Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

xây dựng một số tuyến điểm du lịch của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 149 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐINH NHẬT LÊ





XÂY DỰNG MỘT SỐ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI MỞ RỘNG
ĐỊA GIỚI






Luận văn thạc sỹ du lịch





Hà Nội, 2012





2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐINH NHẬT LÊ




XÂY DỰNG MỘT SỐ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI MỞ RỘNG
ĐỊA GIỚI



Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



Luận văn thạc sỹ du lịch


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thị Minh Hoà




Hà Nội, 2012


MỤC LỤC

3
Trang

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 8
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 11
7. Những đóng góp mới của luận văn 14
8. Bố cục của luận văn 15
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY
DỰNG CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
16
1.1. Cơ sở lý luận 16
1.1.1. Tuyến điểm du lịch trong cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch
16
1.1.1.1. Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch
16
1.1.1.2. Vị trí của điểm, tuyến du lịch trong hệ thống lãnh thổ du lịch
17

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng tuyến điểm du lịch
18
1.1.2.1. Vị trí địa lý
18
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch
18
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
29
1.1.3. Các chỉ tiêu để xây dựng tuyến điểm du lịch
32
1.1.3.1. Các chỉ tiêu để xây dựng điểm du lịch
32
1.1.3.2. Các chỉ tiêu để xây dựng tuyến du lịch
39
1.2. Cơ sở thực tiễn 43
1.2.1. Thực trạng phát triển các điểm du lịch ở Việt Nam
43
1.2.2. Thực trạng phát triển các tuyến du lịch ở Việt Nam
46
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC TUYẾN ĐIỂM DU
LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI

50

4
2.1. Tiềm năng du lịch của thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa
giới
50
2.1.1. Vị trí địa lý của thành phố Hà Nội
50

2.1.2. Tài nguyên du lịch của thành phố Hà Nội
52
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên của thành phố Hà Nội
52
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hà Nội
56
2.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố Hà Nội
70
2.1.3.1. Giao thông
70
2.1.3.2. Thông tin liên lạc
73
2.1.3.3. Hệ thống điện
74
2.1.3.4. Hệ thống cấp thoát nước
74
2.2. Hiện trạng khai thác một số tuyến điểm du lịch của thành phố
Hà Nội sau khi mở rộng địa giới
75
2.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch Hà Nội
75
2.2.1.1. Hiện trạng khách du lịch
75
2.2.1.2. Hiện trạng doanh thu du lịch
77
2.2.1.3. Hiện trạng lao động của ngành du lịch
78
2.2.1.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thật phục vụ du
lịch
79

2.2.1.5. Hiện trạng đầu tư vào lĩnh vực du lịch
83
2.2.2. Hiện trạng khai thác một số tuyến điểm du lịch tại Hà Nội
84
2.2.2.1. Hiện trạng khai thác một số điểm du lịch tại Hà Nội
84
2.2.2.2. Hiện trạng khai thác một số tuyến du lịch tại Hà Nội
92
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỘT SỐ TUYẾN
ĐIỂM DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI MỞ RỘNG
ĐỊA GIỚI
96
3.1. Các quan điểm, mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch của
thành phố Hà Nội
96

5
3.1.1. Quan điểm phát triển
96
3.1.2. Mục tiêu phát triển
97
3.1.3. Chiến lược phát triển
97
3.2. Đề xuất xây dựng một số tuyến điểm du lịch của Thành phố Hà
Nội sau khi mở rộng địa giới
98
3.2.1. Kết quả xây dựng một số điểm du lịch
98
3.2.2. Kết quả xây dựng một số tuyến du lịch
110

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả các tuyến
điểm du lịch của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới
123
3.3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội
123
3.3.2. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch
123
3.3.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
125
3.3.4. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch
126
3.3.5. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
127
3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức thực hiện
128
3.4. Một số kiến nghị 128
3.4.1. Kiến nghị với Tổng cục du lịch
128
3.4.2. Kiến nghị với UBND TP Hà Nội
129
3.4.3. Kiến nghị với Sở VHTT&DL Hà Nội
129
3.4.4. Kiến nghị với các sở, ban, ngành liên quan
130
KẾT LUẬN 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
PHỤ LỤC 138




