Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 145 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÊ NGỌC TUẤN





QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH Ở
VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP


Chuyên ngành: Du lịch




LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH TUẤN








HÀ NỘI, 2009

i
MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục……………………………………………………………
i
Danh mục chữ viết tắt……………………………………………….
vii
Danh mục các bảng………………………………………………….
viii
Danh mục các biểu đồ……………………………………………….
ix

MỞ ĐẦU……………………………………………………………


1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG LĨNH VỰC LƢU TRÚ DU LỊCH TRƢỚC XU THẾ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ



10
1.1. Khái niệm cơ bản và phân loại cơ sở lưu trú du lịch
10
1.1.1. Lịch sử về nhu cầu về lưu trú
10
1.1.1.1. Giai đoạn chế độ nô lệ
10
1.1.1.2. Giai đoạn chế độ phong kiến
11
1.1.1.3. Giai đoạn cận đại
11
1.1.1.4. Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và giai đoạn
hiện nay

12
1.1.2. Khái niệm cơ bản về lưu trú, cơ sở lưu trú du lịch và hội nhập
12
1.1.2.1. Khái niệm lưu trú
12
1.1.2.2. Khái niệm và phân loại cơ sở lưu trú du lịch
13

1.1.3. Khái niệm về hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu
hóa

17

ii
1.1.3.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
17
1.1.3.2. Toàn cầu hóa
18
1.2. Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch
19
1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước
19
1.2.2. Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch
22
1.2.2.1. Quy trình quản lý nhà nước về lưu trú du lịch
22
1.2.2.2. Chủ thể và khách thể trong quản lý nhà nước về lưu trú du
lịch

25
1.2.2.3. Hình thức quản lý hành chính trong lĩnh vực lưu trú du lịch
25
1.2.2.4. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước về lưu trú du
lịch

26
1.2.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về lưu trú du lịch ở Việt
Nam


26
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch của một
số nước trong khu vực

28
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
28
1.3.1.1. Văn phòng phát triển du lịch (Office of Tourism
Development)……………………………………………………….

29
1.3.1.2. Cơ quan du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand)
30
1.3.1.3. Quản lý cơ sở lưu trú du lịch ở Thái Lan
31
1.3.2. Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a
33
1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ Du lịch Malayxia
33
1.3.2.2. Nhiệm vụ của Bộ Du lịch Malayxia
34
1.3.2.3. Hiến chương khách hàng của Du lịch Malayxia
34
1.3.2.4. Chức năng của Vụ cấp phép - Bộ Du lịch
35
1.3.2.5. Đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch
36
1.3.2.6. Đăng ký tên cơ sở lưu trú du lịch
37


iii
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về lưu
trú du lịch ở Việt Nam

38
TÓM TẮT CHƢƠNG 1

40
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CƠ SỞ
LƢU TRÚ DU LỊCH Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP


42
2.1. Khái quát thực trạng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam
42
2.1.1. Khái quát về tình hình phát triển du lịch của Việt Nam
42
2.1.2. Thực trạng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam
49
2.1.2.1. Đánh giá theo loại hình cơ sở lưu trú du lịch
51
2.1.2.2. Đánh giá theo hình thức sở hữu
53
2.1.2.3. Đánh giá theo vốn đầu tư ban đầu
55
2.1.2.4. Đánh giá theo vị trí địa lý
56
2.1.2.5. Đánh giá theo quy mô

58
2.1.2.6. Số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch
59
2.1.2.7. Đánh giá thực trạng đội ngũ lao động thuộc hệ thống cơ sở
lưu trú du lịch

61
2.1.2.8. Thực trạng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh
an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội

65
2.1.2.9. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch
66
2.2. Thực trạng hội nhập khu vực và quốc tế của hệ thống cơ sở lưu
trú du lịch Việt Nam

70
2.2.1. Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS) và các
cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới

70
2.2.2. Thực trạng hội nhập của hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch

73

iv
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở lưu trú du
lịch


78
2.3.1. Quản lý nhà nước về lưu trú du lịch giai đoạn trước tháng 9
năm 2007

78
2.3.2. Quản lý nhà nước về lưu trú du lịch giai đoạn sau tháng 9
năm 2007

81
2.3.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch
trong bối cảnh hội nhập

