Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 189 trang )

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 1
Mở đầu
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Khái niệm về dự án
Theo Đại bách khoa toàn thư, từ “Project - Dự án” được hiểu là “Điều có ý định
làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái
niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển động hành động.
Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này, cụ thể như:
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự
ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối
cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phm
hay một dịch vụ mà bạn mong muốn (Tổ chức điều hành dự án - VIM).
Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm
đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn
vốn xác định (khoản 7 Điều 4 - Luật Đấu thầu).
Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động
được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với
những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với
những yêu cầu cụ thể (trường Đại học Quản lý Henley).
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và
được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu
phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và


nguồn lực (Tiêu chuNn ISO 9000:2000).
Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất 1 lần, có mục
tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuNn chất lượng, yêu cầu
phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ
trước và nói chung không được vuợt qua dự toán đó.
2. Đặc điểm của dự án
2.1. Đặc điểm chủ yếu
 Nhiệm vụ có tính đặc thù riêng, có tính một lần: không có nhiệm vụ nào
khác có thể giống hoàn toàn với nhiệm vụ này. Điểm khác biệt của nó được thể hiện
trên bản thân nhiệm vụ và trên thành quả cuối cùng.
 Phải đáp ứng những mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu của dự án bao gồm hai loại:
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 2
- Mục tiêu mang tính thành quả là yêu cầu mang tính chức năng của dự án như:
công suất, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Mục tiêu mang tính ràng buộc như thời hạn hoàn thành, chi phí, chất lượng.
 Mang những yếu tố không chắc chắn và rủi ro.
 Chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định.
 Yêu cầu có sự kết hợp nhiều nguồn lực đa dạng.
 Là đối tượng mang tính tổng thể.
2.2. Những đặc điểm khác của dự án
- Một dự án cá biệt có thể là một phần của một dự án lớn
- Trong quá trình triển khai thực hiện, các mục tiêu và đặc điểm kết quả một số

dự án sẽ được xác định lại.
- Kết quả của dự án có thể là một sản phNm hoặc một số đơn vị của sản phNm.
- Bộ máy tổ chức chỉ là tạm thời và được thành lập trong thời gian thực hiện dự án.
- Sự tương tác giữa các hoạt động dự án có thể phức tạp.
3. Sự khác biệt giữa chương trình, dự án và nhiệm vụ
Chương trình (Program) là một kế hoạch dài hạn bao gồm nhiều dự án. Đôi
khi về mặt thuật ngữ, chương trình được dùng đồng nghĩa với dự án.
Dự án (Project) là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với
nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về
thời gian, nguồn lực và ngân sách.
Nhiệm vụ (Task) là nỗ lực ngắn hạn trong vài tuần hoặc vài tháng được thực
hiện bởi một tổ chức nào đó, đồng thời tổ chức này có thể kết hợp với các nhiệm vụ
khác để thực hiện dự án.







Hình 1. Quan hệ giữa chương trình, dự án và nhiệm vụ
Chương trình 1
Chương trình 2

Chương trình i

Chương trình n
(Program)
Dự án 1
Dự án 2


Dự án i

Dự án n
(Project)

Nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 2

Nhiệm vụ i

Nhiệm vụ n
(Task)

Hệ thống
(System)

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 3
4. Sự khác biệt giữa dự án và phòng ban chức năng
Dự án

Phòng ban chức năng

1. Có chu kỳ hoạt động rõ ràng

1. Tồn tại lâu dài, từ năm này sang
năm khác
2. Thời điểm bắt đầu và kết thúc theo
ngày lịch

2. Không có đặc điểm cụ thể liên
quan đến ngày lịch (ngoại trừ
ngân sách tài chính hàng năm)
3. Dự án có thể kết thúc đột ngột khi
không đạt mục tiêu

3. Tồn tại liên tục
4. Do tính độc đáo của dự án, công
việc không bị lặp lại

4. Thực hiện các công việc và chức
năng đã biết
5. Nỗ lực tổng hợp được hoàn thành
trong ràng buộc về thời gian và
nguồn lực

5. Công việc tối đa được thực hiện
với ngân sách sàn / trần hàng năm
(ceiling budget)
6. Việc dự báo thời gian hoàn thành
và chi phí gặp khó khăn

6. Tương đối đơn giản

7. Liên quan đến nhiều kỹ năng và kỷ
luật trong nhiều tổ chức và thay đổi
theo giai đoạn dự án

7. Chỉ liên quan đến một vài kỹ
năng và kỷ luật trong một tổ chức
8. Tỷ lệ và loại chi phí thay đổi liên
tục

8. Tương đối ổn định
9. Bản chất năng động

9. Bản chất ổn định
5. Vòng đời của dự án
5.1. Khái niệm về vòng đời của dự án
Vì có thời gian khởi đầu và kết thúc nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của
Dự án bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt
được kết quả của Dự án. Trong vòng đời này, công tác quản lý chú trọng vào phương
thức kiểm soát nhằm giảm thiểu những nguồn lực và tiền của dành cho những mục tiêu
không chắc chắn.
Khái niệm vòng đời xuất phát từ ba quan điểm sau:
• Dự án có thời gian khởi đầu và kết thúc
• Dự án giải quyết một vấn đề hoặc nhằm đạt tới một nhu cầu về tổ chức
• Quá trình quản lý được thực hiện song song với vòng đời.
Hầu hết các dự án phát triển sử dụng vòng đời bốn giai đoạn:
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ

Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 4
Giai đoạn Tên gọi Những mục tiêu quản lý
Hình thành

Đề án và khởi xướng

• Quy mô và mục tiêu
• Tính khả thi
• Ước tính ban đầu +/- 30%
• Đánh giá các khả năng
• Quyết định triển khai hay không
Phát triển

Thiết kế và đánh giá

• Xây dựng Dự án
• Kế hoạch thực hiện và phân bổ nguồn lực

• Dự toán +/- 10%
• Kế hoạch ban đầu
• Phê duyệt
Trưởng thành


Thực hiện và quản lý

• Giáo dục và thông tin

• Quy hoạch chi tiết và thiết kế
• Khống chế ở mức +/- 5%
• Bố trí công việc
• Theo dõi tiến trình
• Quản lý và phục hồi
Kết thúc

Hoàn công và kết thúc


• Hoàn thành công việc
• Sử dụng kết quả
• Đạt được các mục đích
• Giải thể nhân viên
• Kiểm toán và xem xét
5.2. Vòng đời của dự án theo cách xác định của Ngân hàng Thế giới
1) Xác định các nội dung của dự án
2) ChuNn bị dữ liệu
3) Đánh giá dữ liệu và lựa chọn giải pháp cho dự án
4) Đàm phán và huy động thành lập tổ chức dự án
5) Triển khai bao gồm thiết kế chi tiết và xây dựng dự án
6) Thực hiện Dự án
7) Đánh giá tổng kết sau dự án
6. Phân loại cơ bản các dự án trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Dự án xã hội: Cải tổ hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ an ninh
trật tự cho tất cả các tầng lớp dân chúng, khắc phục những hậu quả thiên tai.
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c

TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 5
+ Dự án kinh tế: Cổ phần hóa doanh nghiệp, tổ chức hệ thống đấu thầu, bán đấu
giá tài sản, xây dựng hệ thống th mới.
+ Dự án tổ chức: Cải tổ bộ máy quản lý. thực hiện cơ cấu sản xuất kinh doanh
mới. tổ chức các hội nghị quốc tế, đổi mới hay thành lập các tổ chức xã hội, các hội
nghề nghiệp khác.
+ Các dự án nghiên cứu và phát triển: Chế tạo các sản phNm mới, nghiên cứu chế
tạo các kết cấu xây dựng mới, xây dựng các chương trình, phần mềm tự động hóa.
+ Dự án đầu tư xây dựng: Các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, cơng cộng và
hạ tầng kỹ thuật.
II. GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Khái niệm
Quản lý dự án là một q trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
cơng việc và nguồn lực để hồn thành các mục tiêu đã định.
Quản lý dự án là một nghệ thuật và khoa học phối hợp con người, thiết bị, vật tư,
kinh phí và thời gian để hồn thành dự án đúng hạn và trong phạm vi kinh phí được
duyệt.
2. Các tiêu chun đánh giá quản lý dự án










Một dự án thành cơng có các đặc điểm sau:
- Hồn thành trong thời hạn quy định (Within Time)
- Hồn thành trong chi phí cho phép (Within Cost)
- Đạt được thành quả mong muốn (Design Performance)
- Sử dụng nguồn lực được giao một cách:

Chi phí

Thời gian


Thành quả

Ngân sách
cho phép

Thời hạn
quy đònh

Yêu cầu về
thành quả

Mục tiêu

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ

Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 6
+ Hiệu quả (Effective)
+ Hữu hiệu (Efficiency)
3. Nội dung quản lý dự án
3.1. Đặc trưng của quản lý dự án
Sự xuất hiện của hàng loạt công trình kém chất lượng, công trình dở dang, chúng
ta cảm thấy đau lòng. Nếu các nhà quản lý hiểu rõ được kiến thức quản lý dự án, nắm
vững được quy luật vận động của dự án thì sẽ tránh được rất nhiều các hiện tượng.
Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
kỹ thuật và kinh tế xã hội, các nước đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp của bản
thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến trình này, các tập
đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hóa không ngừng xây dựng những dự án công trình có
quy mô lớn, kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Dự án đã trở thành phần cơ bản trong cuộc
sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không ngừng nâng cao về
trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tư dự án cũng yêu cầu ngày càng cao đối với
chất lượng dự án.
Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự
án. Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để
tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc
về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ
chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt
đầu đến lúc kết thúc dự án.
Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
a) Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.
b) Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức
là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo thành quá trình
vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của

dự án.
c) Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sản
phNm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc quản lý
không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
d) Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án
không thể vận hành có hiệu quả mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện. Quá
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 7
trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường coi việc
quản lý dự án là quản lý sáng tạo.
3.2. Nội dung quản lý dự án
Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4
giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn hình thành, giai
đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc). Mục đích của nó là từ
góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục
tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Vì thế,
làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
a) Quản lý phạm vi dự án
Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án
nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm
vi, điều chỉnh phạm vi dự án…
b) Quản lý thời gian dự án

Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo
chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các công việc như
xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời
gian và tiến độ dự án.
c) Quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo
hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu. Nó bao gồm việc bố
trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.
d) Quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án
nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao
gồm việc quy hoạch chất lượng. khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng…
đ) Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm
bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi nguời trong dự án và tận
dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây
dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản lý dự án.
e) Quản lý việc trao đổi thông tin dự án
Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 8
nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết
cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án.

