Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 105 trang )



Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









TRƢƠNG QUỐC DŨNG


QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ NHẬN KHÁCH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TÂN ĐỊNH FIDITOURIST



Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ MINH HÒA


Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN












TRƯƠNG QUỐC DŨNG


QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ NHẬN KHÁCH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TÂN ĐỊNH FIDITOURIST







LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH




Trang 3

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT trang 04
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU trang 05
MỞ ĐẦU trang 06
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ NHẬN KHÁCH trang 10
1.1. Lữ hành và kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách trang 10
1.1.1. Lữ hành trang 10
1.1.2. Kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách trang 10
1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách . trang 11
1.2.1. Định nghĩa chung về rủi ro trang 12
1.2.2. Các loại rủi ro phổ biến trong kinh doanh lữ hành quốc tế
nhận khách trang 14
1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế
nhận khách trang 16
1.3.1. Bản chất của quản trị rủi ro trang 16
1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro trang 17
1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro trang 18
1.3.4. Các nội dung của hoạt động quản trị rủi ro trang 20
1.3.5. Các phƣơng thức quản trị rủi ro trang 26
1.3.6. Các công cụ đƣợc sử dụng trong quản trị rủi ro trang 27

1.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong kinh doanh
lữ hành quốc tế nhận khách tại Việt Nam trang 29



Trang 4

Tiểu kết chƣơng 1 trang 31
Chƣơng 2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH
QUỐC TẾ NHẬN KHÁCH TẠI CTY CP DU LỊCH TÂN ĐỊNH
FIDITOURISRT trang 32
2.1. Khái quát về Fiditour và hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận
khách của Fiditour trang 32
2.1.1. Khái quát về Fiditour trang 32
2.1.2. Thực trạng kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách (Inbound) tại
Fiditour trang 39
2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế
nhận khách của Fiditour trang 43
2.2.1. Nhận diện rủi ro trang 43
2.2.2. Phân tích – đo lƣờng rủi ro trang 51
2.2.3. Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro trang 54
2.2.4. Xử lý rủi ro trang 69
2.2.5. Một số nhân tố tác động đến công tác quản trị rủi ro trong kinh
doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định
Fiditourist trang 70
2.3. Nhận xét, đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ
hành quốc tế nhận khách của công ty Du lịch Tân Định Fiditourist trang 71
Tiểu kết chƣơng 2 trang 74
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ NHẬN KHÁCH TẠI CTY

CP DU LỊCH TÂN ĐỊNH FIDITOURIST trang 75
3.1. Phƣơng hƣớng kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách
của Fiditour trang 75
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, xu hƣớng khai thác khách du lịch quốc tế đến của
Việt Nam trang 75


Trang 5

3.1.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách của
Fiditour trang 77
3.2. Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ
hành quốc tế nhận khách của Fiditour trang 78
3.2.1. Các giải pháp chính quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế
nhận khách trang 81
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ trang 90
3.3. Một số kiến nghị trang 97
3.3.1. Quản lý rủi ro ở cấp quốc gia trang 97
3.3.2. An toàn và an ninh du lịch cấp quốc gia trang 98
3.3.3. Kế hoạch quốc gia ứng phó rủi ro trang 98
Tiểu kết chƣơng 3 trang 99
KẾT LUẬN trang 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 102



Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


FIDITOUR: Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist
WTO: World Trade Organization –
Tổ chức thƣơng mại thế giới
PATA: Pacific Asia Travel Association
Hiệp hội Lữ hành châu Á – Thái Bình Dƣơng
ASTA: American Society of Travel Agents
Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ
JATA: Japan Association of Travel Agents
Hiệp hội Du lịch Nhật Bản
VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam



Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Ma trận đo lƣờng rủi ro trang 22
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Fiditour trang 36
Bảng 2.2. Số khách quốc tế của Fiditour và Toàn quốc trang 41
Bảng 2.3. Số khách quốc tế và nội địa của Fiditour trang 41
Bảng 2.4. Số khách quốc tế của Fiditour phân theo thị trƣờng
khách qua các năm trang 42
Bảng 2.5: Phân loại rủi ro tại Fiditour trang 53
Bảng 2.6. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro từ môi trƣờng
kinh doanh của Fiditour trang 62
Bảng 2.7. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro từ môi trƣờng
nội bộ doanh nghiệp Fiditour trang 68
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế
nhận khách trang 80