83
2.3.4. Cơ hội và thách thức của của quản lý nhà nước về cơ sở lưu
trú du lịch trong xu thế hội nhập

90
TÓM TẮT CHƢƠNG 2

94
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CƠ SỞ LƢU
TRÚ DU LỊCH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP


95
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển cơ sở lưu trú du lịch ở Việt
Nam

95

3.1.1. Xu hướng phát triển các cơ sở lưu trú du lịch khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương

95
3.1.1.1. Phát triển các loại khách sạn thương mại cao cấp
95
3.1.1.2. Phát triển tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thương
mại

96
3.1.1.3. Phát triển tổ hợp khách sạn kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức
hội nghị, hội thảo quốc tế

96
3.1.1.4. Phát triển các khu du lịch ở vùng biển với các loại hình cơ
sở lưu trú đa dạng

96
3.1.1.5. Phát triển loại hình du lịch sinh thái với các cơ sở lưu trú đa


v
dạng và gần gũi với thiên nhiên
97
3.1.1.6. Các thương hiệu khách sạn nổi tiếng sẽ trở thành những
nhà quản lý thuê, nhà đầu tư chuyên nghiệp

97
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu cải cách công tác quản lý nhà nước
trong xu thế hội nhập


98
3.1.2.1. Giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam

99
3.1.2.2. Mục tiêu cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước……
100
3.1.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong
xu thế hội nhập

102
3.1.3.1. Mục tiêu tổng quát
102
3.1.3.2. Một số mục tiêu cụ thể của Ngành Du lịch Việt Nam đến
2010

103
3.1.4. Xu hướng phát triển các loại cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam
103
3.1.4.1. Cơ sở lưu trú du lịch là một tổ hợp đáp ứng đầy đủ nhất
nhu cầu đa dạng của con người

104
3.1.4.2. Các cơ sở lưu trú du lịch hạng cao sao, cao cấp sẽ phát triển
mạnh

104
3.1.4.3. Xu hướng nâng cao tỷ lệ sử dụng sản phẩm “sinh thái”,
phát triển khách sạn “xanh” phục vụ khách


105
3.1.4.4. Xu hướng thuê tập đoàn quản lý, thuê thương hiệu và phát
triển khách sạn theo chuỗi

106
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam

106
3.2.1. Một số giải pháp
106
3.2.2. Một số kiến nghị
112
3.2.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
112

vi
3.2.2.2. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
114
3.2.2.3. Kiến nghị đối với một số Bộ, Ngành và Ủy ban Nhân dân
các cấp

115
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
116
KẾT LUẬN
117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
121

PHỤ LỤC






















vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


WTO:
Tổ chức Thương mại Thế giới
GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội
ASEAN:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
UNWTO:
Tổ chức Du lịch Thế giới
CSLTDL:
Cơ sở lưu trú du lịch
TCVN:
Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam
SEA Games:
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
ASEM:
Hội nghị Hợp tác Á Âu
APEC:
Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình
Dương
UBND:
Ủy ban Nhân dân























viii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Khách sạn được xếp hạng tính đến tháng 3/2008
45
Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú du lịch phân theo loại hình
52
Bảng 2.3: Phân bố cơ sở lưu trú du lịch theo các khu vực
56
Bảng 2.4: Phân bố cơ sở lưu trú du lịch tại một số trung tâm du
lịch lớn

57
Bảng 2.5: Tỷ lệ cơ sở lưu trú du lịch tính theo quy mô
59
Bảng 2.6: Công suất buồng bình quân của các cơ sở lưu trú du lịch
theo hạng sao

67

Bảng 2.7: Những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ du
lịch


72


























ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990
- 2007


44
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng khách du lịch nội địa từ năm 1990 – 2007

46
Biểu đồ 2.3: Số lượng và tốc độ tăng trưởng của CSLTDL ở Việt
Nam giai đoạn từ năm 1990 – 2007


50
Biểu đồ 2.3: Phân bố cơ cấu cơ sở lưu trú du lịch theo hình thức sở
hữu


54




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách, phát huy nguồn lực của đất
nước và thu hút, sử dụng có hiệu quả các thế mạnh bên ngoài. Từ thời điểm
này, nền kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập vào sân chơi lớn nhất của thế
giới, “sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn
nhau thông qua các thể chế, sự kiện kinh tế quốc tế. Cũng như các ngành kinh
tế khác, du lịch không tránh khỏi sự tác động, ràng buộc tất yếu trên” [20].
Điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về lưu trú du lịch cơ hội, vận
hội và trách nhiệm mới.