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

6
CSHT: Cơ sở hạ tầng
CSVCKT: Cơ sở vật chất kỹ thuật
QG: Quốc gia
QHTT: Quy hoạch tổng thể
QT: Quốc tế
STT: Số thứ tự
TNDL: Tài nguyên du lịch
VQG: Vườn quốc gia
VHTT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
UNWTO: The World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới)

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Trang
Bảng 1.1: Điểm đánh giá tổng hợp các tiêu chí điểm du lịch
38
Bảng 1.2. Mức độ thuận lợi của các điểm du lịch
39
Bảng 1.3. Điểm đánh giá tổng hợp các tiêu chí tuyến du lịch
43
Bảng 1.4 : Mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch
43
Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách đến Hà Nội
76

Bảng 2.2: Số liệu thống kê thu nhập du lịch của Hà Tây cũ
77
Bảng 2.3: Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Hà Nội sau khi
mở rộng (giai đoạn 2008 - 2009)
78
Bảng 2.4: Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch của Hà Nội
78

7
Bảng 2.5: Thống kê trong khối khách sạn được xếp hạng sao của
Hà Nội năm 2011
81
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá vị trí một số điểm du lịch ở Hà Nội
100
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá độ hấp dẫn của một số điểm du lịch ở
Hà Nội
101
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá CSHT và CSVCKT một số điểm du
lịch ở Hà Nội
102
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá thời gian hoạt động du lịch của một số
điểm du lịch ở Hà Nội
104
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá sức chứa khách du lịch của một số điểm
du lịch ở Hà Nội
105
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá độ bền vững của môi trường du lịch tại
một số điểm du lịch ở Hà Nội
107
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá tổng hợp 6 chỉ tiêu

108
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá độ hấp dẫn của một số tuyến du lịch Hà
Nội
113
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá độ tiện ích của một số tuyến du lịch Hà
Nội
114
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá mức độ khai thác các tuyến du lịch
của Hà Nội
116
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá tổng hợp 3 tiêu chí xây dựng tuyến du
lịch của Hà Nội
118




MỞ ĐẦU

8
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật trên thế giới
trong những thập niên gần đây, du lịch cũng đã có những bước phát triển
mạnh mẽ đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân của
nhiều quốc gia. Nhận thức được những lợi ích to lớn mà “ngành công nghiệp
không khói” này mang lại, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang ngày
càng chú trọng vào việc phát triển du lịch. Ngày 30/12/2011, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
“Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030”. Mục tiêu tổng
quát của Chiến lược là đến năm 2020, Du lịch Việt Nam cơ bản trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa
dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được
với các nước trong khu vực. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành
quốc gia có ngành du lịch phát triển. [43]
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, là trái
tim của cả nước, nhận được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư về mọi mặt trong
đó du lịch là lĩnh vực được ưu tiên phát triển. Sau khi chính thức mở rộng
địa giới vào tháng 1 năm 2008, Thủ đô Hà Nội mới có diện tích lớn gấp 3,6
lần so với trước khi mở rộng, bao gồm: thành phố Hà Nội cũ, toàn bộ tỉnh
Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa
Bình). Tổng diện tích của Thủ đô mới là hơn 3.300 km2. Sự mở rộng ấy đã
đem lại cho Hà Nội thêm rất nhiều tài nguyên du lịch, là những nguồn lực
quan trọng trong sự phát triển du lịch. Không còn bó hẹp trong ba mươi sáu
phố phường vốn đã quá quen thuộc với du khách, du lịch Hà Nội ngày nay
đem đến nhiều lựa chọn hơn với những chương trình du lịch phong phú đáp
ứng nhu cầu thẩm nhận của nhiều tập khách khác nhau như du lịch sinh thái,
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp…

9
Hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như vậy, song trên
thực tế, sự mở rộng của Hà Nội mới chỉ thể hiện dưới góc độ hành chính,
chưa có được những bước đột phá đối với du lịch Thủ đô. Sản phẩm du lịch
của Hà Nội thời gian qua chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác
những cái có sẵn mà chưa có được sự đầu tư đúng mức bởi vậy Hà Nội hiện
nay nổi bật lên là trung tâm trung chuyển khách du lịch lớn chứ chưa thể
hiện được vai trò là đầu tàu phát triển du lịch của cả nước như mong muốn.
Một trong những vấn đề cần thiết để phát triển du lịch thủ đô trong thời gian
tới đây là phải đẩy mạnh việc nghiên cứu để xây dựng các tuyến điểm du
lịch mới, nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút ngày càng