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ nhận diện các rủi ro trong môi trƣờng kinh doanh
của doanh nghiệp trang 83
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ nhận diện các rủi ro trong môi trƣờng kinh doanh
của doanh nghiệp trang 84
Bảng 3.4. Bảng mô tả định tính hậu quả của rủi ro trang 87
Bảng 3.5. Bảng mô tả định tính khả năng xảy ra của rủi ro trang 87
Bảng 3.6. Bảng phân tích định lƣợng rủi ro trang 88
Bảng 3.7. Sơ đồ tham vấn và truyền thông trong quản trị rủi ro trang 92
Bảng 3.8. Bảng theo dõi rủi ro trang 96



Trang 8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu cùng với việc xác định du
lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đã thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam nói chung
cũng nhƣ các công ty lữ hành nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn.
Hội nhập toàn cầu, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, du lịch Việt
Nam đối diện với nhiều rủi ro trong kinh doanh.
Nhƣ nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam, Công ty Cổ
phần Du lịch Tân Định Fiditourist cũng chƣa đƣa ra những giải pháp cụ thể để
phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách một cách hiệu
quả.
Việc nghiên cứu các rủi ro cùng các biện pháp phòng ngừa mà một đơn
vị kinh doanh lữ hành thƣờng gặp phải là điều kiện thiết yếu để hoàn thiện
hoạt động kinh doanh lữ hành, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ
cho những nhà đầu tƣ mà còn góp phần cho phát triển kinh tế xã hội Việt

Nam. Vì vậy, Luận văn sẽ đƣa ra một số biện pháp nhằm giải quyết vấn đề
trên.

2. Lịch sử nghiên cứu:
- Trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững (APEC International
Centre for Sustainable Tourism - AICST) tháng 12 năm 2006 đƣa ra
các hƣớng dẫn chính thức để quản lý rủi ro trong du lịch. Báo cáo này
đƣa ra các hƣớng dẫn để xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro cho các
điểm đến và các doanh nghiệp làm du lịch. Tuy nhiên, báo cáo cũng
mới đƣa ra hƣớng dẫn khung nhằm giúp các điểm đến và doanh nghiệp


Trang 9

du lịch xây dựng chiến lƣợc chi tiết cho riêng mình, chƣa chi tiết cho
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Nghiên cứu của GS. TS. M. Saayman và GS. TS. A. Saayman về mô
hình quản trị rủi ro cho ngành du lịch Nam Phi năm 2010. Nghiên cứu
thông qua 212 phiếu điều tra hợp lệ trong 800 phiếu điều tra các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành và các doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú tại
Nam Phi. Nghiên cứu đƣa ra một số điểm chính: Nhận dạng rủi ro
trong kinh doanh du lịch; đánh giá thiệt hại do mỗi rủi ro gây nên; đƣa
ra một số biện pháp để quản trị các rủi ro này. Nghiên cứu này dựa trên
những rủi ro chung cho toàn ngành du lịch và môi trƣờng kinh doanh
du lịch.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh lữ hành
quốc tế nhận khách của Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist; từ đó

nhân rộng ra với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại
Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Hệ thống hóa các khái niệm về quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành.
- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế
nhận khách.
- Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế
nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist.


Trang 10

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong kinh
doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân
Định Fiditourist.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu:
- Các rủi ro có khả năng xảy ra trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận
khách.
- Hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế nhận khách của
doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn quản trị rủi ro tại
Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist trong giai đoạn từ 1994
(từ ngày Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist có tƣ cách pháp
nhân riêng) đến nay.
- Về không gian: Luận văn có tham khảo, sử dụng các tƣ liệu từ nhiều

quốc gia, cũng nhƣ có nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành quốc tế khác tại Việt Nam.
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế
nhận khách.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng nhiều nhất các phƣơng pháp sau trong nghiên cứu:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập các tƣ liệu từ nhiều nguồn,
phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Trực tiếp tiếp xúc đối tƣợng để
nghiên cứu.