g) Quản lý rủi ro trong dự án
Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường
trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối
đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi
không xác định cho dự án. Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính
toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro.
h) Quản lý việc thu mua của dự án
Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm
sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án.
Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn
vật liệu.
i) Quản lý việc giao nhận dự án
Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên
thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án. Một số dự án tương đối
độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự
chuyển giao kết quả. Nhưng một số dự án lại khác, san khi dự án hoàn thành thì khách
hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất. Dự án vừa bước
vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng (người tiếp nhận dự án) có thể
thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kỹ thuật của
dự án. Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận dự án
giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản lý việc giao - nhận dự án. Quản lý
việc giao - nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp
nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ gian hai bên giao và nhận, như vậy mới
tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp.
Trong rất nhiều dự án đầu tư quốc tế đã gặp phải trường hợp này, do đó quản lý việc
giao - nhận dự án là vô cùng quan trọng và phải coi đó là một nội dung chính trong
việc quản lý dự án.
3.3. Ý nghĩa của quản lý dự án
a) Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong những công
trình lớn, phức tạp.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời sống
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 9
nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng ngày
càng nhiều. Ví dụ, công trình xây dựng các doanh nghiệp lớn, các công trình thủy lợi,
các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàng không. Cho dù là nhà đầu tư hay
người tiếp quản dự án đều khó gánh vác được những tổn thất to lớn do sai lầm trong
quản lý gây ra. Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa học hiện đại
giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn. phức tạp đạt được mục tiêu đề ra một
cách thuận lợi.
b) Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống
mục tiêu dự án.
Nhà đầu tư (khách hàng) luôn có rất nhiều mục tiêu đối với một dự án công
trình, những mục tiêu này tạo thành hệ thống mục tiêu của dự án. Trong đó, một sổ
mục tiêu có thể phân tích định lượng, một số lại không thể phân tích định lượng. Trong
quá trình thực hiện dự án, chúng ta thường chú trọng đến một số mục tiêu định lượng
mà coi nhẹ những mục tiêu định tính. Chỉ khi áp dụng phương pháp quản lý dự án
trong quá trình thực hiện dự án mới có thể tiến hành điều tiết, phối hợp, khống chế
giám sát hệ thống mục tiêu tổng thể một cách có hiệu quả
Một công trình dự án có quy mô lớn sẽ liên quan đến rất nhiều bên tham gia dự
án như người tiếp quản dự án, khách hàng, đơn vị thiết kế, nhà cung ứng, các ban
ngành chủ quản nhà nước và công chúng xã hội. Chỉ khi điều tiết tốt các mối quan hệ
này mới có thể tiến hành thực hiện công trình dự án một cách thuận lợi.

c) Quản lý dự án thúc đy sự trưởng thành nhanh chóng của các nhân tài chuyên
ngành.
Mỗi dự án khác nhau lại đòi hỏi phải có các nhân tài chuyên ngành khác nhau.
Tính chuyên ngành dự án đòi hỏi tính chuyên ngành của nhân tài. Vì thế, quản lý dự
án thúc đNy việc sử dụng và phát triển nhân tài, giúp cá nhân tài có đất để dụng võ.
Tóm lại, quản lý dự án ngày càng trở nên quan trọng và có nghĩa trong đời sống
kinh tế. Trong xã hội hiện đại, nếu không nắm vững phương pháp quản lý dự án sẽ gây
ra những tổn thất lớn. Để tránh được những tổn thất này và giành được những thành
công trong việc quản lý dự án thì trước khi thực hiện dự án, chúng ta phải lên kế hoạch
một cách tỉ mỉ, chu đáo.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án và các trở ngại gặp phải
4.1. Bảy yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án
Được trình bày trong bảng sau:
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 10
Bảy yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án
Hai yếu tố do tác động
bên ngoài
1. Nguồn tài trợ và chương trình: nguồn tài chính
do nhà tài trợ và chủ dự án cung cấp, kết quả mong
đợi và thời gian "hoàn" vốn.
2. Ảnh hưởng bên ngoài như tác động về chính trị,
kinh tế, xã hội, pháp lý, môi trường.

Hai yếu tố phát sinh từ
chiến lược của dự án
3. Thái độ: thể hiện tầm quan trọng của dự án và sự
hỗ trợ của các bên liên quan.
4. Xác định: dự án cần xác định rõ phải làm gì,
phương pháp tiếp cận thiết kế dự án và chiến lược
thực hiện.
Ba yếu tố xuất phát từ
bên trong tổ chức dự án

5. Con người: sự quản lý và lãnh đạo
6. Hệ thống: kế hoạch, chế độ báo cáo và kiểm soát
để đo lường tiến độ của dự án
7. Tổ chức: vai trò, trách nhiệm và quan hệ giữa các
bên tham gia.
4.2. Những trở ngại trong quản lý dự án
a) Trở ngại khi hình thành dự án:
- Kế hoạch của dự án không khớp với kế hoạch của chủ đầu tư
- Thủ tục quản lý không được xác lập
- Thứ tự ưu tiên không được thông báo đến các bên liên quan
- Không có tầm nhìn chung.
b) Trở ngại khi lập kế hoạch:
- Sử dụng các công cụ quá phức tạp, như phần mềm, chiến lược và kế hoạch
phức tạp
- Không khuyến khích sáng tạo
- Dự tính về nguồn lực không thực tế.
c) Trở ngại trong tổ chức và thực hiện:
- Thiếu hợp tác trong nội bộ dự án
- Thiếu phù hợp văn hóa và kém chia sẻ thông tin
- Nguồn lực không có sẵn khi cần thiết