đông đảo du khách đến Hà Nội, góp phần phát huy được những lợi thế để
trong thời gian không xa, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn của cả
nước.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng một số
tuyến điểm du lịch của thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới” làm
đề tài luận văn thạc sỹ với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé mà ý
nghĩa đối với sự phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng một số tuyến điểm du
lịch của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới nhằm góp phần tạo ra
những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với
Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng vào việc xây dựng
các tuyến điểm du lịch của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới.
- Phân tích tiềm năng, khảo sát thực trạng khai thác các tuyến điểm du
lịch của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới.

10
- Xây dựng một số tuyến điểm du lịch của Thành phố Hà Nội sau khi
mở rộng địa giới và đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các
tuyến điểm đó.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, xác định các chỉ
tiêu và xây dựng một số tuyến điểm du lịch của thành phố Hà Nội sau khi
mở rộng địa giới.
- Giới hạn về không gian: Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới
bao gồm: Hà Nội (cũ), toàn bộ tỉnh Hà Tây (sau khi tách xã Tân Đức – Ba
Vì về Phú Thọ), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương
Sơn – Hoà Bình (nay đã sát nhập vào huyện Thạch Thất và Quốc Oai). Như

vậy, Hà Nội hiện nay bao gồm 29 đơn vị hành chính: 1 thị xã, 10 quận, 18
huyện ngoại thành. Tuy vậy, trước đây đã có những công trình nghiên cứu
về khu vực thành phố Hà Nội cũ, với những tuyến điểm du lịch quen thuộc
hiện đang được khai thác tương đối hiệu quả. Vì vậy với thời gian nghiên
cứu có hạn, đối tượng nghiên cứu của đề tài này chủ yếu tập trung vào khu
vực Hà Nội mới sau khi tiến hành mở rộng địa giới, không đi vào đánh giá,
phân tích nhiều ở khu vực thành phố Hà Nội cũ.
- Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung điều tra, thu thập, phân tích các
số liệu trong giai đoạn từ 2005 – 2010 và định hướng phát triển giai đoạn
2012 – 2020.
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên Thế giới
Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, số
lượng người đi du lịch ngày càng tăng, ngày càng có nhiều nhà khoa học tiến
hành các công trình nghiên cứu về du lịch. Từ đầu những năm 60, ở Liên Xô
đã có những nghiên cứu về quy hoạch các vùng du lịch tiêu biểu như công
trình nghiên cứu đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ mục đích du
lịch của dưới sự chủ trì của Mukhina. Trong công trình này, ông đã đưa ra

11
những nguyên tắc, phương pháp để tiến hành một công trình đánh giá tổng
thể tự nhiên cũng như các thành phần của chúng. Công trình nghiên cứu này
được xem là cơ sở khoa học cho các công trình đánh giá tài nguyên du lịch ở
Liên Xô, Ba Lan và nhiều quốc gia Xã hội chủ nghĩa khác. Tiếp theo đó, các
nhà khoa học Tiệp Khắc như Mariot, Sulawikova đã nghiên cứu việc đánh
giá và thành lập bản đồ tiềm năng du lịch tự nhiên và lịch sử - văn hóa.
Pertxick (1978) đã chỉ ra những nguyên tắc, phương pháp điều tra, đánh
giá tài nguyên trong quy hoạch vùng kinh tế nói chung và quy hoạch vùng
du lịch nói riêng. [15]. Các nhà địa lý Anh, Mỹ đã tiến hành các nghiên cứu
về nguyên tắc và phương pháp phân vùng du lịch, bản chất các vùng du lịch

