng
1,2% dân số cả nước. Trên địa bàn tỉnh có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và
dân tộc Mường. Dân tộc Kinh chiếm 98%, dân tộc Mường chiếm khoảng 2%.
Mật độ dân số của tỉnh (khoảng 675 người/km
2
) thấp hơn mật độ trung bình
của vùng, dự kiến dưới 1 triệu người đến 2020 và đang nằm trong “thời kỳ
dân số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi
trong quản lý và không gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn
định và nhiều mặt được cải thiện. Công tác quốc phòng được tăng cường, an

×