Trang 11


6. Nội dung của luận văn:
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro trong kinh
doanh lữ hành nhận khách.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi trong kinh doanh lữ hành nhận khách
tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong kinh doanh
lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định
Fiditourist


Trang 12

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
LỮ HÀNH QUỐC TẾ NHẬN KHÁCH


1.1. Lữ hành và kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách
1.1.1. Lữ hành
Lữ hành là thuật ngữ rất quen thuộc trong đời sống xã hội hiện nay. Lữ
hành là hoạt động nhằm thực hiện việc di chuyển hay một chuyến đi từ nơi
này sang nơi khác với nhiều mục đích khác nhau. Thuật ngữ lữ hành đƣợc
tiếp cận dƣới hai cách thức sau:
Lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con ngƣời và
những hoạt động cần thiết có liên quan đến việc di chuyển đó. Với cách tiếp
cận này thì lữ hành là một hoạt động chính của du lịch, tức phục vụ cho con
ngƣời di chuyển đến một nơi không phải nơi mình lƣu trú với mục đích cụ thể
nào đó. Du lịch bao gồm lữ hành nhƣng tất cả các hoạt động lữ hành chƣa hẳn
là du lịch.
Theo nghĩa hẹp hơn: Lữ hành là hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói
nhằm phân biệt với các hoạt động kinh doanh du lịch khác nhƣ lƣu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí,…Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì “Lữ hành
là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chƣơng
trình du lịch cho khách du lịch”. Tức lữ hành là việc thực hiện một chuyến đi
theo một chƣơng trình cụ thể, theo kế hoạch rõ ràng, theo một lộ trình chi tiết.
1.1.2. Kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách


Trang 13

Kinh doanh lữ hành: Theo khái niệm về lữ hành trên đây về khía cạnh
kinh doanh thì kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện

các chƣơng trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi.
Vậy kinh doanh lữ hành ở đây thực hiện các chức năng: Chức năng sản
xuất ra sản phẩm, chức năng thông tin và chức năng thực hiện.
Theo Luật Du lịch Việt Nam, kinh doanh lữ hành bao gồm 2 loại hình
là kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Cách thức chia
này dựa trên lãnh thổ thƣờng trú của khách du lịch. Khách du lịch của một
quốc gia đi du lịch trong lãnh thổ quốc gia đó đƣợc gọi là khách nội địa và
lĩnh vực kinh doanh lữ hành phục vụ đối tƣợng khách này gọi là kinh doanh
lữ hành nội địa. Khách đi du lịch ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia mình gọi
là khách du lịch quốc tế và lĩnh vực kinh doanh phục vụ đối tƣợng khách này
gọi là kinh doanh lữ hành quốc tế.
Kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ bao gồm:
- Kinh doanh lữ hành phục vụ khách trong nƣớc đi du lịch nƣớc ngoài
gọi là kinh doanh lữ hành quốc tế gởi khách (outbound). Các công ty lữ
hành kinh doanh loại hình này gọi là hãng (công ty) lữ hành quốc tế gởi
khách – Outgoing Tour Operator.
- Kinh doanh lữ hành phục vụ khách nƣớc ngoài du lịch đến nƣớc mình
gọi là kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách (inbound). Các công ty lữ
hành kinh doanh loại hình này gọi là hãng (công ty) lữ hành quốc tế
nhận khách – Incoming Tour Operator.
Theo luật du lịch Việt Nam, các đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế đƣợc
phép kinh doanh lữ hành nội địa, tuy nhiên các đơn vị kinh doanh lữ hành nội
địa không đƣợc phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách


Trang 14

1.2.1. Định nghĩa chung về rủi ro

Nói đến rủi ro, ai cũng nghĩ đến việc không tốt xảy ra. Rủi ro có thể
xuất hiện bất cứ lúc nào, không ngoại trừ bất cứ một ai. Một tổ chức, một cá
nhân, một công ty nhỏ hay một tập đoàn lớn đều có thể gặp rủi ro. Rủi ro có
thể xuất hiện ở mọi nơi, từ những nơi đƣợc xem là an toàn nhất cho đến
những nơi, những chỗ mà không một ai ngờ tới.
Chƣa có định nghĩa thống nhất nào về rủi ro, mỗi trƣờng phái, mỗi cá
nhân đều đƣa ra những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, nhìn nhận rủi ro có
2 xu hƣớng:
Theo xu hƣớng tiêu cực (cách nhìn truyền thống): Rủi ro là sự không
may, là nguy hiểm, là mất mát, là tổn thất, là kết quả không mong đợi, …
Theo từ điển tiếng Việt thì: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất
ngờ xảy đến”; “Rủi ro (rủi) là sự không may”. Theo các từ điển tiếng Anh thì:
“Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại,…”; Rủi ro là sự
bất trắc, gây mất mát, hƣ hại”; “Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự
khó khăn, hoặc điều không chắc chắn”…
Trong kinh doanh: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi
nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”; “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý
muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động
xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”…
Nguồn: GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao
Động – Xã Hội, 2009 [6,30]
Tóm lại, theo xu hƣớng tiêu cực thì rủi ro là điều xảy ra ngoài mong
muốn của con ngƣời, tổ chức; rủi ro mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm đến con ngƣời, đến các tổ chức, đến xã hội.
Trong thực tế, chúng ta đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khác
nhau và ngày càng gia tăng. Xã hội càng phát triển, những rủi ro mới sẽ xuất