Theo ông Iswaran, Quốc vụ khanh đặc trách công nghiệp và thương mại
Singapore, trong bài phát biểu với báo chí
1
tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam,
tháng 5/2007, thì thách thức mới cho các nền kinh tế thế giới và châu Á hiện
nay, trong đó có Việt Nam, là cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.
Châu Âu và Mỹ, hiện đóng góp đến 40% GDP của thế giới, đang nỗ lực điều
chỉnh chính sách kinh tế để cạnh tranh với châu Á nhằm đảm bảo việc làm và
thu nhập cho người dân của đất nước họ. Trung Đông, với tổng GDP hàng
năm khoảng 1.000 tỉ USD [42] là một vùng đất đầy tiềm năng và cơ hội, cũng
đang tham gia tích cực hơn vào đấu trường kinh tế toàn cầu.

Ở châu Á, những quan tâm truyền thống về an ninh, chạy đua vũ trang
không dịu đi nhưng cũng không căng thẳng hơn, song sự ổn định là mối quan
tâm của hầu hết các quốc gia trong khu vực. Thêm vào đó, các mối nguy cơ
mới như khủng bố, tranh chấp, dịch bệnh đang trở thành các yếu tố gây bất ổn

1
“Hội nhập sâu hơn” - Thời báo kinh tế Sài Gòn - Số Tuần thứ 2 - Tháng 5/2007




2
toàn khu vực. Để vượt qua những thách thức đó, các nước đang phát triển
châu Á và Việt Nam chúng ta không có con đường nào khác hơn là nỗ lực,
hợp tác để cùng làm cho chiếc bánh trên thị trường chung lớn dần lên, đóng
góp vào sự ổn định và phát triển của khu vực ASEAN và châu Á.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, du lịch là ngành dịch vụ lớn
nhất thế giới, chiếm tới 40% giá trị thương mại toàn cầu. Du lịch còn là ngành
sử dụng khoảng 1/10 lao động trên toàn thế giới, đặc biệt là ngành kinh tế có
khả năng tạo việc làm cho vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn. Trong bức
thông điệp nhân Ngày Du lịch thế giới, ngày 27 tháng 9 năm 2006, Tổng Thư
ký Tổ chức Du lịch Thế giới đã khẳng định: “Du lịch - Công cụ quan trọng
nâng cao chất lượng cuộc sống” [50]
2
. Thực vậy, ngành du lịch trên thế giới
là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tốc độ tăng
trưởng nguồn khách đạt khoảng 3,8%/ năm và doanh thu ngoại tệ tăng khoảng
14,6%/năm.

Cũng theo dự báo của UNWTO [50], năm 2010, lượng khách du lịch
quốc tế trên toàn thế giới ước lên tới 1.046 triệu lượt khách, thu nhập từ du
lịch dự kiến đạt 900 tỷ USD và ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu
việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đối với
Việt Nam, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, du lịch đã được
xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội. Văn kiện Đại hội X của Đảng cũng xác định, du lịch là ngành kinh tế
dịch vụ quan trọng, góp phần tăng trưởng GDP quốc gia và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế - xã hội.

