Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ứng dụng trắc nghiệm khách quan trong đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.51 KB, 7 trang )

TỔNG QUAN
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
dạy học thì vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng
trong quá trình giảng dạy và học tập. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được
đúng trình độ, năng lực của học sinh và chất lượng giảng dạy vào những thời
điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành
cho những người làm công tác giáo dục.
Đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng từ việc thu thập
thông tin mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng và đành
giá không phải chỉ là việc cho điểm hệ số một, điểm một tiết, điểm học kỳ của
học sinh mà phải là hoạt động thu thập tất cả những sản phẩm do học sinh làm ra
trong quá trình học.
Hiện nay do nhiều lí do mà việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh của môn học giáo viên chưa đề cao tới việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh
vực nhận thức của học sinh. Như giáo viên mới chỉ đánh giá để biết được mức
độ tiếp thu kiến thức và kĩ năng của người học mà chưa chú ý đến yêu cầu thực
hiện những công việc có ý nghĩa giống với những thách thức đời thường sẽ gặp
sau này.
Qua điều tra, nghiên cứu việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá ở môn
công nghệ nói chung là chưa thực sự được chú ý vì rằng trong quan niệm của
mọi người ( kể cả học sinh ) môn công nghệ ở phổ thông vẫn chỉ là “môn phụ”
do đó việc dạy và học cũng như việc kiểm tra, đánh giá ở môn công nghệ chưa
được coi trọng.
Để thực hiện tốt việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá và để làm sáng
tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến
thức, kĩ năng và thái độ của học sinh đối chiếu với yêu cầu chương trình môn
học. Do đó tác giả lựa chọn đề tài “Ứng dụng trắc nghiệm khách quan trong
đổi mới kiểm tra, đánh giá môn công nghệ phổ thông” nhằm thực hiện tốt
mục tiêu dạy học.
Phan


Duy

Kiên



Gv

Tr ường

THPT



Xoay


I/ NỘI DUNG KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Trắc nghiệm khách quan là một phương tiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức
hoặc để thu thập thông tin.
a/Ưu điểm và nhược điểm của trắc nghiệm khách quan
* Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan
- Khảo sát được số lượng lớn thí sinh, kết quả nhanh, điểm số đáng tin cậy,

công bằng, chính xác, vô tư, ngăn ngừa "học tủ"
- Thí sinh dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời đúng
nhất trong số những câu trả lời gợi ý.
- Số lượng câu hỏi nhiều, bao quát được kiến thức của chương trình. Học

sinh trả lời ngắn gọn.

- Người soạn có điều kiện tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình

thông qua việc đặt câu hỏi.
- Người chấm ít tốn công và kết quả chấm là khách quan vì không bị ảnh

hưởng tâm lý khi chấm.
- Phương pháp này còn dạy cho học sinh biết cách vận dụng và linh hoạt
trong tính toán làm quen với sự nhạy bén và sớm định hình một đầu óc tính
toán

hiểu biết linh hoạt
*Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan
- Thí sinh có khuynh hướng đoán mò đáp án. Không thấy rõ diễn biến tư duy
của thí sinh, Khó soạn đề và tốn công sức.
- Chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định phần lớn dựa vào kỹ năng
của người soạn thảo.
- Người ra đề tốn nhiều công sức và thời gian.
- Cho phép và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán của học sinh.
- Không khơi dậy được sự sáng tạo trong học sinh, thi trắc nghiệm là: tập cho
học sinh thói quen cái gì cũng có sẳn mà lười tự luận và suy nghĩ tạo ra
phương

pháp mới.
b/Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan viết:
* Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions):
+ Ưu điểm: Là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm khách quan kiến
thức về sự kiện, vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi,
mang tính khách quan khi chấm.
+ Nhược điểm: Học sinh có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp.
*Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions):