Trang 15


hiện và ngày càng phức tạp hơn. Con ngƣời ngày càng quan tâm đến rủi ro
nhằm tìm kiếm các biện pháp hạn chế. Trong phát triển, con ngƣời nghiên
cứu, nhận thức rõ ràng hơn về rủi ro và có những quan điểm trung hòa hơn.
Xu hƣớng trung hòa (tích cực) thì rủi ro đƣợc khái niệm khác với xu
hƣớng tiêu cực – truyền thống:
Theo Frank Knight thì: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc”;
còn theo Allan Willett thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất
hiện những biến cố không mong đợi”; và theo Irving Preffer “Rủi ro là một
tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lƣờng đƣợc bằng xác suất”; “Rủi ro là
giá trị và kết quả mà hiện thời chƣa biết đến”. Các tác giả C. Arthur William,
Jr. Micheak, L. Smith đã viết trong cuốn Risk management and insurance thì:
“Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong
hầu hết mọi hoạt động của con ngƣời. Khi có rủi ro, ngƣời ta không thể dự
đoán đƣợc chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định.
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào có một hành động dẫn đến khả năng
đƣợc hoặc mất không thể đoán trƣớc”
Theo xu hƣớng dung hòa thì chúng ta có thể đo lƣờng đƣợc rủi ro. Đo
lƣờng đƣợc có nghĩa là có thể hạn chế đƣợc rủi ro và chính những rủi ro có
thể mang lại cơ hội cho chúng ta. Nghiên cứu rủi ro, chúng ta có thể quản trị
các rủi ro, đƣa ra các biện pháp né tránh, phòng ngừa rủi ro và biến các rủi ro
thành các cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp hơn. Xu hƣớng này nhìn nhận rủi ro
một cách tích cực hơn, không hoàn toàn tiêu cực nhƣ xu hƣớng truyền thống.
Nhằm nghiên cứu rủi ro một cách toàn diện để đƣa ra những biện pháp
quản trị hiệu quả, chúng ta cần tiếp cận rủi ro theo hƣớng tích cực. Đây là cơ
sở để tác giả triển khai các nghiên cứu về quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ
hành quốc tế nhận khách ở luận văn này.


Trang 16


1.2.2. Các loại rủi ro phổ biến trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận
khách
Qua các khái niệm về rủi ro, ta thấy có rất nhiều loại rủi ro. Để dễ dàng
trong việc quản trị các rủi ro, ngƣời ta thƣờng phân loại rủi ro. Theo phƣơng
pháp quản trị rủi ro truyền thống, ngƣời ta phân loại theo ba nhóm sau: Rủi ro
từ thảm họa (động đất, núi lửa, sóng thần, chiến tranh, hỏa hoạn, lũ lụt,…); rủi
ro tài chính (các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, …); rủi ro tác nghiệp (trang
thiết bị, máy móc,…).
Theo các quan điểm hiện đại, ngƣời ta phân loại rủi ro còn có thêm
nhóm Rủi ro chiến lƣợc. Chiến lƣợc có vai trò quyết định trong sự thành bại
của một công ty, một tổ chức. Chiến lƣợc sai dẫn đến công ty, tổ chức đó đối
diện với nguy cơ thất bại. Các rủi ro thảm họa, tài chính hay tác nghiệp là
quan trọng, tuy nhiên rủi ro chiến lƣợc có thể nói còn quan trọng hơn mà một
công ty, một tổ chức có thể gặp phải.
Xét chủ thể là một công ty (hãng) lữ hành, việc nghiên cứu các rủi ro
tập trung hai khía cạnh đó là các rủi ro do môi trƣờng tạo ra và các rủi ro do
chính doanh nghiệp tạo ra. Trong khuôn khổ của luận văn này, ngƣời viết
phân loại rủi ro theo nguồn gốc gồm hai nhóm rủi ro là rủi ro từ tác động của
môi trƣờng kinh doanh và rủi ro phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