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 11
- Khơng thể kiểm tra để biết địa phương có đủ khả năng đáp ứng u cầu của
việc thực thi dự án hay khơng
- Trách nhiệm quản lý khơng xác định hoặc khơng rõ ràng.
d) Trở ngại trong kiểm sốt:
- Khơng hiểu mục đích của kiểm sốt
- Khơng theo dõi tiến độ theo kế hoạch
- Các cuộc họp đánh giá khơng hiệu quả
- Trách nhiệm khơng đi kèm với quyền hạn.
III. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (PROJECT MANAGER - PM)
PM: Là người chịu trách nhiệm trong việc QLDA
1. Vai trò và trách nhiệm của nhà QLDA
a) Vị trí của nhà QLDA trong bối cảnh chung của dự án
Parent Organization
(Tổ chức Mẹ)
Project Team
(Tổ Dự án)
Client/Beneficiary
(Người hưởng thụ từ DA)


PM sống trong một thế giới đầy mâu thuẫn:

• Các dự án cạnh tranh về nguồn lực
• Mâu thuẫn giữa các thành viên trong dự án
• Khách hàng muốn thay đổi u cầu
• Các nhà quản lý của tổ chức “Mẹ” muốn giảm chi phí
> Người quản lý giỏi sẽ phải giải quyết nhiều mâu thuẫn này
b) Vai trò của nhà quản lý dự án
• Quản lý các mối quan hệ giữa người và người trong các tổ chức của DA
• Phải duy trì sự cân bằng giữa chức năng: - Quản lý dự án
- Kỹ thuật của dự án
• Đương đầu với rủi ro trong q trình QLDA
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 12
• Tồn tại với điều kiện ràng buộc của dự án
> PM phải lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Vai trò của nhà quản lý chức năng (Functional Manager)
• Làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ (How)
• Nhiệm vụ được hoàn thành ở đâu ? (Where)
> Nhà quản lý chức năng sẽ cung cấp đầy đủ nguồn lực để hoàn thành mục
tiêu đã đề ra trong điều kiện giới hạn của dự án
c. Trách nhiệm của nhà QLDA.
Relations
Cost
Quality

Time


PM phải giải quyết được mối liên hệ giữa 3 yếu tố: Chi phí, Thời gian và Chất lượng
2. Các kỹ năng và phm chất của PM
a) Các kỹ năng (Requyred Skills)




















K
ỹ nă
ng
truyền đạt

K
ỹ năng

kỹ thuật
K
ỹ năng
lãnh đạo
K
ỹ năng quan
hệ con người
và quản lý
nguồn lực
K
ỹ năng

thương lượng
K
ỹ năng tiếp


và ký hợp đồng
với khách hàng
K
ỹ năng lập
ngân sách
K
ỹ năng

quản lý thời gian


& lập tiến độ
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 13
b) Phm chất của nhà QLDA
• Thật thà và chính trực (Honesty & Integrity)
• Khả năng ra quyết định (Decision Making Ability)
• Hiểu biết các vấn đề về con người (Understanding of Personal Problem)
• Tính chất linh hoạt, đa năng, nhiều tài (Versatility)
c) Chọn lựa PM
• Generalist > Specialist
Biết tổng quát > chuyên sâu
• Synthesizer > Analyst
Mang đầu óc tổng hợp > mang đầu óc phân tích
• Facilatator > Supervisor
Người làm cho mọi việc dễ dàng (sẵn sàng hợp tác) > Giám sát
Tùy theo quy mô của dự án mà các tính chất này sẽ thay đổi














Câu hỏi:
Ai là người thích hợp với quản lý dự án ?
> Trả lời: By Training, Experience & Educational Background
> Loại người + Industrial Engineer
+ Engineering Manager
Quy mô dự án
Yêu cầu
Kỹ năng
chuyên môn / kỹ thuật
Kỹ năng quan hệ
con người
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 14
Chương 1
GIỚI THIỆU CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