Từ năm 1990 đến nay, du lịch đã phát triển vượt bậc, liên tục tăng
trưởng ở mức hai con số, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai

2
Chủ đề Ngày du lịch thế giới năm 2006 – Nguồn:



3
đoạn 2001 - 2010 [25] đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 11-11,5%/năm. Năm 2010
khách quốc tế vào Việt Nam du lịch ước từ 5,5 đến 6 triệu lượt, khách nội địa
đạt từ 25 đến 26 triệu lượt, số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch phát
triển đáp ứng nhu cầu lưu trú đa dạng của các đối tượng khách. Thu nhập du
lịch, năm 2010, ước đạt tới 4 đến 4,5 tỷ USD, trong đó doanh thu thuộc lĩnh
vực kinh doanh lưu trú luôn chiếm 70 - 75%, đóng góp của ngành du lịch sẽ
chiếm 6,5% GDP của cả nước.

Cùng với tốc độ phát triển chung của Ngành Du lịch, các loại cơ sở lưu
trú du lịch đã và đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản
đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Hệ thống CSLTDL và các dịch vụ bổ
sung trong cơ sở lưu trú du lịch đang ngày càng góp phần tích cực tạo nên sức
hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, trước thực trạng
phát triển quá nhanh và đa dạng, cầu lưu trú du lịch hiện luôn vượt quá cung
như hiện nay, giá buồng lưu trú du lịch ở Việt Nam cao so với khu vực và
thậm chí cả một số nơi trên thế giới, nhiều nhà đầu tư không thể hoặc khó có
thể có được địa điểm để đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch mới xứng tầm,
cạnh tranh không lành mạnh vẫn xảy ra, và để cơ sở lưu trú du lịch thực sự

phát triển ổn định, bền vững trong giai đoạn phát triển mạnh cả về lượng và
chất, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hợp tác và tích cực, chủ động hội
nhập với khu vực và thế giới, đáp ứng các yêu cầu về phát triển bên trong,
công tác quản lý nhà nước cần phải chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay đối với các nhà quản lý và những
nhà khoa học là cải thiện như thế nào, cách thức ra sao vẫn còn là vấn đề thời
sự cần phải được nghiên cứu đầy đủ và thấu đáo.
Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài cho Luận văn Thạc sỹ
du lịch học là "Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu
thế hội nhập quốc tế" để tiến hành nghiên cứu.



4
2. Lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong xu hướng hội nhập đã và
đang là vấn đề cấp bách của Ngành Du lịch Việt Nam trước đây và trong xu
hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam hiện
nay. Vấn đề đã được một số tổ chức, cá nhân, cơ quan nghiên cứu, các báo,
tạp chí trong và ngoài nước nhiều lần đề cập đến ở các khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mang tính khái quát cho Ngành Du lịch Việt
Nam, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, cơ bản. Một trong những khía
cạnh cần nghiên cứu là cơ sở lưu trú du lịch.
Đề tài nghiên cứu cấp ngành năm 2006 của Tổng cục Du lịch: “Thực
trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn” đã đề cập đến một số nội dung chủ yếu như: (i) xu hướng phát
triển của du lịch trên thế giới; (ii) quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
nhằm phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn trong xu
hướng hội nhập; và (iii) thực trạng Ngành Du lịch Việt Nam, các định hướng,
giải pháp hiện nay của Ngành trong việc thực hiện các mục tiêu của Đảng và

Nhà nước giao để từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Báo cáo “Tăng cường năng lực quản lý và xúc tiến các hoạt động
thương mại dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” thuộc Dự án
VIE/02/009 do nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và
chuyên gia tư vấn Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản thực hiện
năm 2006. Bản báo cáo trên là công trình nghiên cứu công phu, hữu ích đối
với Ngành Du lịch Việt Nam, qua đó một số nội dung đã được nhóm nghiên
cứu làm rõ như: (i) thực trạng, xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt
Nam trong xu hướng hội nhập, (ii) kết quả điều tra, phân tích, đánh giá sản
phẩm du lịch Việt Nam, (iii) phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách



5
thức đối với Ngành Du lịch Việt Nam và (iv) một số khuyến nghị, giải pháp
nhằm phát triển bền vững Ngành du lịch.
Ngân hàng thế giới thực hiện “Bản báo cáo tóm tắt Du lịch Việt Nam”
năm 2002, đây là công trình nghiên cứu, phân tích sâu sắc thực trạng Ngành
Du lịch Việt Nam, phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức), một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát triển du lịch trong xu
hướng hội nhập. Tuy nhiên, bên cạnh phương pháp luận rất hữu ích được báo
cáo nêu lên, các số liệu và một số kiến nghị đưa ra trong Bản báo cáo cho đến
nay đã không còn phù hợp, lạc hậu với thực tế của nền kinh tế Việt Nam nói
chung và Ngành du lịch nói riêng.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, Kỷ yếu hội thảo: “WTO -
những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam” do Tạp chí Du lịch Việt Nam
phối hợp với Ban Quốc tế - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức.
Đây là tập hợp các công trình, tham luận của các nhà nghiên cứu, cán bộ đang
công tác trong và ngoài Ngành Du lịch Việt Nam bàn về thực trạng, giải pháp
đột phá để đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn hậu

WTO của Việt Nam, công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong
Ngành Du lịch.
Ngoài ra, còn một số luận văn, bài viết liên quan đến quản lý nhà nước
về du lịch. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch
thì chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Như vậy, đề tài này cần thiết được
triển khai để giải quyết các vấn đề liên quan cả về mặt lý luận và thực tiễn.

3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
Mục tiêu của Luận văn tập trung vào những nội dung sau:
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về công tác quản lý nhà nước, quản lý
nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam. Xác định xu hướng phát triển của cơ sở lưu trú du lịch trong khu



6
vực và trên thế giới, kinh nghiệm quản lý nhà nước chuyên ngành lưu trú du
lịch của một số nước trong khu vực.
- Phân tích thực trạng cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, công tác quản lý
nhà nước của Ngành Du lịch đối với lĩnh vực lưu trú du lịch trong bối cảnh
hội nhập.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà
nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch ở Việt Nam.

4. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du
lịch trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

b. Giới hạn nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian và nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên

cứu về thực trạng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và công tác quản lý nhà nước
về lĩnh vực lưu trú du lịch trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam.
- Phạm vi về thời gian: Do tính chất phát triển mạnh mẽ, nhạy cảm của
ngành lưu trú du lịch và sự biến động không ngừng của kinh tế thế giới, kinh
tế khu vực và ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu, tham khảo và đánh giá các số
liệu, tài liệu đã công bố chủ yếu từ năm 2002 đến năm 2007, kết quả nghiên
cứu có thể áp dụng cho 5 năm sau.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn dựa trên quan điểm của Đảng
và Nhà nước Việt Nam về công tác quản lý nhà nước, quan điểm và chính
sách cải cách hành chính, đổi mới kinh tế, phát triển du lịch, chiến lược phát
triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Ngành Du lịch trong quá trình mở cửa



7
và hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể
sau:

- Nghiên cứu tài liệu
Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đến lý
luận về khoa học quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về lưu trú du lịch,
ngành khách sạn và lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, việc
nghiên cứu tài liệu góp phần thu thập kết quả nghiên cứu đã công bố, liệt kê
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề của Luận
văn, làm nổi bật nội dung nghiên cứu, tạo cơ sở tin cậy về lý luận và thực tiễn
để áp dụng giải quyết các nội dung của Luận văn.


- Phương pháp thống kê
Kết quả thu thập thông tin từ các tài liệu, số liệu thống kê đã công bố
giúp Luận văn chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết đặt ra trong đề tài hoặc
thực tiễn, xử lý thông tin giúp nghiên cứu hoạch định một số phương hướng,
kiến nghị và giải pháp giải quyết vấn đề về nâng cao năng lực quản lý nhà
nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch trước xu hướng hội nhập.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Mục đích của phương pháp này nhằm bổ túc tài liệu đã nghiên cứu, phát
hiện những thiếu sót của việc thống kê và xử lý thông tin, phân tích các vấn
đề cần thiết phục vụ Luận văn, sắp xếp, bổ sung và tổng hợp thành nội dung
nghiên cứu hoàn chỉnh.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi đối với người đối thoại để thu thập thông
tin. Trong Luận văn này, do tính đặc thù của chuyên môn thuộc lĩnh vực quản
lý nhà nước chuyên ngành của một số nước trong khu vực cũng như những
vấn đề cấp bách hiện nay của Ngành Du lịch Việt Nam và hệ thống cơ sở lưu