và đặc điểm địa lý kinh tế của chúng. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên
cứu của các nhà địa lý thế giới trong lĩnh vực du lịch như M. Buwchovarop
(Bungari), N. X. Mironhenke, F.a.Koliaerov, P.G.Txephix (Liên Xô cũ),
H.Robinson (Anh) đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ
thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và các yếu
tố để phát triển du lịch.
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Tổ
chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” (Vũ Tuấn Cảnh 1991), “Đánh giá và khai
thác các điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây phục vụ cho mục đích
du lịch” (Đặng Duy Lợi 1992), “Địa lý du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ chủ trì
1994), “Tổ chức lãnh thổ du lịch” (Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ 1999) .
Những công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây có sự liên hệ gần hơn
với đề tài luận văn có thể kể đến như: “Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch
ở khu vực phía tây Hà Nội trong tiến trình hội nhập” (Phùng Thị Hằng,
2008). Trong đó, luận văn của tác giả Phùng Thị Hằng nghiên cứu chuyên
sâu về khoa học địa lý với các phương pháp nghiên cứu thế mạnh như
phương pháp bản đồ, phương pháp thang điểm tổng hợp, đề tài khoanh vùng
nghiên cứu xây dựng tuyến điểm du lịch của tỉnh Hà Tây cũ. Bên cạnh đó có

12
thể kể đến đề tài Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Du lịch học: “Hoạt động du
lịch của thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính” (Nguyễn
Hoàng Anh, 2009). Trong Khóa luận này, tác giả đã tìm hiểu về những tác
động của việc mở rộng địa giới hành chính đối với hoạt động du lịch của thủ
đô Hà Nội.
Bên cạnh đó có các đề tài cấp Nhà nước về vấn đề này như: “Kế hoạch
chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam” (Tổ chức du lịch thế giới WTO 1992),
“Đánh giá tài nguyên ven biển Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch”
(Chương trình biển KT03, đề tài KT – 03 -18 1993), “Quy hoạch tổng thể

phát triển vùng du lịch Bắc Bộ” (2001), “Quy hoạch phát triển du lịch Việt
Nam giai đoạn 1995 – 2010” (1995). Có thể kể đến ở đây đề tài khoa học
cấp bộ của PGS. TS Phạm Trung Lương và nhóm nghiên cứu thuộc Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch: “Cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du
lịch”. Đây là một đề tài nghiên cứu đạt được nhiều thành công, có tính ứng
dụng cao, là cơ sở quan trọng cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng về xây
dựng các tuyến điểm du lịch.
Các địa phương đã và đang tiến hành triển khai xây dựng nhiều đề tài quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp tỉnh / thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Hải Phòng. Đà Nẵng. Khánh Hoà … với sự tham gia thực hiện của các nhà
khoa học địa lý, du lịch trong và ngoài nước. Trong đó, việc xây dựng các
tuyển điểm du lịch được xác định là một trong những nội dung quan trọng.
“Xây dựng một số tuyến điểm du lịch của thành phố Hà Nội sau khi
mở rộng địa giới” là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề
này trên phạm vi lãnh thổ Hà Nội sau khi mở rộng địa giới. Kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ đóng góp tích cực cho việc nghiên cứu xây dựng các tuyến
điểm du lịch cấp địa phương nói chung và Hà Nội sau khi mở rộng địa giới
nói riêng.



13
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm hệ thống
Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu, theo
đó, khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó cần đặt nó trong mối tương
quan với các vấn đề, yếu tố trong hệ thống. Các hệ thống lãnh thổ du lịch
thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân
hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và với môi trường

xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa
hệ thống lãnh thổ du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu
về việc xây dựng các tuyến điểm du lịch của Hà Nội phải đặt chúng trong hệ
thống vùng du lịch Bắc Bộ cũng như hệ thống du lịch của cả nước.
Quan điểm lãnh thổ tổng hợp và chuyên môn hóa
Các đối tượng nghiên cứu cần phải được đặt trong một lãnh thổ cụ thể để
phân tích được những mối liên quan về các mặt tự nhiên, kinh tế, văn hoá,
xã hội… Mỗi tuyến điểm du lịch bao gồm nhiều thành phần, các điểm du
lịch được gắn kết với nhau bởi các tuyến du lịch, trải dài trên những hệ
thống lãnh thổ nhất định. Khi xây dựng và khai thác các tuyến điểm du lịch
để đạt hiệu quả cao, cần đặt chúng trong mối quan hệ giữa các yếu tố trong
cùng lãnh thổ cũng như mối quan hệ với các lãnh thổ khác; đồng thời cũng
cần tìm ra sự khác biệt để tạo nên những nét đặc sắc, độc đáo, riêng có của
các tuyến điểm du lịch để tạo tính cạnh tranh cũng như thu hút du khách.
Quan điểm viễn cảnh lịch sử
Theo quan điểm này, cần tiến hành tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, quá
trình khai thác cũng như kết quả của việc khai thác các tuyến điểm du lịch
của thành phố Hà Nội để có thể kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt
được. Bên cạnh đó cũng cần chỉ ra được những hạn chế, rút kinh nghiệm để