1.2.2.1. Rủi ro từ tác động của môi trường kinh doanh
Môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp về cơ bản phải tuân theo môi trƣờng kinh doanh
bên ngoài và chịu sự tác động của các yếu tố này.
Các rủi ro từ tác động của môi trƣờng kinh doanh có thể kể đến là:
- Rủi ro do môi trƣờng thiên nhiên:


Trang 17


Đây là nhóm rủi ro do các hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ: Động đất, lũ
lụt, bão, sóng thần, lở đất, núi lửa,… gây ra. Những rủi ro này thƣờng dẫn đến
những thiệt hại to lớn và việc khắc phục cần thời gian dài.
- Rủi ro do môi trƣờng văn hóa, xã hội:
Rủi ro do môi trƣờng văn hóa, xã hội là những rủi ro về thiếu hiểu
biết về phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, lối sống, các chuẩn mực giá trị, cấu
trúc xã hội, các hành vi của con ngƣời… của dân tộc hay một nhóm ngƣời dẫn
đến những hành xử, thái độ, hành vi không phù hợp và gây ra những thiệt hại,
mất mác trong kinh doanh. Kinh doanh lữ hành quốc tế, chủ thể là khách du
lịch sẽ đƣợc cung cấp dịch vụ ở môi trƣờng văn hóa, xã hội khác với môi
trƣờng sinh sống hằng ngày của họ, các rủi ro này rất dễ gặp phải trong kinh
doanh.
- Rủi ro do môi trƣờng chính trị:
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần một môi trƣờng chính trị ổn định
để kinh doanh. Môi trƣờng chính trị ảnh hƣởng lớn đến đƣờng lối kinh doanh
của doanh nghiệp. Khi có những chính sách mới ra đời, có thể sẽ làm đảo lộn
các kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp lữ hành cần
nắm rõ và có chiến lƣợc thích hợp với môi trƣờng chính trị không chỉ ở trong
nƣớc mà còn ở các nƣớc gửi hoặc nhận khách.
- Rủi ro do môi trƣờng kinh tế:
Việc hội nhập kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng
lắm rủi ro cho các đơn vị kinh doanh nhất là kinh doanh lữ hành quốc tế. Mọi
hiện tƣợng diễn ra trong môi trƣờng kinh tế nhƣ: Tốc độ phát triển kinh tế,
lạm phát, suy thoái, khủng hoảng kinh tế,… đều ảnh hƣởng đến các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành. Đặc biệt tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hƣởng
nhiều đến các hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.




Trang 18

1.2.2.2. Rủi ro phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp:
Đây là những rủi ro phát sinh trong môi trƣờng nội bộ của doanh
nghiệp. Để nghiên cứu rủi ro trong nội bô doanh nghiệp lữ hành, có thể phân
loại theo các bộ phận của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu rủi ro trong
kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách, ta có thể phân loại theo các lĩnh vực:
- Quản trị: Theo các chức năng hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự,
kiểm soát.
- Marketing: Nghiên cứu thị trƣờng, sản phẩm dịch vụ, giá cả, phân
phối, chiêu thị.
- Tài chính, kế toán
- Tổ chức sản xuất.
- Nghiên cứu phát triển
- Hệ thống thông tin

1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận
khách
1.3.1. Bản chất của quản trị rủi ro
Cho đến nay chƣa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có nhiều
khái niệm về quản trị rủi ro, tuy nhiên chƣa đƣợc nhất quán thậm chí có mâu
thuẫn, trái ngƣợc nhau.
Có tác giả cho rằng quản trị rủi ro chỉ đơn thuần là việc mua bảo hiểm
cho các rủi ro, nên quản trị rủi ro là quản trị những rủi ro “thuần túy”, “những
rủi ro có thể phân tán”, “những rủi ro có thể mua bảo hiểm”.
Các trƣờng phái mới cho rằng quản trị rủi ro là quản trị tất cả mọi loại
rủi ro của tổ chức, doanh nghiệp một cách toàn diện.
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang thì: “Quản trị rủi ro là xác
định mức độ rủi ro mà công ty mong muốn, nhận diện đƣợc mức độ rủi ro