8
trú du lịch chưa được công bố, thông qua phỏng vấn Bà Đỗ Thị Hồng Xoan,
Vụ trưởng Vụ Khách sạn - Tổng cục Du lịch, tiếp xúc trực tiếp với cán bộ
Tổng cục Du lịch Thái Lan, Bộ Du lịch Malaysia, Luận văn đã được các
chuyên gia trên cung cấp thông tin chuyên môn, gợi ý phương án giải quyết
vấn đề rất thực tiễn. Đây là một trong những phương pháp hữu ích giúp Luận
văn cập nhật thực tế hiện nay của Ngành Du lịch, lưu trú du lịch ở khu vực và
Việt Nam.


6. Kết quả nghiên cứu
Hệ thống lý luận cơ bản về cơ sở lưu trú du lịch, thực trạng hội nhập,
quản lý nhà nước về lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập và
một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước góp phần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch cả về lượng và chất.


7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được cấu trúc
thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du
lịch trước xu thế hội nhập quốc tế.
Chương này tập trung nêu các vấn đề về khoa học quản lý, quản lý nhà
nước; lý luận về lưu trú du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm về
quản lý cơ sở lưu trú du lịch của một số quốc gia trong khu vực và bài học
thực tiễn đối với Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch và công tác quản lý nhà
nước về lưu trú du lịch ở Việt Nam.
Chương 2 chủ yếu phân tích thực trạng phát triển của cơ sở lưu trú du
lịch và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch ở Việt Nam



9
trong xu hướng hội nhập; phân tích cơ hội, thách thức và những hạn chế của
quản lý nhà nước cần phải khắc phục để phát triển hơn nữa số lượng, chất

lượng cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng các mục tiêu của Đảng và Nhà nước về du
lịch trong giai đoạn mới của đất nước.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về cơ sở lưu trú du lịch trong xu hướng hội nhập
Chương này có các nội dung:
- Mục tiêu và định hướng phát triển cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam;
quan điểm và mục tiêu cải cách công tác quản lý nhà nước trong xu thế hội
nhập;
- Phương hướng phát triển du lịch và cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam;
một số giải pháp và kiến nghị với Chính phủ, Ngành Du lịch và các cơ quan
có thẩm quyền để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong xu hướng hội
nhập.
















10

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC
LƢU TRÚ DU LỊCH TRƢỚC XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm cơ bản và phân loại cơ sở lƣu trú du lịch
1.1.1. Lịch sử về nhu cầu về lưu trú
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả cũng như các công trình nghiên cứu
khác nhau viết về lịch sử, xuất xứ và nhu cầu về lưu trú nói chung và lưu trú
du lịch nói riêng. Hầu hết các công trình này đều khẳng định ngành kinh
doanh lưu trú ra đời và chính thức được thừa nhận khi xã hội xuất hiện nền
sản xuất hàng hóa, khi đó sự di chuyển của con người diễn ra mạnh mẽ. Tuy
nhiên, theo Trịnh Xuân Dũng (1999) [43] và Trần Đức Thanh (1999) [34], sự
phát triển của ngành kinh doanh lưu trú du lịch được chia thành 4 giai đoạn
phát triển cơ bản như sau:

1.1.1.1. Giai đoạn chế độ nô lệ
Thời kỳ này đã có nhiều cuộc hành hương, thăm viếng lẫn nhau, đi chữa
bệnh hoặc di chuyển vì các mục đích tôn giáo. Dòng người này thường đi về
các quốc gia hoặc nơi có các thánh địa tôn giáo như Hy Lạp, Ý, Ai Cập,
Palestin, Những điểm họ đến là các khu dân cư dọc đường quốc lộ, chùa,
đền, nhà thờ, suối nước nóng,… Ban đầu, chủ nhà thường phục vụ khách nơi
ở, chỗ nghỉ và thức ăn, khi ra về khách hay biếu lại chủ nhà món quà tương
đương với công phục vụ của chủ. Đây có thể nói là khởi thủy của hoạt động
kinh doanh lưu trú sau này. Bên cạnh đó, cùng với hoạt động này của dân cư,
chính quyền sở tại nơi khách lưu trú có những quy định nhằm đảm bảo an
ninh, trật tự, trị an chung cho khách và cộng đồng dân cư như: trách nhiệm
của chủ nhà cho khách lưu trú, quy định về hình thức sổ sách, cách thức ghi