Dự án xây dựng (gọi tắt của Dự án đầu tư xây dựng) được Luật Xây dựng Việt
Nam năm 2003 giải thích như sau (17 Điều 3- Luật Xây dựng):
"Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục
đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phm, dịch vụ trong
một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh
và phần thiết kế cơ sở".
Như vậy có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động
xây dựng.
1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình
Đặc trưng của xây dựng, đó là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có những đặc
điểm riêng, khác với những ngành sản xuất vật chất khác. Xuất phát từ những đặc thù
riêng của ngành xây dựng, dự án đầu tư xây dựng có những đặc điểm riêng khác với sản
phNm của các ngành sản xuất vật chất khác:
- Dự án ĐTXD có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phNm,
phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thuỷ văn, khí hậu Dự án ĐTXD là những
TSCĐ, có chức năng tạo ra sản phNm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư
lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị khác cùng tạo ra.
Dự án ĐTXD không chỉ mang ý nghĩa kinh tế kỹ thuật mà còn mang tính nghệ
thuật, phản ánh trình độ kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật của từng giai đoạn lịch sử nhất
định của một đất nước.
Quá trình xây dựng bị tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên như tình hình địa chất thuỷ
văn, ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, mưa bão, động đất. Do vậy, để giảm thiểu lãng phí,
thất thoát do nguyên nhân khách quan bởi điều kiện tự nhiên, công tác điều tra khảo sát,
chuNn bị đầu tư phải thật kỹ càng, chính xác.
Trong ĐTXD, chu kỳ sản xuất thường dài và chi phí sản xuất thường lớn. Vì vậy,
chọn công trình để bỏ vốn thích hợp nhằm giảm mức tối đa thiệt hại do công trình xây
dựng dở dang là một thách thức lớn đối với các nhà thầu.
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 15
Để thực hiện một dự án ĐTXD phải trải qua nhiều giai đoạn, có rất nhiều đơn vị
tham gia thực hiện. Trên một công trường, có thể có hàng chục đơn vị làm các công việc
khác nhau, nhưng các đơn vị này cùng hoạt động trên một không gian và thời gian, vì vậy
trong tổ chức thi công cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau bằng các hợp đồng giao nhận
thầu xây dựng. Tuy vậy, hiện nay cách thức giao nhận thầu chưa được cải tiến, giá bán
được định trước khi chế tạo sản phNm, tức là trước khi nhà thầu biết giá thành thực tế của
mình, việc ước lượng đúng đắn giá cả và phương tiện thi công rất khó khăn vì phải dựa
trên những giả thiết mà rất có thể khi thi công thực tế bị phủ định.
Như vậy, đặc điểm này đòi hỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng
và quản lý vốn đầu tư ngay từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, lựa chọn địa
điểm, điều tra khảo sát để dự án đầu tư đảm bảo tính khả thi.
- Dự án ĐTXD có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.
Dự án ĐTXD với tư cách là công trình xây dựng khi đã hoàn thành đưa vào sử
dụng, đưa ra trao đổi mua bán trên thị trường là TSCĐ, không bé nhỏ như các loại sản
phNm trong sản xuất công nghiệp. Kết cấu của sản phNm phức tạp, một công trình có thể
gồm nhiều hạng mục công trình, một hạng mục có thể bao gồm nhiều đơn vị công trình.
Với quy mô lớn và phức tạp của dự án ĐTXD dẫn đến chu kỳ sản xuất dài. Từ đặc điểm
này đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư lớn. Muốn đáp ứng được điều đó, các quốc gia phải
phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực trong nước như: tiết kiệm từ nội bộ nền kinh tế, huy
động mọi nguồn lực trong các tầng lớp dân cư, đồng thời phải tìm mọi giải pháp để thu
hút các nguồn lực nước ngoài như vốn ODA, FDI, NGO…
Xuất phát từ đặc điểm này, yêu cầu trong công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính
phải có kế hoạch, tiến độ thi công, có biện pháp kỹ thuật thi công tốt để rút ngắn thời gian

xây dựng nhằm giảm chi phí quản lý, hạ giá thành xây dựng.
- Dự án ĐTXD có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phNm có ý nghĩa
quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
Dự án ĐTXD sản xuất không theo dây chuyền hàng loạt, mà mỗi công trình dự án
có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, địa điểm nơi
xây dựng công trình. Thời gian khai thác và sử dụng lâu dài, thường là 10 năm, 20 năm,
50 năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tính chất dự án.
Quá trình ĐTXD gồm 3 giai đoạn: ChuNn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giai đoạn
kết thúc đầu tư, đưa dự án vào vận hành khai thác.
Xây dựng dự án và thực hiện dự án là hai giai đoạn có thời gian dài nhưng lại không
tạo ra sản phNm, đây là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn giữa đầu tư và tiêu dùng.
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 16
Các nhà kinh tế cho rằng đầu tư là quá trình làm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi
nhuận trong nhiều thời kỳ nối tiếp sau này. Muốn nâng cao hiệu quả vốn ĐTXD cần chú ý
tập trung các điều kiện đầu tư có trọng điểm, nhằm đưa nhanh các dự án đầu tư vào khai
thác sử dụng.
Khi xét hiệu quả vốn ĐTXD cần quan tâm xem xét cả 3 giai đoạn của quá trình đầu
tư, tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện đầu tư, tức là việc đầu
tư vào xây dựng các dự án mà không chú ý thời gian khai thác dự án. Việc coi trọng hiệu
quả kinh tế do ĐTXD mang lại là hết sức cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tối ưu,
đảm bảo trình tự xây dựng.
- Dự án ĐTXD mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật

và quốc phòng.
Đặc điểm này đòi hỏi người quản lý phải có cách nhìn toàn diện, nếu không có thể
dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cân đối trong quan hệ phối hợp đồng bộ giữa các
khâu công tác từ quá trình chuNn bị đầu tư, chuNn bị xây dựng cũng như quá trình thi công.
Ngoài những đặc điểm của dự án ĐTXD nói chung thì dự án ĐTXD từ nguồn
vốn NSNN còn có đặc điểm riêng, đó là quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn ĐTXD bị
tách rời nhau.
Xuất phát từ đặc điểm này mà trong quản lý vốn ĐTXD của NSNN dễ bị thất
thoát. Nếu các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án không ngừng nâng cao tinh thần
trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không đáp ứng yêu cầu quản lý; Nhà
nước không tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bằng những cơ chế chính sách
ràng buộc trách nhiệm thì thất thoát lãng phí trong ĐTXD thuộc vốn NSNN là không
thể tránh khỏi.
1.2. VÒNG ĐỜI CỦA DỰ ÁN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG
1.2.1. Vòng đời của dự án xây dựng
Vòng đời của một dự án được chia thành 5 giai đoạn:
• Giai đoạn ý tưởng :giải trình các mục tiêu dự án phải đạt được.
• Giai đoạn phát triển: đạt được những thoả thuận và phê chuNn cần thiết như
phê duyệt của chính quyền, thoả thuận về tài chính, ủng hộ của quần chúng,
của luật pháp.
• Giai đoạn tiến hành: tiến hành các quá trình thiết kế, xây dựng, chạy thử, bàn
giao.
QUN Lí D N U T XY DNG

Bi ging dnh cho cao h
c
TS Bựi
Bựi Bựi
Bựi c Nng

c Nngc Nng
c Nng 17
Giai on hot ng v bo dng duy tu: khai thỏc cụng trỡnh, tin hnh duy
tu, bo dng cụng trỡnh.
Giai on quay vũng v phc hi: d ỏn kt thỳc vũng i ca mỡnh, nú phi
c ci to, i mi tip tc s dng, hoc s phi phỏ i, x lý.
D ỏn u t c hỡnh thnh v phỏt trin vi nhiu giai on riờng bit, nhng
gn kt cht ch vi nhau, thm chớ an xen nhau theo mt tin trỡnh lụgic. Mc dự
vy, cú th nghiờn cu chỳng mt cỏch tng i c lp v trờn cỏc gúc khỏc nhau
hiu chỳng mt cỏch h thng hn, ton din hn.
Mt d ỏn u t t khi hỡnh thnh ý b vn u t n khi cụng trỡnh c
nghim thu a vo hot ng tri qua ba giai on:
- Giai on chuNn b u t
- Giai on thc hin u t
- Giai on kt thỳc, a d ỏn vo vn hnh khai thỏc.
Ba giai on ú to nờn chu k hot ng ca d ỏn theo s 1.1.

Hỡnh 1.1. Cỏc giai on ca d ỏn u t
Giai đoạn I:
Chuẩn bị đầu t
Giai đoạn II:

Thực hiện đầu t

Đấu thầu, thuơng
lợng, ký kết HĐ
(XD, lắp đặt)

Nghiên cứu
cơ hội đầu t


Nghiên cứu dự
án tiền khả thi

Thẩm định dự án và
quyết định đầu t

Nghiên cứu dự
án khả thi

Khảo sát, thiết
kế, lập dự toán

Thi công
XD
,
lắp
đặt thiết bị, đào
tạo, CGCN

Chạy thử,
nghiệm thu,
quyết toán

Giai đoạn III:

Kết thúc, đa dự án vào vận hành,
khai thác
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 18
Trong mỗi giai đoạn cần thực hiện những công việc cụ thể, diễn ra theo trình tự
các bước nhất định. Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện
bước tiếp theo phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính, kỹ
thuật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuNn, quy phạm (nếu có) cho bước đó
và được cấp có thNm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo.
Cụ thể như sau:
* Giai đoạn chun bị đầu tư:
Giai đoạn chuNn bị đầu tư còn gọi là giai đoạn tiền đầu tư.
Đây là giai đoạn điều tra, khảo sát các vấn đề kinh tế, xã hội để lập dự án. Công
việc thực hiện ở giai đoạn chuNn bị đầu tư gồm:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
+ Tiến hành thăm dò, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm nguồn
cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa
chọn hình thức đầu tư.
+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.
+ Lập dự án đầu tư.
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản đến cơ quan có thNm quyền quyết định đầu tư để
thNm định, phân tích, đánh giá mức độ khả thi của dự án về mặt kỹ thuật và công nghệ,
xây dựng và môi trường, kinh tế và tài chính xem dự án có khả thi không, có được đầu
tư hay không.
* Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Thực hiện dự án là giai đoạn biến các dự định đầu tư thành hiện thực nhằm đưa
dự án vào hoạt động trong thực tế của đời sống kinh tế xã hội. Công việc ở giai đoạn

thực hiện dự án bao gồm các công việc sau được thực hiện kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ
khi thiết kế đến khi đưa dự án vào vận hành khai thác:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước, mặt biển và thềm lục địa.
+ ChuNn bị mặt bằng xây dựng.
+ Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng công trình.
+ Phê duyệt, thNm định thiết kế, dự toán công trình, hạng mục công trình.
+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).
+ Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu đã trúng thầu.
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 19
+ Thi công xây lắp công trình.
+ Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng.
+ Nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
* Giai đoạn kết thúc, đưa dự án vào vận hành, khai thác:
Giai đoạn này được xác định từ khi dự án hoàn thành, được nghiệm thu quyết
toán chính thức đưa dự án vào vận hành, khai thác cho đến khi kết thúc tuổi đời hoạt
động của dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động theo chức năng của dự án đã
được xác định trong mục tiêu đặt ra để xây dựng dự án.
1.3. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thời
hạn. Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại dự
án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây

gọi chung là dự án) được phân loại như sau (Điều 2- Nghị định 12/2009/NĐ-CP):
Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân
loại như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét,
quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C
theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn.
Phân loại theo nhóm dự án là nhằm mục tiêu phân cấp quản lý. Đặc trưng của
mỗi nhóm phụ thuộc vào:
- Tính chất phục vụ của dự án: quốc phòng, an ninh, ngoại giao, thủy điện, dầu
khí, nhà ở
- Quy mô đầu tư: diện tích đất, thời gian xây dựng
- Tổng mức vốn đầu tư.
- Mức độ phức tạp về thiết kế và thi công.
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 20
Phân loại dự án theo nguồn vốn là căn cứ để quy định hình thức và nội dung

quản lý dự án. Trong Nghị định nêu trên cũng chỉ rõ ngoài những quy định chung đối
với các dự án đầu tư xây dựng đó là: phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an
toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác
có liên quan thì căn cứ theo nguồn vốn, Nhà nước có quy định:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành
phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương
đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi
công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án,
nhưng không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, 4 năm đối với dự án nhóm B.
Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thNm
quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước;
b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có
dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của
Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự
quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý
hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong tổng
mức đầu tư.
Việc phân loại dự án rất quan trọng, nó quyết định nhiều vấn đề trong quản lý dự
án, đó là:
- Phân cấp quản lý, xác định chủ đầu tư, phê duyệt, cấp phép xây dựng ;
- Trình tự thực hiện đầu tư và xây dựng (báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ
thuật, thiết kế 1 bước hoặc 2 bước, đấu thầu hoặc chỉ định thầu );
- Hình thức quản lý dự án;

- Thời hạn bảo hành công trình;
- Bảo hiểm công trình xây dựng.
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 21
1.4. MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ CÁC CHỦ THỂ THAM
GIA QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu của quản lý dự án xây dựng
Tùy thuộc vào quy mô dự án, tính chất dự án và phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế -
xã hội của từng quốc gia mà mỗi nước có những mục tiêu quản lý dự án khác nhau.
Ở mức cơ bản nhất được nhiều nước trên thế giới áp dụng là tam giác mục tiêu:
chất lượng, giá thành và thời gian.
Ở Việt Nam các mục tiêu của quản lý dự án đã được nâng lên thành năm mục
tiêu bắt buộc phải quản lý đó là:
- Chất lượng
- Thời gian
- Giá thành
- An toàn lao động
- Bảo vệ môi trường
Còn về lý thuyết nhiều nước đã hướng tới các mục tiêu khó khăn hơn đó là:
- Quản lý rủi ro dự án
- Quản lý thông tin liên lạc trong dự án
- Quản lý tài nguyên dự án
- Quản lý mua sắm cho dự án

- Quản lý phối hợp nhiều dự án
Tuy nhiên việc quản lý này cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Trên thực tế người
ta mới chỉ quản lý rời rạc từng mục tiêu, còn trên lý thuyết người ta đã quản lý được đa
mục tiêu và quản lý tối ưu.
Quản lý rời rạc từng mục tiêu của dự án:
- Chất lượng.
- Giá thành
- Thời gian
Quản lý đa mục tiêu của dự án:
- Chất lượng và giá thành
- Thời gian và giá thành
- Chất lượng và thời gian
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 22
Thậm chí còn quản lý tối ưu cùng một lúc với ba mục tiêu:
- Chất lượng
- Giá thành Optimal!
- Thời gian
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển các mục tiêu quản lý dự án, thì các chủ thể
tham gia vào quản lý dự án cũng phát triển theo. Thời kỳ đầu có sự tham gia của Nhà
nước, chủ đầu tư và nhà thầu, sau đó phát triển thêm các chủ thể khác như nhà thầu tư
vấn, nhà thầu thiết kế và thậm chí nhiều dự án còn có sự giám sát của nhân dân và gần
đây còn có sự tham gia của các nhà bảo hiểm cho người và công trình xây dựng.
























Hình 1.2. Các m
ục tiêu quản lý dự án xây dựng
QUẢN LÝ
DỰ ÁN
XÂY D

NG


CHẤT LƯỢNG

GIÁ THÀNH THỜI GIAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG
Ở VIỆT NAM
CHẤT LƯỢNG

GIÁ THÀNH
THỜI GIAN
MÔI TRƯỜNG

AN TOÀN LĐ

CÁC CHỦ THỂ
- Nhà nước
- Chủ đầu tư
- Thiết kế
- Thẩm định
- Tư vấn quản lý dự án
- Nhà thầu xây dựng
- Tư vấn giám sát
- Nhân dân
- Bảo hiểm
CHẤT LƯỢNG

GIÁ THÀNH
THỜI GIAN
THÔNG TIN LIÊN LẠC


RỦI RO
TÀI NGUYÊN

ATLĐ
MÔI TRƯỜNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 23
1.4.2. Quản lý nhà nước về xây dựng
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà
nước về xây dựng.
Các Bộ, các cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình
phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng
trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
A. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển và các hoạt
động xây dựng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
3. Ban hành quy chuNn, tiêu chuNn xây dựng.
4. Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.

5. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
6.Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm
trong hoạt động xây dựng.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
8. Đào tạo nguồn lực cho hoạt động xây dựng.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng
Tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, trình độ dân trí, đặc điểm
của địa phương, mà mỗi tỉnh, thành phố có những cách quản lý và mức độ quản lý
khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung là việc quản lý nhà nước về xây dựng đều
tập trung vào hai nội dung chính như sau:
Nội dung quản lý thứ nhất: Quản lý con người
Con người ở đây là các cá nhân, các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng, để
quản lý được con người, người ta phân chia các công trình xây dựng thành các loại
công trình khác nhau như xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp Trong công
trình đó lại phân chia ra các loại công việc xây dựng như: khảo sát, thiết kế, thi công,
tư vấn và đề ra những điều kiện, những tiêu chuNn cho các cá nhân, các tổ chức,
muốn làm công việc đó, công trình đó. Chỉ khi nào đạt được các yêu cầu ghi trong quy
định thì các cá nhân, tổ chức mới được cấp giấy phép (chứng chỉ hành nghề, giấy phép
hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, giấy chứng nhận năng lực chuyên
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 24
môn, chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ ). Và chỉ khi nào có đủ giấy tờ theo yêu cầu thì các
cá nhân hoặc tổ chức hoạt động xây dựng được coi là hợp pháp. Nhà nước quy định

cho các cơ quan chức năng được phép cấp các loại giấy này.
Nội dung quản lý thứ hai: Quản lý sản phNm trong hoạt động xây dựng
Sản phNm trong hoạt động xây dựng rất đa dạng vì vậy người ta chia quá trình
tạo ra sản phNm xây dựng thành 3 giai đoạn để tiện cho việc quản lý:
- Giai đoạn thứ nhất: ChuNn bị đầu tư
Bao gồm các công việc: khảo sát, lập dự án, thiết kế cơ sở, tính tổng mức đầu tư
xây dựng.
- Giai đoạn thứ 2: Thực hiện đầu tư xây dựng
Bao gồm các công việc: khảo sát kỹ thuật, thiết kế xây dựng, dự toán và tổng hợp
dự toán, đầu thầu lựa chọn nhà thầu, thi công xây lắp, kết thúc giai đoạn này là hoàn
thành việc xây dựng công trình.
- Giai đoạn thứ 3: Kết thúc đầu tư đưa công trình vào sử dụng
Bao gồm các công việc: nghiệm thu, chạy thử, bàn giao. Để được nghiệm thu có
thể phải kiểm định công trình hoặc xin giấy chứng nhận phù hợp chất lượng xây dựng.
Trong tương lai sẽ phải có một loại chứng chỉ đăng kiểm công trình để cho phép sử
dụng công trình.
Như vậy sẽ có hai loại giấy là công cụ để quản lý xây dựng:
- Đối với con người: Giấy phép hành nghề (Builder’s Licences).
- Đối với công trình xây dựng: Giấy chứng nhận công trình được phép sử dụng
(Occupency Permits).
Nhà nước thống nhất quản lý hai loại giấy tờ trên, tập trung vào một đầu mối là
Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng và áp dụng cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, cho bất kỳ
loại công trình nào, không phân biệt nguồn vốn hoặc sở hữu. Tuy nhiên nhà nước
không thể bao cấp được tất cả các loại giấy tờ, nên cần phải xã hội hóa bằng cách giao
quyền cho các Hội nghề nghiệp: Hội xây dựng, Hội kiến trúc sư, Hội tư vấn, Hội nhà
thầu xây dựng, và các trường đại học được phép cấp các loại chứng chỉ đào tạo, chứng
chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chứng nhận năng lực, chứng nhận chất lượng
Trên cơ sở đó Nhà nước cấp giấy phép hành nghề và giấy chứng nhận công trình được
phép sử dụng.
B. Thanh tra xây dựng

Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên ngành về xây dựng có các nhiệm vụ
quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bài giảng dành cho cao họ
c
TS Bùi Đ
Bùi ĐBùi Đ
Bùi Đức Năng
ức Năngức Năng
ức Năng 25
1. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng.
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thNm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà
nước có thNm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng.
3. Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thNm quyền giải quyết khiếu nại, tố
cáo về xây dựng.
4. Thanh tra xây dựng có các quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn
đề cần thiết.
- Yêu cầu giám định những nội dung có liên quan đến chất lượng công trình xây
dựng trong trường hợp cần thiết.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
- Lập biên bản thanh tra, xử lý theo thNm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thNm quyền thực hiện các biện pháp xử lý.
5. Thanh tra xây dựng có trách nhiệm
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định.
- Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng được thanh tra.
Việc thanh tra phải được lập thành văn bản.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình và bồi thường thiệt hại
do kết luận sai gây ra.

- Thực hiện các trách nhiệm khác nhau theo quy định của pháp luật.
1.4.3. Quản lý xã hội về xây dựng
Tất cả các chủ thể khác trừ Nhà nước, đều tham gia quản lý xã hội về xây dựng.
Đặc điểm của quản lý xã hội là ở chỗ các chủ thể đều làm việc ở phần chuyên môn
mang tính chất nghề nghiệp và được trả tiền. Riêng chủ thể nhân dân là mang tính xã
hội không được trả tiền.
Quản lý xã hội về xây dựng được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế trong
hoạt động xây dựng. Các chủ thể này đều chịu trách nhiệm với nhau qua các quy định,
các thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.



Chủ đầu tư xây dựng công trình
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao
quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng
công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng.

×