Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch MICE - du lịch kết hợp hội nghị hội thảo - tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long - Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 131 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================




ĐINH THỊ PHƯƠNG LOAN





NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI CÁC
KHÁCH SẠN 4 SAO Ở HẠ LONG – QUẢNG NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH









Hà Nội – 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================


ĐINH THỊ PHƯƠNG LOAN


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
MICE TẠI CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO Ở
HẠ LONG – QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ MẠNH HÀ






Hà Nội – 2013


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của vấn đề 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Bố cục của luận văn 8
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀKINH DOANH DU LỊCH
MICE TRONG KHÁCH SẠN 10
1.1. Những vấn đề cơ bản về du lịch MICE 10
1.1.1. Khái niệm MICE và du lịch MICE 10
1.1.2. Đặc điểm du lịch MICE 14
1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới và Việt Nam 18
1.1.4. Ý nghĩa kinh doanh du lịch MICE của khách sạn 23
1.2. Điều kiện kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn 24
1.2.1. Có quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội có nhu
cầu về MICE 25
1.2.2. Cơ sở vật chất 25
1.2.3. Nhân lực 26
1.2.4. Dịch vụ và chất lượng dịch vụ 27
1.2.5. Chính sách phát triển kinh doanh du lịch MICE 28
1.2.6. Quảng bá khách sạn cho thị trường MICE 29
1.2.7. Các điều kiện khác 29

Tiểu kết chƣơng 1 32
CHƢƠNG 2: TH ỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH MICE TẠI
CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO Ở HẠ LONG 33
2.1. Giới thiệu chung hoạt động kinh doanh khách sạn và tiềm năng
phát triển du lịch MICE tại Hạ Long 33


2
2.1.1. Giới thiệu chung hoạt động kinh doanh khách sạn tại Hạ Long 33
2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Hạ Long 36
2.2. Giới thiệu 3 khách sạn khảo sát 49
2.2.1. Vị trí, kiến trúc và cơ sở vật chất kỹ thuật 49
2.2.2. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm quản lý 51
2.2.3. Ngành nghề kinh doanh và hệ thống các sản phẩm dịch vụ 55
2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh 57
2.3. Thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại 3 khách sạn khảo sát 60
2.3.1. Điều kiện kinh doanh du lịch MICE của các khách sạn khảo sát 60
2.3.2. Kết quả kinh doanh du lịch MICE của khách sạn 86
2.4. Đánh giá chung 91
2.4.1. Những thành công và nguyên nhân 91
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 92
Tiểu kết chƣơng 2 94
CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICETẠI CÁC
KHÁCH SẠN 4 SAO Ở HẠ LONG 95
3.1. Định Hƣớng phát triển du lịch và định hƣớng phát triển khách sạn
4 sao ở Hạ Long 95
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch 95
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch MICE 98
3.1.3. Định hướng phát triển khách sạn 4 sao tại Hạ Long 98
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch MICE tại các khách sạn 4 sao 99

3.2.1. Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch MICE 99
3.2.2. Các giải pháp nhằm tăng khả năng cung ứng dịch vụ MICE 104
Tiểu kết chƣơng 3 111
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC



3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



ICCA
International Congeress & Convention Assocition
Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế
MICE
Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions
Du lịch kết hợp hội nghị hội thảo
PATA
Pacific Asia Travel Association
Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương
VH,TT&DL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
UNWTO
Unitied Nations World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch thế giới
WTTC
World Travel & Tourism Council

Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới
F&B
Food and Beverage
HNHT
Hội nghị hội thảo




4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng1.1: Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2012 22
Bảng 2.1. Hiện trạng cơ sở lưu trú tại Hạ Long giai đoạn 2008-2012 33
Bảng2.2. Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 20012 34
Bảng 2.3: Các thành viên tham gia cổ phần 51
Bảng 2.4: Cơ cấu tổ chức của khách sạn khảo sát 54
Bảng 2. 5 : Cơ cấu sử dụng dịch vụ tại các khách sạn khảo sát 55
Bảng 2.6. So sánh dịch vụ bổ sung với khách sạn khảo sát 56
Bảng 2.7. Số lượt khách giai đoạn 2009-2012 của 3 khách sạn 57
Bảng 2. 8. Cơ cấu khách quốc tế tại các khách sạn khảo sát 58
Bảng 2.9 : Doanh thu các dịch vụ của khách sạn 59
Bảng 2.10: Thống kê sức chứa phòng họp khách sạn Sài Gòn Hạ Long 62
Bảng 2.11: Thống kê sức chứa phòng họp khách sạn Hạ Long Plaza 63
Bảng 2.12: Thống kê sức chứa phòng họp khách sạn Hạ Long Pearl 63
Bảng 2.13: Thống kê một số trang thiết bị phục vụ hội nghị hội thảo 64
Bảng 2.14. Cơ cấu về ngoại ngữ của nhân viên tại các khách sạn 68
Bảng 2.15: Cơ cấu chi tiêu cho các dịch vụ của khách MICE so với tổng
doanh thu MICE tại các khách sạn khảo sát 69
Bảng 2.16: Chủng loại phòng của 3 khách sạn khảo sát 70