11
chép thân thế khách lưu trú đối với chủ nhà, nghiêm cấm khách có các hành
vi làm tổn hại đến thuần phong, mỹ tục, văn hóa của địa phương, …
1.1.1.2. Giai đoạn chế độ phong kiến
Trong giai đoạn này, nghề thủ công phát triển tương đối mạnh, giao lưu
thương mại giữa các quốc gia, các vùng miền trong cùng một quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ phát triển nhanh. Điều này dẫn đến việc hình thành các trung
tâm buôn bán ở các đầu mối giao thông quan trọng như cửa sông, thành phố
lớn, các làng nghề thủ công truyền thống, Ở những nơi này đã xuất hiện các
cơ sở lưu trú phục vụ khách và thương nhân lưu lại qua đêm cùng một số dịch
vụ phục vụ khách như ăn, uống, tắm, giặt, Ngoài việc nâng cao chất lượng
dịch vụ cơ bản như trên, các cơ sở này còn mở thêm các dịch vụ vui chơi giải
trí và những dịch vụ bổ sung khác phục vụ khách và kinh doanh thêm đáp ứng
nhu cầu của khách và nhu cầu tăng thêm doanh thu cho chủ nhà.
Bên cạnh đó, do xã hội phong kiến đã có sự phân hóa giàu, nghèo, phân
hóa giai cấp thống trị và hình thành bộ máy thống trị. Giai cấp thống trị và
những người giàu có đã xây dựng những cơ sở lưu trú tại các khu nghỉ hè,
nghỉ đông hoặc tại các nơi có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, đẹp, đáp
ứng được nhu cầu thư giãn, chữa bệnh và một số nhu cầu khác. Như vậy,
ngoài các cơ sở lưu trú truyền thống, giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện loại
hình lưu trú tại thành phố, khu đông dân cư và các khu nghỉ dưỡng.

1.1.1.3. Giai đoạn cận đại
Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cùng với việc phát minh ra máy hơi nước,
công nghiệp phát triển mạnh, giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị diễn ra sôi
động trên toàn thế giới. Nhu cầu về lưu trú và nghỉ ngơi dường như tăng
nhanh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống lưu trú không chỉ về số
lượng mà cả về các loại hình và chất lượng dịch vụ. Đối tượng phục vụ của




12
các cơ sở lưu trú thời kỳ này rất đa dạng. Nhu cầu của khách về dịch vụ tăng
lên không ngừng và chất lượng phục vụ ngày càng hoàn thiện.
1.1.1.4. Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và giai đoạn hiện
nay
Chiến tranh thế giới bùng nổ, kéo theo việc một số quốc gia lớn trên thế
giới lâm vào tình trạng chiến tranh. Ngành kinh doanh lưu trú cũng tạm
ngưng tốc độ phát triển do sự bất ổn của kinh tế, chính trị. Nhưng từ khi chiến
tranh kết thúc, khoảng từ năm 1950 trở lại đây, ngành này tiếp tục phát triển
với quy mô lớn, có thể nói đây là “thời kỳ vàng son” của ngành, là nơi diễn ra
các cuộc họp, hội nghị quan trọng, nơi lưu trú, sinh hoạt của nhiều tầng lớp
trong xã hội. Ngành lưu trú, đặc biệt là kinh doanh lưu trú du lịch trở thành
ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia, là một bộ phận cơ bản, không
thể thiếu được đối với hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế, trở thành đầu
mối thực hiện công tác “xuất khẩu tại chỗ” mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cao. Đồng thời đây cũng là nơi tái phân chia nguồn thu nhập xã hội giữa các
tầng lớp dân cư, giữa các địa phương, các quốc gia thông qua du lịch.