14
có thể xây dựng những tuyến điểm du lịch và xác định phương hướng khai
thác hợp lý, mang lại hiệu quả tốt đa.
Quan điểm phát triển bền vững
Ngày nay, phát triển du lịch bền vững đã trở thành một trong những mục
tiêu phát triển du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Việc xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại
nhưng cũng không được để lại những ảnh hưởng xấu mà thế hệ tương lai
phải gánh chịu. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu xây dựng cũng như khi
đưa vào thực tế khai thác cần phải có sự tính toán, quy hoạch phát triển phù

hợp, đảm bảo các mục tiêu và nguyên tắc phát triển bền vững.
Quan điểm kế thừa
Khi tiến hành nghiên cứu, để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc,
cần phải biết kế thừa các công trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và các
tài liệu có liên quan đến việc xây dựng tuyến điểm du lịch của các nhà
nghiên cứu trước.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Nghiên cứu, xử lý các tài liệu trong phòng dựa trên các nguồn tư liệu,
số liệu khác nhau thu thập được từ những nguồn đáng tin cậy. Với phương
pháp này, các tài liệu về tuyến điểm du lịch, về hoạt động du lịch … sẽ được
phân tích, chọn lọc, xử lý nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tổng quan
tài liệu thu thập được cho phép các nhà nghiên cứu kế thừa các nghiên cứu
trước đó, sử dụng các thông tin đã qua kiểm chứng, cập nhật những vấn đề
liên quan trong và ngoài nước. Ngoài nguồn thông tin từ sách báo, tạp chí,
các công trình khoa học được lưu trữ trong hệ thống thư việc, một trong
những nguồn tư liệu to lớn và dễ dàng tiếp cận hiện nay xuất phát từ mạng
lưới thông tin toàn cầu internet với các công cụ tìm kiếm ưu việt.

15
Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
- Bên cạnh việc phân tích tài liệu lưu trữ sẵn có, các nhà nghiên cứu sử
dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực địa để có được những thông tin
thực tế, cập nhật có điều kiện để so sánh, đối chiếu với thông tin thu thập
trong phòng. Việc điều tra thực địa giúp các nhà nghiên cứu tránh được
quyết định chủ quan, vội vàng, phiến diện, thiếu cơ sở thực tế.
- Các hoạt động chính: quan sát, chụp ảnh, quay phim, ghi chép, gặp
gỡ, trao đổi với chính quyền sở tại, người dân địa phương, tham gia các buổi
thuyết trình, hội nghị, hội thảo tại các điểm du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp thang điểm tổng hợp

- Phương pháp này cho phép cụ thể hoá việc đánh giá các tuyến điểm
du lịch qua những thang điểm nhất định. Thang điểm được xây dựng bằng
cách cho điểm mỗi bậc chỉ tiêu, sau đó tùy theo ý nghĩa của từng chỉ tiêu mà
xác định hệ số. Điểm số cuối cùng là tổng số điểm những chỉ tiêu thành
phần, qua đó chúng ta có được sự đánh giá tổng hợp tất cả các yếu tố, đặc
điểm của đối tượng.
- Ưu điểm của phương pháp này là khắc phục được tính chủ quan trong
đánh giá định tính song cần chú ý các chỉ tiêu phải phản ánh đúng thực tế
khách quan.
Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp được ứng dụng tương đối rộng rãi trong các ngành
khoa học. Nội dung chủ yếu của phương pháp bao gồm :
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của việc xin ý kiến chuyên gia
- Lựa chọn phương pháp thu nhận và xử lý thông tin
- Lựa chọn nhóm chuyên gia và hình thành nội dung điều tra (xin ý kiến)
- Trưng cầu ý kiến chuyên gia
- Xử lý và phân tích kết quả lấy ý kiến chuyên gia