Bảng 2.17. Cơ cấu khách MICE của 3 khách sạn khảo sát 2012 86
Bảng 2.18: Thống kê kết quả kinh doanh du lịch MICE 89
của các khách sạn khảo sát năm 2010-2012 89


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Cùng với
xu thế phát triển của thế giới du lịch Việt Nam cũng đang trên đà phát triển.
Nhiều loại hình du lịch xuất hiện nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của du
khách. Một trong hình thức du lịch mà chúng ta đã và đang hướng tới đó khai
thác thị trường khách du lịch MICE. Đây là loại hình du lịch sự kiện, du lịch
tiện ích, tổng hợp những sản phẩm đơn lẻ kết hợp với việc tổ chức sự kiện trong
điều kiện hạ tầng cơ sở tương đối đảm bảo. Hơn thế lợi ích của thị trường du lịch
này khá lớn và đang được nhiều địa phương quan tâm phát triển.
Quảng Ninh là tỉnh có khá nhiều điều kiện để phát triển loại hình du
lịch MICE với cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ sở hạ tầng khá phát triển. Hiện
tại số lượng khách du lịch đưa đến Quảng Ninh ngày càng đông, có nhiều hội
nghị, hội thảo cao cấp tầm quốc gia, quốc tế, sự kiện văn hoá, thể thao và du
lịch đã được tổ chức thành công tại các khách sạn ở Hạ Long. Hoạt động kinh
doanh MICE tại các khách sạn ở Hạ Long đặc biệt là các khách sạn 4 sao đã
đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của loại hình du lịch này. Dịch vụ MICE
đã đem lại nguồn thu đáng kể cho các khách sạn, tuy nhiên để phát triển du
lịch MICE góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn còn nhiều
vấn đề cần được giải quyết. Từ đó tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu phát triển du lịch MICE tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long - Quảng Ninh”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay trên thế giới các nghiên cứu về du lịch MICE đã xuất hiện
khá nhiều ở các nước có ngành du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan,

Thuỵ Sỹ, Singapore, Thái Lan… Đặc biệt khi du lịch MICE trở thành một
loại hình du lịch phát triển và phổ biến trên thế giới thì những nghiên cứu về
MICE ngày càng nhiều ở nhiều góc độ khác nhau, như: nghiên cứu loại hình


6
du lịch MICE về vai trò, đóng góp đối với sự phát triển kinh tế nói chung và
du lịch nói riêng của các quốc gia, vùng lãnh thổ; các điều kiện để phát triển
du lịch MICE, cơ hội và thách thức; tác động của du lịch MICE đến kinh tế,
xã hội……
Dù xuất hiện khá muộn ở Việt Nam và một số nước trong khu vực, tuy
nhiên những nghiên cứu về du lịch MICE có tương đối nhiều. Có thể kể tên
một số nghiên cứu, hội thảo khoa học như: “Giải pháp phát triển du lịch MICE
tại Việt Nam”
1
, “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển loại hình du lịch
MICE tại Việt Nam”
2
, “Hội thảo khoa học quốc tế: Du lịch công vụ và phát
triển du lịch Việt Nam”
3
, Ngoài ra, cũng có nhiều tạp chí, website cũng đề
cập tới du lịch MICE: Báo điện tử, Báo du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam…
Thành phố Hạ Long là một địa phương đựơc đánh giá có nhiều tiềm
năng phát triển du lịch MICE. Là một trung tâm kinh tế ở vùng kinh tế Đông
Bắc, Hạ Long không chỉ thu hút khách du lịch trong nước bởi có Vịnh Hạ
Long mà còn có sức hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế, các nhà đầu tư,
các nhà khoa học nghiên cứu về du lịch. Đã có rất nhiều bài báo, báo cáo
khoa học, các đề tài nghiên cứu và du lịch Hạ Long ở các khía cạnh khác
nhau: tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của thành phố; Hoạt động

marketing, xúc tiến du lịch; Hoạt động khác có ảnh hưởng đến phát triển du
lịch tại Hạ Long…. Ngoài ra, cũng có rất nhiều bài báo, các nghiên cứu tìm
hiểu về loại hình du lịch MICE, tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình
du lịch này ở một số các tỉnh có ngành du lịch phát triển như: Thành Phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu… Tuy nhiên nghiên cứu để phát
triển du lịch MICE tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long hiện nay vẫn chưa có
công trình nào được công bố.

1
TS. Nguyễn Đình Hòa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2007.
2
Tổng cục Du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2008.
3
Hội thảo khoa học quốc tế giữa khoa Du lịch học (ĐHKHXH&NV Hà Nội) và Đại học Toulouse II le
Mirail (Pháp), Hà Nội 2003.


7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của vấn đề
* Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ thực trạng kinh doanh du lịch
MICE của các khách sạn 4 sao ở Hạ Long. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển du lịch MICE tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài nhiệm vụ chính của luận văn là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch MICE và điều kiện kinh doanh
du lịch MICE trong khách sạn.
- Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại các
khách sạn 4 sao ở Hạ Long.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại các khách

sạn nghiên cứu. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch MICE tại các
khách sạn nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm cho các khách sạn khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long
– Quảng Ninh
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: do giới hạn về quy mô của luận văn và thời gian
nghiên cứu nên tác giả đã lựa chọn 3 trong 13 khách sạn 4 sao tại Hạ Long để
nghiên cứu điển hình. Những khách sạn đựơc lựa chọn khảo sát dựa trên tiêu
chí sau:
+ Phải là khách sạn 4 sao trên địa bàn Thành Phố Hạ Long.
+ Là khách sạn liên doanh, khách sạn thuộc tập đoàn lớn hoặc thuộc
các công ty cổ phần.
+ Có thời gian hoạt động trên 10 năm tính đến thời điểm nghiên cứu và
vẫn có chiến lược kinh doanh lâu dài.