1.1.2. Khái niệm cơ bản về lưu trú, cơ sở lưu trú du lịch và hội nhập
1.1.2.1. Khái niệm lưu trú
Theo Từ điển Tiếng Việt trực tuyến www.vdict.com, "lưu trú" có nghĩa
là "ở lại", Từ điển trực tuyến www.informatik.uni-leipzig.de định nghĩa “lưu
trú” là “ở tạm”, Từ điển Tiếng Việt www.vi.wikitionary.org thì "lưu trú" cũng
được khái niệm là "ở tạm". Bên cạnh đó, trong Danh mục thuật ngữ của Tổ
chức Tiêu chuẩn Quốc tế "ISO 18513 trong lĩnh vực dịch vụ du lịch - khách
sạn và các loại hình khác của lưu trú du lịch"
3
thì khái niệm lưu trú có nghĩa
là cung cấp tối thiểu hai dịch vụ: (i) ngủ và (ii) các trang thiết bị vệ sinh.


3
ISO 18153-2003: Thuật ngữ khách sạn và các loại hình khác của cơ sở lưu trú du lịch



13
Qua các quan điểm nêu trên, trong phạm vi đề tài này, chúng ta có thể
đưa ra một định nghĩa như sau: lưu trú có nghĩa là nơi cung cấp tối thiểu hai
dịch vụ: (i) ngủ và (ii) các trang thiết bị vệ sinh cá nhân phục vụ con người ở
nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1.2.2. Khái niệm và phân loại cơ sở lưu trú du lịch
Theo Điều 4, Luật Du lịch [18] thì: "Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho
thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú,
trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. Cơ sở lưu trú du lịch bao
gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh
du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du
lịch thuê và các loại cơ sở lưu trú du lịch khác".
Bên cạnh đó, theo Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng
12 năm 2008 của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch thì các loại cơ
sở lưu trú du lịch ở Việt Nam được hiểu như sau:
Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ
trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần
thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:
- Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô
thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du
lịch;

- Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành
khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu
vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham
quan của khách du lịch;



14
- Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên
mặt nước;
- Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường
giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương
tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Làng du lịch (holiday village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các
biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu
(bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh
quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa
hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ
khách du lịch.
Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho
khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự
du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi
cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười
căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở
nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang
thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không

đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của
người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch,
có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ
khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.



15
Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-
ra-van (caravan), lều du lịch.
Thực tiễn tại các quốc gia trên thế giới, cách phân loại của một số tài liệu
về quản trị kinh doanh khách sạn và định hướng phân loại của Tổ chức Du
lịch Thế giới thì một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác như nhà nghỉ du
lịch, làng du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch và nhà ở có phòng cho
khách du lịch thuê, ít có sự phân biệt, chia nhỏ về loại hình [13], [50].
Khách sạn là loại hình phổ biến nhất nên việc phân loại được các quốc gia
chú trọng, việc phân loại này góp phần đưa hình ảnh, chất lượng khách sạn
đến gần hơn với khách du lịch và khách dự kiến có nhu cầu sử dụng dịch vụ
tại khách sạn. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia có cách khái quát, định hướng tên
gọi cơ sở lưu trú du lịch của mình một cách khác nhau nhằm tạo thuận tiện
cho việc triển khai công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực. Trong khu vực
ASEAN, Thái Lan phân loại cơ sở lưu trú du lịch thành khách sạn, khách sạn
nghỉ dưỡng, căn hộ cho thuê và nhà nghỉ du lịch; Malayxia chia cơ sở lưu trú
du lịch thành khách sạn, nhà nghỉ du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ cho
khách du lịch thuê, ký túc xá, nhà trọ du lịch. Như vậy, đối tượng quản lý
được chú trọng nhất và chủ yếu nhất vẫn là khách sạn.
Về cơ bản, khách sạn được phân thành các đối tượng như sau:
Phân loại khách sạn theo vị trí địa lý:
- Khách sạn thành phố;

- Khách sạn nghỉ dưỡng;
- Khách sạn ven đô;
- Khách sạn ven đường;
- Khách sạn sân bay.

Phân loại khách sạn theo quy mô:
- Khách sạn quy mô lớn;

×