16
Trong đề tài luận văn này, tác giả đã thảm khảo ý kiến của một số
chuyên gia đầu ngành như: PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, TS Lê Văn Minh - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch… để
làm rõ và luận giải một số vấn đề, tiêu biểu như hệ thống đánh giá cho điểm
các tuyến, điểm du lịch cũng như kết quả đánh giá, xây dựng các tuyến,
điểm du lịch của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới. Đồng thời, tác
giả cũng đã phỏng vấn một số điều hành, hướng dẫn viên của một số công ty
du lịch trên địa bàn Hà Nội, những người trực tiếp xây dựng và thực hiện các
chương trình du lịch Hà Nội cho công ty nhằm đưa ra được những đánh giá,
nhận xét và có thể xây dựng các điểm, tuyến du lịch bám sát thực tiễn hơn.
Phương pháp dự báo

Đề tài nghiên cứu việc xây dựng các tuyến điểm du lịch của Hà Nội
nhằm phục vụ khai thác du lịch trước mắt và lâu dài. Vì vậy không chỉ tập
trung vào những tuyến điểm sẵn có mà cần có những dự báo về khả năng
khai thác, phát triển các tuyến điểm du lịch trong tương lai dựa trên dự báo
về nguồn khách, cơ cấu khách, thị trường khai thác khách cũng như khả
năng đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch và dựa trên sự tăng trưởng
chung của ngành du lịch.
7. Những đóng góp mới của luận văn
- Tổng quan có chọn lọc các nghiên cứu trong và ngoài nước các vấn đề
lý luận, phương pháp luận, hệ thống chỉ tiêu cho việc xây dựng các tuyến
điểm du lịch và vận dụng chúng vào điều kiện cụ thể của thành phố Hà Nội
sau khi mở rộng địa giới.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng, thực trạng khai thác một số
tuyến điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới,
từ đó đưa ra nhận xét về điểm mạnh, những hạn chế và khả năng khai thác
của chúng.

17
- Xây dựng một số tuyến điểm du lịch của thành phố Hà Nội sau khi
mở rộng địa giới dựa trên tổ hợp chỉ tiêu bằng phương pháp thang điểm tổng
hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác các tuyến điểm đó.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY
DỰNG CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỘT SỐ TUYẾN ĐIỂM DU
LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI















18
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC
XÂY DỰNG CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tuyến điểm du lịch trong cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch
1.1.1.1. Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch
Muốn tổ chức và quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội,
nhà quản lý luôn phải đặc biệt lưu tâm đến khía cạnh không gian (lãnh thổ)
của các hoạt động đó.
Trong việc nghiên cứu địa lý du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và
quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu không xét khía cạnh không gian (lãnh
thổ) của nó.
Nói một cách đơn giản thì tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một
hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ

du lịch liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch
(kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất. Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã
hội, tổ chức lãnh thổ du lịch mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển
của xã hội, trước hết của sức sản xuất xã hội, đã dần dần xuất hiện các hình
thức tổ chức lãnh thổ du lịch. [42]
Tổ chức lãnh thổ du lịch có hệ thống phân vị bao gồm điểm du lịch,
trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch. Trong
đó, điểm du lịch là cấp thấp nhất của hệ thống lãnh thổ du lịch.
Về cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống gồm nhiều
thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và
nhân tố du lịch trong sự thống nhất của chúng là một hệ thống mở phức tạp,
gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong gồm các
nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại lẫn nhau. Cấu trúc bên ngoài gồm

19
các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và với hệ thống khác (tự nhiên, kinh
tế - xã hội)
1.1.1.2. Vị trí của điểm, tuyến du lịch trong hệ thống lãnh thổ du lịch
 Điểm du lịch
Trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch là cấp thấp nhất.
Điểm du lịch có quy mô nhỏ. Khi thể hiện trên bản đồ vùng du lịch, điểm du
lịch là những điểm riêng biệt. Song, dù quy mô nhỏ, trên thực tế điểm du
lịch cũng chiếm một diện tích nhất định, quy mô khác nhau. Dựa theo quy
mô, điểm du lịch được chia ra thành: Điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch
địa phương.
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [14]. Điểm du
lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá – lịch sử
hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch
hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân

thành 2 loại: Điểm tài nguyên và điểm chức năng. Thời gian lưu trú của
khách tương đối ngắn (không quá 1-2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du
lịch, trừ một vài trường hợp ngoại kệ (điểm du lịch với chức năng chữa
bệnh, nhà nghỉ của cơ quan…)
Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch.
 Tuyến du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các
khu du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” [14]
Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi
nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối
tượng du lịch với nhau trên lãnh thổ. Về mặt lãnh thổ, trong từng trường hợp