8
+ Có chính sách kinh doanh loại hình du lịch MICE
- Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong năm 2012. Các số liệu
được sử dụng chủ yếu thu thập từ năm 2007 đến năm 2012.
Với các tiêu chí trên đề tài đã lựa chọn được 3 khách sạn điển hình:
+ Khách sạn Hạ Long Plaza
+ Khách sạn Sài Gòn Hạ Long
+ Khách sạn Hạ Long Pearl
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu văn liệu:
Nghiên cứu các tài liệu lí luận về loại hình du lịch MICE, các dữ liệu
liên quan đến du lịch MICE ở các khách sạn 4 sao ở Hạ Long nói chung và ở

khách sạn Sài Gòn, Plaza, Pearl nói riêng. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp về
hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch MICE nói
riêng của các khách sạn.
* Phương pháp quan sát tham dự:
Để tiến hành nghiên cứu phát triển du lịch MICE tại các khách sạn 4
sao tác giả đã đến các khách sạn nghiên cứu tham dự, quan sát công tác chuẩn
bị, tổ chức, tổng kết một số hoạt động MICE (Chương trình khen thưởng cho
nhân viên vào cuối năm 20/12/2012 của công ty xăng dầu B12; hội nghị của
công ty than Đông Bắc; Hội nghị các ngân hàng của tỉnh Quảng Ninh ; Hội
nghị của tổng công ty dầu khí Việt Nam….) đây là những khách hàng quen
thuộc, tiềm năng của các khách sạn khảo sát và có khả năng chi trả khá cao tại
Hạ Long.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương.


9
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh doanh du lịch MICE
trong khách sạn
Chương 2: Thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại các khách sạn
4 sao ở Hạ Long
Chương 3 : Giải pháp phát triển du lịch MICE tại các khách sạn 4
sao ở Hạ Long







10
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
KINH DOANH DU LỊCH MICE TRONG KHÁCH SẠN
1.1. Những vấn đề cơ bản về du lịch MICE
1.1.1. Khái niệm MICE và du lịch MICE
1.1.1.1. MICE
MICE – viết tắt của các chữ cái đầu trong tiếng Anh bao gồm : Meeting
(gặp gỡ, họp mặt); Icentive (khen thưởng, khuyến khích);
Convention/Conference (hội nghị, hội thảo/đại hội) và Exhibition/Event (triển
lãm/sự kiện). Theo Hiệp hội các Cục phụ trách khách tham quan và hội nghị
Châu Á (AACVB- the Asian Association of Convention and Visotor Bureans)
thì MICE bao gồm các loại hình sau:
Meeting – Gặp gỡ, họp mặt
Các cuộc Meeting được tổ chức nhằm cung cấp các thông tin mới về
sản phẩm hoặc công ty, ở đó mọi người có thể gặp gỡ nhau ngoài văn phòng
cơ quan để trao đổi ý tưởng, sáng kiến của mình và tìm kiếm giải pháp đối với
các vấn đề hiện hữu. Ngoài ra, những cuộc gặp gỡ còn được tổ chức trong các
đợt phát động sản phẩm mới hoặc cung cấp các chương trình đào tạo. Hoạt
động này gồm có:
- Association Meeting: Là hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các
nhóm người có cùng sự quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp (khoa học, y tế, học
thuật, thương mại,…) nhằm đạt những mục tiêu của địa phương, quốc gia,
khu vực và quốc tế. Đối tượng tham dự thường là các thành viên của các tổ
chức quốc tế, các nhà cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm. Quy mô của loại
hình này thường nhỏ (khoảng 50 đến 200 người) và đòi hỏi thời gian chuẩn bị
phải mất ít nhất 1 năm.
- Corporate Meeting: Là hoạt động gặp gỡ, họp mặt được tổ chức cho
các cá nhân làm việc trong cùng một tổ chức hoặc các tổ chức liên quan ở các