Trang 19

hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc
các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi
ro mong muốn”
Nguồn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê
năm 2007 [4,545]
Theo GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân thì: “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp
cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm
soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất
lợi của rủi ro”. Và theo cách nhìn mới, GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân còn bổ
sung thêm: “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học,
toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và
giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro, đồng
thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công”
Nguồn: GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao
Động – Xã Hội, 2009 [6,62]
Nhƣ vậy, quản trị rủi ro không chỉ là tìm cách phân tán các rủi ro hoặc
mua bảo hiểm cho các rủi ro, mà quản trị rủi ro bao gồm các nội dung:
- Nhận diện – phân tích – đo lƣờng rủi ro
- Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro
- Xử lý rủi ro khi nó đã xuất hiện
- Tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công
Quản trị rủi ro hiện đại, không chỉ xem rủi ro là điều xấu, là mất mát, là
tổn thất, mà còn tiếp cận các rủi do để biến các rủi ro thành cơ hội cho doanh
nghiệp. Trong kinh doanh lữ hành, quản trị rủi ro không chỉ là nhận dạng ra
rủi ro rồi hạn chế hoặc né tránh, mà còn phải biến các rủi ro này thành cơ hội
cho doanh nghiệp trong bƣớc đƣờng tiến tới thành công.


1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro


Trang 20

Với việc phân tích các khái niệm và bản chất của quản trị rủi ro ở trên,
mục tiêu của quản trị rủi ro sẽ gồm:
1.3.2.1. Kiểm soát rủi ro
Rủi ro có nhiều dạng tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi
đâu. Trong kinh doanh, chúng ta xác định đƣợc các rủi ro tiềm ẩn, tuy nhiên
rủi ro có thể xảy ra hoặc không xảy ra; doanh nghiệp chịu sự tác động có thể
là rất lớn, bé hoặc không chịu tác động. Rủi ro có thể gây ra thiệt hại lớn hoặc
bé.
Mục tiêu quan trọng bậc nhất của quản trị rủi ro là kiểm soát đƣợc rủi
ro. Kiểm soát rủi ro và cho phép rủi ro trong giới hạn kiểm soát đó là mục tiêu
của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Biến rủi ro thành cơ hội, lợi thế cho doanh nghiệp
Theo các quan niệm hiện đại về rủi ro, rủi ro không chỉ là mất mát, là
thiệt hại mà còn có khả năng đem lại cơ hội cho doanh nghiệp. Một mục tiêu
quan trọng nữa của quản trị rủi ro là doanh nghiệp cần nhận thức đúng về rủi
ro và chuyển đổi các rủi ro này thành lợi thế cho doanh nghiệp.
Muốn làm đƣợc việc này, doanh nghiệp cần có kế hoạch quản trị rủi ro
phù hợp với năng lực của mình và cần xuyên suốt trong quá trình hoạt động.
Cần đƣa ra kế hoạch quản trị rủi ro ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch,
chuẩn bị các kịch bản từ tốt đến xấu để chủ động ứng phó trong mọi trƣờng
hợp.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
1.3.3.1. Qui mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp
Rủi ro có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào, không phân biệt qui

mô là doanh nghiệp lớn hay nhỏ; loại hình doanh nghiệp là gì. Tuy nhiên qui
mô và loại hình tổ chức của doanh nghiệp sẽ quyết định sự ảnh hƣởng nhiều


Trang 21

hay ít của các rủi ro.
Các doanh nghiệp có qui mô lớn, sẽ có bộ máy tổ chức chặt chẽ, công
nghệ hiện đại, có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có kế hoạch quản trị rủi ro
tốt, có tiềm lực mạnh về tài chính, Do đó, các doanh nghiệp lớn dễ dàng
hơn trong kiểm soát rủi ro, mức độ ảnh hƣởng sẽ đƣợc hạn chế. Ngƣợc lại
các doanh nghiệp không có tiềm lực mạnh sẽ chịu ảnh hƣởng nhiều hơn do
các rủi ro gây ra.
Hình thức tổ chức của doanh nghiệp cũng quyết định đến mức độ ảnh
hƣởng của rủi ro. Các công ty Cổ phần có đầy đủ Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng Quản trị, Ban Kiểm soát,… giúp công ty kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt
động của công ty. Ban kiểm soát có thể kiểm soát nội bộ và đƣa ra các giải
pháp phòng ngừa rủi ro với Hội đồng Quản trị. Các ban ngành kiểm tra,
giám sát lẫn nhau và giúp Ban Giám đốc đƣa ra các biện pháp quản trị rủi ro
thích hợp nhằm hạn chế rủi ro hiệu quả hơn.
Ngƣợc lại, các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ do bộ máy tổ chức gọn nhẹ,
thiếu các cơ chế kiểm tra, giám sát, ngƣời quản lý cũng là chủ doanh nghiệp
dễ dàng đƣa ra các quyết định cá nhân thiếu sự giám sát của các bộ phận
khác. Khi có rủi ro, mức độ ảnh hƣởng sẽ lớn hơn các công ty có bộ máy tổ
chức chặt chẽ.
1.3.3.2. Nhận thức của nhà quản trị
Nhà quản trị đƣa ra các kế hoạch hành động của một doanh nghiệp. Nhận
thức của nhà quản trị về rủi ro là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc quản
trị rủi ro của doanh nghiệp. Nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro, xây dựng các
chƣơng trình, kế hoạch phòng ngừa rủi ro là nhiệm vụ của nhà quản trị. Nhận