20
cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung
tâm) hoặc là tuyến liên vùng ( giữa các vùng) .
Với sự đa dạng về chức năng của các điểm du lịch, các tuyến du lịch
được khai thác cũng rất phong phú: Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, …
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng tuyến điểm du lịch
1.1.2.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du
lịch cũng như xây dựng các tuyến điểm du lịch. Vị trí địa lý bao gồm: Vị trí
địa lý về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn và toạ độ địa lý), vị trí
về kinh tế xã hội và chính trị.
Những nghiên cứu của các nhà kinh tế học như Alfred Weber, August
Losch, Edgar Hoover, Walter Isard đã chỉ ra tầm quan trọng của địa điểm
trong phát triển kinh tế. Đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định
của điều kiện vị trí là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và
khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn.

1.1.2.2. Tài nguyên du lịch
Theo Điều 4, Luật Du lịch của Việt Nam thì “Tài nguyên du lịch là
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao
động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” [14]
TNDL gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn đang được khai thác
và chưa được khai thác.
TNDL có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá
nhân.


21
Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậ
u,
thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đang được khai thác hoặc

thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
 Địa hình
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạ
o nên
phong c
ảnh và sự đa dạng của phong cảnh. Đối với du lịch, các dấu hiệ
u bên
ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫ
n du
khách.
Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằ
ng,

chúng được phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình.
+ Địa hình đồng bằng (độ cao dưới 10m) tương đối đơn điệu về mặ
t
ngoại hình, ít gây cảm hứng cho khách tham quan du lịch.
+ Địa hình vùng đồi (độ cao 10 -100m) thường tạo ra mộ
t không gian
thoáng đãng, bao la… tác động mạnh đến tâm lý của khách ưa thích d
ã
ngoại, rất thích hợp với loại hình du lịch cắm trại, tham quan…
+ Địa hình miền núi (độ cao trên 100m) thường có nhiều ưu th
ế đối
với hoạt động du lịch vì có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, v
ừa thể hiện
vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, v
ừa có khí hậu mát mẻ, không
khí trong lành. Ở miền núi với sự kết hợp của địa hình, khí hậu, nguồn nư
ớc,
tài nguyên thực – động vật và bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân t
ộc ít
người đã tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có thể phát triển đư
ợc nhiều
loại hình du lịch khác nhau và có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Ngoài các dạng địa hình trên, địa hình Karst và địa hình ven b
ờ có ý
nghĩa rất lớn cho tổ chức du lịch.
+ Địa hình Karst là kiểu địa hình được thành tạo do s
ự kiến tạo của vỏ

22
trái đất (đứt gãy, tạo sơn, sụt lún) kết hợp với các quá trình ngo

ại lực chủ yếu
là sự lưu thông của nước trong các loại đá dễ bị hoà tan. Hang động Karst l
à
một kiểu Karst được quan tâm đối với du lịch vì cảnh quan thiên nhiên c
ủa
các hang đ
ộng Karst rất hấp dẫn khách du lịch. Nhiều hang động có vẻ đẹp
lộng lẫy, tráng lệ và r
ất kỳ ảo do tạo hoá sinh ra. Nhiều hang động chứa đựng
những di tích khảo cổ học, di tích lịch sử văn hoá. Không ít hang động đ
ã
được con người xây dựng thêm các công trình kiến trúc như chùa chi
ền để
thờ tự tạo nên một thế giới tâm linh đầy bí ẩn… Như v
ậy, có thể nói hang
động Karst là một loại tài nguyên du lịch – một loại hàng hoá đ
ặc biệt có thể
sinh lợi cao.
+ Kiểu địa hình ven bờ, các kho chứa nước lớn (đại dương, bi
ển,
hồ…) có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Trên ph
ạm vi thế giới, số khách
đi du lịch biển thường chiếm số đông.
 Khí hậu
Khí hậu cũng được coi là một dạng tài nguyên du l
ịch. Trong các chỉ
tiêu về khí hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và đ
ộ ẩm không khí.
Ngoài ra còn ph
ải tính đến các yếu tố khác như gió, áp su

ất khí quyển, ánh
nắng mặt trời, các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Đi
ều kiện khí hậu có ảnh
hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch.

Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa v
ụ trong du
lịch. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du l
ịch khác nhau do ảnh
hưởng của các yếu tố khí hậu. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiệ
n khí
hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.
+ Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du l
ịch chữa
bệnh ở suối khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè).
+ Mùa đông là mùa du lịch trên núi, du lịch thể thao mùa đông…
+ Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì nó có th
ể phát triển nhiều

23
loại hình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và khu v
ực
đồng bằng – đồi; khả năng du lịch ngoài trời rất phong phú và đa dạng.
 Nguồn nước
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm.
+ Đối với du lịch thì nước mặt có ý nghĩa quan trọng. Nó bao gồ
m
nước đại dương, biển, sông, hồ (tự nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nướ
c…
nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cá nhân, theo đ


tuổi và nhu cầu quốc gia. Tài nguyên nước mặt không chỉ có tác dụng hồ
i
ph
ục trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến thành phần khác của môi trườ
ng
sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ. Hiện nay, trên thế giới đã xuấ
t
hiện ngày càng nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển, ven hồ,…
thu hút
một lượng lớn du khách.
+ Nước ngầm nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch, tuy nhiên cầ
n
ph
ải nói tới tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị
du
lịch an dưỡng và chữa bệnh.
 Sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài th
ực vật, động vật sống
trên lục địa và dưới nuớc vốn có sẵn trong tự nhiên và do con ngư
ời thuần
dưỡng, chăm sóc, lai tạo. Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng v
ới các loại
tài nguyên khác tạo nên phong c
ảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi
trường như: bảo tồn các nguồn gen, che phủ cho mặt đất, hạn chế hiện tư
ợng
xói mòn … Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cho vi
ệc phát triển nhiều loại

hình du lịch như: du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái …
Tất nhiên không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tư
ợng tham
du lịch. Để phục vụ các mục đích du lịch khác nhau, người ta đưa ra các ch

tiêu sau đây:

24
- Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch: [38]
+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.
+ Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đ
ối với
thế giới và trong nước.
+ Có một số động vật (chim, thú, bò sát, côn trùng, cá…) p
hong phú
và điển hình cho vùng.
+ Có những loài có thể khai thác làm đặc sản ph
ục vụ nhu cầu của
khách du lịch.
+ Thực động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài ph
ổ biến có
thể quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe được tiếng hót, tiếng k
êu
và chụp ảnh.
+ Đường giao thông đi lại thuận tiện.
- Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao:
+ Quy định loài được săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hư
ởng đến
số lượng quỹ gen.
+ Loài động vật nhanh nhẹn.

+ Ngoài ra khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đ
ối rộng, có
địa hình tương đối dễ vận động, xa dân cư, đảm bảo tầm bay của đạn và s

an toàn tuyệt đối cho khách. Cấm dùng súng quân sự, mìn ch
ất nổ nguy
hiểm.
- Chỉ tiêu đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:
+ Nơi có động thực vật phong phú và đa dạng.
+ Nơi có tồn tại loài quý hiếm.
+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh.

25
+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý…
Tài nguyên du lịch nhân văn
TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con ngườ
i
sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn vớ
i
du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hộ
i, kinh
tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn.
TNDL nhân văn
được phân thành 2 loại chính là TNDL nhân văn vật thể
và TNDL nhân văn
phi v
ật thể.
Trong mỗi loại tài nguyên, căn cứ vào nguồn gốc hình thành , n
uôi
dưỡng, đặc tính của tài nguyên, cấp bậc xếp hạng của các loạ

i tài nguyên, các
nhà nghiên cứu phân ra thành nhiều dạng: [23]
TNDL nhân văn vật thể gồm:
+ Di sản văn hoá thế giới vật thể
+ Các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phương
+ Các cổ vật và bảo vật quốc gia
+ Các công trình đương đại
TNDL nhân văn phi vật thể gồm:
+ Di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể
+ Các lễ hội truyền thống
+ Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền
+ Văn hoá nghệ thuật
+ Văn hoá ẩm thực
+ Văn hoá ứng xử, phong tục, tập quán
+ Thơ ca và văn học

×