11
quốc gia, vũng lãnh thổ khác nhau. Thời gian chuẩn bị và quy mô nhỏ hơn
Association Meeting, gồm 2 loại là Internal Meeting và External Meeting.
Trong đó:
+ Internal Meeting: Là hoạt động gặp gỡ, họp mặt của những người
trong cùng một tổ chức hay cùng một nhóm của tổ chức nhằm trao đổi thông
tin hoặc khen thưởng trong nội bộ tổ chức đó.
+ External Meeting: Là hoạt động gặp gỡ, họp mặt giữa tổ chức này
với các tổ chức khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong
kinh doanh, những phát minh mới
Incentive – Khen thưởng
Loại hình du lịch này tổ chức nhằm mục đích tạo ra sự kiện đặc biệt
nhằm trao thưởng, khuyến khích tất cả các thành viên hoặc các người khác có
quyền lợi hay công việc liên quan đến một công ty hoặc một tập đoàn, qua đó
động viên các thành viên, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân với
nhau và với công ty. Theo cách hiểu ban đầu thì tour du lịch này chỉ dành cho
nhân viên của hãng nhưng ngày nay thì đã mở rộng hơn, ngoài những người
làm việc trực tiếp cho hãng còn có thể cơ những nhân viên thuộc các công ty
con, địa lý hay các công ty có liên quan và gắn bó mật thiết với lợi ích của
hãng. Đó có thể là giám đốc của chi nhánh hay trưởng phòng kinh doanh
Do đó, số lượng khách của Incentive tour nhiều hơn so với Meeting tour. Các
tour du lịch như vậy do hãng tài trợ là một hình thức khuyến khích, thưởng
cho nhân viên của mình về những đóng góp của họ cho sự phát triển công ty.
Chính đặc điểm như vậy mà số lượng khách tham gia thường khá lớn. Thông
thường một tour du lịch lớn trung bình, số lượng khách dao động từ 100-150
khách, kéo dài từ 4-5 ngày hoặc từ 8-9 ngày với những hoạt động mang tính
tập thể, được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Nội
dung của Incentive tour được tập trung vào hoạt động tập thể đề ra theo yêu



12
cầu riêng của từng hãng. Bên cạnh những tour du lịch được tổ chức cho
những đối tượng khách tập trung có cùng một đặc điểm thành phần nào đó
nhưng không phải thuộc về hãng hay công ty nào. Có thể thấy một số tour du
lịch quen thuộc có ít nhiều mang dáng dấp của một tour Incentive như các
chuyến đi của học sinh, sinh viên theo đơn vị lớp, khoa, trường, các đợt tập
huấn, dã ngoại của cán bộ các đoàn thể, tổ chức xã hội. Những chuyến du lịch
này cũng nhằm mục đích khuyến khích những người tham gia phát huy được
năng lực của mình và thường có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần
đoàn kết của các thành viên.
Convention/Conferrence – Hội nghị/đại hội
Các cuộc hội nghị, đại hội là nơi có thể nhóm họp được một lượng lớn
người nhằm trao đổi thông tin và ý tưởng, thường được tổ chức trong các
chiến dịch tung ra sản phẩm mới, hoặc công nhận trong giới sản phẩm. Đây là
cơ hội cho nhân viên, người cung cấp hàng, khách hàng và người bán hàng
gặp gỡ nhau. Số lượng khách tham gia khoảng 300-1500 người, thông thường
khoảng 800 người, có thời gian chuẩn bị không dưới 3 năm. Thông thường
hoạt động này được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc gia, quốc tế và bao
gồm 2 loại:
- Hội nghị được tổ chức bởi các thành viên luân phiên (Convention
organized by member): Là hội nghị được tổ chức lần lượt ở các nước theo
vần ABC
- Hội nghị do nước chủ nhà được lựa chọn xen đăng cai tổ chức (Bid to
host a convention): Hội nghị này do một nước tổ chức, các thành viên gửi
đại diện tham dự, đòi hỏi kinh phí lớn, cần có sự hỗ trợ của các phía nhà
nước và tư nhân, thời gian chuẩn bị khá dài. Đặc điểm của Convention tour
là tính toàn bộ, tính định kỳ, diễn ra ở một địa điểm cố định với lượng người
tham dự đông.



13
Exhibition/Event – Triển lãm/Sự kiện
Exhibition (triển lãm) là hoạt động được tổ chức nhằm giới thiệu hàng
hoá và dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua
đó quảng bá rộng rãi đến công chúng, bao gồm 2 loại Exhibition tour và
Event tour.
- Exhibition tour là hoạt động du lịch kết hợp với việc giới thiệu hàng hóa và
dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó
quảng bá rộng rãi cho công chúng, gồm hai loại :
+ Trade show : là một cuộc triển lãm được tổ chức đặc biệt cho giới
lãnh đạo kinh doanh.
+ Consumer show : là một cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người
tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa cũng như lợi ích khi sử dụng các sản phẩm,
hàng hóa đó.
- Event tour : là hoạt động tổ chức các chương trình có quy mô, tầm cỡ không
cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn các đối tượng khác
nhau nhằm đạt được những mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá hay tôn
vinh một gía trị nào đó thông qua đó cũng đạt được những mục tiêu về phát
triển du lịch. Các hội thi, các chương trình liên hoan, chương trình năm du
lịch là những ví dụ tiêu biểu của loại hình này.
1.1.1.2. Du lịch MICE
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên thế giới, xu hướng đi du lịch
ngày càng gia tăng cả về mặt số lượng và chất lượng. Trong đó có người đi du
lịch thuần túy với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức Tuy
nhiên bên cạnh đó có đối tượng khách thực hiện chuyến đi ngoài mục đích
tham quan du lịch, còn có mục đích tìm kiếm cơ hội đầu tư, tham gia các sự
kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, lễ hội Vì vậy chuyến đi của họ là một loại
hình du lịch kết hợp „MICE‟.