+Ưu điểm: Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra – đánh giá
những mục tiêu dạy học khác nhau.
+ Nhược điểm: Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng
nhất, còn những câu còn lại (câu nhiễu) cũng có vẻ hợp lý.
* Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer):
+Ưu điểm: Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường,
phát huy óc sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ, nghĩ ra,
tìm câu trả lời. Dù sao việc chấm điểm dạng này cũng tương đối nhanh hơn tự
luận và cách soạn cũng phần nào dễ hơn trắc nghiệm nhiều lựa chọn, song
thường rắc rối và khó khăn hơn những dạng trắc nghiệm khách quan khác.
+Nhược điểm: Khi soạn dạng trắc nghiệm này thường dễ mắc phải sai lầm
là trích nguyên văn các câu và từ trong sách giáo khoa. Đồng thời phạm vi kiểm
tra của câu hỏi này thường chỉ giới hạn ở những chi tiết nhỏ. Việc chấm bài
cũng mất thời gian hơn.
* Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items):
+Ưu điểm: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan ghép đôi dễ viết, dễ dùng,
loại này thường phù hợp tâm lý học sinh. Chúng ta có thể dùng dạng câu hỏi này
để đo (đánh giá) các loại trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc
đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
+Nhược điểm: Loại câu hỏi này không thích hợp cho việc thẩm định các
khả năng như sắp đặt và vận dụng kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đạt
được mục đích đánh giá trí năng cao đòi hỏi rất nhiều công phu. Ngoài ra nếu
chúng ta tạo danh sách mỗi cột dài thì học sinh tốn nhiều thời gian cho học sinh
đọc mỗi cột trước khi ghép đôi.
1.Bắt đầu
2.Xây dựng ngân
hàng câu hỏi, bộ đề
3.Thẩm định của
chuyên gia
4.Thu thập số liệu

Cần sửa
Đạt
7.Ngân hàng câu hỏi, bộ đề
5.Đánh
giá chất
8.Tổ chức kiểm tra
đánh giá người học
Không đạt
11.Hoàn thiện câu hỏi, bộ đề
6.Loại bỏ
9.Thu thập số liệu
thống kê
Cần sửa
Không đạt
10.Đánh giá chất lượng câu hỏi và bộ đề
12.Loại bỏ
Kết thúc
c/ Quy trình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
II/ ỨNG DỤNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG
1/Phối hợp nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm trong một đề kiểm tra.
* So sánh phương pháp trắc nghiệm với phương pháp tự luận
• Một câu hỏi tự luận đòi hỏi thí sinh phải tự suy nghĩ ra câu trả lời rồi diễn

đạt
bằng ngôn ngữ riêng của bản thân, câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải
chọn duy nhất một câu đúng nhất.
• Một bài tự luận có rất ít câu hỏi nhưng thí sinh phải diễn đạt bằng lời lẽ

dài

dòng, còn một bài trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi nhưng chỉ đòi hỏi trả lời
ngắn gọn nhất.
• Làm bài tự luận cần nhiều thời gian để suy nghĩ và diễn đạt, còn khi làm

trắc
nghiệm thời gian đó cần để đọc và suy nghĩ.
• Chất lượng bài tự luận phụ thuộc vào kỹ năng người chấm bài, còn chất

lượng
bài trắc nghiệm phụ thuộc vào kỹ năng người ra đề.
• Một đề bài tự luận tương đối dễ soạn nhưng khó chấm điểm, còn trắc
nghiệm thì khó soạn nhưng dễ chấm điểm.
• Với bài tự luận, thí sinh tự do bộc lộ suy nghĩ cá nhân, người chấm tự do

cho
điểm theo xu hướng riêng; bài trắc nghiệm chỉ chứng tỏ kiến thức thông qua

tỉ lệ
câu trả lời đúng, người ra đề tự bộc lộ kiến thức thông qua việc đặt câu hỏi.
• Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự "phỏng đoán"

đáp
án, nhưng một bài tự luận cho phép sử dụng ngôn từ hoa mỹ
* Cách biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phối hợp với tự luận
Loại câu hỏi này gần như mang đầy đủ các ưu điểm của loại câu hỏi nhiều
lựa chọn và loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Đặc biệt là nó khắc phục được các
nhược điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn: Loại bỏ được khả năng đoán mò, đánh
giá được khả năng tư duy sáng tạo và trình độ tư duy của học sinh đồng thời
đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn của học sinh để sắp xếp,
diễn đạt, trình bày một vấn đề.