thức của nhà quản trị về rủi ro không đầy đủ sẽ mang lại những thiệt hại to lớn
khi rủi ro xảy ra.



Trang 22

1.3.4. Các nội dung của hoạt động quản trị rủi ro
Nhƣ đã phân tích ở bản chất của rủi ro theo các quan niệm hiện đại, nội
dung của quản trị rủi ro sẽ bao gồm:
1.3.4.1. Nhận diện rủi ro
Để quản trị rủi ro cần phải nhận dạng đƣợc các rủi ro. Nhận diện là cả
một quá trình liên tục phân tích, tổng hợp các thông tin nhằm xác định các
yếu tố gây nên rủi ro, các loại rủi ro, môi trƣờng tạo ra rủi ro. Xác định không
chỉ các rủi ro đã và đang xảy ra mà còn xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể xuất
hiện đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận định các rủi ro này đề xuất các
biện pháp quản trị hữu hiệu nhất.
Có nhiều phƣơng pháp để nhận diện rủi ro, sau đây là một số phƣơng
pháp có thể sử dụng trong kinh doanh lữ hành:
- Phƣơng pháp lƣu đồ: Đây là phƣơng pháp quan trọng để nhận diện rủi
ro thông qua việc xây dựng lƣu đồ trình bày tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp. Mỗi bộ phận của doanh nghiệp hoạt động theo các qui
trình cơ bản, dựa vào các công đoạn này để nhận diện các rủi ro có thể
xuất hiện theo mỗi công đoạn.
- Phƣơng pháp lập bảng câu hỏi: Lập các bảng câu hỏi để nghiên cứu về
rủi ro, thƣờng sẽ sắp xếp theo nguồn gốc của rủi ro. Thƣờng sẽ xoay
quanh các câu hỏi: Các rủi ro nào mà doanh nghiệp đã gặp phải? Tổn
thất nhƣ thế nào? Số lần xuất hiện? Những rủi ro nào là tiềm ẩn? Các
biện pháp phòng ngừa? Kết quả xử lý rủi ro? Từ các thông tin này,
doanh nghiệp xác định các rủi ro mà mình có thể sẽ gặp phải và có các

biện pháp phòng ngừa cụ thể.
- Phƣơng pháp phân tích thông tin thứ cấp: Thông qua các số liệu, thông
tin từ nhiều nguồn từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp để xác định
các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. Bên cạnh đó còn xác định đƣợc


Trang 23

các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra với doanh nghiệp. Nguồn thông tin thứ
cấp quan trọng cần phân tích là các báo cáo của doanh nghiệp và các
hợp đồng.
Phân tích các báo cáo của doanh nghiệp: Báo cáo tài chính, báo
cáo nhân sự,…từ các báo cáo này giúp doanh nghiệp xác định các rủi
ro về mặt tài chính, nguồn nhân lực, các trách nhiệm pháp lý,…
Phân tích các hợp đồng: Hợp đồng có vai trò đặc biệt trong kinh
doanh; hợp đồng với khách hàng đo lƣờng kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp; hợp đồng với nhà cung ứng đo lƣờng tiềm lực của doanh
nghiệp. Việc phân tích các hợp đồng là phƣơng pháp giúp doanh
nghiệp xác định đƣợc các rủi ro trong kinh doanh và có các giải pháp
phòng ngừa không chỉ trong các quan hệ với khách hàng mà còn cả các
quan hệ với nhà cung ứng.
1.3.4.2. Phân tích – đo lường rủi ro
Phân tích rủi ro: Nhận dạng đƣợc rủi ro, bƣớc tiếp theo là phân tích rủi ro
nhằm xác định đƣợc các nguyên nhân gây ra rủi ro để đƣa ra các biện pháp
phòng ngừa. Phân tích các rủi ro dựa trên nhiều nguyên nhân có nguồn gốc
khác nhau, do đó việc phân tích các rủi ro là một quá trình phức tạp.
Đo lường rủi ro: Rủi ro đối với một doanh nghiệp là vô cùng phức tạp,
một doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc toàn bộ các rủi ro. Việc đo lƣờng
để biết đƣợc rủi ro nào xuất hiện nhiều, rủi ro nào gây ra hậu quả nghiêm
trọng,… từ đó có các biện pháp quản trị thích hợp nhất. Việc đo lƣờng các rủi