14
Hiện nay du lịch MICE được hiểu một cách tương đối phổ biến hiện
nay là: “Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp của du khách giữa
mục đích đi dự hội nghị, hội thảo, triễn lãm, tham gia các sự kiện là chính với
việc sử dụng các dịch vụ và tham quan du lịch” [3,tr.50-51].
Theo Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế (ICCA), du lịch MICE có
thể được hiểu là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh
của một nhóm đối tượng khách du lịch có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách
kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng,
các cuộc triển lãm quốc tế trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
Từ những quan điểm của các tác giả nêu trên, có thể hiểu một cách
chung nhất về du lịch MICE như sau: Du lịch MICE là một loại hình du lịch
kết hợp các hoạt động hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện với
hoạt động tham quan du lịch, vui chơi giải trí, tiêu dùng các dịch vụ du lịch
tại nơi đến của du khách; trong đó các hoạt động hội nghị, hội thảo, khen
thưởng, triển lãm, sự kiện là các hoạt động chủ yếu.
1.1.2. Đặc điểm du lịch MICE
MICE là loại hình du lịch có tính chuyên nghiệp cao, không chỉ đòi hỏi
khả năng tổ chức, cung ứng dịch vụ cao mà còn yêu cầu cơ sở hạ tầng dịch vụ
tốt và phù hợp. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế
quốc tế, ngày có càng nhiều các cuộc hội nghị, hội thảo và hợp tác quốc tế
được tổ chức. Bên cạnh đó, các sự kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa cũng
diễn ra thường xuyên hơn. Đây chính là tiền đề thuận lợi để phát triển loại
hình du lịch MICE với những đặc điểm chính sau đây:
♦ Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp công việc bao gồm các hoạt
động MICE với các hoạt động tham quan du lịch, thưởng ngoạn các giá trị
văn hoá, tự nhiên tại điểm đến. Du lịch MICE hay còn gọi là du lịch công vụ,
mục đích chính là tham gia các hoạt động MICE.



15
♦ Đối tượng chính của du lịch MICE chủ yếu là các tập đoàn hoặc các
công ty trong và ngoài nước, những nhà tổ chức chuyên nghiệp, hiệp hội
trong nước, quốc tế, thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ. Cụ thể hơn, họ là
những khách hàng thuộc giới thượng lưu như doanh nhân, chính khách,
những người có vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể
thao, nghệ thuật. Đối tượng này có nhiều quốc tịch khách nhau, đến từ nhiều
quốc gia, vùng, khác nhau.
♦ Thời gian lưu lại dài ngày, chương trình hoạt động bận rộn chặt chẽ
đòi hỏi phải có cách thức tổ chức khoa học. Đối với khách MICE giá cả
không quan trọng bằng chất lượng dịch vụ cung ứng hoàn hảo và sáng tạo. Do
vậy, kinh doanh trong thị trường du lịch MICE sẽ giúp đơn vị nâng cao khả
năng tổ chức, phục vụ khách.
♦ Thường có biến động về số lượng và dịch vụ phụ thuộc vào quy mô,
tính chất quan trọng của các cuộc hội nghị, hội thảo và số lượng khách đi
trong đoàn. Ví dụ: Tổ chức các loại tour khen thưởng (incentive tour) với
tính chất độc đáo mới lạ cho nhóm khách từ vài chục đến vài trăm người, thời
gian từ 3-4 ngày hoặc kéo dài đến 8-9 ngày, dịch vụ cung ứng về khách sạn,
nhà hàng, vận chuyển, hướng dẫn viên, đều yêu cầu thuộc hạng cao cấp.
Doanh thu một đoàn khách incentive có thể gấp 10 lần một đoàn tour bình
thường.
♦ Địa điểm tổ chức các hoạt động MICE thường là những hội trường
lớn trong những trung tâm thương mại an toàn, hấp dẫn về phong cảnh. Các
địa điểm thường gần các trung tâm, khu điểm du lịch nổi tiếng, các trung tâm
công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, sân bay tầm cỡ trong
nước và quốc tế, đảm bảo về hệ thống thông tin liên lạc, thuận tiện giao thông
để giúp cho khách có thể đi lại và liên hệ với các đối tác một cách hiệu quả,