Khi chọn những câu hỏi nhiều lựa chọn để phối hợp với tự luận có những
điểm cần chú ý như sau:
- Phải là những câu hỏi nhiều lựa chọn hay, có nội dung để đánh giá khả

năng ở
mức trí lực cao như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thực nghiệm, óc quan

sát
tinh vi, nhận xét tinh tế vì đánh giá các mức trí lực cao là nhược điểm của
câu hỏi trắc nghiệm khách quan song đó lại là ưu điểm của tự luận.
- Dù là câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay tự luận thì học sinh cũng phải

suy
nghĩ, song để đảm bảo độ tin cậy của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn thì số câu hỏi phải nhiều vì vậy phần trắc nghiệm tự luận kết hợp phải là
câu trả lời được viết ngắn ngọn, rõ ràng, súc tích, ít tốn thời gian do đó câu hỏi
lựa chọn loại này cũng chỉ nên đề cập một vấn đề, một nguyên tắc, không nên
hỏi nhiều vấn đề trong một câu như trắc nghiệm tự luận.
- Do phần chấm điểm tự luận mang tính chủ quan nên phần tự luận của

câu hỏi
loại này không nên cho quá nhiều điểm so với phần trắc nghiệm khách

quan.
2/Điểm kiểm tra cần dựa vào cả điểm trung bình của các bài thực hành.
Hiện nay việc kiểm tra, đánh giá môn học ở trường phổ thông hâu như chỉ

đánh giá việc học sinh qua những bài kiểm tra trên giấy, chưa có kiểm tra, đánh

giá học sinh thông qua các bài thực hành. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học thực


hành có những ưu điểm sau:
+ Học sinh tự đánh giá được kiến thức và năng lực thực hành của chính

mình thông qua các bài báo cáo thực hành.
+ Củng cố và hệ thống hoá những kiến thức mà học sinh đã học.
+ Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Giáo viên

nhận biết được kỹ năng thực hành của học sinh
+ Có thể đánh giá được cả khả năng làm việc theo nhóm của học sinh.

3/Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra trắc nghiệm môn công

nghệ.
Hiện nay việc kiểm tra, đánh giá môn học không những chỉ thực hiện trên
giấy mà việc ứng dụng công nghệ thông tin còn cho phép kiểm tra kiến thức

môn học được thực hiện trên máy tính, việc ứng dụng công nghệ thông tin để

kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh có những ưu điểm:
+ Cho phép tổ chức thi trắc nghiệm trong phòng lab.
+ Thi xong, điểm sẽ tự động chuyển về máy giáo viên.
+ Hỗ trợ học sinh luyện tập ở nhà và trong phòng lab. Sau khi làm bài thi

xong, học sinh có thể biết được kết quả ngay.
Có rất nhiều phần mềm giúp ta soạn thảo và lập trình ra phần mềm trắc

nghiệm khác nhau như: Violet, ED Quiz, VB6.0,. . . Và trên mạng internet có rất

nhiều website dạy học và thi trắc nghiệm trực tuyến, giáo viên có thể hướng dẫn

học sinh truy cập vào các trang web dạy học trược tuyến đó để học tập và làm

các bài tập trắc nghiệm trực tuyến.
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Ứng dụng trắc nghiệm khách quan trong
đổi mới kiểm tra, đánh giá môn công nghệ phổ thông” đã giải quyết được các

vấn đề sau:
Hệ thống hoá và cụ thể hoá lý luận về kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
Tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn

công nghệ phổ thông.
Đề ra được một số biện pháp trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong

môn công nghệ phổ thông.
2/Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cho thấy việc kiểm tra, đánh giá

môn công nghệ phổ thông cần giải quyết những vấn đề sau:
- Cần có sự quan tâm hơn nữa của chi uỷ, ban giám hiệu nhà trường.
- Cần khuyến khích và tạo động lực cho giáo viên đổi mới hình thức kiểm
tra, đánh giá.
- Cần xây dựng một số phần mềm trắc nghiệm mang “thương hiệu” Lê
Xoay
- Cần có phòng thực hành, thi nghiệm riêng cho môn Công nghệ.
- Cần có các hình thức thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi đối với môn
Công nghệ phổ thông.

×