ro dựa trên các rủi ro đã đƣợc xác định và qua các biện pháp phân tích. Đo
lƣờng rủi ro chủ yếu theo hai khía cạnh là tần suất xuất hiện và mức độ
nghiêm trọng của rủi ro.


Trang 24

Tần suất xuất hiện của rủi ro là số lần xảy ra các nguy cơ đối với doanh
nghiệp, thƣờng xác định theo một khoảng thời gian nhất định nhƣ năm, mùa,
quí,…
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất, mất mát, nguy
hiểm,… khi rủi ro xảy ra
Bảng 1.1. Ma trận đo lƣờng rủi ro
Tần suất xuất hiện
Mức độ nghiêm trọng
Cao
Thấp
Cao
I
II
Thấp
III
IV
Nguồn: GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao Động – Xã
Hội, 2009 [6,70]

Để đo lƣờng rủi ro ngƣời ta dựa theo hai khía cạnh mức độ nghiêm
trong và tần xuất của rủi ro; trong đó mức độ nghiêm trọng đóng vai trò quyết
định, do đó quản trị rủi ro sẽ tập trung trƣớc vào mức độ nghiêm trọng của rủi
ro.

Theo ma trận đo lƣờng rủi ro trên (Bảng 1.1):
- Ô I tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất
hiện cao.
- Ô II tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất
xuất hiện thấp.
- Ô III tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất
xuất hiện cao.
- Ô IV tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất
xuất hiện thấp.


Trang 25

Sau khi đo lƣờng, quản trị rủi ro sẽ tập trung vào các nhóm theo thứ tự
mức độ nguy hiểm rồi đến tần xuất; quản trị rủi ro sẽ tập trung theo thứ tự từ
nhóm I rồi đến II, rồi III và IV. Ở đây quản trị rủi ro sẽ theo ƣu tiên từ những
rủi ro gây ra mức độ thiệt hại lớn trƣớc.
1.3.4.3. Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro
Theo nhiều tác giả về quản trị rủi ro, thì công việc trọng tâm của quản
trị rủi ro là kiểm soát rủi ro. “Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp,
kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc, các chƣơng trình hoạt động… để ngăn ngừa, né
tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hƣởng không mong đợi có
thể đến với tổ chức”.
Kiểm soát rủi ro là một “nghệ thuật”, nó luôn đòi hỏi phải sáng tạo, linh
hoạt, mềm dẻo. Mỗi một doanh nghiệp đối diện với những rủi ro khác nhau;
tùy thuộc vào năng lực của mỗi doanh nghiệp cũng nhƣ từng trƣờng hợp,
hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có các cách kiểm soát, phòng ngừa khác
nhau. Các biện pháp kiểm soát rủi ro đƣợc chia thành các nhóm sau:
Các biện pháp né tránh rủi ro: Né tránh những hoạt động phát sinh các tổn
thất, mất mát có thể có đối với doanh nghiệp. Để né tránh có thể sử dụng một

trong hai biện pháp sau:
- Chủ động né tránh từ trƣớc khi rủi ro xảy ra. Ví dụ, trƣớc khi ký hợp
đồng với một hãng lữ hành gửi khách lớn ở nƣớc ngoài, mặc dù tất cả
các điều khoản đều làm hài lòng cả hai bên, tuy nhiên qua các thông tin
đáng tin cậy thì đối tác đang có vấn đề về mặt tài chính, có dấu hiện
chậm thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Doanh nghiệp lữ
hành nhận khách sẽ quyết định không ký hợp đồng này mà chuyển sang
đi tìm một khách hàng khác uy tín hơn.
- Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Ví dụ,
hợp đồng ký kết với hãng lữ hành gởi khách có điều khoản không đƣợc

×