16

nhanh chóng, tạo điều kiện cho việc kinh doanh và quảng bá hội nghị cũng
như triển lãm thương mại.
♦ Khách du lịch MICE là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp và
yêu cầu của họ mang tính đa dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ
chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân. Yêu cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau
chuyến đi, nhà tổ chức phải đạt được mục đích kinh tế của chuyến đi. Ví dụ:
mục đích khuếch trương hình ảnh nổi bật, thương hiệu, đẳng cấp của tổ chức
hoặc gia tăng giá trị văn hóa công ty thông qua các hoạt động tập thể, hoặc
thúc đẩy năng lượng sáng tạo của các thành viên hoặc mở mang hệ thống kinh
doanh của công ty tại địa phương Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là
yêu cầu được gia tăng kiến thức, kinh nghiệm sống thông qua việc khám phá
những nét đặc trưng về con người, phong cách sống, cách làm việc, phong tục
tập quán, các món đặc sản của địa phương.
♦ Các đoàn khách MICE thường rất đông, từ vài trăm đến vài nghìn
khách, có doanh thu và lợi nhuận lớn. Khách MICE có mức chi tiêu cao hơn
rất nhiều so với khách tour bình thường. Chi tiêu của khách MICE không chỉ
cao gấp 6 lần chi tiêu của các khách du lịch thông thường mà còn được phân
bố cả trong lẫn ngoài hội nghị- hoạt động cơ sở ban đầu của chuyến đi. Theo
số liệu điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2005 của Tổng cục Thống kê,
khách đến Việt Nam với mục đích dự hội nghị, hội thảo có mức chi tiêu trung
bình là 89,7 USD/ngày, thời gian trung bình của chuyến đi là 12,7 ngày, chi
tiêu trung bình chuyến đi của khách MICE là 1.183 USD. Một nghiên cứu
khác cho thấy, một khách MICE chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào
đó của MICE thường sẽ chi đến 15 đồng cho các hoạt động bên ngoài khác.
Đó là mức chi tiêu ở các nước phát triển, còn tại các nước đang phát triển thì
mức chi tiêu có thể lên tới này lên đến 25 đồng cho các hoạt động bên ngoài.
Do đó, loại hình này không chỉ đòi hỏi các dịch vụ cao cấp từ ăn uống, lưu


17

trú, vận chuyển cho đến các dịch vụ kèm theo như hướng dẫn viên, nhân viên
đón tiếp tại các cửa khẩu; mà còn yêu cầu có sự liên kết bên ngoài với các
loại hình và du lịch khác.
♦ Yêu cầu đón tiếp, phục vụ khách MICE có liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành như: nội dung công việc nhu cầu đi lại, ăn, ở, đón tiếp Ngoài
ra, đòi hỏi một số dịch vụ ưu đãi như: nghi thức lễ tân ngoại giao, hỗ trợ làm
thủ tục xuất nhập cảnh, sử dụng đến phương tiện giao thông của địa phưong,
thư giãn trên phương tiện Tất cả các hoạt động tổ chức, cung ứng phải
chuyên nghiệp, khoa học.
♦ Có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các bên tham gia cung ứng
dịch vụ MICE bao gồm các đơn vị: Khách sạn, doanh nghiệp lữ hành, doanh
nghiệp vận chuyển, các doanh nghiệp kinh doanh tổ chức sự kiện nhằm đảm
bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất đáp ứng ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
♦ Khách MICE có yêu cầu cao về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng. Do đặc điểm khách MICE, yêu cầu sử dụng dịch vụ cao cấp nên cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phải hiện đại, đồng bộ và tiện nghi. Các thiết
bị phục vụ hoạt động MICE phải hiện đại, đạt tiêu chuẩn. Do đó hoạt động
MICE thường phát triển ở nơi nền kinh tế phát triển, trung tâm kinh tế văn
hoá của quốc gia hay khu vực.
♦ Đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên
nghiệp cao, có tính sáng tạo, làm việc khoa học, có khả năng giao tiếp và sử
dụng ngoại ngữ tốt.
♦ Chương trình du lịch MICE được thiết kế linh hoạt, phù hợp với nhu
cầu da dạng của khách du lịch. Chương trình du lịch được thiết kế dựa trên
nhu cầu của đối tác, sự phù hợp của các hoạt động nhằm thoả mãn tối đa nhu
cầu đối tượng khách. Mặt khác, khách MICE thường là khách đoàn với số
lượng lớn mỗi nhóm có nhu cầu, sở thích khác nhau nên trong cùng một đoàn


18

phải thiết kế chương trình du lịch khác nhau phù hợp với từng nhóm do đó
việc tổ chức hoạt động, thực hiện chương trình du lịch MICE phức tạp hơn
chương trình du lịch bình thường. Bên cạnh đó, chương trình du lịch MICE
bao gồm các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, ăn nghỉ, giải trí, mua sắm,
thưởng thức văn nghệ.
♦ Một đặc trưng nữa của du lịch MICE là không có tính vụ mùa rõ rệt.
Việc tổ chức chương trình MICE thường do người mua dịch vụ lên kế hoạch
trước một thời gian dài, do đó kinh doanh MICE là một biện pháp hữu hiệu để
hạn chế tính mùa vụ trong hoạt dộng kinh doanh du lịch nhằm tối ưu hóa việc
khai thác các cơ sở vật chất sẵn có.
♦ Các hội nghị Quốc tế lớn được tổ chức thành công tại khách sạn là
cơ hội để tuyên truyền, quảng bá tuyệt vời trên các thông tin đại chúng. Ngoài
ra các cá nhân tham dự cũng sẽ là người truyền bá những thông tin tích cực
đến bạn bè và người thân.
1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Xu hướng phát triển của thế giới
Loại hình du lịch MICE từ lâu đã phát triển ở các nước Tây Âu và Bắc
Mỹ. Những năm gần đây thì loại hình này đã dần chuyển sang các nước Châu
Á –Thái Bình Dương. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore và Malaysia là
hai quốc gia có loại hình MICE phát triển hơn cả. Loại hình du lịch MICE đã
được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt, vì
nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo ra sự giao lưu
văn hoá giữa các quốc gia.
Theo số liệu điều tra của tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì:
Chi tiêu trung bình trong các cuộc họp hội họp quốc tế là 343- USD/
ngày/người. Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn
trên thế giới là 3 tỷ USD. Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch-khen


19

thưởng ( trong nước và quốc tế) đạt 280 tỷ USD. Trên thị trường du lịch
MICE của thế giới hiện nay các nước Châu Âu và Châu Mỹ có những nhu cầu
và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc họp, hội thảo.Các quốc gia đứng đầu
về số lượng các cuộc hội họp, hội nghị: Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Các quốc gia
đứng đầu về phát triển du lịch MICE: Úc, Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Phần
Lan, Đan Mạch, Du lịch MICE đã dần dần phát triển mạnh ở các nước châu
Á, là khu vực có sự hấp dẫn bởi nền văn hoá phương Đông cổ kính với sự ưu
đãi về thiên nhiên và khí hậu đã tạo lực hấp dẫn lớn đối với du khách quốc tế
và đặc biệt là du khách du lịch MICE. Các quốc gia Châu Á có số lượng lớn
các cuộc hội họp: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malysia, Trung Quốc, Đài
Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Ấn Độ Đặc biệt, trong khu vực Đông Nam Á
phải kể đến một số điểm đến mới được yêu thích thuộc Singapore, Thái Lan,
Malaysia. Trong đó, Singapore là đất nước được biết đến như là trung tâm tài
chính, kinh tế của khu vực Đông Nam Á cũng như của Châu Á và thế giới,
nơi đặt trụ sở của hơn 7 nghìn công ty đa quốc gia trên thế giới. Chính phủ
nước này đang bỏ ra hàng tỷ đô la để xây dựng thêm những trung tâm tổ chức
hội nghị hội thảo và các khu du lịch sang trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều
những đoàn khách MICE tới đảo quốc này.
1.1.3.2. Xu hướng phát triển của Việt Nam
Trong khoảng 15 năm nay trở lại đây, loại hình du lịch MICE bắt đầu
được quan tâm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đã đạt được những thành
công nhất định. Hiện khai thác các loại hình này đang được coi là loại hình du
lịch tiềm năng của Việt Nam. Trong những năm gần đây Việt Nam đã chứng
minh tiềm năng của mình qua việc tổ chức thành công những sự kiện lớn như:
Seagame 22 năm 2003, Hội nghị thượng đỉnh Á- Âu ( ASEM 5) năm 2004,
Hội nghị diễn đàn Nghị viện Châu Á- thái Bình Dương (APPF) năm 2005,
Hội nghị các nhà kinh doanh các nền kinh tế thành viên APEC diễn ra vào


20

tháng 11 năm 2006, Diễn đàn du lịch ASEAN(ATF) 2008 )…. Hội nghị cấp
cao ASEAN 16 ( tháng 4 - 2010) với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao 10
nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, đại diện cơ quan liên chính
phủ, đại diện đoàn ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và đại
diện các bộ, ban, ngành của Việt Nam,… Ngoài các hội nghị quốc tế này,
hàng trăm cuộc hội nghị, hội thảo của các bộ/ngành, các tổ chức, tập đoàn,
doanh nghiệp,… trong nước cũng được tổ chức hàng năm.
Năm 2002, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline)
cùng với Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) và các khách sạn tiêu
chuẩn quốc tế 4 - 5 sao đã sáng lập ra Câu lạc bộ MICE Việt Nam (Vietnam
Meeting Incentive Club) và cho ra đời website: www.meetingsvietnam.com đã
đánh dấu bước phát triển mới của loại hình du lịch này. Đến nay, câu lạc bộ
đã có trên 24 thành viên, chủ yếu là các khách sạn. Câu lạc bộ đã xuất bản
sách giới thiệu Việt Nam - Điểm đến của du lịch MICE với tựa đề “Vietnam -
When meetings matter” và tổ chức các hoạt động tiếp thị, xúc tiến du lịch qua
các hội chợ quốc tế: AIME (Úc), IT&CMA (Thái Lan), IMEX (Đức), EITBM
(Thụy Sỹ). Câu lạc bộ còn quan tâm khuyếch trương hình ảnh Việt Nam trên
các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore), CEI (Hồng Kông), MICE
NET (Úc); tổ chức nhiều đoàn tham quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam
cho các báo chuyên ngành du lịch MICE và các nhà tổ chức sự kiện quốc tế
tại Singapore, Hồng Kông, Đức, Úc.
Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ, đầu tư với nhiều nước trên thế giới,
là thành viên của khối ASEAN, APEC, WTO cho nên hàng năm có nhiều
cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm diễn ra thúc đẩy ngành kinh doanh du lịch
MICE. Loại hình du lịch MICE đang trong giai đoạn phát triển mạnh ở nước
ta, không chỉ có khách MICE Inbound mà ngay cả khách trong nước của các


21
tập đoàn, công ty nước ngoài và khách du lịch MICE nội địa cũng có nhu cầu

cao về loại hình này.
Mặc dù được hình thành và phát triển khá muộn so với một số loại hình
du lịch khác ở Việt Nam nhưng du lịch MICE đã có những bước phát triển
nhanh chóng và đạt được những kết quả khả quan. Loại hình du lịch này cũng
đang dần khẳng định là một loại hình du lịch có nhiều tiềm năng và điều kiện
phát triển đối với du lịch Việt Nam. Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch
MICE tại Việt Nam, các chuyên gia của tổ chức UNWTO cho rằng, Việt Nam
có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển du lịch MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của
Singapore – một trung tâm thu hút lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Với cảnh
quan thiên nhiên ưu đãi, có nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên được Unessco
công nhận, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển. Ngoài ra, việc
tận dụng các không gian văn hóa, xã hội mới lạ cũng luôn được chú ý. Bởi xã
hội Việt Nam mang những nét văn hóa đặc trưng pha trộn giữa cổ điển và
hiện đại, truyền thống và sôi động. Nước ta đang trên đà phát triển toàn diện
về kinh tế - xã hội nên việc xây dựng một nền văn hóa đa phong cách, đa tính
chất là rất quan trọng. Đó là việc luôn giữ gìn nét truyền thống, đồng thời
không ngừng tiếp thu những nét văn hóa mới mẻ hiện đại của thế giới. Đây là
yếu tố ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu của khách du lịch MICE.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện và mục đích
chuyến đi đều có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2008 – 2012, năm 2008 là
4.253.740 lượt khách. Năm 2009, số lượng khách quốc tế có suy giảm xuống
còn 3.772.359 lượt khách vì lý do khách quan, khi mà nền kinh tế thế giới và
Việt Nam nói chung và du lịch thế giới cũng như du lịch Việt Nam nói riêng
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Đến
năm 2012 lượng khách quốc tế tăng lên là 5.049.855, năm 2012 tăng đến
6.847.678. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích công việc


22
trong tổng số khách du lịch quốc tế (khách MICE) không ngừng tăng lên qua

các năm từ 2009 đến năm 2012. Tuy nhiên có sự gia tăng về số lượng nhưng
tỷ trọng khách du lịch MICE lại có xu hướng giảm (từ 19.85% năm 2008 tăng
lên 20.76% năm 2009 và giảm xuống 16.68%, năm 2012 tăng nhẹ lên
17.03% ). Điều này giải thích xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện
tại đang gặp nhiều khó khăn, đồng thời đỏi hỏi nỗ lực của Việt Nam trong
việc thu hút khách du lịch MICE.
Bảng1.1: Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2012
Đơn vị: Lượt khách
Năm
Tổng lƣợng
khách du lịch
Mục đích công việc
Phần trăm (%)
2008
4.253.740
844.777
19.85
2009
3.772.359
783.139
20.76
2010
5.049.855
1.023.615
20.27
2011
6.014.032
1.003.005
16.68
2012

6.847.678
1.165.966
17.03
(Nguồn: Tổng Cục Du Lịch năm 2012)
Bên cạnh kết quả đã đạt được, du lịch MICE Việt Nam cũng đang đứng
trước nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự yếu kém trong hoạt động
marketing, xúc tiến, quảng bá; các thủ tục visa, hải quan còn rườm rà, phức
tạp; sân bay quốc tế nhỏ; thiếu các trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm tầm
cỡ quốc tế; các dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn; thiếu các chương trình
du lịch mới và hấp dẫn; nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp… Điều đáng nói
là các công ty lữ hành và khách sạn còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm cũng
như kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh du lịch MICE. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực
như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia,… Nếu khắc phục được
những khó khăn, thách thức này, du lịch MICE hoàn toàn có thể phát triển


23
mạnh hơn nữa và trở thành đối thủ cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực
cũng như trên thế giới.
1.1.4. Ý nghĩa kinh doanh du lịch MICE của khách sạn
Khách MICE có nhu cầu dịch vụ đa dạng, cao cấp, họ là người có địa
vị trong xã hội và đến từ nhiều vùng, địa phương, quốc gia khác nhau, chi tiêu
của khách MICE cao hơn đối tượng khách du lịch khác. Do vậy kinh doanh
loại hình du lịch MICE trong khách sạn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế
cao mà còn đem lại hiệu quả xã hội.
Thứ nhất, hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Khách MICE có yêu cầu rất cao về dịch vụ của khách sạn, để phục vụ đối
tượng khách này khách sạn phải có cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, tiện nghi.
Khi chất lượng dịch vụ đảm bảo sẽ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giúp họ

yên tâm sử dụng dịch vụ của khách sạn. Như vậy, nâng cao chất lượng dịch
vụ là một hình thức quảng cáo không mất tiền, bởi ngoài việc giữ chân được
khách hàng hiện tại, và thông qua khách hàng này sẽ thu hút được khách hàng
trong tương lai đến với khách sạn đồng nghĩa với việc tăng doanh thu, tăng
hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khách sạn. Lao
động trong khách sạn phục vụ du lịch MICE liên quan đến rất nhiều bộ phận,
đặc biệt là đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp hoạt động MICE, người tổ chức
quản lý đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, khả năng
giải quyết tình huống chuyên nghiệp. Do đó để phục vụ nhu cầu của khách
MICE, người tham gia phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn,
học hỏi kinh nghiệm thực tế từ đồng nghiệp. Từ đó chất lượng nguồn nhân
lực được nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Thư ba, kinh doanh loại hình du lịch MICE tại khách sạn góp phần
thúc đẩy ngành kinh tế khác phát triển theo, khuyến khích phát triển cơ sở hạ

×